Một số thành công trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh nam thăng long (Trang 89 - 93)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN

2.3.1 Một số thành công trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long

Qua phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ ở trên, có thể thấy Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ sau đây:

Thứ nhất, Hoạt động TTQT theo phương thức chứng từ thanh toán trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, doanh số TTQT không ngừng tăng lên qua các năm, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho NHCTVN – chi nhánh Nam Thăng Long

Về mặt doanh số, tỷ trọng thanh toán bằng phương thức L/C: Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long đã phát huy một cách có hiệu quả những tiềm năng của mình trong nghiệp vụ này như: uy tín, kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ…trong phương thức thanh toán náy. Tỷ trong của phương thức L/C luôm chiếm tỷ trọng cao nhất trong các phương thức thanh toán.

- Giá trị thanh toán L/C xuất nhập khẩu, số món xuất khẩu cũng tăng của Vietinbank Nam Thăng Long cũng tăng dần qua các năm. Kết quả này cho thấy, lãnh đạo cùng cán bộ nhân viên ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long đã đi đúng hướng và đang có những chiến lược phù hợp trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay.

Thứ hai, Chi nhánh đã xây dựng được đội ngũ thanh toán viên trẻ, năng động, có kiến thức về hoạt động TTQT theo phương thức L/C.

Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long có đội ngũ gồm hơn 200 cán bộ nhân viên trẻ và lịch sự, đặc biệt là những cán bộ thanh toán quốc tế. Có được một đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động và lịch sự là điều kiện để cạnh tranh của một ngân hàng hiện đại. Hầu hết các ngân hàng thương mại ngày nay đều hướng đến mục tiêu là phải có bộ phận giao dịch trẻ và lịch sự để xây dựng hình tượng đối với khách hàng. Hiện nay Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long đang sở hữu một đội ngũ nhân viên trẻ, không những giỏi về nghiệp vụ, vững vàng về chuyên môn mà còn có sự hiểu biết về lĩnh vực khác. Họ đã được qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Chính họ đã tạo nên thành công của Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long trong thời gian qua. Và chính sự năng động đó, Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cấu khách hàng với phương châm phục vụ “an toàn - tiện lợi - nhanh chóng - hiệu quả”. Trong những năm qua thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán bằng L/C đã ngày một phát triển ngay cả khi nền kinh tế có nhiều bất ổn.

Thứ ba, Chi nhánh đã xây dựng được một mạng lưới các đại lý ngân hàng rộng khắp, có quan hệ thân thiết với nhiều khách hàng lớn.

Viettin Bank Chi nhánh Thăng Long có hệ thống chi nhánh rộng khắp địa bàn, các phòng giao dịch đều được sự bổ trợ về vốn, tín dụng và nghiệp vụ trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long luôn chú trọng sự đổi mới về công nghệ và thanh toán qua mạng SWIFT, việc mở rộng mạng lưới quan hệ đại lý trên nhiều khu vực. Hiện nay Vietinbank có hơn 700 ngân hàng đại lí trên toàn thế giới, việc ngày càng mở rộng thêm nhiều ngân hàng đại lý giúp cho hệ thống thanh toán của Vietinbank cũng như chi nhánh Nam Thăng Long ngày càng tăng lên rõ rệt.

Được sự hỗ trợ của ngân hàng Vietinbank, Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long hoạt động không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà còn đảm bảo phát triển kinh tế.

Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long luôn được sự ưu đãi của ngân hàng Công thương Việt Nam để đảm bảo cho kinh tế phát triển đúng hướng, thực hiện mục tiêu chung là tăng kim ngạch xuất khẩu cho cả nước.

2.3.2 . Một số tồn tại trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại của ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long.

Thứ nhất, doanh số L/C còn thấp so với các chi nhánh khác của Vietinbank, chưa khai thác hết tiềm năng của khách hàng trên địa bàn.

Doanh số L/C tuy đã tăng mạnh qua các năm nhưng so với các ngân hàng khác và các chi nhánh khác của Vietinbank thì doanh số vẫn còn thấp hơn nhiều.

Ở NHCTVN – chi nhánh Nam Thăng Long doanh thu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào hoạt động tin dụng, doanh thu từ hoạt động TTQT vẫn chiếm một tỷ lệ chưa cao trong tổng doanh thu của ngân hàng. Tỷ trọng thu phí hoạt động TTQT trong tổng thu nhập còn thấp.

Lượng khách đến ngân hàng thực hiện giao dịch dù có xu hướng tăng lên nhưng vẫn là không đáng kể so với một số ngân hàng khác. Chi nhánh đã có nỗ lực trong việc thu hút khách hàng thực hiện TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ qua Vietinbank nhưng các chính sách thu hút còn chưa mang tầm chiến lược lớn, chưa mang tính sâu rộng, chưa chú trọng nâng cao thái độ phục vụ khách hàng.

Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế thì thương mại quốc tế ngày càng phát triền, cùng với nó là các giao dịnh thanh toán quốc tế ngày càng được mở rộng, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, tại Chi nhánh thì khách hàng tham gia giao dịch chiếm chủ yếu vẫn là các khách hàng quen thuộc, giao dịch với chi nhánh trong những năm qua, trong khi trong địa bàn còn một lượng lớn các khách hàng chưa được khai thác, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn có tài khoản tại các Ngân hàng truyền thống như Ngân hàng Công thương, EXIMBANK.

