1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty CP vật tư và thiết bị toàn bộ

134 86 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Cụ thể, do nhân viên kế toán hiểu chưa đúng bản chấtnên khi kê khai thuế TNDN thì chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủcác khoản làm phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện Các số liệu

và nội dung nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được

ai sử dụng trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây Nếu có gianlận, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả luận văn trước Hội đồngnhà trường

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả

Lê Thị Thui

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tớicác Thầy, Cô giáo trường Đại học Thương Mại đã nhiệt tình truyền đạt nhữkiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Phú Giang, ngườitrực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

và hoàn thành luận văn

Xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và các anh chị nhân viên Công ty

CP vật tư và thiết bị toàn bộ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thuthập số liệu cũng như giải đáp các câu hỏi liên quan đến đề tài nghiên cứu

để hoàn thành luận văn Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn

bè và đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập

và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Lê Thị Thuii

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu 3

3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ TNDN TRONG DOANH NGHIỆP 9

1.1 Tổng quan về thuế TNDN và kế toán thuế TNDN 9

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến thuế TNDN và kế toán thuế TNDN 9

1.1.2 Đặc điểm thuế TNDN 11

1.2 Các quy định chung về thuế TNDN 13

1.2.1 Xác định đối tượng nộp thuế, chịu thuế TNDN 13

1.2.2 Xác định thuế TNDN 14

1.2.3 Quy định đăng ký, kê khai, quyết toán thuế và nộp thuế TNDN 30

iii

Trang 4

1.2.4 Miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 34

1.3 Nguyên tắc và phương pháp kế toán thuế TNDN hiện hành 36

1.3.1 Nguyên tắc kế toán thuế TNDN 36

1.3.2 Phương pháp kế toán thuế TNDN 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 46

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ TOÀN BỘ 47

2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ 47

2.1.1 Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ 47

2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Vật tư và Thiết bị toàn bộ 48

2.2 Những vấn đề thực tiễn ảnh hưởng đến tình hình thực hiện luật thuế TNDN và kế toán thuế TNDN của công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ 55

2.2.1 Ảnh hưởng nhân tố môi trường bên ngoài 55

2.2.2 Ảnh hưởng nhân tố nội tại 58

2.3 Thực trạng kế toán thuế TNDN tại các công ty cổ phần thiết bị và đầu tư toàn bộ 59

2.3.1 Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp 59

2.3.2 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 66

2.4 Kế toán thuế TNDN hoãn lại 78

iv

Trang 5

2.5.Quy trình thực hiện quyết toán thuế tại công ty CP vật tư và thiết bị

toàn bộ 78

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 83

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ TOÀN BỘ 85

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 85

3.1.1 Những thành quả đạt được trong công tác kế toán thuế TNDN 85

3.1.2 Tồn tại và nguyên nhân 86

3.2 Các yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại các công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ 91

3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện: 91

3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện 92

3.3 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại các công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ 92

3.3.1 Hoàn thiện kế toán thuế TNDN hiện hành 93

3.3.2 Kế toán tài sản thuế TNDN hoãn lại 93

3.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 97

3.3.4.Các giải pháp hoàn thiện kế toán và khai quyết toán thuế thu nhập hiện hành 99

3.4 Điều kiện thực hiện giải pháp 102

3.4.1 Về phía nhà nước 102

3.4.2 Về phía doanh nghiệp 105

v

Trang 6

3.5 Những hạn chế trong nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục

nghiên cứu 109

3.5.1 Những hạn chế trong nghiên cứu 109

3.5.2 Các vấn đề tiếp tục nghiên cứu: 110

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 111

KẾT LUẬN 114

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

vi

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức cảu công ty Matexim 50

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán 52

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán theo nhật ký chung 54

Sơ đồ 2.4: Bảng tổng hợp chi phí, doanh thu tính TNDN năm 2017 67

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán 120

Bảng 2.2 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 123

Bảng 2.3: Lưu Chuyển tiền tệ 124

Số Cái Tài Khoản 3334 126

Sổ cái tài khoản 515 127

Sổ cái tài khoản 632 128

Sổ cái tài khoản 635 129

Sổ cái tài khoản 641 131

Sổ cái tài khoản 642 133

Sổ Cái tài khoản 811 135

Sổ Cái tài khoản 821 136

Sổ Cái tài khoản 911 137

vii

Trang 8

KH&CN : Khoa học và công nghệ

GTGT : Giá trị gia tăng

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 10

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Kế toán được coi là công cụ quản lý kinh tế của doanh nghiệp thì chínhsách thuế được sử dụng làm công cụ tài chính được Nhà nước sử dụng để điềutiết thị trường vĩ mô hiệu quả Trong số những sắc thuế đã được Quốc hội banhành và thông qua thì thuế TNDN là một sắc thuế được Nhà nước và các DNdành cho một sự quan tâm rất lớn

