1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bắc kạn

150 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 399,97 KB

Nội dung

mắc của doanh nghiệp, kết hợp phổ biến, hướng dẫn nội dung Nghị quyết số13/NQ-CP để các doanh nghiệp biết, chủ động thực hiện.Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu mới, quản lý thuế nói chung và

Trang 1

NGUYỄN THỊ KIỀU CHINH

QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 2

NGUYỄN THỊ KIỀU CHINH

QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC

KẠN

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ NGA

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và khôngsao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm củariêng mình Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc vàkết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu làtrung thực chưa từng được ai công bố trước đây Tác giả hoàn toàn chịutrách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Thái Nguyên, tháng năm 2020

Tác giả

NGUYỄN THỊ KIỀU CHINH

Trang 4

Xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cán bộ quản lý, nhân viên của CụcThuế tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong nghiên cứu thực tiễn.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện bản luận văn, tuy nhiên dotrình độ của bản thân học viên nên luận văn không tránh khỏi những hạnchế, thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô

và các bạn

Tác giả

NGUYỄN THỊ KIỀU CHINH

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4 Đóng góp của đề tài 3

5 Bố cục của luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ TNDN 5

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN 5

1.1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế TNDN 5

1.1.2 Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý thuế TNDN 8

1.1.3 Cơ chế quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh 11

1.1.4 Nội dung quản lý thuế TNDN 12

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế TNDN 20

1.2 Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN của một số cục thuế tỉnh và bài học kinh nghiệm cho Cục thuế tỉnh Bắc Kạn 23

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN của một số cục thuế tỉnh thành lân cận 23

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn 28

iv

Trang 6

2.1 Câu hỏi nghiên cứu

2.2 Nguồn số liệu và phương pháp thu thập

2.2.1 Nguồn số liệu thứ cấp

2.2.2 Nguồn số liệu sơ cấp

2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

2.3.1 Phương pháp xử lý thông tin

2.3.2 Phương pháp phân tích thông tin

2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả thu thuế

2.4.2 Chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý thuế TNDN

2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế TNDN 36 Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TNDN TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC KẠN

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội

3.2 Khái quát về Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

3.2.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn

3.2.3 Kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2017 -2019 42

3.3 Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn

3.3.1 Lập dự toán thu thuế thu nhập doanh nghiệp

3.3.2 Tổ chức thực hiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 7

3.3.3 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm thuế thu nhập doanh nghiệp

tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn 60

3.4 Khảo sát về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn 62

3.4.1 Khảo sát cán bộ công chức Cục thuế tỉnh Bắc Kạn 62

3.4.2 Khảo sát doanh nghiệp nộp thuế 71

3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn 74

3.5.1 Các nhân tố bên ngoài 74

3.5.2 Các nhân tố bên trong 77

3.6 Đánh giá chung về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn 84

3.6.1 Kết quả đạt được 84

3.6.2 Hạn chế 86

3.6.3 Nguyên nhân của hạn chế 88

Chương 4 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC KẠN 91

4.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu của Cục thuế Bắc Kạn đối với công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 91

4.1.1 Quan điểm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn 91

4.1.2 Định hướng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn 92

4.1.3 Mục tiêu quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn 93

Trang 8

4.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh

nghiệp tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn 94

4.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp nộp thuế 94

4.2.2 Tăng cường thanh tra, kiểm tra tại cơ quan thuế và tại trụ sở doanh nghiệp nộp thuế 96

4.2.3 Tăng cường công tác quản lý thu nộp, quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế 98

4.2.4 Đẩy mạnh việc nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác thuế 100

4.2.5 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế 101

4.3 Một số kiến nghị 103

4.3.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế 103

4.3.2 Kiến nghị với Đảng bộ, UBND tỉnh Bắc Kạn 103

KẾT LUẬN 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

PHỤ LỤC 109

CNTT CQT DN NNT NSNN SXKD TNDN

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy ước đánh giá trong thang đo Likert 33

Bảng 3.1: Kết quả thu NSNN tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn 42

Bảng 3.2: Kết quả dự toán thu thuế TNDN tại Cục thuế Bắc Kạn 45

Bảng 3.3: Tuyên truyền hỗ trợ DN nộp thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh

Bảng 3.7: Kết quả quản lý thu nhập chịu thuế khác làm căn cứ tính

thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn52

Bảng 3.8: Quản lý tình hình kê khai thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh

Bảng 3.12: Kiểm tra thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn 61

Bảng 3.13: Kết quả khảo sát cán bộ thuế về công tác lập dự toán thu

thuế TNDN 62

Bảng 3.14: Kết quả khảo sát cán bộ thuế về tuyên truyền, hỗ trợ

doanh nghiệp nộp thuế 63

Trang 10

Bảng 3.15: Kết quả khảo sát cán bộ thuế về quản lý thông tin đối

tượng nộp thuế TNDN 64

Bảng 3.16: Kết quả khảo sát cán bộ thuế về quản lý căn cứ tính thuế

tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn 66

Bảng 3.17: Kết quả khảo sát cán bộ thuế về quản lý các trường hợp

ưu đãi thuế TNDN67

Bảng 3.18: Kết quả khảo sát cán bộ thuế về quản lý kê khai, nộp thuế

Bảng 3.19: Kết quả khảo sát cán bộ thuế về quản lý nợ thuế 70

Bảng 3.20: Kết quả khảo sát cán bộ thuế về thanh tra, kiểm tra thuế 71

Bảng 3.21: Khảo sát doanh nghiệp nộp thuế về quản lý thuế TNDN

tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn 72

Bảng 3.22: Chính sách pháp luật thuế TNDN 74

Bảng 3.23: Đánh giá của CBCC cục thuế tỉnh Bắc Kạn về chính sách

thuế TNDN 75

Bảng 3.24: Đánh giá của CBCC cục thuế tỉnh Bắc Kạn về ý thức tuân

thủ pháp luật thuế của DNNT 77

Bảng 3.25: Ứng dụng CNTT trong quản lý thuế TNDN tại Cục thuế

Trang 11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh Bắc Kạn 40

Hình 3.2: Quy trình lập dự toán thu thuế TNDN tại Cục thuế Bắc Kạn 44

Hình 3.3: Quy trình quản lý kê khai thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh

Bắc Kạn 53

Hình 3.4: Nguồn nhân lực quản lý thuế TNDN tại Cục thuế Bắc Kạn 81

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của Ngân sách Nhà nước, là công

cụ quan trọng trong quản lý Nhà nước để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phầnđảm bảo công bằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội Hàng năm

số thu về thuế chiếm khoảng 80- 90% tổng thu ngân sách Nhà nước Điều nàyđòi hỏi Nhà nước cần sửa đổi các Luật thuế, các văn bản pháp lý về thuếnhằm hoàn thiện hệ thống thuế, giảm thiểu sự thất thoát đối với nguồn thungân sách Để phản ánh, theo kịp biến động của nền kinh tế, công tác quản lýthuế cần phải thay đổi đáp ứng tình hình phát triển kinh tế của đất nước cũngnhư các cam kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay Qua đó kích thích sự pháttriển kinh tế- xã hội, phát triển sản xuất kinh doanh của mọi đơn vị thuộc cácthành phần kinh tế, đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước

Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, hoạt động của cácdoanh nghiệp đã và đang ngày càng mở rộng trên khắp các địa bàn trong cảnước, song chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn còn chưa rõ ràng, chưađúng chế độ, hiện tượng trốn thuế, lậu thuế còn tồn tại, tạo ra sự bất bình đẳng

và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế Vì vậy, quản

lý thu thuế tại các doanh nghiệp, đặc biệt là thuế TNDN phải tiếp tục cải tiến

và hoàn thiện nhằm thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của ngành thuế đặt ra

Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn được thành lập theo Quyết định số 1137/QĐ-BTCngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, và chính thức đi vào hoạt động từngày 01/01/1997 Trong những năm qua, Cục thuế tỉnh đã có những cố gắng, nỗlực trong hoàn thiện quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp hoạt động trên địabàn Theo đó, Cục thuế đã đặc biệt quan tâm triển khai đầy đủ, kịp thời nhữnghoạt động tư vấn, hỗ trợ đến toàn bộ doanh nghiệp thông qua công tác tuyêntruyền, hướng dẫn trên các phương tiện thông tin đại chúng Đồng thời, Cục thuếcũng tổ chức các Hội nghị đối thoại, giải đáp các vướng

Trang 13

mắc của doanh nghiệp, kết hợp phổ biến, hướng dẫn nội dung Nghị quyết số13/NQ-CP để các doanh nghiệp biết, chủ động thực hiện.

Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu mới, quản lý thuế nói chung và thuếTNDN tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn nói riêng vẫn tồn tại những bất cập cầnđược khắc phục kịp thời như: Hoạt động quản lý chưa tuân thủ đúng quy trìnhquản lý thuế, còn tồn tại nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng các nghĩa

vụ về kê khai, nhiều doanh nghiệp trốn thuế, gian lận về thuế TNDN Theo

đó, tính riêng năm 2019, tỉnh Bắc Kạn có 122 doanh nghiệp không thực hiễnnghĩa vụ kê khai, nộp thuế đúng quy định, chiếm 17%, trong năm số tiền nợthuế của doanh nghiệp là 68 tỷ đồng, chiếm 20,18%; nợ thuế khó thu hồi là4,5 tỷ đồng, chiếm 6,62% tổng số nợ thuế TNDN của doanh nghiệp tỉnh BắcKạn Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, thanh tra thuế với doanh nghiệp thuộcdiện nộp thuế TNDN cũng chưa chặt chẽ, không thường xuyên, liên tục Năm

2019, cơ quan thuế tỉnh Bắc Kạn chỉ thực hiện được 157 lượt kiểm tra tại cácdoanh nghiệp, tỷ lệ rất thấp so với tổng số doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra(Cục thuế tỉnh Bắc Kạn, 2020) Điều này khiến cơ quan thuế không phát hiệntriệt để gian lận, sai phạm của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến nguồn thuthuế TNDN trên địa bàn tỉnh Ngoài ra, những năm qua việc ứng dụng tin họcvào công tác quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn cũng chưa thực sự hiệuquả, thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho cán bộ thực hiện nghiệp vụ,công tác bố trí nhân sự tại Cục thuế chưa phát huy hết năng lực của cán bộcông chức Điều đó đặt ra yêu cầu cần hoàn thiện quản lý thu thuế TNDNnhằm đảm bảo nguồn thu cho NSNN tỉnh

Trước thực trạng này, tác giả chọn đề tài: “Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

kinh tế với mong muốn giải quyết được những vấn đề đang tồn tại hiện nay cả

về lý luận và thực tiễn, góp phần tìm hiểu sâu hơn công tác quản lý thuế, thựchiện nghĩa vụ với NSNN tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 14

2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu bao trùm của luận văn là hoàn thiện công tác quản lý thuế

TNDN và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Bắc

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nghiệp vụ, quy trình hệ thống vănbản chỉ đạo, điều hành, công tác tổ chức, bộ máy quản lý thuế TNDN tại CụcThuế tỉnh Bắc Kạn

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

- Về thời gian: Số liệu phân tích thực trạng thu thập trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, giải pháp đề xuất đến năm 2025

- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tíchcông tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh BắcKạn do Cục thuế tỉnh quản lý, tiếp cận theo các bước trong quy trình quản lýthuế bao gồm: Công tác lập dự toán thu thuế; Công tác thu thuế; Công tácthanh tra, kiểm tra thuế và xử lý vi phạm Đồng thời, luận văn cũng làm rõ cácnhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh BắcKạn giai đoạn 2017-2019

4. Đóng góp của đề tài

Trang 15

Luận văn góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về quản lýthuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng trong điều kiện ngành thuếViệt Nam đang đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế

và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Khái quát kinh nghiệm quản lý thuếTNDN của một số địa phương trong nước, trên cơ sở đó rút ra bài học kinhnghiệm cho Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn

Luận văn nghiên cứu thực trạng và làm rõ ý nghĩa của công tác quản lýthuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn, đồng thời đưa ra giải pháp, kiến nghị

có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp phần chống thấtthu ngân sách, xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh trên địabàn tỉnh Bắc Kạn

5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận Luận văn gồm 4 chương với nội

dung: Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế TNDN Chương 2 Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3 Thực trạng quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn Chương 4 Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bắc

Kạn

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ TNDN

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN

1.1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế TNDN

1.1.1.1 Khái niệm thuế TNDN

Thuế TNDN có lịch sử hình thành từ rất sớm được thể hiện thông quanhiều hình thức khác nhau Ở Việt Nam, tiền thân của thuế TNDN là thuế lợitức được áp dụng vào trước những năm 90 của thế kỷ XX và áp dụng cho các

cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh (các cơ sở kinh tế quốc doanh áp dụng chế độtrích nộp lợi nhuận) Từ năm 1990, Quốc hội ban hành luật thuế Lợi tức ápdụng thống nhất chung đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sảnxuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế Thuế lợi tức được thu dựa trên

cơ sở lợi nhuận thu được trong quá trình SXKD của đối tượng nộp thuế

Theo Hoàng Văn Bằng (2009), “Thuế TNDN là loại thuế thu trên thunhập của các cơ sở kinh doanh để động viên một phần thu nhập của doanhnghiệp vào ngân sách nhà nước”

Theo Nguyễn Thị Thanh Hoài và cộng sự (2008), “Thuế TNDN là mộtloại thuế trực thu đánh vào thu nhập của doanh nghiệp sau khi trừ đi các chiphí liên quan đến thu nhập của cơ sở SXKD, dịch vụ”

Theo Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào (2002): “Thuế TNDN là một loạithuế đánh vào thu nhập phát sinh của cơ sở SXKD trong một khoảng thời giannhất định thường là một kỳ kinh doanh”

Dựa vào căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN, thông tư số156/2013/TT-BTC quy định: “Thuế TNDN là một loại thuế trực thu, thu trênkết quả hoạt động SXKD cuối cùng của doanh nghiệp Đối tượng nộp thuếTNDN là tất cả các tổ chức SXKD hàng hóa, dịch vụ, có thu nhập đều phảinộp thuế TNDN” (Thông tư 156/2013/TT-BTC)

Trang 17

Như vậy, thuế TNDN là loại thuế trực thu, đối tượng chịu thuế và đốitượng nộp thuế đều là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa,dịch vụ Căn cứ tính thuế TNDN được xác định là phần thu nhập còn lại saukhi đã trừ tất cả các loại chi phí hợp lý phát sinh trong kỳ kinh doanh củadoanh nghiệp.

1.1.1.2 Đặc điểm của thuế TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp luôn có sự biến động qua các giai đoạn đểphù hợp sự phát triển của nền kinh tế, theo Nguyễn thị Liên và Nguyễn VănHiệu (2008), thuế TNDN có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, thuế TNDN có đối tượng đánh thuế là thu nhập: Trong hệ

thống thuế ở các nước, có nhiều loại thuế khác nhau, có đối tượng tính thuế,đối tượng nộp thuế khác nhau Đối với thuế TNDN, thuế được lấy từ thu nhậpcòn lại của doan nghiệp sau khi trừ các khoản chi phí phục vụ sản xuất kinhdoanh để tập trung vào quỹ NSNN Như vậy, đối tượng đánh thuế của thuếTNDN là thu nhập của doanh nghiệp cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanhsản xuất hàng hóa, dịch vụ

Thứ hai, thuế TNDN là loại thuế trực thu: Ngoài mục tiêu tạo nguồn thu cho NSNN, thuế TNDN còn có mục tiêu điều tiết kinh tế, điều hoà thu

nhập xã hội nên thường gắn liền với chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước.Bởi vậy, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước thường có nhữngquy định về chế độ ưu đãi, miễn, giảm thuế để đảm bảo chức năng khuyếnkhích của thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thực hiện việc áp dụng đánh thuếtheo các sắc thuế khác nhau đối với những doanh nghiệp có quy mô khácnhau Do vậy, thuế TNDN được đánh giá là loại thuế thực thu, căn cứ trênphần thu nhập thực tế của đối tượng nộp thuế

Thứ ba, thuế TNDN là một loại thuế phức tạp, có tính ổn định không

cao: Việc quản lý thuế, thu thuế TNDN tương đối khó khăn, chi phí quản lýthuế thường lớn hơn so với các thuế khác Do ngoài việc xác định các khoảnthu nhập chịu thuế còn phải xác định nguồn gốc thu nhập, địa điểm phát sinh

Trang 18

thu nhập, tính ổn định của thu nhập… Trong phần xác định thu nhập doanhnghiệp chịu thuế, phải xác định được các khoản chi phí khấu trừ hợp lý đểtiến hành khấu trừ khi tính thuế nhằm bảo đảm mục tiêu công bằng và khuyếnkhích đối với doanh nghiệp tuân thủ nghiêm pháp luật thuế.

