Tổng hợp chung về Tỉ lệ % của các đối tượng được hỏi về ý nghĩa của giáo dục gái trị sống cho học sinh THPT dựa vào cộng đồng.. Thực trạng đánh giá của học sinh về lực lượng tham gia giá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
ĐỖ TRANG NHUNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
ĐỖ TRANG NHUNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sựquan tâm, giúp đỡ từ phía thầy cô, gia đình, bạn bè Em xin được bày tỏ lòngbiết ơn chân thành và sâu sắc đến:
PGS TS Nguyễn Thị Thanh Hồng - người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ em trong từng bước đi để em có thể hoàn thành tốt nhất luận văn
Ban giám hiệu, BCH Đoàn, các thầy cô giáo và các em học sinh trườngtrung học phổ thông chuyên Nguyễn Trãi, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm –Thành phố Hải Dương đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thựchiện luận văn
Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy cô giáo Khoa Tâm lí giáo dục, trườngĐại học sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong thời gian
em học tập và thực hiện luận văn
Mặc dù đã dành thời gian và tâm huyết, nhưng do kiến thức và kỹnăng còn nhiều hạn chế nên luận văn của em còn nhiều thiếu sót
Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và những ai quan tâmđến đề tài này, để luận văn của em có thể hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Tác giả Luận văn
Đỗ Trang Nhung
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
6 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THPT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 7
1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 7
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 7
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 10
1.1.3 Những nghiên cứu về việc giáo dục giá trị sống cho HS THPT dựa vào cộng đồng 11
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 12
1.2.1 Giá trị sống 12
1.2.2 Giáo dục giá trị sống 13
1.2.3 Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT dựa vào cộng đồng 15
1.3 GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HS THPT 18
1.3.1 Vai trò của giáo dục giá trị sống cho HS THPT 18
1.3.2 Đặc điểm học sinh THPT 20
1.3.3 Quá trình giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT 21
1.4 GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THPT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 29
Trang 51.4.1 Các lực lượng cộng đồng tham gia giáo dục giá trị sống cho học
sinh THPT 29
1.4.2 Quá trình giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT dựa vào cộng đồng 31
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HS THPT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 37
1.5.1 Các yếu tố thuộc về nhà trường 37
1.5.2 Các yếu tố thuộc về cộng đồng 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HS THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 43
2.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC CỦA THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 43
2.1.1 Về kinh tế 43
2.1.2 Về văn hóa 44
2.1.3 Về giáo dục 45
2.2 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 49
2.2.1 Mục tiêu khảo sát 49
2.2.2 Nội dung khảo sát 49
2.2.3 Phương pháp khảo sát 50
2.2.4 Khách thể khảo sát 51
2.2.5 Địa bàn khảo sát 51
2.2.6 Thời gian khảo sát 51
2.2.7 Tiêu chí đánh giá 51
2.3 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THPT .51
2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBGV và học sinh về giáo dục GTS cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương 51
2.3.2 Thực trạng thực hiện giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hải Dương 54
Trang 62.4 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN TP HẢI DƯƠNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
58
2.4.1 Nhận thức về sự cần thiết và ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống cho HS THPT dựa vào cộng đồng 58
2.4.2 Thực trạng các lực lượng của cộng đồng tham gia giáo dục giá trị sống cho HS THPT 62
2.4.3 Thực trạng nội dung giáo dục giá trị sống của nhà trường trong việc phối hợp với các lực lượng cộng đồng 66
2.4.4 Thực trạng các hình thức phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT 68
2.4.5 Thực trạng các biện pháp giáo dục gái trị sống của nhà trường dựa vào cộng đồng 70
2.4.5 Đánh giá chung về mức độ phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng của cộng đồng trong tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS 71
2.4.6 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT 74
2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG 76
2.5.1 Những điểm mạnh và những hạn chế 76
2.5.2 Nguyên nhân của các hạn chế 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 79
Chương 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 80
3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 80
3.1.1 Đảm bảo tính pháp lý 80
3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 80
3.1.3 Đảm bảo tính hiệu quả 81
3.1.4 Đảm bảo tính kế thừa 81
3.1.5 Đảm bảo tính hệ thống 81
Trang 73.2 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG 82
3.2.1 Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục giá trị sống 82
3.2.2 Thiết kế các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT dựa vào cộng đồng 86
3.2.3 Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT dựa vào cộng đồng 91
3.2.4 Tạo môi trường tương tác thường xuyên giữa các lực lượng cộng đồng trong quá trình giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT 96
3.2.5 Xây dựng tiêu chí để kiểm tra, đánh giá hiệu quả của giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT dựa vào cộng đồng 100
3.3 MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC BIỆN PHÁP 102
3.4 KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA BIỆN PHÁP 103
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 103
3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 103
3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 103
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 106
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 107
1 Kết luận 107
2 Khuyến nghị 108 PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 9DANH M C CÁC B NG Ụ Ả
Bảng 2.1 Nhận thức của các CBGV và các lực lượng xã hội về sự cần thiết
phải giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương 52 Bảng 2.2 Nhận thức về ý nghĩa, vai trò của giáo dục giá trị sống cho học
sinh THPT trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương 53 Bảng 2.3 Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trên địa bàn
thành phố Hải Dương 55 Bảng 2.4 Các hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trên địa
bàn thành phố Hải Dương 57 Bảng 2.5 Bảng đánh giá thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết giáo dục
giá trị sống cho HS THPT dựa vào cộng đồng 58 Bảng 2.6 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa
của giáo dục giá trị sống cho HS THPT dựa vào cộng đồng 59 Bảng 2.7 Thực trạng nhận thức của cha mẹ học sinh và đại diện cộng đồng
về ý nghĩa của giáo dục giá trị sống cho HS THPT dựa vào cộng đồng 60 Bảng 2.8 Thực trạng nhận thức của học sinh về ý nghĩa của giáo dục giá trị
sống cho HS THPT dựa vào cộng đồng 61 Bảng 2.9 Tổng hợp chung về Tỉ lệ % của các đối tượng được hỏi về ý nghĩa
của giáo dục gái trị sống cho học sinh THPT dựa vào cộng đồng 62 Bảng 2.10 Thực trạng đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về lực lượng
tham gia giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT dựa vào cộng đồng 62 Bảng 2.11 Thực trạng đánh giá của cha mẹ học sinh và đại diện cộng đồng
về lực lượng tham gia giáo dục giáo dục giá trị sống cho HS THPT dựa vào cộng đồng 64
Trang 10Bảng 2.12 Thực trạng đánh giá của học sinh về lực lượng tham gia giáo dục
giá trị sống cho học sinh THPT dựa vào cộng đồng 65 Bảng 2.15: Đánh giá của CBQL và GV, CMHS và đại diện cộng đồng, học
sinh về thực trạng các biện pháp GD giá trị sống cho HS dựa vào cộng đồng 70 Bảng 2.16: Đánh giá chung của các đối tượng khảo sát về mức độ phối hợp
giữa nhà trường và các lực lượng của CĐ trong tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS 71 Bảng 2.17: Bảng đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên, cha mẹ học sinh
và đại diện cộng đồng về nguyên nhân của sự phối hợp chưa tốt 73 Bảng 2.18: Bảng đánh giá của các đối tượng khảo sát về các nhân tố ảnh
hưởng đến giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT dựa vào cộng đồng 75 Bảng 3.1 Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục giá trị
sống cho học sinh THPT ở thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dươngdựa vào cộng đồng 104
Bảng 3.2 Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp giáo dục giá trị sống
cho học sinh THPT dựa vào cộng đồng 105
Trang 11DANH M C CÁC BI U Đ Ụ Ể Ồ
Sơ đồ 2.1: Các mức độ phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng 72
Trang 13MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng đa dạng, toàn cầu
hóa, phức hợp với các phương tiện truyền thông hiện đại Cuộc cách mạng 4.0với sự hợp nhất của các loại công nghệ mà trung tâm là sự phát triển của trítuệ nhân tạo, robot, internet kết nối vạn vật,… phát triển ở cấp số nhân đã vàđang làm biến đổi mọi mặt của xã hội Trong xu thế đó, bên cạnh những thànhtựu, những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho toàn thể nhân loại thì con ngườinói chung và thế hệ trẻ nói riêng hiện đang và sẽ còn phải đối mặt với nhiềuvấn đề xã hội mang tính toàn cầu: xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bốquốc tế; sự gia tăng của khoảng cách giàu nghèo,…Những thách thức ấy đòihỏi chúng ta phải có những thái độ ứng xử tích cực, đòi hỏi một xu thế pháttriển giáo dục lấy “tâm lực” làm chủ đạo Chính vì vậy, việc giáo dục giá trịsống là vô cùng cần thiết để chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ tham gia vàoquá trình toàn cầu hóa, sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi mạnh mẽ của nềnkinh tế - xã hội
1.2 Giáo dục giá trị sống cho học sinh phổ thông là một trong những
vấn đề quan trọng được Đảng ta quan tâm, bởi giá trị con người là yếu tốquyết định nhất đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia Ngay từ Đại
hội VIII, Đảng đã đề xuất: “Xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống” và “Hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội phù hợp với truyền thống bản sắc và yêu cầu của thời đại” Trên cơ sở
quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể(thông qua tháng 7 năm 2017) đã xác định mục tiêu của giáo dục trung họcphổ thông (THPT) là hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ
yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Qua đó, có thể
thấy được ý nghĩa vô cùng to lớn của giáo dục giá trị sống đối với học sinhcác cấp nói chung và học sinh THPT nói riêng trong bối cảnh xã hội hiện nay
Trang 141.3 Giáo dục giá trị sống là giáo dục từ gốc Con người cần có nền tảng
giá trị vững chắc để có lối sống lành mạnh, mục đích sống tích cực, là conngười văn hóa, mang tính nhân bản Chính vì vậy, giáo dục giá trị sống chohọc sinh THPT bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp vớigia đình và xã hội tức là phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng cộng đồngnhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, hình thành các phẩm chất, năng lực cho HS,
từ đó giúp HS có được những giá trị cốt lõi của con người như Hòa bình, Tôntrọng, Trách nhiệm,…giúp bầu không khí trong gia đình, nhà trường thânthiện hơn, ấm áp hơn, tôn trọng nhau hơn, hợp tác tốt hơn
1.4 Những năm vừa qua, giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trên
cả nước và trong đó có thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương đã được quantâm và đạt được những kết quả ban đầu Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, giáodục giá trị sống cho học sinh THPT vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi.Đại bộ phận học sinh THPT chỉ tập trung vào việc học và ôn tập theo khối thi
để có thể đỗ vào các trường đại học theo nguyện vọng mà chưa thật sự quantâm đến việc trang bị những giá trị sống tốt đẹp để có thể sống hạnh phúc hơn,trách nhiệm và cống hiến được nhiều hơn cho bản thân, gia đình và xã hội Cónhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và một trong những nguyên nhânquan trọng là công tác giáo dục giá trị sống vẫn chủ yếu diễn ra trong nhàtrường với lực lượng tư vấn, hướng dẫn là chính giáo viên mà thiếu sự vàocuộc của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, cộng đồng xã hội và gia đình HS
Vì vậy, để giúp nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị sống cho học sinh, tôi
chọn đề tài: “Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương dựa vào cộng đồng” làm luận văn thạc sỹ
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng về việc phối hợpcác lực lượng cộng đồng trong giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trênđịa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, đề tài đề xuất một số biện
Trang 15pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục giá trị sống cho họcsinh THPT trên địa bàn thành phố, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả củaviệc thực hiện nội dung giáo dục này ở các trường phổ thông trong giai đoạnhiện nay.
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố HảiDương, tỉnh Hải Dương dựa vào cộng đồng
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện nay, việc giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trên địa bànthành phố Hải Dương đã được chú trọng và bước đầu đạt được thành tựu đáng
kể Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập về giáo dục giá trị sống đối với học sinhTHPT, như định hướng, tư vấn của nhà trường còn chưa được xác thực; việcphối hợp giữa nhà trường và cộng đồng chưa có sự nhất quán cao; phụ huynhcòn chưa quan tâm hoặc còn hạn chế về nhận thức trong việc giáo dục giá trịsống cho con, học sinh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của giá trịsống và một bộ phận học sinh còn chạy theo lối sống ảo, sống gấp…Nếunghiên cứu sâu sắc cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng giáo dục giá trịsống cho học sinh THPT hiện nay, từ đó đề xuất và vận dụng các biện pháptrong giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT dựa vào cộng đồng theo hướngphát huy thế mạnh của từng lực lượng thì sẽ nâng cao được chất lượng giáodục giá trị sống cho học sinh trong nhà trường THPT
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục giá trị sống cho họcsinh THPT dựa vào cộng đồng
Trang 165.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinhTHPT trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương dựa vào cộng đồng.
5.3 Đề xuất biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trên địabàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương dựa vào cộng đồng
6 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
6.1 Về nội dung nghiên cứu
Nội dung giáo dục giá trị sống rất đa dạng, trong phạm vi nghiên cứucủa đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu giáo dục cho học sinh THPT nhữnggiá trị sống như sau: Hòa bình, tôn trọng, yêu thương, khoan dung, trung thực,khiêm tốn, hợp tác, trách nhiệm, hạnh phúc, giản dị, tự do, đoàn kết
Các lực lượng cộng đồng tham gia giáo dục giá trị sống cho học sinhTHPT theo định hướng nghiên cứu của đề tài là: Nhà trường, Gia đình, Đoànthanh niên nhà trường, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học, Công an phường QuangTrung, Công an thành phố Hải Dương, Thành đoàn Hải Dương, Đài phátthanh - truyền hình Hải Dương Trong đó, Nhà trường là lực lượng đứng raphối hợp các lực lượng cộng đồng khác
6.2 Về địa bàn nghiên cứu
Đề tài khảo sát thực trạng công tác giáo dục giá trị sống cho học sinhdựa vào cộng đồng ở trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, trường THPTchuyên Nguyễn Trãi, tỉnh Hải Dương
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, kháiquát hóa lý luận để xác định các khái niệm công cụ và xây dựng khung lýthuyết cho đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra giáo dục
Trang 17Xây dựng hệ thống câu hỏi để điều tra cán bộ quản lý (CBQL) nhàtrường và giáo viên (GV), cán bộ các đoàn thể, học sinh, nhằm tìm hiểu:
- Thực trạng giáo dục giá trị sống cho HS;
- Thực trạng giáo dục giá trị sống cho HS trường THPT Nguyễn BỉnhKhiêm, THPT chuyên Nguyễn Trãi ở thành phố Hải Dương dựa vào cộng đồng
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức giáo dục giá trịsống cho HS trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT chuyên Nguyễn Trãi
ở thành phố Hải Dương dựa vào cộng đồng
7.2.4 Phương pháp chuyên gia
Trưng cầu ý kiến các chuyên gia về các nội dung như: tổ chức giáo dụcgiá trị sống, phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong tổ chức hoạt độngnày và thu thập các thông tin từ các chuyên gia về tính cấp thiết và khả thi củacác biện pháp đề xuất
7.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ nhằm xử lí những số liệuthu được từ thực trạng phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục giátrị sống cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hải Dương Trên cơ sở đó,
Trang 18đưa ra những nhận xét, đánh giá, lí giải nguyên nhân, đồng thời đề xuất cácbiện pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nội dung công giáo dục nàytrên địa bàn thành phố Hải Dương.
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụlục, luận văn gồm 3 chương
Chương 1 Cơ sở lý luận của việc giáo dục giá trị sống cho học sinhtrung học phổ thông dựa vào cộng đồng
Chương 2 Thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổthông trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương dựa vào cộng đồng
Chương 3 Biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổthông trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương dựa vào cộng đồng
Trang 19Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THPT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Thuật ngữ Giá trị sống, giáo dục giá trị được đề cập đến từ những năm
90 của thế kỷ XX, là một khái niệm đã tạo ra nhiều tranh cãi trong suốt lịch
sử của nhân loại, và đã duy trì tầm quan trọng kể từ khi bắt đầu của triết học(Özlem, 2010) Giá trị sống thuộc một lĩnh vực của triết học, nó đã nổi lênnhư là nguồn gốc và sự tồn tại của mọi nguyên nhân, các tài liệu liên quanđến định nghĩa khái niệm giá trị sống tin rằng nó ảnh hưởng đến hành vi củacon người (ULUSOY và Dilmaç, 2012), hoặc là các yếu tố ảnh hưởng đếnhành vi của con người trong suốt cuộc đời của họ và định hình phong cáchsống của họ (Yel và Aladagiu, 2009),…
Vấn đề giáo dục giá trị sống là nội dung cốt lõi của mọi học thuyết nhưhọc thuyết về con người của Xocrat, Aristos; học thuyết giáo dục của J A.Comenxki, A X, Macarenko; học thuyết tư tưởng Nho giáo, Phật giáo,… Tuynhiên, giáo dục giá trị chỉ được tách ra để nghiên cứu và ứng dụng độc lập từvài thế kỷ trước Qua mỗi một thời kỳ lịch sử khác nhau, giá trị sống, giáo dụcgiá trị sống dần được phát triển hoàn thiện hơn
Năm 1741, trong nền giáo dục Mỹ, giáo dục giá trị được coi là bắt đầu
từ hệ 13 giá trị mà con người có do Benjamin Franklin đề ra, bao gồm các giátrị như: chừng mực, yên lặng, ngăn nắp, kiên quyết, tiết kiệm, chân thành,trung dung, khiêm tốn… Ngoài ra, viện Rockridge của nước này cũng nhấnmạnh đến ba nhóm giá trị cơ bản cần giáo dục cho con người là: tự do, bìnhđẳng và an ninh
Năm 1992, Hội thảo về phương pháp giáo dục đã đề nghị và thành lậpHiệp hội các nhà giáo dục cho giáo dục quốc tế, tại Tokyo, Nhật Bản Hội có
Trang 20dục giá trị cho các thời kỳ tiếp theo Cùng năm này, theo đề nghị trước đó củaUNESCO về cuộc điều tra quốc tế về giá trị đạo đức của con người chuẩn bịbước vào thế kỷ XXI, cho xuất bản cuốn tài liệu: “Giá trị trong hành động”thuộc tổ chức Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á.
Năm 1994 – 1995, tại Hội nghị giáo dục (ICE) và Hội nghị tư vấn khuvực Châu Á – Thái Bình Dương bàn về vấn đề giáo dục quốc tế và giáo dụcgiá trị đã quyết định thành lập tổ chức APNIEVE, mạng lưới ý tưởng về giáodục giá trị Thúc đẩy các mục tiêu giáo dục giá trị và tập trung vào một số giátrị sống chính như: hòa bình, nhân quyền, dân chủ, giá trị quốc tế, phát triểnbền vững Đồng thời, cung cấp tư vấn hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt độnggiáo dục trong lĩnh vực giáo dục giá trị và giáo dục quốc tế
Từ năm 1995, để kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Liên hợp quốc,chương trình giáo dục giá trị sống được triển khai nhằm kêu gọi sự chia sẻ cácgiá trị cho một thế giới tốt đẹp hơn Dự án này tập trung vào 12 giá trị mangtính phổ quát: Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Yêuthương, Hòa bình, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung và Đoàn kết.Chủ đề được lấy trong lời mở đầu của Hiến chương Liên hiệp quốc, khẳngđịnh lòng tin vào quyền cơ bản của con người, về phẩm cách và giá trị củamỗi người
Năm 1996, lấy cảm hứng từ bốn trụ cột giáo dục của Tổ chức Giáo dục,Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO): “Học để chung sống”trong báo cáo của UNESCO về giáo dục cho thế kỷ XX, APNIEVE đã cho ranguồn sách về giáo dục giá trị sống
Năm 1997, trong nền giáo dục Indonesia, các chuyên gia giáo dục đượcyêu cầu hoàn thành các module giảng dạy – học tập liên quan đến vấn đềchung của giáo dục giá trị Chỉ ra bốn giá trị cốt lõi cần giáo dục là: hòa bình,nhân quyền, dân chủ và phát triển bền vững Năm 1998, lần đầu tiên vănphòng chính về giáo dục giá trị của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đượcđặt tại Bangkok, Thái Lan
Trang 21Năm 1999, nước Úc đã triển khai chương trình giáo dục giá trị sống vớimột mạng lưới đông đảo các nhà giáo dục giá trị (Values EducationNetwworks) Đến năm 2003, nước này đã thành lập “Hội giáo dục giá trịsống” và đầu tư rất nhiều dự án cho chương trình giáo dục này, để có thể đưavào thực tiễn giảng dạy ở các nhà trường Hội này đã phát triển và kết nạpkhoảng 80 quốc gia, Việt Nam cũng là một thành viên của tổ chức Hội đã ápdụng “Chương trình giáo dục giá trị sống” ở hơn 4000 địa điểm các vùng lãnhthổ khác nhau, nhiều nhất là các trường học.
Năm 2004, chương trình giáo dục tiểu học của Thổ Nhĩ Kỳ, đã cho pháthành hai cuốn sách về phương pháp giáo dục giá trị, nhằm nghiên cứu các bàihọc xã hội hình thành giáo dục giá trị
Năm 2005, chương trình giáo dục quốc gia của Úc đã đề ra: “Khungquốc gia về giáo dục giá trị tại các trường học” (NFV-EAS), chỉ ra 16 giá trịsống quan trọng Ba yếu tố làm cho chính sách giáo dục giá trị của Úc là: phổbiến rộng rãi bản chất của phong trào giáo dục giá trị, thiếu phê phán đầy đủcủa phong trào này, và tiêu chuẩn của các giá trị giáo dục
Năm 2007 - 2008, một số công trình nghiên cứu như: mối quan hệ giữagiáo dục giá trị và giáo dục cho sự phát triển bền vững, chỉ ra các giá trị cầngiáo dục cho học sinh nhằm phát triển sự gắn kết giữa hai lĩnh vực; haynghiên cứu kiến thức chuyên môn của giáo viên trong giáo dục giá trị, điều tranhận thức của giáo viên về thực hành giáo dục giá trị trong thực tiễn và khámphá mức độ chuyên nghiệp của giáo viên trong vấn đề này
Năm 2011 – 2012, một số công trình nghiên cứu của Thổ Nhĩ Kỳ và Úcnhư: ảnh hưởng của giáo dục giá trị đến sự tích cực học tập của học sinh; xácđịnh giá trị và giáo dục giá trị của dự án giáo dục giá trị thực hành Nhằmnghiên cứu thái độ của giáo viên trong giáo dục giá trị, hướng tới định hìnhgiá trị cho học sinh trong thời kì mới
Năm 2013 – 2014, một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về giáo dục
Trang 22Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ đề cập đến vấn đề quan điểm của giáo viên về giáodục giá trị Nhằm đánh giá vai trò của giáo dục giá trị và sử dụng chươngtrình giảng dạy, phương pháp giáo dục giá trị chình là sử dụng mô hình tươngtác xã hội Hay nghiên cứu hành vi xã hội và hợp tác đồng đẳng trong giáodục giá trị cho học sinh trên tạp chí giáo dục Úc, mục đích nhằm xem xét vaitrò của giáo dục giá trị trong việc thúc đẩy vấn đề tôn trọng lẫn nhau cùnghành vi ứng xử xã hội phản chiếu trực tiếp như thế nào.
Năm 2015, nghiên cứu nổi bật: giáo dục giá trị thông qua xã hội hóahọc tập, trên tạp chí giáo dục từ xa số 16 của đại học Anadolu, Turkey Mụcđích nhằm cung cấp việc giáo dục giá trị thông qua hệ thống giáo dục đào tạo
từ xa cho học sinh
Tóm lại, trên phạm vi toàn thế giới đã có rất nhiều các công trìnhnghiên cứu về giáo dục giá trị đa dạng về nội dung, hình thức ở mọi lứa tuổi,xong công trình cụ thể nghiên cứu về giáo dục giá trị sống cho học sinh trunghọc phổ thông dựa vào cộng đồng còn ít, vì thế đây vẫn còn nhiều mảng trống
để các nhà giáo dục quan tâm và nghiên cứu
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, giáo dục giá trị sống còn là một vấn đề khá mới mẻ, songviệc đưa nội dung này vào giáo dục trong các nhà trường phổ thông đã bướcđầu có sự quan tâm của Bộ giáo dục và đào tạo cũng như các nhà nghiên cứutâm lý – giáo dục học và các lực lượng giáo dục khác Trong số các công trìnhnghiên cứu phải kể đến:
- Tác giả Nguyễn Thanh Bình trong giáo trình “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông” (2013) đã triển khai nghiên cứu tổng quan về giá trị
sống, kỹ năng sống và các phương pháp tiếp cận giá trị sống, kỹ năng sốngtrong giáo dục nhà trường phổ thông
- Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn
Tính, Vũ Phương Liên trong cuốn: “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông”, NXB Đại học
Trang 23quốc gia Hà nội, năm 2010 đã luận giải vấn đề lồng ghép giữa giáo dục giá trịsống và kỹ năng sống, trong đó giáo dục giá trị sống luôn là nền tảng, gốc rễlàm nên nhân cách con người.
- Tác giả Nguyễn Công Khanh với cuốn: “Xây dựng mô hình câu lạc
bộ giáo dục giá trị sống và phát triển kỹ năng sống”, NXB Hà Nội, năm 2012
- Tác giả Nguyễn Công Khanh với cuốn: “Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống”, NXB Đại học sư phạm, năm 2012 đã nghiên cứu về
đổi mới, đa dạng hóa phương pháp giáo dục giá trị sống và phát triển kĩ năngsống qua các hoạt động phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh, qua các câu chuyệngần gũi, sâu sắc giúp con người khám phá trở lại và phát triển các giá trị sốngcăn bản của cá nhân
Trên đây là những công trình nghiên cứu gần sát với vấn đề mà chúngtôi đang nghiên cứu, đặc biệt là bộ tài liệu quan trọng góp phần hoàn thiệnnhững khoảng trống trong công trình nghiên cứu của đề tài Các tác giả đã đềcập đến vấn đề giáo dục giá trị sống nói chung cho học sinh trung học phổthông, vai trò to lớn của phương pháp giáo dục giá trị sống, các hình thức đểgiáo dục giá trị sống Tuy nhiên, con đường giáo dục giá trị sống dựa vàocộng đồng còn khá mới mẻ, chưa được nhiều các tác giả khai thác triệt để,còn rất nhiều khoảng trống cho chúng tôi làm cơ sở đi nghiên cứu
Như vậy, các công trình nghiên cứu về giáo dục giá trị sống đã có rấtnhiều, đa dạng, phong phú về nội dung, hình thức và đối tượng Song khaithác vấn đề dưới góc độ dựa vào cộng đồng cho học sinh THPT tại thành phốHải Dương thì còn khá mới mẻ và chưa được áp dụng rộng rãi
1.1.3 Những nghiên cứu về việc giáo dục giá trị sống cho HS THPT dựa vào cộng đồng
Nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến giáo dục giá trị sống chohọc sinh dựa vào cộng đồng như:
Tác giả Nguyễn Thị Yến Trang, với đề tài luận văn thạc sĩ khoa học
Trang 24cho học sinh trung học cơ sở thành phố Vĩnh Long” (2017), đã luận giải
những vấn đề lý luận về đạo đức và phối hợp giữa nhà trường với cộng đồngtrong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở; phân tích, đánh giá thựctrạng phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục đạo đức cho họcsinh trung học cơ sở thành Phố Vĩnh Long; đề xuất những biện pháp phối hợpgiữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học
cơ sở thành phố Vĩnh Long
Tác giả Trần Thị Cẩm Tú, với đề tài luận án tiến sĩ khoa học giáo dục:
“Giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm” (2017), đã luận giải những vấn
đề lý luận về giáo dục GTS cho sinh viên sư phạm; phân tích, đánh giá thựctrạng giáo dục GTS cho sinh viên sư phạm; đề xuất những biện pháp giáo dụcGTS cho sinh viên sư phạm và thực nghiệm biện pháp giáo dục GTS cho sinhviên sư phạm
Như vậy, trong những năm qua, Giáo dục GTS cho học sinh THPT ởViệt Nam ngày càng được quan tâm Các công trình trên đã đề cập vấn đềdưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, còn ít đề tài đi sâu nghiên cứu vềcông tác giáo dục GTS cho học sinh THPT dựa vào cộng đồng, đặc biệt tạiđịa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương Chính vì vậy tôi chọn đề tài
“Giáo dục giá trị sống cho học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương dựa vào cộng đồng” làm luận văn
Vào tháng 8 năm 1996, 20 nhà giáo dục trên khắp thế giới đã tập hợptại trụ sở UNICEP ở thành phố New York, để thảo luận về các vấn đề liên
Trang 25quan đến nhu cầu của trẻ em, những trải nghiệm khi tiếp xúc với các giá trịcủa chúng và các nhà giáo dục có thể kết hợp các giá trị này như thế nào đểchuẩn bị cho tất cả mọi người một cách tốt hơn Từ đó, (LVEI) được ra đời.
Từ năm 1990, chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã quyếtđịnh lấy chỉ số phát triển con người (HDI: GDP/ người, tuổi thọ và phát triển
giáo dục) làm chỉ số quan trọng về phát triển đất nước: “Yếu tố con người”
trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia Giá trị nhân cáchđược coi là giá trị cốt lõi của giá trị bản thân
Năm 1998, một số nhà giáo dục và các nhà tâm lí học thuộc một sốbang của Mỹ đã tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống tập trung vào bậctiểu học và trung học cơ sở Năm 2000, Mỹ lập ra một tổ chức phi lợi nhuận
và một chương trình giáo dục giá trị gọi là “chương trình giáo dục các giá trịsống” (Living values education program)
Có thể chỉ ra hai nội dung cơ bản của giá trị sống: Giá trị sống của mỗi
cá nhân không tự nhiên mà có như hệ thống gen, nó được hình thành và pháttriển nhờ quá trình tự nhận thức và sự trải nghiệm của mỗi người; là một hìnhthái ý thức xã hội, chứa đựng yếu tố nhận thức, tình cảm, hành vi của chủ thể
Trên cơ sở đó, chúng tôi khái quát khái niệm giá trị sống như sau:
Giá trị sống là những thứ được cá nhân nhận thức là rất quan trọng, rất cần thiết, có ý nghĩa, chúng có khả năng chi phối thái độ, cảm xúc, tình cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày.
1.2.2 Giáo dục giá trị sống
Trong một báo cáo của UNESCO “Learning: The treasure within” (tạm dịch “Học tập: Kho báu từ bên trong” đã nhận định: “Khi phải đối mặt với rất nhiều thử thách của tương lai, nhân loại nhìn thấy trong giáo dục một tài sản không tách rời, thiết yếu trong nỗ lực đạt tới những lý tưởng về hòa bình,
tự do và công bằng xã hội” như vậy, giáo dục không phải là phương thuốc
thần kỳ khiến cho lý tưởng của các nhà giáo dục trở thành hiện thực, song nó
Trang 26là con đường cơ bản để thế hệ trẻ vừa có được cuộc sống hạnh phúc hơn tronghiện tại, đồng thời xây dựng cho mình một tương lai bền vững.
Giáo dục vốn xuất phát từ chữ “educare” của tiếng Latinh, dịch qua tiếng Anh là “education”, giáo dục là một phạm trù xã hội chỉ có ở con người
và được hiểu như sau:
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ
chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáodục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thànhnhân cách cho họ
Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo
dục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách,những hành vi, thói quen, cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chứccho người họ các hoạt động và giao lưu
Như vậy, quá trình giáo dục là quá trình hoạt động có mục đích, có tổchức của giáo viên và học sinh, hình thành những quan điểm, niềm tin, giá trị,động cơ, thái độ, hành vi, thói quen phù hợp với những chuẩn mực chính trị,đạo đức, pháp luật, thẩm mĩ, văn hóa, làm phát triển nhân cách học sinh theomục đích giáo dục của nhà trường và xã hội
Theo các chuyên gia về giáo dục, giá trị sống không phải là tri thứcđược chuyển tải theo cách thông thường Thậm chí giáo dục giá trị sống bằnglời khuyên, sự thuyết giảng đạo đức thường không đem lại kết quả Giáodục giá trị sống chỉ thực sự hiệu quả chính bản thân học sinh được trải nghiệmthực tế, trải nghiệm cảm xúc, dẫn đến thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi
Nói về giáo dục giá trị sống nói chung, tác giả Phan Thanh Long định
nghĩa: “Giáo dục giá trị là quá trình nhà giáo dục tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, định hướng, kích thích hoạt động tự giác, tích cực và chủ động của người được giáo dục, qua đó giúp họ lĩnh hội được các giá trị xã hội, hình thành nên hệ thống giá trị của cá nhân phù hợp với mong đợi của xã hội”
Trang 27Hay tác giả Terry Lovat và Ron Toomey đã đưa ra kết luận trong nghiên
cứu của mình rằng: “Giáo dục các giá trị ngày càng được nhìn nhận là có sức mạnh vượt lên khỏi lời răn dạy đạo đức chi tiết đến mức hạn chế trong cách nhìn hoặc những vấn đề thuộc về tư cách công dân Nó đang được xem là trung tâm của tất cả các thành quả mà giáo viên và nhà trường có tâm huyết
có thể hy vọng đạt được thông qua việc dạy về giá trị Chỉ riêng về mặt này thì việc giáo dục các giá trị có thể được xem là “một mắt xích bị thiếu” ở một giáo viên ưu tú và việc giáo dục có chất lượng” Có thể nói, giáo dục giá trị
sống cũng được coi là một biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dụctrong nhà trường
Giáo dục giá trị sống là quá trình nhà giáo dục tác động có mục đích,
có tổ chức, hướng dẫn người được giáo dục nhằm giúp họ tự nhận thức, có thái độ trân trọng và tích cực thể hiện những giá trị sống của bản thân với người khác và với cộng đồng
1.2.3 Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT dựa vào cộng đồng
Cộng đồng là một nhóm xã hội của những người sống chung trongcùng một môi trường, thường là có cùng các mối quan tâm chung, có nhữngđiểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội
Ví dụ: Cộng đồng dân cư, cộng đồng làng xã, cộng đồng ngôn ngữ Cộng đồng chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mỗi người cónhững điều kiện để phát triển Cộng đồng giải quyết hợp lí mối quan hệ lợiích riêng và chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa nghĩa vụ và quyền lợi
Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh trong cộng đồng
Theo Fichter cộng đồng bao gồm 4 yếu tố sau: (1) tương quan cá nhânmật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chân tình, trên cơ sở các nhómnhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân; (2) có sự liên hệ chặt chẽ với nhau vềtình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ
cụ thể; (3) có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các giá trị
Trang 28Cộng đồng được hình thành trên cơ sở các mối liên hệ giữa cá nhân vàtập thể dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yếu; ngoài ra còn có các mối liên hệtình cảm khác Cộng đồng có sự liên kết cố kết nội tại không phải do các quytắc rõ ràng thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn, được coi như là một hằng
số văn hóa
Trong phạm vi luận văn này, cộng đồng được hiểu là một tập hợp, mộtnhóm người sống trong cùng khu vực địa lí (làng, bản, thôn, xóm; xã,phường, thị trấn) nhất định: cha mẹ HS, những người thân trong gia đình HS,những người sống xung quanh trường học, những người trong các cơ quanĐảng, chính quyền các cấp; các cơ quan, ban ngành (nhất là các ngành cóchức năng, có trách nhiệm đối với nhà trường như y tế, công an, Ủy ban Bảo
vệ chăm sóc trẻ em ), các tổ chức đoàn thể (Đoàn thanh niên, Đài phát thanh
và truyền hình tỉnh, Hội Khuyến học, Hội phụ nữ và các tổ chức từ thiện );các tổ chức quốc tế, các cá nhân
Một trong những nguyên tắc giáo dục quan trọng là sự phối kết hợp giữanhà trường với gia đình và cộng đồng trong quá trình giáo dục học sinh Cộngđồng là một trong các thành tố cơ bản cấu thành lực lượng và môi trường giáodục Trong xu thế xã hội hoá GD hiện nay, cộng đồng có ý nghĩa rất quan trọngđối với sự phát triển của nhà trường Cộng đồng tạo nên môi trường GD và môitrường văn hoá có tác động mạnh mẽ đến nhà trường Nhà trường cần phải thuhút cộng đồng vào các hoạt động GD để thực hiện mục tiêu GD toàn diện HS,trong đó có giáo dục giá trị sống Mọi thành viên của cộng đồng đều có thểtham gia một cách tích cực trong việc xây dựng môi trường GD lành mạnh,trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường và trong cộng đồngcho HS Sự tham gia có thể ở nhiều khía cạnh với các mức độ khác nhau, như:Cộng đồng đóng góp nhân lực, vật lực, hỗ trợ, xây dựng cơ sở vật chất và hoạtđộng giáo dục của nhà trường; giúp nhà trường giáo dục truyền thống, văn hoá,thể chất, sức khỏe, lao động, giáo dục giá trị sống, đồng thời tham gia quản lí,giám sát hoạt động GD của nhà trường, hỗ trợ quá trình học tập của HS, quản lí
Trang 29HS ngoài giờ học đạt hiệu quả Nhà trường cũng đóng góp cho sự tồn tại vàphát triển của cộng đồng: dạy văn hoá, phổ biến kiến thức, tham gia các hoạtđộng chính trị - văn hoá - xã hội và bảo tồn các di sản văn hóa, các ngành nghềtruyền thống … của địa phương.
