1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP phương đông – chi nhánh hà nội

107 174 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 3,39 MB

Nội dung

Vai trò của quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại...18 1.3.3.. và hiện đại về QTRR trong kinh doanh ngân hàng đang được

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trước khi trình bày nội dung chính của luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơnsâu sắc tới PGS.TS.Doãn Kế Bôn đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thànhluận văn này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy cô trong khoa Sau đạihọc, khoa Tài chính – Ngân hàng Trường Đại học Thương Mại đã dạy bảo và giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Nhân dịp này tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ Ngânhàng Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốtquá trình thực hiện luận văn

Hà Nội, ngày tháng năm

Học viên

Trần Xuân Huy

LỜI CAM ĐOAN

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêutrong bản luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứcông trình nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm

Học viên

Trần Xuân Huy

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ ix

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ xi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Dự kiến kết quả đóng góp của đề tài 5

7 Kết cấu luận văn 5

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Ý nghĩa của thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 7

1.1.3 Các bên tham gia 9

1.1.4 Phân loại thư tín dụng 10

1.1.5 Quy trình thực hiện TTQT theo phương thức TDCT 11

1.2 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 12

Trang 4

1.2.1 Khái niệm rủi ro, nguy cơ rủi ro, tổn thất 12

1.2.2 Mối quan hệ giữa rủi ro và tổn thất 13

1.2.3 Phân loại rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM 14

1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 17

1.3.1 Khái niệm và mục đích quản trị rủi ro 17

1.3.1.1 Khái niệm quản trị rủi ro, quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng phương thức TDCT 17

1.3.1.2 Mục đích quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 17

1.3.2 Vai trò của quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại 18

1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng phương thức TDCT tại các NHTM 19

1.3.3.1 Nhận dạng rủi ro 19

1.3.3.2 Phân tích rủi ro 22

1.3.3.3 Đo lường rủi ro 23

1.3.3.4 Phòng ngừa rủi ro 25

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các NHTM 26

1.3.4.1 Yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới QTRR trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT ở các NHTM 27

1.3.4.2 Yếu tố khách quan ảnh hưởng tới QTRR trong hoạt TTQT theo phương thức TDCT ở các NHTM 28

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT VÀ

Trang 5

BÀI HỌC RÚT RA CHO NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH HÀ

NỘI 30

1.4.1 Kinh nghiệm từ một số ngân hàng trong và ngoài nước 30

1.4.1.1 Một số kinh nghiệm từ ngân hàng JP.Morgan Chase 30

1.4.1.2 Kinh nghiệm của NHTMCP Ngoại thương Vietcombank 31

1.4.1.3 Kinh nghiệm của NHTMCP Công thương Vietinbank 32

1.4.2 Bài học rút ra cho ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Hà Nội 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 35

2.1 GIỚI THIỆU NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 35

2.1.1 Giới thiệu chung 35

2.1.2 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua một số chỉ tiêu 36

2.2 THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 39

2.2.1 Khái quát quy trình TTQT theo phương thức TDCT tại NHTMCP Phương Đông – chi nhánh Hà Nội 39

2.2.2 Kết quả TTQT theo phương thức TDCT tại NHTMCP Phương Đông – chi nhánh Hà Nội 40

2.3 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 42

2.3.1 Yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới QTRR trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại NHTMCP Phương Đông – chi nhánh Hà Nội 42 2.3.2 Yếu tố khách quan ảnh hưởng tới QTRR trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT ở NHTMCP Phương Đông – chi nhánh Hà Nội.45

Trang 6

2.4 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG

ĐÔNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 47

2.4.1 Nhận dạng các rủi ro 48

2.4.2 Phân tích rủi ro 50

2.4.3 Đo lường rủi ro 55

2.3.4 Phòng ngừa rủi ro 57

2.5 ĐÁNH GIÁ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 61

2.5.1 Một số kết quả đạt được 61

2.5.2 Một số hạn chế 63

2.5.3 Nguyên nhân của các hạn chế 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 68

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH HÀ NỘI 69

3.1.ĐỊNH HƯỚNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH HÀ NỘI 69

3.2 QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH HÀ NỘI 70

3.3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH HÀ NỘI 72

3.3.1 Giải pháp về công tác nhận dạng rủi ro của chi nhánh 72

3.3.2 Giải pháp về công tác phân tích rủi ro của chi nhánh 73

3.3.3 Giải pháp về công tác đo lường rủi ro của chi nhánh 77

3.3.4 Giải pháp về công tác phòng ngừa rủi ro của chi nhánh 77

Trang 7

3.3.5 Giải pháp về nguồn nhân lực phục vụ hoạt động TTQT theo phương

thức TDCT 80

3.3.6 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đánh giá khách hàng 82

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 84

3.4.1 Kiến nghị đối với Nhà Nước 84

3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 86

3.4.3 Kiến nghị đối với Hội sở NHTMCP Phương Đông 88

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

6 NHTB Ngân hàng thông báo

8 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

1 Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện TTQT theo phương thức TDCT 11

2 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Phương Đông - chi

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

1 Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về dư nợ tín dụng giai đoạn 2014 – 2016 37

2 Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014 – 2016 38

3 Bảng 2.3.Tình hình TTQT tại NHTMCP Phương Đông – chi

4 Bảng 2.4 Bảng danh mục rủi ro trong TTQT theo phương thức

TDCT tại NHTMCP Phương Đông – chi nhánh Hà Nội 48

5

Bảng 2.5 Số lần xuất hiện các rủi ro trong phương thức TTQT

theo phương thức TDCT tại NHTMCP Phương Đông – chi nhánh

Hà Nội

55

6

Bảng 2.6 Thang đo ảnh hưởng và khả năng xảy ra rủi ro trong

TTQT bằng phương thức TDCT của NHTMCP Phương Đông –

chi nhánh Hà Nội

56

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1 Biểu đồ 2.1 Biểu đổ tăng trưởng vốn huy động của NHTMCP

Phương Đông - chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2014 – 2016 36

2 Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng rủi ro trong thanh toán TDCT tại

NHTMCP Phương Đông – chi nhánh Hà Nội năm 2016 48

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM hiện đại hoạt động đa năng nhằmtăng thu nhập cho đơn vị mình, không những từ các nghiệp vụ ngân hàng truyềnthống mà ngày càng mở rộng các nghiệp vụ ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối,TTQT, bảo lãnh… Các hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân hàng dướidạng phí ngày một tăng không những về mặt số lượng mà cả tỷ trọng Trong số cácnghiệp vụ ngoại bảng, thì TTQT đối với các NHTM Việt Nam là nghiệp vụ quantrọng nhất, có tốc độ tăng trưởng mạnh, mang lại cho ngân hàng khoản thu phí ngàymột tăng, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

TTQT bằng phương thức TDCT là phương thức hay được sử dụng nhất trongTTQT bởi tính tiện lợi, an toàn và những lợi ích mang lại trong giao dịch thươngmại quốc tế hơn hẳn những phương thức khác Song không vì thế mà phương thứcnày có ít hơn rủi ro so với các phương thức khác Nắm rõ những rủi ro trong TTQTbằng phương thức TDCT là một đòi hỏi cấp thiết trong hoạt động kinh doanh xuấtnhập khẩu hiện nay Rủi ro trong TTQT theo phương thức TDCT nếu xảy ra sẽ cótác động rất lớn, không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng mà cả các tổ chức xuất nhậpkhẩu tham gia phương thức TDCT

Chi nhánh Hà Nội là một chi nhánh của NHTMCP Phương Đông, trải qua quátrình hoạt động và phát triển đạt được những thành tựu đáng kể, có nhiều sự thayđổi mạnh mẽ Song trong môi trường kinh doanh đầy biến động, rủi ro trong TTQTtheo phương thức TDCT cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn về hình thức, phứctạp hơn về mức độ, chi nhánh Hà Nội chưa có một hệ thống QTRR hoàn chỉnh Vìvậy để phát triển ổn định, phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong TTQT theo phươngthức TDCT luôn là mối quan tâm hàng đầu cho các NHTM nói chung và NHTMCPPhương Đông nói riêng QTRR tốt sẽ giảm thiểu được những thiệt hại về tài chínhcủa ngân hàng, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, nâng cao uy tín và hình ảnh củangân hàng trong nước và khu vực

Trang 13

Chính vì vậy, đề tài: “Quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Hà Nội” được lựa chọn nghiên cứu.