Thứ tư, thuế TNDN là một khoản chuyển giao của doanh nghiệp (DN)

nộp thuế cho Nhà nước mang tính bắt buộc phi hình sự Tính bắt buộc phihình sự là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế nói chung và thuế TNDN nóiriêng, nó phân biệt thuế TNDN với các hình thức huy động tài chính khác củaNSNN Đặc điểm này xác định rõ nội dung kinh tế của thuế TNDN là nhữngquan hệ tiền tệ được hình thành một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặcbiệt - Việc động viên mang tính bắt buộc của Nhà nước

Thứ năm, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN được

quy định trước bằng pháp luật: Đặc điểm này, một mặt thể hiện tính pháp lýcao của thuế TNDN, mặt khác phản ánh sự chuyển giao thu nhập này khôngmang tính tùy tiện mà dựa trên những cơ sở pháp luật nhất định và đã đượcxác định trước trong Luật thuế TNDN Những tiêu thức thường được xác địnhtrong Luật thuế TNDN là đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, mức thuếphải nộp, thời hạn cụ thể và những chế tài mang tính cưỡng chế khác

1.1.1.3 Vai trò của thuế TNDN

- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để nhà nuớc thực hiện việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào NSNN được công bằng, hợp lý Mặt khác, các DN thua lỗ

trong SXKD vừa không phải đóng thuế TNDN, vừa có thể được chuyển lỗsang các năm sau để có cơ hội phục hồi và giảm tình trạng phá sản DN(Nguyễn Thị Thanh Hoài và cộng sự, 2008)

- Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN Phạm vi áp dụng củathuế TNDN rất rộng, một khi nền kinh tế thị trường phát triển, tăng trưởng kinh

tế được bảo đảm, hoạt động SXKD, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận

Trang 19

thì khả năng huy động nguồn tài chính cho NSNN thông qua thuế TNDN sẽngày càng dồi dào Mặt khác, so với các loại thuế khác, thuế TNDN dễ thu, íttốn kém chi phí nên hiệu quả thu cũng cao hơn nhiều Ở các nước đang pháttriển, tiền thu được từ thuế TNDN nhiều hơn nhiều so với thuế thu nhập cánhân Còn ở các nước phát triển mặc dù thu từ thuế TNDN ít hơn so với thuếthu nhập cá nhân nhưng thuế TNDN giữ vai trò là loại thuế thu trước của thuếthu nhập cá nhân (Nguyễn thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu, 2008).

- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩySXKD phát triển theo hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà

nước Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanhvào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước ưu tiên khuyếnkhích phát triển trong từng giai đoạn nhất định (Lê Văn Ái, 2009)

1.1.2 Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý thuế TNDN

1.1.2.1 Khái niệm quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh

Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành Vì vậy, để tiếp cậnkhái niệm quản lý thuế, trước hết, cần tiếp cận khái niệm quản lý Theo từđiển điện tử Wikipedia thì "Quản lý (thuật ngữ tiếng Anh là Management,tiếng latin manum agere - điều khiển bằng tay) đặc trưng cho quá trình điềukhiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường là tổ chứckinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực,tài chính, vật tư, trí thực và giá trị vô hình)"

Theo Hoàng Văn Hoan (2006): "Quản lý là xây dựng và duy trì một môitrường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định"

Theo Nguyễn Thanh Hội (2005): "Quản lý là sự tác động có chủ đích củachủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết cácthành viên trong tổ chức hành động nhằm dạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất"

Từ việc tổng hợp, phân tích các khái niệm quản lý, có thể khái quát vềQuản lý Thuế TNDN như sau: Quản lý thuế TNDN có thể được hiểu là các hoạt

Trang 20

động của các chủ thể quản lý trong việc thực hiện các hoạt động về lập kếhoạch, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp, kiểm soát và thực hiện các biện pháp cụthể nhằm thực thi tốt nhất hệ thống chính sách thuế TNDN, đảm bảo cho cácchính sách thuế được thực thi nghiêm chỉnh.

Như vậy, quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh là các hoạt động quản

lý được thực hiện bởi chủ thể quản lý là cơ quan thuế cấp tỉnh Đối tượng chịu sự quản lý là các DN có các hoạt động kinh tế thuộc diện điều chỉnh của Luật Quản lý thuế và các Luật thuế trong phạm vi quản lý của Cục thuế tỉnh Theo đó, cơ quan thuế cấp tỉnh sẽ tiến hành lập dự toán, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm tra, giám sát đối với công tác thu, nộp thuế TNDN của các

DN trên địa bàn thông qua các chi cục thuế cấp huyện, thị xã.

1.1.2.2 Mục tiêu của quản lý thuế TNDN

Quản lý thuế là quá trình tổ chức, quản lý và kiểm tra việc thực hiệnnhững quy định trong Luật thuế nhằm huy động những khoản tiền thuế vàoNSNN theo luật định Theo điều 1 Luật Quản lý thuế năm 2015 quy định “Việcquản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuếquản lý thu theo quy định của pháp luật” Quản lý thuế là một nội dung quantrọng trong quản lý tài chính Nhà nước nhằm đạt được những mục tiêu sau:

Một là, tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN từ các

nguồn, các đối tượng trên địa bàn được giao quản lý, trên cơ sở không ngừngnuôi dưỡng và phát triển nguồn thu (Nguyễn Thị Bất, Vũ Duy Hào, 2002)

Hàng năm, thuế TNDN có số thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thuếnộp vào NSNN Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế TNDN sẽ có tác dụnglớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN Mặtkhác, chính sách thuế TNDN tác động trực tiếp đến thu nhập của các tổ chứckinh tế, qua đó tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế, là cơ sở tạo

ra nguồn thu thuế trong tương lai Để tăng cường và ổn định số thu của NSNNtrong tương lai, công tác quản lý thuế cần chú ý và duy trì phát triển các cơ sởtạo ra nguồn thu thuế

Trang 21

Hai là, phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong nền kinh tế Vai trò của

thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực Song, những vai trò đó khôngmang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tác động từ phía conngười Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung, nhữngcông việc cụ thể của công tác quản lý thuế (Lê Xuân Trường, 2010)

Ba là, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho NNT Trong cơ chế thị trường, Nhà nước thông qua công cụ luật pháp để thực hiện sự tác động

vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô Ý thức chấp hành luật pháp của NNT sẽ có ảnhhưởng không nhỏ đến việc tác động của Nhà nước đến nền kinh tế Qua côngtác tổ chức thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành luật thuế cùng vớiviệc tăng cường tính pháp chế của luật thuế được nâng cao, từ đó tạo thóiquen “Sống và làm việc theo pháp luật” trong mọi tầng lớp nhân dân (NguyễnThị Bất, Vũ Duy Hào, 2002)

1.1.2.3 Nguyên tắc quản lý thuế TNDN

Công tác quản lý thuế TNDN là hoạt động của CQT nhằm mục đíchchủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuế TNDN cho NSNN, góp phần phát huy tốthơn vai trò của luật thuế TNDN Để thực hiện việc quản lý thuế TNDN cóhiệu quả cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Một là, tuân thủ pháp luật Nguyên tắc này chi phối hoạt động của cácbên trong quan hệ quản lý thuế bao gồm cả cơ quan nhà nước và NNT Nộidung của nguyên tắc này là quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý,quyền và nghĩa vụ của NNT đều do pháp luật quy định Trong quan hệ quản

lý, các bên liên quan có thể được lựa chọn những hoạt động nhất định nhưngphải trong phạm vi qui định của pháp luật về quản lý thuế

Hai là, đảm bảo tính hiệu quả Giống như mọi hoạt động quản lý khác,hoạt động quản lý thuế phải tuân thủ nguyên tắc hiệu quả Các hoạt động quản

lý thuế được thực hiện, các phương pháp quản lý thuế được lựa chọn phảiđảm bảo số thu vào NSNN là lớn nhất theo đúng luật thuế Đồng thời, chi phíquản lý thuế thấp nhất

Trang 22

Ba là, công khai, minh bạch Đây là một trong những nguyên tắc quantrọng của quản lý thuế Nguyên tắc công khai đòi hỏi mọi qui định về quản lýthuế, bao gồm hệ thống chính sách thuế và các qui trình, thủ tục thu nộp thuếphải công bố rộng rãi, công khai cho NNT và tất cả các tổ chức, cá nhân cóliên quan được biết qua đó thúc đẩy hoạt động quản lý thuế đúng luật, trongsạch và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Bốn là, tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế Hộinhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗi quốc gia cần có những thay đổi qui định vềquản lý, cũng như các chuẩn mực quản lý phù hợp với các cam kết và thông lệquốc tế Việc thực hiện các cam kết và thông lệ quốc tế về thuế tạo điều kiệncho hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước hội nhập với hệ thống thuếthế giới Tuân thủ thông lệ quốc tế cũng tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tưcủa các nhà đầu tư nước ngoài

1.1.3 Cơ chế quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh

Hoạt động quản lý thuế TNDN của Cục thuế tỉnh được thực hiện thôngqua các chi cục thuế cấp huyện, thị xã Theo đó, hàng năm căn cứ trên số dự toánthuế TNDN do chi cục thuế cấp huyện, thị xã đã lập, Cục thuế cấp tỉnh thực hiệnkiếm tra và giao dự toán thu NSNN cho các chi cục thuế trong phạm vi quản lý

Mô hình quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh được cụ thể hóa như sau:

Trang 23

Trong cơ chế quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh, dựa trên cơ sở dự toánđược giao, các chi cục thuế cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tổ chức thựchiện quản lý thuế TNDN đảm bảo số thu hàng năm đạt hoặc vượt dự toán.

Hàng năm, cục thuế tỉnh sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiệnquản lý thuế TNDN của các Chi cục thuế trực thuộc thông qua hoạt động kiểmtra tại trụ sở cơ quan thuế hoặc kiểm tra tại đơn vị người nộp thuế Kết quả kiểmtra sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động quản lý thuế trên địa bàn được thực hiệntốt hay chưa, có gian lận, sai sót phát sinh trong quá trình quản lý hay động Đây

là cơ sở để Cục thuế tỉnh có những giải pháp hoàn thiện quản lý thuế TNDN trênđịa bàn quản lý, đảm bảo giảm thiểu thất thu NSNN cấp tỉnh và địa phương Nhưvậy, hoạt động quản lý thuế TNDN của Cục thuế tỉnh chủ yếu được thực hiệnthông qua hệ thống chi cục thuế huyện, thị xã, cục thuế tỉnh không trực tiếp quản

lý mà chỉ nắm vai trò chỉ đạo, kiểm soát, đảm bảo các chi cục thuế trực thuộchoàn thành đúng kế hoạch thu thuế hàng năm được giao

1.1.4 Nội dung quản lý thuế TNDN

1.1.4.1 Lập dự toán thu thuế TNDN

Theo Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào (2002), dự toán thu thuế là bảngtổng hợp số thu dự kiến về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNNtrong một thời kỳ nhất định Lập dự toán thu thuế là việc xác định các chỉ tiêucủa dự toán thu thuế và xây dựng các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu đã đề

ra Nói cách khác, lập dự toán thu thuế cũng chính là quá trình dự toán, tínhtoán và tổ chức động viên nguồn thu thuế cho NSNN Nội dung của công táclập dự toán thuế TNDN bao gồm:

(1) Xây dựng dự toán thu thuế TNDN: Dự toán thu thuế là một bộ phậncủa dự toán tài chính tổng hợp Quá trình xây dựng dự toán thu thuế TNDNgồm có 4 khâu: chuẩn bị lập dự toán, xây dựng dự toán, thẩm định và tổnghợp dự toán trình cấp có thẩm quyền; giao dự toán

Trang 24

(2) Công tác tổ chức thực hiện dự toán thu thuế TNDN: Tổ chức thực hiện

dự toán thu thuế TNDN là bước tiếp theo của việc lập dự toán Đây là bước cótầm quan trọng quyết định để thực hiện các chỉ tiêu dự toán đã giao trong quản lýthuế TNDN của CQT Để thực hiện dự toán được giao cần có sự phối hợp đồng

bộ giữa các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ với sự chỉ đạo sát sao của các cấpchính quyền cũng như của các ngành chức năng Để tổ chức thực hiện dự toánthu thuế TNDN, CQT cần lập kế hoạch và giao dự toán quý, tháng để

phấn đấu thực hiện

Định kỳ CQT phải tiến hành đánh giá tình hình thực hiện dự toán thuthuế TNDN và báo cáo lên cơ quan quản lý trực tiếp về tình hình thực hiện dựtoán thu thuế của đơn vị

1.1.4.2 Tổ chức thực hiện quản lý thuế TNDN

* Tuyên truyền hỗ trợ DN nộp thuế

Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế là công tác góp phần quantrọng trong kết quả triển khai chương trình cải cách và hiện đại hoá của ngànhThuế cũng như trong quản lý thu thuế TNDN của CQT Công tác tuyên truyền

và hỗ trợ DN nộp thuế được triển khai dưới nhiều hình thức bao gồm: tuyêntruyền thông qua hệ thống phương tiện thông tin đại chúng như báo chí,truyền hình; qua hội nghị phổ biến, tập huấn, đối thoại với NNT Theo đó cácgiải pháp cụ thể được triển khai là thường xuyên phối hợp với các cơ quanbáo chí để tuyên truyền phản ánh kịp thời các chính sách thuế và ngày càngđược nâng cao về chất lượng tư vấn Bên cạnh đó, nhiều hình thức hỗ trợ khác

đã được triển khai như: Hỗ trợ qua tổng đài trả lời tự động (801.888); hệthống ki ốt điện tử hỗ trợ DN nộp thuế khai thác thông tin về thuế; hỗ trợ trựctiếp tại DN

Trong công tác tuyên truyền và hỗ trợ DN nộp thuế thì vai trò của cán bộlàm công tác tuyên truyền là rất quan trọng, vì phải có trình độ chuyên môn, có

Trang 25

lòng tận tụy Khi có những thông tin, chính sách mới, phải nắm rõ và am hiểu

để triển khai cho NNT nắm bắt Khi DN hiểu, thì công việc ở các bộ phậnkhác của CQT sẽ trôi chảy, gặp nhiều thuận lợi

Nếu cán bộ tuyên truyền yếu, sai sót sẽ ảnh hưởng lớn đến các vấn đềliên quan về hướng dẫn chính sách thuế Bên cạnh giải đáp tại nơi làm việc,qua điện thoại, công tác tuyên truyền còn có nhiệm vụ kết hợp với ban ngành,chính quyền địa phương, triển khai đến tận cơ sở kinh doanh Từ đây tạo điềukiện thuận lợi để CQT tận thu và quản lý tốt số lượng thuế TNDN phát sinhtrong năm

* Quản lý thông tin đối tượng nộp thuế TNDN

Đối tượng nộp thuế của thuế TNDN là các DN, tổ chức, đơn vị có thunhập chịu thuế TNDN Công tác quản lý thông tin đối tượng nộp thuế TNDNkhông chỉ dừng lại ở quản lý thông tin DN mà còn phải quản lý đầy đủ, chínhxác tất cả các hoạt động của DN, các khoản thu nhập của DN trong suốt thờigian tồn tại và hoạt động của DN (Lê Xuân Trường, 2010) Chính vì vậy, khimột DN được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động, CQT cần phải đưa DNvào quản lý ngay Hiện nay theo quy trình mới, thực hiện cải cách thủ tụchành chính thuế thì cơ quan cấp giấy chứng nhận kinh doanh hoặc giấy phépkinh doanh đồng thời sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế cho DN

