Cơ cấu mặt hàng

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan.docx (Trang 37 - 43)

Trong tháng 12/2006, mặc dù xuất khẩu thanh long giảm tới trên 28% so với tháng 11/2006, nhưng đây vẫn là chủng loại rau quả xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của nước ta. Trong khi đó, xuất khẩu nấm và dừa giảm nhẹ so với tháng 11/2006. Đến tháng 12/2006, xuất khẩu nhiều chủng loại như dưa chuột, cơm dừa, bó xôi, madacimia, cà tím, thạch dừa, chôm chôm, cà chua… lại tăng rất mạnh so với tháng 11/2006. Đầu năm 2007, do nhu cầu tiêu dùng vào dịp tết Nguyên Đán tăng cao tại nhiều thị trường châu Á nên xuất khẩu nhiều chủng loại rau quả của nước ta sang những thị trường này đang tăng khá mạnh.

Chủng loại rau quả xuất khẩu trong tháng 12/06

Chủng loại Thị trường xuất khẩu chính Trị giá

(1.000 USD) So T11/06 (%)

Thanh long Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông,

Hà Lan, Singapo, Trung Quốc 2.846 -28,67

Nấm Mỹ, Italia, Nhật Bản, Anh, Pháp,

Đài Loan 1.987 -4,96

Dưa chuột Nga, Nhật Bản, Đài Loan, Mông

Cổ, Đức, Ukraina 1.667 40,02

Khoai

Nhật Bản, Hồng Kông,

Singapore, Malaysia, Đài Loan,

Thái Lan 1.000 4,80

ớt Singapore, Nhật Bản, Đài Loan,

Malaysia, Hàn Quốc, Canađa 490 -12,26 Ngô Mỹ, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Đài

Loan 402 27,27

Macadamia Mỹ, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Đài

Loan 315 178,43

Singapore, Bănglađet, Malaysia

Gấc Mỹ, Bỉ 223 1,10

Chôm chôm Trung Quốc, Hàn Quốc, Canađa 129 87,59 Cà chua Nga, Nhật Bản, Pháp, Singapo 128 455,11

Nhãn Trung Quốc, Đài Loan 114 -32,35

Măng Đài Loan, Nhật Bản, CH Séc 106 -32,47

(Theo rauhoaqua.com.vn)

Trong 10 ngày đầu tháng 1/2007, tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam diễn ra tương đối thuận lợi với kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 5,5 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kì tháng 12/2006, trong đó xuất khẩu sắn chiếm 71%. Trong thời gian này các lọai: sắn, dưa chuột, khoai, bó xôi, nấm rơm, đậu phộng, ngô… là những chủng loại rau củ xuất khẩu chính của Việt Nam. Đáng chú ý, xuất khẩu sắn với sản phẩm chính là sắn lát khô đã tăng đột biến nhanh, đạt kim ngạch 3,9 triệu USD, tăng mạnh so với kim ngạch chỉ đạt 1.290 USD trong 10 ngày đầu tháng 12/2006. Nguyên nhân khiến xuất khẩu sắn tăng mạnh là do 2 thị trường lớn Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục nhập khẩu sắn của Việt Nam sau 2 tháng 11 và 12/2006 tạm ngừng nhập khẩu mặt hàng này. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sắn sang Trung Quốc đạt 3,2 triệu USD, chiếm 82% lượng sắn xuất khẩu của Việt Nam. Giá xuất khẩu sắn sang thị trường này đạt mức 120 USD/tấn (FOB, Cảng Qui Nhơn). Xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 699 nghìn USD với đơn giá 117 USD/tấn (FOB, Cảng Qui Nhơn).

Kim ngạch xuất khẩu khoai các loại đạt 330,8 nghìn USD, tăng 66,2% so với tháng 12/2006, đưa khoai trở thành chủng loại rau củ đạt kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai của Việt Nam trong thời gian này. Các thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng này là Nga, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore với kim ngạch lần lượt đạt 196,4 nghìn USD; 59 nghìn USD; 25,6 nghìn USD và 15,5 nghìn USD. Trong đó, giá xuất khẩu khoai sang thị trường Singapore đạt cao nhất với 720 USD/tấn (FOB, ICD - Phước Long). Ngoài ra, kim ngạch xuất

khẩu một số chủng loại rau củ khác cũng đạt mức cao trong thời gian này như: Rau bó xôi với 158 nghìn USD, tăng 47,3% so với 10 ngày đầu tháng 12/2006; gừng 52 nghìn USD, tăng 822,4%; bí đỏ 43 nghìn USD, tăng 16,4%; cà chua 27,3 nghìn USD, tăng 27,3%.