Trang 11

Thuế TNDN là loại thuế trực thu (nhà nước thu trực tiếp nơi Người chịuthuế) đánh vào phần thu nhập của DN sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việctạo ra thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ Thuế thu nhập doanhnghiệp không chỉ góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và độngviên một phần thu nhập vào ngân sách Nhà nước, đảm bảo sự đúng góp côngbằng, hợp lý giữa tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cóthu nhập mà đồng thời còn là một khoản mục chi phí quan trọng được doanhnghiệp quan tâm, nhất là trong nền kinh tế thị trường, khi doanh nghiệp cómục tiêu hàng đầu chính là lợi nhuận Thuế TNDN ảnh hưởng trực tiếp đếnlợi nhuận của DN nên DN luôn đầu tư thuê kế toán giỏi và nghiên cứu Luậtthuế TNDN một cách chuyên sâu để giảm tối đa chi phí phải bỏ ra để nộpthuế, còn Nhà nước thì luôn yêu cầu doanh nghiệp nộp đúng và nộp đủ sốthuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước theo nghĩa vụ Ngày 15/02/2005 Bộ Tàichính đã ban hành 6 chuẩn mực kế toán đợt 4, trong đó có chuẩn mực số 17

“Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp” Đây là lần đầu tiên trong lịch sử kếtoán Việt Nam có một chuẩn mực kế toán quy định và hướng dẫn một cáchđầy đủ, cụ thể, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế, về các nguyên tắc vàphương pháp hạch toán kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Thế nhưng,nhiều nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp cũng như cơ quan thuế và cácđối tượng quan tâm khác gặp nhiều khó khăn khi nghiên cứu, vận dụng quyđịnh hạch toán mới về thuế thu nhập doanh nghiệp này Điều này là do rấtnhiều nguyên nhân như: trình độ của người nghiên cứu và do việc vận dụngchuẩn mực kế toán trên cơ sở tuân thủ các quy định của luật thuế Việt Nam,làm cho doanh nghiệp còn gặp một số khó khăn nhất dịnh, trong đó có phần

kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Là một Công ty Thương mại và Dịch vụ,hoạt động mua bán diễn ra nhiều, trong những năm vừa qua, hoạt động kinhdoanh của Công ty Cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ luôn đạt kết quả cao Đó

Trang 12

là nhờ sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo cùng các nhân viên trongcông ty Bên cạnh đó là do công tác kế toán của công ty đều cố gắng tuân thủtheo đúng những quy định của Bộ tài chính, đặc biệt là trong kế toán về thuếnói chung và thuế TNDN nói riêng, khi có bất kỳ một sự sửa đổi nào về luậtthuế TNDN, công ty đều thực hiện đúng theo các Thông tư hướng dẫn và làmtheo những hướng dẫn mới nhất của cơ quan thuế Tuy nhiên, bên cạnh những

ưu điểm đạt được, tác giả nhận thấy Công ty chưa hoàn toàn vận dụng VAS

17 và còn tồn tại một số bất cập trong việc xác định, hạch toán, kê khai vàquyết toán thuế TNDN Cụ thể, do nhân viên kế toán hiểu chưa đúng bản chấtnên khi kê khai thuế TNDN thì chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủcác khoản làm phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịuthuế như: Khi hạch toán các khoản chi phí thực tế phát sinh, doanh nghiệp đãkhông phân loại chi phí được trừ và chi phí không được trừ khi xác định thunhập chịu thuế; doanh nghiệp cũng chưa thực sự quan tâm đến việc hạch toáncác khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thuế TNDN hoãn lại do có sựkhác biệt về thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí giữa quy định trong chế

độ, chính sách kế toán và quy định trong Luật thuế TNDN, các chỉ tiêu trênBáo cáo tài chính liên quan đến thuế TNDN hoãn lại bị Công ty bỏ ngỏ Từ

đó, làm cho số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp được phản ánh khôngchính xác với thực tế, thông tin trình bày trên BCTC không đáng tin cậy, điềunày là không tốt đối với doanh nghiệp trong quá trình phát triển sản xuất kinhdoanh Do đó tôi chọn đề tài nghiên cứu “Kế toán thuế Thu nhập doanhnghiệp tại Công ty CP vật tư và thiết bị toàn bộ” để từ đó đưa ra phươnghướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và sẽ nâng cao được vai trò của thông tin

kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ trung thực và hợp lý hơn

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu

Trang 13

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến kế toán thuế TNDNtrong thời gian từ năm 2005 trở lại đây như sau: Đề tài luận án Tiến sĩ: “Hoànthiện kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp hàng hải Việt Nam” của tác giảPhan Thị Anh Đào (2012) Đề tài đã hệ thống hoá và phân tích về đặc điểmhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà tác giả khảo sát có ảnh hưởng đến

kế toán thuế TNDN, làm rõ thực trạng kế toán thuế TNDN tại các doanhnghiệp đó thông qua việc phân tích, đánh giá theo từng nội dung với các sổ liệuminh chứng có nguồn gốc rõ ràng Đề tài cũng đã đánh giá những kết quả đãđạt được, những hạn chế vả chi rõ nguyên nhân của những hạn chế trong kếtoán thuế TNDN tại các doanh nghiệp từ đó kiến nghị các giải pháp giúp cácdoanh nghiệp hoàn thiện công tác kế toán thuế TNDN Ngoài ra, tác giả PhanThị Anh Đào còn phân tích ảnh hưởng của một số loại hình kế toán đến kế toánthuế TNDN, hệ thống hoá kế toán thuế TNDN dựa trên nguyên lý cơ bản vàcác quan điểm về thuế TNDN, phân tích kế toán thuế TNDN qua các giai đoạntheo chuẩn mực quốc tế, kế toán Mỹ và kế toán Trung Quốc từ đó rút ra bàihọc kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện kế toán thuế TNDN.-Luận văn Thạc sỹ kinh tế: “Thực trạng kế toán thuế TNDN tại các DN ViệtNam hiện nay” được tác giả Nguyễn Thị Hoa nghiên cứu vào năm 2010 Trongcông trình này, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về thuế thu nhậpdoanh nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, góp phần làm rõ lợinhuận kế toán và thu nhập chịu thuế; nghiên cứu kế toán thuế thu nhập doanhnghiệp một số quốc gia trên thế giới và thực tế kế toán thuế TNDN ở ViệtNam, từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp cụ thể để hoàn thiện luật thuếthu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho cácdoanh nghiệp Việt Nam hiện nay theo Chuẩn mực kế toán số 17 Nhưng dophạm vi nghiên cứu quá rộng nên những đề xuất của tác giả chủ yếu tập trungvào các DN nhà nước và mang tính hướng dẫn, chưa gắn với một ngành sản