Cộng đồng nói chung có vai trò quan trọng trong hình thành và giáodục nhân cách HS; giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện để các em lĩnh hội kiến thức,ứng dụng tri thức đã học vào cuộc sống thực tế hằng ngày và được chia sẻ cáchoạt động văn hoá, truyền thống địa phương… Cộng đồng là nơi HS sinhsống và áp dụng những gì học được ở trường, cung cấp nguồn thông tin giá trị
và kiến thức thực tiễn để GV và HS có thể ứng dụng vào bài học, đồng thờicũng có thể huy động mọi nguồn lực cần thiết từ cộng đồng để tăng cường cơhội học tập, vui chơi cho mọi trẻ em, phòng ngừa tình huống nguy hiểm, hỗtrợ, giám sát HS trong học tập và sinh hoạt hằng ngày để dần nâng cao chấtlượng giáo dục ngày càng ổn định, bền vững
Nhà trường, gia đình và cộng đồng có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗlẫn nhau, tác động qua lại với nhau, cùng nhau xây dựng môi trường giáo dục
và văn hoá tại địa phương
Muốn sự phối hợp giữa giáo dục trong nhà trường với gia đình và giáodục cộng đồng có hiệu quả, cần phải xây dựng kế hoạch một cách rõ ràng và
cụ thể, cần phải bàn bạc trao đổi giữa gia đình và cộng đồng dân cư để cùngnhau đưa ra những biện pháp giáo dục con em có hiệu quả Hơn nữa, lứa tuổi
HS THPT là tuổi mà định hình nhân cách khá rõ, tuổi của những hoài bão vàước mơ cao đẹp thì càng cần có sự giáo dục đúng đắn để các em có thể địnhhướng đi cho bản thân một cách rõ ràng
Như vậy, giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT dựa vào cộng đồng
là sự tập hợp các lực lượng xây dựng cộng đồng tầng lớp nhân dân có tráchnhiệm đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh,tạo thuận lợi cho các hoạt động giáo dục bằng nhiều giải pháp và cách thức
Trang 30quát của xã hội để từ đó họ có kiến thức về cuộc sống, có hành vi, suy nghĩ vàứng xử đúng mực trong mối quan hệ xã hội và của bản thân, phát triển vàthích ứng tốt nhất với môi trường sống.
1.3 GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HS THPT
1.3.1 Vai trò của giáo dục giá trị sống cho HS THPT
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh
tế thị trường và sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì đời sống kinh tế xãhội của nhân dân Việt Nam ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ Thanhthiếu niên ngày nay có điều kiện tốt hơn để học tập, rèn luyện và tu thân lậpnghiệp Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực trong xãhội đang diễn ra, đó là mặt trái của sự phát triển khoa học kĩ thuật và sựbùng nổ của công nghệ thông tin, nguyên nhân của những mặt trái đó lànhững thông tin thiếu lành mạnh đang trực tiếp tác động đến thế hệ trẻ, làmcho thế hệ trẻ thay đổi Thanh niên, học sinh hiện nay đang trải qua nhiềubiến động tích cực lẫn tiêu cực, đó là những lối sống xa rời và những biểuhiện lệch lạc về các giá trị đạo đức truyền thống từ xa xưa của ông cha ta,biểu hiện ở tình trạng bạo lực học đường ngày một gia tăng Nhiều thanhthiếu niên đã bị rối loạn về tâm, sinh lí, nhiều em có lối sống thực dụng,sống ích kỉ, vô tâm, khép mình, ăn chơi, đua đòi, trẻ vị thành niên phạm tội
có xu hướng tăng cao, diễn ra không chỉ ở các đô thị, thành phố lớn mà còn
có cả ở các vùng nông thôn Nhiều em học giỏi, có điểm số cao nhưng khảnăng tự chủ và khả năng giao tiếp, ứng xử lại rất kém
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyêngia giáo dục thì nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu hiểu biết về giá trịsống và kĩ năng biến các giá trị sống thành hành vi, thái độ tương ứng Các
em chưa được dạy cách xử lí với những khó khăn trong cuộc sống như giađình phá sản, cha mẹ ly hôn, mâu thuẫn với bạn bè, tình bạn khác giới, kếtquả học tập kém… Các em không được định hướng đầy đủ để có giá trị sống
và kĩ năng sống đúng đắn Chính vì thiếu hiểu biết về giá trị sống và kĩ năng
Trang 31sống mà nhiều học sinh đã giải quyết các vấn đề gặp phải một cách tiêu cực,thiếu suy nghĩ dẫn đến những hậu quả hậu quả không đáng có cho các em.
Giáo dục giá trị sống chính là định hướng cho các em những con đườngsống tích cực trong xã hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con ngườivới chính mình; con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xãhội Qua đó, giúp các em có thể ứng phó trước những tình huống trong cuộcsống, biết quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xungquanh, giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ, hoàn thiện bản thân mộtcách tích cực, lành mạnh
Giáo dục giá trị sống giúp học sinh biết sử dụng giá trị của bản thân,của tri thức một cách hợp lý, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội Giáodục giá trị sống giúp cho học sinh biết cách tôn trọng bản thân và người khác,biết cách hợp tác, biết xây dựng và duy trì tình đoàn kết trong mối quan hệ,biết cách thích ứng với những thay đổi không ngừng của cuộc sống Cụ thể là:
- Trong quan hệ với chính mình: Giáo dục gái trị sống giúp HS biếtgieo những kiến thức vào thực tế để gặt hái những hành động cụ thể và biếnhành động thành thói quen, rồi lại gieo những thói quen tích cực để tạo ra sốphận cho mình
- Trong quan hệ với gia đình: Giáo dục giá trị sống giúp HS biết kínhtrọng ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi ốmđau, động viên, an ủi nhau khi gia quyến có chuyện chẳng lành…
- Trong quan hệ với xã hội: Giáo dục giá trị sống giúp HS biết cách ứng
xử thân thiện với môi trường tự nhiên, với cộng đồng như: có ý thức giữ gìntrật tự an toàn giao thông; giữ vệ sinh đường làng, ngõ phố; bảo vệ môitrường thiên nhiên…Từ đó, góp phần làm cho môi trường sống trong sạch,lành mạnh, giảm bớt những tệ nạn xã hội, những bệnh tật, đau đớn do sự thiếuhiểu biết của chính con người gây nên; góp phần thúc đẩy những hành vimang tính xã hội tích cực để hài hoà mối quan hệ giữa nhu cầu - quyền lợi -
Trang 321.3.2 Đặc điểm học sinh THPT
Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắtđầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn Tuổi thanh niênđược tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì:
+ Thời kì từ 15 - 18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên (học sinh THPT) ; + Thời kì từ 18 - 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (sinh viên).Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiệntượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý Đây là vấn đề khó khăn vàphức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâmsinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội Có nghĩa là
sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ khôngtrùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi
Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể.Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao Khả năng hưngphấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệ thầnkinh tạm thời phức tạp hơn Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí cóđiều kiện phát triển mạnh Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiệncủa nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên Tuy nhiên tính dễ bị kích thích nàykhông phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn docách sống của cá nhân Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịuđựng tốt hơn tuổi thiếu niên Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển
mạnh mẽ rất sung sức, nên người ta hay nói: “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu” Sự
phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý vànhân cách đồng thời nó còn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau nàycủa các em
Trong gia đình: Các em có quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, các
em cũng thấy được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình
Có thể nói rằng các em trong độ tuổi này là vừa học tập vừa lao động
Trong nhà trường, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất vàmức độ thì phức tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên Đòi hỏi các em tự
Trang 33giác, tích cực hơn, biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo Nhà trườnglúc này có nghĩa đặc biệt quan trọng vì nội dung học tập không chỉ nhằmtrang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức mà còn có tác dụng hình thành thế giớiquan và nhân sinh quan cho các em.
Học sinh THPT có quyền tham gia mọi hoạt động bình đẳng như ngườilớn Khi tham gia vào hoạt động xã hội các em được tiếp xúc với nhiều tầnglớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng, các em có dịp hòa nhập
và cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp các em tích lũy vốn kinhnghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này
Có thể nói ở lứa tuổi học sinh THPT, các em có hình dáng người lớn,
có những nét của người lớn nhưng chưa phải là người lớn, còn phụ thuộc vào
người lớn Ở các em luôn tồn tại hai đặc tính “tính trẻ con” và “tính người lớn” Những yếu tố kìm hãm sự phát triển người lớn, đó là các em phải lo
việc học, không quan tâm lo lắng điều gì, cha mẹ vẫn chăm lo mọi mặt.Những yếu tố thúc đẩy người lớn là nguồn thông tin rộng rãi và phong phú,cha mẹ bận rộn, con tự lập sớm, các em tham gia các hoạt động xã hội ở nhàtrường, cùng với sự phát triển nhanh về thể lực
Với những đặc điểm về tâm lí lứa tuổi của học sinh bậc THPT nhưvậy, giáo dục trang bị cho các em giá trị sống là nhiệm vụ rất cần thiết trongmỗi nhà trường
1.3.3 Quá trình giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT
1.3.3.1 Mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT
Sự phát triển nhanh chóng và nhiều mặt của thế giới ngày nay và nềnkinh tế thị trường đang tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, đã và đang làmchao đảo nhiều giá trị tinh thần nói chung và giá trị đạo đức nói riêng, vốnđược xem là truyền thống đạo đức của các dân tộc và của toàn thể nhân loại.Hiện tượng suy đồi đạo đức là có thật và đang trở thành mối quan tâm, lo ngạicủa nhiều quốc gia, dân tộc trên toàn cầu
Trang 34Đối với Việt Nam, từ khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường,bên cạnh rất nhiều mặt tốt thì đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ,trái với các chuẩn mực của xã hội, bất chấp những truyền thống đạo đức tốtđẹp của dân tộc Một bộ phận trong các tầng lớp, các thành phần xã hội khimưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên những khuôn mẫu, những giá trị đạođức đích thực: nạn tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính và các tệ nạn xãhội khác đang có những biểu hiện phức tạp Một bộ phận trong lớp trẻ hiệnnay có tâm lý sống thực dụng, buông thả, sùng bái vật chất, quay lưng lại vớivăn hóa, đạo đức truyền thống Vì vậy, giáo dục giá trị sống hiện đang là vấn
đề được quan tâm đặc biệt của các chính sách giáo dục trên thế giới, giáo dụcgiá trị được xem như là một nhân tố cơ bản thúc đẩy quá trình phát triển của
xã hội Việc xác định mục tiêu và chương trình, cách đưa giáo dục giá trị sốngvào nhà trường, giáo dục giá trị sống cho cộng đồng cũng như các chươngtrình giáo dục chuyên biệt đang được xây dựng và tiến hành trên phạm virộng lớn ở các quốc gia Mặt khác, trong hoàn cảnh thế giới đang trải quanhững cơn biến động lớn lao, mạnh mẽ, càn phải hướng con người – trong đó
có thế hệ trẻ vào những giá trị cơ bản, giá trị đúng đắn theo nghĩa hợp quyluật chung, góp phần làm cho cá nhân và xã hội phát triển
Đặc biệt, trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu khôngđược trang bị sẵn vốn sống, chúng ta khó có thể ứng phó sao cho tích cực nhấtkhi phải đối mặt trước những tình huống thử thách, hoặc sẽ dễ dàng bị sa ngã,
bị ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường sống
Mặt khác, nếu con người không có nền tảng giá trị sống rõ ràng vàvững chắc, dù cho được học nhiều kỹ năng đến đâu, chúng ta sẽ không biếtcách sử dụng nguồn tri thức ấy sao cho hợp lý, mang lại lợi ích cho bản thân
và cho xã hội Không có nền tảng giá trị, chúng ta sẽ không biết cách tôntrọng bản thân và người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xâydựng và duy trì tình đoàn kết trong mối quan hệ, không biết cách thích ứngtrước những đổi thay, có khi còn tỏ ra tham lam, cao ngạo về kỹ năng, khả
Trang 35năng vốn có của mình Thiếu nền tảng giá trị sống vững chắc, con người rất
dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất, và rồi mau chóng định hình chúngthành mục đích sống, đôi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợptác, vị kỷ cá nhân Giá trị sống giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vậtchất Những giá trị sống tích cực là chiếc neo giúp chúng ta ổn định, vữngchãi giữa những biến động của cuộc đời, có thể sẽ không dễ dàng gì nhưng tavẫn vượt qua được mà không cảm thấy bị thua thiệt, mất mát
Nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức UNESCO vàLVEP cũng chỉ ra rằng, sau khi được giáo dục giá trị sống, học sinh đã tự biếtđánh giá bản thân mình tốt hơn, biết điều chỉnh bản thân để phát triển các mốiquan hệ với người thân và những người xung quanh theo hướng tích cực,đồng thời các em cũng có thái độ nghiêm túc hơn trong học tập và các hoạtđộng khác Điều này không chỉ giúp học sinh tự hoàn thiện những phẩm chấtnhân cách tốt của bản thân mà còn giúp các em hình thành, rèn luyện chomình một lối sống tích cực, có trách nhiệm Nhận thức được ý nghĩa của việcgiáo dục giá trị sống cho thế hệ trẻ sẽ giúp các nhà giáo dục có ý thức hơn, tổchức có hiệu quả hơn công tác này trong nhà trường Do đó, mục tiêu giáodục giá trị sống trong nhà trường phổ thông là trang bị cho học sinh những trithức về giá trị sống, giúp học sinh tự giác, tích cực rèn luyện, học tập tiếpnhận những giá trị chung của nhân loại, của dân tộc thành giá trị của bản thânmỗi cá nhân để có thái độ, tình cảm đúng đắn trong cuộc sống và học tập,đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi học sinh nói riêng và cho gia đình, xã hộinói chung
Lực lượng giáo dục giá trị sống trong nhà trường phổ thông là ban giámhiệu nhà trường, các giáo viên, các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường
và ngoài xã hội đặc biệt là vai trò quan trọng của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, phụ huynh học sinh
Trang 36Đối tượng giáo dục là học sinh trung học phổ thông Họ vừa là đốitượng tiếp nhận giáo dục giá trị sống của nhà trường đồng thời cũng là chủ thểcủa quá trình tự giáo dục giá trị sống cho bản thân.
