Các nhân tố tác động tới thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh nam thăng long (Trang 49 - 52)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN

1.2.2. Các nhân tố tác động tới thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

1.2.2.1 Nhân tố khách quan

Thứ nhất, tình hình nền kinh tế trong nước.

Trong một nền kinh tế ổn định và phát triển thì hoạt động của ngân hàng sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Ngân hàng yên tâm đầu tư tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển dịch vụ mới, trong đó bao gồm hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.

Thứ hai, môi trường chính trị- xã hội.

Sự ổn định của chính trị- xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế quốc tế của một nước phát triển. Tính ổn định của chính trị càng cao thì mức an toàn trong đầu tư càng cao, do đó các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm hơn trong kinh doanh, tạo cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu. Và trên cơ sở đó, hình thành nhu cầu chuyển vốn ngoại tệ ra, vào qua ngân hàng ngày càng tăng lên, hiệu quả mang lại cho hoạt động thanh toán quốc tế cũng tăng theo.

Thứ ba, môi trường pháp lý.

Mọi hoạt động kinh doanh vượt ra ngoài biên giới đều phải tuân thủ, chịu sự chi phối bởi luật pháp quốc gia đó hoặc luật pháp nước sở tại và thậm chí là Thông lệ và tập quán quốc tế cũng như Luật và công ước quốc tế. TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ không những phải chịu sự chi phối của luật pháp trong nước, luật pháp nước sở tại mà còn chịu sự chi phối của các cơ chế, các quy tắc và chuẩn mực quốc tế như UCP 600, ISBP,…

Thứ tư, chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia tại từng thời kỳ nhất định.

Một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu là chính sách tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để khuyến khích hoặc hạn chế xuất nhập khẩu, điều này làm giảm khả năng thanh toán quốc tế qua ngân hàng, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng doanh thu thanh toán quốc tế của ngân hàng.

Thứ năm, đồng tiền thanh toán.

Sự ổn định của đồng ngoại tệ được các bên tham gia chọn là đồng tiền thanh toán trong các giao dịch xuất nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu đồng tiền thanh toán mất giá thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu, nếu đồng tiền thanh toán tăng giá sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động nhập khẩu. Theo sau sự kém hiệu quả trong kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp là sự giảm sút trong tốc độ tăng trưởng của hoạt động thanh toán quốc tế qua ngân hàng.

Thứ sáu, kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chính là khách hàng của NHTM, do đó kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ và hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện giao dịch giữa NHTM và các doanh nghiệp XNK.

1.2.2.2 Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, chính sách đối ngoại của NHTM.

Chính sách đối ngoại của ngân hàng bao gồm việc mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế,… Nếu chính sách đối ngoại ngân hàng đưa ra là đúng đắn thì sẽ giúp ngân hàng duy trì và tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, từ đó giúp ngân hàng hoàn thiện hơn quy trình nghiệp vụ, thu hút khách hàng trong và ngoài nước, giúp ngân hàng tăng doanh thu, giúp ngân hàng tồn tại và phát triển.

Thứ hai, chính sách khách hàng

Một chính sách ưu đãi cho khách hàng hợp lý, linh hoạt giúp ngân hàng giữ được các khách hàng quen thuộc cũng như thu hút và phát triển mối quan hệ với nhiều khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.

Thứ ba, trình độ chuyên môn của thanh toán viên.

Thanh toán viên là những người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

nói riêng. NHTM có được những thanh toán viên giàu kinh nghiệm, nắm vững quy trình nghiệp vụ, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương cũng như các quy định cụ thể liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ và trình độ ngoại ngữ sẽ có tốc độ xử lý các giao dịch nhanh, đảm bảo tính an toàn và chính xác cao trong giao dịch.Từ đó nhận được sự hài lòng và độ tín nhiệm cao của khách hàng, giúp cho hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của NHTM đạt hiệu quả cao, đem lại lợi nhuận và uy tín cho ngân hàng.

Thứ tư, quan hệ của NHTM với ngân hàng đại lý nước ngoài.

Quan hệ đại lý có vai trò rất quan trọng đối với nghiệp vụ ngân hàng ngày nay. Để thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là thanh toán quốc tế, mỗi ngân hàng cần thiết lập quan hệ đại lý với các định chế tài chính, ngân hàng ở các quốc gia khác nhau, nhất là tại các quốc gia đã có hiệp định thương mại song phương. Thiết lập quan hệ đại lý là sự khởi đầu của việc thiết lập quan hệ hợp tác song phương giữa NHTM và một ngân hàng khác bằng sự trao đổi SWIFT CODE và các hồ sơ pháp lý cho nhau nhằm mục đích phục vụ các hoạt động thanh toán quốc tế. Thiết lập quan hệ đại lý giúp cho thanh toán giữa hai ngân hàng trong cùng một quốc gia hay khác quốc gia được dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Hai ngân hàng có thể trao đổi và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau với mục đích hai bên cùng có lợi.

Trong hoạt động TTQT của các NHTM, phương tiện truyền tin chủ yếu được sử dụng gồm: Thư tín, Telex và SIWFT. Hiện nay tại NHTM có tới 99% các bức điện thanh toán tự động qua SWIFT đạt độ chính xác cao.

SWIFT – Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế. Thành viên của Hiệp hội là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ động của SWIFT. Hiệp hội trên giúp các ngân hàng thành viên trên Thế giới chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin. Mỗi ngân hàng thành viên được cấp một mã giao dịch, được gọi là SWIFT CODE. Các ngân hàng thành viên trao thông tin hoặc chuyển tiền cho nhau dưới dạng SWIFT MESSAGES, là các bức điện được chuyển

hóa thành các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch. SWIFT cung cấp các dịch vụ truyền thông an ninh và phần mềm giao diện cho các ngân hàng và tổ chức tài chính.

Chất lượng thanh toán qua SWIFT được thể hiện ở tỷ lệ các bức điện được xử lý tự động hoàn toàn, tỷ lệ này sẽ phản ánh trình độ của NHTM.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh nam thăng long (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w