Trang 14

xuất cụ thể Tác giả Chúc Anh Tú (2012) với bài viết “Làm rõ hơn việc hạchtoán kế toán theo quy định hiện hành về thuế TNDN” đã phân tích sự khácnhau trong cách ghi nhận 12 khoản mục doanh thu, chi phí theo Thông tư 123/TT-BTC ngày 27/7/2012 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN

số 14/2008/QH12 và theo Quyết định 15/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 vềviệc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp Chẳng hạn, doanh thu trả trước đốivới hoạt động cho thuê tài sản, chi phí khấu hao TSCĐ trong trường hợp tạmdừng hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí tiền lương, Tuy nhiên, bài viếtkhông đề cập đến cơ sở tính thuế và giá trị ghi sổ của khoản mục tài sản và nợphải trả khi xác định các khoản chênh lệch tạm thời Luận văn “Hoàn thiệncông tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương MạiĐông Châu” của tác giả Doãn Thị Thu Lan Trên cơ sở vận dụng những kếtquả của những nghiên cứu đó, tác giả tiếp tục nghiên cứu trên những khía cạnhmới và phạm vi nghiên cứu khác Cụ thể, luận văn cũng sẽ nghiên cứu những

lý luận chung về kế toán thuế TNDN, nhưng sẽ đi sâu vào thực trạng việc ápdụng chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế TNDN, chế độ kế toán theo Thông tư200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính cùng các văn bản quyđịnh hiện hành có hiệu lực trong năm 2015 về kê khai quyết toán, xác định thunhập tính thuế TNDN tại Công ty Cổ Phần vật tư và thiết bị toàn bộ Đặc biệt,luận văn đã chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn đối với doanh nghiệp khivận dụng VAS 17, chỉ ra được nguyên nhân sâu xa của những tồn đọng, từ đó

đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm giúp Công ty có thể hoàn thiện kế toánthuế TNDN trong thời gian tới Trong đó, luận văn cũng đề cập đến cơ sở tínhthuế và giá trị ghi sổ của khoản mục tài sản và nợ phải trả khi xác định cáckhoản chênh lệch tạm thời và thuế TNDN hoãn lại làm cho cơ sở lý thuyết củavấn đề này trở nên dễ tiếp cận hơn

3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Trang 15

- Mục tiêu lý luận: Hệ thống các quy định về thuế TNDN, quy định kếtoán thuế TNDN.

- Mục tiêu thực tiễn: tìm hiểu thực trạng kế toán thuế TNDN tại Công ty

Cổ Phần vật tư và thiết bị toàn bộ thực hiện, tìm ra những ưu điểm và nhữngbất cập trong kế toán thuế TNDN tại công ty Trên cơ sở đó, đưa ra một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại ty Cổ Phần vật tư và thiết

bị toàn bộ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quy định của luật thuếTNDN và kế toán thuế TNDN

5 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả đã sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu hoànthiện đề tài của mình, đó là các phương pháp: Điều tra thực nghiệm, điều traphỏng vấn, nghiên cứu tài liệu, xử lý và phân tích dữ liệu tại Công ty Cổ Phầnvật tư và thiết bị toàn bộ Từ đó, lựa chọn các thông tin phù hợp với đề tài màmình đang nghiên cứu

5.1 Phương pháp điều tra thực nghiệm

Trang 16

Mục đích của phương pháp này là khảo sát thực trạng kế toán thuế TNDNtại Công ty Cổ Phần vật tư và thiết bị toàn bộ thông qua các nhận xét củanhững người quản lý và nhân viên kế toán trong Công ty Công ty Cổ Phần vật

tư và thiết bị toàn bộ Đối tượng tìm hiểu là những người thực hiện công tác kếtoán thuế TNDN và các nhà quản lý tại Công ty Cổ Phần vật tư và thiết bị toàn

bộ Nội dung tìm hiểu: Phương pháp điều tra được thực hiện thông qua việc gửicác phiếu khảo sát Nội dung của các phiếu khảo sát là đưa ra các câu hỏi trắcnghiệm liên quan đến thực trạng công tác kế toán thuế nói chung và công tác kếtoán thuế TNDN nói riêng tại Công ty Cổ Phần vật tư và thiết bị toàn bộ.Nộidung các câu hỏi theo sát các vấn đề mà đề tài cần nghiên cứu Các bước thựchiện: Phương pháp điều tra này đã được thực hiện từ lúc nhận đề tài cho đếnkhi thực hiện đề tài.Tác giả đã gửi các phiếu điều tra này tại Công ty Cổ Phầnvật tư và thiết bị toàn bộ Kết quả: Thông qua các phiếu điều tra tác giả nắmđược một cách khái quát tình hình thực tế của doanh nghiệp, biết được cácthông tin về hệ thống kế toán và kế toán thuế TNDN tại Công ty

