CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN
2.2.2. Tổ chức thanh toán
2.2.2.1. Số lượng khách hàng và giá trị thanh toán.
Trong những năm gần đây, tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động. Điều này ảnh hưởng không nhở tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Có thể theo dõi qua bảng sau:
Bảng 2.3. Số lượng khách hàng hoạt động TTQT theo phương thức L /C tạichi nhánh Nam Thăng Long giai đoạn 2015-2017
Năm 2015 2016 2017
Số lượng khách hàng 264 241 275
Số lượng nhà xuất khẩu 42 39 35
Số lượng nhà nhập khẩu 222 204 240
(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp) Hiện nay số lượng khách hàng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh đã lên đến 207 khách hàng thuộc nhiều thành
phần kinh tế khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất công nghiệp đến thương mại dịch vụ, xây dựng,… Điều đó cho thấy trong quá trình hoạt động, chi nhánh không chỉ phục vụ tốt những khách hàng sẵn có mà còn chủ động tìm kiếm, thu hút thêm nhiều khách hàng tham gia hoạt động thanh toán quốc tế mới trên địa bàn.
Bảng 2.4. Giá trị thanh toán L/C xuất- nhập khẩu giai đoạn 2015- 2017 ĐVT: 1.000 USD
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Giá trị thanh toán L/C nhập khẩu
Phát hành L/C 246 251 264
Thanh toán L/C 43.509 42.189 47.219
Số món 222 204 240
Giá trị thanh toán L/C xuất khẩu
Thông báo L/C 1.534 1.712 1.738
Thanh toán L/C 10.926 15.141 17.476
Số món 82 99 135
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2015, 2016, 2017) Bảng 2.4 cho thấy:
Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán L/C của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long tăng dần qua các năm 2015 đến năm 2017.
Năm 2015, các hoạt động ngoại thương được chú trọng, ngân hàng Vietinbankchi nhánh Nam Thăng Long đã thúc đẩy hoạt động thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, đạt giá trị thanh toán là 43.509 nghìn USD.
Năm 2016, cả thế giới bước vào giai đoạn kinh tế khủng hoảng, mặc dù rất nỗ lực, giá trị phát hành L/C tăng lên nhưng giá trị thanh toán lại giảm đi, điều này cho thấy, mặc dù rất nỗ lực thúc đẩy hoạt động thanh toán nhập khẩu, nhưng kết quả đạt được vẫn không bằng năm 2015. Đến năm 2017, hoạt động thanh toán L/C có một bước tiến vượt bậc, tăng cả về giá trị phát hành L/C và giá trị thanh toán L/C. Điều này cho thấy, lãnh đạo ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long đã ý thức được điều kiện kinh tế rất khó khăn và nỗ lực đưa ra những phương án chiến lược nhằm cải thiện tình hình thanh toán L/C nhập khẩu, việc này đã mang lại kết quả
tích cực, khi mà giá trị thanh toán L/C đã tăng lên 47.219 (tăng 5.030 nghìn USD so với năm 2016).
Về giá trị thanh toán L/C nhập khẩu, có thể nhận thấy, các con số biến động theo chiều hướng tương tự giá trị L/C xuất khẩu. Năm 2015, số món L/C nhập khẩu đạt được là 222, với tổng giá trị thanh toán đạt 43.509 nghìn USD, cho giá trị trung bình mỗi món là 195,98 nghìn USD. Đến năm 2016, số món này giảm đi 18 món, giá trị thanh toán đạt được là 42.189 nghìn USD, trung bình mỗi món đạt 206,80 nghìn USD, đây là sự tăng trưởng mạnh mẽ trong điều kiện kinh tế lúc bấy giờ. Số món giảm nhưng giá trị mỗi món lại tăng, điều này cho thấy trong năm 2016, điều mà ngân hàng chú trọng hơn là về giá trị thanh toán và thúc đẩy những hợp đồng mang lại giá trị lớn hơn là tìm kiếm khách hàng nhỏ lẻ. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, chính sách này đã mang lại kết quả đáng khích lệ cho ngân hàng, chứng tỏ ngân hàng đã đi đúng hướng để điều chỉnh hoạt động của mình phù hợp với điều kiện kinh tế. Đến năm 2017, số món tăng lên đạt 240 món, với giá trị thanh toán là 49.919 nghìn USD, đạt giá trị trung bình 207,99 nghìn USD. Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu của ngân hàng đang diễn biến theo chiều hướng tích cực, mang lại kết quả tốt cho ngân hàng.
Đối với hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu. Trong năm 2015, giá trị thanh toán L/C còn khá khiêm tốn, song đến năm 2016, cho dù nền kinh tế rất khó khăn, hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu đạt giá trị cao hơn so với năm 2015. Điều này cho thấy, Vietinbank Nam Thăng Long đã thúc đẩy rất tốt hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu của mình, mang lại kết quả tốt trong năm 2016. Đến năm 2017, có lẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi sự khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, niêm kết quả đạt được không tăng so với năm 2016, tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn, tất cả các doanh nghiệp đều phải nỗ lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tìm kiếm lợi nhuận rất khó khăn, kết quả đạt được của Vietinbank Nam Thăng Long là rất đáng khích lệ.
Năm 2015, số món L/C xuất khẩu là 82, tổng giá trị thanh toán là 10.926 nghìn USD, giá trị thanh toán trung bình cho 1 món là 133,24 nghìn USD, đây là
một con số còn khá khiêm tốn về giá trị, có lẽ do hoạt động thanh toán L/C còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp nên chưa nhận được sự quan tâm nhiều từ phía các nhà xuất khẩu. Đến năm 2016, có thể nhận thấy rằng số món đã giảm đi 3 món, chỉ còn lại 79 món, tuy nhiên về giá trị thanh toán thì lại tăng lên rõ rệt, con số này là 15,141 nghìn USD, trung bình cho một món là 191,65 nghìn USD, như vậy hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu của doanh nghiệp được cải thiện tích cực, thể hiện qua cả con số lẫn giá trị thanh toán, chính sách thúc đẩy thanh toán L/C xuất khẩu của doanh nghiệp đã đạt kết quả cao. Đến năm 2017, nền kinh tế rơi vào suy thoái trầm trọng, số món và giá trị thanh toán vẫn tăng, song về giá trị trung bình mỗi món đạt 195 nghìn USD. Mặc dù vậy, đây vẫn là một kết quả đáng khen cho chi nhánh Nam Thăng Long; trong điều kiện kinh tế khó khăn, chi nhánh vẫn duy trì được hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu của mình ổn định, các biện pháp chiến lược mà phía ngân hàng sử dụng để lôi kéo khách hàng vẫn đạt kết quả tích cực.
Có thể nói rằng, những năm gần đây, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng, đương nhiên không thể thoát khỏi tình hình khó khăn này, nhưng qua bảng số liệu số món và giá trị thanh toán xuất- nhập khẩu của Vietinbankchi nhánh Nam Thăng Long có thể thấy, ngân hàng luôn nỗ lực cải thiện cũng như điều chỉnh hoạt động của mình để có thể phù hợp với điều kiện kinh tế, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Những kết quả đạt được đã chứng minh rằng, các chiến lược mà ngân hàng áp dụng trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế là phù hợp, ngân hàng luôn nỗ lực vươn mình để thích nghi với điều kiện khó khăn chung, tìm kiếm khách hàng mới, giữ mối quan hệ với khách hàng thân thiết, tạo uy tín và chỗ đứng cho mình trong ngành ngân hàng Việt Nam.
