3.3. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại các công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ.
Quan thời gian nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng kế toán thuế TNDN tại các công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ, tác giả đã đưa ra được một số tồn tại trong công tác kế toán thuế TNDN tại các công ty khảo sát. Và từ những căn cứ, cơ sở lý luận, cũng như thực trạng tại các công ty như vậy, tác giả xin đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại các công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ.
3.3.1 Hoàn thiện kế toán thuế TNDN hiện hành
- Hoàn thiện cách xác định chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN hiện hành:
Theo quy định của luật kế toán thuế TNDN năm 2008 có hiệu lực thi hành đến hết năm 2013 và luật thuế TNDN năm 2013 sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế TNDN năm 2008 thì có quy định về những khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, đi kèm thông tư 123/2012/TT - BTC hướng dẫn chi tiết luật kế toán thuế TNDN tại thời điểm kế toán thuế TNDN năm 2013, Ngày 18 tháng 6 năm 2014, Bộ Tài chính ban hành thông tư số 78/2014/TT - BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 218 về thuế TNDN, và mới đây nhất ngày 22 tháng 6 năm 2015, Bộ Tài chính ban hành thông tư số 96/2015/TT - BTC hướng dẫn về thuế TNDN tại nghị định số 12/2015/NĐ - CP, bổ sung một số điều của thông tư số 78/2014/TT - BTC.
Và hiện nay, thông tư 96/2015/TT - BTC là thông tư mới nhất hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN. Căn cứ vào các văn bản quy định liên quan tới thuế TNDN khác mà nhà nước ban hành và từ những vấn đề kế toán tại các doanh nghiệp khảo sát đang còn gặp phải, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị liên quan đến kế toán thuế TNDN hiện hành.
3.3.2 Kế toán tài sản thuế TNDN hoãn lại
Thực tế hiện nay, công ty chưa thực sự quan tâm đến việc theo dõi các khoản chênh lệch tạm thời và hạch toán thuế TNDN hoãn lại..
Công ty mới chỉ chú trọng đến việc tuân thủ các quy định của Luật thuế TNDN hiện hành chứ chưa đề cập đến chất lượng thông tin kế toán cung cấp cho người sử dụng. Hay nói cách khác là Công ty mới đáp ứng được việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước mà không đảm bảo được độ chính xác và tin cậy của thông tin kế toán cung cấp ra bên ngoài.
Cuối năm tài chính, kế toán tại Công ty đã không lập các Bảng xác định
chênh lệch tạm thời, không xác định và ghi nhận thuế TNDN hoãn lại.
Theo đó, kế toán không mở các sổ kế toán liên quan đến thuế thu nhập hoãn lại như sổ cái TK 243, sổ cái TK 347. Công ty có mở sổ chi tiết TK 8212 “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” nhưng lại không có số liệu để ghi chép vào sổ này.
Cũng vì lý do này mà các chỉ tiêu liên quan đến thuế TNDN hoãn lại trên Báo cáo tài chính cũng không được Công ty trình bày
Bảng 3.1: Bảng Tổng hợp chênh lệch phát sinh tại Công ty
STT Nội Dung Số Tiền Tài
Khoản
Điều chỉnh tờ khai thuế
Quy định của luật thuế TNDN 1
Tiền thưởng cho nhân viên không quy định trong Hợp đồng lao động.
101.000.000 642 Không điều chỉnh
Xuất toán
2
Chi phí lãi vay vượt mức khống chế
7.125.000 635 Không
điều chỉnh
Xuất toán
3 Tiền vi phạm phạt hành chính
47.491.510 811 Không
điều chỉnh
Xuất toán
4 Khoản chi may đồng phục
300.010.000 642 Không điều chỉnh
Xuất toán
Sau khi thực hiện kiểm toán cuối năm tài chính năm 2017 ( từ ngày 01/01/2018 đến ngày, có 1 khoản chưa hợp lý là kế toán đã chi tiền và ghi nhận vào làm chi phí trong kỳ. Do đó, việc thực hiện theo dõi các khoản chênh lệch tạm thời và hạch toán thuế TNDN hoãn lại là cần thiết đối với doanh nghiệp.
