1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non cổ loa, xã cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội

57 330 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 2,14 MB

Nội dung

Do đó việc đưa các nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là một việc làm rất cần thiết, tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

HÀ NỘI, 2019

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

Người hướng dẫn

Thạc sĩ Lưu Thị Uyên

HÀ NỘI, 2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong bốn năm đại học (2015-2019) được học tập tại trường Đại học Sư

Phạm Hà Nội 2 đã giúp cho em tiếp thu được rất nhiều kiến thức mới mẻ và bổ

ích từ các thầy cô giáo, được học tập và nghiên cứu khoa học đã giúp cho em

được trưởng thành hơn rất nhiều Để hoàn thành tốt được khóa luận này, em xin

gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S Lưu Thị Uyên – Giảng viên trường Đại học Sư

Phạm Hà Nội 2 người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn khoa học

và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để em

hoàn thành được khóa luận này

Bên cạnh đó em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô

giáo trong khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo

điều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Nhân dịp này em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu, các cô giáo

chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn A3 và A4 trường Mầm non Cổ Loa, xã Cổ Loa,

huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện, chỉ bảo và nhiệt tình giúp

đỡ em trong quá trình thu thập số liệu tại trường

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và các bạn sinh viên

lớp K41C- Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ,

đóng góp ý kiến, động viên, và khích lệ em trong suốt quá trình học tập - nghiên

cứu, tạo niềm tin để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2019

Sinh viên

Phạm Thị Hà

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân

tôi, dưới sự hướng dẫn của Th.S Lưu Thị Uyên Các số liệu, tài liệu được trích

dẫn trong khóa luận hoàn toàn trung thực và rõ ràng Kết quả nghiên cứu này

không trùng với bất kì công trình nào được công bố trước đó

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2019

Sinh viên

Phạm Thị Hà

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Những đóng góp của đề tài 2

NỘI DUNG 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 3

1.1 Mục tiêu giáo dục mầm non 3

1.2 Một số vấn đề về giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non 3

1.2.1 Khái niệm giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe 3

1.2.2 Tầm quan trọng của giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non 3

1.2.3 Nội dung và mục tiêu giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi 4

1.2.4 Phương pháp giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi 5

1.2.5 Hình thức tổ chức giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non 7

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 11

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 11

2.3 Phương pháp nghiên cứu 11

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 12

3.1 Sơ lược về trường mầm non cổ loa 12

3.1.1 Nhà trường 12

3.1.2 Đội ngũ giáo viên và nhân viên 13

3.1.3 u nh trẻ p u giáo 13

3.1.4 Hoạt động chuyên môn 14

3.2 Thực trạng giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Cổ Loa 15

3.2.1 Nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi 16

Trang 6

3.2.2 Hình thức giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi 18

3.2.3 Phương pháp giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Cổ Loa 20

3.2.4 Kết quả giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi 22

3.2.5 Đánh giá quá trình giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi 25

3.3 Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Cổ Loa 27

3.3.1 Cơ sở của các đề xuất 27

3.3.2 Đề xuất giải pháp 28

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mẫu giáo [3] 4

Bảng 3.1 Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên, năm học 2018 - 2019 13

Bảng 3.2 Quy m nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, năm học 2018 - 2019 13

Bảng 3.3 Hình thức giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5- 6 tuổi 19

Bảng 3.4 Phương pháp giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi 21

Bảng 3.5 Thang đo kết quả giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Cổ Loa 23

Bảng 3.6 Kết quả giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Cổ Loa 24

Bảng 3.7 Kết quả khảo sát quá trình thực hiện giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ tại trường mầm non Cổ Loa 25

Trang 9

“Trẻ mầm non và đặc biệt là trẻ lứa tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều trẻ học được ở nhà trường và hình thành dấu ấn lâu dài Nếu chúng ta bắt đầu giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ trong giai đoạn này sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển con người, tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về dinh dưỡng – sức khỏe, biết lựa chọn ăn uống một cách thông minh và tự giác, có hiểu biết về những hành vi có lợi cho sức khỏe Do đó việc đưa các nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là một việc làm rất cần thiết, tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ từ lứa tuổi mầm non đến các cấp học sau” [4]

“Từ trước tới nay, trong các chương trình giáo dục mầm non, nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe còn chưa được đề cập một cách rõ nét, hầu hết chỉ nêu ra một số gợi ý nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe ở những hoạt động chăm sóc và hoạt động trẻ tự phục vụ Trong chương trình giáo dục mầm non mới, nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe đã được chú trọng hơn, giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe trở thành một phần riêng biệt và được thể hiện rất rõ nét trong nội dung của lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất; bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cũng được hướng dẫn tích hợp vào nhiều chủ đề, qua đó giúp trẻ có những nhận thức, thái độ, hành vi đúng trong ăn uống và chăm sóc sức khỏe để trẻ phát triển toàn diện, hài hòa”

