1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh nam thăng long

129 432 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 398,73 KB

Nội dung

Bằng uy tín, nguồn vốn và kinh nghiệm dày dạn của mìnhtrong hoạt động quốc tế, đặc biệt trong công tác thanh toán tín dụng chứng từ, Ngânhàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Th

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-NGUYỄN VÂN ANH

THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 2

HÀ NỘI - 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-NGUYỄN VÂN ANH

THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS,TS Doãn Kế Bôn

Trang 3

HÀ NỘI - 2018

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêngtôi, được thực hiện trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tế tạiNgân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long dưới

sự hướng dẫn của PGS.TS Doãn Kế Bôn Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêutrong luận văn hoàn toàn trung thực, chính xác đảm bảo tính khách quan, khoahọc Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Vân Anh

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo, đặc biệt là ngườihướng dẫn khoa học PGS.TS Doãn Kế Bôn đã hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ nhiệttình tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin dành lời cảm ơn tới cán bộ tại Ngân hàng TMCP Công Thương ViệtNam – Chi nhánh Nam Thăng Long đã tạo điều kiện trong quá trình nghiên cứu vàcung cấp các thông tin, số liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình

Do khả năng cũng như kinh nghiệm của tác giả còn nhiều hạn chế nên luậnvăn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định

Tác giả rất mong nhận được những sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo

và những nhà nghiên cứu khác để nội dung được nghiên cứu trong luận văn hoànthiện hơn

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Vân Anh MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

Trang 6

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.

KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.1.1 Khái niệm

1.1.2 Phân loại thư tín dụng

1.1.3 Nội dung của thư tín dụng

1.1.4 Ưu, nhược điểm của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

1.1.5 Các văn bản pháp lý mang tính quốc tế sử dụng trong TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ.

1.2 NỘI DUNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.2.1.Nội dung thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại

1.2.2.Các nhân tố tác động tới thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

1.3.KINH NGHIỆM VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA CÁC NGÂN HÀNG VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG

1.3.1 Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

1.3.2.Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn

1.3.3 Bài học cho ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long

Trang 7

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG

2 1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG.

2.1.1 Khái quát về ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG

2.2.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Nam Thăng Long

3 1 Một số thành công trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng

từ tại ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long.

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNGVIỆT NAM- CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG

Trang 8

3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh chung của Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long những năm tới 3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC

TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG

3.2.1.Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ

3.2.2 Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, mở rộng tìm kiếm và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng

3.2.3.Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên

3.2.4.Nâng cấp, đổi mới công nghệ ngân hàng và hiện đại hóa cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh toán.

3.2.5 Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ

3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1.Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước

3.3.2.Kiến nghị với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

3.3.3.Kiến nghị với khách hàng

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

TT.TTQT Trung tâm thanh toán quốc tế

Trang 10

Bảng 2.3 Số lượng khách hàng hoạt động TTQT theo phương thức L /C tạichinhánh Nam Thăng Long giai đoạn 2015-2017

Bảng 2.4 Giá trị thanh toán L/C xuất- nhập khẩu giai đoạn 2015- 2017

Bảng 2.5.So sánh phí L/C xuất- nhập khẩu của Vietinbank và Vietcombank

Bảng 2.6: Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ thanh toán chứng từ tạicác phòng giao dịch của Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long

Bảng 2.7 Số vụ khiếu nại trong hoạt động thanh toán bằng L/C của Vietinbank chinhánh Nam Thăng Long giai đoạn 2015-2017

Bảng 2.8 Doanh số thanh toán quốc tế tại Vietinbank Nam Thăng Long giai đoạn2015- 2017

Bảng 2.9 Doanh thu TTQT theo các phương thức giai đoạn 2015- 2017

Bảng 2.10 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo L/C tại VietinbankNam Thăng Long giai đoạn 2015- 2017

Trang 11

2015-SƠ ĐỒ

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, khi quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giớiWTO đã hoàn thành thì hoạt động XNK của Việt Nam đã được đổi mới và đạt đượcnhiều thành tựu đáng khích lệ như: Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tếtham gia sản xuất và kinh doanh hàng XK, giảm mạnh việc quản lý theo hạn ngạch,chính sách Nhà nước độc quyền về ngoại thương được bãi bỏ, thu hẹp tối thiểu diệnmặt hàng cấm nhập, cấm xuất, bãi bỏ các thủ tục phiền hà trong XNK, xuất nhậpcảnh tham quan du lịch, hợp tác và liên doanh, xoá bỏ chế độ thu bù chênh lệchngoại thương Tất cả những thành tựu đó cũng góp phần thúc đẩy hoạt động thanhtoán quốc tế của các NHTM phát triển mạnh mẽ Giữa các chủ thể tham gia hoạtđộng TTQT luôn tồn tại những sự khác biệt về vị trí địa lý, văn hóa, xã hội Do đóviệc tìm ra một phương thức thanh toán thuận tiện, nhanh chóng nhưng vẫn đảmbảo được quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia là một đòi hỏi bức thiết.Phương thức tín dụng chứng từ ra đời như một tất yếu khách quan vì nó đã đáp ứngđược những yêu cầu từ cả hai phía nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu Với những ưuđiểm vượt trội, ngày nay phương thức tín dụng chứng từ đã được sử dụng một cáchrộng rãi trên toàn thế giới

Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ biến.Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thếbằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn Trong đó,phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụngrộng rãi nhất và ưu việt hơn cả trong TTQT vì nó đảm bảo quyền lợi một cáchtương đối cho cả người mua và người bán Hoạt động TTQT còn là một trongnhững hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó không chỉ mang lạinguồn thu khá cho ngân hàng, mà nó còn làm các mảng nghiệp vụ khác của ngânhàng phát triển như: tín dụng, chiết khẩu, … làm tăng uy tín, cũng như khả năng hộinhập quốc tế của ngân hàng

Trang 13

Trong những năm gần đây, các Ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó cóNgân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long, đãkhông ngừng đổi mới các nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho phù hợp với những yêucầu của khách hàng Bằng uy tín, nguồn vốn và kinh nghiệm dày dạn của mìnhtrong hoạt động quốc tế, đặc biệt trong công tác thanh toán tín dụng chứng từ, Ngânhàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long, đã thực sự trởthành người người hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phầnkhông nhỏ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu của cảnước theo định hướng của Nhà nước Mặc dù Chi nhánh đã có những nỗ lực khôngngừng trong việc nâng cao chất lượng công tác thanh toán tín dụng chứng từ, nhưngnhững rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ vẫn là mối đe dọa thường xuyênđối với hoạt động của ngân hàng và của khách hàng, số lượng khách hàng còn hạnchế so với tiềm năng trên địa bàn, còn có sự mất cân đối giữa thanh toán xuất khẩu

và nhập khẩu

Xuất phát từ sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài:

“Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long.”

làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – ngân hàng

2.Tổng quan các công trình nghiên cứu

Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàngthương mại đang là đề tài được các nhà nghiên cứu và các ngân hàng thương mạirất quan tâm Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nàynhư sau:

- Phạm Thị Thu Hương, (2014), “Giải pháp phát triển hoạt động TTQT tại hệ

thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam” Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế

TP Hồ Chí Minh Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển hoạtđộng thanh toán quốc tế tại hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam Đánh giáhoạt động phát triển TTQT tại hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam trong giaiđoạn 2010-2014 Rút ra 4 ưu đểm và 5 hạn chế của hoạt động này Từ đó, tác giả luận

Trang 14

văn đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT tại hệ thống Ngân hàngCông thương Việt Nam trong thời gian tới.