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài

Trong nhiều năm gần đây, đề tài liên quan đến QTRR trong TTQT theophương thức TDCT đã có rất nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng tạp chí khoahọc, sách, báo cáo của Chính phủ, ấn phẩm báo chí, các ấn phẩm hội thảo, luận vănthạc sỹ và tiến sỹ trong và ngoài nước

Hầu hết các tạp chí khoa học, sách, báo đã hệ thống hóa và làm rõ về rủi rotrong TTQT theo phương thức TDCT, hoạt động QTRR trong TTQT theo phươngthức TDCT của NHTM cũng như các mô hình, lý thuyết đánh giá QTRR nói chung;

mô tả được tầm quan trọng của việc QTRR theo phương thức này của NHTM hiệnnay Cụ thể như sau:

(1) Trong cuốn Quản trị ngân hàng thương mại của Rose.P.S (2004) - NXBTài Chính, tác giả đã đưa ra các nội dung tổng quan về ngân hàng và dịch vụ ngânhàng, tác động của chính sách và các quy định đối với hoạt động ngân hàng, tổ chức

và cấu trúc của ngân hàng, quản lý tài sản và phòng chống rủi ro tín dụng, quản lýdanh mục đầu tư và nguồn vốn, cho vay và TTQT

(2) Trong cuốn Thanh toán quốc tế trong ngoại thương của PGS.TS ĐinhXuân Trình (2012) - NXB Thống kê, tác giả trình bày các nội dung liên quan đếnthanh toán quốc tế - tài trợ thương mại, TTQT theo phương thức TDCT

(3) Trong cuốn Hỏi đáp về thanh toán xuất nhập khẩu qua phương thức tín

dụng chứng từ của PGS TS Võ Thanh Thu (2011) - NXB lao động xã hội, tác giả

đã trình bày những thắc mắc về TTQT theo phương thức TDCT của các NHTMViệt Nam

(4) Tác giả Nguyễn Văn Tiến (2011) trong cuốn Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng - Nhà xuất bản Thống Kê Cuốn sách này, tác giả đã đưa ra những

khái niệm cơ bản về hoạt động TTQT của NHTM, làm rõ bản chất của hoạt độngTTQT, phương thức TDCT, đặc điểm, quy trình và nguyên tắc Đặc biệt hơn cuốnsách của tác giả đã chuyển tải những kiến thức lý luận thực tiễn với nội dung tân tiến

Trang 14

và hiện đại về QTRR trong kinh doanh ngân hàng đang được áp dụng phổ biến trên thếgiới; đồng thời chỉ ra khả năng vận dụng và gợi ý cho các NHTM Việt Nam.

(5) Đề tài thạc sỹ “Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân – trường đại học Kinh tế

thành phố Hồ Chí Minh chỉ tập trung nghiên cứu phạm vi của NHTM quốc doanh

và trong thời gian UCP600 mới bắt đầu có hiệu lực và các rủi ro được nghiên cứutrong giai đoạn này chủ yếu được điều chỉnh bởi UCP500 & ISBP645

(6) Luận văn thạc sĩ “Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” của Võ Thị Ái Trưng –

trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh tập trung chủ yếu về thực trạng rủi

ro trong TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank Đồng thời luận văn còn đánhgiá được thực trạng quản trị rủi ro trong phương thức TDCT tại ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Từ đó đưa ra các giải pháp tăng cườngquản trị rủi ro trong phương thức TDCT tại ngân hàng này

(7) Chuyên đề tốt nghiệp “Quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông”

của Đỗ Thành Quang - trường đại học Kinh doanh và công nghệ Chuyên đề đãtrình bày các loại rủi ro trong phương thức TDCT tại ngân hàng thương mại cổ phầnPhương Đông, nội dung quản lý rủi ro trong hoạt động TTQT theo phương thứcTDCT của ngân hàng Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi

ro trong phương thức TDCT tại ngân hàng này

Những đề tài trên đã nêu lên tương đối sát thực tế về những tồn tại hiện nay vềrủi ro trong TTQT theo phương thức TDCT Trên cơ sở đó, học viên tiếp tục nghiêncứu điểm mới của luận văn này là nghiên cứu rủi ro trong TTQT theo phương thứcTDCT tại một NHTM có quy mô trung bình, NHTMCP Phương Đông Hơn nữa,bởi vì từ trước đến nay chưa có đề tài nào của ngân hàng nghiên cứu về QTRRtrong TTQT theo phương thức TDCT tại NHTMCP Phương Đông – Chi nhành HàNội dựa trên văn bản UCP600 và ISBP681 Do đó đề tài nghiên cứu không trùnglắp với những kết quả, công trình đã công bố trước đó

Trang 15

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu các lý luận về QTRR trong TTQT theo phương thức TDCT củaNHTM

- Đánh giá thực trạng QTRR trong TTQT theo phương thức TDCT tạiNHTMCP Phương Đông - Chi nhánh Hà Nội, từ đó tìm ra hạn chế của Chi nhánh

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QTRR trong TTQT theo phươngthức TDCT tại NHTMCP Phương Đông - Chi nhánh Hà Nội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

 Đối tượng nghiên cứu: QTRR theo phương thức TDCT tại NHTM

 Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: NHTMCP Phương Đông - Chi nhánh Đông Hà Nội.+ Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2014 – 2016 và định hướng đến năm 2025, tầmnhìn đến năm 2030

+ Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung QTRR theo nhận dạngrủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, phòng chống rủi ro và phân tích thực trạnggiai đoạn 2014 - 2016, đề xuất giải pháp, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìnđến năm 2030

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tra cứu tài liệu: Tác giả sử dụng phương pháp tra cứu tài liệu

liên quan tới nội dung nghiên cứu từ các nguồn: giáo trình, tạp chí trong và ngoàinước, công trình nghiên cứu như luận án, luận văn về TTQT, TTQT theo phươngthức TDCT của các NHTM nói chung và NHTMCP Phương Đông – chi nhánh HàNội nói riêng để có thể khẳng định và khái quát lại những mặt đã đạt được của cáctác giả từ đó tìm ra điểm trống trong nghiên cứu

Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: Thống kê mô tả,phân tích, phương pháp so sánh, tổng hợp đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn trên

cơ sở các số liệu thống kê của NHTMCP Phương Đông chi nhánh Hà Nội nhằm làmsáng tỏ vấn đề đặt ra trong đề tài

Trang 16

6 Dự kiến kết quả đóng góp của đề tài

- Đề tài nghiên cứu tập trung hệ thống hóa các vấn đề lý luận về QTRR trongTTQT theo phương thức TDCT trên cơ sở đó nhận định được tầm quan trọng củaphương thức này trong thời đại hiện nay

- Phân tích một cách có hệ thống và khoa học thực trạng QTRR trong TTQTtheo phương thức TDCT giai đoạn 2014 - 2016 tại NHTMCP Phương Đông – chinhánh Hà Nội

- Đề xuất định hướng và một số giải pháp hoàn thiện QTRR trong TTQT theophương thức TDCT tại NHTMCP Phương Đông – chi nhánh Hà Nội

7 Kết cấu luận văn

Kết cấu của luận văn, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:Chương 1: Lý luận chung về quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế theophương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phươngthức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Phương Đông – chi nhánh Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong thanh toánquốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Phương Đông – chinhánh Hà Nội

Trang 17

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.1.1 Khái niệm

Tại điều 2, UCP600, TTQT theo phương thức TDCT là phương thức thanhtoán, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bứcthư (gọi là thư tín dụng – letter of credit) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếucho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toánphù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng

Các chức năng cơ bản của thư tín dụng (L/C):

- Chức năng thanh toán: L/C là một phương thức thanh toán thông dụng trong

mua bán quốc tế L/C được sử dụng là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt

- Chức năng bảo đảm: L/C là một cam kết thanh toán có điều kiện và độc lập

của ngân hàng phát hành, bảo đảm là người thụ hưởng sẽ không còn bị phụ thuộcvào thiện chí thanh toán của người mua

- Chức năng tín dụng: Ngân hàng có thể chiết khấu chứng từ hàng xuất của

người xuất khẩu với điều kiện là những chứng từ đó hoàn toàn hợp lệ

Các đặc điểm của thư tín dụng:

- L/C là giao dịch kinh tế hai bên, chỉ giữa ngân hàng phát hành và nhà xuất

khẩu, mọi chỉ thị, yêu cầu của nhà nhập khẩu do ngân hàng phát hành đại diện

- L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa: L/C thể hiện cam kết thanh

toán của ngân hàng phát hành cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được

bộ chứng từ phù hợp, nó hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng sau đó lại hoàn toànđộc lập với hợp đồng này

- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và chỉ thanh toán căn cứ vào chứng từ: Các

ngân hàng chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết định xem trên

bề mặt chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp theo yêu cầu của L/C hay

Trang 18

không Khi chứng từ được xuất trình là phù hợp thì ngân hàng phát hành phải thanhtoán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu.

