Những khó khăn khi rau quả của Việt Nam đưa đi xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan.docx (Trang 45 - 49)

Rau quả là mặt hàng lợi thế của nước ta, vừa đa dạng vừa phong phú chủng loại. Tuy nhiên, khi gia nhập WTO mặt hàng này sẽ gặp nhiều sức cản lớn do thiếu nguồn nguyên liệu chế biến nên chất lượng hàng hoá thấp, việc tiêu thụ sản phẩm rau quả thường bị động bán giá thấp… Theo Tổng giám đốc Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam, thách thức lớn nhất của ngành rau quả khi vào WTO là giá và chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm rau quả của ta đều cao hơn các nước trong khu vực. Ví dụ, giá sầu riêng của Thái Lan

1 USD/kg, trong khi đó của nước ta 2 USD/kg. Các hoa quả khác như xoài, thanh long… chi phí sản xuất của ta rất cao, gấp 2-3 lần so với Thái Lan. Có hai đối thủ lớn mà Việt Nam khó cạnh tranh là Thái Lan và Trung Quốc, bởi họ có nhiều rau quả, chất lượng tốt, giá thành hạ. Nếu không có giải pháp tích cực hơn thì hoa quả Việt Nam “thua ngay trên sân nhà”. Thay vì lựa chọn rau quả của ta Đài Loan sẽ chọn nhập khẩu từ Thái Lan hay Trung Quốc.

Do tập quán sản xuất quy mô nhỏ, thiếu nguồn nguyên liệu chế biến nên chất lượng hàng hoá thấp và không đồng đều, đặc biệt việc quản lý dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật rất kém. Trong khi thế giới đang tiến tới sản xuất rau quả sạch, rau quả hữu cơ, yêu cầu khắt khe vệ sinh an toàn thực phẩm. Tham gia WTO, Việt Nam mở cửa thị trường, trong đó có thị trường rau quả. Trước hết là cam kết giảm thuế nhập khẩu nông sản, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tham gia dịch vụ phân phối hàng hoá, trong đó có mặt hàng nông sản và rau quả.

Mặt khác, do thiếu những thông tin, không có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và chủ trang trại nên việc tiêu thụ sản phẩm rau quả thường bị động bán giá thấp. Rau quả của Việt Nam chất lượng tốt, nhưng mẫu mã sản phẩm và bao bì còn kém thẩm mỹ. Bưởi của Trung Quốc, Thái Lan không ngon bằng bưởi của nước ta, nhưng khi bưởi Trung Quốc xuất hiện tại châu Âu thì bưởi của ta không bán được, vì giá của họ thấp hơn 10 - 20 %, mẫu mã của họ đẹp hơn chúng ta rất nhiều nhờ khâu xử lý đánh bóng. Nhiều sản phẩm của Thái Lan như xoài, chôm chôm, chuối, cam... tuy khi ăn thì chất lượng không ngon mẫu mã rất đẹp, để tươi rất lâu còn rau quả của Việt Nam lại rất nhanh hỏng. Mặt khác, các nước trong khu vực luôn cập nhật và đưa vào canh tác những giống mới lạ, chất lượng tốt, năng suất cao, như: dứa MD2, thanh long ruột đỏ, chôm chôm râu dài xanh, xoài ngọt... trong khi ở ta rất chậm

nhận thức vấn đề này. Vì thế tuy chúng ta có nhiều ưu thế hơn họ nhưng để

thâm nhập vào thị trường Đài Loan thì chúng ta cần nghiên cứu để đưa ra những chính sách thiết thực nhằm tháo gỡ các khó khăn về chi phí vận chuyển hàng hoá, cũng như việc xúc tiến thương mại. Đồng thời thúc đẩy các vùng nguyên liêụ tập trung và chuyên canh để sản xuất theo phương thức sản xuất hàng hoá, chất lượng đồng đều, sản lượng thu hoạch lớn, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Các nhà khoa học cần chú trọng hơn nữa trong việc nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến hàng hoá, làm sao đạt mục tiêu: chi phí thấp, đơn giản, nhưng vẫn bảo lưu được chất lượng sản phẩm trong thời gian dài, đủ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển và tiêu thụ. Các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả nên liên kết với nhau để tạo nguồn sản lượng lớn, tạo thành chuỗi sản phẩm để cung cấp cho thị trường, xây dựng những khu chế xuất tập trung...

Xuất khẩu rau quả của ta đang gặp phải những vấn đề khó cần giải quyết:

Một là: chi phí vận chuyển của ta luôn cao gấp 1,5 lần đối với hàng không

và từ 200-500 USD/công lạnh 40 ft. Thời gian vận chuyển là vấn đề vô cùng quan trọng đối với rau quả tươi, thế nhưng so với hàng hoá của các nước khác trong khu vực, chúng ta mất nhiều thời gian vận chuyển hơn, thường kéo dài thêm 6-10 giờ (khi vận chuyển bằng đường hàng không) và 5-6 ngày (khi vận chuyển bằng đường biển). Tuy Đài loan cũng nằm trong khu vực Châu Á nhưng vận chuyển không nhanh cũng sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm. Hai là: công nghệ bảo quản của ta còn thô sơ và trình độ thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, chủ yếu áp dụng phương pháp làm lạnh trước khi xuất hàng. Vải thiều Thái Lan bảo quản được 45 ngày, trong khi Việt Nam chỉ bảo quản được 15-20 ngày. Với nhãn, Thái Lan bảo quản được 50 ngày, chúng ta mới chỉ bảo quản được 20 ngày... Rất nhiều sản phẩm: khoai lang, chôm chôm, chuối, gừng, dứa tươi, măng cụt... vì chưa có phương pháp bảo

quản phù hợp nên nhiều khi chưa đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn vệ sinh vệ sinh thực phẩm do Đài Loan đưa ra và cũng chưa thể vươn tới nhiều thị trường lớn như: Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Đông và một số thị trường. Ba là: do khâu canh tác và sản xuất còn manh mún, sản lượng thấp, nhà xưởng đóng gói nhỏ lẻ, thu gom hàng hoá không dễ dàng. Trong khi đối tác Đài Loan thường đặt hàng với số lượng lớn, nên rất khó đáp ứng được nhu cầu của họ. Vì không gom đủ số lượng rau quả, nên chúng ta đã nhiều lần phải từ chối những đơn đặt hàng lớn từ phía đối tác. Chất lượng rau quả của chúng ta còn thấp, chưa đáp ứng được các yêu về chất lượng an toàn vệ sinh. Bốn là: Khả năng thâm nhập vào thị trường Đài Loan còn rất hạn chế do chưa có nhiều mặt hàng chủ lực, chất lượng chưa đồng đều, số lượng không tập trung, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Các sản phẩm đang xuất khẩu chưa đủ mạnh để cạnh tranh với các thị trường khác. Do ngành rau quả phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên hạn hán, lũ lụt cũng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.

Năm là: năng lực, trình độ cũng như việc tổ chức quản lý công tác nghiên

cứu khoa học, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ cao chưa đáp ứng được nhu cầu. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu KH&CN còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ và sử dụng kém hiệu quả, thiếu các cán bộ có trình độ chuyên môn cao đã ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của công tác nghiên cứu. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa tạo ra bước đột phá để tăng nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả nhằm phục vụ quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Sáu là: Các chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu rau quả ở nước ta vẫn chưa

thật đầy đủ và các doanh nghiệp chưa biết cách phối hợp lẫn nhau. Việc đưa sản phẩm đi xuất khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn về thuế xuất khẩu, không giống một số nước khác như Nhật Bản và Đài Loan có hẳn một

đường lối nhằm phát triển và chính sách xuất nhập khẩu của họ vô cùng chặt chẽ. Việt Nam cũng nên có một bộ luật ban hành riêng cho từng ngành trong đó có rau quả.

Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ SANG ĐÀI LOAN

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan.docx (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w