1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc của giới trẻ hiện nay

100 303 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 6,01 MB

Nội dung

Nghiên cứu về các nghi thức giao tiếp có các công trình: Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại qua các phát ngôn: chào, cám ơn, xin lỗi Luận án Phó tiến sĩ khoa học ngữ văn của Phạm Thị

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

_

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG LỜI CHÚC

CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM

MÃ SỐ: 60.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khang

HẢI PHÒNG - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết

quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công

trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã

được chỉ rõ nguồn gốc

Ngày 08 tháng 12 năm 2016

Tác giả luận văn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Khang

đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn trong suốt thời

gian qua

Tôi xin dành lời cảm ơn tới các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt

tình truyền thụ các tri thức cho tôi thông qua các học phần của chương trình đào tạo

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Hải Phòng, Ban lãnh đạo

Phòng Quản lý sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập

và hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn

động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Tác giả luận văn

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI……… .6

1.1 Một số vấn đề lý thuyết về giao tiếp tương tác của ngôn ngữ học xã hội 6

1.1.1 Sự kiện giao tiếp……… 6

1.1.2 Quan hệ giao tiếp……… 8

1.1.3 Sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp……… 9

1.2 Một số vấn đề về lý thuyết nghi thức giao tiếp……… .12

1.2.1 Khái niệm nghi thức và nghi thức giao tiếp……… ……… 12

1.2.2 Phân loại nghi thức giao tiếp……… .13

1.3 Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ……… .15

1.3.1 Phân loại hành vi ngôn ngữ……… 16

1.3.2 Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi……… .17

1.3.3 Điều kiện sử dụng các hành vi ngôn ngữ……… 18

1.3.4 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và gián tiếp……… .19

1.4 Tiểu kết chương 1 20

CHƯƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH LỜI CHÚC CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY 21

2.1 Khái niệm chúc và các khái niệm liên quan 21

2.2 Chúc với tư cách là một hành vi ngôn ngữ 22

2.2.1 Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ chúc 22

2.2.2 Cách sử dụng hành vi ngôn ngữ chúc 23

2.3 Mục đích và một số chủ đề chúc của giới trẻ hiện nay 28

2.3.1 Mục đích chúc của giới trẻ hiện nay 28

2.3.2 Chủ đề chúc của giới trẻ hiện nay 29

2.4 Một số đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc của giới trẻ hiện nay 42

2.4.1 Biện pháp khoa trương trong lời chúc của giới trẻ 42

2.4.2 Ngôn ngữ mạng trong lời chúc của giới trẻ 46

2.4.3 Từ ngữ xưng hô trong lời chúc của giới trẻ 50

2.4.4 Một số tính từ và tiểu từ tình thái trong lời chúc của giới trẻ 56

2.4.5 Mô phỏng một số khuôn lời nói trong lời chúc của giới trẻ 57

2.4.6 Cách nói vần, giàu nhịp điệu trong lời chúc của giới trẻ 59

2.5 Tiểu kết chương 2 61

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG LỜI CHÚC CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY 62

3.1 Lời chúc của của giới trẻ hiện nay xét theo phạm vi giao tiếp 62

3.1.1 Phạm vi giao tiếp chính thức 62

3.1.2 Phạm vi giao tiếp phi chính thức 64

3.1.3 Phạm vi giao tiếp trong gia đình 65

3.1.4 Phạm vi giao tiếp ngoài xã hội 71

3.2 Lời chúc của của giới trẻ hiện nay xét theo phân tầng xã hội 75

Trang 5

3.2.1 Về khái niệm phân tầng xã hội 75

3.2.2 Lời chúc của của giới trẻ hiện nay xét từ góc độ giới 75

3.2.3 Lời chúc của của giới trẻ hiện nay xét từ góc độ nghề nghiệp…… .80

3.3 Tiểu kết chương 3 86

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 7

2.2 Tần số xuất hiện của một số trạng thái tâm lý tích cực trong

3.1 Một số lời chúc tiếng Anh giới trẻ thường sử dụng trong môi

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúc là một trong những nghi thức phổ quát trong giao tiếp của nhân loại

Xuất phát từ một nền văn hoá có truyền thống trọng tình, lấy tình cảm làm nguyên

tắc ứng xử, các hình thức chúc mừng, chúc tụng đã ra đời và qua thời gian dần trở

thành nghi thức giao tiếp không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt

Từ góc độ ngữ dụng học, chúc là một hành vi ngôn ngữ (speech acts) thuộc

vào nhóm ứng xử (behabitives, comportementaux) với mục đích “tỏ lời mong ước

tốt đẹp cho người khác” Chúc có mục đích giao tiếp cụ thể, chủ đề rõ ràng và đối

tượng cũng như bối cảnh giao tiếp đặc định Theo đó, ngôn ngữ sử dụng trong lời

chúc có đặc điểm riêng Theo hướng này, nghiên cứu chúc phải chỉ ra được các biểu

thức ngôn từ của hành vi chúc ở các bối cảnh giao tiếp khác nhau

Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, hành vi chúc được nghiên cứu theo quan hệ

tương tác giao tiếp có sự phân tầng về xã hội Theo hướng này, với tư cách là biến

thể, chúc được xem xét dưới tác động của các biến xã hội như tuổi, giới, nghề

nghiệp, thu nhập, địa vị, học vấn, của người chúc

Là hành vi ngôn ngữ xuất hiện thường xuyên, phổ biến trong giao tiếp xã

hội, tuy nhiên, cho đến nay, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ

của lời chúc

Giới trẻ là bộ phận năng động nhất trong một cộng đồng xã hội Với đặc

điểm tâm lý là muốn khẳng định, làm mới mình, giới trẻ luôn tạo ra sự khác biệt với

“phần còn lại” trong mọi lĩnh vực và ngôn ngữ cũng không ngoại lệ Đặc điểm ngôn

ngữ giới trẻ đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Tiếng lóng giới trẻ,

ngôn ngữ @, ngôn ngữ mạng v.v đã trở thành đối tượng nghiên cứu của không ít

công trình Nhưng theo chúng tôi được biết chưa có công trình nào nghiên cứu đặc

điểm ngôn ngữ giới trẻ thông qua một hành vi ngôn ngữ nhất định

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Đặc điểm ngôn

ngữ trong lời chúc của giới trẻ hiện nay” làm đề tài luận văn.

2 Lịch sử vấn đề

Trên thế giới, ngữ dụng học đã xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ XX gắn liền với

tên tuổi của các nhà nghiên cứu như J.L Austin, J.R.Searle, G.Yule…

Trang 9

Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học, về ngữ nghĩa và

hành vi ngôn ngữ, về diễn ngôn của các tác giả Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban,

Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp là những công trình mở đường cho ngành

ngữ dụng học

Kế thừa các kết quả nghiên cứu trên đã có nhiều công trình, bài viết, luận án

tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về các nghi thức giao tiếp phổ biến như chào,

cám ơn, xin lỗi, v.v các nghi thức này được nghiên cứu từ góc độ dụng học, trở

thành đối tượng nghiên cứu với tư cách là những hành vi ngôn ngữ Cùng với đó là

các hành vi ngôn ngữ như khen, chê, nịnh, v.v cũng đã được quan tâm nghiên cứu

Nghiên cứu về các nghi thức giao tiếp có các công trình: Nghi thức lời nói

tiếng Việt hiện đại qua các phát ngôn: chào, cám ơn, xin lỗi (Luận án Phó tiến sĩ

khoa học ngữ văn của Phạm Thị Thành, Trường ĐHKHXHNV, 1995); So sánh nghi

thức giao tiếp tiếng Nhật và tiếng Việt: Qua từ ngữ xưng hô (Luận án tiến sĩ ngữ văn

của Hoàng Anh Thi, Trường ĐHKHXH NV, 2001), Đặc điểm ngôn ngữ trong nghi

thức chào, mời, chúc mừng của người Việt (luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn của

Phạm Thị Kim Trung, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, 2003) Trong công trình [35]

tác giả Phạm Thị Kim Trung đã khảo sát nghi thức chào, mời, chúc mừng của người

Việt trên phương diện cấu trúc và đặt trong mối liên hệ với văn hóa

Nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ như một sự kiện lời nói trong tương tác

hội thoại có các công trình: Hành vi nhờ và sự kiện lời nói nhờ trong giao tiếp

(Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Dương Tuyết Hạnh, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006),

Sự kiện lời nói chê trong tiếng Việt (cấu trúc và ngữ nghĩa) (Luận án tiến sĩ Ngữ

văn của Nguyễn Thị Hoàng Yến, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007), Sự kiện lời nói

cam kết trong hội thoại (luận án tiến sĩ ngữ văn của Vũ Tố Nga, Trường ĐHSP Hà

Nội, 2010); Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Việt qua hành vi khen và

tiếp nhận lời khen (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Phạm Thị Hà, Học viện Khoa học xã

hội, Viện Hàn lâm KHXHVN, 2013); Hành vi nịnh trong tiếng Việt (Luận án tiến sĩ

của Nguyễn Thị Thanh Huệ, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm KHXHVN,

2015); Hành động ngôn ngữ chào và đáp chào qua ngữ liệu của cư dân vùng ven

biển Quảng xương, Thanh Hoá (luận văn thạc sĩ của Ngô Xuân Dũng, Trường Đại

học Hồng Đức, 2015)

Trang 10

Như vậy, hành vi ngôn ngữ và nghi thức giao tiếp đã được nghiên cứu nhiều

trong tiếng Việt dưới các giác độ khác nhau Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu

nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của lời chúc - đặc biệt là lời chúc của giới trẻ Đây là

lí do chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc của giới trẻ hiện nay”

cho luận văn của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn này là: Thông qua việc khảo sát lời chúc của giới trẻ

hiện nay, luận văn góp phần làm rõ đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc; góp phần

nghiên cứu nghi thức giao tiếp của người Việt, góp phần bổ sung lí thuyết hành vi

ngôn ngữ

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

- Hệ thống và xây dựng những cơ sở lý luận làm cơ sở nghiên cứu của đề tài

- Khảo sát, thống kê, phân loại… xây dựng các mô hình lời chúc của giới trẻ

hiện nay

- Chỉ ra đặc điểm sử dụng lời chúc trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay

- Chỉ ra các nhân tố xã hội - văn hóa tác động đến lời chúc của giới trẻ hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp điều tra của ngôn ngữ học xã hội, trong đó, chủ yếu là

phương pháp quan sát, ghi chép (ghi âm) để thu thập tư liệu

- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa

Các phương pháp và thủ pháp khác như thống kê, phân loại, miêu tả

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu, khảo sát của luận văn này là đặc điểm ngôn ngữ

trong lời chúc được biểu hiện bằng ngôn từ (bằng lời) Các biểu hiện bằng cử chỉ

(phi lời) như bắt tay, ôm hôn và các cử chỉ khác tạm gác lại, không được xem xét

đến trong luận văn này

Trang 11

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc của giới trẻ hiện nay

Tư liệu mà chúng tôi thu thập chủ yếu theo bằng hai nguồn là giao tiếp nói và

giao tiếp viết

- Đối với tư liệu từ giao tiếp nói, luận văn tiến hành thu thập tư liệu bằng

cách chủ yếu là quan sát ghi chép, hoặc bằng khả năng ghi nhớ để lưu lại những lời

chúc được sử dụng trong đời sống

- Đối với tư liệu từ giao tiếp viết, luận văn tiến hành thu thập tư liệu từ một

số báo điện tử, website, mạng xã hội như facebook

6 Đóng góp của luận văn

6.1 Về lý thuyết

Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu lý thuyết giao tiếp, lý thuyết nghi thức

giao tiếp, lý thuyết hành vi ngôn ngữ

6.2 Về thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để

giảng dạy ngôn ngữ trong địa hạt dụng học và ngôn ngữ học xã hội

- Ứng dụng vào việc xây dựng các mô thức ngôn ngữ văn hoá của người

Việt, trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo luận văn

gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài

Chương này tập trung giới thiệu, tổng hợp một số vấn đề về lí thuyết có liên

quan trực tiếp đến đề tài, đó là: giao tiếp tương tác của ngôn ngữ học xã hội, lý thuyết

về nghi thức giao tiếp và hành vi ngôn ngữ

Chương 2: Các mô hình lời chúc của giới trẻ hiện nay

Chương này tập trung nghiên cứu, khảo sát các nội dung sau: khái niệm chúc

và các khái niệm liên quan; mục đích và chủ đề chúc của giới trẻ hiện nay; chúc với

tư cách là một hành vi ngôn ngữ; chỉ rõ các mô hình lời chúc phổ biến được giới trẻ

sử dụng; các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện lời chúc của giới trẻ

hiện nay

Trang 12

Chương 3: Đặc điểm sử dụng lời chúc của giới trẻ hiện nay

Trên cơ sở nghiên cứu của chương 2, chương này khảo sát, nghiên cứu đặc

điểm sử dụng lời chúc của giới trẻ hiện nay theo phạm vi giao tiếp và theo phân

tầng xã hội

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Một số vấn đề lý thuyết về giao tiếp tương tác của

ngôn ngữ học xã hội

1.1.1 Sự kiện giao tiếp

“Sự kiện giao tiếp (speech event) là đơn vị cơ bản trong nghiên cứu giao tiếp

ngôn ngữ Dù trong bất kỳ tình huống giao tiếp nào, ngay cả những tình huống giao

tiếp mang tính đặc thù như nghi thức trong giáo đường, thẩm vấn của toà án hay

trong giao tiếp buôn bán đấu thầu, chuyện trò trong tiệc rượu, v.v thì các hoạt động

tương tác được thể hiện trong hoạt động giao tiếp phải tuân thủ theo những quy tắc

nhất định.” [20, tr.353]

Cấu trúc dân tộc học của D Hymes về mối quan hệ tương tác và mô thức của

ngôn ngữ và đời sống Cấu trúc này gồm 8 thành tố viết tắt bằng 8 chữ cái:

S.P.E.A.K.I.N.G Trong đó:

(1) Chu cảnh/thoại trường (S - setting and scence)

Chu cảnh gồm khung cảnh và hiện trường Khung cảnh chỉ thời gian và địa

điểm, tức là hoàn cảnh vật chất cụ thể mà ở đó xảy ra giao tiếp Hiện trường chỉ

hoạt động tâm lý trừu tượng hoặc ranh giới về mặt văn hóa của hoạt động giao tiếp

(trường hợp chính thức – phi chính thức, quy thức – phi quy thức)… Trong một

khung cảnh nhất định, người tham gia giao tiếp có thể tự do thay đổi hiện trường

khi họ thay đổi mức độ chính thức Ví dụ: trong một cuộc họp căng thẳng, người

chủ trì có thể pha trò để làm giảm không khí căng thẳng, hoặc khi họ thay đổi các

hoạt động mà mình đang tiến hành

(2) Người tham dự/ tham thể (P - participants)

Người tham dự giữ bốn vai là: người nói (addressor), người phát ngôn

(speaker), người thụ lời (addresee), người nghe (listener) Trong cuộc giao tiếp

những người tham dự có thể phối hợp các vai một cách rất đa dạng: speaker –

listener; addressor - addresee; sender - receiver Trong trường hợp giao tiếp cặp

đôi thì một bên là người nói, một bên là người nghe Trong các buổi diễn thuyết

thì người diễn thuyết là người phát ngôn, còn đối tượng của diễn thuyết là khán,

thính giả

Trang 14

(3) Mục đích (E - end)

Mục đích của giao tiếp là chỉ kết quả đạt được theo sự mong đợi định sẵn của

hoạt động giao tiếp và mục đích cá nhân của người tham dự, xuất phát từ hai

phương diện đó là:

- Kết quả (outcome): bao gồm kết quả có thể dự đoán và kết quả không thể

dự đoán

- Đích (goals), gồm có đích nói chung và đích mang tính cá nhân

(4) Chuỗi hành vi (A - acts sequence)

Chuỗi hành vi chỉ hình thức và nội dung của cuộc giao tiếp Chẳng hạn dùng

từ ngữ gì, mối quan hệ gì, lời định nói và cách biểu đạt như thế nào với thoại đề,

v.v.Ví dụ: chuỗi hành vi ở một cuộc hội thảo khoa học khác với ở những cuộc trò

chuyện lúc trà dư tửu hậu Điều làm nên sự khác biệt này là phong cách giữa các

tình huống giao tiếp khác nhau, nội dung trao đổi, nói chuyện cũng khác nhau

(5) Phương thức (K - key)

Phương thức diễn đạt chỉ ngữ điệu (tone), cách (manner), tinh thần chứa

đựng trong thông tin đó như: vô tư, thoải mái (light- hearted); nghiêm túc (serious);

rõ ràng, tỉ mỉ (precise); mô phạm (pedantic), chế giễu (mocking), châm chọc, mỉa

mai (sarcastic); vênh vang (pompous) Ngoài việc được biểu thị bằng ngôn ngữ,

phương thức diễn đạt có thể dùng các yếu tố phi lời như: cử chỉ, điệu bộ thậm chí là

dáng điệu Khi một người nói mà giữa nội dung nói với phương thức diễn đạt

người đó đang sử dụng không “khớp” nhau thì người nghe có thể sẽ chú ý đến

phương thức diễn đạt hơn là nội dung lời nói

(6) Phương tiện (I - Intrumentalities)

Phương tiện đề cập đến sự lựa chọn kênh giao tiếp như nói, viết, hoặc điện

báo hoặc hình thức giao tiếp được sử dụng, chẳng hạn như phương ngữ, mã, hoặc

phong cách nào được lựa chọn Người ta có thể sử dụng nhiều phương tiện khác

nhau trong một cuộc giao tiếp, ví dụ: mở đầu lẩy một câu Kiều hay một câu châm

ngôn, sau đó có thể nói theo kiểu kể chuyện vui bằng phương ngữ, sau đó trích dẫn

một vài điển tích, hoặc nói chêm vào mấy câu tiếng nước ngoài

Trang 15

(7) Chuẩn tương tác và chuẩn giải thích (N - norm of interaction and

interpretation)

Chuẩn tương tác thuộc về người nói còn chuẩn giải thích thuộc về người

nghe Nói một cách cụ thể hơn, người nói phải lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp sao cho

phù hợp với đối tượng giao tiếp, còn người nghe phải cố gắng lí giải phát ngôn

trong cùng một khung chung

(8) Thể loại (G - Genres)

Thể loại chỉ loại hình của hình thức ngôn ngữ như độc thoại, hội thoại, thơ,

tục ngữ, thành ngữ, câu đố, bài thuyết trình Mỗi thể loại sẽ thích hợp với từng

trường hợp giao tiếp cụ thể

1.1.2 Quan hệ giao tiếp

1.1.2.1 Khái niệm quan hệ giao tiếp

Để tồn tại và phát triển, con người cần tạo dựng các mối quan hệ giữa với

môi trường tự nhiên và với môi trường xã hội, trong đó mối quan hệ với môi trường

xã hội có ý nghĩa đặc biệt Khi nói “bản chất con người là tổng hoà những quan hệ

xã hội”, cũng có nghĩa là tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản

chất con người Mối quan hệ trong xã hội của con người đa dạng, phức tạp tạo

thành một mạng lưới các mối quan hệ

Theo Nguyễn Văn Khang quan hệ giao tiếp là “ mối quan hệ giữa các

thành viên tham gia một cuộc giao tiếp cụ thể” “Quan hệ giao tiếp được xây dựng

trên cơ sở hệ thống các mối quan hệ xã hội chung, trên cơ sở cấu trúc của xã hội

đó” [20, tr.357]

Hoạt động giao tiếp bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao

tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp và phương tiện, cách thức giao tiếp

“Trong giao tiếp, không phải nhân vật giao tiếp muốn nói gì thì nói Nhân

vật giao tiếp nói (viết) gì, như thế nào là tuỳ thuộc vào quan hệ xã hội của họ Mỗi

tương tác ngôn ngữ nhất thiết là một tương tác xã hội” [8, tr.95]

Như vậy, trong hoạt động giao tiếp, muốn đạt được mục đích giao tiếp, người

tham gia giao tiếp luôn phải có ý thức “lựa lời mà nói” Sử dụng ngôn ngữ thực chất

là quá trình lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ Để có được sự lựa chọn đúng người tham

Trang 16

gia giao tiếp phải chú ý đến mối quan hệ giữa họ với các thành viên tham gia giao

tiếp

Trang 17

1.1.2.2 Quan hệ “quyền uy” và quan hệ “thân hữu”

Căn cứ vào những nhân tố liên quan đến khoảng cách xã hội (tuổi tác, giới

tính, vị thế xã hội ) và mức độ gắn bó giữa những nhân vật tham gia giao tiếp

(thân, sơ ), người ta có thể quy thành hai loại quan hệ giao tiếp là: quan hệ quyền

uy (hay quan hệ vị thế) và quan hệ thân hữu

- Quan hệ quyền uy: là quan hệ trên - dưới, sang - hèn, tôn - khinh

- Quan hệ thân hữu: là quan hệ ngang bằng

Khi xác định được vai của người tham dự giao tiếp ở vào một quan hệ nào đó

thì sẽ có sự lựa chọn phong cách ngôn ngữ tương ứng để giao tiếp sao cho thoả

đáng Ví dụ: lời chúc mừng của học trò dành cho thầy cô giáo (quan hệ quyền uy)

khác với lời chúc của bạn bè thân thiết dành cho nhau (quan hệ thân hữu):

- Nhân ngày 20/11, em chúc cô luôn vui vẻ, mạnh khỏe, hạnh phúc và thành

công trong sự nghiệp trồng người ạ.

- Chúc thằng bạn luôn trẻ, khỏe, mắn đẻ và… không bị ghẻ.

1.1.3 Sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp

1.1.3.1 Khái niệm “sự lựa chọn ngôn ngữ”

“Giao tiếp là chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ, và suy cho cùng,

ngôn ngữ sinh ra chẳng để làm gì ngoài thực hiện chức năng giao tiếp Giao tiếp

được coi là quá trình vận dụng ngôn ngữ Sự vận dụng này thực tế là một quá trình

lựa chọn ngôn ngữ (language choice)… Sự lựa chọn ngôn ngữ được tiến hành ở

bất kỳ tầng diện nào của ngôn ngữ như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, v.v bởi chỉ

cần một sự biến đổi nhỏ ở trong một tầng diện sẽ tạo nên một ý nghĩa dụng học

sâu sắc” [20, tr.372]

Sự lựa chọn có thể là kết quả của một hành vi có ý thức với ý định chủ

quan, cũng có thể diễn ra một cách vô thức và ngoài ý định chủ quan của chủ thể

giao tiếp Từ đó, có thể quy về hai quá trình lựa chọn, đó là: sự lựa chọn mang

tính ngữ cảnh (lựa chọn không đánh dấu) và sự lựa chọn mang tính chiến lược

(lựa chọn mang tính đánh dấu) “Sự lựa chọn ngôn ngữ không phải nhất thành

bất biến mà linh hoạt với mục đích cuối cùng là thoả đáng về giao tiếp …” [20,

tr.372]

Trang 18

1.1.3.2 Các đặc trưng của ngôn ngữ tự nhiên làm cơ sở cho sự lựa chọn

ngôn ngữ trong giao tiếp

a/ Tính dị biến: là tính đa khả năng trong cách biểu đạt của ngôn ngữ với các

hình thức biểu đạt khác nhau ở các bình diện của ngôn ngữ như: ngữ âm, từ vựng,

ngữ pháp Nhờ tính đa khả năng này mà con người khi giao tiếp có thể lựa chọn cho

phù hợp với bối cảnh cũng như mục đích giao tiếp

b/ Tính thương lượng

Liên quan đến việc tạo ra tính thương lượng là quyền và nghĩa vụ của người

sử dụng ngôn ngữ Quyền (rights) là những hành động ngôn từ mà người giao tiếp

được quyền sử dụng Nghĩa vụ (obligation) là những việc mà người giao tiếp phải

làm để đảm bảo nguyên tắc thông tin

Trên cơ sở quyền và nghĩa vụ mà tạo ra nguyên tắc thương lượng

(negociation principle) làm cho có sự cân đối giữa quyền và nghĩa vụ lựa chọn ngôn

ngữ trong giao tiếp

Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Hoàng Phê mã là “hệ thống ký hiệu quy ước,

dùng vào việc truyền tin” [27] Thuật ngữ mã được dùng trong thông tin với ý nghĩa

các từ, chữ cái, ký hiệu… đại diện cho những cái khác dùng cho những thông báo

mật hoặc để trình bày hoặc ghi lại thông tin một cách vắn tắt Trong ngôn ngữ học,

thuật ngữ mã dùng với ý nghĩa: “hệ thống các tín hiệu có thể truyền đạt thông tin”

Dựa trên năng lực và phương thức biểu đạt hiện thực khách quan, ngôn ngữ

của con người có thể chia thành hai mã khác nhau là mã hữu hạn và mã phức tạp

“Mã hữu hạn (restricted code) có kết cấu đơn giản, sử dụng nhiều đại từ nhân

xưng và câu hỏi phụ Muốn nhận tin tức truyền từ mã hữu hạn, người ta phải căn cứ

vào việc tìm hiểu bản thân người nói cũng như bối cảnh cụ thể cùng mục đích giao

tiếp Mã hữu hạn thường được dùng giữa các thành viên trong gia đình, giữa bạn bè

Trang 19

thân quen Mã hữu hạn chỉ có khả năng thể hiện đặc trưng cộng đồng xã hội của

người giao tiếp chứ không thể hiện được cá tính của người giao tiếp

Mã phức tạp (elaborated code) có kết cấu tương đối phức tạp, sử dụng nhiều

tính từ, động từ, hình thái động từ bị động, ít dùng phó từ và đại từ nhân xưng ngôi

thứ nhất Mã phức tạp truyền đạt nội dung không phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể và

có thể thể hiện được đặc tính cá tính của người nói.” [20, tr.377]

b/ Sự lựa chọn mã trong giao tiếp

Khi tham gia giao tiếp, mỗi cá nhân đều có ý thức lựa chọn mã ngôn ngữ cho

phù hợp hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp…

Ví dụ: Ông A là lãnh đạo một cơ quan khi chủ trì cuộc họp tổng kết đơn vị sẽ

nói năng khác khi là người chồng trong gia đình và chủ trì cuộc họp gia đình Khi

một cá nhân chuyển từ cương vị này sang cương vị khác, tức chuyển vai, thì cá

nhân đó đồng thời cũng đã chuyển mã giao tiếp, tức chuyển sang một biến thể ngôn

ngữ cá nhân khác thích hợp với quan hệ vai đảm nhiệm

Có hai cách lựa chọn mã trong giao tiếp là chuyển mã và trộn mã

Có ý kiến cho rằng, chuyển mã và trộn mã chỉ xảy ra trong môi trường đa

ngữ Xuất phát từ quan điểm này, khái niệm mã chỉ được dùng trong phạm vi môi

trường đa ngữ, còn trong môi trường đơn ngữ thì sử dụng khái niệm biến thể

Tuy nhiên, theo ý kiến của đa số nhà nghiên cứu thì sự lựa chọn ngôn ngữ là

hiện tượng tất yếu xảy ra trong giao tiếp ở môi trường đa ngữ hay đa phương ngữ

Vì thế, thuật ngữ mã được dùng cho cả ngôn ngữ và phương ngữ trong sự lựa chọn

ngôn ngữ “Sử dụng khái niệm “mã” tương đối thuận lợi vì nó mang tính trung gian

khi mà hàng loạt các khái niệm và ranh giới giữa các khái niệm này còn mơ hồ như

ngôn ngữ, tiếng địa phương, biến thể, chuẩn mực Với quan niệm này, mã ngôn ngữ

có thể là ngôn ngữ, có khi chỉ là biến thể của ngôn ngữ” [20, tr.379]

c/ Hiện tượng chuyển mã

Chuyển mã là hiện tượng sử dụng hai hoặc trên hai biến thể ngôn ngữ trong

một lần đối thoại

Ví dụ:

- Merry christmas and happy giáng sinh Chúc cậu được mãi mãi mạnh khỏe

chung với gia đình to love another, wish love another I love u.

Trang 20

- Happy birthday bạn! Chúc bạn tuổi mới thành công mới ☺ Sr (sorry) vì

send greeting muộn nhé! Tớ bận quá

Có nhiều cách phân loại chuyển mã khác nhau, trong giao tiếp có hai cách

phân loại thường gặp sau [20, tr.380]

Thứ nhất:

+ Chuyển mã tình huống (chuyển mã ngữ cảnh): là sự chuyển mã ngôn ngữ

theo bối cảnh giao tiếp, tức là dựa trên mối quan hệ xã hội giữa những người tham

gia giao tiếp hội thoại và khung cảnh tiến hành giao tiếp hội thoại để chuyển mã

+ Chuyển mã ẩn dụ là sự chuyển mã nhằm làm thay đổi phong cách giao tiếp

như khẩu ngữ, ngữ điệu hoặc quan hệ vai giao tiếp

Thứ hai: Carol M Scotton (1988) đã vận dụng nguyên lý đánh dấu, phân loại

chuyển mã thành ba loại: chuyển mã đánh dấu, chuyển mã không đánh dấu và

chuyển mã mang tính thăm dò

d/ Hiện tượng trộn mã:

Trộn mã là khi người ta giao tiếp bằng một ngôn ngữ ngôn ngữ nhưng lại sử

dụng một vài thành phần của ngôn ngữ khác và phát âm theo áp lực của ngôn ngữ

đang sử dụng Trộn mã không chỉ ở đơn vị từ mà còn ở thành phần cao hơn (như

đoản ngữ) Trộn mã không chỉ là hiện tượng ngôn ngữ thuần tuý mà còn là hiện

tượng của đời sống xã hội và có thể coi là một sản phẩm của sự tiếp xúc ngôn ngữ

-văn hoá [20, tr.388]

Ví dụ:

- Hãy luôn giữ nét bấy bi và giọng cười trời cho của anh nha Đừng

thay đổi hình tượng của em nha anh, một anh chàng bấy bi đáng … đánh đòn.

Chúc anh sinh nhật vui vẻ!^^

- Nhân dịp sinh nhật sếp, xin chúc Công ty ngày càng lớn mạnh, phát

triển và luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.

1.2 Một số vấn đề về lý thuyết nghi thức giao tiếp

1.2.1 Khái niệm nghi thức và nghi thức giao tiếp

1.2.1.1 Nghi thức

Nghi thức là “toàn bộ nói chung những điều quy định, theo quy ước xã hội

hoặc thói quen, cần phải làm đúng để đảm bảo tính nghiêm túc của sự giao tiếp

hoặc của một buổi lễ” [27, tr.677]

Trang 21

“Nghi thức là thể lệ quy định cách cư xử và các hình thức đối xử trong một

xã hội nào đó” (dẫn theo [30])

Như vậy, có nhiều cách định nghĩa về nghi thức, nhưng tóm lại đều thống

nhất ở cách hiểu: nghi thức là một hành vi mang tính xã hội được thực hiện một

cách tất yếu theo quy tắc của xã hội, nhằm duy trì giao tiếp xã hội

1.2.1.2 Nghi thức giao tiếp

Theo Nguyễn Đức Dân “nghi thức giao tiếp là những hành vi hình thức và

được quy ước mà mỗi cá nhân biểu hiện sự tôn trọng người đối thoại và cũng để tự

giữ danh dự của mình như hành vi tất yếu phải thực hiện… Những nghi thức sẽ giữ

gìn và tạo ra sự cân bằng trong quá trình giao tiếp nên mỗi bên đối thoại phải

thường xuyên duy trì trong suốt cuộc thoại” [4, tr.120]

Theo Tạ Thị Thanh Tâm: “Nghi thức giao tiếp là một tập hợp các dấu hiệu

được quy định trong quá trình giao tiếp của một cộng đồng nói một thứ tiếng nhất

định Những nghi thức này hàm chứa trong nó một trình tự chặt chẽ với những hành

động cụ thể, hành động ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, mà cả người nói và người nghe

phải tuân thủ” [28, tr.37]

Theo Nguyễn Văn Khang: Nghi thức giao tiếp được hiểu là những quy

định mang tính khuôn mẫu về việc sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp cần phải tuân

thủ để đảm bảo sự phù hợp về ngôn ngữ - văn hóa - xã hội tại một cộng đồng

giao tiếp cụ thể.

Như vậy, có thể thấy khi đưa ra các khái niệm nghi thức giao tiếp các tác giả

đều nhấn mạnh tới những quy định về việc sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp trong

một cộng đồng giao tiếp cụ thể mà những người tham gia giao tiếp cần phải tuân thủ

để đảm bảo đạt được mục đích giao tiếp

1.2.2 Phân loại nghi thức giao tiếp

Có nhiều cách phân loại nghi thức giao tiếp khác nhau dựa trên những tiêu

chí phân loại khác nhau

Nguyễn Văn Khang chia nghi thức giao tiếp thành 2 nhóm lớn: NTGT có lời

và NTGT phi lời, tiếp theo tác giả chia NTGT có lời thành: chỉ có lời và có lời + có

dấu hiệu cử chỉ [18]

Trang 22

Tạ Thị Thanh Tâm trong [30] đề xuất cách phân loại nghi thức giao tiếp dựa

trên các tiêu chí:

- Dựa vào phương tiện biểu hiện tác giả chia thành: NTGT ngôn ngữ, NTGT

phi ngôn ngữ, và NTGT ngôn ngữ kết hợp với NTGT phi ngôn ngữ

- Dựa vào cách thức biểu đạt: NTGT biểu đạt dưới dạng một phát ngôn,

NTGT là sự tương tác giữa các lượt lời trong hội thoại có thể chia thành NTGT

tường minh và NTGT hàm ẩn

- Dựa vào bản chất chia thành NTGT dương tính, NTGT âm tính Trong thực

tế giao tiếp có những NTGT mà bản chất của nó dễ tạo nên sự cộng hưởng trong

giao tiếp, và cả S (người nói) lẫn H (người nghe) đều thoải mái khi thực hiện, đó là

NTGT dương tính Bên cạnh đó, có những NTGT mà bản chất của nó trái ngược với

nhóm nghi thức vừa nêu: có nguy cơ dẫn đến sự gián đoạn, thậm chí là xung đột

trong tương tác, và cả S lẫn H đều rất e ngại khi thực hiện, đó là nhóm NTGT âm

tính

Trong tiểu mục này, trên cơ sở tham khảo các công trình [18] và [30], luận

văn trình bày cách phân loại nghi thức giao tiếp như sau:

1.2.2.1 Nghi thức giao tiếp có lời

NTGT có lời là các hành động giao tiếp chủ yếu được diễn đạt bằng lời nói.

Ví dụ: nghi thức chúc mừng, chào, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi… bằng lời Có thể mô

hình hóa cấu trúc và chức năng của nghi thức giao tiếp có lời NTGT có lời là

những nghi thức có tính phổ quát cho mọi ngôn ngữ Khác biệt nếu có, chỉ tập trung

ở cách thức biểu đạt trong mỗi ngôn ngữ dưới sự tác động của một nền văn hóa nhất

định [30, tr.39]

Ví dụ: trong tiếng Việt, nghi thức chào có thể được thực hiện bằng một hành động

hỏi: Chị đi chợ đấy à? Anh khoẻ chứ? Trong khi đó, ở một số nền văn hoá đặc biệt là văn

hoá Âu Mỹ, nếu thực hiện nghi thức chào tương tự sẽ bị cho là tò mò, bất lịch sự

1.2.2.2 Nghi thức giao tiếp phi lời

Ngoài ngôn ngữ, các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt,

nụ cười… cũng trở thành phương tiện giao tiếp đắc lực của con người Ở mỗi nền

văn hoá, mỗi dân tộc hay ở vị thế giao tiếp, vị thế xã hội khác nhau các tín hiệu phi

ngôn ngữ có những ý nghĩa khác nhau

Trang 23

Ví dụ: Ở Việt Nam, cử chỉ khoanh tay và cúi đầu khi chào là biểu hiện sự lễ

phép, tôn kính của người vai dưới đối với người vai trên Người Malaysia biểu hiện

sự tôn trọng bằng cách chạm bàn tay phải vào nhau và sau đó áp nó vào ngực Hay

đối với người Triều Tiên, Nhật Bản, tùy theo mối quan hệ giữa các vai giao tiếp mà

mức độ cúi gập người về phía trước cao hay thấp, cúi người theo tư thế hai tay

buông thõng hay chắp tay trước ngực.” [30, tr.39]

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, các tín

hiệu ngôn ngữ có khả năng biểu đạt hiệu quả hơn rất nhiều so với các tín hiệu phi

ngôn ngữ Tuy nhiên, các tín hiệu phi ngôn ngữ cũng có một vai trò khá quan trọng

trong việc lý giải nghĩa của lời nói Nó có tác dụng như một phương tiện bổ trợ cho

tín hiệu ngôn ngữ Trong thực tế giao tiếp, nhiều khi chính các yếu tố phi ngôn ngữ

mới giúp chúng ta hiểu đúng lời của nhau, giúp thấy rõ tình cảm thật của người nói

hơn so với giao tiếp ngôn từ Ví dụ: Một phát ngôn chúc kèm theo một cái bắt tay

hờ hững hay nụ cười khẩy thì có thể khẳng định đó là lời chúc không thật lòng, hay

đôi lúc là một lời mỉa mai

1.2.2.3 Nghi thức giao tiếp có lời kết hợp với phi lời

Trong giao tiếp thực tế, NTGT có lời và NTGT phi lời thường được sử dụng

kết hợp với nhau Chính nhờ đặc điểm này mà người tham gia hội thoại có thể phân

biệt, đâu là hành động ngôn ngữ chân thành, đâu là hành động ngôn ngữ mang tính

chất đãi bôi, lấy lòng Đặc điểm nổi bật nhất của nghi thức giao tiếp kết hợp này là,

ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, còn nhìn chung là ngôn ngữ diễn đạt sẽ cùng

hướng biểu đạt với cử chỉ, điệu bộ Nói cách khác, nội dung ngôn ngữ tích cực sẽ kèm

theo các yếu tố phi ngôn ngữ cùng trường biểu trưng tích cực và ngược lại [30, tr.41]

1.3 Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ

Bản chất hành động của ngôn ngữ chưa được ngôn ngữ học tiền ngữ dụng

phát hiện ra Mãi đến những năm 60 của thế kỷ XX, J Austin (1962) và J.Searle

(1969) mới đi sâu vào vấn đề này và đề xuất lí thuyết hành động ngôn từ (speech act

theory) Các ông cho rằng ngôn ngữ, bên cạnh việc dùng để thông báo hoặc miêu tả

nội dung nào đó, nó còn được dùng để thực hiện một hành động nào đó Chẳng hạn

như: cám ơn, thông báo, hứa, thề, xin lỗi, Các hành động được thực hiện bằng lời

gọi là hành động ngôn ngữ (hành vi ngôn ngữ) (speech act)

Trang 24

Theo Austin hành vi ngôn ngữ là thể thống nhất của 3 hành vi :

- Hành vi tạo lời (locutionary act) là hành vi sử dụng sử dụng các phương

tiện ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) của một ngôn ngữ để cấu tạo nên phát

ngôn Mỗi hành vi tạo lời đã tạo ra một nội dung mệnh đề và một ý nghĩa xác định

- Hành vi ở lời (illocutionary act) là hành vi được thực hiện ngay khi ta phát

ra câu nói Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là gây

ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận Các hành vi ở lời

được chi phối bởi những quy tắc đã được xã hội ước chế Vì vậy, có những điều

kiện dùng cho mỗi loại hành động tại lời

- Hành vi mượn lời (perlocutionary act) là hành vi mà người nói tác động đến

tâm lý, tình cảm, cảm xúc, hành vi của người tiếp nhận nghĩa là hành động gây được

hiệu quả ở người nghe Hiệu quả đó chỉ dành riêng cho hoàn cảnh phát ngôn mà thôi

1.3.1 Phân loại hành vi ngôn ngữ

Các nhà ngôn ngữ có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại hành vi

ngôn ngữ như của: D.Wunderlich, F Recanatil, K Bách và R.M Harnish Ở đây

chúng tôi xin đưa ra hướng phân loại của L Austin và Searle

1.3.1.1 Cách phân loại hành vi ngôn ngữ của Austin

Austin đã phân loại hành vi ngôn ngữ thành 5 phạm trù Đó là :

- Phán xử (verdictives, verditifs): Đây là những hành vi đưa ra những lời

phán xét về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc

dựa vào lí lẽ vững chắc như: hành động tuyên án, đánh giá, xếp loại, kết luận

- Hành xử (exercitives, exercitifs): Đây là những hành vi đưa ra những quyết

định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ

cho, khẩn cầu, van xin… và các hành vi ngôn ngữ như: bổ nhiệm, đặt tên, tuyên bố

khai mạc, bế mạc, cảnh cáo, tuyên ngôn

- Cam kết (commissives, commissifs): những hành vi này ràng buộc người

nói vào một chuỗi những hành động nhất định như : hành động hứa, cam kết, thề

nguyền, thông qua các quy ước, tham gia một phe nhóm

- Trình bày (expositives, expositifs): những hành vi này được dùng để trình

bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như khẳng định,

phủ định, chối, dẫn thí dụ, chuyển dạng lời, phản bác,

Trang 25

- Hành động ứng xử (behabitives, comportementaux) đây là những hành vi

phản ứng với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng

cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác như : xin

lỗi, cám ơn, chúc mừng, trách, khen

1.3.1.2 Cách phân loại hành vi ngôn ngữ của Searle

Cách phân loại của Searle có bước tiến so với bảng phân loại của Austin vì

ông đã đưa ra tiêu chí xác định có quan hệ chặt chẽ với nhau để phân loại các hành

động ngôn từ Searle đã đưa ra 12 tiêu chí, trong đó có 4 tiêu chí quan trọng, đó là:

đích ở lời (the point of the illocutionary), hướng khớp ghép lời với hiện thực

(direction of fit), trạng thái tâm lý được biểu hiện (expressed psychological states)

và nội dung mệnh đề (propositional content) Dựa vào 4 tiêu chí này, Searle đã phân

lập được 5 loại hành vi ở lời như sau:

- Tái hiện (representatives) như: khẳng định, tường thuật, giải thích,

- Điều khiển (directives) như: cầu khiến, ra lệnh, van nài, đề nghị, cảnh báo…

- Cam kết (commissives) như : hứa, thề, cam đoan, cho, tặng, biếu…

- Biểu cảm (expressives) như : cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng,

- Tuyên bố (declarations ) như : tuyên bố, báo cáo,

1.3.2 Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi

1.3.2.1 Phát ngôn ngữ vi

Phát ngôn ngữ vi là những phát ngôn mà khi người ta nói chúng ra thì đồng

thời người ta thực hiện ngay cái việc được biểu thị trong phát ngôn (dẫn theo [2,

tr.87 - 88])

“Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn thể hiện những hành vi ngôn ngữ” [4, tr.47]

Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn - sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này

được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc

trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó Kết cấu lõi đó gọi là biểu thức ngữ vi [2, tr.91]

1.3.2.2 Biểu thức ngữ vi

Biểu thức ngữ vi là một thể thức nói năng cốt lõi do các phương tiện chỉ dẫn

hiệu lực ở lời kết hợp với (hoặc không có) nội dung mệnh đề đặc trưng cho một

hành vi ở lời nào đó Biểu thức ngữ vi vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của một

hành động ở lời [3, tr.60]

Trang 26

Theo Đỗ Hữu Châu, mỗi biểu thức ngữ vi được đánh dấu bằng các dấu

hiệu chỉ dẫn, Searle gọi các dấu hiệu này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở

lời (illocutionary force indicating devices – IFDIs) Các phương tiện chỉ dẫn hiệu

lực ở lời gồm: các kiểu kết cấu, những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu thức

ngữ vi, ngữ điệu, quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể tạo

nên nội dung mệnh đề được nêu trong biểu thức ngữ vi với các nhân tố của ngữ

cảnh và các động từ ngữ vi [2, tr.92 - 94]

Như vậy, căn cứ vào biểu thức ngữ vi ta có thể nhận diện được các hành vi

ngôn ngữ mà người nói thực hiện Ví dụ: Biểu thức ngữ vi đặc trưng cho hành vi

hỏi là : “có không”, “đã chưa”, “ ở đâu?” , “ vì sao ”

Biểu thức ngữ vi có động từ dùng trong chức năng ngữ vi là biểu thức ngữ vi

tường minh Biểu thức ngữ vi không có động từ ngữ vi là biểu thức ngữ vi nguyên

cấp hay biểu thức ngữ vi hàm ẩn

1.3.2.3 Động từ ngữ vi

Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu

thức ngữ vi (có khi không cần biểu thứ ngữ vi đi kèm) là người nói thực hiện luôn

cái hành vi ở lời do chúng biểu thị [2, tr.97] Động từ ngữ vi một phương tiện chỉ

dẫn hiệu lực ở lời đặc biệt, đánh dấu cho một số biểu thức ngữ vi tường minh

Động từ ngữ vi chỉ được dùng trong chức năng ngữ vi (có hiệu lực ngữ vi)

khi trong phát ngôn nó được dùng ở ngôi thứ nhất thời hiện tại (thời điểm phát ngôn

của người nói được thực hiện), thể chủ động và thức thực thi [2, tr.98]

1.3.3 Điều kiện sử dụng các hành vi ngôn ngữ

Mỗi hành vi ngôn ngữ đòi hỏi những điều kiện nhất định Searle gọi đó là

những quy tắc để cho việc thực hiện nó đạt hiệu quả đúng với đích của nó Có

những điều kiện sau đây:

a) Điều kiện nội dung mệnh đề: quy định những điều kiện cần thiết, cụ thể

cho việc thực hiện hành vi ngôn ngữ Chẳng hạn hành động cảnh báo thì nội dung

phát ngôn phải nói về một sự kiện tương lai

b) Điều kiện chuẩn bị: bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về năng

lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói, người nghe Ví

dụ: khi ra lệnh, người nói phải tin rằng người nhận lệnh có khả năng thực hiện hành

Trang 27

động quy định trong lệnh, đồng thời biết rằng giữa người nói và người nhận có vị

thế xã hội có lợi cho người nói

c) Điều kiện chân thành: chỉ ra các trạng thái tâm lý tương ứng của người

phát ngôn Chẳng hạn: khi hứa phải thực hiện lời hứa, thông báo điều gì đó phải

đúng sự thật…

d) Điều kiện căn bản: đây là điều kiện đưa ra kiểu trách nhiệm mà người nói

hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành vi ở lời được phát ra Trách nhiệm có thể rơi

vào hành động sẽ được thực hiện hoặc đối với tính chân thực của nội dung

1.3.4 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và gián tiếp

1.3.4.1 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp

- Hành vi ngôn ngữ trực tiếp là hành vi được thực hiện đúng với các điều

kiện sử dụng, đúng với đích ở lời của chúng Nói cách khác, đó là hành vi mà phát

ngôn chứa nó có sự tương ứng giữa câu trúc hình thức với hiệu lực ở lời của chính

hành động đó Cụ thể:

- Kiểu câu trình bày được dùng với chức năng diễn tả sự việc (chức năng

biểu hiện)

- Kiểu câu nghi vấn được dùng với chức năng hỏi

- Kiểu câu cầu khiến được dùng với chức năng điều khiển

- Kiểu câu cảm thán được dùng với chức năng bộc lộ cảm xúc

Ví dụ: Phát ngôn “Đóng giúp tôi cái cửa lại” được dùng với chức năng yêu

cầu ai đó đóng cửa lại thì nó là một hành vi ngôn ngữ trực tiếp

1.3.4.2 Hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Trong giao tiếp ngôn ngữ, người giao tiếp sử dụng bề mặt hành vi ở lời này

nhưng lại nhằm hiệu quả cho một hành vi ở lời khác, đó là hiện tượng sử dụng hành

vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp Một hành vi được sử dụng theo gián tiếp là một hành

vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho

người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai

người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác [2, tr.146] Ví dụ:

SP1: Chúng tôi tin hai bạn sẽ là nhịp cầu nối để chiếc cầu tiếp tục vươn xa

và để trường ta tiếp tục toả sáng

SP2: Chúng em xin cảm ơn thầy cô!

Trang 28

Ở ví dụ trên hành vi chúc đã được SP1 sử dụng theo lối gián tiếp Hiệu lực ở

lời đã đạt được hiệu quả khi SP2 hồi đáp lời chúc của SP1 bằng lời cảm ơn

Khi lí giải hành vi ngôn ngữ gián tiếp cần chú ý một số điểm sau:

- Hành vi ngôn ngữ gián tiếp lệ thuộc mạnh vào ngữ cảnh;

- Cần chú ý tới quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần của nội dung mệnh đề

trong biểu thức ngữ vi trực tiếp với ngữ cảnh;

- Một phát ngôn trực tiếp có thể thể hiện một số hành vi gián tiếp;

- Hành vi ngôn ngữ gián tiếp chịu tác động của hàng loạt các nhân tố như

phương châm hội thoại, phép lập luận, quy tắc hội thoại

1.4 Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã tập trung giới thiệu những vấn đề lí luận cơ bản

của đề tài, đó là: giao tiếp tương tác của ngôn ngữ học xã hội, lý thuyết về nghi thức

giao tiếp và hành vi ngôn ngữ

Luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề lý thuyết về giao tiếp tương tác

của ngôn ngữ học xã hội như: sự kiện giao tiếp, quan hệ giao tiếp, xưng hô trong

giao tiếp và sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp

Các vấn đề về lý thuyết nghi thức giao tiếp được trình bày, trong đó luận

văn tập trung vào vấn đề phân loại nghi thức giao tiếp

Hành vi ngôn ngữ là vấn đề đã được nghiên cứu nhiều nên trong chương này

chúng tôi kế thừa và trình bày quan điểm của các nhà nghiên cứu như Austin,

Searle… về các vấn đề: phân loại hành vi ngôn ngữ; phát ngôn ngữ vi, biểu thức

ngữ vi và động từ ngữ vi; điều kiện sử dụng các hành vi ngôn ngữ và hành vi ngôn

ngữ trực tiếp và gián tiếp

Toàn bộ các vấn đề được trình bày trong chương này sẽ được luận văn sử

dụng làm cơ sở lý thuyết để miêu tả phân tích ở các chương tiếp theo

Trang 29

CHƯƠNG 2 CÁC MÔ HÌNH LỜI CHÚC CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY

2.1 Khái niệm “chúc” và các khái niệm liên quan

Chúc là một nét văn hoá, một truyền thống của hầu hết mọi nền văn hoá từ

Đông sang Tây Xuất phát từ một nền văn hoá có truyền thống trọng tình, lấy tình

cảm làm nguyên tắc ứng xử, các hình thức chúc đã ra đời và qua thời gian dần trở

thành nghi thức giao tiếp không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt Hành

động chúc tiêu biểu cho những hành vi giao tiếp xã hội Trong văn hoá truyền thống

của người Việt, lời chúc thường được sử dụng trong các sự kiện trọng đại, trong

những dịp vui lớn: Tết Nguyên đán, ngày cưới, sinh quý tử, thăng quan tiến chức,

khai trương cửa hàng, mừng thọ, mừng nhà mới Ví dụ:

- Chúc gia đình ta năm mới an khang thịnh vượng !

- Mừng hai mẹ con mẹ tròn con vuông !

- Chúc cụ sống lâu trăm tuổi!

- Chúc hai bạn trăm năm hạnh phúc!

Sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, cũng như sự tiếp xúc và ảnh hưởng

của văn hoá phương Tây đã làm xuất hiện thêm các ngày lễ mới, từ đó mà những

dịp chúc mừng của người Việt trở nên đa dạng hơn Người ta gửi lời chúc đến nhau

nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, Phụ nữ Việt Nam 20 -10; ngày Nhà giáo Việt Nam

20-11, Quốc tế hạnh phúc 20-3… và cả các ngày lễ có nguồn gốc từ văn hoá

Phương Tây: lễ tình nhân Valentine, lễ Giáng Sinh, ngày Halloween… Không chỉ

những sự kiện trọng đại mà trong các tình huống giao tiếp thường ngày, người ta

cũng có thể gửi đến nhau lời chúc ngủ ngon, chúc ngon miệng, chúc một ngày mới

vui vẻ…

Theo “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên thì “chúc” có nghĩa : “Tỏ

lời mong ước điều may mắn, tốt đẹp cho người khác” [27, tr.182]

Theo “Từ điển Tiếng Việt thông dụng” do Nguyễn Như Ý chủ biên “chúc”

có nghĩa: “Nói lời cầu mong những điều may mắn, tốt lành đến với người khác”

(dẫn theo [34])

Như vậy, “chúc” là từ chung nhất để chỉ hành động muốn “tỏ lời mong ước

điều may mắn, tốt đẹp cho người khác” giao tiếp Trong những bối cảnh giao tiếp

Trang 30

đặc định, lời chúc có thể được định danh bằng các từ: chúc thọ (chúc cho người già

sống lâu), chúc phúc (chúc thần thánh ban cho phúc lành, theo quan niệm tôn giáo)

… [27, tr.182]

Bên cạnh “chúc”, hai từ thường được sử dụng trong hoạt động giao tiếp là

“chúc mừng” và “chúc tụng “Chúc mừng” là sự chia sẻ niềm vui trước một sự kiện

nào đó, là sự biểu lộ thái độ, tình cảm đối với người đối thoại Chúc mừng có nghĩa:

“Chúc nhân dịp vui mừng” [27, tr.182] Còn “chúc tụng” là sự thể hiện niềm mong

muốn những điều tốt về một sự kiện nào đó sẽ đến với người khác Chúc tụng có

nghĩa: “chúc mừng và ca ngợi” [27, tr.182]

Như vậy giữa “chúc mừng” và “chúc tụng” không hoàn toàn giống nhau

về mặt nội dung, nhưng giữa chúng đều có chung một nét nghĩa: bày tỏ tình cảm,

sự quan tâm, mong muốn điều tốt lành đối với người khác Vì thế, trong luận

văn, chúng tôi sử dụng chung một khái niệm “chúc” (bao gồm cả chúc mừng và

chúc tụng)

2.2 “Chúc” với tư cách là một hành vi ngôn ngữ

2.2.1 Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ “chúc”

Chúc tiêu biểu cho những hành vi giao tiếp xã hội Chúc là sự chia sẻ niềm

vui trước một sự kiện nào đó, là sự biểu lộ thái độ, tình cảm đối với người đối thoại

Theo bảng phân loại của Austin thì chúc thuộc nhóm ứng xử (behabitives), còn theo

bảng phân loại của Searle thì chúc thuộc nhóm biểu cảm (expressives) Hành động

này thỏa mãn các điều kiện sau (theo Searle):

a Điều kiện nội dung mệnh đề: Hành động người nói (S) đưa ra đề cập

đến sự việc đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra mà cả (S ) và người nghe (H) đều mong đợi

b Điều kiện chuẩn bị

- Sự việc (X) là có thực

- Sự việc (X) liên quan đến (H)

- (S) và (H) đều biết về sự việc (X)

c Điều kiện chân thành : (S) thành tâm mong muốn (X) đến với (H)

d Điều kiện căn bản : Cả (S) và (H) cùng quan tâm, hướng tới (X)

Trang 31

2.2.2 Cách sử dụng hành vi ngôn ngữ “chúc”

Có thể nói so với các nghi thức giao tiếp khác của người Việt, nghi thức chúc

mang tính khuôn mẫu cao nhất Dù trong bối cảnh tiếp chính thức hay phi chính

thức, giao tiếp trong phạm gia đình hay ngoài xã hội, trong các nghi lễ trọng thể hay

trong những cuộc chuyện trò lúc trà dư tửu hậu; dù vị thế giao tiếp của những người

tham gia giao tiếp có sự cách biệt hay ngang bằng nhau đều có thể sử dụng những

lời chúc giống nhau về cấu trúc

Biểu thức ngữ vi chúc cơ bản được cấu tạo bởi 4 thành tố:

A Người nói, người thực hiện hành vi (SP1)

B Động từ ngữ vi: chúc/chúc mừng

C Người nghe, người tiếp nhận hành vi (SP2)

D Nội dung mệnh đề: nội dung lời chúc (P)

Mô hình lời chúc tổng quát trong giao tiếp của người Việt như sau:

SP1 + ĐTNV (chúc/chúc mừng ) + SP2 + P

Tùy theo hoàn cảnh giao tiếp, mối quan hệ của các nhân vật, tính chất sự

việc mà các yếu tố A, B,C, D có mặt hay vắng mặt Căn cứ vào sự có mặt hay vắng

mặt của động từ ngữ vi, lời chúc của người Việt được phân loại thành: hình thức

chúc trực tiếp và hình thức chúc gián tiếp

2.2.2.1 Các hình thức chúc trực tiếp của người Việt

a Sử dụng biểu thức ngữ vi chúc tường minh

- Mô hình (1): Ở dạng đầy đủ hành vi chúc tường minh có dạng đầy đủ là:

SP1 + ĐTNV (chúc/chúc mừng ) + SP2 + P

Ví dụ:

- Cháu chúc dì sinh nhật vui vẻ ạ!

- Anh chúc chú năm mới an khang thịnh vượng!

- Mình chúc cậu chóng bình phục!

- Bà chúc cún con hay ăn chóng lớn!

- Biến thể của mô hình 1:

+ Ở mô hình (1), yếu tố SP1 đôi khi vắng mặt, khi đó biểu thức ngữ vi chúc

tường minh có dạng như sau:

ĐTNV (chúc/chúc mừng ) + SP2 + P

Ví dụ:

Trang 32

- Chúc bạn tuổi mới thật nhiều niềm vui nhé!

- Chúc bạn lên đường bình an, may mắn!

- Chúc em ngoan ngoãn, học giỏi, hay ăn, chóng lớn, vâng lời ông bà, bố

mẹ, thầy cô và các chị.

- Mở rộng mô hình 1: Mô hình (1) có thể được mở rộng bằng cách nêu lý

do, dịp chúc mừng ở đầu hoặc cuối lời chúc:

(Nhân dịp/ Nhân ngày…) SP1 + ĐTNV+ SP2 +P SP1 + ĐTNV+ SP2 +P (Nhân dịp/ Nhân ngày…)

Ví dụ:

- Nhân ngày sinh nhật Mẹ con kính chúc mẹ luôn luôn mạnh khoẻ, hạnh

phúc, vui vẻ, luôn sát cánh bên con và cho con những lời khuyên để con vững bước

trong cuộc sống mẹ nhé Con yêu mẹ nhiều!

- Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, em chúc cô luôn mạnh khỏe, vui vẻ

và thành công Cô ơi A6 nhớ cô nhiều lắm.

- Mô hình (2): Trong giao tiếp thường ngày, phần nội dung lời chúc có thể

được lược bỏ, khi đó lời chúc gồm có thành phần ĐTNV và SP2:

- Mở rộng mô hình chúc (2): mô hình chúc (2) có thể được mở rộng bằng

cách thêm phần lý do hoặc dịp chúc tương tự mô hình (1)

(Nhân dịp/ Nhân ngày…) ĐTNV+ SP2 ĐTNV+ SP2 (Nhân dịp/ Nhân ngày…)

Ví dụ:

- Nhân ngày Nhà báo Việt Nam chúc mừng đồng chí!

- Chúc mừng anh nhân dịp khai trương cửa hàng!

+ Khi sử dụng mô hình (1) và mô hình (2), người chúc có thể thêm các yếu

tố: “xin”, “kính”, “có lời”, “gửi lời”, “dành lời” trước ĐTNV (chúc/chúc mừng)

Các yếu tố này có chức năng ngầm đánh dấu vị thế giao tiếp - những người có vị thế

Trang 33

giao tiếp thấp thường sử dụng những từ này khi chúc những người có vị thế giao

tiếp cao hơn hoặc khi người chúc muốn thể hiện sự tôn trọng, lịch sự của đối với

người nghe

Ví dụ:

- Con kính chúc ba luôn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc!

- Chúng em xin chúc mừng tân bí thư!

- Xin kính chúc quý vị khán giả, cùng gia đình facebook và những người

thương yêu một mùa Giáng Sinh an lành, ấm áp và hạnh phúc.

(Facebook của nghệ sĩ Hoài Linh)

- Xin có lời chúc mừng thành công của anh.

+ Muốn tăng sắc thái biểu cảm của lời chúc, có thể thêm các từ “chân thành”,

“trân trọng”, “nhiệt thành”… vào lời chúc Ví dụ:

- Xin chân thành chúc gia đình NGÔI NHÀ TIỂU HỌC chúng mình hạnh

- Công ty Lô Hội trân trọng chúc mừng FBO Nguyễn Văn Hiếu

(840-000-802 037) là người may mắn đã nhận được quà tặng giá trị nhất Chiếc xe Honda

Vision 2016

(Facebook Công ty Lô Hội)

- Mô hình (3): Mô hình lời chúc này gồm có các thành phần: ĐTNV và nội

Đây là mô hình lời chúc được giới hạn sử dụng trong những hoàn cảnh giao

nhất định như: những cuộc gặp gỡ đông người như các buổi tiệc rượu, liên hoan

Trang 34

tổng kết… Ở đó các đối tượng tham gia giao tiếp có sự thân mật suồng sã, vị thế

giao tiếp ngang bằng nhau: bạn bè thân thiết, đồng nghiệp trong cơ quan; hoặc

người có vị thế giao tiếp cao chúc người có vị thế giao tiếp thấp hơn: lãnh đạo cơ

quan chúc nhân viên, thầy cô giáo chúc học trò; người lớn tuổi chúc người ít tuổi

hơn… Đi kèm với những lời chúc này thường có những cử chỉ phi ngôn ngữ: bắt

tay, cụng ly, ôm hôn…

- Mô hình 4 : Lời chúc mang phong cách viết

Những lời chúc tồn tại dưới dạng ngôn ngữ viết, mang phong cách của ngôn

ngữ viết mang tính khuôn mẫu cao, thậm chí có thể coi là khuôn sáo Đây là những

lời chúc thường thấy trên các pa-nô, khẩu hiệu trong các ngày lễ kỷ niệm Hai dạng

khuôn ngôn ngữ của lời chúc mang phong cách viết thường gặp là:

Nhiệt liệt chào mừng…/Chào mừng + ngày lễ kỷ niệm

Tinh thần + ngày lễ kỉ niệm + bất diệt

Ví dụ:

- Nhiệt liệt chào mừng Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu

Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021!

- Nhiệt liệt chào mừng 40 năm ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.

- Chào mừng Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

- Chào mừng ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

- Tinh thần ngày quốc tế phụ nữ 8-3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng bất diệt!

- Tinh thần Ngày 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5 bất diệt!

Đã có một thời gian dài trong các cơ quan, tổ chức hành chính thường sử

dụng kiểu lời chúc “Nhiệt liệt chào mừng…” trong các buổi đón tiếp: “Nhiệt liệt

chào mừng đồng chí A tới thăm và làm việc…”, “Chào mừng đồng chí B về chỉ

đạo…” Tuy nhiên, hiện nay các lời chúc này đã không còn được sử dụng trong toàn

bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở vì không phù hợp

b/ Sử dụng biểu thức ngữ vi chúc nguyên cấp

- Mô hình 5: Mô hình chúc này gồm có nội dung lời chúc (P) và các tiểu từ tình

thái Đây mô hình lời chúc không sử dụng ĐTNV và có thể coi là “tối giản” nhất

P + Tiểu từ tính thái

Ví dụ:

- Hai bạn hạnh phúc nhé!

Trang 35

2.2.2.2 Các hình thức chúc gián tiếp của người Việt

Trong một số trường hợp giao tiếp, người Việt sử dụng lời chúc theo lối gián

tiếp nhưng người nghe vẫn hiểu được ý nghĩa chúc mừng trong phát ngôn Để nhận

diện chính xác đích ngôn trung của các phát ngôn chúc này, đôi lúc phải dựa vào

ngữ cảnh Trong giao tiếp có một số cách chúc gián tiếp sau:

a/ Mong muốn những điều tốt đẹp đến với đối tượng được chúc:

Ví dụ :

- Con mong mẹ luôn khỏe mạnh, sống hạnh phúc bên hai chị em con cùng

ba, con luôn bên mẹ, cùng mẹ sẻ chia bớt những gánh nặng gia đình.

- Mình biết kỳ thi này có rất nhiều ý nghĩa với bạn, mình cầu mong những

điều may mắn và tốt đẹp nhất sẽ đến với bạn khi bạn trong phòng thi.

(http://danhngoncuocsong.vn)b/ Hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với đối tượng được chúc:

Ví dụ:

- Hi vọng mọi điều tốt đẹp đều đến với bạn và cả những người nào là bạn

của bạn ! Đơn giản chỉ vậy thôi!

- Chúng mình luôn hi vọng sau vài năm nữa, bạn sẽ trở về và trở thành một

con người mới, con người của tri thức.

(http://loichucnhau.com)c/ Chia sẻ niềm vui với đối tượng được chúc:

Ví dụ:

- Xin chia sẻ thành công của các bạn !

Trang 36

- Chúng tôi xin chia vui cùng các cầu thủ Bồ Đào Nha vì những thành công

họ đã đạt được tại kỳ EURO lần này.

d/ Bày tỏ niềm tin tưởng đối với đối tượng được chúc:

Ví dụ:

- Chúng tôi tin hai bạn sẽ là nhịp cầu nối để chiếc cầu tiếp tục vươn xa và

để trường ta tiếp tục toả sáng.

- Tôi tin tưởng các bạn sẽ thành công.

(Facebook Trường THPT Thuận Thành số 1 – Bắc Ninh)

2.3 Mục đích và một số chủ đề chúc của giới trẻ hiện nay

2.3.1 Mục đích chúc của giới trẻ hiện nay

Chúc là hành vi ngôn ngữ có đích ngôn trung mong muốn điều tốt đẹp đến

với người khác, hầu như không tiềm ẩn sự đe doạ thể diện nên người sử dụng hành

vi này không cần che giấu mục đích thực của phát ngôn Hành vi chúc thường được

thực hiện bằng biểu thức ngữ vi tường minh, vì thế so với các hành vi nịnh, chào,

cầu khiến hành vi chúc dễ nhận diện hơn Tuy nhiên, trong những trường hợp

hành vi chúc được thực hiện bằng biểu thức ngữ vi nguyên cấp hoặc được thực hiện

bằng hành vi ngôn ngữ khác, để xác định hành vi ngôn ngữ chúc, có thể căn cứ vào

biểu thức ngữ vi nguyên cấp, lời hồi đáp hoặc ngữ cảnh Trong giao tiếp, hành vi

chúc được sử dụng với những mục đích, chức năng ngôn ngữ sau:

Thứ nhất, chia sẻ niềm vui, thể hiện sự quan tâm, gắn bó, đồng tình, ủng hộ,

thán phục Qua đó thiết lập và tăng cường mối quan hệ giữa người trao (người

chúc) và người nhận (người được chúc)

Ví dụ:

- Chúc mừng tân thạc sĩ! Cố lên làm luôn tiến sĩ đi!

- Chúc hai bạn hạnh phúc!

Chúc là một nghi thức giao tiếp không thể thiếu trong đời sống xã hội Lời

chúc không chỉ được sử dụng trong những dịp vui lớn, những sự kiện trọng đại mà

trong cả những tình huống giao tiếp quen thuộc thường ngày Qua lời chúc, người ta

có thể chia sẻ niềm vui, tôn vinh niềm vui, và cầu mong những điều tốt đẹp cho

người khác Hành vi chúc đem đến không chỉ cho người nghe mà cả người nói tâm

trạng vui vẻ Có thể nói, chúc mừng là một tín hiệu giao tiếp thể hiện mối quan hệ

tích cực trong việc duy trì quan hệ

Trang 37

Thứ hai, mang tính xã giao để duy trì mối quan hệ hoặc thay thế nghi thức

gặp mặt, chia tay, hoặc là lời mở thoại, kết thoại, duy trì cuộc thoại.

Đôi lúc, ta có thể bắt gặp hành vi chúc trong những lời chào hỏi thông

thường Chẳng hạn, qua kỳ nghỉ Tết dài, đồng nghiệp nhìn thấy nhau trên sân

trường, có thể gật đầu nói: “Chúc mừng năm mới” Trong tình huống đó lời chúc

thay cho lời chào Hay khi hai người bạn chia tay nhau, thay lời tạm biệt có thể nói:

“Chúc lên đường may mắn! Giữ gìn sức khoẻ nhé”.

Thứ ba, trong một số trường hợp cá biệt, hành vi chúc cũng tiềm ẩn nguy cơ

trở thành hành vi đe doạ thể diện, được sử dụng để đe dọa thể diện của người khác

(giễu cợt, nói mỉa) Ví dụ: A và B là đồng nghiệp trong cơ quan A vừa chuyển công

tác sang vị trí mà anh không mong muốn B biết chuyện, đến bắt tay A và nói: “Xin

chúc mừng anh trên cương vị mới” Phát ngôn của B có hình thức là một phát ngôn

chúc với động từ ngữ vi “chúc mừng” nhưng đích ngôn trung lại là muốn mỉa mai,

giễu cợt A

2.3.2 Chủ đề chúc của giới trẻ hiện nay

Thực tế cuộc sống vốn vô cùng phức tạp đa chiều, đa diện Là một thực thể

xã hội tồn tại trong đó con người luôn không ngừng hoạt động để cải biến cuộc

sống trở nên tốt đẹp hơn Cùng với các hoạt động thực tiễn con người luôn có

những mơ ước Lời chúc là một phương tiện của con người để gửi gắm những

mong ước tốt đẹp đến nhau, dành tặng cho nhau Và thực tế cuộc sống phong phú,

đa dạng thế nào thì lời chúc cũng phong phú, đa dạng thế ấy Qua khảo sát 610

ngữ liệu hành vi chúc, chúng tôi cho rằng, có thể quy chủ đề chúc của giới trẻ

thành các nhóm như sau: chủ đề sức khoẻ (có 96/610 lời chúc chiếm 15.7%); chủ

đề vẻ đẹp ngoại hình (có 69/610 lời chúc chiếm 11.3%); chủ đề thành công (có

107/610 lời chúc chiếm 17.5%); chủ đề tiền bạc và sự giàu có (có 60/610 lời chúc

chiếm 10%); chủ đề tình yêu, hạnh phúc gia đình (có 94 lời chúc chiếm 15.4%);

chủ đề các trạng thái tâm lý tích cực: vui vẻ, tự tin, hạnh phúc (có 164/610 lời

chúc chiếm 30.1%) Biểu đồ dưới đây có thể giúp có một cách nhìn tổng quan về

chủ đề lời chúc của giới trẻ:

Trang 38

Sự phân chia thành các chủ đề như trên chỉ mang tính chất tương đối, vì thực

tế giữa các chủ đề có sự giao thoa, chồng lấn và mỗi chủ đề lại có thể chia thành các

tiểu chủ đề nên sự giao thoa, chồng lấn giữa các chủ đề càng dễ xảy ra Chẳng hạn

chủ đề hạnh phúc có thể chia thành nhiều tiểu chủ đề: có sức khoẻ, thành công trong

sự nghiệp, dư dả tiền bạc, có trạng thái tinh thần vui vẻ Mặt khác, qua thực tế giao

tiếp cho thấy, người Việt thường sử dụng những lời chúc mừng đa chủ đề Ví dụ:

- Em chúc cô sinh nhật vui vẻ, hạnh phúc và thành công ạ! Lúc nào cũng

tươi trẻ như này cô nhé!

(Facebook Bình BingBoong)

- Nhân ngày 20-11 em chúc cô luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công

trong sự nghiệp trồng người Chúc cô mãi tươi trẻ và luôn thắm xinh như cành lan

kia cô nhé! Đặc biệt là cô luôn nhiệt huyết để tạo cho chúng em nhiều chương trình

ý nghĩa cô nhé!

(Facebook AnhBin)

2.3.2.1 Chủ đề sức khoẻ

Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người Là yếu tố quan trọng và cần thiết

đối với mọi đối tượng vì thế hoàn cảnh, đối tượng cũng như phạm vi sử dụng của

lời chúc về chủ đề sức khoẻ khá rộng Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải

mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến

sức khỏe thể chất - được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải mái

về thể chất

Trang 39

Với chủ đề sức khoẻ người ta có thể sử dụng để chúc nhau trong nhiều hoàn

cảnh vào các dịp quan trọng như ngày đầu năm mới (Tết Nguyên đán), lễ mừng thọ,

lễ thôi nôi cho trẻ em hay đơn giản hơn là trong những cuộc gặp mặt, giao lưu,

các bữa tiệc Ví dụ:

- Chúc gia đình ta sang năm mới sức khoẻ dồi dào, lộc tài như ý!

- Cháu kính chúc cụ mạnh khoẻ, sống lâu trăm tuổi!

(http://blogtraitim.info)Theo thống kê, có 96/610 (15.7%) lời chúc được khảo sát có chủ đề chúc sức

khoẻ Đối tượng được nhận lời chúc khá rộng: ở cả hai giới nam và nữ, ở mọi độ

tuổi: người cao tuổi, trung tuổi, thanh niên, trẻ em Chúng tôi nhận thấy những

người có vị thế giao tiếp cao hơn thường nhận được lời chúc sức khoẻ từ những

người có vị thế giao tiếp thấp hơn Chẳng hạn: trong gia đình ông bà, bố mẹ

thường nhận được lời chúc sức khoẻ từ con cháu; các thầy cô giáo thường được học

trò chúc sức khoẻ; những người lãnh đạo, đứng đầu đơn vị thường được nhân viên

dưới quyền chúc sức khoẻ

Nội dung chúc sức khoẻ chung, phổ quát cho mọi đối tượng, mọi độ tuổi là:

mạnh khoẻ, có nhiều sức khoẻ, sức khoẻ dồi dào Tuy nhiên, đối với từng đối

tượng khác nhau nội dung chúc sức khoẻ lại có sự khác nhau Chẳng hạn: với người

cao tuổi lời chúc thường nhận được lời chúc: sống lâu trăm tuổi, minh mẫn, dẻo

dai Trẻ em trong các dịp lễ thôi nôi, đầy tháng, đầy năm thường nhận được lời

chúc: hay ăn chóng lớn, ăn ngoan ngủ ngoan Phụ nữ vừa sinh nở thường nhận

được lời chúc: mẹ khoẻ con khoẻ, mẹ tròn con vuông

Trong một số hoàn cảnh giao tiếp nhất định, lời chúc sức khoẻ có những cách

thức sử dụng khá đặc biệt Trong các cuộc chia tay, lời chúc giữ gìn sức khoẻ, giữ

sức khoẻ có ý nghĩa như lời dặn dò, lời chào tạm biệt Ví dụ:

- Chúc bạn lên đường bình an, may mắn - giữ gìn sức khoẻ và gặt hái thật

nhiều thành công nhé!

- Đi nhớ giữ sức khoẻ nhá! Cho mình gửi lời hỏi thăm bác gái nhé!

(Facebook Bạc Diễm Phượng)

Trang 40

Trong các buổi gặp gỡ không khí vui vẻ, thoải mái, suồng sã như buổi liên hoan,

trong tiệc rượu câu “Chúc sức khoẻ !” được sử dụng như một câu cửa miệng quen

thuộc của mọi người, có khi được sử dụng thay lời chào gặp mặt

2.3.2.2 Chủ đề vẻ đẹp ngoại hình

Vẻ đẹp ngoại hình của một người được tạo nên bởi sự hài hoà của các yếu tố:

khuôn mặt, nước da, vóc dáng, nụ cười, mái tóc, trang phục, phong thái, có khi gồm

cả giọng nói Cùng với vẻ đẹp nội tâm, vẻ đẹp ngoại hình được coi là một trong hai

yếu tố tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ của con người Ngoại hình cũng góp phần thể nội tâm,

tính cách, tâm trạng, thẩm mĩ, thậm chí có thể là số phận của một người nào đó

Trong giao tiếp, người có diện mạo ưa nhìn sẽ có lợi thế nhất định bởi nó tạo nên ấn

tượng tốt đẹp đầu tiên Vì thế, có được một dáng vẻ ưa nhìn là mong muốn của tất cả

mọi người và vẻ đẹp ngoại hình là chủ đề được giới trẻ quan tâm khá nhiều

Kết quả khảo sát cho thấy có 69/610 lời chúc đề cập đến vẻ đẹp ngoại hình

(khoảng 11.3%) Trong đó, lời chúc vẻ đẹp ngoại hình dành cho nữ chiếm 98.2 %,

nam giới chỉ chiếm 1.8% Vì giới nữ gần như là đối tượng độc quyền của những lời

chúc vẻ đẹp ngoại hình nên trong nội dung lời chúc chủ yếu xuất hiện các tính từ

mang đặc trưng phái nữ: xinh đẹp, xinh tươi, trẻ trung, tươi tắn, thắm xinh, xinh

gái, rạng ngời, đáng yêu, nhí nhảnh Ví dụ:

- Chúc vợ yêu sinh nhật vui vẻ, xinh đẹp, hạnh phúc

- Thêm tuổi mới, em chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và gặp thật nhiều

thành công trong cuộc sống Chúc cô luôn xinh đẹp và trẻ mãi ạ.

(Facebook Nguyen Thu Ha)

- Cô, trò 12A1 chúc mừng sinh nhật cô Dung Bùi nhé :) C1, B1 giờ lên A1

rồi, nghe mới quá! Cũng như tuổi mới của em, cùng gặt hái nhiều thành công khi

sang tuổi mới nhé Riêng em, hãy luôn là 1 cô giáo nhí nhảnh, xinh đẹp, tràn đầy

nhựa sống và là người giữ lửa của gia đình nhé Cô và A1 luôn yêu mến em!

(Facebook Lê Hoàn)

- Nhân ngày 20-11 em chúc cô luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công

trong sự nghiệp trồng người Chúc cô mãi tươi trẻ và luôn thắm xinh như cành lan

kia cô nhé!!!

(Facebook AnhBin)

Ngày đăng: 04/01/2020, 13:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Lương Văn Hy (2000), Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếngViệt
Tác giả: Lương Văn Hy
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2000
17. Nguyễn Văn Khang (1996), Sự bộ lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ (trên cứ liệu giao tiếp gia đình người Việt), trong “Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp trong gia đình người Việt”, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự bộ lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ(trên cứ liệu giao tiếp gia đình người Việt), trong “Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếptrong gia đình người Việt”
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1996
18. Nguyễn Văn Khang (1996), Nghi thức lời nói trong giao tiếp gia đình người Việt, trong “Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp trong gia đình người Việt”, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghi thức lời nói trong giao tiếp gia đìnhngười Việt, trong “Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp trong gia đình người Việt”
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1996
19. Nguyễn Văn Khang (2004), Xã hội học ngôn ngữ về giới: Kỳ thị và kế hoạch hóa ngôn ngữ chống kì thị đối với nữ giới trong việc sử dụng ngôn ngữ, Tạp chí Xã hội học, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học ngôn ngữ về giới: Kỳ thị và kếhoạch hóa ngôn ngữ chống kì thị đối với nữ giới trong việc sử dụng ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Năm: 2004
20. Nguyễn Văn Khang (2014), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học xã hội
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Nhà XB: Nxb Giáo dục ViệtNam
Năm: 2014
21. Nguyễn Văn Khang (2012), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb Tổng hợp TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ngoại lai trong tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Nhà XB: Nxb Tổng hợpTP. HCM
Năm: 2012
22. Nguyễn Văn Khang (2014), Giao tiếp của người Việt với các nhân tố chí phối, Đề tài cấp Bộ đã nghiệm thu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp của người Việt với các nhân tố chíphối
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Năm: 2014
23. Nguyễn Ngọc Kiên (2014), Lối nói khoa trương trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lối nói khoa trương trong tiếng Hán (cóliên hệ với tiếng Việt)
Tác giả: Nguyễn Ngọc Kiên
Năm: 2014
24.Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội 25.Vũ Thị Nga (2010), Khảo sát hành vi rào đón trong giao tiếp tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt", NXB Giáo dục, Hà Nội25.Vũ Thị Nga (2010), "Khảo sát hành vi rào đón trong giao tiếp tiếng Việt,Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học
Tác giả: Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội 25.Vũ Thị Nga
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
26.Vũ Tố Nga (2010), Sự kiện lời nói cam kết trong hội thoại, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự kiện lời nói cam kết trong hội thoại
Tác giả: Vũ Tố Nga
Năm: 2010
27. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2000
28. Lê Thị Quý (2009), Giáo trình xã hội học giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình xã hội học giới
Tác giả: Lê Thị Quý
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
30. Tạ Thị Thanh Tâm (2008), Lịch sự trong một số nghi thức giao tiếp tiếng Việt (có so sánh tiếng Anh, tiếng Nga), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGTPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sự trong một số nghi thức giao tiếp tiếngViệt (có so sánh tiếng Anh, tiếng Nga)
Tác giả: Tạ Thị Thanh Tâm
Năm: 2008
31. Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Hiện tượng phân biệt giới tính của người sử dụng ngôn ngữ trong tiếng Nhật, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện tượng phân biệt giới tính củangười sử dụng ngôn ngữ trong tiếng Nhật
Tác giả: Nguyễn Thị Việt Thanh
Năm: 1999
32. Nguyễn Đức Thắng (2002), Về giới và ngôi ở những từ xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về giới và ngôi ở những từ xưng hô tronggiao tiếp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Thắng
Năm: 2002
33. Hoàng Anh Thi (1997), Vài nét so sánh điểm khác biệt giữa văn hóa Nhật Bản và Việt Nam thể hiện trong ngôn ngữ giao tiếp, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản (1), tr.44-49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét so sánh điểm khác biệt giữa văn hóaNhật Bản và Việt Nam thể hiện trong ngôn ngữ giao tiếp
Tác giả: Hoàng Anh Thi
Năm: 1997
34.Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hóa- dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng văn hóa- dân tộc của ngôn ngữ và tưduy
Tác giả: Nguyễn Đức Tồn
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2008
35. Phạm Thị Kim Trung (2003), Đặc điểm ngôn ngữ trong nghi thức chào, mời, chúc mừng của người Việt, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm ngôn ngữ trong nghi thức chào,mời, chúc mừng của người Việt
Tác giả: Phạm Thị Kim Trung
Năm: 2003
36. Cù Đình Tú (2007), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt
Tác giả: Cù Đình Tú
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2007
37. Trần Quốc Vượng (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Quốc Vượng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w