- L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Yêu cầu tuân thủ chặt chẽ

của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C Bộ chứng từ phải tuân thủchặt chẽ các điều khoản của L/C, bao gồm số loại, số lượng và nội dung của chúng

- L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro và đôi khi còn là công cụ từ chối

thanh toán và lừa đảo: Từ bản chất của L/C là chỉ giao dịch bằng chứng từ và khikiểm tra lại chỉ xem xét trên bề mặt chứng từ, vì vậy mà L/C có thể bị lạm dụng thànhcông cụ từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán và là công cụ để gian lận, lừa đảo

1.1.2 Ý nghĩa của thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Đối với nhà xuất khẩu

Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là

sự an toàn cần thiết cho người xuất khẩu - đảm bảo là người nhập khẩu sẽ phảithanh toán tiền Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, người xuất khẩu nhất thiếtphải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định

- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất

kể việc người mua có muốn trả tiền hay không

- Người mua hàng (nhà nhập khẩu) không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý

Đối với nhà nhập khẩu

Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là

sự an toàn cần thiết cho người nhập khẩu - đảm bảo là người xuất khẩu sẽ phải thực

Trang 19

hiện hợp đồng Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, người nhập khẩu nhất thiếtphải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định

- Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền

- Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những

gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền(nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền)

Đối với ngân hàng thương mại

Đây là nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn cao do tính phức tạp của phương thứcnày Nghiệp vụ này chứa đựng rủi ro ở tất cả các khâu nghiệp vụ, do vậy đòi hỏi cán

bộ nghiệp vụ tính cẩn trọng và thực thi nghiêm chỉnh quy trình thanh toán đã đề ra

Do độc lập với hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết giữa các bên, cácngân hàng tham gia trong TTQT theo phương thức TDCT với tư cách là bêncung cấp dịch vụ, vì vậy, ngân hàng hoàn toàn không bị ràng buộc bởi các tranhchấp liên quan tới tình trạng hàng hoá cũng như các tranh chấp phát sinh xảy ragiữa người xuất khẩu và người nhập khẩu sau khi người nhập khẩu đã thanh toántiền cho ngân hàng

Các quy định ký quỹ L/C cho các doanh nghiệp còn giúp NHPH có được mộtnguồn vốn đáng kể, đặc biệt đối với những trường hợp ký quỹ 100% giá trị L/C sẽthúc đẩy các hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng như là cho vay xuất nhậpkhẩu, bảo lãnh, xác nhận … Bởi vì, các doanh nghiệp thường không thể xoay vòngvốn được ngay mà bắt buộc phải vay tại ngân hàng phát hành L/C, một mặt để tiếnhành quy trình thanh toán được thuận lợi, mặt khác sẽ tạo được mối quan hệ lâu dàigiữa ngân hàng và các doanh nghiệp

Ngoài ra, thông qua nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ có một nguồn thu ổn định từviệc mở, sửa đổi, điều chỉnh L/C, phí thông báo, xác nhận L/C

Điều lớn nhất mà TTQT theo phương thức TDCT mang lại cho ngành ngânhàng là tham gia phương thức này sẽ làm cơ sở để ngân hàng cũng cố mối quan hệvới các ngân hàng nước ngoài, từ đó có cơ hội phát triển, quảng bá, mở rộng mạnglưới mang tính toàn cầu

Trang 20

1.1.3 Các bên tham gia

Theo điều 2 – UCP600, “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứngtừ”, trong phương thức TDCT có 4 bên tham gia chính:

- Người xin mở L/C (Applicant): Là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C, và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho

người bán theo L/C này

- Người thụ hưởng L/C (Benneficiary): Theo quy định của L/C, là người được hưởng tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán

- Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank): Là ngân hàng, theo yêu cầu của người mua, phát hành một L/C cho người bán hưởng NHPH thường được hai bên

mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng mua bán Nếu không có sự thỏathuận trước thì nhà nhập khẩu tự chọn

- Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Là ngân hàng được NHPH yêu cầu

thông báo L/C cho người thụ hưởng NHTB thường là một ngân hàng đại lý haymột chi nhánh của NHPH ở nước nhà xuất khẩu

Ngoài các thành phần chủ yếu trên, trong TTQT theo phương thức TDCT còn

có thể có sự tham gia của:

- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Trong trường hợp nhà xuất khẩu

muốn có sự đảm bảo chắc chắn của thư tín dụng, thì một ngân hàng có thể đứng raxác nhận L/C theo yêu cầu của NHPH Thông thường NHXN là một ngân hàng lớn,

có uy tín và trong nhiều trường hợp NHTB được đề nghị là NHXN L/C

- Ngân hàng chỉ định (Nominated Bank): Là NHXN hoặc bất cứ một ngân

hàng nào khác được NHPH ủy nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phùhợp với quy định của L/C thì: thanh toán cho người thụ hưởng; chấp nhận hối phiếu

kỳ hạn; chiết khấu bộ chứng từ; chịu trách nhiệm trả chậm giá trị L/C Trách nhiệmcủa NHCĐ giống như NHPH khi nhận bộ chứng từ của nhà xuất khẩu gửi đến

- Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Là ngân hàng đứng ra chiết khấu bộ chứng từ và thường cũng là ngân hàng thông báo L/C Trường hợp L/C quy

định chiết khấu tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là NHCK Tuy nhiên,cũng có trường hợp L/C quy định chiết khấu tại một ngân hàng nhất định

Trang 21

1.1.4 Phân loại thư tín dụng

Căn cứ vào tính chất thông dụng, thư tín dụng được chia thành [7]:

Các loại L/C cơ bản:

- L/C có thể hủy ngang: Là loại L/C mà người mở (người nhập khẩu) có quyền

đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sựchấp nhận và thông báo trước của người thụ hưởng (nhà xuất khẩu) Tuy nhiên, khihàng hóa đã được giao, ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏ hoặc sửa đổi bổ sungthì lệnh này không có giá trị; nghĩa là khi đó NHPH vẫn phải thực hiện nghĩa vụthanh toán như đã cam kết, coi như không có việc hủy bỏ xảy ra

- L/C không thể hủy ngang: Là loại L/C mà sau khi đã mở, thì NHPH không

được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu không có sựđồng thuận của người thụ hưởng và NHXN (nếu có) Một L/C không ghi chữ

“Irrevocable” thì được coi là không hủy ngang, trừ khi nói rõ là có thể hủy ngang

- L/C không hủy ngang có xác nhận: Là loại L/C không thể hủy bỏ Theo yêu

cầu của NHPH, một ngân hàng khác xác nhận trả tiền cho L/C Trách nhiệm trả tiềnL/C của NHXN là giống như NHPH, do đó NHPH phải trả phí xác nhận và thường

là phải ký quỹ tại NHXN Tỷ lệ ký quỹ có khi lên tới 100% trị giá của L/C Do có 2ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền, nên L/C này là đảm bảo nhất cho nhà xuất khẩu

Các loại L/C đặc biệt

- L/C chuyển nhượng: là L/C không thể huỷ ngang, trong đó quy định người

hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay mộtphần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác

- L/C giáp lưng: người xuất khẩu dùng L/C này để thế chấp mở một L/C khác

cho người hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu,

- L/C tuần hoàn: là loại L/C không thể huỷ bỏ sau khi sử dụng xong hoặc đã

hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy cho đến khinào tổng giá trị L/C được thực hiện