Thứ hai, có sự mất cân đối giữa xuất, nhập khẩu.

Mất cân đối giữa hoạt động thanh toán nhập khẩu với hoạt động thanh toán xuất khẩu. Giai đoạn 2015- 2017 vừa qua, mặc dù L/C xuất khẩu đã có sự tăng trưởng dần nhưng doanh số L/C nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán L/C của toàn chi nhánh. Hơn nữa, một số khách hàng thanh toán hàng nhập khẩu qua NHCTVN – chi nhánh Nam Thăng Long nhưng lại thanh toán hàng

xuất khẩu qua các ngân hàng thương mại khác nên NHCTVN – chi nhánh Nam Thăng Long không thu được nguồn ngoại tệ về. Điều này làm cho ngân hàng hạn chế về nguồn ngoại tệ để thanh toán, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Thứ ba, chất lượng dịch vụ L/C còn thấp.

Thời gian xử lý giao dịch còn chậm: mức độ xử lý các giao dịch chưa cao, phụ thuộc nhiều vào quy trình, thao tác con người. Thời gian thực hiện giao dịch L/C nhập có thể lên đến 1-3 ngày, L/C xuất là 1-4 ngày.

Sản phẩm dịch vụ chưa phong phú: Các sản phẩm bổ trợ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ mới dừng lại ở các sản phẩm như chiết khấu hối phiếu đòi nợ, tài trợ thương mại ứng trước theo L/C trả chậm, tài trợ nhập khẩu đảm bảo thanh toán bằng lô hàng nhập. Chưa có sự bứt phá, đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài trợ thương mại mới.

Dịch vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của Vietinbank chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, quy mô của dịch vụ còn nhỏ, tiện ích của một số dịch vụ đối với khách hàng chưa cao.

Thủ tục thanh toán còn mang nặng tính hình chính. Hiện nay, một thực tế đang diễn ra tại các ngân hàng thương mại là khi khách hàng đến giao dịch luôn phải thực hiện những thủ tục rườm rà, tốn thời gian. Đó là lý do giải thích sự tăng lên của số lượng khách hàng đến giao dịch tại các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh, tại các ngân hàng này khách hàng chỉ phải làm các thủ tục rất đơn giản mà vẫn đảm bảo tính an toàn.

Thứ tư, nghiệp vụ thanh toán L/C của đội ngũ nhân viên còn hạn chế, không gian làm việc còn chật hẹp.

Số lượng nhân viên của bộ phận TTQT còn ít: hiện nay, bộ phận TTQT của chi nhánh Nam Thăng Long gồm có 5 nhân viên. Trong đó, thực hiện toàn bộ công việc của bộ phận do 04 nhân viên phụ trách, nhân viên còn lại trực tại quầy Western Union.

Do đó, các thanh toán viên đảm nhiệm khối lượng công việc nhiều hơn các bộ phận khác. điều này đã làm hạn chế tiềm lực phát triển của chi nhánh, bởi vì có những thời điểm công việc TTQT rất nhiều, các nhân viên phải đảm nhận một khối lượng

công việc rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian xử lý các bộ chứng từ.

Không gian làm việc còn chật hẹp, đây cũng là một vấn đề gắn với quy mô của chi nhánh, rõ ràng là với một quy mô nhỏ như hiện nay thì không thể đáp ứng và khai thác được tối đa nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, quy mô của chi nhánh còn ảnh hưởng tới nhiều mặt khác nữa, ví dụ như: ảnh hưởng tới công việc tiếp thị, tạo dựng hình ảnh của chi nhánh, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh, ảnh hưởng tới chất lượng công việc…

Thứ năm, hoạt động marketing còn chưa đa dạng và hiệu quả.

Công tác áp dụng các chính sách Marketing vào việc thu hút khách hàng vẫn còn hạn chế chưa phát huy hiệu quả. Mặc dù hoạt động marketing đã được chi nhánh chú trọng nhiều hơn nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Chi nhánh chỉ tìm biện pháp để giữ chân khách hàng mà không chú trọng tìm biện pháp để khai thác những khách hàng tiềm năng khác. Những chiến lượng Marketing như phân tích khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh, thực hiện xúc tiến hỗn hợp vẫn chưa được chú trọng và đánh giá đúng tầm quan trọng.

Chi nhánh chưa có bộ phận nghiên cứu sản phẩm mới chuyên biệt, các sản phẩm chưa thực sự cụ thể và thiết thực với thị trường hiện tại và khách hàng mục tiêu. Sản phẩm dịch vụ còn ít đa dạng, phụ thuộc cơ bản vào quá trình ứng dụng công nghệ thông tin.Chưa có chính sách chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, chính sách tìm kiếm khách hàng thống nhất trong toàn chi nhánh (mới chỉ dừng lại mức độ chính sách đơn lẻ của từng phòng nghiệp vụ). Không có bộ phần đầu mối chỉ đạo và kiểm soát tiến độ của các chính sách khách hàng, các chương trình quảng bá sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh nam thăng long (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w