CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN
2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại của ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất,môi trường kinh tế có những biến đổi khó lường
Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2016vừa qua có quá nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, quay vồn vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động thanh toánquốc tế theo L/C của ngân hàng.
Thứ hai, hệ thống pháp lý chưa thực sự đồng bộ và chưa phù hợp.
Cho đến nay thì hệ thống pháp lý chưa thực sự đồng bộ và chưa phù hợp với tình hình chung của hoạt động thanh toán quốc tế. Các văn bản pháp quy của ngành Ngân hàng cho riêng hoạt động thanh toán quốc tế chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ.
Trong thời kỳ mở cửa lợi dụng kẽ hở của hành lang pháp lý và cán bộ kém năng lực, nhiều doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng sử dụng trái mục đích, đồng thời không trả được nợ Ngân hàng dẫn đến các Ngân hàng không dám đầu tư, hoạt động thanh toán quốc tế giám sút.
Thứ ba, mức độ cạnh tranh giữa các Ngân hàng càng cao.
Trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới thì ngày càng xuất hiện nhiều các Ngân hàng có nguồn vốn lớn từ nước ngoài, đồng thời có nhiều lợi thế về công nghệ, thủ tục gây không ít khó khăn cho Ngân hàng Vietinbank– Chi nhánh Nam Thăng Long, nhất là khi chi nhánh mới được thành lập. Trên địa bàn của chi nhánh hiện tại, có rất nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng lớn khác, đã hoạt động lâu dài như Techcombank, Agribank, ACB, Oceanbank…, áp lực cạnh tranh là rất lớn. Ngoài ra, một số nguyên nhân từ phía khách hàng cũng phần nào tạo nên những khó khăn cho chi nhánh như: yếu tố tâm lý, kinh nghiệm giao dịch và trình độ hiểu biết về hoạt động TTQT của khách hàng…
Thứ tư, sự bất cập trong kiến thức, kinh nghiệm và hành vi đạo đức của các doanh nghiệp – khách hàng.
Trình độ hiểu biết về phương thức tín dụng chứng từ của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn còn kém, chưa thực sự nắm rõ luật, tập quán quốc gia cũng như luật và tập quán của quốc gia bạn hàng. Chính điều này đã tạo khó khăn cho các cán bộ TTQT, là nguyên nhân của sự chậm trễ trong quy trình TTQT theo L/C và cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều rủi ro đáng tiếc trong quá trình thanh toán hợp đồng ngoại thương.
Ngân hàng luôn phải đối phó với những hành vi lừa đảo: là một trung gian thanh toán nên Ngân hàng luôn phải đối đầu với các hành vi lừa đảo có thể xuất phát từ người xuất khẩu, người nhập khẩu hoặc người vận chuyển. Đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều công ty ma, với nhiều nghệ thuật lừa đảo ngày càng tinh vi. Do đó Ngân
hàng cần có cơ chế quản lý giảm sát chặt chẽ để tránh mọi rủi ro có thể xảy ra.
2.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, dịch vụ thanh toán quốc tế còn chưa đa dạng.
Dịch vụ TTQT còn chưa đa dạng. Việc cung ứng các dịch vụ TTQT mới chỉ dừng lại ở việc thanh toán theo một số phương thức truyền thống như chuyển tiền, nhờ thu, thanh toán LC. Việc đưa vào sử dụng các loại hình LC mới như LC dự phòng, LC chuyển nhượng đã đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng và đem lại hiệu quả thanh toán cao hơn. Tuy nhiên, nghiệp vụ này khá phức tạp nên vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.
Thứ hai, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế.
Hệ thống ngân hàng đại lý tuy phát triển nhưng chưa mạnh, mạng lưới ngân hàng phát triển nhanh nhưng chưa được mở rông khắp thế giới nên phải thông qua ngân hàng trung gian, tăng chi phí và mất thời gian.
Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long đã rất chú ý tới đổi mới công nghệ ngân hàng và có những tiến bộ nhất định, song so với trình độ công nghệ ngân hàng chung của các ngân hàng trongnước và thế giới thì cũng chỉ đạt ở trình độ trung bình.
Thông tin quản lý, theo dõi hoạt động TTQT còn nghèo nàn. Sự thiếu thông tin về thị trường trong và ngoài nước, thông tin về bạn hàng, thông tin về sản phẩm,… đã dẫn đến những rủi ro trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ.
Thứ ba, nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng chưa được chuyên sâu.
Cán bộ ngân hàng được đào tạo nhưng tràn lan không thống nhất từng nghiệp vụ, chưa chuyên sâu, chưa đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, ngoại ngữ, luật pháp quốc tế, nghiệp vụ xử lý còn lúng túng, khả năng tư vấn cho khách hàng còn hạn chế. Kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện giao dịch và đo lường rủi ro quá yếu kém, chưa có những bộ phận nghiên cứu dự đoán sự thay đổi của tỷ giá trên thị trường. Tổ chức hoạt động TTQT còn phân tán.Trình độ giữa các chi nhánh và hội sở chính có sự cách biệt khá lớn.
Nhân viên của một số khách hàng về giao dịch ngân hàng, về kinh doanh xuất nhập khẩu,… hay thay đổi và không nắm bắt được quy trình làm việc của ngân
hàng cũng như trình độ về công việc xuất nhập khẩu còn non yếu khi lập đơn xin mở thư tín dụng,… có nhiều thiếu sót so với hợp đồng ngoại.
Mặc dù Chi nhánh đã thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ bằng việc tạo điều kiện đi khảo sát và trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ với các chi nhánh thực hiện Thanh toán quốc tế trong hệ thống cũng như học tập nghiệp vụ ngân hàng hiện đại tại các ngân hàng đại lý song vẫn còn thua kém những ngân hàng nước ngoài.
CHƯƠNG 3