- L/C đối ứng: loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối

ứng với nó đã mở Loại L/C này được sử dụng trong phương thức hàng đổi hàng,phương thức gia công

Trang 22

- L/C dự phòng: Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà

xuất khẩu đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước, nhưng không có khảnăng giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định, đòihỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C cam kết với người nhậpkhẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu

- L/C điều khoản đỏ: Là loại L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng trước cho

người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C

đã mở NHTB chỉ thực hiện các thủ tục theo điều khoản của L/C mà không cam kếthoặc chịu trách nhiệm về số tiền đó

1.1.5 Quy trình thực hiện TTQT theo phương thức TDCT

Quy trình thực hiện TTQT theo phương thức TDCT:

Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện TTQT theo phương thức TDCT

(Nguồn: Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại) Bước 1 Hai bên ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo

phương thức L/C

Bước 2 Sau khi kí hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu mở L/C và gửi các

hồ sơ cần thiết liên quan đến việc xin mở L/C gửi tới ngân hàng phục vụ mình(NHPH)

Bước 3 Căn cứ vào các giấy tờ đăng kí mở L/C của nhà nhập khẩu, NHPH lập

L/C và gửi cho NHTB

(4)(6)

(3)

(8)

(5)(1)

Người nhập khẩu

Người xuất khẩu

7’

(9) (2)

(6’)(7)

Trang 23

Bước 4 Sau khi nhận được bản chính L/C từ NHPH, NHTB phải thực hiện

xác thực L/C đã nhận được và gửi bản chính của L/C cho nhà xuất khẩu

Bước 5 Doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành giao hàng cho doanh nghiệp nhập

khẩu căn cứ những nội dung được quy định trong L/C và những thỏa thuận đã kýkết trong hợp đồng ngoại thương

Bước 6 Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu phải hoàn thiện bộ chứng từ hàng

hóa theo quy định trong L/C và phát hành hối phiếu để gửi kèm bộ chứng từ choNHTB để yêu cầu thanh toán tiền hàng

Bước 7 NHTB sau khi nhận được bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu cần kiểm tra

kỹ tính tính hợp lệ của các chứng từ này Nếu đây là bộ chứng từ hoàn hảo và không

có sai sót gì, NHTB sẽ tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu

Bước 6’ NHTB chuyển bộ chứng từ cho NHPH L/C và yêu cầu ngân hàng

này trả tiền cho bộ chứng từ đó

Bước 7’ Nhận được bộ chứng từ từ NHTB, NHPH kiểm tra Nếu các chứng từ

hợp lệ và không có nghi ngờ thì NHPH sẽ trích tiền từ tài khoản ký quỹ L/C của nhànhập khẩu để trả cho NHTB

Bước 8 Nhà nhập khẩu hoàn trả tiền cho NHPH.

Bước 9 NHPH chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu.

1.2 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.2.1 Khái niệm rủi ro, nguy cơ rủi ro, tổn thất

Rủi ro:

Rủi ro là một khái niệm phổ biến, có nhiều trường phái khác nhau như:

- AllanWillett cho rằng: "Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuấthiện một biến cố không mong đợi", quan điểm này nhận được sự ủng hộ của một sốhọc giả như Hardy, Blanchard, Crobough và Redding, Klup, Anghell,

- Trong cuốn Lý thuyết Bảo hiểm và Kinh tế của IrvingPfeffer thì rủi ro là:Khả năng xảy ra tổn thất, là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường đượcbằng xác suất

Trang 24

Như vậy, rủi ro là sự không chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không

mong muốn

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong

đợi khi xảy ra dẫn đến sự tổn thất về tài sản hoặc uy tín của ngân hàng

Rủi ro trong TTQT theo phương thức TDCT là những rủi ro kinh tế được phát

sinh trong quá trình thực hiện hoạt động TTQT theo phương thức TDCT mà nguyênnhân xuất phát từ chính các đối tượng chủ thể tham gia trong hoạt đông thanh toán(nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, NHPH, NHTB ) hoặc có thể từ các nhân tố kháchquan như tình hình chính trị và các biến động về tỷ giá… Những rủi ro này có thể lànhững điều không mong muốn có thể gây ra những thiệt hại về tài chính và uy tíncho ngân hàng

Nguy cơ rủi ro

Nguy cơ rủi ro là sự bất trắc có thể xảy ra trong thời gian gần nhất, là khả năngmột điều gì đó có thể trở thành nguy hiểm hay có hậu quả tồi tệ ở một mức nào đótrong tương lai

Tổn thất

Tổn thất là sự thiệt hại một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến cố bất ngờngoài ý muốn của chủ sở hữu (hoặc người chiếm hữu sử dụng)

1.2.2 Mối quan hệ giữa rủi ro và tổn thất

Rủi ro không phải là nguy cơ xảy ra những bất lợi mà thực tế rủi ro là sự kiệnbất lợi đã xảy ra và đã gây ra những thiệt hại về người và của Rủi ro phản ánh mặtchất của những sự kiện không may xảy ra

Tổn thất là những hậu quả xác định khi rủi ro đã xảy ra Tổn thất phản ánh vềmặt lượng của những sự kiện bất ngờ không may xảy ra, qua đó thấy được mức độnghiêm trọng của rủi ro

Rủi ro và tổn thất là hai phạm trù khác nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ vớinhau Rủi ro là nguyên nhân, tổn thất là hậu quả, rủi ro là mặt chất còn tổn thất làmặt lượng Do vậy, khi nghiên cứu về tổn thất sẽ thấy được sự nguy hiểm, mức độnghiêm trọng của rủi ro đối với con người và cuộc sống của họ Mặt khác, nghiên

Trang 25

cứu về tổn thất mà không nghiên cứu về rủi ro sẽ không biết thiệt hại đó có nguyênnhân từ đâu để từ đó có biện pháp phòng chống, hạn chế một cách có hiệu quả.

1.2.3 Phân loại rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM

Phân loại rủi ro trong TTQT theo phương thức TDCT theo nguyên

nhân phát sinh

- Rủi ro tín dụng: là những rủi ro phát sinh do việc cấp tín dụng cho các bên

liên quan nhưng không có khả năng hoàn trả

- Rủi ro kỹ thuật: là những rủi ro do sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình

TTQT theo phương thức TDCT, như sai khác giữa bộ chứng từ thanh toán với thưtín dụng hoặc hợp đồng, hay việc các bên tham gia không thực hiện đúng một khâunào đó trong quy trình nghiệp vụ thanh toán Những rủi ro kỹ thuật xảy ra tại cácngân hàng phần lớn là do trình độ của cán bộ tác nghiệp

- Rủi ro do pháp lý, chính trị: Khi một quốc gia thay đổi các chính sách về dự

trữ ngoại hối, chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, tỷgiá, lãi suất… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động TTQT của các bên liên quan

- Rủi ro đạo đức: là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực

hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan.Trong thương mại quốc tế, các bên đối tác thường ở cách xa nhau, không hề gặpnhau trong quá trình mua bán nên rất khó nắm rõ những thông tin về uy tín, đạo đứckinh doanh, năng lực tài chính của đối tác Trong điều kiện như vậy, các rủi ro đạođức rất dễ xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng đối với cả khách hàng lẫn ngân hàng

Phân loại rủi ro theo các bên tham gia trong TTQT theo phương thức TDCT

- Đối với NHPH:

+ Rủi ro từ phía người mở L/C: Khi ngân hàng mở L/C, ngoại trừ trường hợp

L/C được ký quỹ 100%, nếu có vấn đề khó khăn từ phía người mở (phá sản, mấtkhả năng thanh toán, thiếu thiện chí ) thì ngân hàng mở là người phải trả tiền chongười hưởng bằng nguồn vốn của mình theo thông lệ quốc tế

Trang 26

+ Rủi ro từ phía người thụ hưởng: Giao dịch trong TTQT theo phương thức

TDCT là giao dịch trên chứng từ Vì vậy người bán (người thụ hưởng) có thể lợidụng điều này để làm giả mạo chứng từ xuất trình phù hợp với các điều khoản, điềukiện của L/C để NHPH thanh toán

+ Rủi ro từ NHCK hoặc NHXN: Trong trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng

điện, có thể xảy ra trường hợp NHCK hoặc NHXN đòi tiền khi bộ chứng từ khônghoàn hảo, dẫn tới việc tốn thời gian, chi phí đòi tiền lại

+ Rủi ro về điều kiện thị trường hàng hóa nhập khẩu: Nếu là mặt hàng giá

cả biến động nhiều theo thị trường, kênh phân phối và tiêu thụ hẹp, chỉ có một

số đối tượng tiêu thụ đặc biệt thì việc kinh doanh của nhà nhập khẩu dễ gặp rủi

ro, NHPH cũng khó tiêu thụ hàng hóa để thu hồi lại vốn trong trường hợp cầnthiết Trong nhiều trường hợp, NHPH không tiêu thụ được hàng hóa đã bảolãnh mở L/C

+ Rủi ro trong thực hiện bảo lãnh nhận hàng: Khi phát hành thư bảo lãnh

nhận hàng, ngân hàng đã cam kết sẽ đền bù cho hãng vận tải nếu có tổn thất xảy rakhi người mở L/C nhận hàng mà không xuất trình vận đơn gốc, cam kết này hoàntoàn độc lập với cam kết thanh toán cho người thụ hưởng Khi NHPH nhận đượcvận đơn gốc từ người thụ hưởng, phải giao vận đơn gốc cho hãng vận tải để thu hồibảo lãnh nhận hàng về thì trách nhiệm của NHPH đối với hãng vận tải mới chấmdứt Như vậy, NHPH sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu như người thụ hưởng thực hiệnhành vi lừa đảo, không phải là chủ sở hữu của lô hàng và lô hàng đã nhận khôngthuộc L/C đã mở Trong trường hợp này, NHPH đã thanh toán cho người thụ hưởng

mà vẫn phải bồi thường cho hãng vận tải

+ Rủi ro tác nghiệp từ phía NHPH: NHPH có thể bị kiện hoặc phải bồi thường

nếu không phát hiện ra sai sót hoặc bắt lỗi sai trên bộ chứng từ không hoàn hảo vàtiến hành thanh toán NHPH kiểm tra không hết sai sót của bộ chứng từ, dẫn đếnmất quyền từ chối thanh toán do kiểm tra bộ chứng chậm trễ quá thời hạn theo quyđịnh của UCP và ISBP NHPH bắt sai lỗi bất hợp lệ bộ chứng từ hoàn hảo, dẫn đến

bị ngân hàng nước ngoài không chấp nhận, gây mất uy tín của NHPH

Trang 27

+ Rủi ro do hạn chế của hệ thống công nghê ̣thông tin của NHPH: Do trục trăc

hê ̣thống công nghê ̣thông tin (lỗi chương trình phần mềm xử lý nghiệp vụ, lỗi mạngswift, máy móc hư hỏng ) dẫn đến chậm thanh toán, thất lạc điện tín

- Đối với NHXN:

Nếu bộ chứng từ là hoàn hảo, thì NHXN phải trả tiền cho người xuất khẩu, bấtluận là có truy đòi được tiền từ ngân hàng phát hành hay không Như vậy, NHXNchịu rủi ro tín dụng, cũng như rủi ro chính trị của nước NHPH

Nếu NHXN trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không có

sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, ngân hàng pháthành không chấp nhận, thì không thể đòi tiền ngân hàng phát hành

- Đối với NHTB:

NHTB phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của L/C trước khithông báo L/C cho người thụ hưởng Bất kỳ một sự chậm trễ hay thiếu chính xácnào về việc thông báo L/C cho người thụ hưởng dẫn đến thương vụ không thành,NHPH hoặc người thụ hưởng có thể kiện NHTB bồi thường cho những thiệt hạixảy ra

Ngoài ra, khi thông báo L/C cho người thụ hưởng, NHTB có thể gặp rủi ro dodịch vụ vận chuyển không đáng tin cậy hoặc địa chỉ người thụ hưởng không rõ rànglàm cho L/C bị thất lạc hoặc giao nhầm đối tượng giấy giới thiệu bị giả mạo, ngườiđến nhận L/C không phải là người thụ hưởng thật của L/C

- Đối với NHCK: NHCK có thể gặp rủi ro không được thanh toán hay chậm

trễ thanh toán

- Đối với NHCĐ: Trừ khi là NHXN, các ngân hàng được chỉ định không có

một trách nhiệm nào phải thanh toán cho người xuất khẩu trước khi nhận được tiền

từ NHPH Tuy nhiên, trên thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình, các ngân hàngchỉ định thường ứng trước cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi để trợ giúp nhàxuất khẩu, do đó, ngân hàng này phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH hoặcnhà xuất khẩu

Trang 28

1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1 Khái niệm và mục đích quản trị rủi ro

1.3.1.1 Khái niệm quản trị rủi ro, quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng phương thức TDCT

Hiện nay có nhiều quan điểm về QTRR Có nhiều trường phái nghiên cứu vềrủi ro và QTRR, đưa ra những khái niệm rất khác nhau:

Theo quan điểm toàn diện, QTRR là quá trình quản trị có hệ thống với bốn

hoạt động cơ bản: nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, đánh giá rủi ro, và tài trợ tổnthất tín dụng, kết quả của mỗi khâu trước sẽ là tiền đề cho các khâu sau

Theo quan điểm hiện đại, QTRR là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa

học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảmthiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìmcách biến rủi ro thành những cơ hội thành công

Như vậy, QTRR trong TTQT bằng phương thức TDCT là một chức năng quảntrị của ngân hàng nhằm tiếp cận rủi ro một cách có hệ thống để từ đò nhận dạng,phân tích, đo lường, xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra ở mức lường trước được

và đưa ra các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và kiểm soát rủi ro, hạn chế tổnthất ở mức thấp nhất

1.3.1.2 Mục đích quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Mục đích của QTRR trong TTQT theo phương thức TDCT tại các NHTM:

- Việc xác định được rủi ro ngay từ đầu giao dịch sẽ giúp ngân hàng phát hiệnsớm các sự cố, có giải pháp dự phòng và làm giảm thiệt hại

- NHTM chủ động phát hiện các cơ hội và nguy cơ có khả năng xảy ra làm tácđộng đến hoạt động TTQT, từ đó thực hiện giải pháp phù hợp nhằm làm tăng khảnăng của cơ hội và giảm tác động của nguy cơ

- QTRR giúp các nhà quản trị NHTM hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanhnếu áp dụng quá trình quản trị

Trang 29

- QTRR giúp công tác quản lý của ngân hàng mang tính hệ thống, bài bản, vàchuyên nghiệp hơn.

- QTRR làm tăng sự thỏa mãn khách hàng, nâng cao giá trị thương hiệu, uy tíncủa NHTM

Như vậy, mục đích QTRR trong TTQT theo phương thức TDCT thực chất lànhững biện pháp mang tính chủ động nhằm phát hiện, phòng ngừa, loại bớt, khoanhlại rủi ro để giảm nhẹ tổn thất trên cơ sở tính toán và so sánh với chi phí QTRR

1.3.2 Vai trò của quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại

QTRR trong TTQT theo phương thức TDCT có vai trò rất quan trọng tronghoạt động kinh doanh của NHTM thông qua nhận dạng, phân tích, đo lường khảnăng xảy ra rủi ro của khoản vay, từ đó góp phần vào quá trình ra quyết định tíndụng, bảo toàn được vốn kinh doanh, thực hiện được tốt nhất các mục tiêu mà chiếnlược quản trị đã đặt ra Mục tiêu là tiêu chuẩn để đo lường sự thành công hay thấtbại của chương trình và quyết định triết lý nền tảng cho những hoạt động QTRR

- Hạn chế được rủi ro trong TTQT theo phương thức TDCT sẽ giúp cho các NHTM đảm bảo an toàn vốn, lãi các thu nhập không bị giảm sút, giúp phát triển

hoạt động tín dụng và từ đó góp phần tăng trưởng cho các hoạt động kinh doanhkhác của ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng

- Góp phần tạo ra một danh mục cho vay đa dạng, hiệu quả: Thông qua phân

tích đánh giá, đo lường rủi ro trong từng nhóm khách hàng, từng ngành nghề cụ thể

từ đó tìm ra được những danh mục có mức độ rủi ro thấp, đem lại hiệu quả cao đểđầu tư, đồng thời qua đó cũng có thể tìm ra được những nhu cầu mới, những danhmục hoạt động mới cho ngân hàng