1.3.3.2 Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT
Nội dung giáo dục giá trị sống đã được tổ chức UNESCO quan tâm từrất sớm trong Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trong bốn
trụ cột giáo dục được tổ chức này đưa ra (Learning to know – Học để biết, Learning to do – Học để làm, Learning to be – Học để làm người, Learning
to live together – Học để chung sống) thì nội dung “Học để chung sống” là
nội dung cốt lõi nhất, được các nhà giáo dục thuộc tổ chức UNESCO rất coitrọng UNESCO cũng xây dựng nội dung giáo dục giá trị sống dành cho họcsinh THPT bao gồm các chủ đề sau đây:
1 Hòa bình
Tình yêu thươngKhoan dungHòa hợpQuan tâm và chia sẻ
2 Quyền con người
Bình đẳngTôn trọng nhân phẩmTrinh thần trách nhiệmHợp tác
3 Dân chủ
Tự do và trách nhiệm
Ý thức công dânTôn trọng pháp luậtĐoàn kết
Trang 37Bên cạnh những nội dung giáo dục giá trị sống mà tổ chức UNESCOđưa ra, Chương trình giáo dục những giá trị sống (LVEP) với sự hợp tác củacác nhà giáo dục trên thế giới, được sự hỗ trợ của UNESCO, Ủy ban quốc gia
về UNICEF của Tây Ban Nha và các tổ chức quốc tế khác cũng đã tổng kết vàđưa ra 12 giá trị sống cơ bản cho trẻ em trên toàn cầu Đó là các giá trị: Hòabình, hợp tác, hạnh phúc, yêu thương, khoan dung, khiêm tốn, trách nhiệm,trung thực, tự do, tôn trọng, giản dị và đoàn kết:
Tôn trọng: trước hết là sự tự trọng, là biết giá trị của mình, sau đó làlắng nghe người khác, là biết người khác có giá trị như tôi
Hợp tác: là khi mọi người biết làm việc chung với nhau, cùng hướng vềmột mục tiêu chung Hợp tác phải được sự chỉ đạo của nguyên tắc về sự tôntrọng lẫn nhau, quan tâm và sẻ chia với nhau
Trách nhiệm: là tạo sự tin cậy và tín nhiệm với mọi người xung quang,góp phần mình vào công việc chung, thực hiện nhiệm vụ bởi lòng trung thực
Trung thực: là nói sự thật, không có mâu thuẫn hoặc thiếu nhất quántrong suy nghĩ, lời nói và hành động
Giản dị: là sống một cách tự nhiên, không giả tạo, là chấp nhận hiện tại
và không làm mọi thứ trở lên phức tạp; là biết trân tọng những điều nhỏ bé,bình thường trong cuộc sống
Khiêm tốn: là nhận biết khả năng, ưu thế của mình nhưng không khoáclác, khoe khoang; là biết lắng nghe và chấp nhân quan điểm của người khác
Khoan dung: là tôn trọng qua sự hiểu biết lẫn nhau; là cởi mở và nhận
ra vẻ đẹp của sự khác biệt và sự đa dạng trong khi vẫn biết dàn xếp mầmmống gây chia rẽ, bất hòa Khoan dung đối với những điều không thuận lợitrong cuộc sống là biết cho qua đi, trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và tiếp tụctiến lên
Đoàn kết: là sự hòa thuận, hợp tác ở trong và ở giữa các cá nhân trongmột nhóm, một tập thể
Trang 38Yêu thương: là biết nhận ra giá trị của bản thân mình và giá trị củangười khác, muốn làm điều tốt cho họ, biết lắng nghe và chia sẻ, quan tâm vàthông hiểu
Tự do: quyền lợi được cân bằng với trách nhiệm, sự lựa chọn được cânbằng với lương tâm
Hạnh phúc: là trạng thái bình an của tâm hồn khiến con người không cónhững thay đổi đột ngột hay bạo lực; tâm hồn tràn ngập niềm vui, hy vọng vàước mong điều tốt lành cho mọi người
Trong những nội dung đó, có ba giá trị sống cốt lõi nhất: giá trị hòa bình, tình yêu thương và tôn trọng Học sinh trong quá trình phát triển nhân
cách nếu được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thìcác em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện bền vững, có khả năng thíchứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trongcuộc sống bằng chính những giá trị cốt lõi được các em cảm nhận
Như vậy, giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông khôngphải là một sự giáo dục lan man, không có chủ đề, định hướng giá trị mà đó làmột sự giáo dục có chọn lọc, có xác định mục tiêu trọng tâm và giá trị cốt lõi,phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em, sát với các chủ đề trong nộidung giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT Đề tài này tập trung nghiêncứu giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT dựa trên Chương trình giáo dụcnhững giá trị sống (LVEP) đã xây dựng
1.3.3.3 Các con đường giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT
Con đường giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT rất đa dạng Giáodục giá trị sống cho học sinh THPT được thực hiện thông qua các con đườnggiáo dục như sau:
- Lồng ghép giáo dục giá trị sống trong giảng dạy các môn học
Ở những bài học có liên quan đến các nội dung giáo dục giá trị sống,tiến hành thiết kế nội dung giáo dục giá trị sống thành một phần, một bộ phậnkiến thức trong cấu trúc bài học đó Các môn học chiếm ưu thế hơn trong việc
Trang 39lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục giá trị sống là môn Ngữ văn, Sinh học,Địa lý, Giáo dục công dân, Khi lồng ghép nộ dung giáo dục giá trị sống vàochương trình môn học, giáo viên tiết kiệm được thời gian, công sức; học sinhhứng thú học Nhờ đó, lồng ghép nội dung giáo dục giá trị sống với các mônhọc sẽ góp phần thống nhất giữa các hoạt động dạy học và giáo dục của giáoviên, nhà trường, giúp học sinh không chỉ lĩnh hội được tri thức, kĩ năng cầnthiết của môn học mà còn hình thành tình cảm, thái độ và hành vi tích cựcbiểu hiện của các giá trị sống.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa gắn với những chủ đề về giáo dục giá trị sống
Trong quá trình giáo dục, các hoạt động ngoại khóa như hoạt động vănhóa, văn nghệ, thể dục thể thao, diễn đàn thanh thiếu niên, hội thi, tham quan
dã ngoại, giao lưu,… có tác dụng rất lớn Các hoạt động này thường lôi cuốn,thu hút sự tham gia hào hứng của học sinh đặc biệt là khi học sinh được thamgia trực tiếp vào các vấn đề mang tính thời sự, cấp bách trong ứng xử, sinhhoạt với những nội dung gần gũi, thiết thực Học sinh sẽ ghi nhớ những bàihọc, những giá trị sống, những đạo đức một cách sâu sắc thông qua các hoạtđộng ngoại khóa gắn với những chủ đề giáo dục giá trị sống này
- Giáo dục giá trị sống thông qua sinh hoạt tập thể
Thông qua các hoạt động tập thể được nhà trường tổ chức hang tuần,hang tháng, học sinh hiểu được giá trị sống qua từng chủ điểm Giáo viêncũng có thể dùng sức mạnh của tập thể để tác động đến mọi thành viên trongtập thể Qua các hình thức sinh hoạt tập thể đa dạng, phong phú và gần gũivới học sinh, có thể tận dụng tối đa vai trò tập thể trong định hướng nhân cách
và hệ giá trị sống cho học sinh
- Giáo dục giá trị sống thông qua những tấm gương
Trong quá trình giáo dục, việc sử dụng các tấm gương trong đời sống,trong sách báo, thông qua các phương tiện truyền thông hoặc bằng chính sự
Trang 40… là phương pháp quan trọng để kích thích tính tích cực hoạt động tu dưỡng,rèn luyện của học sinh Việc lựa chọn và sử dụng các tấm gương không chỉ lànhững tấm gương điển hình về người tốt việc tốt mà còn sử dụng các hiệntượng xấu, tiêu cực trong xã hội nhằm ngăn ngừa, cảnh báo, răn đe để các emtránh không đi vào vết xe đổ Vì thế, việc sử dụng những tấm gương sẽ giúphọc sinh nhận thức đúng đắn những mặt tích cực và tiêu cực để có niềm tinvào những giá trị sống tốt đẹp và củng cố vững chắc những hành vi đúng đắncủa bản thân.
- Thông qua hoạt động trải nghiệm cộng đồng
Hoạt động trải nghiệm cộng đồng ở trường trung học phổ thông được tổchức theo các chủ đề, chủ điểm hàng tháng, hàng tuần, hoạt động kỉ niệm cácngày lễ lớn, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi viết vẽ, tham quan các đơn
vị kinh doanh, sản xuất, giáo dục… Thông qua tổ chức các hoạt động đó, tạođiều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm để có được nhữnggiá trị sống cần thiết
Cần tổ chức các hoạt động trải nghiệm cộng đồng mang tính cụ thể, gắnvới điều kiện và nhu cầu phát triển kĩ năng sống thực tiễn của học sinh Cáchtiếp cận này sẽ làm cho hoạt động giáo dục trở nên gần gũi, tự nhiên, thiếtthực và bổ ích đối với học sinh
Như vậy, có rất nhiều con đường để giáo dục giá trị sống cho học sinhTHPT, song rất cần có sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộngđồng như Gia đình, Đài phát thanh truyền hình địa phương, Công an thànhphố, … để công tác này đạt hiệu quả cao nhất
1.3.3.4 Các nguyên tắc giáo dục giá trị sống cho HS THPT
Mỗi con người là một cá thể riêng biệt, vì thế giá trị sống cũng mangtính cá nhân Tuy nhiên, 12 giá trị sống căn bản hướng con người đến mộtcuộc sống tốt đẹp hơn
Giáo dục giá trị sống cần đến quá trình lâu dài và thực hành liên tục,trên cơ sở dựa vào đặc điểm riêng của mỗi cá nhân HS Trong đó, cách giáodục hiệu quả nhất cần mang tính trải nghiệm, kết hợp càng nhiều loại hình tríthông minh càng tốt và nhất là tập trung vào tiềm năng tích cực của học sinh