Giá trị thanh toán L/C nhập khẩu cao gấp nhiều lần so với giá trị thanh toán L/C nhập khẩu. Sự mất cân đối giữa giá trị thanh toán L/C xuất khẩu và giá trị thanh toán L/C nhập khẩu không chỉ là tình trạng của riêng chi nhánh Nam Thăng Long mà còn là tình trạng chung của các chi nhánh khác cũng như của các ngân hàng ở Việt Nam. Nguyên nhân là do Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu: Năm 2017,
tổng xuất khẩu của VN đạt khoảng 132 tỉ USD, tăng 15,3% so với năm 2016. Để khắc phục tình trạng này, ngoài các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, các nước ASEAN..., hàng Việt Nam đã thâm nhập sang thị trường mới như châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latin. Tuy nhiên, hàng hóa của Việt Nam vẫn chưa thể cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng cũng như giá cả với hàng hóa của các nước khác.
Do đó, tổng nhập khẩu của Việt Nam cả năm 2017 lên tới khoảng 132,5 tỉ USD, tăng 16,5% so với năm 2016, và nhập siêu cả năm ước khoảng 500 triệu USD.
2.2.2.2. Phí thanh toán.
Biểu phí của hoạt động TTQT nói chung và biểu phí TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ luôn không có sự biến động giúp Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long có thể cạnh tranh tốt hơn và từ đó thu hút nhiều khách hàng hơn, cùng với việc triển khai phần mềm mới và mạng SWIFT giúp giảm thời gian, tăng sự hài lòng cho khách hàng, từ đó gia tăng số lượng khách hàng đến với Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long ngày một nhiều hơn. Nghĩa là Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long đã tạo dựng được lòng tin với khách hàng, hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long cũng đang ngày càng được hoàn thiện, nâng cao và nhất là sự đa dạng về các sản phẩm dịch vụ tại chi nhánh.
Nhằm tăng sức canh tranh với các ngân hàng khác trong lĩnh vực chứng từ thanh toán, Vietinbank đã có giảm chi phí đến mức tối đa có thể. Cụ thể so sánh phí L/C xuất- nhập khẩu của Vietinbank và Vietcombank như sau:
Bảng 2.5.So sánh phí L/C xuất- nhập khẩu của Vietinbank và Vietcombank
Mục phí Phí thông báo L/C
Phí kiểm tra bộ chứng từ Phí thanh toán 1 bộ chứng từ
Phí phát hành L/C Điện phí
Phí thanh toán L/C
(Nguồn: Biểu phí tài trợ thương mại tại Vietinbank, Vietcombank năm 2017) Qua bảng số liệu trên ta thấy, cho phí L/C xuất – nhập khẩu của Vietinbank so với Vietcombank là thấp hơn về các loại khoản phí như: phí thông báo L/C, phí thanh toán 1 bộ chứng từ tối thiểu, ký quỹ 100%, phí phát hành L/C.
2.2.2.3 Chất lượng nghiệp vụ thanh toán
Việc mở L/C hàng nhập khẩu tại Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long diễn ra theo cùng một trình tự nhất định như tất cả mọi chi nhánh khác của Vietinbank tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, đánh giá bộ hồ sơ của cán bộ thanh toán được tiến hành dễ dàng với độ chính xác cao.
Các bước thực hiện nhìn chung khá chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch. Sự kiểm soát chặt chẽ là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động thanh toán thư tín dụng chứng từ , bởi nó liên quan đến các bên thường có quốc tịch khác nhau rất dễ dẫn đến tranh chấp lợi ích.
Bảng 2.6: Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ thanh toán chứng từ tại các phòng giao dịch của Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long.