- Tăng cường QTRR theo phương thức TDCT của NHTM giúp phân tích và đo lường một cách chính xác khả năng rủi ro có thể xảy ra, những nhận định đo lường

rủi ro còn phải kịp thời góp phần nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro tíndụng trong hoạt động của ngân hàng Ngoài ra còn giúp cho việc lựa chọn các biệnpháp quản trị và kiểm soát rủi ro một cách tối ưu với chi phí thấp góp phần giảmthiểu những tổn thất, mất mát do rủi ro gây ra đối với ngân hàng

Trang 30

- Tăng cường QTRR trong TTQT theo phương thức TDCT của NHTM biểu hiện ở tính linh hoạt của chiến lược QTRR Chiến lược QTRR giúp cho ngân hàng

thấy rõ mục đích và định hướng kinh doanh của mình, là cơ sở để xác định hình ảnhtương lai của ngân hàng nhưng điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến đổi vàtạo ra những thách thức mới, sự biến đổi nhanh chóng của môi trường có thể tạo ranhững cơ hội và nguy cơ bất ngờ vì vậy tính linh hoạt trong chiến lược quản trịthông qua thông tin liên lạc và giám sát có hiệu quả, khả năng nhận ra và dự đoánnhững thay đổi trong môi trường và phản ứng đối với chúng một cách tốt nhất, hợp

lý nhất, giảm thiểu được những rủi ro có thể xảy ra trong QTRR

Số lượng khách hàng, nhất là khách hàng tiềm năng, khách hàng uy tín, kháchhàng kinh doanh có hiệu quả ổn định lâu dài, không ngừng tăng lên Vì thế, nănglực kinh doanh của ngân hàng không ngừng được nâng lên Danh tiếng và uy tín củaNHTM ngày càng được củng cố giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.Tóm lại, công tác QTRR trong hoạt động ngân hàng nói chung, trong TTQTtheo phương thức TDCT nói riêng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tạicủa mỗi ngân hàng Nếu công tác QTRR được thực hiện tốt, sẽ hạn chế được nhữngrủi ro xảy ra, làm tăng thu nhập của ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh.Ngoài ra, công tác QTRR nếu được thực hiện tốt còn tạo điều kiện cho sự phát triểncủa toàn bộ nền kinh tế nói chung

1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng phương thức TDCT tại các NHTM

1.3.3.1 Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là việc xác định một danh sách các rủi ro mà ngân hàng cóthể gặp phải khi tiến hành hoạt động TTQT xuất phát từ những nguyên nhân kháchquan cũng như các nguyên nhân chủ quan

Nhận dạng rủi ro được thực hiện thông qua quá trình tự đánh giá rủi ro vàkiểm soát của các đơn vị

Để nhận dạng rủi ro trong hoạt động TTQT, các nhà quản trị cần phải:

Trang 31

Nghiên cứu nguồn gốc rủi ro từ hoạt động TTQT

Trong hoạt động TTQT, các ngân hàng thường đối mặt với các rủi ro như rủi

ro phát sinh từ phía khách hàng của ngân hàng, rủi ro phát sinh từ phía ngân hàng

Nghiên cứu đối tượng gặp rủi ro trong hoạt động TTQT

Đối tượng gặp rủi ro trong hoạt động TTQT chính là tài sản, tiền bạc, conngười, cơ hội của các bên tham gia

Lập bảng danh mục rủi ro

Thiết kế bảng danh mục rủi ro nhằm liệt kê một cách có hệ thống những rủi ro

có thể gặp phải trong hoạt động TTQT từ đó có kế hoạch theo dõi giám sát và cóbiện pháp phòng ngừa cũng như hạn chế rủi ro nếu xảy ra Bảng danh mục rủi ro đãgặp phải, cũng như chưa bao giờ gặp phải luôn là điều nhắc nhở cần thiết để mọingười cảnh giác, cẩn trọng đối với những rủi ro nhất là một số rủi ro có tính chất,mức độ nghiêm trọng cao

Mục đích của việc nhận dạng rủi ro là nhằm phát hiện kịp thời rủi ro để ứngphó một cách khoa học, đỡ tốn kém nhất cho ngân hàng và khách hàng Ngân hàng

có khả năng nhận biết và xác định chính xác rủi ro thì việc phân tích, đo lường rủi

ro ở các bước tiếp theo mới thực sự có ý nghĩa và hiệu quả

Danh mục rủi ro khi NHTM thực hiện TTQT bằng phương thức TDCT.

Gồm rủi ro chung và rủi ro đặc thù:

Rủi ro chung: Rủi ro này liên quan đến những lệnh cấm vận của các nước,

như lệnh cấm vận của Mỹ đối với một số nước và tổ chức Nếu thực hiện TTQTcho những nước nằm trong danh sách cấm vận của Mỹ bằng đồng USD qua cácngân hàng của Mỹ, khoản tiền thanh toán đó lập tức bị phong tỏa Ngân hàng thựchiện thanh toán bị mất tiền trong khi người thụ hưởng vẫn chưa nhận được khoảntiền mà họ được hưởng

Rủi ro đặc thù:

Khi là NHPH:

- Rủi ro tín dụng: Khi phát hành L/C, NHPH đã thực hiện việc cấp tín dụng

cho nhà nhập khẩu vì thông thường L/C được phát hành với mức ký quỹ dưới

Trang 32

100% Nhà nhập khẩu chưa phải trả tiền nhưng đã được nhà xuất khẩu giao hàng vìtin tưởng vào cam kết của NHPH Rủi ro tín dụng đối với NHPH xảy ra khi nhànhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản NHPH phải thực hiện thanhtoán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C nhưng không có khả năng đòihoàn trả từ nhà nhập khẩu.

- Rủi ro kỹ thuật: Khi mở L/C, nếu NHPH không kiểm tra kỹ các điều khoản

trong đơn xin mở L/C của khách hàng, sẽ có thể dẫn đến việc có những ngay cơ rủi

ro cho ngân hàng sau này

Nếu như NHPH thực hiện trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán một bộ chứng từkhông hoàn hảo, do sơ suất không phát hiện ra lỗi Đây có thể là điều kiện khiếncho nhà nhập khẩu không chấp nhận thanh toán cho ngân hàng

Nếu NHPH trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu trả chậm, mà khôngkiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ, trong trường hợp hàng hóa là máy móc thiết bị cóthông số kỹ thuật, bộ chứng từ thể hiện hàng hóa giao sai nhưng NHPH không pháthiện ra để bộ chứng từ có sai sót, nhà nhập khẩu từ chối thì NHPH không thể đòitiền nhà nhập khẩu

- Rủi ro về pháp lý: Đối với trường hợp loại L/C không thể hủy ngang khi đã

được phát hành thì NHPH không thể tự ý hủy bỏ hoặc sửa đổi, chỉ được phép thôngbáo sai sót trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ chứng từ, nếu quathời hạn đã quy định đó thì NHPH mất quyền từ chối và chịu mọi rủi ro, tổn thất

là người gánh chịu rủi ro

Trang 33

Khi là NHTB:

- Rủi ro kỹ thuật

Trong một giao dịch thương mại quốc tế, NHTB có trách nhiệm phải đảm bảotính chân thật của bộ chứng từ, đồng thời phải tiến hành xác minh chữ ký, mã khóa,mẫu điện của ngân hàng phát hành trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu Rủi

ro sẽ phát sinh đối với NHTB khi ngân hàng thông báo một L/C giả hoặc sửa đổi L/

C không có hiệu lực trước khi NHXN được mã khóa hoặc chữ ký ủy quyền cả ngânhàng mở L/C

NHTB chịu trách nhiệm phải đảm bảo rằng L/C là chân thật, bao gồm cả việcxác thực chữ ký, khóa mã, mẫu điện trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu.NHTB chịu trách nhiệm khi quyết định không thông báo thư tín dụng mà không gửithông báo về quyết định của mình cho NHPH biết một cách không chậm trễ

Khi là NHXN

- Rủi ro tín dụng:

Khi thực hiện việc xác nhận L/C nhưng không yêu cầu NHPH ký quỹ 100%giá trị L/C, NHXN có thể phải đối mặt với rủi ro tín dụng khi NHPH mất khả năngthanh toán hoặc bị phá sản

- Rủi ro kỹ thuật:

Rủi ro của NHXN xảy ra khi NHXN không phát hiện ra lỗi trong một bộchứng từ không hoàn hảo mà vẫn chấp nhận thanh toán cho nhà nhập khẩu, đến khiNHPH phát hiện ra lỗi và từ chối thanh toán Nếu NHXN trả tiền hay chấp nhậnthanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không có sự kiểm tra bộ chứng từ, để bộ chứng từ

có lỗi, NHPH không chấp nhận, thì không thể đòi tiền NHPH

- Rủi ro đạo đức:

NHXN không biết được năng lực tài chính của NHPH mà đã vội xác nhậntheo yêu cầu của họ, NHXN phải nhận trách nhiệm thanh toán cho NHPH doNHPH thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản

1.3.3.2 Phân tích rủi ro

Nhận dạng được các rủi ro và lập bảng liệt kê tất cả các rủi ro có thể đến vớingân hàng tuy là công việc quan trọng không thể thiếu nhưng chỉ là bước khởi đầu

Trang 34

của công tác QTRR Bước tiếp theo là phải tiến hành phân tích rủi ro, xác định đượcnhững nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó mới tìm ra được biện pháp phòngngừa Đây là công việc phức tạp, bởi không phải mỗi rủi ro chỉ do một nguyên nhânđơn nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhântrực tiếp và nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần và nguyên nhân xa.

Nguyên nhân chủ quan:

- Thái độ của ngân hàng đối với QTRR trong TTQT theo phương thức TDCT

- Năng lực của các nhà QTRR trong TTQT theo phương thức TDCT

- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng

Nguyên nhân khách quan:

- Câc quy định của pháp luật

- Sự biến động của thị trường tài chính trong nước và quốc tế

- Nhận thức của khách hàng

1.3.3.3 Đo lường rủi ro

Đo lường rủi ro là xác định khả năng xảy ra (tần suất) cũng như mức độ thiệthại của từng loại rủi ro đã được xác định Đo lường rủi ro là điều mà tất cả các nhàquản trị ngân hàng đều rất quan tâm, vì đo lường chính xác là cơ sở cho các quyếtđịnh lựa chọn danh mục tài sản cũng như các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát vàchấp nhận rủi ro một cách chủ động và hiệu quả

Đo lường rủi ro trong hoạt động TTQT phải đạt được hai yếu tố cơ bản là xácsuất gặp phải rủi ro và dự đoán mức độ tổn thất nếu rủi ro xảy ra

Mục đích của việc đo lường rủi ro để giúp cho các cấp điều hành chỉ đạo, khắcphục kịp thời các tồn tại, đối phó với các rủi ro tiềm ẩn, từ đó giảm thiều rủi ro,nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động TTQT

Trang 35

Để đánh giá chi tiết, có thể sử dụng phương pháp thang đo:

Thang đo mức độ tổn thất:

1 Nghiêm trọng Mọi mục tiêu đều không đạt được

2 Nhiều Hầu hết các mục tiêu đều bị ảnh hưởng

3 Trung bình Một số chỉ tiêu bị ảnh hưởng, cần có sự nỗ lực để điều

chỉnh

4 Ít Cần ít nỗ lực để điều chỉnh các chỉ tiêu

5 Không đáng kể Ảnh hưởng rất nhỏ, điều chỉnh bình thường

Thang đo khả năng xảy ra

Mức

1 Hầu như chắc chắn xảy ra Có thể xảy ra nhiều lần trong một năm

3 Có thể xảy ra Có thể xảy ra trong thời gian 5 năm/1 lần

4 Khó xảy ra Có thể xảy ra trong thời gian 5 -10 năm/ 1 lần

5 Hiếm khi xảy ra Có thể xảy ra sau 10 năm/ 1 lần

Cơ sở đánh giá

Ảnh hướng

- Mức Cao: Nhà QTRR bắt buộc phải quan tâm đến nhóm này

- Mức Trung bình: Nhà QTRR cần tập trung quản trị rủi ro ở nhóm này nhưng

Trang 36

không mong đợi khác của rủi ro Để phòng ngừa rủi ro có thể lựa chọn một sốphương pháp sau:

- Né tránh rủi ro: Chủ động né tránh trước những rủi ro có thể xảy ra và loại

bỏ những nguyên nhân gây rủi ro Trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT,biện pháp né tránh rủi ro là hạn chế việc thực hiện những hợp đồng nghi ngờ có tínhrủi ro cao, tránh cấp các khoản TDCT cho những khách hàng còn nghi ngờ, nhữngngân hàng đối tác thiếu uy tín hoặc đến từ những khu vực có thể chế chính trị pháp

lí phức tạp, có nhiều rủi ro Không thực hiện thanh toán đối với những bộ chứng từkhông hoàn hảo

- Ngăn ngừa tổn thất: Tập trung tác động vào chính mối nguy hiểm để ngăn

ngừa tổn thất; tập trung tác động vào môi trường rủi ro Đây là biện pháp ngân hàngthực hiện đối với những rủi ro không thể kiểm soát được bằng viêc tránh né, thay vì

đó ngân hàng lựa chọn giải pháp chấp nhận rủi ro, đồng thời tìm cách khắc phục đểsẵn sàng đương đầu với những tổn thất có thể xảy ra Đối với TTQT theo phươngthức TDCT, ngân hàng có thể sử dụng một trong các cách:

+ Tập trung tác động vào ngay trọng tâm của sự rủi ro để ngăn ngừa tổn thất,như: đề nghị, yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm vận tải hàng hóa đối với nhữnghợp đồng L/C không có điều khoản yêu cần đảm bảo chất lượng hàng giao

+ Chọn khách hàng uy tín và ngân hàng đối tác uy tín

+ Mua bảo hiểm rủi ro

- Giảm thiểu rủi ro: Khi rủi ro xảy ra thì đương nhiên gây ra tổn thất cho các

ngân hàng Dù công tác quản trị kiểm soát rủi ro có tốt đến đâu, thực tế cho thấy rủi

ro trong TTQT nói chung và TTQT theo phương thức TDCT luôn có thể xảy ra Vìthế kiểm soát rủi ro còn là biện pháp giảm nhẹ tổn thất bằng cách khoanh lại rủi ro

để tránh các rủi ro, tổn thất khác

+ Cứu vớt tài sản còn sử dụng được Đối với phương thức thư tín dụng L/C,việc cứu vớt tài sản còn sử dụng được thể hiện khi ngân hàng đã trả tiền cho bênxuất khẩu nhưng nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán, lúc này buộc

Trang 37

ngân hàng phải thực hiện phát mại các tài sản thế chấp của khách hàng để bù đắpthiệt hại.

+ Chuyển nợ: khi khách hàng mất khả năng thanh toán, ngân hàng có thể sửdụng phương thức mua bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ của Việt Nam nhưVAMC, DATC

+ Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro Với hình thức này, khi cấp tíndụng cho các nhà nhập khẩu để thực hiện các hợp đồng thanh toán L/C, ngân hàngcần thực hiện trích lập dự phòng với những khoản nợ với trường hợp mà tỷ lệ kýquỹ dưới 100%

- Đa dạng hóa rủi ro: Đa dạng thị trường, khách hàng… để phòng chống rủi

ro Qua đó có thể giảm thiểu được rủi ro trước những biến động của môi trường tàichính pháp lí và tiền tệ

- Chuyển giao rủi ro: Đối với những tài sản/đối tượng đã mua bảo hiểm khi

tổn thất xảy ra việc đầu tiên phải làm là khiếu nại đòi bồi thường

+ Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác, tổ chức khác.+ Ký hợp đồng với người khác/tổ chức khác trong đó quy định chỉ chuyểngiao rủi ro, không chuyển giao tài sản cho người nhận rủi ro

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các NHTM

Tác động và ảnh hưởng đến công tác QTRR trong hoạt động TTQT theophương thức TDCT của NHTM bao gồm rất nhiều các yếu tố khác nhau từ vấn đềcon người đến cơ sở vật chất và kỹ thuật; từ môi trường pháp lý thể chế chính trịđến các vấn đề quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh, tâm lý, xã hội của kháchhàng… liên quan đến hoạt động TTQT của các NHTM

1.3.4.1 Yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới QTRR trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT ở các NHTM.

Thái độ của ngân hàng đối với việc QTRR trong TTQT theo phương thức TDCT

Trang 38

Thái độ của ngân hàng là một nhân tố quan trọng làm tăng hay giảm rủi rotrong hoạt động TTQT Nếu như ngân hàng chủ quan, xem thường, không quantâm, mất cảnh giác thì rủi ro sẽ xảy ra thường xuyên hơn và hậu quả sẽ nặng nềhơn Ngược lại nếu ngân hàng luôn quan tâm cảnh giác đến thì rủi ro sẽ ít xảy rahơn Khi lo sợ và quan tâm đến rủi ro thì ngân hàng sẽ nghiên cứu và có biện phápphòng chống tốt hơn, từ đó có thể hạn chế rủi ro xảy ra

Do đó trong quá trình hoạt động TTQT, ngân hàng phải luôn có thái độ coitrọng và đề phòng, cảnh giác với rủi ro, vì rủi ro trong TTQT bằng phương thứcTDCT có thể xảy đến bất cứ khi nào

Năng lực của các nhà QTRR trong TTQT theo phương thức TDCT

Năng lực của nhà quản trị bao gồm từ nhận thức và quan điểm cho đến khảnăng chuyên môn của ban lãnh đạo, của đội ngũ cán bộ QTRR

QTRR chỉ có thể thực hiện tốt xuất phát từ quan điểm, nhận thức của banlãnh đạo ngân hàng Một số nhà lãnh đạo lại luôn “chạy trốn rủi ro” bởi cho rằngnhư thế mới là an toàn cho hoạt động của ngân hàng và không bị cơ quan cấptrên “trách phạt” Những ngân hàng được lãnh đạo quản lý như vậy không thể cónăng lực QTRR và không phù hợp với nền kinh tế hiện nay Nhận thức và quanđiểm đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng là yếu tố tiên quyết để nâng cao nănglực QTRR

Chất lượng đội ngũ cán bộ QTRR, những cán bộ tác nghiệp trực tiếp thựchiện nhận biết, xác định, phân tích và đo lường rủi ro, tạo cơ sở cho việc ra quyếtđịnh thanh toán và kiểm soát rủi ro Chất lượng chuyên môn và ý thức nghềnghiệp của cán bộ thuộc bộ phận này trực tiếp quyết định đến năng lực QTRRcủa NHTM về sự chính xác hiệu quả trong từng nội dung và các bước của quytrình QTRR

Như vậy, trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của các nhà QTRR càng cao thìkhả năng xảy ra rủi ro càng nhỏ và ngược lại

Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng

Trang 39

Đây là nhân tố bao hàm những trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tạo điềukiện cho cán bộ ngân hàng có thể có được hệ thống thông tin, dữ liệu cập nhật chophép theo dõi thường xuyên, dự báo chính xác và đầy đủ về xu hướng vận động củanền kinh tế Từ đó có thể đo lường về mức độ rủi ro và xây dựng các biện pháp đểchủ động và kịp thời xử lý.

Không có trang thiết bị cần thiết và các phần mềm tương ứng, việc áp dụngcác mô hình định lượng để ra quyết định sẽ không thể thực hiện Ngoài ra, côngnghệ hiện đại còn góp phần làm tăng tính thông suốt của hệ thống thông tin trongnội bộ ngân hàng và kết nối ngân hàng với TTTC trong nước và quốc tế, cho phépthực hiện các nghiệp vụ giao dịch kinh doanh và phòng chống rủi ro một cách hiệuquả nhất Vì vậy, NHTM cần chú ý đến điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của mình

1.3.4.2 Yếu tố khách quan ảnh hưởng tới QTRR trong hoạt TTQT theo phương thức TDCT ở các NHTM.

Dù các ngân hàng có đầy đủ khả năng về nguồn nhân tài vật lực và các yếu tốchủ quan khác nhưng môi trường pháp lý, kinh tế xã hội không thuận lợi thì nănglực QTRR dù được đánh giá cao cũng không thể trở thành hiện thực và không thểđóng góp hiệu quả cho hoạt động kinh doanh ngân hàng

Các quy định của pháp luật

Chính sách thương mại, các quy định về xuất nhập khẩu của một quốc gia haytính kém đồng bộ của hệ thống pháp luật có ảnh hưởng nhất định đến các bên thamgia trong TTQT theo phương thức TDCT Một ví dụ điển hình là việc thay đổichính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong việc xuất nhập khẩu cá basa, hàng dệtmay, hàng giày da gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam

Chính sách ngoại hối thay đổi gây nên sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến hiệu quả của phương án kinh doanh, từ đó gây nên rủi ro tín dụng của khách hàng

và của NHPH Chính sách quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu, những quy định

về chuyển ngoại tệ như hạn chế chuyển hay cấm chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cóảnh hưởng trực tiếp đến nhà xuất khẩu Ví dụ, khi quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và

Mỹ trở nên căng thẳng, Bắc Triều Tiên đã cấm sử dụng đồng USD trong các giao

Trang 40

dịch với nước ngoài, như vậy tất cả các giao dịch thanh toán bằng L/C đều khôngthực hiện được.

Sự biến động của thị trường tài chính trong nước và quốc tế

Sự phát triển của TTTC nói chung và tiền tệ liên ngân hàng nói riêng là yếu tốquan trọng thứ hai đối với việc nâng cao năng lực QTRR của NHTM Hầu hết cáchoạt động của NHTM đều có quan hệ với nhau và các ngân hàng thường xuyên giaodịch trên thị trường tiền tệ Những hoạt động của thị trường tiền tệ ngày nay trởthành điều kiện sống còn của các NHTM bởi lẽ thị trường này không chỉ là cơ sởhình thành lãi suất, tỷ giá mà còn là nơi đáp ứng nhu cầu về khả năng thanh toán vàthực hiện toàn bộ các nghiệp vụ phái sinh để phòng chống rủi ro Giống như điềukiện về môi trường pháp lý, nếu thị trường tiền tệ liên ngân hàng không phát triển,năng lực QTRR trở nên không hoàn toàn có ý nghĩa

Nhận thức của khách hàng

Nhận thức của khách hàng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đếnQTRR trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT Bởi lẽ những suy tính vàhành vi giao dịch của khách hàng góp phần nhất định vào rủi ro, chia sẻ rủi ro vàđặc biệt là hành vi phản ứng của khách hàng khi rủi ro xảy đến Ở những nước cótrình độ nhận thức cao, TTTC phát triển các hoạt động QTRR không chỉ có ý nghĩa

mà còn rất được chú trọng phát triển Khách hàng dù là các cá nhân cũng có thể ápdụng các công cụ phòng chống rủi ro để bảo vệ lợi ích của bản thân và góp phầnbảo đảm an toàn cho thị trường Ngược lại, ở những nhận thức của công chúng hạnchế, dễ nảy sinh tâm lý hoảng loạn sẽ tác động không thuận lợi đến năng lực và hiệuquả QTRR của các NHTM

Ngày đăng: 13/01/2020, 11:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2013), Luận văn thạc sỹ Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thanh Xuân (2013), "Luận văn thạc sỹ Thanh toán quốc tế bằngphương thức tín dụng chứng từ, giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Xuân
Năm: 2013
18. Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Frederic S.Mishkin (2001), "Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính
Tác giả: Frederic S.Mishkin
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2001
19. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Peter S.Rose (2004), "Quản trị Ngân hàng thương mại
Tác giả: Peter S.Rose
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2004
20. Timothy W.Koch (The Dryden Pres, Hinsdale, Illinois, 1998 (firt edition), 1992 (second edition), 1995, third edition anh 2000, fourth edition). Bank Manement. University of South Carolina Sách, tạp chí
Tiêu đề: Timothy W.Koch (The Dryden Pres, Hinsdale, Illinois, 1998 (firt edition),1992 (second edition), 1995, third edition anh 2000, fourth edition). "BankManement
21. Thomas P.Fisch (2000), Dictionary of banking terms, Barron’s Edutional, Inc, N.Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thomas P.Fisch (2000), "Dictionary of banking terms
Tác giả: Thomas P.Fisch
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w