MỤC LỤC
Nhiều vùng chuyên sản xuất cây ăn quả với khối lượng lớn, hương vị thơm ngon mà chỉ có vùng đất đó mới có như bưởi ở Đoan Hùng, mơ, mận ở Tây Bắc, xoài cát Hòa Lộc, nhãn ở Hưng Yên, thanh long ở Bình Thuận, vải thiều ở Bắc Giang…. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để hàng hoá của Việt Nam kể cả rau quả tươi tới được các thị trường lớn bằng những phương thức vận tải phong phú như: đường sông, đường biển. Bên cạnh những giống rau quả hiện có để đa dạng hơn nữa các mặt hàng xuất khẩu nhà nước khuyến khích người dân gieo trồng giống rau và các loại cây ăn quả mới có năng suất cao và chất lượng tốt.
Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học công nghệ về chế biến rau quả và lai tạo giống cây trồng ngày càng nhiều và trình độ ngày càng chuyên nghiệp.
Tiếp theo là Hải Dương (tập trung ở hai huyện Thanh Hà và Chí Linh) với diện tích 14 ngàn ha, sản lượng 36,4 ngàn tấn. Địa phương có sản lượng lớn nhất là tỉnh Vĩnh Long: năm 2005 cho sản lượng trên 47 ngàn tấn. Trên vùng Trung du miền núi phía Bắc, cây cam sành cùng được trồng khá tập trung ở tỉnh Hà Giang, tuy nhiên, sản lượng mới đạt gần 20 ngàn tấn. về sản lượng thanh long cả nước). Tuy măng cụt là sản phẩm rất được giá trên thị trường nhưng việc mở rộng diện tích loại cây này hiện nay đang gặp nhiều trở ngại do thời gian kiến thiết cơ bản dài (5-6 năm), là cây thân gỗ lớn, chiếm nhiều diện tích đất và chỉ thích hợp với đất mầu ở các cù lao. Tuy nhiên, những loại này có diện tích và sản lượng còn rất khiêm tốn (ví dụ diện tích của Nhãn xuồng cơm vàng mới chỉ có 200 ha, tập trung ở Bà Rịa- Vũng Tàu), không đủ tiêu thụ trong nước và giá bán trong nước thậm chí còn cao hơn giá xuất khẩu.
Theo đề án qui hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 mới nhất của Thủ tướng Chính phủ thì trong đó, đối với cây ăn quả Chính phủ định hướng: Trong những năm tới mở rộng diện tích 11 loại cây ăn quả có lợi thế; riêng đối với nhãn, vải chỉ trồng mới bằng các giống rải vụ, chất lượng cao và cải tạo vườn tạp.
Ba là: Việt Nam còn đang tập trung vào việc giải quyết an ninh lương thực ở trong nước và xuất khẩu gạo, bước đầu phát triển nông nghiệp toàn diện để khắc phục thiếu hụt các nông sản ngoài lương thực, chưa có điều kiện đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu rau quả. Việt Nam đứng vị trí thứ 5 trong số các nước và khu vực xuất khẩu rau vào Đài Loan (sau Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản), mỗi năm đạt khoảng trên 10 triệu USD rau và đứng thứ 8 về xuất khẩu quả vào Đài Loan (sau Mỹ, Chi Lê, Nhật Bản, New Zealand, Thái lan, Trung Quốc, Hàn Quốc), đạt trên 13 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu khoai các loại đạt 330,8 nghìn USD, tăng 66,2% so với tháng 12/2006, đưa khoai trở thành chủng loại rau củ đạt kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai của Việt Nam trong thời gian này.
Dự báo xuất khẩu nấm rơm trong những tuần kế tiếp sẽ tăng cao do nguồn hàng được tập trung để xuất sang Mỹ - thị trường xuất khẩu nấm rơm quen thuộc và lớn nhất của Việt Nam và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các thị trường Châu Á.
Tuy nhiên, khi gia nhập WTO mặt hàng này sẽ gặp nhiều sức cản lớn do thiếu nguồn nguyên liệu chế biến nên chất lượng hàng hoá thấp, việc tiêu thụ sản phẩm rau quả thường bị động bán giá thấp… Theo Tổng giám đốc Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam, thách thức lớn nhất của ngành rau quả khi vào WTO là giá và chất lượng sản phẩm. Trước hết là cam kết giảm thuế nhập khẩu nông sản, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tham gia dịch vụ phân phối hàng hoá, trong đó có mặt hàng nông sản và rau quả. Vì thế tuy chúng ta có nhiều ưu thế hơn họ nhưng để thâm nhập vào thị trường Đài Loan thì chúng ta cần nghiên cứu để đưa ra những chính sách thiết thực nhằm tháo gỡ các khó khăn về chi phí vận chuyển hàng hoá, cũng như việc xúc tiến thương mại.