“Các nghiên cứu về giáo dục mầm non đều thống nhất đối với trẻ mầm non phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu,

hứng thú cho trẻ theo phương châm chơi mà học, học bằng chơi Chú trọng đổi

mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực

Trang 10

Từ những lý do trên chúng tôi chọn trường mầm non Cổ Loa, xã Cổ Loa,

huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội - Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 và đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 để triển khai thực hiện

nghiên cứu đề tài “Thực trạng giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi

tại trường mầm non Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, chỉ ra được điểm mạnh, điểm hạn chế (nếu có) và đề xuất biện pháp góp phần làm cho hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ ngày càng tốt hơn

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi tại trường

Trang 11

3

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Mục tiêu giáo dục mầm non

“Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiểm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” [3]

1.2 Một số vấn đề về giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non

1.2.1 Khái niệm giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe

Theo Lê Mai Hoa và Lê Trọng Sơn [5], “Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe

là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm lý trí của con người nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác chăm lo vấn đề ăn uống và sức khỏe của cá nhân, tập thể và cộng đồng”

“Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non là biện pháp can thiệp nhằm thay đổi những tập quán thói quen và các hành vi liên quan đến dinh dưỡng, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ Bản thân quá trình giáo dục dinh dưỡng trong nhà trường nói chung và với trẻ mầm non nói riêng phải nằm trong một chiến lược phát triển của toàn xã hội và là một quá trình liên tục không ngừng” [4]

“Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ chính là cung cấp những kiến thức liên quan tới các chế độ dinh dưỡng, các loại thực phẩm và ích lợi của thực phẩm với sức khỏe, cách chăm sóc bảo vệ cơ thể để cơ thể được khỏe mạnh, tránh được các bệnh thông thường, có kiến thức tránh những nơi nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân Đồng thời trong nội dung giáo dục có chứa nội dung chăm sóc và trong nội dung chăm sóc cũng có nội dung giáo dục” [4]

1.2.2 Tầm quan trọng của giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non

“Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe là một trong những mục tiêu căn bản của giáo dục mầm non nói chung, giáo dục mẫu giáo nói riêng Giáo dục dinh dưỡng,

Trang 12

4

sức khỏe có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ

và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ và giáo dục lao động cho trẻ Việc giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ ngay từ độ tuổi mẫu giáo còn tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe

ở các lứa tuổi tiếp theo Đó là cơ sở, tiền đề để xây dựng nên những con người có đầy

đủ sức khỏe, trí tuệ và năng lực để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội Quá trình hướng dẫn và tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe là con đường ngắn nhất để trẻ có kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe” [9]

1.2.3 Nội dung và mục tiêu giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi

“Nội dung giáo dục cho trẻ mầm non phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống” [3]

Trong “Chương trình giáo dục mầm non” [3], giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe là một trong hai nội dung thuộc lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất (phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe) Trẻ càng lớn thì nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe càng được chú trọng hơn Theo đó, giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi bao gồm các nội dung sau:

Bảng 1.1 Nội dung giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ mẫu giáo [3]

Trang 13

5

2 “Tập làm một số

việc tự phục vụ

trong sinh hoạt”

- “Tập luyện kĩ năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng”

- “Đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách”

- “Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết”

- “Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân

và cách phòng tránh”

- “Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng”

- “Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ”

1.2.4 Phương pháp giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi

“Đối với giáo dục trẻ lứa tuổi mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo

ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân dựa trên các đặc điểm riêng của trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp” [3]

Có nhiều phương pháp được sử dụng trong giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe

cho trẻ mầm non, mỗi phương pháp lại có những ưu điểm, đặc điểm và hạn chế

riêng Do vậy, sẽ chỉ có hiệu quả khi có sự phối hợp các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt và hợp lý

Trang 14

- Phương pháp quan sát: Là phương pháp kết hợp với nghe, cầm, nhìn, sờ,

ngửi, nếm giúp hình thành cho trẻ kỹ năng phân tích các thuộc tính cơ bản của

sự vật, hiện tượng

- Phương pháp chỉ dẫn: Phương pháp này được sử dụng khi mới được làm

quen hoặc khi trẻ chưa nắm vững kỹ năng hoạt động

- Phương pháp làm mẫu: Giáo viên trực tiếp thực hiện kết hợp với phân tích

các kỹ năng để nhận ra giá trị của đối tượng

- Phương pháp tìm tòi sáng tạo: Giáo viên xác định con đường hình thành ý

định cho trẻ, hướng dẫn trẻ tìm kiếm và khám phá, tổ chức cho trẻ tìm hiểu

về đối tượng để giúp trẻ tích lũy và làm giàu vốn hiểu biết của mình

1.2.4.2 Phương pháp đàm thoại

Phương pháp đàm thoại là phương pháp sử dụng phương tiện ngôn ngữ như trò chuyện, trao đổi, giải thích nhằm giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ và trả lời, bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc, vì vậy khi sử dụng phương pháp đàm thoại giáo viên cần đưa ra những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với trẻ, hướng trẻ vào những nhiệm vụ cần giải quyết, kích thích trẻ suy nghĩ và trả lời

1.2.4.3 Phương pháp thực hành, trải nghiệm

Là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ ở trường mầm non cũng như trong giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe bởi nó tạo điều kiện cho trẻ được tham gia trực tiếp vào hoạt động từ đó nhận thức sâu

và độc lập hơn, phát huy tính tích cực của trẻ Phương pháp thực hành trải nghiệm bao gồm:

Trang 15

7

Phương pháp trò chơi: Là cách thức tổ chức mà giáo viên hướng dẫn trẻ

sử dụng đồ dùng đồ chơi để tham gia các trò chơi liên quan đến các sự vật, hiện tượng nhằm hình thành, củng cố, khắc sâu kiến thức cho trẻ

Phương pháp luyện tập: Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp đi lặp lại

nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỹ năng thực hành trong công việc

1.2.4.4 Phương pháp tạo tình huống giáo dục

Phương pháp tình huống là phương pháp tạo ra những tình huống đặc biệt, hấp dẫn, mang tính vấn đề, tính tìm kiếm và cuốn hút trẻ vào các tình huống ấy

Từ đó, trẻ chủ động lĩnh hội những tri thức mới và cách hành động mới, hình thành năng lực sáng tạo và tính tích cực, tính độc lập trong hoạt động của trẻ

1.2.4.5 Phương pháp đánh giá

Phương pháp đánh giá là phương pháp giúp cho giáo viên xác định được chất lượng, hiệu quả giáo dục trẻ để phát hiện và điều chỉnh những hạn chế , phát huy mặt mạnh nhằm thực hiện các mục tiêu đã dự kiến

1.2.5 Hình thức tổ chức giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non

“Hoạt động giáo dục trẻ là một quá trình giáo dục đa dạng về hình thức

Có rất nhiều cách để phân chia các hình thức tổ chức giáo dục như dựa vào đối tượng hoạt động, dựa vào mục đích và nội dung giáo dục, dựa vào số lượng trẻ, dựa vào không gian tổ chức hoạt động Mỗi một hình thức tổ chức giáo dục đều mang những khả năng giáo dục nhất định Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục trẻ được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý

cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh” [7]

Nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi được lồng ghép theo hướng tích hợp vào các sự kiện, các hoạt động khác nhau trong chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non, có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức như:

+ Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe qua hoạt động học có

chủ định

Trang 16

8

Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe được tiến hành dưới hình thức lồng ghép thông qua hoạt động học có chủ định, thông qua hình thức tiết học củng cố,

hệ thống hóa, chính xác hóa những kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe mà trẻ

đã làm quen ở mọi lúc, mọi nơi, phát triển trí tuệ cho trẻ Nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe có thể được tích hợp ở các tiết học khác nhau như thông qua hoạt động tạo hình, hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, hoạt động làm quen với tác phẩm văn học Thông qua mỗi một hình thức hoạt động học tập khác nhau trẻ sẽ được tiếp cận và lĩnh hội đối tượng ở các khía cạnh khác nhau

Lồng ghép vào các môn học: Thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm

văn học trẻ sẽ được học các bài thơ, câu chuyện, bài vè, câu đố về các loại rau,

củ, quả hay những thói quen văn minh trong đời sống sinh hoạt Thông qua hoạt động âm nhạc, với những bài hát, giai điệu gần gũi như bài “rửa mặt như mèo”

cô có thể tích hợp nội dung giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ Hay qua những giờ thể dục giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục để giúp cho cơ thể được khỏe mạnh và có một vóc dáng đẹp Qua hoạt động tạo hình trẻ vẽ, nặn,xé dán những loại rau, củ, con vật, thực phẩm qua đó trẻ được khắc sâu, mở rộng kiến thức

Lồng ghép vào các sự kiện: Nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

có thể được lồng ghép vào các sự kiện theo các tháng ở trường mầm non hay qua các chương trình mà trường tổ chức như “Bé khỏe bé ngoan”, “Ngày hội ngôn ngữ”

+ Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe thông qua hoạt động vui chơi

Lồng ghép vào các góc học tập: góc bán hàng, góc gia đình, góc nghệ

thuật, góc xây dựng, góc bác sĩ, góc văn học, góc thiên nhiên, góc học tập là nơi trẻ có thể đào sâu vốn tri thức đã tích lũy được

Thông qua các trò chơi: Có thể dạy trẻ nhận biết các loại thực phẩm cũng

như những lợi ích mà các loại thực phẩm này mang lại cho trẻ qua các trò chơi Chỉ với một vài sáng tạo nho nhỏ sẽ giúp các bé biết tên các loại thực phẩm mà mình được ăn hàng ngày cũng như nhận biết được đâu là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tác dụng của chúng

Trang 17

9

+ Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe vào các chủ đề

Trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng có đặc điểm tâm, sinh lí riêng như: các thao tác tư duy chưa được hình thành một cách rõ nét, trẻ chưa thể lĩnh hội được tri thức khoa học theo môn riêng biệt mà chỉ có thể tiếp nhận tri thức

và kĩ năng theo hướng tích hợp chủ đề Hệ thống chủ đề được thực hiện theo mục tiêu phát triển toàn diện của trẻ về thể lực, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mĩ, xã hội Việc tích hợp nội dung chăm sóc giáo dục theo chủ đề xuất phát từ nhu cầu của trẻ gắn liền với cuộc sống, với thiên nhiên và môi trường gần gũi với chúng Điều đó thể hiện ở hai hướng: Tích hợp nội dung dạy trẻ theo các lĩnh vực gần nhau; lồng ghép các con đường chuyển tải các nội dung giáo dục đa dạng trong từng chủ đề

“Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cần được hòa quyện, lồng ghép, đan cài với các

lĩnh vực khác trong cuộc sống Từ đó, hình thành cho trẻ nhận thức, thái độ và hành động đúng đắn về vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe, từng bước giúp trẻ có được những hiểu biết đúng đắn về dinh dưỡng, sức khỏe; rèn cho trẻ những kĩ năng, thói quen tốt trong ăn uống, đồng thời hình thành ở trẻ thái độ tự giác, tích cực đối với vấn đề

ăn uống và sức khỏe cho bản than”.[ 7]

+ Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe qua các hoạt động theo thời điểm trong ngày, ở mọi lúc, mọi nơi

Thông qua tổ chức bữa ăn: Cho trẻ tự làm một số việc nhỏ như lấy thìa,

lấy bát, lấy thức ăn, cất ghế để trẻ tự phục vụ bữa ăn của mình Cách làm này không chỉ giúp trẻ rèn luyện được tính tự giác, nề nếp mà còn biết trân trọng giá trị của các loại thực phẩm

Ngoài ra tùy theo hoàn cảnh có thể thực hiện lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe vào các thời điểm khác nhau như giờ đón, trả trẻ, giờ dạo chơi, giờ ngủ

+ Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe thông qua một số hình thức khác

Thông qua các hoạt động ngoại khóa: Có thể tổ chức cuộc thi giữa các

lớp, nhóm, khối như thi nấu ăn, để cho các bé tập xếp hoa quả và cùng tham gia, điều này không chỉ giúp trẻ thêm hào hứng mà còn giúp trẻ tích lũy thêm được nhiều kiến thức Ngoài ra có thể cho trẻ tham gia vào một số hoạt động như tưới cây, chăm sóc con vật cũng rất tốt để tạo vốn hiểu biết về thực phẩm cho trẻ mầm non

Trang 18

10

Thông qua các bản tin, ngày hội, ngày lễ , đi chợ, đi siêu thị giáo viên

đều có thể lồng nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe một cách hợp lý để giúp trẻ tích lũy những kinh nghiệm

Trang 19

11

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức

khỏe cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông

Anh, thành phố Hà Nội

- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho

trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố

Hà Nội

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ

- Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi tại trường

2.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: tìm hiểu, phân tích,tổng hợp

và hệ thống hóa các tài liệu, giáo trình, các công trình nghiên cứu đã công bố có

liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

- Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát trực tiếp các hoạt động

giảng dạy (nội dung, PPDH, sự hứng thú của trẻ trong giờ học và kết quả đạt được…)

- Phương pháp điều tra, đánh giá kết quả giáo dục: xây dựng và sử dụng

phiếu để đánh giá kết quả giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ 5-6 tuổi tại trường

- Phương pháp toán học thống kê: sử dụng trong quá trình xử lý các số

liệu đã thu thập được của quá trình nghiên cứu

Trang 20

12

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Sơ lược về trường mầm non cổ loa

3.1.1 Nhà trường

Trường mầm non Cổ Loa, nằm trên địa bàn xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Trường được chia tách và thành lập mới từ ngày 10/8/2011

Danh hiệu đã được công nhận

Tháng 8 năm 2014 trường mầm non Cổ Loa vinh dự được đón Bằng công nhận Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 2 và cờ thi đua xuất sắc cấp thành phố; Tháng 4 năm 2015 Nhà trường đã đạt kiểm định chất lượng Cấp độ 3; Nhiều năm liền nhà trường đạt danh hiệu trường tiến tiến xuất sắc

Cơ sở vật chất

Nhà trường có khuôn viên rộng với tổng diện tích 9400m2, với 20 phòng học kiên cố và các phòng làm việc của bộ phận hành chính, phòng hội đồng, hội trường, bếp ăn, các phòng chức năng như: âm nhạc, tin học, thư viện, thể chất Mỗi nhóm lớp có một phòng học riêng theo đúng độ tuổi, không có lớp ghép [13]

“Nhà trường có riêng khu phát triển vận động, phòng thể chất, khu phát triển vận động tinh dành riêng cho trẻ để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động Khu vực trẻ chơi ngoài trời có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định tại thông tư số 32/2012/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngoài các danh mục đồ chơi theo quy định, nhà trường còn có khu chơi giao thông, sân gôn bóng đá phù hợp thực tế

và đảm bảo an toàn cho trẻ” [12]

“Các phòng đều được trang bị đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ, đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động, các thiết bị, đồ dùng phù hợp với hoạt động phát triển thẩm mỹ, phát triển thể chất, ngôn ngữ của trẻ; có đầy đủ hệ thống đèn điện chiếu sáng, hệ thống quạt mát; có các tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học đầy đủ Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT” [13]

Trang 21

13

3.1.2 Đội ngũ giáo viên và nhân viên

“Phát triển một đội ngũ giáo viên đạt chuẩn chất lượng, đủ về số lượng và đồng bộ về trình độ là nhiệm vụ quan trọng đối với các trường mầm non, bởi vì CBQL và giáo viên là người quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non Đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên trường mầm non Cổ Loa ngày càng hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng Hàng năm, giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp loại Xuất sắc xấp xỉ 50%” [13]

Bảng 3.1 Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên, năm học 2018 - 2019

Tổng số

Trình độ đào tạo Đạt chuẩn Trên chuẩn

T lệ trẻ/giáo viên đối v i nh m trẻ 10 trẻ/giáo viên

T lệ trẻ/giáo viên đối v i l p mẫu

giáo c trẻ án tr 18 trẻ/giáo viên

Năm học 2018 - 2019, t lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt 91,3%; Ban giám hiệu Nhà trường 100% có trình độ Cử nhân SP GDMN

3.1.3 Quy mô nh trẻ p u giáo

Bảng 3.2 Quy m nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, năm học 2018 - 2019

Số trẻ Số lớp

Trẻ lớp Trẻ/nhóm

- Trẻ 25 đến 36 tháng tuổi 127 5 24,5

Trang 22

“Số trẻ trong các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo hiện tại đang vượt quá quy định tại khoản 1 điều 13 Điều lệ trường Mầm non, tuy nhiên nhà trường đã bố trí thêm giáo viên cho các nhóm, lớp để đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục và an toàn cho trẻ” [12]

3.1.4 Hoạt động chuyên môn

- Nhà trường thực hiện kế hoạch giáo dục theo Thông tư số BGDĐT ngày 24/01/2017 ban hành chương trình giáo dục mầm non, theo Hướng dẫn nhiệm vụ, hướng dẫn quy chế chuyên môn của Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT huyện Đông Anh

- Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương như điều kiện về kinh tế, xã hội, môi trường Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, đồ dùng, đồ chơi của nhà trường phù hợp với khả năng về thể chất, trí tuệ của trẻ

- Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác

- Giáo viên lựa chọn các nội dung, xây dựng chủ đề, tổ chức các hoạt động như hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động đi dạo,

đi thăm, hoạt động giao lưu phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, của nhà trường

- Trong các năm học nhà trường đã tổ chức thực hiện tốt nhiều chuyên đề cấp thành phố; các chuyên đề Tạo hình, Âm nhạc, Phát triển vận động cấp huyện;

8 chuyên đề cấp trường Sau mỗi chuyên đề có tổng kết rút kinh nghiệm để tìm ra

Trang 23

giáo viên biết thiết kế giáo án điện tử

- Hiện nay nhà trường đã có 90 giáo án điện tử, 7 phần mềm ứng dụng vào công tác giảng dạy cho trẻ Nhà trường có 2 giáo án điện tử E-learning tham gia dự thi cấp huyện đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì

- Giáo viên tích cực tham gia các hội thi chuyên môn, nghiệp vụ và đã đạt giải cao như:

- Năm học 2017 - 2018: đạt 01 giải nhất, 01 giải nhì cấp huyện thiết kế bài giảng Elearning, 01 giải Nhất cấp huyện thi kĩ năng CNTT, 01 giải Nhì cấp thành phố thi kĩ năng CNTT, trong Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện có 03 giáo viên đạt giải Nhì, 01 nhân viên nuôi dưỡng đạt giải Nhất; trong Hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có 1 giải Xuất sắc cấp huyện, 1 giải Nhất cấp thành phố

- “Năm học 2018 - 2019: 01 giáo viên đạt giải Nhất, 01 giáo viên đạt giải Nhì trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện; và 01 giáo viên đạt Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố” [13]

3.2 Thực trạng giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Cổ Loa

“Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động học là một trong những hoạt động cơ bản thực hiện về tổ chức nội dung giáo dục theo hướng tích hợp và tác động đến trẻ một cách toàn diện”

“Hoạt động học quy định trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của lớp mẫu giáo lớn là hình thức hoạt động học có chủ định: Giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn và tổ chức hoạt động học, đặt nhiệm vụ nhận thức cho trẻ thông qua tình huống chơi theo quy trình và phương pháp phù hợp với độ tuổi Trẻ là chủ thể, chủ động tham gia tích cực vào hoạt động để giải quyết nhiệm vụ nhận thức đặt ra của cô giáo Với mẫu giáo lớn, học có chủ định được tổ chức nhấn mạnh

Trang 24

16

học qua hành, việc vận dụng phương pháp trò chơi vẫn là phương pháp có hiệu quả ở lứa tuổi này” [7]

3.2.1 Nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi

Khảo sát thực tế tại trường, chúng tôi thấy nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Cổ Loa bám sát với chương trình

mà Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định Hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ tại trường hướng đến 3 nội dung cơ bản là giúp trẻ:

- “Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe” [3]

- “Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt”.[3]

- “Giữ gìn sức khoẻ và an toàn”.[3]

Một số nội dung chi tiết đã được xây dựng trong kế hoạch giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi như sau:

(1) “Nhận biết một số n ăn thực phẩ th ng thường và lợi ích của chúng đối v i sức khỏe”

- “Trẻ nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm, thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và muối khoáng (trên tháp dinh dưỡng)”

- “ Trẻ làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món

ăn, thức uống (vo gạo, nhặt rau hoặc hướng dẫn trẻ làm quen với một số thao tác như nặn bánh trôi, gói bánh chưng, làm bánh gối, pha nước cam, nước chanh, pha sữa,…); Trẻ biết cách chia thức ăn, rót, đong ”

- “Trẻ biết được mỗi loại thực phẩm có nhiều cách chế biến khác nhau như luộc, xào, kho ”

(2) “Nhận biết các bữa ăn trong ngà và ợi ích của ăn uống đủ ượng và đủ chất”

- Trẻ nhận biết được có 3 bữa ăn chính trong ngày (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối)

- Trẻ biết ăn uống đủ lượng đủ chất là ăn hết suất ăn, là ăn đa dạng các loại thức ăn, sử dụng nhiều món ăn; Trẻ biết ăn đủ lượng, đủ chất sẽ giúp cho cơ

Trang 25

sẽ dễ mắc các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, béo phì

(3) Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt

- Tập luyện kĩ năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng Trẻ biết

tự đánh răng, lau mặt, biết tự rửa tay bằng xà phòng đúng theo các bước

- Trẻ biết cần phải đi vệ sinh đúng nơi đã quy định, đi vệ sinh đúng nhà vệ sinh dành cho nam, cho nữ Không đi vệ sinh hoặc tiểu tiện bừa bãi ở những nơi

công cộng

- Trẻ biết sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách Biết xả nước sau khi đi vệ sinh

(4) Giữ gìn sức khỏe và an toàn

Trẻ tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe:

- “Dạy trẻ làm quen với cách bảo vệ và chăm sóc các bộ phận cơ thể, các giác quan, luyện nề nếp, thói quen tốt giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường”

- Dạy trẻ một số thói quen như biết đội mũ, che ô khi trời nắng hoặc mưa Mặc quần áo vệ sinh sạch sẽ

- “Dạy trẻ biết các thời điểm thích hợp trong ngày cần thiết phải rửa tay, rửa mặt, vệ sinh răng miệng, tắm ”