Sau khi cấp mã số thuế cho DN, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh chuyển dữ liệu sang để CQT cập nhật dữ liệu, lưu hồ sơ quản lýthuế đối với DN Trong quá trình hoạt động của DN, khi DN có các thay đổiliên quan đến việc thay đổi các chỉ tiêu trong hồ sơ đăng ký thuế, DN phảithực hiện khai bổ sung thay đổi các thông tin đăng ký thuế Quá trình khai bổsung, thay đổi các thông tin đăng ký thuế là rất quan trọng, giúp cho CQT cóthể quản lý, theo dõi một cách sát sao, kịp thời các hoạt động của DN, từ đónâng cao được hiệu quả quản lý thuế nói chung, quản lý thuế TNDN nóiriêng Một số nội dung công tác cần thực hiện của CQT để đảm bảo thực hiệntốt các nội dung quản lý đối tượng nộp thuế TNDN là:

Trang 26

- Chú trọng công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT Tuyên truyền hỗ trợNNT là khâu đầu của công tác quản lý thuế theo chức năng Tuyên truyền hỗtrợ NNT có tác dụng không chỉ đối với NNT nhằm ngăn ngừa, giảm dần cácsai phạm mà việc làm này còn thuận lợi ngay cả cho CQT trong quá trình thựchiện nhiệm vụ của mình Tuyên truyền hỗ trợ cho NNT sẽ tạo ra mối quan hệthân thiện giữa CQT và NNT NNT sẽ nhận được những thông tin, kiến thức

về thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí của cho quá trình thực hiện nghĩa vụnộp thuế Đối với CQT, sẽ làm tăng số thu, tăng mức độ chấp hành và tăng độtin cậy của NNT Nếu làm tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ thì số thuế do NNTchủ động thực hiện nộp vào ngân sách tăng lên mà chưa cần phải tổ chứcthanh tra, kiểm tra Để làm tốt công tác hỗ trợ NNT, CQT phải thật sự coiNNT là các khách hàng

- Nắm vững các chỉ tiêu trong đăng ký kinh doanh của DN, trên cơ sở

đó, trong quá trình quản lý thường xuyên có sự kiểm tra, đối chiếu, theo dõiđược tình hình SXKD của DN phát hiện kịp thời các trường hợp chuyển đổingành nghề, quy mô, địa điểm - Tiến hành có hiệu quả các hoạt động thanhtra, kiểm tra trên cơ sở kế hoạch, định kỳ và phân tích quản lý rủi ro Thôngqua hoạt động này, CQT có thể kiểm tra tính chính xác các hồ sơ đăng ký thuế

và những thay đổi về quy mô, ngành nghề, các sắc thuế mà DN phải nộp Đồng thời, CQT cần thực hiện kiểm tra, đối chiếu các mối liên hệ trong hoạtđộng kinh doanh giữa DN với các tổ chức, cá nhân khác để nắm bắt được sựhình thành, biến động của tình hình SXKD và quá trình chấp hành nghĩa vụthuế của các DN Trên cơ sở đó, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời cáctrường hợp DN không chấp hành tốt các quy định về đăng ký thuế

- Thường xuyên cập nhật, lưu trữ thông tin về các DN theo quy định.Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý thuế

để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý thông tin về NNT được đầy đủ,chính xác và đạt hiệu quả cao

Trang 27

* Quản lý căn cứ tính thuế TNDN

Theo Lê Xuân Trường (2010), quản lý căn cứ tính thuế TNDN là nộidung quan trọng nhất của công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp.Việc quản lý tốt, xác định chính xác căn cứ tính thuế TNDN như doanh thu,chi phí được trừ, thu nhập chịu thuế khác, các khoản thu nhập được miễnthuế, các trường hợp ưu đãi, miễn, giảm thuế và các mức thuế suất tương ứng

có tính quyết định đến việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời của loại thuế này

Theo Lê Văn Ái (2009), căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập tính thuếtrong kỳ và thuế suất Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác địnhbằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ đượckết chuyển từ các năm trước theo quy định Thuế suất là mức thuế phải nộpđược ấn định trên mỗi đơn vị tính của đối tượng tính thuế bằng những phươngpháp tính toán phù hợp Thuế suất thuế TNDN thực hiện theo quy định tạiĐiều 10 Luật Thuế TNDN

Trong công tác quản lý căn cứ tính thuế TNDN, cơ quan thuế cần tậptrung vào các nội dung chủ yếu sau:

- Nắm bắt thông tin về DN: Thông tin về DN và các hoạt động kinhdoanh của DN chính là cơ sở để phát sinh các căn cứ tính thuế CQT cần phảinắm bắt được các thông tin, tình hình thực tế của các hoạt động này để có thểquản lý chặt chẽ, đầy đủ các căn cứ tính thuế của DN tránh các trường hợp saisót, gian lận trong tính thuế, khai thuế, nộp thuế

- Sử dụng thông tin có sẵn về DN, thường xuyên cập nhật các thay đổi,

bổ sung, phối hợp và thu thập các thông tin về DN từ các tổ chức, đơn vị liênquan như ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan quản lý khác để

có đầy đủ thông tin chính xác, kịp thời về tình hình SXKD của DN

- Kiểm tra cụ thể các chỉ tiêu kê khai trên tờ khai thuế TNDN tạm tính,

tờ khai quyết toán của DN, đề nghị DN giải trình rõ những căn cứ, số liệu đã

kê khai Thông qua việc nắm các thông tin giải trình của DN, CQT mới có thểhiểu được tình hình SXKD và việc xác định các căn cứ tính thuế của các DN

Trang 28

- Thông qua tình hình tính thuế, khai thuế và nộp thuế đối với các sắcthuế khác như thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế tài nguyên CQT đối chiếu sosánh với các chỉ tiêu của thuế TNDN để kịp thời phát hiện những bất cập hay

sự biến động lớn về tình hình sản xuất, kinh doanh theo kê khai đầu năm vàthực tế phát sinh trong năm để yêu cầu DN điều chỉnh kịp thời cho gắn vớithực tế tình hình SXKD của DN

* Quản lý khai thuế, nộp thuế TNDN

Theo Tổng Cục Thuế (2011), công tác quản lý khai thuế, nộp thuếTNDN được đánh giá bằng việc các DN nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế đầy

đủ, đúng hạn vào NSNN, không có nợ đọng thuế Để quản lý tốt khâu khaithuế, nộp thuế TNDN của các DN, CQT phải thực hiện đầy đủ và đúng cácnội dung, các bước công việc của các quy trình xử lý kê khai và kế toán thuếTNDN Cụ thể các nội dung công việc như sau:

- Đối với việc xử lý khai thuế: khi nhận tờ khai thuế TNDN, CQT phảixem xét, phân loại tờ khai, yêu cầu DN chỉnh sửa những sai sót hoặc yêu cầugiải trình thêm các chỉ tiêu, đồng thời có thể lựa chọn, xác định các trườnghợp nghi vấn để thực hiện đôn đốc, kiểm tra sâu sát thường xuyên hơn, hạnchế các gian lận, thiếu sót có thể xảy ra trong quá trình khai thuế, nộp thuế

Đối với các trường hợp ấn định thuế do không nộp tờ khai hoặc không

bổ sung, giải trình, số thuế ấn định phải được xác định theo đúng các căn cứquy định Hồ sơ khai thuế, thông báo ấn định thuế phải được lưu trữ và đượckiểm tra, đối chiếu thường xuyên với quá trình nộp thuế, quyết toán thuế củacác DN Đây là căn cứ để xem xét các trường hợp nộp chậm, nộp thiếu, dâydưa tiền thuế và căn cứ để xử lý các trường hợp nói trên

- Đối với việc theo dõi, kế toán số thuế đã nộp của DN: CQT cần phốihợp với các cơ quan như Kho bạc, Ngân hàng nơi DN mở tài khoản để theodõi quá trình nộp thuế của DN Việc quản lý, xử lý chứng từ nộp thuế củaCQT cần phải thực hiện cụ thể, chi tiết, phát hiện các trường hợp nộp chậm,dây dưa tiền thuế để có biện pháp đôn đốc, xử lý thích hợp

Trang 29

* Quản lý ưu đãi miễn thuế, giảm thuế TNDN

Thuế TNDN là sắc thuế thuộc loại thuế trực thu, chính vì vậy Luật thuếTNDN đặt ra rất nhiều trường hợp ưu đãi thuế (áp dụng thuế suất ưu đãi, miễnthuế, giảm thuế) Việc ưu đãi thuế TNDN nhằm đạt được một số mục tiêu củaNhà nước trong việc khuyến khích các DN hoạt động trong các lĩnh vực, ngànhnghề, địa bàn cần khuyến khích đầu tư, các DN mới thành lập, di chuyển địađiểm theo quy hoạch (Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu, 2008)