- Lê Thị Phương Liên, (2014) “Nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của các

Ngân hàng thương mại Việt Nam” Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học KTQD Luận

án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động TTQT của hệ thốngngân hàng thương mại Tác giả đã tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toánquốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó tập trung vào một sốngân hàng lớn như: Vietcombank, Vietinbank, Agribank Tác giả luận văn cũng đã

đề xuất 6 nhóm giải pháp lớn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của cácNgân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới

- Đào Hồng Lĩnh (2014), “Nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương

thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại”, tạp chí Phát triển kinh tế

-thành phố Hồ Chí Minh - Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, số 138,

tr 35 – 36 Bài báo cáo đưa ra những lý luận chung về chất lượng dịch vụ thanh toánquốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, phân tích thực trạng chất lượng thanhtoán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP CôngThươngViệt Nam – Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra giảipháp và kiến nghị nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế theophương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công ThươngViệt Nam – Chinhánh Bà Rịa Vũng Tàu

- PGS – TS Nguyễn Văn Tiến, (2013), “Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại

thương” - nhà xuất bán thống kê.Tác giả đưa ra những lý luận cơ bản về thanh toán

quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại ViệtNam Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đề xuất về các giải pháp nhằm nâng caochất lượng và phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từcủa hệ thống ngân hàng này ở Việt Nam

- Hoàng Gia Tâm, (2015), “Mở rộng nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ

tại Sacombank – Chi nhánh Thăng Long.” Trường Đại học Thăng Long Luận văn

đã khái quát hóa các vấn đề lý luận về nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ; phân

Trang 15

tích thực trạng nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ ở Sacombank – Chi nhánhThăng Long; Đề xuất giải pháp góp phần mở rộng nghiệp vụ thanh toán tín dụngchứng từ ở Sacombank – Chi nhánh Thăng Long.

Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến hoạt động thanh toán quốc tế nóichung và hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng,

ở từng thời điểm khác nhau, tại hệ thống NHTM nói chung hoặc tại một chi nhánh cụthể Các công trình nghiên cứu đó sẽ giúp tác giả trong việc xây dựng cơ sở lý luậncủa đề tài Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổngquát cả về lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tíndụng chứng từ của Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long Hà Nội Vìvậy, đề tài là không trùng lặp, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu là phân tích, đánh giá và đề xuất các giảipháp để hoàn thiện thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ củaNgân hàng Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long, Hà Nội

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụngchứng từ tại ngân hàng thương mại

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phươngthức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long

- Từ kết quả đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện hoạt độngthanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thanh toán quốc tế theo phươngthức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long

Trang 16

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian : Đề tài được thực hiện trên cơ sở các thông tin thuthập ngân hàng và phiếu khảo sát khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tếtheo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh NamThăng Long

- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ2015-2017

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nội dung cốt lõi của đề tài là tập trungnghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tạingân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tổng hợp được sử dụng bao gồm: phương phápnghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập thông tin và phươngpháp phân tích

Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, bao gồm cácphương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với các phương pháp nghiên cứu địnhlượng

Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: phương pháp nghiên cứuphương pháp thu thập thông tin và phương pháp phân tích Thông tin thu thập đượcthông qua nhiều kênh như các báo cáo tài chính năm, báo cáo tín dụng,…

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tác giả sử dụng các điều tra đã đượcngân hàng thực hiện trong thời gian gần đây để đánh giá sự hài lòng của khách hàngkhi sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngânhàng Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long

Phương pháp phân tích sử dụng các thông tin này, kết hợp với phương pháp sosánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin, diễn giải, quy nạp…tác giả cũng sử dụngphương pháp nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu đi trước từ đó đưa ra nhữngnhận định về tình hình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tạingân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long

Trang 17

6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài lời mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụngchứng từ của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từtại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụngchứng từ tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC

TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.1.1 Khái niệm

“Phương thức tín dụng chứng từ là một sự cam kết thanh toán có điều kiệnbằng văn bản của ngân hàng, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng)theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả tiền cho ngườihưởng lợi hay chấp nhận, mua hối phiếu do người hưởng lợi phát hành; hoặc chophép một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận, hay mua hối phiếu đó khi mọi điềukiện đặt ra trong thư tín dụng đều được thực hiện đầy đủ” [16]

Phương thức tín dụng chứng từ có đặc trưng là ngân hàng và các bên liênquan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ mà không dựa trên hàng hoá hoặc dịch vụ,nghĩa là ngân hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán là hoàn toàn dựa vào việckiểm tra bộ chứng từ chứ không phải là trực tiếp kiểm tra hiện trạng hàng hoá Phương thức tín dụng chứng từ được điều chỉnh bởi “Quy tắc và thực hànhthống nhất về tín dụng chứng từ”, số xuất bản 600 – UCP 600 của phòng thươngmại quốc tế ICC Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tuỳ, hoàn toàn do cácchuyên gia thuộc khu vực tư nhân soạn thảo, ra đời nhằm làm giảm sự bất đồnggiữa các bên thuộc các quốc gia khác nhau trong thương mại quốc tế Điều đó cónghĩa là quy tắc này áp dụng cho bất kỳ tín dụng chứng từ nào có nội dung chỉ ramột cách rõ ràng nó phụ thuộc quy tắc này

Trong phương thức tín dụng chứng từ, thư tín dụng (L/C – Letter of credit)được coi là một phương tiện thanh toán, một văn bản pháp lý quan trọng trongphương thức thanh toán tín dụng chứng từ Đó là bức thư do một ngân hàng lập ratrên cơ sở yêu cầu của khách hàng là người nhập khẩu, trong đó thể hiện cam kếtthanh toán của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từthanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C

Trang 19

Thư tín dụng được lập ra trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, tuy nhiên khi L/C

đã được mở thì nó lại hoàn toàn độc lập với các hợp đồng đó Đó là vì khi thanhtoán, ngân hàng chỉ căn cứ vào các chứng từ được quy định trong L/C chứ khôngcăn cứ vào hợp đồng Điều 4 của UCP 600 ghi: “Về bản chất, tín dụng là một giaodịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà có thể là cơ sởcủa tín dụng Các ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợpđồng như thế, ngay cả khi tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó”.[13]

Phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua và bên bán

vì trong phương thức này, ngân hàng không chỉ là trung gian thu hộ, trả hộ mà còn

là chủ thể đứng ra bảo đảm cho bên xuất khẩu nhận được số tiền tương ứng vớihàng hoá mà họ cung cấp; đồng thời, bảo đảm cho bên nhập khẩu nhận được hànghoá tương ứng với số tiền mà họ phải chi trả

1.1.2 Phân loại thư tín dụng

Trên thực tế trong thanh toán quốc tế có rất nhiều loại thư tín dụng, tuỳ theotừng điều kiện cụ thể để lựa chọn loại thư tín dụng cho phù hợp

*Phân theo loại hình:

- L/C không thể huỷ ngang (irrevocable L/C): là loại L/C sau khi đã được ngânhàng mở thì không thể sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nónếu chưa có sự thoả thuận của các bên tham gia Sử dụng thư tín dụng này đảm bảoquyền lợi cho các bên nên được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong thanh toán

- L/C có thể huỷ ngang (revocable L/C): là loại L/C có thể bị sửa đổi hoặc huỷ

bỏ mà không cần thông báo cho người hưởng lợi Loại này chứa đựng nhiều rủi rođối với nhà xuất khẩu Vì vậy mà L/C này hầu như không được sử dụng, nó chỉđược sử dụng trong trường hợp: việc giao hàng giữa công ty mẹ và công ty con,hoặc quan hệ tín dụng giữa hai bên rất tốt

*Phân theo thời gian thanh toán:

- L/C trả ngay (L/C payable by Draft at sight): là loại L/C không thể huỷngang và phải thanh toán ngay khi hối phiếu được xuất trình

- L/C trả chậm (L/C available by deffered payment): là loại L/C trong đó ngân

Trang 20

hàng phát hành cam kết thanh toán cho người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng một

số ngày sau khi bộ chứng từ hoàn hảo được xuất trình hoặc sau khi giao hàng

*Phân loại theo phương thức sử dụng:

- L/C tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang mà sau khi

sử dụng xong hoặc sau khi hết hạn hiệu lực L/C thì nó tự động có giá trị như cũ màkhông cần mở L/C mới, cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng Loại L/C tuần hoànthường được sử dụng trong trường hợp hai bên có quan hệ mua bán thường xuyên,quen biết có uy tín với nhau, khối lượng hàng hoá chia làm nhiều lần Nhà nhậpkhẩu sẽ không bị ứ đọng vốn, tiết kiểm được chi phí và thời gian mở L/C Còn nhàxuất khẩu có thể nhanh chóng nhận được tiền hàng sau khi giao hàng

- L/C chuyển nhượng (Transferable letter of credit): là loại L/C không huỷngang trong đó cho phép người hưởng lợi (nhà xuất khẩu là người hưởng lợi đầutiên) yêu cầu ngân hàng thanh toán chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị L/Ccho một hay nhiều người (người hưởng lợi thứ hai) Mỗi L/C chỉ được chuyểnnhưởng một lần và chi phí phát sinh liên quan trong viêc chuyển nhượng do ngườihưởng lợi đầu tiên trả L/C chuyển nhượng được sử dụng trong trường hợp mua bántrung gian cung cấp hàng hoá cho nhà nhập khẩu Trong nghiệp vụ L/C chuyểnnhượng thì người thụ hưởng thứ hai chịu nhiều rủi ro hơn cả Vì họ chỉ nhận đượctiền khi người hưởng lợi thứ nhất được người mua thanh toán

- L/C với điều khoản đỏ (Red clause document credit): là loại L/C trong đó

có một điều khoản ghi rõ điều khoản đặc biệt ngân hàng phát hành sẽ chuyển tiềnhoặc uỷ quyền cho ngân hàng thông báo (ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiếtkhẩu) để thực hiện ứng trước cho người hưởng một số tiền nhất định trước khi giaohàng, thông thường số tiền ứng trước tính theo phần trăm so với giá trị L/C

- L/C giáp lưng (Back to back L/C): là loại L/C được mở trên cơ sở L/C mànhà nhập khẩu đã mở cho nhà xuất khẩu hưởng (được gọi là L/C gốc), để thanh toántiền hàng cho nhà cung cấp, nhà xuất khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mởL/C cho nhà cung cấp hưởng với nội dung gần giống nhau, L/C mở sau này đượcgọi là L/C giáp lưng L/C giáp lưng được áp dụng trong trường hợp là mua bán

Trang 21

trung gian, giống như L/C chuyển nhượng Nhưng khác với L/C chuyển nhượng,L/C gốc và L/C giáp lưng hoàn toàn độc lập với nhau, ngân hàng phát hành L/Cgiáp lưng hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ hợp lệ của L/C giáplưng Vì vậy, người cung cấp hàng hoá (người hưởng lợi L/C giáp lưng) có thể yêntâm về mặt thanh toán

- L/C dự phòng (Standby L/C): là loại L/C được mở nhằm đảm bảo quyền lợicủa nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu nhận được L/C, nhưng lại không

có khả năng giao hàng Ngân hàng mở cam kết với nhà nhập khẩu sẽ được thanhtoán lại cho họ trong trường hợp nhà xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giaohàng và bồi thường các khoản thiệt hại do mình gây cho nhà nhập khẩu, nếu nhưnhà nhập khẩu ứng trước tiền hàng, tốn phí chi phí mở L/C …[8]

1.1.3 Nội dung của thư tín dụng

Khi nhà nhập khẩu và xuất khẩu ký hợp đồng ngoại thương, trong đó quy định

sẽ thanh toán theo điều khoản của L/C, sau đó nhà nhập khẩu phải yêu cầu ngânhàng phục vụ mình phát hành một L/C

Những nội dung cơ bản của L/C thường bao gồm những nội dung sau:

- Số hiệu L/C: Mỗi L/C đều phải có số hiệu riêng, nhằm thuận lợi cho việc trao

đổi thư từ, điện tín, và để thuận lợi trong việc ghi vào những giấy tờ có liên quan

- Địa điểm mở L/C: Là nơi Ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người

xuất khẩu Nó có ý nghĩa trong việc lựa chọn luật áp dụng khi xảy ra trạnh chấptrong thanh toán L/C

- Ngày phát hành L/C: Là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, phát

sinh sự cam kết của NHPH với người thụ hưởng và phát sinh trách nhiệm khônghủy ngang của nhà NK trong việc hoàn trả cho NHPH thanh toán L/C

- Tên địa chỉ các bên tham gia: Bao gồm các thương nhân, các ngân hàng và

các cơ quan tổ chức Trong đó các thương nhân bao gồm người yêu cầu, người thụhưởng (hoặc là người thụ hưởng thứ nhất và người thụ hưởng thứ hai nếu là L/Cchuyển nhượng) Các ngân hàng bao gồm : NHPH, NHTB, ngân hàng được chỉđịnh….Các cơ quan, tổ chức : Là những người cấp các chứng từ liên quan như Bộ

Trang 22

Công thương, phòng Thương mại và công nghiệp, Cơ quan hải quan, người chuyênchở, công ty bảo hiểm

- Số tiền, loại tiền, khối lượng và đơn giá của thư tín dụng: Số tiền của L/C

vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau Nếu sốtiền bằng số và bằng chữ khác nhau thì người thụ hưởng phải làm thủ tục tiến hànhsửa đổi L/C Bên cạnh số tiền, trong L/C, đơn vị tiền tệ cũng phải rõ ràng, để tránhnhầm lẫn, khi viết đơn vị tiền tệ nên tham chiếu tiêu chuẩn ISO về ký hiệu tiền tệ

- Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, thời hạn giao hàng, địa điểm xuất trình ghi trong thư tín dụng:

Thời hạn hiệu lực là thời hạn ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho ngườixuất khẩu nếu người này xuất trình bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn đó