Các nhà khoa học cần chú trọng hơn nữa trong việc nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến hàng hoá, làm sao đạt mục tiêu: chi phí thấp, đơn giản, nhưng vẫn bảo lưu được chất lượng sản phẩm trong thời gian dài, đủ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển và tiêu thụ.
- Phát triển rau, quả đối với tất cả các vùng trong cả nước, trong đó cần quan tâm phát triển ở một số vùng có điều kiện sinh thái đặc biệt như: đồng bằng sông Cửu Long, Lâm Đồng, đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với trồng mới theo hướng: vừa phát triển rộng rãi trong dân, vừa phát triển các vùng sản xuất chuyên canh cây chủ lực, được thâm canh, từng bước hiện đại hoá, sử dụng công nghệ truyền thống và công nghệ sạch để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ và đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu. - Sản xuất rau quả phải dựa trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu ngay tại thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Mặc dù Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu rau, quả nhiệt đới, và nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này trên thế giới hầu như không bị hạn chế dù yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao hơn trước, song xuất khẩu của ta vẫn còn những yếu điểm như: sản xuất phân tán, năng suất thấp, chưa giải quyết dứt điểm được khâu tạo giống, thu hoạch, bảo quản và chế biến rau quả xuất khẩu cũng như khâu kiểm dịch và công nhận lẫn nhau giữa ta và các thị trường nhập khẩu.
Theo dự báo của Tổ chức Nông – lương thế giới (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới hàng năm tăng khoảng 3,6%, trong khi đó thì khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ là 2,6% nên trên thế giới đối mặt hàng rau quả vẫn luôn ở tình trạng cung không đủ cầu, dễ tiêu thụ và giá cả luôn trong tình trạng tăng.
Để thực hiện mục tiêu đưa sản lượng trái cây lên 9 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD vào năm 2010, thì phải quy hoạch vùng sản xuất cây ăn trái tập trung an toàn theo hướng GAP (sản xuất nông nghiệp tốt) và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước; xây dựng thương hiệu trên cơ sở đảm bảo chất lượng, khối lượng và uy tín về bao bì, nhãn hiệu, dịch vụ giao hàng; xây dựng chiến lược phát triển thị trường trong nước làm cơ sở cho xuất khẩu; đồng thời tăng cường quảng bá trái cây Việt Nam và xúc tiến thương mại. + Cam sành: dự kiến quy hoạch phát triển cây cam sành tại vùng ĐBSCL đến năm 2010 là 31 ngàn ha, đạt sản lượng 277,2 ngàn tấn; tập trung tại các tỉnh Vĩnh Long (chủ yếu ở huyện Tam Bình và Trà Ôn), Bến tre (tập trung chính ở huyện Chợ Lách, Mỏ Cày và Châu Thành), Tiền Giang (chủ yếu ở huyện Cái Bè và Cai Lậy), Hậu Giang và Cần Thơ. + Măng cụt: Dự kiến quy hoạch đến 2010 phát triển cây măng cụt tại một số tỉnh vùng ĐBSCL và Đông nam bộ, đạt diện tích 11,3 ngàn ha, cho sản lượng 24 ngàn tấn; Trong đó Bến Tre là tỉnh có diện tích măng cụt lớn nhất (tập trung ở các huyện Chợ Lách, Châu Thành); Tiếp theo là Vĩnh Long (tập trung ở huyện Vũng Liêm); Trà Vinh và Bình Dương (tại các huyện Thuận An, Bến Cát và Dầu Tiếng).
Trước mắt ở một số tỉnh đã trồng dứa như: Kiên Giang, Tiền Giang, Hà Tĩnh, Ninh Bình (Đồng Giao), Bắc Giang và một số địa phương khác cần sớm hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mới hoặc đầu tư cải tạo, đổi mới thiết bị đối với nhà máy hiện có để tiêu thụ hết dứa cho người trồng dứa nhưng phải đảm bảo có thị trường tiêu thụ.
Bộ Nông nghệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Viện nghiên cứu rau quả, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam giúp các tỉnh về kỹ thuật để các tỉnh đều có vườn giống đầu dòng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp và nhân dân lai ghép, tạo giống tốt cung cấp cho nhu cầu của người trồng rau, quả. Trên cở sở sắp xếp lại hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học của Bộ, cần có kế hoạch đầu tư Viện nghiên cứu rau quả thuộc Tổng công ty rau quả Việt Nam hiện nay cùng với Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam trở thành các Viện nghiên cứu cùng về rau, quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hơn nữa công tác khuyến nông, khuyến lâm đề huấn luyện nông dân về kỹ thuật trồng trọt cây rau, quả nhất là hướng dẫn việc áp dụng công nghệ sạch, không sử dụng hoá chất thuốc trừ sâu độc hại trong sản xuất rau, quả, phát huy vai trò tích cực của kinh tế hợp tác và hợp tác xã về phòng trừ sâu bệnh.
Người sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm do mình sản xuất, kinh doanh, không được có các hành vi trái với quy định của pháp luật trong việc sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm.