a) Khái niệm biên
Một điểM ảnh được coi là điểM biên nếu có sự thay đổi nhanh hoặc đột ngột về Mức xáM (hoặc Màu). Ví dụ trong ảnh nhị phân, điểM đen gọi là điểM biên nếu lân cận nó có ít nhất Một điểM trắng.
Tập hợp các điểM biên liên tiếp tạo thành Một đường biên (hay đường bao).
b) Ý nghĩa của biên trong xử lý ảnh
Trước hết đường biên là Một loại đặc trưng cục bộ tiêu biểu trong phân tích, nhận dạng ảnh. Thứ hai, người ta sử dụng biên làM phân cách các vùng xáM (Màu) cách biệt. Ngược lại, người ta cũng sử dụng các vùng ảnh để tìM đường phân cách.
Hình 2-23 Các dạng đường biên trong xử lý ảnh
c) Phân loại các kỹ thuật phát hiện biên
Xuất phát từ các cơ sở trên người ta thường sử dụng hai phương pháp phát hiện biên cơ bản:
• Phát hiện biên trực tiếp
Phương pháp này chủ yếu dựa vào sự biến thiên độ sáng của điểM ảnh để làM nổi biên bằng kỹ thuật đạo hàM.
+ Nếu lấy đạo hàM bậc nhất của ảnh: ta có phương pháp Gradient. + Nếu lấy đạo hàM bậc hai của ảnh: ta có phương pháp Laplace.
• Phát hiện biên gián tiếp
Nếu bằng cách nào đấy, ta phân được ảnh thành các vùng thì đường phân ranh giữa các vùng đó chính là biên. việc phân vùng ảnh thường dựa vào kết cấu
(texture) bề Mặt của ảnh.
Phương pháp phát hiện biên trực tiếp tỏ ra khá hiệu quả và ít chịu ảnh hưởng của nhiễu, song nếu sự biến thiên độ sáng không đột ngột, phương pháp tỏ ra kéM hiệu quả, phương pháp phát hiện biên gián tiếp tuy khó cài đặt, song lại áp dụng khá tốt trong trường hợp này.