Kế toán thuế TNDN hoãn lại cần được thực hiện theo trình tự sau:
• Xác định chênh lệch tạm thời phải chịu thuế/được khấu trừ
• Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả/Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
• Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả/Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và chi phí/doanh thu thuế TNDN hoãn lại
• Trình bày trên Báo cáo tài chính
Vận dụng vào kế toán thuế thu nhập hoãn lại tại Công ty
Tháng 4/2017 công ty có vay của cá nhân Lê Thị Hoài số tiền 1.900.000.000đ, Lãi vay phải trả : 28.500.000. Theo quy định của kế toán: số tiền này được ghi tăng chi phí tài chính và số tiền này không được ghi nhận toàn bộ là khoản thu nhập tính thuế hoặc chi phí được trừ khi kê khai thuế TNDN cho năm 2017. Số tiền 28.500.000 là chi phí lãi vay, nhưng chi phí này chỉ tính là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền là 21.375.000 và số tiền bị loại ra khỏi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là 7.125.000. Do đó, làm phát sinh chênh lệch tạm thời phải chịu thuế là 7.125.000 đồng.
Tại ngày 31/12/2017 kết thúc năm tài chính, công ty trích trước chi phí kiểm toán số tiền 648.912.404 đồng:Theo quy định của kế toán: số tiền này được ghi tăng chi phí quản lý doanhnghiệp và ghi tăng chi phí phải trả. Theo quy định của thuế: số tiền này không được ghi nhận chi phí được trừ khi kê khai thuế TNDN cho năm hiện tại. Trong những năm tiếp theo, số tiền nàysẽ được ghi nhận là chi phí hợp lý được trừ khi nó phát sinh trên thực tế và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định.Sau khi kiểm toán phát hiện và điều chỉnh thì
Khoản chênh lệch này được kế toán phản ánh trên bảng xác định chênhlệch tạm thời được khấu trừ
Bảng 3.2: Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ ST Diễn giải Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh
T trong năm
Tăng (đồng) Giảm (đồng)
Phát sinh từ các giao dịch trong năm hiệnhành
Phát sinh doáp dụng hồi tố chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sótphát sinh từcác năm trước
Hoàn nhập từ các giao dịchtrong năm hiện hành
Hoàn nhập do áp dụng hồi tố thay đỗi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót phát sinh từcác năm trước
A B 1 2 3 4
I Chênh lệch tạm thời phát sinh 1 Phát sinh từ việc
chi phí lãi vay 7.125.000 2 Phát sinh từ việc
trích trước chi phí kiểm toán
648.912.404 II Chênh lệch tạm
thời được hoàn nhập
1 Hoàn nhập do
Tổng cộng 656.037.404
Việc nghiên cứu Chuẩn mực kế toán số 17 trong công tác kế toán thuế tại Công ty CP vật tư và thiết bị toàn bộ có thể thấy rằng, công tác kế toán thuế TNDN tại đơn vị hiện nay vẫn còn khá nhiều hạn chế trong việc phân biệt lợi nhuận kế toán với thu nhập chịu thuế, dẫn đến việc phản ánh thuế TNDN trong kỳ không chính xác và theo dõi không đầy đủ các khoản mục về thuế trên báo cáo tài chính.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, kế toán tại đơn vị cần nghiên cứu kỹ hơn Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17. Đồng thời, thường xuyên cập nhật kịp thời những thay đổi trong chính sách thuế của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hạch toán thuế TNDN nói riêng và các loại thuế nói chung, hạn
chế những sai sót trong quá trình hạch toán thuế tại DN.