5.2 Phương pháp phỏng vấn

Trang 17

Mục đích của các cuộc phỏng vấn này là thông qua việc phỏng vấn trựctiếp những người trực tiếp làm công tác kế toán nói chung và kế toán thuếTNDN nói riêng, các nhà lãnh đạo công ty, để tìm hiểu thêm các vấn đề liênquan đến đề tài nghiên cứu mà các phiếu khảo sát chưa đề cập đến về thựctrạng kế toán thuế TNDN tại Công ty Cổ Phần vật tư và thiết bị toàn bộ Đốitượng tìm hiểu là các cán bộ làm công tác kế toán, đặc biệt là các cán bộ làmcông tác kế toán thuế TNDN, lãnh đạo Công ty Cổ Phần vật tư và thiết bị toàn

bộ Nội dung: Tìm hiểu thực trạng kế toán thuế TNDN tại Công ty Cổ Phầnvật tư và thiết bị toàn bộ Tác giả đã tiến hành phỏng vấn là những cán bộ trựctiếp làm công tác kế toán thuế TNDN, kế toán trưởng trong công ty, trongsuốt quá trình lựa chọn và thực hiện đề tài này Kết quả: Thông qua các cuộcphỏng vấn này tác giả có cái nhìn đầy đủ và tổng quát hơn về thực trạng kế

toán Thuế TNDN tại Công ty Cổ Phần vật tư và thiết bị toàn bộ

5.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trang 18

Mục đích của việc nghiên cứu tài liệu này là thu nhập các thông tin về

cơ sở lý luận chung và thực trạng về kế toán thuế TNDN tại Công ty Cổ

Phần vật tư và thiết bị toàn bộ Đối tượng nghiên cứu tài liệu được tác giả

thực hiện nhiều kênh thông tin khác nhau: Thông qua báo cáo, tạp chí, cáccông trình nghiên cứu khoa học, giáo trình chuyên ngành, các bài viết liênquan đến đề tài nghiên cứu, tra cứu các thông tin về công ty qua mạnginternet Đồng thời tác giả cũng tiến hành nghiên cứu các chính sách, chế độ,các luật, các nghị định, thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp

và chuẩn mực kế toán VAS17 về kế toán thuế công ty, thu nhập các chứng

từ, sổ sách kế toán như: Sổ theo dõi doanh thu, chi phí,thuế,… cùng Báo cáotài chính (Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưuchuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính) Nội dung của các tài liệuđược nghiên cứu là: Các vấn đề liên quan đến đơn vị được nghiên cứu như:Giới thiệu về công ty; hệ thống chứng từ, sổ sách…; Các vấn đề liên quanđến công tác kế toán nói chung và kế toán thuế TNDN nói riêng Quá trìnhnghiên cứu tài liệu được tác giả thực hiện thường xuyên trong suốt quá trìnhthực hiện đề tài này Kết quả: Phương pháp này là tiền đề giúp cho tác giảviết chương 2 của luận văn Để qua đó đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện

về kế toán thuế TNDN tại Công ty Cổ Phần vật tư và thiết bị toàn bộ được

trình bày ở chương 3 của luận văn này

5.4 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Trang 19

Sau khi thu thập được các dữ liệu, tác giả tiến hành phân loại, sắp xếp vàchọn lọc những thông tin cần thiết liên quan đến các vấn đề nghiên cứu Tácgiả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để khái quát cơ sở lý luận, tổngquan tình hình nghiên cứu về kế toán thuế TNDN tại Việt Nam và giới thiệu

chung về Công ty Cổ Phần vật tư và thiết bị toàn bộ Thực trạng kế toán thuế

TNDN tại Công ty này được tác giả phân tích chủ yếu bằng phương phápthống kê mô tả và có sự kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp Phươngpháp thống kê so sánh được tác giả sử dụng để đánh giá mức độ tuân thủ quyđịnh của Luật thuế TNDN và vận dụng VAS 17 của Công ty, từ đó chỉ ranhững công việc mà Công ty cần phải làm để giải quyết những bất cập còntồn tại, nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế TNDN

Trang 20

CHƯƠNG 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ

TNDN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về thuế TNDN và kế toán thuế TNDN

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến thuế TNDN và kế toán thuế TNDN

Để hiểu rõ khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp, trước hết cầnhiểu về thu nhập Xét về khía cạnh kinh tế, thu nhập là chỉ một bộ phậntài sản tăng thêm trong một thời gian nhất định và luôn gắn với một chủthể nhất định thể hiện tính sở hữu của thu nhập như của một cá nhân,thu nhập của một doanh nghiệp…;Xét về khía cạnh pháp lý, không phảitoàn bộ thu nhập phải chịu thuế mà thu nhập chịu thuế là thu nhập thực

tế phát sinh, tức là thu nhập nhận được sau khi đã trừ đi các chi phí.Thuế thu nhập là thuế đánh vào thu nhập thực tế phát sinh của cánhân và pháp nhân Trường hợp đánh vào thu nhập thực tế của cá nhânđược gọi là thuế thu nhập cá nhân Trường hợp đánh vào thu nhập thực tếcủa pháp nhân, nó được gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp

Vậy, thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của

đối tượng nộp thuế

Tính chất trực thu của loại thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhấtgiữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế, người có nghĩa vụ nộpthuế đồng thời là người chịu thuế trên thu nhập thực tế mà mình đượchưởng Chính vì vậy, thuế trực thu không được tính vào cơ cấu giá thànhhàng hoá dịch vụ và không được trừ vào chi phí khi tính thu nhập tínhthuế của cơ sở sản xuất kinh doanh

Thuế thu nhập doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình và phản ánhmức độ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Trang 21

Sự vận hành của loại thuế này được thực hiện trên cơ sở những quy địnhcủa luật Thuế thu nhập do nhà nước ban hành, theo đó, chênh lệch giữadoanh thu, thu nhập, chi phí để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanhnghiệp được xác định dựa trên cơ sở tính thuế theo quy định của luật thuế.Trong khi đó, việc xác định và ghi nhận các khoản doanh thu, thu nhập,chi phí này được thực hiện trên cơ sở những quy định của chuẩn mực, chế

độ kế toán doanh nghiệp hiện hành và sự lựa chọn chính sách kế toán củadoanh nghiệp, do đó lợi nhuận kế toán được xác định trên cơ sở ghi nhậncủa kế toán Sự khác biệt về cơ sở tính thuế thu nhập và cơ sở ghi nhậncủa lợi nhuận kế toán đã làm nảy sinh những chênh lệch giữa thu nhậptính thuế và lợi nhuận kế toán, đây là nguồn gốc phát sinh của nhữngchênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn, trong đó chênh lệch tạm thờilàm phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Vậy, thuế thu nhậpdoanh nghiệp bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và thuế thunhập doanh nghiệp hoãn lại

Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh

nghiệp”, các khái niệm liên quan trực tiếp đến thuế thu nhập doanh nghiệp

được quy định như sau:

- Lợi nhuận kế toán: Là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ

thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực

kế toán và chế độ kế toán

- Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh

nghiệp của một kỳ, được xác định theo quy định của Luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệpphải nộp (hoặc thu hồi được)

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi

Trang 22

phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành vàthu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của mộtkỳ.

- Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp

phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suấtthuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế thu nhập doanh

nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạmthời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành

- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế thu nhập doanh nghiệp

sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thờiđược khấu trừ

- Chênh lệch tạm thời: Là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ

của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán

và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này Chênh lệch tạmthời có thể là:

Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Là các

khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác địnhthu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trịghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồihay được thanh toán; hoặc

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm

thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịuthuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ củacác khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay đượcthanh toán

Trang 23

- Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả: Là giá trị

tính cho tài sản hoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế thu nhập doanhnghiệp

1.1.2 Đặc điểm thuế TNDN

Thuế TNDN có các đặc điểm riêng biệt để phân biệt với các sắcthuế khác như sau:

Trang 24

Thứ nhất, thuế TNDN là thuế trực thu: Tính chất trực thu của loại

thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đốitượng chịu thuế

Thứ hai, thuế TNDN là loại thuế phải nộp cho Nhà nước mang tính bắt buộc phi hình sự: Tính bắt buộc phi hình sự là thuộc tính cơ bản vốn

có của thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng, điều này để phân biệtthuế TNDN với các hình thức huy động tài chính khác của Ngân sáchNhà nước Đặc điểm này xác định rõ nội dung kinh tế của thuế TNDN lànhững quan hệ tiền tệ được hình thành một cách khách quan và có ýnghĩa xã hội đặc biệt Phân phối mang tính bắt buộc dưới hình thức thuếTNDN là một phương thức phân phối của Nhà nước mà kết quả của quátrình đó là một bộ phận thu nhập của doanh nghiệp được chuyển giaocho Nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyềnlợi nào khác cho người nộp thuế

Thứ ba, thuế TNDN là loại thuế không mang tính chất hoàn trả trực tiếp: Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế TNDN được biểu

hiện trên các khía cạnh:

Một là, việc nộp thuế không mang tính đối giá, nghĩa là mức thuế

mà các tầng lớp trong xã hội chuyển giao cho Nhà nước không hoàntoàn dựa trên mức độ người nộp thuế thừa hưởng những dịch vụ vàhàng hóa công cộng do Nhà nước cung cấp Người nộp thuế cũngkhông có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp hàng hóa, dịch vụcông cộng trực tiếp cho mình mới phát sinh khoản chuyển giao thunhập cho Nhà nước, mặt khác mức độ cung cấp dịch vụ công cộng củaNhà nước cũng không nhất thiết ngang bằng mức độ chuyển giao

Hai là, việc nộp thuế không được hoàn trả trực tiếp, có nghĩa làngười nộp thuế suy cho cùng sẽ nhận được một phần các dịch vụ công