Trong đó, xuất khẩu nấm rơm - chủng loại rau củ xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nhiều tháng liên tiếp có mức giảm mạnh nhất. 10 ngày đầu tháng 1/2007, kim ngạch xuất khẩu nấm rơm chỉ đạt 119 nghìn USD, giảm tới 81,5% so với cùng thời điểm tháng 12/2006. Thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu nấm rơm cao nhất của nước ta trong thời gian này là Italia với 85 nghìn USD, giảm 32% so với 10 ngày đầu tháng 12/2006. Dự báo xuất khẩu nấm rơm trong những tuần kế tiếp sẽ tăng cao do nguồn hàng được tập trung để xuất sang Mỹ - thị trường xuất khẩu nấm rơm quen thuộc và lớn nhất của Việt Nam và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các thị trường Châu Á. Xuất khẩu dưa chuột, ngô, đậu phộng cũng giảm lần lượt 15%; 33% và 58% so với cùng thời điểm tháng 12/2006.

Chủng loại rau củ xuất khẩu trong tháng 1/2007

Chủng loại Thị trường Trị giá (USD)

Sắn Hàn Quốc, Trung Quốc 3.894.200

Khoai

Hồng Kông, Malaisia, Mỹ, Nga, Nhật

Bản, Singapore, TháI Lan, Thuỵ Điển 330.832 Dưa chuột Đài Loan, Nga, Nhật Bản, Panama 303.329

Bó xôi Nhật Bản, Singapore 158.665

Nấm rơm Hồng Kông, Italia, Nhật Bản 119.271

Đậu phộng

Đài Loan, Campuchia, Canada, Nga,

Singapore 95.596

Ngô

Đài Loan, Colombia, Hà Lan, Mỹ, Thuỵ

Điển 8.097

Rau các loại Hồng Kông, Mỹ, Nhật Bản, Pháp 72.344

Bắp cải Đài Loan, Panama 68.335

Gừng Đài Loan, Anh, Nhật Bản, Panama 52.100

Măng Đài Loan, Panama 46.983

Singapore

Cải thảo Đài Loan, Hàn Quốc, Panama 13.328

Củ cải Đài Loan 6.150

Súp lơ Đài Loan, Panama 4.755

(Theo rauhoaqua.com.vn)

Các sản phẩm xuất khẩu nước ta khá phong phú đa dạng, xấp xỉ 90 mặt hàng khác nhau. Tuy nhiên các mặt hàng được xuất nhiều là các sản phẩm nước ta có lợi thế cạnh tranh cao như: dừa, thanh long, nấm… Từ cuối năm 2006 đến nay kim ngạch xuất khẩu dừa của nước ta luôn đạt ở mức cao. Riêng hai tháng 03 và 04 /07 kim ngạch của mặt hàng này đã đạt gần 80 triệu USD, chiếm 14 % tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta trong thời gian này. Được biết nước ta là quốc gia có diện tích trồng dừa lớn trong khu vực với chất lượng dừa tốt và đặc biệt là sản phẩm chế biến cơm dừa chất lượng cao được thị trường thế giới ưa chuộng. Hơn nữa so với những năm trước nhu cầu về dừa khô bóc vỏ, cơm dừa của các nước Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông tăng cao. Thanh long và nấm là hai mặt hàng vẫn luôn đứng ở vị trí đầu về kim ngạch xuất khẩu. Trong 04 tháng đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của nấm luôn đạt mức trên 1,2 triệu USD. Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu thanh long cả nước theo đường chính ngạch trong 6 tháng đầu năm 2007 đạt xấp xỉ 17 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của 03 tháng đầu năm đạt trên 10 triệu USD. Mặc dù đang là thời gian thu hoạch rộ thanh long nhưng kim ngạch xuất khẩu của 03 tháng 4, 5 và 6 có xu hướng sụt giảm. Kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng này chỉ đạt trên 6 triệu USD, giảm 40 % so với 3 tháng đầu năm 2007.

Theo tìm hiểu ban đầu nguyên nhân xuất khẩu thanh long của nước ta giảm sút là do tại các nhà vườn Tiền Giang thanh long mắc bệnh năng suất gần như mất trắng. Hơn nữa, do thời gian qua thời tiết nắng nóng cao độ nên việc thu hái, bảo quản cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều lô hàng xuất khẩu

khi đưa đến cảng biển, cửa khẩu lại phải trả về do nắng nóng nên thanh long bị hư hoặc giảm chất lượng không xuất khẩu được.

Thị trường xuất khẩu thanh long của nước ta vẫn được duy trì ở mức trên dưới 20 thị trường khác nhau. Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông và Thái Lan vẫn là những thị trường xuất khẩu chính cho loại mặt hàng nhiều ưu thế này. Hiện nay, ở nước ta tỉnh Bình Thuận là tỉnh có diện tích sản lượng thanh long lớn nhất cả nước. Để nâng cao khả năng cung cấp thanh long ( cả về số lượng lẫn chất lượng) vừa qua tỉnh đã đưa ra kế hoạch phát triển cụ thể đối với loại cây ăn trái này. Hi vọng với chính sách mở rộng diện tích chuyên canh gắn với nâng cao chất lượng trái thanh long Việt Nam sẽ là đóng góp quan trọng cho xuất khẩu rau quả nói chung.

Đài Loan là một thị trường tiềm năng, thị hiếu tương đối đa dạng và không đòi hỏi cao về chất lượng. Đây cũng là thị trường trung gian cho rất nhiều loại sản phẩm của Việt Nam xuất sang các thị trường châu Âu, châu Mỹ và Đông Á. Tuy nhiên, Đài Loan không phải là một thị trường dễ xâm nhập do vùng lãnh thổ nước này chủ yếu duy trì các tập quán thị trường trong nước và buôn bán với các bạn hàng đã có mối quan hệ lâu đời. Trong số các loại quả nhập khẩu vào Đài Loan thì táo và lê là những sản phẩm được nhập nhiều nhất, nước này chủ yếu nhập khẩu hoa quả từ Hoa Kỳ. Loại rau tươi mà Đài Loan nhập khẩu nhiều nhất là súp lơ xanh, súp lơ trắng, bắp cải và bắp cải tàu. Thị trường nhập khẩu rau quả chủ yếu của Đài Loan là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam. Hiện nay, Đài Loan là thị trường nhập khẩu mặt hàng rau hoa quả tương đối lớn của Việt Nam. Đài Loan hàng năm nhập khẩu rau từ 130- 145 triệu USD và nhập khẩu quả từ 400- 420 triệu USD.

Các mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất sang Đài Loan gồm: bắp cải, dưa chuột, cà chua, nấm, chuối, thanh long, vải và xoài, ngoài ra có các loại gia vị như: hạt tiêu, gừng, ớt, giềng, nghệ, tỏi. Năm 1999, Đài Loan nhập

khẩu 11,9 triệu USD rau, quả từ Việt Nam, chiếm 11,3% tổng kim ngạch xuất khẩu rau, quả của nước ta. Trong 6 tháng đầu năm 2004, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan ước đạt 9 triệu USD, giảm gần 25% so với cùng kỳ năm 2003. Hiện Đài Loan là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam với kim ngạch chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam.

Bảng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan (1000 USD)

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

KNXK rau

quả 104922 213100 329972 201156 152470 178840 235482

Đài Loan 11895 20841 23319 20897 21584 195544 26868

(Theo hồ sơ thị trường Đài Loan)

Theo số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục Hải quan kim ngạch xuất khẩu rau của nước ta sang thị trường Đài Loan trong tháng 06/07 đạt trên 1,6 triệu USD, tăng 33% so với tháng 05. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu rau bắp cải và rau cải thảo tăng đột biến. Trong tháng 06/07 kim ngạch xuất khẩu hai loại rau bắp cải và rau cải thảo sang thị trường Đài Loan đạt xấp xỉ 800 nghìn USD, tăng trên 90% so với tháng trước. Xét về lượng rau xuất khẩu trong tháng 06 tăng rất mạnh so với tháng 05, tuy nhiên đơn giá xuất khẩu trung bình vẫn giữ ở mức ổn định. Ví dụ như: giá rau bắp cải xuất khẩu dao động từ 0,10 đến 0,17 USD/kg và rau cải thảo cũng ở mức từ 0,12 đến 0,16 USD/kg. Ngòai ra, hai loại rau này còn được xuất sang thị trường Nhật Bản tuy nhiên lượng xuất khẩu còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan.docx (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w