Thực tế hiện nay cho thấy, ở các DN, việc xác định trường hợp được ưuđãi, mức độ và thời hạn ưu đãi là chưa đầy đủ Nhiều trường hợp DN chưabiết được là mình thuộc diện được ưu đãi thuế TNDN hoặc nếu biết thì cũngkhông rõ thủ tục đề nghị xét ưu đãi thuế, đồng thời không ít các DN lợi dụngchính sách ưu đãi thuế của Luật thuế TNDN để gian lận, trốn tránh nghĩa vụnộp thuế của mình Chính vì điều đó, công tác quản lý xét, xử lý các trườnghợp ưu đãi thuế TNDN hiện nay được quan tâm, chú trọng để vừa đảm bảo sốthu của NSNN, vừa đảm bảo thực hiện được các chính sách khuyến khích, ưuđãi của Nhà nước và đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuếTNDN của các DN

* Quản lý thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Tiền nợ thuế là các khoản tiền thuế, phí, lệ phí, phạt chậm nộp kháctheo qui định của pháp luật về thuế mà NNT đã kê khai, CQT đã tính, các cơquan chức năng phát hiện và thông báo cho CQT, CQT xác định đây là nghĩa

vụ của NNT nhưng đã hết thời gian qui định mà chưa nộp vào NSNN Thôngqua quản lý thu nợ thuế để từ đó phân loại tiền thuế nợ, có biện pháp đôn đốc,

kế hoạch thu nợ, đề xuất việc giãn nợ, xóa nợ cho NNT (Nguyễn Thị ThanhHoài và cộng sự, 2008) Qui trình quản lý thu nợ thuế bao gồm:

- Gửi thông báo đôn đốc nộp nợ thuế

- Thông báo số tiền phạt do nộp chậm tiền thuế

- Phân tích tình trạng nợ thuế

Trang 30

- Lập kế hoạch thu nợ

- Thực hiện các biện pháp thu nợ, cưỡng chế thuế

- Báo cáo kết quả thu nợ, lưu giữ hồ sơ

Đối với khoản tiền thuế nợ quá thời hạn nộp từ 61 ngày hoặc trước 30ngày tính đến thời điểm hết thời gian gia hạn nộp thuế, thời gian không tínhtiền chậm nộp: công chức thuộc bộ phận quản lý nợ thực hiện xác minh thôngtin để thực hiện cưỡng chế nợ thuế theo quy định của pháp luật Đối vớikhoản tiền thuế nợ trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; khoản tiềnthuế nợ đã quá thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn không tính tiền chậm nộp;NNT có hành vi bỏ địa chỉ kinh doanh, tẩu tán tài sản; NNT không chấp hànhquyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế: bộ phận quản lý nợ trình thủtrưởng CQT ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chínhthuế bằng biện pháp cưỡng chế phù hợp

Đối tượng bị cưỡng chế không hoạt động SXKD tại địa điểm đăng kýkinh doanh, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơiđối tượng bị cưỡng chế hoạt động kinh doanh và CQT đã kiểm tra, xác địnhđối tượng bị cưỡng chế không còn hoạt động kinh doanh, bao gồm cả trườnghợp giải thể không theo trình tự Luật Doanh nghiệp và đối tượng bị cưỡng chếthay đổi địa điểm đăng ký kinh doanh nhưng không thông báo với CQT trongthời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin theoquy định tại Điều 27 Luật quản lý thuế

1.1.4.3 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm thuế

Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế có vai trò quan trọng nhằm phân tíchthông tin, dữ liệu liên quan đến doanh nghiệp nộp thuế TNDN; đánh giá việcchấp hành pháp luật của DN nộp thuế; xác minh và thu thập chứng cứ để xácđịnh hành vi vi phạm pháp luật về thuế Quá trình thanh tra, kiểm tra thuế phảituân thủ theo quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật

có liên quan, đảm bảo tính đúng đắn khách quan, công khai, dân chủ Công tácthanh tra, kiểm tra thuế góp phần nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuếcủa DN nộp thuế trong việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế

Trang 31

Từ đó, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả quản lý thuế nói chung và quản lý thuếTNDN nói riêng Nội dung công tác thanh tra, kiểm tra thuế của DN bao gồm:

+ Kiểm tra để xác định đúng đối tượng chịu thuế là yêu cầu bắt buộc phải

làm trước khi xác định mức thuế phải nộp Trong thực tế, nhiều hoạt độngSXKD của DN khá phức tạp, cần phải kiểm tra để xác định đối tượng chịuthuế, ĐTNT đúng với quy định của từng sắc thuế, tránh bỏ sót nguồn thu

+ Kiểm tra căn cứ tính thuế trên cơ sở kiểm tra sổ sách kế toán, hệthống báo cáo, chứng từ, hoá đơn và các tài liệu có liên quan nhằm xác địnhchính xác số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế được miễn, giảm, số thuếđược hoàn trong kỳ của DN Đối chiếu số liệu trên các tờ khai, bảng kê, quyếttoán thuế, báo cáo tài chính đơn vị đã kê khai với số liệu kiểm tra trên sổ sách

kế toán và tình hình thực tế của DN để phát hiện số thuế kê khai thiếu, số thuếgian lận

+ Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của DN để xác định xem

cơ sở kinh doanh có thực hiện nghiêm túc quy định về thời hạn nộp thuế, nộpbáo cáo thuế TNDN không, có chây ỳ nộp chậm tiền thuế để chiếm dụngNSNN không, có nợ đọng tiền thuế không Đặc biệt chú trọng đến những DN

có biểu hiện vi phạm nhiều lần, với số lượng lớn nhằm giảm thiểu tối đa khảnăng thất thoát tiền thuế của Nhà nước Để đạt được yêu cầu trên, cần đốichiếu thời hạn phải nộp thuế theo quy định của các luật thuế với thời gian nộpthuế của DN qua các chứng từ nộp thuế như giấy nộp tiền vào kho bạc

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế TNDN

1.1.5.1 Các nhân tố bên ngoài

* Chính sách pháp luật của nhà nước

Quản lý thu thuế TNDN đối với các DN là hoạt động có liên quan đến mọimặt đời sống kinh tế - xã hội Nơi nào có hoạt động kinh tế hay có thu nhập đốivới tổ chức thì ở đó có hoạt động quản lý thu thuế Vì vậy, để thực hiện

Trang 32

quản lý thu thuế TNDN, thì hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước phảiđược ban hành và thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả.

Hệ thống chính sách pháp luật thuế phải được ban hành thống nhất, đồng

bộ và phải được đảm bảo thực thi, tạo điều kiện thúc đẩy cải cách hành chính vàhiện đại hoá công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng.Những quy định về thủ tục hành chính thuế phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu cảicách thủ tục hành chính của Nhà nước và yêu cầu quản lý nhà nước về thuế,không gây phiền hà, tốn kém cho DN nộp thuế và cơ quan quản lý thuế

Ngoài ra, chính sách pháp luật của nhà nước bao gồm những quy định vềđăng ký kinh doanh, công tác quy hoạch phát triển kinh tế ngành, kinh tế vùng,chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư, quản lý đất đai, quy định về thanhtoán cũng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thuế TNDN Hệ thống chính sáchnày nếu ban hành đồng bộ sẽ tạo điều kiện để thực hiện tốt công tác quản lý thuế.Ngược lại, nếu trách nhiệm quản lý không cao, hệ thống chính sách chồng chéo

sẽ gây ra hạn chế trong quản lý thuế TNDN của cơ quan quản lý

* Ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế

Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng tỉ lệthuận với ý thức và trách nhiệm nộp thuế Khi DN có ý thức chấp hành luậtthuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế Hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra.Chính vì vậy, công tác quản lý thu thuế và thanh tra thuế sẽ gặp nhiều thuậnlợi và đạt kết quả tốt hơn Tóm lại ý thức chấp hành pháp luật thuế của đốitượng nộp thuế cũng ảnh hưởng đáng kể tới công tác quản lý thuế TNDN

* Sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan

Thông qua sự phối hợp giữa CQT và các cơ quan khác có liên quan thìquá trình xử lý nghiệp vụ sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin có tính chất đầy

đủ hơn, toàn diện hơn Từ đó, quyết định quản lý chính xác hơn

Hoạt động của các cơ quan pháp luật như Công an, Viện kiểm sát cótác dụng tạo điều kiện cho tính tuân thủ của NNT được nâng lên Các cơ quan

Trang 33

đó sẽ đề ra các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm

về thuế và xử lý đúng các các trường hợp không tuân thủ pháp luật Bên cạnh

đó, CQT và các cơ quan có liên quan chia sẻ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm

xử lý những vấn đề tương tự, giúp nhau các công việc hỗ trợ công việc làgiảm chi phí trong công tác nghiệp vụ

1.1.5.2 Các nhân tố bên trong thuộc về CQT

* Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế TNDN

Ứng dụng CNTT trong quản lý là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tớicông tác quản lý thuế TNDN (Nguyễn Thị Biên, 2015) Những quy định trongchính sách về diện thu thuế (rộng hay hẹp), phương thức kê khai, nộp thuế,quyết toán thuế… phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đáp ứng của ngành thuế.Khả năng này lại phụ thuộc rất lớn vào hệ thống phần mềm, ứng dụng côngnghệ thông tin trong quản lý của ngành Cũng như vậy, theo Trần Tiến Lập(2013), một hệ thống thu thuế được kết nối bằng mạng nội bộ sẽ là một nhân

tố rất hữu ích cho CQT trong việc quản lý thu thuế hiệu quả, chính xác, kịpthời và tiết kiệm chi phí Việc xây dựng mạng thông tin nội bộ để quản lý cơ

sở dữ liệu sẽ đòi hỏi những chi phí bước đầu tương đối lớn, nhưng xét về dàihạn thì điều này sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc quản lý dữ liệutheo kiểu thủ công Từ đó cho thấy, vai trò của ứng dụng công nghệ thông tintrong quản lý của cơ quan thuế Việc đầu tư công nghệ thông tin càng hiệnđại, càng đồng bộ thì công tác quản lý thuế nói chung và thuế TNDN nóiriêng càng hiệu quả và ngươc lại

* Nguồn nhân lực quản lý thuế TNDN

Con người là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả công tácquản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng Trình độ, kỹ năng,phong thái, thái độ cũng như khả năng phát triển của những người trực tiếp thựcthi công vụ thuế sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lý thuế Đểcông tác quản lý thuế đạt hiệu quả, tận thu tối đa số thuế TNDN thì phẩm

Trang 34

chất và năng lực của cán bộ quản lý thuế phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu côngviệc Cán bộ thuế cần thường xuyên được được nâng cao về quan điểm, lậptrường, đạo đức, về trình độ nghiệp vụ thuế, về khả năng tổ chức quản lý,thông thạo về kế toán, kiểm toán, có trình độ ngoại ngữ, biết sử dụng vi tínhphù hợp với sự phát triển của ngành và đáp ứng được yêu cầu quản lý ngàycàng cao trong tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN của một số cục thuế tỉnh thành lân cận

1.2.1.1 Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

Những năm qua, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên luôn hoàn thành và hoàn thànhvượt dự toán thu ngân sách hàng năm Hoạt động quản lý thuế TNDN cũng đạtkết quả cao khi số nợ thuế ngày càng giảm (năm 2019 giảm 2,3%), trên địa bàngần như 100% DN kê khai và nộp thuế đúng thời hạn quy định Trong báo cáotổng kết kết quả hoạt động năm 2019, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đã nêu nhữngbiện pháp triển khai giúp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN như sau:

Trong công tác kê khai, nộp thuế: Cục Thuế Thái Nguyên thường xuyênthực hiện đôn đốc DN nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế TNDN kịp thời đúng quyđịnh Đồng thời, đơn vị xử lý nghiêm đối với các trường hợp kê khai chậm,không kê khai, khai sai các chỉ tiêu khai thuế CQT thực hiện tốt công tác giảiquyết hồ sơ hoàn thuế TNDN, kiểm tra chặt chẽ trước khi quyết định hoàn và

Trang 35

sử dụng, quản lý quỹ hoàn thuế đảm bảo đúng quy định; tăng cường công tác

rà soát nhập dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu trên ứng dụng quản lý thuế tập trung(TMS) theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế Cục Thuế khuyến khích DNNT thựchiện lập tờ khai thuế tại nhà hoặc cơ quan thông qua hệ thống dịch vụ thuế

điện tử (eTax) của CQT tại địa chỉ http://thuedientu gdt.gov.vn Sau khi lập và

gửi tờ khai trực tuyến thành công, DNNT thực hiện gửi hồ sơ quyết toán thuếbản giấy qua đường bưu điện cho CQT Phương thức kê khai thuế này giúptiết kiệm thời gian và chi phí cho cả DN và CQT, được đông đảo DN nộp thuếthực hiện

Ngoài ra, Cục Thuế Thái Nguyên đã quán triệt đến các chi cục thuế trựcthuộc thực hiện niêm yết công khai, rõ ràng các thủ tục về thuế tại CQT vàtrên ưebsite của cục thuế; việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết các yêu cầu,TTHC thuế cho DNNT được thực hiện kịp thời nhằm giảm bớt chi phí choNNT, tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho các DN hoàn thành nghĩa vụ thuế

và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng công tác thuế TNDN theo quy địnhtrong toàn đơn vị Đồng thời, Cục Thuế tỉnh cũng thường xuyên phối hợp chặtchẽ với văn phòng đăng ký đất đai các cấp để thực hiện giải quyết TTHC vềxác định nghĩa vụ thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng đất đai, kinhdoanh bất động sản đúng quy định Cục thuế phối hợp chặt chẽ với Sở Kếhoạch và Đầu tư để thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong việc cấp mã

số thuế cho DN, tạo thuận lợi cho các DN thực hiện nghĩa vụ đăng ký kinhdoanh và thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước

Hạn chế lớn nhất trong quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế Thái Nguyênthời gian qua là chưa chú trọng công tác kiểm tra, rà soát số lượng DN đăng kýkinh doanh để phát hiện kịp thời các trường hợp thực tế có kinh doanh nhưngkhông đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý; theodõi sát sao việc kê khai thuế của các DN có số thu lớn Cùng với đó, hoạt độngthanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế TNDN cũng chưa được Cục thuế quantâm, hàng năm Cục thuế mới thực hiện được từ 1 đến 2 đợt kiểm tra và đều xây

Trang 36

dựng kế hoạch từ trước nên chưa phát hiện được triệt để các sai phạm của DNnộp thuế cũng như các Chi cục thuế cấp huyện, thị xã trực thuộc.

1.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Cao Bằng

Những năm qua, Cục Thuế Cao Bằng luôn tăng cường quản lý chặt chẽ

mã số thuế, tình hình biến động, tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản của các

DN nộp thuế, phối hợp tốt với cơ quan đăng ký kinh doanh để trao đổi thôngtin, kiểm soát việc đăng ký thuế Đồng thời, cập nhật xử lý kịp thời hồ sơ khaithuế vào hệ thống quản lý thuế, đảm bảo kiểm tra sơ bộ 100% hồ sơ khai thuế.Kết quả trong năm 2019, số lượng hồ sơ khai thuế TNDN đã nộp về CQT đạt

tỷ lệ 98,62% trên tổng số hồ sơ khai thuế TNDN phải nộp của NNT, tỷ lệ nộp

hồ sơ khai thuế đúng hạn/tổng số hồ sơ khai thuế đã nộp đạt 95,83%, tỷ lệ hồ

sơ chưa nộp/số hồ sơ phải nộp 1,38% Đơn vị đã lập biên bản và xử phạt hànhchính thuế đối với 235 lượt NNT có hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế với sốtiền phạt 267,6 triệu đồng Trong quản lý thuế TNDN, Cục thuế tỉnh đã ápdụng các biện pháp sau:

Bên cạnh việc đẩy mạnh cải cách hỗ trợ DNNT, Cục thuế Cao Bằngđặc biệt chú trọng đến công tác kê khai nộp thuế Cụ thể, đơn vị thực hiện tốtquy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế, tổ chức hỗ trợ duy trì tỷ

lệ kê khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế qua hình thức điện tử cho 100% các

