6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.3. KINH NGHIỆM VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA CÁC NGÂN HÀNG VÀ BÀI HỌC
1.3.1. Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Thành lập ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt.
Ngân hàng Ngoại thương luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng.
Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Asean Pacific Banker’s Club và là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Tại VN, Vietcombank có quan hệ kinh tế với tất cả các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng và văn phòng đại diện hoạt động tại VN. Ngân hàng luôn chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghệ, dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những ứng dụng công nghệ hiện đại của Vietcombank. Đặc biệt, để hỗ trợ cho hoạt động TTQT, Vietcombank đã đầu tư hệ thống công nghệ cho phép tập trung hóa và vi tính hóa mọi thông tin và xử lý giao dịch cho khách hàng. Đây là những lợi thế rất quan trọng và riêng có để Vietcombank luôn có thể đáp ứng các nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất cho khách hàng của mình.
1.3.2.Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank). Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990 Ngày 06/04/1992, Thống Đốc NHNN Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với tên mới là ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Từ số vốn điều lệ đăng ký ban đầu chỉ là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương 12, 5 triệu USD, đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 10.560 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu vào khoảng 13.627 tỷ đồng. Eximbank có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và hơn 180 chi nhánh, phòng giao dịch có mặt tại nhiều tỉnh thành lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương… Đặc biệt trên phương diện hợp tác quốc tế, Eximbank đã thiết lập được quan hệ đại lý với hơn 750 ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Sài Gòn (ban đầu có tên là Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Tôn Thất Đạm).
Nghiệp vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ trả chậm tại Eximbank Sài Gòn được quan tâm nghiên cứu và được qui định một các rất cụ thể, 17 chi tiết và thống nhất từ hội sở đến các chi nhánh. Chính vì thế, qui trình thanh toán bằng L/C trả chậm tại đây có rất nhiều ưu điểm nổi bật:
Qui trình thanh toán bằng L/C tại Eximbank có tính an toàn cao Tính an toàn vốn là một ưu thế của hình thức thanh toán bằng L/C. Tại Eximbank, tính an toàn càng được đảm bảo thông qua những bước kiểm tra kĩ càng của thanh toán viên, kiểm soát viên và lãnh đạo phòng cùng sự liên kết chặt chẽ giữa từng bộ phận trong phòng thanh toán quốc tế và giữa phòng thanh toán quốc tế với các phòng ban trong ngân hàng. Cụ thể như:
Khi nhận hồ sơ mở L/C, ngoài việc yêu cầu khách hàng những thủ tục và giấy tờ cần thiết, TTV luôn chú ý kiểm tra tư cách pháp nhân của khách hàng, cũng như
tình hình tài chính của khách hàng khi mở L/C. Nếu L/C được ký quỹ 100%, thanh toán viên phải kiểm tra kỹ nguồn tiền ký quỹ. Nếu L/C không được ký quỹ 100%, thanh toán viên phải liên hệ liên hệ với phòng tín dụng doanh nghiệp và yêu cầu khách hàng phải có giấy giới thiệu của phòng tín dụng doanh nghiệp. Việc kiểm tra kĩ hồ sơ pháp lý và nguồn tiền của doanh nghiệp xin mở L/C thể hiện sự thận trọng của Eximbank trong qui trình phát hành L/C.
Quá trình tiến hành mở L/C chính thức được kiểm tra và giám sát gắt gao cũng là một ưu điểm lớn trong quá việc hạn chế rủi ro do sai sót gây ra. Việc kiểm tra một L/C chính thức phải qua 6 lần kiểm và chỉnh sửa: từ thanh toán viên 1 – thanh toán viên 2 – kiểm soát viên – lãnh đạo phòng – thanh toán viên 1 – kiểm soát viên – lãnh đạo phòng. Đối với các điện thư khác cũng phải trải qua ít nhất 4 lần kiểm và chỉnh sửa như vậy. Điều này thể hiện việc kiểm tra rất chặt chẽ và kĩ càng của Eximbank đối với một điện thư bất kì trước khi đẩy điện ra nước ngoài.
Việc chuyển bất kì một điện thư nào đều thông qua lãnh đạo phòng kí duyệt, đẩy điện ra hội sở, sau đó hội sở mới đẩy ra nước ngoài.
Thứ hai, chi nhánh luôn chú trọng đến lợi ích và hỗ trợ cho khách hàng.
Trong suốt qui trình thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C, TTV luôn quan tâm và nhắc nhở DN những vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến công việc và lợi ích của khách hàng.
Cụ thể như:
Một TTV sẽ phụ trách một khách hàng và sẽ chịu trách nhiệm với hồ sơ của khách hàng đó trong suốt qui trình từ bước mở L/C cho tới lúc đóng hồ sơ. Việc sắp xếp công việc như vậy sẽ tạo thuận lợi cho việc xử lý những trục trặc phát sinh trong suốt quá trình, đồng thời việc liên lạc với khách hàng và ngân hàng Eximbank sẽ thuận tiện hơn.
TTV soạn thảo giúp khách hàng nội dung của thư đề nghị L/C trong trường hợp nếu khách hàng không quen với ngôn ngữ trong thư đề nghị mở L/C.
Chủ động liên lạc với nhân viên phòng tín dụng hỗ trợ cho khách hàng khi tới hạn thanh toán, giúp khách hàng thực hiện thao tác bán tiền VND mua ngoại tệ để thanh toán hoặc ký quỹ L/C.
1.3.3. Bài học cho ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long
Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số ngân hàng trong và ngoài nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho việc mở rộng nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ của Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long như sau:
Một là, xây dựng chiến lược phát triển nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, xác định được nhu cầu tiềm năng, hiện tại và tương lai, được xác định đúng vị trí và được đầu tư đúng mức. Hiện nay, thương mại thế giới ngày càng phát triển, hoạt động TTQT trở thành một hoạt động không thể thiếu và chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của các ngân hàng, trong đó, phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến nhất nhờ những ưu điểm của nó. Chính vì vậy, Vietinbank cần phải coi sự mở rộng hoạt động tín dụng chứng từ là thiết yếu, một nhân tố quan trọng để có thể cạnh tranh được trong thời kỳ hội nhập.
Hai là, học tập các ngân hàng đi đầu về dịch vụ TTQT, Vietinbank cần phải phát triển công nghệ giao dịch hiện đại áp dụng trong giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ.
Tiếp tục mở rộng hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện, quan hệ đại lý ở trong và ngoài nước để thuận tiện cho hoạt động TTQT nói chung và nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng.
Ba là, cần có chiến lược Marketing, quảng bá các dịch vụ TTQT, tài trợ xuất nhập khẩu…không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng, đưa ra các sản phẩm dịch vụ trọn gói để phục vụ tốt hơn, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng.
Bốn là, tiếp tục tìm kiếm cổ đông nước ngoài, để có thể học hỏi được công nghệ quản lý, kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế và có thể tận dụng được những mối quan hệ nước ngoài, làm cơ sở cho sự mở rộng.
CHƯƠNG 2