- “Trẻ biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thể và vệ sinh môi trường sẽ giúp cho cơ thể được khỏe mạnh phòng tránh mắc các bệnh về da và đường hô hấp…”

“Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp v i thời tiết và ích lợi của mặc trang phục phù hợp v i thời tiết”

- Trẻ biết tự mặc quần áo

- Trẻ biết lựa chọn và mặc quần áo phù hợp với thời tiết Trẻ biết trời lạnh mặc quần áo dày và dài sẽ giúp giữ ấm cho cơ thể, tránh mắc các bệnh về đường

Trang 26

18

hô hấp Trời nóng mặc quần áo cộc tay giúp cơ thể được thoải mái, tinh thần dễ chịu và tránh mắc các bệnh về da

Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh

- Dạy cho trẻ nhận biết một số biểu hiện đơn giản khi ốm như sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi và biết nói với cô giáo hoặc người lớn khi

cơ thể có những biểu hiện này

- Dạy trẻ một số cách phòng tránh như: phải ăn chín uống sôi, ăn đầy đủ ngày 3 bữa và đa dạng các loại thực phẩm, thường xuyên giữ gìn vệ sinh cơ thể

và môi trường xung quanh, mặc quần áo phù hợp với thời tiết

“Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng”

- Trẻ nhận biết được những nơi không an toàn như : ao, hồ, sông, suối, hố vôi

- Trẻ nhận biết được những vật dụng nguy hiểm như: dao, kéo, bàn là đang nóng, ổ điện, phích nước sôi

Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người gi p đỡ

- Trẻ nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại của người thân và biết cách tìm kiếm

sự giúp đỡ khi gặp tình huống nguy hiểm, khẩn cấp: bị bỏng, bị ngã, bị người lạ đưa đi, khi bị lạc đường

3.2.2 Hình thức giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi

Hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức, sắp xếp các giờ học cho phù hợp với mục tiêu, nội dung của từng bài, phù hợp với điều kiện và môi trường lớp học nhằm làm cho quá trình dạy học đạt được kết quả tốt nhất [11]

“Có rất nhiều hình thức tổ chức giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non: giáo dục trong các giờ sinh hoạt (đón trẻ, trả trẻ, trò chuyện, vệ sinh, ăn, ngủ, sinh hoạt chiều), trong giờ chơi, giờ học; trong giờ lao động, trong các hoạt động tham quan, lễ hội…và tích hợp vào các chủ đề” [11]

Tại trường mầm non Cổ Loa, các tổ chuyên môn và giáo viên phụ trách lớp

đã chủ động phát triển chương trình, phù hợp với thực tế Các hình thức tổ chức giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi rất phong phú

Trang 27

Trong các môn: Âm nhạc, Tạo hình, Khám phá thiên nhiên và khoa học…

“Lồng ghép vào các góc học tập”

“Góc phân vai; Góc học tập; Góc thiên nhiên; Góc tạo hình”

2 Hoạt động

vui chơi

Lồng ghép vào trò chơi Trò chơi đóng vai/trò chơi vận

động/trò chơi học tập Dạo chơi ngoài trời Dạo chơi vườn rau, vườn cây

ăn quả…

Tham quan; Ngoại khóa Bé đi siêu thị; Tham quan bếp

ăn; Tổ chức “Hội chợ quê”

“Các kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ, những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo trong việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ…”

“Trong chương trình giáo dục mầm non, nội dung học không cung cấp đến trẻ một cách đơn lẻ theo từng “môn” học riêng mà thường được tổ chức theo

Trang 28

20

hướng tích hợp thông qua các lĩnh vực nội dung hoạt động cụ thể như hoạt động : vận động ; khám phá khoa học tự nhiên – xã hội ; làm quen với toán ; nghe kể chuyện/ đọc thơ/ kể chuyện sáng tạo/ làm quen với đọc, viết ; hoạt động tạo hình (vẽ/ nặn/ xé/ dán/ chắp ghép, xếp hình); hoạt động âm nhạc thuộc các lĩnh vực giáo dục : phát triển vận động ; phát triển ngôn ngữ ; phát triển nhận thức ; phát triển tình cảm – xã hội và phát triển thẩm mĩ”

Tại trường mầm non Cổ Loa, giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi được tiến hành thông qua nhiều hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục, trong đó các hoạt động giáo dục rất phong phú, trẻ được học thông qua vui chơi, qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, ăn ngủ

+ “Trong bữa ăn, trẻ ăn uống cùng nhau là cơ hội quan trọng để dạy trẻ hành vi văn minh lịch sự trong ăn uống, hoặc ứng xử trong nhóm Giáo viên tận dụng những tình huống trong bữa ăn để dạy trẻ biết mời cô, mời bạn trước khi