DN trên toàn tỉnh Đồng thời, Cục thuế cũng chú trọng đẩy mạnh việc kiểmtra, giám sát kê khai thuế của DNNT ngay từ khâu phối hợp cấp phép đăng kýkinh doanh, cấp mã số thuế đến kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNDN.Tập trung kiểm tra các tờ khai có dấu hiệu rủi ro, những lĩnh vực kinh doanh

có dấu hiệu tiềm ẩn kê khai không đủ thuế, rà soát tình hình SXKD để chủđộng đôn đốc DN thực hiện nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế phát sinhvào ngân sách

Ngoài ra, Cục thuế Cao Bằng đã tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợDNNT, đơn vị đã thực hiện nhiều giải pháp tuyên truyền, phổ biến chính sách

Trang 37

pháp luật thuế cho DNNT nhằm giúp DNNT hiểu rõ chính sách thuế để thựchiện đúng nghĩa vụ, tuân thủ tự nguyện một cách cao nhất giúp cho công tácquản lý thu thuế TNDN được thuận lợi hơn Tính riêng năm 2019, Cục thuếtỉnh đã phối hợp với các cơ quan tuyên giáo để thực hiện tuyên truyền vềchính sách pháp luật thuế tại 5 hội nghị và 55 tin, bài đăng trên các ấn phẩmtuyên giáo của tỉnh Tổ chức tập huấn chính sách thuế, đối thoại trực tiếp vớicác tổ chức, cá nhân và DN tại 13 hội nghị với 5.500 lượt DNNT tham dự…

Song song với đó, Cục thuế tỉnh cũng đẩy mạnh công tác hỗ trợ DNNTbằng nhiều hình thức như: trao đổi thảo luận trực tiếp, trả lời qua điện thoại,bằng văn bản hướng dẫn chính sách thuế và tổ chức các lớp tập huấn hướngdẫn áp dụng chính sách thuế mới Tổ chức hội nghị đối thoại với DN nhằmgiải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các chính sách vềthuế TNDN của DNNT trên địa bàn Hỗ trợ kịp thời DNNT với mục tiêu tạođiều kiện tốt nhất để DN thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế trên hệ thốngthuế điện tử - nơi cung cấp toàn bộ các dịch vụ về giao dịch thuế điện tử cho

DN dễ dàng, thuận tiện với các phân hệ khai thuế, nộp thuế

Mặc dù đã khá quan tâm đến công tác quản lý thuế TNDN đối với cácdoanh nghiệp trên địa bàn song Cục Thuế Cao Bằng còn gặp nhiều hạn chếtrong ứng dụng CNTT vào phục vụ công tác quản lý thuế TNDN của ngành.Việc quản lý vận hành hệ thống mạng, hạ tầng truyền thông, hệ thống an toànphòng máy chủ còn phát sinh lỗi, chưa đảm bảo hệ thống được vận hànhthông suốt và ổn định Công tác quản trị hệ thống các phần mềm ứng dụngquản lý thuế TNDN chưa được nâng cấp kịp thời nên đôi khi không đáp ứngđược yêu cầu theo quy trình nghiệp vụ; không đảm bảo hỗ trợ nhanh chóng,kịp thời cho cán bộ thuế và DNNT khai thác, sử dụng các chức năng trên hệthống, các ứng dụng của ngành và hệ thống thuế điện tử

1.2.1.3 Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN của Cục thuế tỉnh Phú Thọ

Trang 38

Phú Thọ được coi là vùng đất tổ cội nguồn của Việt Nam, là tỉnh miềnnúi trung du thuộc vùng tây bắc Việt Nam, có 13 đơn vị hành chính gồm mộtthành phố, một thị xã và 11 huyện Phú Thọ và Vĩnh Phúc là hai tỉnh đượctách ra từ tỉnh Vĩnh Phú năm 1997 Những năm qua, Cục Thuế tỉnh Phú Thọluôn hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách được giao Số thu năm sau cao hơnnăm trước, năm 2019 số thu thuế TNDN đạt 2,498 tỷ đồng góp phần đảm bảothực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương Để có đượcthành tích trong những năm qua Cục thuế Phú Thọ đã triển khai quyết liệt,đồng bộ nhiều giải pháp:

Ngay từ đầu năm, Cục thuế tỉnh đã phát động phong trào thi đua thuthuế TNDN gắn với công tác khen thưởng nên đã tạo đà cho việc thực hiệnnhiệm vụ thuế cả năm Tranh thủ sự chỉ đạo của cấp trên, đánh giá sát tìnhhình để có chỉ đạo đạt hiệu quả công tác thu ngân sách, tăng cường công táckiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế và công tác thanh tra kiểm tratại trụ sở người nộp thuế để phát hiện kịp thời và ngăn chặn các hành vi khaisai, khai thiếu thuế, tập trung sức mạnh đôn đốc thu ngân sách, khai thác cácnguồn thu, giảm thiểu nợ đọng thuế

Tăng cường công tác thu nợ tiền thuế, tiền phạt Phòng Quản lý nợ vàCưỡng chế nợ đánh giá tình hình nợ thuế, phân loại nợ thuế của đơn vị, lậpdanh sách các doanh nghiệp nợ thuế lớn có điều kiện nộp thuế hoặc có khảnăng về tài chính nhưng không nộp thuế để phối hợp với các Ban, Ngành nhất

là Ngân hàng, kho bạc để có biện pháp thu nợ thuế Bằng các biện pháp nhưphong tỏa tài khoản của doanh nghiệp nợ thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn đốivới những doanh nghiệp dây dưa nợ thuế hoặc cố tình không nộp thuế nhằmđảm bảo thu ngân sách

Trang 39

Chuyển từ cơ chế quản lý thuế theo đối tượng sang quản lý thuế theochức năng Chuyển từ cơ chế cơ quan thuế tính thuế sang cơ chế NNT tự tính,

tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhằm tăng cường tínhtuân thủ tự nguyện chấp hành pháp luật của NNT

Tuy nhiên, những năm qua, Cục thuế Phụ Thọ lại chưa chú trọng thựchiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp nộp thuế, chưa đánh giá đúngvai trò của hoạt động tuyên truyền Hoạt động tuyên truyền phần lớn đều docác chi cục thuế cấp huyện, thị xã tự thực hiện mà Cục thuế tỉnh không có vănbản, chỉ đạo cụ thể Từ đây khiến hoạt động tuyên truyền đôi khi chỉ thực hiệnmang tính hình thức, không mang lại hiệu quả cao gây ảnh hưởng đến hoạtđộng quản lý thuế TNDN của Cục thuế tỉnh Phú Thọ

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Bắc Kạn

Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnhBắc Kạn được rút ra như sau:

Thứ nhất, quản lý chặt chẽ DN nộp thuế thông qua giám sát tình hìnhbiến động, tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản và đăng ký của các DN nộpthuế

Thứ hai, thực hiện tốt quy trình quản lý kê khai và nộp thuế TNDN,khuyến khích DN kê khai thông qua các phương tiện điện tử, cập nhật xử lýkịp thời hồ sơ khai thuế vào hệ thống quản lý thuế của đơn vị Đôn đốc DN kêkhai và nộp thuế đúng hạn

Thứ ba, đẩy mạng ứng dụng CNTT vào quản lý thuế TNDN, đảm bảoquá trình vận hành hệ thống mạng, hạ tầng truyền thông, hệ thống an toànphòng máy chủ luôn hoạt động thông suốt và ổn định

Trang 40

Thứ tư, tăng cường các hoạt động tuyền truyền, nâng cao nhận thức của

DN về thuế TNDN, đa dạng hình thức và nội dung tuyên truyền tạo ra sự hấpdẫn, thu hút DN nộp thuế

Thứ năm, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, rà soát kiểm tra chống thấtthu, nợ đọng thuế; quản lý chặt chẽ số nợ đọng thuế TNDN và kiên quyết xử

lý thu hồi nợ đọng tiền thuế

Thứ sáu, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan như: văn phòngđăng ký đất đai, Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện quản lý các nguồn thu từđất và tình hình hoạt động của DN

Ngày đăng: 09/06/2021, 07:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w