ST
T Tên Phòng giao dịch Tỷ lệ
hài lòng (%)
Tỷ lệ chưa hài lòng (%) 1 Phòng giao dịch VietinBank Xuân Đỉnh 90.1 9.9
2 Phòng giao dịch VietinBank Mỹ Đình 91.3 8.7
3 Phòng giao dịch VietinBank Thăng Long 90.8 9.2
4 Phòng giao dịch VietinBank Thành Đô 95.4 4.6
5 Phòng giao dịch VietinBank Lạc Long Quân 95.3 4.7
6 Phòng giao dịch VietinBank Thành An 90.8 9.2
7 Phòng giao dịch VietinBank Nghĩa Tân 90.7 9.3 8 Phòng giao dịch VietinBank Trường Hưng 97.4 2.6 9 Phòng giao dịch VietinBank Thái Thịnh 97,4 2.6
10 Phòng giao dịch VietinBank Hà Thành 93.5 6.5
11 Phòng giao dịch VietinBank Hà Đô 96.7 3.3
12 Phòng giao dịch VietinBank Đông Đô 97.3 2.7
13 Phòng giao dịch VietinBank An Phát 92.5 7.5
Trung bình 93.8 6.2
Nguồn: Khảo sát chất lượng dịch vụ thanh toán chứng từ của Vietinbank Nam Thăng Long năm 2017.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, Vietinbank Nam Thăng Long có tỷ lệ khách hàng hài lòng với dịch vụ thành toán chứng từ khá cao là 93.8%, tuy nhiên, một số phòng giao dịch có tỷ lệ chưa hài lòng tương đối cao như Xuân Đỉnh, Thăng Long, Nghĩa Tân. Điều này đòi hỏi Chi nhánh cần có sự kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên hơn đối với các chi nhánh này.
Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long đã có sự kiểm tra, kiểm soát từ khi bắt đầu nhận hồ sơ đến khi L/C được tất toán xong bởi các cán bộ thanh toán chức năng, đảm bảo sự an toàn cao trong công tác mở L/C hàng nhập khẩu.
Xử lý điện thanh toán quốc tế tại Chi nhánh đạt tỷ lệ tự động 98,98% và tài trợ thương mại có tỷ lệ điện xử lý tự động 99,44%.Các tỷ lệ này phản ánh chất lượng xử lý điện thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại của Chi nhánh đã đạt ở mức cao với hệ thống kỹ thuật hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế và có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm.
2.2.2.4. Chất lượng dịch vụ khách hàng.
Một là, tính chính xác và an toàn.
Việc mở L/C được dựa trên những nội dung, điều khoản trong hợp đồng thương mại và một số giấy tờ liên quan khác như chứng thư bảo hiểm. Đây là một
khâu quan trọng, tất cả mọi trách nhiệm đều thuộc về ngân hàng và nó ảnh hưởng đến toàn bộ các khâu tiếp theo sau đó, kể cả thời gian tất toán L/C. Ngân hàng cần tiến hành nhanh chóng, chính xác để đảm bảo L/C được mở đúng thời hạn và có nội dung phù hợp. Cán bộ thanh toán Vietinbank Nam Thăng Long đã có sự phân tích tìm hiểu rõ về bản hợp đồng thương mại được ký giữa người nhập khẩu với đối tác nước ngoài, xem xét kỹ nội dung cũng như các điều khoản kèm theo trong bản hợp đồng đó,tìm ra những sai sót nếu có và thông báo cho khách hàng sửa chữa, bổ sung. Chính điều này đã giúp cho nội dung bản L/C chặt chẽ, rõ ràng và ít sai sót.
Khi chấp nhận hồ sơ thanh toán L/C với khách hàng, cán bộ thanh toán sẽ tiến hành lập bản thảo và trình phê duyệt. Sau khi được kiểm tra, sửa lỗi trong L/C sẽ được chuyển xuống để cán bộ thanh toán tiến hành lập L/C. Vì vậy nếu có sai sót sẽ được chỉnh sửa lại ngay, đảm bảo cho bản L/C chính được đầy đủ và hoàn thiện nhất. Điều này đã góp phần tăng lòng tin nơi khách hàng với dịch vụ thanh toán của Vietinbank Nam Thăng Long, tạo dựng hình ảnh đẹp và có uy tín.