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại a. Nguyên nhân chủ quan
Qua phỏng vấn cá nhân và quan sát thực tế, tác giả nhận thấy nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập còn tồn đọng trong công tác kế toán thuế TNDN tại Công ty CP vật tư và thiết bị toàn bộ là do trình độ của nhân viên kế toán thuế còn hạn chế. Các kế toán chưa có sự am hiểu nhất định về VAS 17. Thực tế, họ ít để ý đến nội dung chi tiết của chuẩn mực mà quan tâm nhiều đến việc các thông tư hướng dẫn thực hiện như thế nào? Mặc dù các quy định mới của Luật thuế TNDN được các kế toán cập nhật thường xuyên nhưng họ vẫn chưa nắm bật hết các quy định mới và vận dụng vào từng tình huống cụ thể. Và quan trọng hơn cả là các kế toán chưa nhận diện được đúng đắn và đầy đủ những điểm khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế dẫn đến những thông tin kế toán mà họ cung cấp về thuế TNDN còn thiếu chính xác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đúng mực đến vai trò quản lý của kế toán. Kế toán được xem là công cụ để nhà quản lý kiểm tra, giám sát và vận hành hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại coi kế toán như là phương tiện kê khai thuế theo sự quản lý của Nhà nước. Hơn nữa, sự am hiểu về chuẩn mực và chế độ kế toán của chủ doanh nghiệp không được sâu sắc. Do đó, khi các kế toán thực hiện sai pháp luật về thuế và vận dụng không đúng chuẩn mực, chế độ kế toán cũng ít khi được phát hiện.
Bên cạnh công việc chính, đôi khi các kế toán còn phải đảm nhiệm cả những công việc không thuộc chuyên môn, khi đó công việc kế toán lại bị ảnh hưởng. Công ty cũng thường rất ít tổ chức cho nhân viên đi tập huấn, học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Điều này ảnh hưởng phần nào đến công tác kế
toán nói chung và công tác kế toán thuế TNDN nói riêng của doanh nghiệp.
b. Nguyên nhân khách quan
Khác với nhiều chuẩn mực kế toán mà DN có thể dễ dàng áp dụng sau khi có thông tư hướng dẫn, chuẩn mực Kế toán số 17 - Thuế TNDN được các DN cho là rất khó áp dụng. Lý do chính là do các DN chưa được trang bị một phương pháp phù hợp để hạch toán thuế TNDN. Chuẩn mực kế toán số 17 chỉ quy định các nguyên tắc trong hạch toán thuế TNDN và Thông tư số 20/2006/TT - BTC hướng dẫn chi tiết cách hạch toán vào từng tài khoản. Còn phần quan trọng nhất là làm thế nào để xác định được các số liệu để hạch toán lại chưa được hướng dẫn cụ thể và có hệ thống. Vấn đề càng trở lên rắc rối hơn khi các khái niệm trong chuẩn mực Kế toán số 17 và thông tư hướng dẫn còn khá mới mẻ, mang tính kỹ thuật cao. Cụ thể khi giải thích hai khái niệm Chênh lệch tạm thời và Chênh lệch vĩnh viễn, cả chuẩn mực và thông tư chỉ đề cập đến sự khác biệt giữa Lợi nhuận kế toán và Lợi nhuận chịu thuế, tức là các khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, khi hướng dẫn xác định chênh lệch thì lại sử dụng khái niệm Cơ sở tính thuế của tài sản và Nợ phải trả, tức là các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Sự thiếu đồng bộ khiến cho các DN lúng túng trong việc xác định chênh lệch tạm thời để xác định thuế thu nhập hoãn lại. Điều này yêu cầu người làm công tác kế toán phải phân biệt rõ giữa Nguyên tắc kế toán và Phương pháp kế toán thuế TNDN.
Hơn nữa, cuối năm tài chính, ngoài việc xác định các khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả, tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm thì kế toán còn phải theo dõi các khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả, tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm. Như vậy, đòi hỏi kế toán phải theo dõi các khoản mục thuế TNDN hoãn lại không chỉ trong năm hiện hành mà còn liên quan đến các năm về trước. Để đơn giản hóa, các kế toán đã
bỏ qua nghiệp vụ kế toán thuế TNDN.
Ngoài ra, có thể nói sự chồng chéo trong việc ban hành các văn bản pháp luật về thuế cũng gây không ít lúng túng cho các doanh nghiệp. Đôi khi, trong một khoảng thời gian ngắn, rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật về các chính sách thuế được ban hành khiến cho các doanh nghiệp không kịp cập nhật hoặc cập nhật không đầy đủ nội dung của các quy định, vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc chấp hành, thực thi pháp luật về thuế của các doanh nghiệp.
3.3.4.Các giải pháp hoàn thiện kế toán và khai quyết toán thuế thu nhập hiện hành
Thứ nhất, hạn chế tối đa các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Đối với các khoản tiền phạt về vi phạm hành chinh bao gồm vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có thê giải quyết bằng cách quy trách nhiệm cho các cá nhân gây ra vi phạm để có biện pháp xử lý thích hợp nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực hiện.