Trang 25

cộng mà Nhà nước cung cấp chung cho cả cộng đồng giá trị phần dịch

vụ đó không nhất thiết tương đồng với khoản tiền thuế mà họ nộp choNhà nước

Thứ tư, thuế TNDN là loại thuế được quy định trước bằng pháp luật: Đặc điểm này một mặt thể hiện tính pháp lý cao của thuế TNDN,

mặt khác phản ánh việc nộp thuế không mang tính tùy tiện mà dựa trênnhững cơ sở pháp luật nhất định và đã được xác định trước trong luậtthuế TNDN Những tiêu thức thường được xác định trong luật thuếTNDN là đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, mức thuế phải nộp,thời hạn cụ thể và những chế tài mang tính cưỡng chế khác Các khoảnchuyển giao thuế thu nhập dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệpchỉ được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia với quyền lực pháp

lý của Nhà nước đối với con người và tài sản

1.2 Các quy định chung về thuế TNDN

Các nội dung liên quan đến thuế TNDN được quy định cụ thể trong các văn bản chính như sau:

- Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008;

- Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Luật số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013, luật sửa đổi

bổ sung một số điều của luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày

03/06/2008;

- Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 thông tư hướng dẫn

về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ - CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông

Trang 26

tư số 78/2014/TT - BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT - BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT - BTC ngày

10/10/2014 của Bộ Tài chính

1.2.1 Xác định đối tượng nộp thuế, chịu thuế TNDN

Với bản chất là loại thuế trực thu nên đối tượng nộp thuế cũngđồng thời là đối tượng chịu thuế TNDN Theo quy định hiện hành thìNgười nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất,kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm cácdoanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài

có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; Tổchức được thành lập theo Luật hợp tác xã; Đơn vị sự nghiệp được thànhlập theo quy định của pháp luật Việt Nam; Tổ chức khác có hoạt độngsản xuất, kinh doanh có thu nhập

Trong đó các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thành

lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp được thành lập

và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệpnhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật đầu tư, Luật dầukhí, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứngkhoán, Luật thương mại và các văn bản pháp luật khác dưới các hìnhthức: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh,Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước, văn phòng luật sư, vănphòng công chứng, các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bêntrong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầukhí, công ty điều hành chung

1.2.2 Xác định thuế TNDN

1.2.2.1 Xác định thuế TNDN hiện hành

Trang 27

a Căn cứ tính thuế TNDN

Theo quy định của luật thuế TNDN, số thuế TNDN phải nộp trong

kỳ được căn cứ vào thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất thuếTNDN hiện hành

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuếTNDN

Trường hợp doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học vàcông nghệ thuế TNDN phải nộp được xác định như sau:

Trang 28

Thuế suấtthuế TNDNTrường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuếtương tự thuế TNDN ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ sốthuế TNDN đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộptheo quy định của Luật thuế TNDN.

(1) Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thunhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kếtchuyển từ các năm trước theo quy định Thu nhập tính thuế được xácđịnh theo công thức sau:

Thu nhập

tính thuế =

Thu nhậpchịu thuế -

Thu nhập được

-Các khoản lỗ đượckết chuyển theoquy định

* Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế:

Bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,dịch vụ và thu nhập khác

- Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ:

Thu nhập này được xác định bằng bằng doanh thu của hoạt độngsản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạtđộng sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó Trường hợp doanhnghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuếsuất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạtđộng nhân với thuế suất tương ứng

Để xác định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanhhàng hoá, dịch vụ trong kỳ tính thuế, kế toán phải xác định được cácyếu tố doanh thu để tính thu nhập chịu thuế, các khoản chi được trừ và

Trang 29

các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

+ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế:

Là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụbao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp đựơchưởng Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phươngpháp khấu trừ thuế là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế chưa baogồm thuế giá trị gia tăng Đối với doanh nghiệp thuế thuế giá trị giatăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng, doanh thu để tínhthu nhập chịu thuế bao gồm cả thuế giá trị gia tăng Trường hợp doanhnghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trướccho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổcho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiềnmột lần

Thời điểm để xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đượcxác định phù hợp với từng loại hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụnhư sau:

Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền

sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua

Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việccung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụcho người mua

Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thànhviệc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua

Trường hợp khác được xác định theo quy định của pháp luật

+ Các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

Theo điều 6 Thông tư số 78/2014/TT - BTC, Điều 4 Thông tư

Trang 30

96/2015/TT - BTC của Bộ tài chính quy định các khoản chi được trừkhi xác định thu nhập chịu thuế TNDN như sau: DN được trừ mọikhoản chi nếu đáp 75ứng đủ các điều kiện sau:

Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp

Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định củapháp luật

Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giátrị từ 20 triệu đồng trở lên ( Giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toánphải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Nếu mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị >20 triệu đồng ghitrên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, chưa thanh toán thìđược tính vào chi phí được trừ khi xác định TNCT nhưng khi thanhtoán mà không toán qua ngân hàng thì phải kê khai điều chỉnhgiảm khoản chi phí đó Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đãthanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lạitheo quy định tại điểm này

+ Ngoại trừ một số trường hợp không thỏa mãn các nguyên tắc

đã nêu ở trên nhưng vẫn được tính là chi phí hợp lý như sau:

- Những khoản chi phí không đủ điều kiện xác định chi phí hợp lýnhưng nếu chi phí phát sinh do bị tổn thất thiên tai, dịch bệnh, trườnghợp bất khả kháng không được bồi thường thì vẫn được tính chi phíđược trừ

- Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên,hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường được tính vào chiphí được trừ

Trang 31

- Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa của người nông dântrực tiếp bán ra, của người dân tự khai thác như đồ thủ công mỹ nghệ,đất, đá, cát, sỏi, không có hóa đơn nhưng nếu doanh nghiệp lập bảng

kê thu mua hàng hóa mẫu số 01/TNDN và có chữ ký của các bên liênquan thì được tính vào chi phí hợp lý

- Tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanhnhưng nếu phục vụ cho người lao động tại cơ sở kinh doanh như nhà để

xe, nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, xe đưa đón người lao động thì vẫnđược tính vào chi phí hợp lý, tạị TT96/2015/TT-BTC còn bổ sung quyđịnh: Các tài sản cố định của doanh nghiệp phục vụ cho người lao động

và để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính vào chi phí đượctrừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: thư viện, nhà trẻ, khuthể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặttrong các công trình phục vụ cho người lao động làm việc tại doanhnghiệp; cơ sở vật chất, máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chứchoạt động giáo dục nghề nghiệp

- Tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp nhưng nếu là tài sản cố định thuê tài chính thìvẫn được tính vào chi phí hợp lý

- Trường hợp khấu hao nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đốivới ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống không thỏa mãn theo quy định nhưngnếu ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn, ô

tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô thì vẫn được tínhvào chi phí hợp lý

- Về phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiênliệu, năng lượng, hàng hoá: tại TT96/2015/TT-BTC đã bỏ quy địnhdoanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật

Trang 32

liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinhdoanh làm cơ sở xác định chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, nănglượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý không được tính vàochi phí được trừ Đối với phần chi vượt định mức tiêu hao đối với một

số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhànước ban hành định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khixác định thu nhập chịu thuế

- Về chi trả tiền thuê tài sản của cá nhân: Trường hợp doanh

nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ làhợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản Trường hợpdoanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản cóthoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xácđịnh chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tàisản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân Trường hợp doanh nghiệpthuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiềnthuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cánhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệpđược tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cảphần thuế nộp thay cho cá nhân

- Chi phí điện nước của doanh nghiệp thuê địa điểm kinh doanh(không ký hợp đồng trực tiếp với đơn vị cung cấp điện nước) Nhưng nếutrên hợp đồng thuê nhà có quy định rõ về điều khoản : chi phí điện, nướcphát sinh trong quá trình sử dụng DN chịu và có chứng từ thanh toán thìđược tính vào chi phí hợp lý Theo TT96/2015/TT-BTC thì đã bỏ quyđịnh doanh nghiệp lập bảng kê tiền điện, nước theo mẫu 02/TNDN banhành kèm TT78/2014/TT-BTC

- Tiền lương, tiền công chi ngoài hợp đồng, thỏa ước lao động tập

Trang 33

thể hoặc không có hợp đồng lao động tập thể thì không thỏa mãn điềukiện trên nhưng nếu là lao động thời vụ hoặc vụ việc thì được tính vàochi phí được trừ Đối với chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao độngđược ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trongcác hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chếtài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủtịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chếtài chính của Công ty, Tổng công ty thì được tính vào chi phí được trừ.

- Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (baogồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chiphí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chiphí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện

là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừnếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: Có hóa đơn, chứng từ phù hợp dongười cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.Doanh nghiệp có quyết địnhhoặc văn bản cử người lao động đi công tác Quy chế tài chính hoặc quychế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanhtoán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân

là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại chongười lao động Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay quawebsite thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ

để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay(boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanhnghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển Trường hợp doanhnghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thìchứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử,

Trang 34

quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từthanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham giahành trình vận chuyển.

- Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cho người lao độngbằng hiện vật, doanh nghiệp được tính toàn bộ vào chi phí được trừ nếu

có hóa đơn, chứng từ theo quy định (theo quy định mới bỏ mức khốngchế chi bằng hiện vật vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm) nhưngvới chi bằng tiền thì chi phí được trừ đối phần chi trang phục bằng tiềncho người lao động không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm

- Về chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng kýcòn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinhdoanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thìkhoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhậpchịu thuế

Trang 35

- Trường hợp lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cáckhoản mục có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế thì không được tính nhưngnếu lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả

có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế thì được tính vào chi phí hợp lý

+ Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:

- Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trườnghợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theoquy hoạch phát triển của doanh nghiệp Khoản chi này bao gồm: họcphí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lươngcho người đi học)

- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhàtrẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý

- Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnhnghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên

- Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhấthoặc lần thứ hai

- Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý dokhách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ chocon bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiệnhành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫnlàm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ

- Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chiphí được trừ bao gồm: học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiềnlương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học); tiền hỗ trợ

về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu sốtrong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định

Trang 36

+ Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:Nhìn chung, có thể xác định các khoản chi không được tính trừvào thu nhập chịu thuế như sau:

Khoản chi không đáp ứng đủ 3 điều kiện nêu trên

Khoản chi không đúng quy định của pháp luật

Khoản chi vượt quá định mức quy định của nhà nước, của Bộ Luậtlao động

Khoản chi không có trong quy chế chi tiêu nội bộ của doanhnghiệp

Khoản chi vượt quá mức phân bổ theo số năm mà khoản chi phítrả trước phát huy tác dụng

Phần chi phí trả lãi tiền vay của đối tượng không phải là tổ chứctín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá mức lãi suất cơ bản do Ngânhàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay (mức vượt quámức lãi suất cơ bản theo qui định hiện hành là 150%)

Khoản chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng

ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướngdẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng

Khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳhạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết

Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền

tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế

Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoàiphân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phươngpháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định

Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;

Trang 37

Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác.