Thời hạn trả tiền chỉ việc trả tiền ngay hay trả tiền sau Do vậy thời hạn trả tiền

có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu trả tiền ngay hoặc nằm ngoài thời hạnhiệu lực của L/C nếu trả tiền có kỳ hạn Song điều quan trọng là những hối phiếu có

kỳ hạn phải được xuất trình để được chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.Thời hạn giao hàng do hai bên mua bán thoả thuận khi ký kết hợp đồng, thờihạn này phải sau ngày mở L/C một khoảng thời gian hợp lý và phải trước ngày hếthiệu lực của L/C một thời gian hợp lý.[12]

Địa điểm xuất trình chứng từ là địa điểm của ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị

- Những nội dung về hàng hoá: Những nội dung về hàng hoá như tên hàng, số

lượng, trọng lượng giá cả, quy cách, phẩm chất, ký hiệu vv

- Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá: Như điều kiện cơ sở giao

hàng, cách vận chuyển và nơi trả hàng, hàng hóa có được phép chuyển tải haykhông, có giao hàng từng phần hay không…

Các chứng từ là nội dung chính của thư tín dụng, là căn cứ - Các chứng từ mà

người xuất khẩu phải xuất trình: duy nhất quyết định việc chi trả giữa các bên có được

thực hiện hay không Thông thường một bộ chứng từ bao gồm:

+ Hối phiếu (Bill of exchange) do nhà xuất khẩu lập

+ Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)

Trang 23

+ Vận đơn (Bill of Lading)

+ Hợp đồng bảo hiểm (Insurance Policy)

+ Danh sách đóng gói hàng (Packing List)

+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

+ Giấy chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate)

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch (Certicate of Healh, v…v…)

− Các chứng từ khác

1.1.4 Ưu, nhược điểm của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

1.1.4.1.Ưu điểm

*Đối với người nhập khẩu:

- Nhà nhập khẩu được đảm bảo sẽ nhận được hàng hoá theo đúng với bộchứng từ và điều khoản ký kết trong hợp đồng ngoại thương về số lượng, chấtlượng, thời gian giao hàng… Và nhà nhập khẩu được bảo đảm rằng chỉ bị ghi nợ tàikhoản số tiền L/C khi tất cả các chỉ thị được thực hiện đúng như trong L/C

- Nhà nhập khẩu còn được ngân hàng hỗ trợ về các mặt như: vốn, tận dụng tíndụng của ngân hàng… vì thời gian từ lúc mở L/C đến khi thu được tiền bán hàng làkhá dài (bao gồm thời gian để nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng, thời gian vận chuyển từnước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, thời gian bán hàng ), do đó, nếu được ngânhàng cho miễn ký quỹ một phần hay toàn bộ giá trị L/C thì không khác gì ngânhàng đã cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu

* Đối với nhà xuất khẩu:

Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ Việcthanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu Người bán sau khi giao hàng tiếnhành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được NHPH thanhtoán bất kể trường hợp người mua không có khả năng thanh toán Do vậy, nhà xuấtkhẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán

* Đối với ngân hàng:

- Ngân hàng sẽ thu được phí từ hoạt động phát hành L/C, thông báo L/C và

Trang 24

các khoản phí khác liên quan đến giao dịch L/C: chuyển đổi ngoại tệ, phí SWIFT…

- Mặt khác thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng giúp họphát triển kinh doanh, thì các hoạt động khác của ngân hàng cũng phát triển: tàikhoản của khách hàng tại ngân hàng tăng, quan hệ tín dụng với khách hàng, doanh

số mua bán ngoại tệ…

- Ngân hàng còn tăng cường được mối quan hệ với ngân hàng đại lý, làm tăngtiềm năng kinh doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau

1.1.4.2 Nhược điểm

* Đối với nhà nhập khẩu:

Việc thanh toán L/C của ngân hàng chỉ dựa trên cơ sở bộ chứng từ xuấttrình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá Vì vậy nếu một nhà xuất khẩuchủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo (bề ngoài hợp với L/C).Như vậy sẽ không đảm bảo cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như đơnđặt hàng hay không bị hư hại gì Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu vẫn phảihoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng phát hành

Những thay đổi trong hợp đồng ngoại giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩuphải tiến hành nhiều thủ tục, sửa đổi bổ sung L/C làm kéo dài thời gian giao hàng,tăng chi phí

* Đối với nhà xuất khẩu:

Vì phương thức tín dụng chứng từ luôn đòi hỏi sự chính xác về chứng từ xuấttrình nên nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọiđiều khoản thanh toán /chấp nhận có thể bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự xử lýhàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc tìm ngườimua mới, bán đấu giá hay chở hàng quay về nước Nhà xuất khẩu phải chịu các chi phínhư lưu tầu quá hạn, phí lưu kho và mua bảo hiểm cho hàng hoá… trong khi đó không

rõ được lập trường của nhà nhập khẩu sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do sai sót

bộ chứng từ

Trong trường hợp L/C không có xác nhận, nếu ngân hàng phát hành mất khảnăng thanh toán, thì dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được

Trang 25

thanh toán

Nếu nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ ngân hàng phát hành(không gửi thông qua ngân hàng thông báo), thì đó có thể là một L/C giả Nhà xuấtkhẩu phải yêu cầu một ngân hàng trong nước xác nhận L/C hay phải được ngânhàng phục vụ mình xác minh L/C là thật

* Đối với ngân hàng:

Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thu hưởng L/C ngay cảtrong trường hợp nhà nhập khẩu không hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả Vìvậy mà rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành là hiện hữu, do đó, trước khi chấpnhận phát hành L/C, ngân hàng cần thẩm định khách hàng một cách chặt chẽ

Nếu ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không có

sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà nhập khẩukhông chấp nhận, thì không thể đòi tiền nhà nhập khẩu được

Khi L/C không có xác nhận, ngân hàng chỉ định có thể yêu cầu ngân hàng pháthành chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng tử.Trong trường hợp này, nếu không có sự chấp thuận trước của người nhập khẩu vềviệc hoàn trả, thì ngân hàng phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót, nênnhà nhập khẩu không chấp nhận, do đó ngân hàng sẽ không truy hoàn được tiền từnhà nhập khẩu

1.1.5 Các văn bản pháp lý mang tính quốc tế sử dụng trong TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ.

Thứ nhất, quy tắc & thực hành thống nhất tín dụng chứng từ - UCP

Quy tắc & thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, mặc dù chỉ là những quytắc được soạn thảo bởi phòng thương mại quốc tế (ICC) nhưng được coi là LuậtQuốc Tế về ngân hàng trong giao dịch tín dụng chứng từ và được áp dụng rộng rãitrên toàn thế giới

Hiện nay L/C được giao dịch bằng hệ thống SWIFT giữa các ngân hàng là phổbiển, và theo quy tắc của SWIFT, các L/C mở qua SWIFT thì đương nhiên áp dụngUCP 500 vào ngày phát hành mà không cần dẫn chiếu câu trên vào bản điện

Trang 26

SWIFT

Khi dẫn chiếu UCP vào L/C thì nó trở thành một trong những cơ sở pháp lýquan trọng để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia

Nhìn chung, UCP 600 được thiết kế với 2 nhóm quy định khác nhau:

Nhóm quy định mang tính bắt buộc: đây là những quy định mang tính chấtchủ đạo làm nền tảng vững chắc của phương thức này, nên mang tính bắt buộc cao

Thứ hai, quy tắc thống nhất về bồi hoàn chuyển tiền giữa các ngân hàng – URC.