Đối với các khoản chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như chi ủng hộ các quỹ từ thiện, các đoàn thể..., Công ty có thể trích từ quỹ phúc lợi hoặc quỹ công đoàn tại cơ sở để ủng hộ.
Đối với các khoản tiền thưởng cho người lao động không ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng trong Hợp đồng lao động hay Thỏa ước lao động tập thể, doanh nghiệp nên bổ sung điều khoản này vào trong Hợp đồng lao động và Thỏa ước lao động tập thể.
Thứ hai, theo dõi riêng các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Công ty khi xác định thu nhập chịu thuế chỉ dựa trên số liệu kế toán mà
không có sự điều chỉnh theo quy định của Luật thuế TNDN; không kê khai đầy đủ các chỉ tiêu điều chỉnh tăng, điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN trên các Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm tài chính.
Một trong những lý do đó là khi hạch toán các khoản chi phí, kế toán không tách riêng chi phí được trừ và chi phí không được trừ nên kế toán không có số liệu chính xác để điều chỉnh. Để khắc phục tình trạng này, khi phát sinh các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, kế toán có thể theo dõi riêng các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bằng cách mở thêm tài khoản chi tiết cho các tài khoản phản ánh các loại chi phí tương ứng. Để thuận tiện cho việc theo dõi, tác giả đề xuất đặt tên 1 cho tài khoản chi tiết phản ánh các khoản chi không được trừ là “Chi phí bị không chế” và số hiệu tài khoản kết thúc bằng chữ số 9 như:
TK 6329 - Giá vốn hàng bán không được trừ TK 6359 - Chi phí lãi vay không được trừ.
TK 6419 - Chi phí bán hàng không được trừ.
TK 6429 - Chi phí quản lý doanh nghiệp không được trừ TK 8119 - Chi phí khác không được trừ
Chẳng hạn, phần chi phí lãi vay vượt 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm vay, kế toán có thể theo dõi trên TK 6359, các khoản vi phạm tiền phạt vi phạm hành chính mà doanh nghiệp không xác định được cá nhân phải chịu trách nhiệm thì kế toán có thể theo dõi trên TK 8119...
Dựa trên những bất cập đã nêu, khi mở chi tiết các tài khoản cấp 2 "Chi phí không được trừ" tiến hành kế toán các khoản này như sau:
+ Đối với khoản chi không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh không được trừ:
* Khi phát sinh khoản chi phí không phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh không được trừ, ghi:
Nợ TK 6429 - Chi phí không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh không được trừ.
Có TK 111/112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng .
* Cuối kỳ kết chuyển Chi phí không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh không được trừ vào TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 911 - Chi phí kinh doanh.
Có TK 6429 - Chi phí không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh không được trừ.
+ Đối với khoản chi phí lãi vay không được trừ.
* Phần lãi vay vốn không được trừ theo quy định, ghi:
Nợ TK 6359 - Chi phí lãi vay không được trừ.
Có TK 242, 335 - Chi phí lãi vay không được trừ đã trả hoặc phải trả.
* Cuối kỳ kết chuyển vào TK 911- xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 911 - Chi phí kinh doanh.
Có TK 6359 - Chi phí lãi vay không được trừ.
Thứ ba, theo dõi riêng các khoản thu nhập không phải chịu thuế TNDN Tài khoản doanh thu, thu nhập nên mở chi tiết các tài khoản cấp 2 để theo dõi các "khoản thu nhập không phải chịu thuế TNDN". Ví dụ như sau:
TK 5159 - Doanh thu hoạt động tài chính không phải nộp thuế TNDN.
Khoản doanh thu hoạt động tài chính không phải nộp thuế TNDN là những khoản thu nhập từ cổ tức, lợi nhuận được chia từ các hoạt động đầu tư góp vốn. Tương tự như trên, các TK có phát sinh chi phí không được trừ, doanh thu không phải nộp thuế thu nhập theo quy định của luật thuế thì kế toán mở TK cấp 2 để theo dõi và hạch toán kế toán. Cuối kỳ kết chuyển vào TK 911
"Xác định kết quả kinh doanh" để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.