ăn, cách sử dụng dụng cụ ăn uống, nhận biết loại thực phẩm trong món ăn”

+ Giờ ngủ giáo viên có thể nói như thì thầm với trẻ những việc làm cần thiết trước khi ngủ như “súc miệng, đánh răng để không bị sâu răng”, khi trẻ thức dậy, giáo viên kết hợp hướng dẫn trẻ cất gối, đi vệ sinh, rửa mặt, súc miệng… + “Ngoài ra, Nhà trường còn trao đổi thường xuyên với gia đình nhằm nâng cao hiểu biết của phụ huynh, thống nhất yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục, tạo ra các điều kiện giáo dục cần thiết ở trường và ở gia đình; phối hợp với các bậc cha mẹ để củng cố những điều trẻ đã học được ở trường và rèn luyện cho trẻ có thói quen tốt trong ăn uống ở mọi nơi, mọi lúc”

3.2.3 Phương pháp giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Cổ Loa

Có rất nhiều các phương pháp giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN Cùng với phương tiện, đồ dùng dạy học, phương pháp dạy học quyết định rất lớn đến chất lượng giáo dục Việc lựa chọn các phương pháp giáo dục tùy thuộc vào nội dung kiến thức, kĩ năng cần đạt cùng như điều kiện

cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ…

Một số phương pháp được vận dụng tại trường mầm non Cổ Loa bao gồm:

Ngày đăng: 23/12/2019, 09:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục - Đào tạo(2015), Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường mầm non "(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/VBHN-BGDĐT "ngày 24 tháng 12 năm 2015
Tác giả: Bộ Giáo dục - Đào tạo
Năm: 2015
3. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2017), Thông tư số 01/VBHN Thông tư an hành Chương trình Giáo dục mầm non, ngày 24/01/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư an hành Chương trình Giáo dục mầm non
Tác giả: Bộ Giáo dục - Đào tạo
Năm: 2017
4. Phạm Mai Chi-Vũ Yến Khanh - Nguyễn Thị Hồng Thu (2012), Các hoạt động giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hoạt động giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ mầm non
Tác giả: Phạm Mai Chi-Vũ Yến Khanh - Nguyễn Thị Hồng Thu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2012
5. Lê Mai Hoa, Lê Trọng Sơn, Giáo trình dinh dưỡng trẻ em, NXB Đại học Sư Phạm (2004), tr. 45-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dinh dưỡng trẻ em
Tác giả: Lê Mai Hoa, Lê Trọng Sơn, Giáo trình dinh dưỡng trẻ em, NXB Đại học Sư Phạm
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm (2004)
Năm: 2004
6. Nguyễn Thị Hòa(2005), Tổ chức chơi cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức chơi cho trẻ mẫu giáo
Tác giả: Nguyễn Thị Hòa
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2005
7. Nguyễn Thị Hòa (2013), Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Hòa
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2013
8. Lê Mai Hoa (2008). Giáo trình Vệ sinh - Dinh dưỡng, NXB Giáodục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Vệ sinh - Dinh dưỡng
Tác giả: Lê Mai Hoa
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 2008
9. Lê Thu Hương (2008), Tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Tác giả: Lê Thu Hương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
10. Nguyễn Thị Hòa (2009), Giáo dục học mầm non, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Hòa
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2009
11. Nguyễn Thị Hoa (2010), Giáo trình giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Nhà XB: NXB ĐH Sư phạm Hà Nội
Năm: 2010
12. Phòng Giáo dục – Đào tạo Đông Anh, Trường mầm non Cổ Loa (2018), Kế hoạch chăm s c, giáo dục năm học 2017 – 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng Giáo dục – Đào tạo Đông Anh, Trường mầm non Cổ Loa (2018)
Tác giả: Phòng Giáo dục – Đào tạo Đông Anh, Trường mầm non Cổ Loa
Năm: 2018
14. Hoàng Thị Phương, Giáo trình vệ sinh trẻ em, NXB Đại học Sư Phạm, 2005 15. Nguyễn Ánh Tuyết, Tâm lí học lứa tuổi mầm non, NXB Đại học SưPhạm, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình vệ sinh trẻ em", NXB Đại học Sư Phạm, 2005 15. Nguyễn Ánh Tuyết, "Tâm lí học lứa tuổi mầm non
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm
13. Phòng Giáo dục – Đào tạo Đông Anh , Trường mầm non Cổ Loa (2019), Báo cáo tự đánh giá Khác
16. Website chính thức của vụ GDMN: www.mamnon.edu.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w