URR 525 (Uniform rules for bank to bank reimbursements under documentarycredits 525) được áp dụng trong trường hợp L/C quy định thanh toán hoặc chấp nhậnthanh toán tại ngân hàng thanh toán, ngân hàng xác nhận, hoặc ngân hàng chiết khấu

… Nếu người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ hợp lý, sau khi thanh toán các ngânhàng này yêu cầu ngân hàng mở L/C bồi hoàn tiền hoặc ngân hàng mở L/C có thể chỉthị đòi tiền ở một ngân hàng khác - gọi là ngân hàng hoàn trả tiền.[13]

Thứ ba, eUCP

UCP được áp dụng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng rộng rãi củathương mại điện tử, kỹ thuật xử lý chứng từ điện tử trong tín dụng chứng từ eUCPkhông phải là bản sửa đổi UCP mà là phụ bản của UCP nhằm bổ xung trong trườnghợp L/C quy định xuất trình điện tử [13]

Thứ tư, văn bản 465 ISBP

ISBP (The International Standard Banking Practise for examination ofdocuments under documentary credits) là văn bản thực hành ngân hàng theo tiêuchuẩn ngân hàng quốc tế về kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ

Văn bản này được ban hành nhằm mục đích hệ thống hoà và hoàn thiện cácvẫn đề vướng mắc mà UCP 500 đôi lúc giải quyết chưa trọn vên, thoả đáng Đồngthời góp phần hạn chế sự cứng nhắc trong kiểm tra chứng từ để tìm ra nhứng dấuhiệu gian lận hay lửa đảo

Thứ năm, một số văn bản pháp lý khác.

Ngoài ra tín dụng chứng từ còn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý như:

Trang 27

Thẩm định hồ sơ mở L/C và thực hiện ký quỹ L/C

Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từPhát hành L/C nhập khẩu và tu chỉnh L/C

Thông báo bộ chứng từ đến khách hàngThanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Ký hậu B/L hoặc bảo lãnh cho khách hàng nhận

Incoterm 2000, luật hối phiếu … và các tập quán thương mại quốc tế Trên thực tếtập quán thương mại quốc tế có ảnh hưởng nhất định đến việc hai bên lựa chon cácđiều khoản trong hợp đồng, cũng như tập quán kinh doanh của ngân hàng.[13]

1.2 NỘI DUNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.2.1.Nội dung thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại

1.2.1.1.Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu

Thông thường ngân hàng mở L/C được hai bên mua bán lựa chọn và quy địnhtrong hợp đồng Trong phương thức này ngân hàng với vai trò là ngân hàng pháthành L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, nên L/C được ngân hàng phát hành cònđược gọi là L/C nhập khẩu Bao gồm các bước:

Trang 28

Sơ đồ 1.1.Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu

Sơ đồ 1.1.Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu

* Thẩm định hồ sơ mở L/C và thực hiện ký quỹ L/C

- Đối với khách hàng giao dịch lần đầu hoặc đã giao dịch nhưng không có hạn mứctín dụng Hồ sơ gồm:

+ 2 đơn xin mở thư tín dụng

+ Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp

+ Hồ sơ ngoại thương

+ Báo cáo tài chính

+ Phương án sản xuất tài chính

+ Hồ sơ về tài sản bảo đảm (nếu vay ngân hàng thanh toán L/C)

+ Giấy phép nhập khẩu, thư bảo lãnh ngân hàng (nếu có)… và một số chứng từkhác có liên quan ngân hàng sẽ thẩm định và cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng

- Đối với khách hàng giao dịch thường xuyên và được ngân hàng cấp hạn mức tíndụng Hồ sơ gồm:

+ 2 đơn xin mở thư tín dụng

+ Hợp đồng ngoại thương

+ Báo cáo tài chính

Thu phí L/C

Trang 29

+ Phương án sản xuất kinh doanh

+ Hồ sơ về tài sản bảo đảm (nếu vay NH thanh toán L/C)

+ Giấy phép nhận khẩu (nếu có)… và một số chứng từ khác lien quan

- Khi tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C, ngân hàng kiểm tra các loại giấy tờ theo đúng quyđịnh hiện hành như sau:

+ Bảo đảm tính pháp lý của các loại chứng từ như xem xét mẫu dấu và chữ kýthẩm quyền của người ký tên trên các loại chứng từ phải khớp đúng với mẫu chữ kýlưu tại ngân hàng

+ Các loại giấy tờ qui định phải đầy đủ, nội dung các loại tài liệu trong hồ sơkhông mâu thuẫn nhau

+ Kiểm tra hồ sơ pháp lý, giấy phép kinh doanh nhập khẩu đối với nhữngkhách hàng mới giao dịch lần đầu với ngân hàng

+ Kiểm tra hạn ngạch nhập khẩu (đối với những hàng hóa được quản lý bằnghạn ngạch và phải kèm theo hạn ngạch đó chung với hồ sơ xin mở L/C)

+ Kiểm tra hợp đồng ngoại thương các điều khoản về hàng hóa, điều kiện giaohàng, điều kiện thanh toán, ngoại tệ thanh toán, chứng từ xuất trình khi thanh toán…+ Kiểm tra cơ sở đảm bảo thanh toán (tiền ký quỹ, hạn mức tín dụng hoặc camkết cho vay, hay có sự bảo lãnh của ngân hàng)

+ Kiểm tra nội dung đơn xin mở L/C hợp lệ, đầy đủ các yếu tố theo mẫu đãqui định, các nội dung phải rõ ràng và phù hợp với các điều kiện và điều khoảntrong hợp đồng.[10]

* Phát hành L/C nhập khẩu và tu chỉnh L/C

Trang 30

- Thẩm định hồ sơ mở L/C được thực hiện đối với L/C ký quỹ dưới 100%.Ngân hàng thẩm định tình hình sản xuất kinh doanhh, uy tín của từng khách hàng,tài sản bảo đảm, khả năng thanh toán, tình hình tài chính, nguồn vốn dùng để thanhtoán L/C… để từ đó ngân hàng xem xét đi đến quyết định mở L/C và xác định mức

ký quỹ L/C

- Ký quỹ L/C: ngân hàng yêu cầu nhà nhập khẩu ký quỹ với mục đích nhằmràng buộc nhà nhập khẩu thanh toán và nhận hàng Căn cứ kết quả thẩm định ngânhàng tiến hành phân loại khách hàng, từ đó đưa ra chính sách tín dụng với hạn mứctín dụng áp dụng cho từng loại khách hàng cụ thể Xác định mức ký quỹ tối thiểucho từng khách hàng khi mở L/C

- Dựa vào tỉ lệ ký quỹ của khách hàng mà vận đơn được quy định trong L/C

tệ không đủ tiền có thể mua ngoại tệ để ký quỹ L/C

Sau khi hoàn tất hồ sơ mở L/C ngân hàng tiến hành phát hành L/C và tuchỉnh L/C khi có yêu cầu Sau đó ngân hàng đóng dấu ISUUED và giao bản gốcL/C cho khách hàng và thu phí) [10]

* Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ:

- Khi nhận bộ chứng từ của ngân hàng nước ngoài gửi đến, ngân hàng phải ghi sổ

Trang 31

theo dõi giao nhận chứng từ và đóng dấu RECEIVED trên bề mặt bộ chứng từ.Đồng thời ghi ngày tháng nhận chứng từ để làm cơ sở theo dõi và tính thời giankiểm tra chứng từ và thanh toán theo quy định trong phạm vi 5 ngày làm việc.