Các khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, người nghèo, khắc phục

hậu quả thiên tai, tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng đối tượng

quy định

Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế

- Thu nhập chịu thuế từ thu nhập khác

Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính

thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vựckinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Bao gồmthu nhập từ chênh lệch mua bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sửdụng tài sản; thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuêđất; lãi từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi cho vayvốn, bán ngoại tệ; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ nay đòi lạiđược; thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; các khoảnkinh doanh từ năm trước bị bỏ xót mới phát hiện ra và các khoản thunhập khác; thu từ những khoản được phạt, được bồi thường; chênh lệch

do đánh giá lại tài sản khi góp vốn liên doanh, liên kết; Quà biếu, quàtặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận được bằng tiền, bằng hiệnvật từ các nguồn tài trợ

Theo Luật doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực từ 01/07/2015 quyđịnh các doanh nghiệp được kinh doanh tất cả những ngành nghề, lĩnhvực mà nhà nước không cấm Trên giấy phép đăng ký kinh doanh của

DN sẽ bỏ nội dung về ngành, nghề kinh doanh nên tại thông tư số96/TT-BTC đã bỏ quy định: Thu nhập khác là khoản thu nhập chịu thuếtrong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề,lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanhnghiệp được hướng dẫn tại đoạn 1 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT -

Trang 38

BTC

* Thu nhập được miễn thuế trong kỳ tính thuế:

Khoản thu nhập này được xác định theo các quy định của Bộ Tàichính, quy định này được thay đổi theo từng thời kỳ phụ thuộc vào chủchương, chính sách ưu tiên phát triển của Nhà nước trong từng lĩnhvực, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế trong từng thời kỳ nhấtđịnh Nhìn chung, thu nhập từ các lĩnh vực ưu tiên thường được miễnthuế như Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổchức được thành lập theo Luật hợp tác xã, thu nhập từ việc thực hiệndịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp, thu nhập từ việc thựchiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩmđang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệmới lần đầu áp dụng tại Việt Nam Thu nhập từ hoạt động sản xuất,kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là ngườikhuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV bình quântrong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trongnăm của doanh nghiệp.Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng chongười dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtkhó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, khi đáp ứng đủ điều kiện: Cơ sởdạy nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của các văn bảnhướng dẫn về dạy nghề, có danh sách học viên là người dân tộc thiểu

số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Thu nhậpđược chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh

tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành

cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theoquy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bênnhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được miễn

Trang 39

thuế, giảm thuế Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáodục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạtđộng xã hội khác tại Việt Nam.

* Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định:

Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhậpchịu thuế Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì đượcchuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu nhập chịu thuế củanhững năm sau Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể

từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ

Trường hợp doanh nghiệp có các hoạt động chuyển nhượng bấtđộng sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham giathực hiện dự án đầu tư nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi củahoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi bù trừ vẫn còn lỗ thì tiếp tụcđược chuyển sang các năm tiếp theo trong thời hạn chuyển lỗ theo quyđịnh

(2) Phần trích lập qũy KH&CN:

Trước sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung, cácdoanh nghiệp phải luôn luôn làm mới bằng nhiều cách, đặc biệt là việcnghiên cứu phát triển và đầu tư cho công nghệ mới Chính vì thế, cácchế độ chính sách kế toán cũng có những điều chỉnh cho phù hợp Theothông tư 244/2009/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2009 về việc hạchtoán quỹ phát triển khoa học công nghệ Quỹ phát triển khoa học vàcông nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư khoa học,công nghệ tại Việt Nam Quỹ phát triển khoa học công nghệ được hạchtoán vào chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanhtrong kỳ Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định củapháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế năm trước

Trang 40

khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học vàcông nghệ của doanh nghiệp Doanh nghiệp tự xác định mức trích lậpQuỹ khoa học công nghệ theo quy định trước khi tính thuế TNDN.Hàng năm nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ khoa học công nghệ thìdoanh nghiệp phải lập báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa họccông nghệ và kê khai mức trích lập, số tiền trích lập vào tờ khai quyếttoán thuế thu nhập doanh nghiệp Báo cáo việc sử dụng Quỹ phát triểnkhoa học công nghệ được nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhậpdoanh nghiệp.

(3) Thuế suất thuế TNDN:

Mức thuế suất thuế TNDN được nhà nước quy định và có sự thay

đổi phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhấtđịnh Trước năm 2016 thì thuế suất thuế TNDN có hai mức là 22% và20% Thuế suất 20% dành cho các doanh nghiệp có tổng doanh thunăm trước liền kề không quá 20 tỷ, thuế suất 22% dành cho các doanhnghiệp có doanh thu năm trước liền kề lớn hơn 20 tỷ Từ ngày 01/01/

2016 trở đi theo điều 11 thông tư 78/2014 thì áp dụng chung một mứcthuế suất là 20%

Đối với các ngành đặc thù có quy định riêng về tỷ lệ thuế suất cụthể là hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quýhiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng

cơ sở kinh doanh

Ngoài ra, nhà nước còn áp dụng mức thuế suất ưu đãi thuế TNDNnhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào những vùng kinh tế khókhăn, những ngành yêu cầu trình độ khoa học kỹ thuật cao, chính sách ưuđãi về thuế suất thuế TNDN đối với những doanh nghiệp này áp dụngtrong những khoảng thời gian nhất định

Ngày đăng: 08/01/2020, 15:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w