Với phương châm “nhanh chóng, chính xác, an toàn” trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, công tác Thanh toán quốc tế của ngân hàng đã được tổ chức chặt chẽ,bỏ đi các khâu trung gian phiền hà, rắc rối mất nhiều thời gian cho khách hàng. Đồng thời quy trình thanh toán được cải tiến và phù hợp, đảm bảo thông tin nhanh chóng kịp thời cho khách hàng, kiểm tra chính xác, kịp thời, nhanh chóng. Tất cả đều là kết quả, là thành công nỗ lực của bản thân ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên có một số sai sót trong bản L/C lập ra, theo một số khảo sát những hồ sơ thanh toán hàng nhập khẩu của sở giao dịch chủ yếu mắc các lỗi như: ghi thiếu số hiệu L/C, ghi tắt tên kinh doanh của các bên tham gia…Tuy những lỗi trên là không đáng kể nhưng sở giao dịch cần phải có giải pháp để hạn chế nhằm tạo sự hoàn thiện hơn cho công tác mở L/C, nâng cao chất lượng dịch vụ. Nguyên nhân tạo ra những sai sót trên có thể là do cán bộ thanh toán khi lập L/C đã thiếu cẩn thận, không kiểm tra lại L/C sau khi đã lập xong.
Hai là, về thời gian giao dịch
Thời gian phục vụ của Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long lên tới 12h/ngày (từ 8 giờ sáng đến 20 giờ tối) trong khi thời gian xử lý từng giao dịch
được giảm thiểu tối đa so với các phương thức xử lý khác. Nhờ hệ thống quản lý tài khoản tập trung, tất cả các khoản báo có thanh toán chứng từ XK từ nước ngoài được hạch toán trực tiếp vào tài khoản của khách hàng ngay tại PGD, không cần chuyển tiếp về CN.
Quy trình phát hành L/C của NHCT Việt Nam khác với những ngân hàng khác là hội sở chính là nơi lập điện mở L/C còn chi nhánh chỉ tiếp nhận đơn xin mở L/C.
Quy trình này giúp NHCT Việt Nam tập trung được việc phát hành L/C cũng như thanh toán tại một nơi, xử lý thuận lợi, dễ dàng hơn. Khi khách hàng đến xin mở L/C hay sửa đổi L/C đều chỉ cần chờ chi nhánh fax đơn xin lên hội sở chính, trong thời gian ngắn, khách hàng sẽ nhận được đơn mở L/C theo đúng quốc tế tại chi nhánh NHCT Nam Thăng Long.
Tuy nhiên, thời gian mở L/C còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu và sự linh hoạt hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh. Để lập một L/C nhập khẩu khách hàng phải nộp hồ sơ tại bộ phận quan hệ khách hàng trước rồi mới được chuyển sang phòng thanh toán quốc tế có thể làm tăng thời gian phát hành L/C, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vẫn có trường hợp cán bộ nhậ hồ sơ kiểm tra không kỹ và nhận những bộ hồ sơ chưa đầy đủ, đến lúc mở L/C mới nhận ra rồi mới thông báo cho khách hàng bổ sung, điều này phải mất vài ngày khách hàng mới có thể bổ sung đầy đủ bộ hồ sơ để cán bộ thanh toán mở L/C hàng nhập khẩu cho mình, có thể gây hậu quả lớn cho nhà nhập khẩu bởi họ sẽ bị chậm thời gian thanh toán với đối tác, ngân hàng sẽ bị mất uy tín trước khách hàng, mất nhiều thời gian để sửa lỗi, làm thất thu cho ngân hàng.
Ba là, số vụ khiếu nại
Bên cạnh những rủi ro về hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu gây ảnh hưởng đến chất lượng TTQT bằng L/C, chi nhánh NHCT Nam Thăng Long vẫn còn gặp phải những sai sót làm giảm đi chất lượng dịch vụ bằng L/C cũng như sự tín nhiệm của khách hàng.
Các giao dịch TTQT & TTTM là quá trình làm việc giữa các đối tác cách nhau về không gian, thời gian, tập quán địa phương. Đặc điểm này tạo ra rủi ro khi mức