- Ngân hàng tiến hành kiểm tra để xác định sự phù hợp và hoàn hảo của bộ chứng từtheo đúng thông lệ quốc tế (quy định kiểm tra chứng từ được trình bày ở mục V).Khi kiểm tra ngân hàng lập phiếu kiểm tra chứng từ và nếu kết luận về tình trạng bộchứng từ

- Trong thời gian này nếu phát hiện bộ chứng từ có sự sai sót về số lượng hoặc nộidung trên bề mặt chứng từ, phải lập tức thông báo tình hình bộ chứng từ cho ngânhàng nước ngoài Đồng thời thông báo cho khách hàng biết các sai sót và khiếmkhuyết của chứng từ, phải được thông báo đầy đủ ngay lần đầu, không được phépthông báo bổ sung vào những lần sau (nếu sau này phát hiện thêm những sai sót).[10]

* Thông báo bộ chứng từ đến khách hàng:

Sau khi bộ chứng từ đã được kiểm tra xong, ngân hàng thông báo cho kháchhàng bằng điện thoại, fax đồng thời tiến hành:

- Lập thư thông báo chứng từ hàng nhập khẩu theo L/C

- Lưu giữ bản sao của bộ chứng từ trong hồ sơ

- Trường hợp bộ chứng từ bất hợp lý, ngân hàng phải lập thêm thông báo bất hợp lệgửi cho khách hàng, được lập thành 3 bản Ngân hàng lưu một bản và gửi hai bản chokhách hàng Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo này, khách hàngnêu ý kiến chấp nhận hoặc không chấp nhận của mình bằng cách đánh dấu vào thôngbáo nhận được và gửi lại một bản cho ngân hàng Căn cứ vào sự phúc đáp của nhànhập khẩu ngân hàng sẽ quyết định thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán Trongtrường hợp nhà nhập khẩu từ chối thanh toán khi bất hợp lệ thì ngân hàng sẽ thông

Trang 32

Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thật của L/C

Kiểm tra nội dung của L/CThông báo L/C và kèm theo xác nhận L/C

Xử lý chứng từ và đòi tiền NH nước ngoài

báo và sẽ gửi trả lại bộ chứng từ, hoặc thực hiện theo yêu cầu chỉ dẫn của ngân hàngnước ngoài.[10]

* Thu phí:

Ngân hàng tự động ghi nợ tài khoản tiền gửi để thu phí, mức phí sẽ được tínhtheo biểu phí hiện hành cộng với 100% thuế VAT, gồm: phí thông báo, phí xácnhận, điện phí…

1.2.1.2.Quy trình thanh toán L/C hàng xuất khẩu

Quy định này được thực hiện tại ngân hàng thông báo L/C với các bước sau:

Sơ đồ 1.2.Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu

Quy trình thông báo L/C bắt đầu từ bước (3) Khi nhận được thư tín dụng củangân hàng mở L/C gởi đến, ngân hàng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thựccủa thư tín dụng, rồi chuyển bản chính L/C cho đơn vị xuất khẩu dưới hình thức vănbản nguyên văn Việc thông báo L/C có thể thực hiện qua hai ngân hàng Trình tựcủa qui trình này như sau:

Chiết khấu và thanh toán

Thu phí L/C

Trang 33

* Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thật của L/C

Ngân hàng thông báo tiếp nhận L/C (các tu chỉnh L/C nếu có) từ một trongnhững ngân hàng sau:

- Ngân hàng phát hành L/C ở nước ngoài

- Ngân hàng thông báo ở nước ngoài

- Ngân hàng thông báo trong nước

Sau khi nhận L/C dưới hình thức thư, telex, swift, ngân hàng phải ghi ngày giờnhận và đóng dấu RECEIVED Một số qui định của UCP 600 về việc thông báoL/C (Điều 9):

+ Ngân hàng thông báo có thể sử dụng dịch vụ của một ngân hàng khác đểthông báo thư tín dụng và bất kì tu chỉnh nào đến người thụ hưởng Thông qua việcthông báo thư tín dụng, ngân hàng thông báo thư hai cho thấy rằng nó đã xác địnhtính chân thật bề mặt của thông báo mà nó nhận được và thông báo đó phản ánchính xác các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng

Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo một thư tín dụng mà nó khônglàm vậy thì nó phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng mà tại đó nó nhậnđược thư tín dụng [9]

* Kiểm tra nội dung của L/C

Kiểm tra nội dung của L/C nhằm giúp ngân hàng thông báo chú ý các điềukiện đặc biệt, các sai sót hoặc bất hợp lệ (nếu có) trong quá trình thực hiện L/C vàbáo cho người xuất khẩu biết để yêu cầu người nhập khẩu sửa đổi trước khi tiếnhành thực hiện L/C Ngân hàng giúp người xuất khẩu phát hiện các bất lợi mà họkhông thể thực hiện được khi nhà nhập khẩu sửa đổi hoặc thêm bớt các điều khoảntrong L/C không phù hợp với hợp đồng thương mại đã kí giữa hai bên Để kiểm traL/C tốt, ngân hàng phải dựa trên hai đòi hỏi sau:

- Nội dung các điều khoản của L/C phải rõ ràng, đầy đủ và chính xác

- Các nội dung của L/C sẽ không gây bất lợi cho nhà xuất khẩu Thông thườngthì ngân hàng sẽ kiểm tra các nội dung sau:

• Nơi và ngày phát hành L/C

Trang 34

• Ngân hàng mở L/C (ngân hàng thanh toán) Ngân hàng mở là ngân hàng đạidiện cho nhà nhập khẩu đứng ra cam kết thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩunên ngân hàng thông báo phải xét đến uy tín, khả năng tài chính của ngân hàng mởL/C để khuyến cáo nhà xuất khẩu đề nghị nhà nhập khẩu mở L/C xác nhận, tứcđược một ngân hàng khác có uy tín hơn xác nhận.

• Số và loại L/C

• Tên và địa chỉ của các đối tượng trong L/C

• Trị giá của L/C: số tiền ghi trên L/C có đúng với lô hàng không Thôngthường số tiền L/C không nên là số tuyệt đối mà nên kèm theo khoảng chênh lệchhơn hoặc kém

• Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C Các L/C nhận được đều qui định địađiểm hết hiệu lực tại nước người mua, nước người bán, hoặc tại nước thứ ba Thôngthường L/C quy định địa điểm hết hiệu lực của L/C tại nước người bán vì nó cóđiểm lợi là giúp người bán dễ xuất trình chứng từ để thanh toán

Khi kiểm tra ngày hết hiêu lực ngân hàng lưu ý ngày hết hiệu lực phải saungày mở L/C và sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý Khoảng thời giannày phải bằng tổng số các ngày như sau:

- Số ngày mà người xuất khẩu giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán

- Số ngày chuyển bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng giao dịch

- Số ngày lưu giữ bộ chứng từ tại ngân hàng giao dịch Vì thế nếu L/C quy địnhnơi hết hiệu lực tại nước nhà nhập khẩu hoặc tại ngân hàng phát hành, ngân hàngcần lưu ý khách hàng nên tính toán dự trù thời gian chuyển bộ chứng từ ra nướcngoài để xuất trình chứng từ hết ngày hết hiệu lực

• Ngày giao hàng

Thông thường ngày giao hàng trên L/C thường là: latest shipmment date.Ngày giao hàng muộn nhất phải trong thời gian hiệu lực L/C Vì thế cần phải kiểmtra khách hàng có đủ thời gian lập chứng từ xuất trình cho ngân hàng không?

Ngày giao hàng muộn nhất phải trước ngày hết hiệu lực L/C một khoảng thờigian hợp lý cho nhà xuất khẩu có thể chuẩn bị giao hàng đầy đủ và kịp thời Đây

Trang 35

cũng là điều quan trọng đối với nhà xuất khẩu vì nếu L/C được mở sớm và cách xangày giao hàng thì sẽ thuận lợi cho nhà xuất khẩu trong việc chuẩn bị hàng và giaohàng đúng thời gian quy định Nếu không giao hàng như thời gian quy định vì quángắn, nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu xem xét, sửa đổi, hay gia hạn thờigian giao hàng trong L/C.

• Mô tả hàng hóa

Ngân hàng phải kiểm tra đối chiếu tổng số tiền trong mục mô tả hàng hóa vớitrị giá của L/C Tên gọi, quy cách, số lượng, chất lượng, trọng lượng, bao bì đónggói phải phù hợp với hợp đồng ngoại thương

• Vấn đề giao nhận và vận tải

Kiểm tra trong L/C có cho phép giao hàng từng phần và được phép chuyển tảihay không? Ví dụ giao hàng nhiều lần cùng với thời gian quy định và số lượng quyđịnh hoặc giao hàng nhiều lần với số lượng như nhau Còn việc chuyển tải có thể dongười vận chuyển chọn ở bất cứ cảng nào hoặc do người vận chuyển hay nhà nhậpkhẩu chọn tại một cảng nhất định

• Các chứng từ yêu cầu

Ngân hàng cần lưu ý nhà xuất khẩu cần đáp ứng được đầy đủ các chứng từ màphía nước ngoài yêu cầu về số lượng và loại chứng từ liên quan đến hàng hóa, vàthời gian các cơ quan cấp chứng từ có thể đáp ứng được kịp để xuất trình chứng từ

• Ngân hàng trả tiền

Nếu ngân hàng phát hành là ngân hàng trả tiền thì mục DRAWEE: ghi làISSUING BANK Nếu ngân hàng phát hành ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiềnthì trong L/C ở mục drawee sẽ ghi tên ngân hàng khác trả tiền

• Cam kết thanh toán của ngân hàng mở L/C

• Luật áp dụng: L/C phải ghi rõ áp dụng UCP nào.[9]

* Thông báo L/C cho khách hàng

Ngân hàng lập thư thông báo thư tín dụng, sau khi đã xác thực L/C và ghi chúnhững yếu tố có thể gây bất lợi cho khách hàng Có thể thông báo bằng thư nếu ở xa

Trang 36

và bằng điện thoại nếu ở gần và liên hệ với khách hàng đến ngân hàng để nhận L/C.Ngân hàng giao L/C bản gốc cho khách hàng sau khi thu phí.

* Xử lý chứng từ và đòi tiền NH nước ngoài

Xử lý chứng từ xuất trình theo LC xuất khẩu tại CN: tiếp nhận chứng từ CBnhận và kiểm tra bộ hồ sơ chứng từ của khách hàng xuất trình bao gồm LC và các sửađổi liên quan đã được xác thực; bản gốc thông báo LC/sửa đổi LC của ngân hàng ;hai bên phiếu xuất trình LC của khách hàng; BCT gửi hàng xuất trình theo LC.CBđối chiếu đảm bảo khớp đúng của các chứng từ và photo hồ sơ BCT lưu tạiCN

Gửi chứng từ về SGD

CB gửi các thông báo LC/sửa đổi LC, LC và các sửa đổi LC (nếu có), toàn bộchứng từ xuất trình theo LC về SGD qua hệ thống fax/ scan có gắn ký hiệu mật

Nhận và chuyển giao kết quả xử lý chứng từ

Trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được phiếu kiểm tra chứng từ xuấtkhẩu do SGD gửi về CB thực hiện:

Trường hợp chứng từ sai sót có thể sửa chữa, CB yêu cầu khách hàng bổ

sungsửa chữa, CB phải gửi về SGD các chứng từ thay thế

Trường hợp chứng từ sai sót không thể sửa chửa: CB fax/ scan phiếu kiểm tra

chứng từ có chữ ký của khách hàng về SGD ủy quyền cho SGD gửi chứng từ đếnngân hàng phát hành để đòi tiền hoặc đề nghị SGD chuyển trả lại chứng từ cho CN/kháchhàng chậm nhất vào thời hạn đã chỉ ra trong phiếu kiểm tra chứng từ.CBKH in Covering letter

- Nếu L/C không cho phép đòi tiền bằng điện có hai trường hợp xảy ra:

• Nếu L/C quy định ngân hàng thương lượng là ngân hàng thanh toán thì trách nhiệmcủa ngân hàng này sẽ tiến hành thanh toán cho người bán Sau đó gửi bộ chứng từ

và thư đòi tiền cho ngân hàng mở L/C

• Nếu L/C quy định thanh toán tại ngân hàng mở, thì ngân hàng thương lượng sẽ gửi bộchứng từ cho ngân hàng mở L/C và thư đòi tiền gửi cho ngân hàng mở L/C

Trang 37

- Nếu L/C cho phép bồi hoàn tiền bằng điện (T/T Reimbure allowed): Song song vớiviệc gửi thư đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng lập điện đòi tiềntrong đó ghi rõ: số L/C của ngân hàng nước ngoài, số tham chiếu của ngân hàng,xác nhận bộ chứng từ phù hợp với toàn bộ điều khoản và điều kiện của L/C.

Dựa vào mục REIMBURSEMENT BANK <tên ngân hàng bồi hoàn, Ngânhàng trả tiền > trong L/C:

+ Nếu ngân hàng trả tiền là ngân hàng phát hành: thì bộ chứng từ và điện đòitiền được gửi đến ngân hàng mở L/C

+ Nếu ngân hàng trả tiền không phải là ngân hàng phát hành: Bộ chứng từ vàCovering schedule được gửi đến ngân hàng mở L/C và điện đòi tiền gửi cho ngânhàng bồi hoàn tiền

* Trong trường hợp bộ chứng từ bất hợp lệ (discrepant documents/ Unclean documents)

- Đối với những bất hợp lệ (không hoàn hảo), có thể sửa chữa được như sai vềchính tả, thiếu do đánh máy các chi tiết nhỏ, thì ngân hàng thương lượng yêu cầunhà xuất khẩu chỉnh sửa lại chứng từ

- Đối với những bất hợp lệ không thể sửa chữa được: giao hàng trễ so với quyđịnh, xuất trình chứng từ quá hạn thời gian hiệu lực L/C, giao hàng thiếu, xuất trìnhhối phiếu vượt trị giá L/C… Ngân hàng đề nghị khách hàng sửa đổi bộ chứng từ(nếu có thể) Ngân hàng sẽ gửi bản sao bộ chứng từ sang ngân hàng mở L/C, liệt kêcác bất hợp lệ và nêu rõ các bất hợp lệ được chấp nhận và không chấp nhận Ngânhàng cũng không gửi thư và điện đòi tiền ngân hàng mở bởi vì ngân hàng không thểxác nhận toàn bộ chứng từ phù hợp với điều khoản và điều kiện của L/C, mà chỉthông báo cho ngân hàng phát hành và nêu rõ các bất hợp lệ Nếu bất hợp lệ nàykhông được ngân hàng phát hành L/C chấp nhận, thì ngân hàng thanh toán bằng

Trang 38

phương thức nhờ thu hoặc gửi trả lại bộ chứng từ cho khách hàng Sau 15 ngày nếu

bộ chứng từ gửi đi mà không nhận được trả lời từ ngân hàng mở L/C, ngân hàng lậpđiện tra soát Nếu ngân hàng nước ngoài vẫn không hồi âm, thì liên tiếp điện trasoát 3 ngày một lần cho đến khi nhận được trả lời

* Chiết khấu và thanh toán:

Trường hợp khách hàng chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, hồ sơ xuất trìnhngân hàng gồm:

- Thư yêu cầu chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo L/C

- Bộ chứng từ

- L/C bản gốc, sửa đổi L/C thông báo sửa đổi L/C (nếu có)

Ngân hàng xem xét các vấn đề sau:

- Uy tín, khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành

- Mối quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng đơn vị có phải là khách hàng chiếnlược và quan hệ và doanh số hàng xuất khẩu thanh toán tại ngân hàng có lớn haykhông

- Tình hình tài chính của khách hàng

- Mặ hàng hóa xuất khẩu trong L/C, giá cả có biến động hay không

- Mối quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu

Trên nguyên tắc nếu bộ chứng từ hợp lệ thì khách hàng được thanh toán ngay,ghi có vào tài khoản tiền gửi của khách hàng Nhưng trên thực tế, bộ chứng từ cóthể có những sai sót mà khó phát hiện ra, hoặc bộ chứng từ hợp lệ nhưng ngânhàng phát hành mất khả năng thanh toán, bị phá sản thì ngân hàng phát hành L/C

Trang 39

được miễn thanh toán Vì vậy, ngân hàng chiết khấu cần phải kiểm tra thận trọngtrước khi đồng ý chiết khấu bộ chứng từ Ngân hàng có quyền từ chối chiết khấunếu đánh giá được mức độ rủi ro cao ngay cả trường hợp L/C chỉ định cụ thể ngânhàng chiết khấu Thời hạn chiết khấu tính từ ngày ứng tiền đến ngày nhận được tiềnthanh toán từ ngân hàng nước ngoài Hiện nay, ngân hàng có thể qui định chiết khấu

ở tỷ lệ nhất định đối với tình hình cụ thể của từng bộ chứng từ, thông thường chiếtkhấu sẽ được ghi có ngay vào tài khoản tiền gửi của nhà xuất khẩu

- Có hai hình thức chiết khấu:

• “Chiết khấu bộ chứng từ có quyền truy đòi”: thực chất là nghiệp vụ “cho vay ứngtrước có bảo đảm bằng bộ chứng từ hàng xuất khẩu”, việc ứng trước một số tiền củahối phiếu sau khi trừ đi lãi và chi phí có liên quan Nếu sau 60 ngày kể từ ngày gửichứng từ mà không nhận được báo có của ngân hàng nước ngoài thì ngân hàng tựđộng ghi nợ trên tài khoản tiền gửi khách hàng để thu nợ và thu phí Nếu tài khoảntiền gửi không đủ số dư thì ngân hàng thực hiện cho vay bắt buộc và áp dụng lãisuất nợ quá hạn

• “Chiết khấu bộ chứng từ miễn truy đòi”: sau khi thanh toán ngay cho nhà nhập khẩu

mà không nhận được tiền từ ngân hàng nước ngoài, thì ngân hàng chiết khấu phảichịu rủi ro

Chú ý trong trường hợp chứng từ bất hợp lệ: ngân hàng sẽ không đồng ý chiết

khấu hoặc chiết khấu với số tiền chiết khấu thấp hơn mức đề nghị của khách hàngthì ngân hàng phải thông báo cho khách hàng biết trước khi gửi bộ chứng từ quangân hàng nước ngoài

* Thu phí

Thanh toán LC trả ngay: Khi đến hạn thanh toán CB chuyển các chứng từ về

Trang 40

SGD Sau khi SGD hoàn thành xử lý, CB in ra các chứng từ báo nợ, điện SWIFT,phiếu thu phí kiểm dịch vụ hóa đơn VAT giao cho khách hàng và lưu trữ.

Chấp nhận/thanh toán LC trả chậm: Trong vòng 2 ngày làm việc sau khi nhận

được thông báo chứng từ đến kiểm phiếu kiểm tra chứng từ nếu chứng từ phù hợphay khách hàng chấp nhận BCT sai sót, CB làm thủ tục chấp nhận thanh toán LC,trình KSV phê duyệt và fax/scan&image các chứng từ về SGD Sau khi SGD hoànthành xử lý, CB in ra các chứng từ báo nợ, điện SWIFT, phiếu thu phí dịch vụ kiểmhóa đơnVAT giao cho khách hàng và lưu trữ

Đến hạn thanh toán, CB chuẩn bị hồ sơ đề nghị thanh toán trình KSV phêduyệt và gửi về SGD như đối với thanh toán LC trả ngay

Ngân hàng nhận bộ chứng từ từ nguồn xuất khẩu chuyển cho ngân hàng mởL/C, sau đó nhận chuyển tiền vào tài khoản cho bên xuất khẩu và thu phí thanhtoán [9]

1.2.2.2.Tổ chức thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

Hoạt động tổ chức thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ của ngânhàng tập trung vào các hoạt động sau đây:

Thứ nhất, số lượng khách hàng và giá trị thanh toán

Một trong những mục tiêu của ngân hàng là có được doanh số thanh toán theophương thức L/C ngày càng cao Điều đó được quyết định bởi số lượng khách hàng

và giá trị thanh toán Để đạt được điều đó, ngân hàng phải đảm bảo số món thanhtoán tăng và giá trị món thanh toán cao Giá trị thanh toán phụ thuộc vào hợp đồngmua bán Vì vậy, ngân hàng cần tăng được số món thanh toán theo phương thức L/Cqua ngân hàng Số món thanh toán theo phương thức L/C qua ngân hàng tăng phảnánh khách hàng ngày càng tin tưởng vào ngân hàng và tìm đến với ngân hàng nhiềuhơn

Thứ hai, về phí thanh toán

Ngân hàng cũng là một tổ chức kinh tế, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận Chi phí cho hoạt đông TTQT theo phương thức L/C là tất cả những chi phí mà

Ngày đăng: 08/01/2020, 15:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w