3.3. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Cổ Loa
3.3.2. Đề xuất giải pháp
3.3.2.1. Bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng chuyên môn kết hợp v i xây dựng nội dung kế họach giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ
Mục đích:
“Giúp giáo viên có trình độ và chuyên môn tốt, đáp ứng được yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ, linh hoạt trong việc xây dựng cũng như tổ chức các nội dung giáo dục, biết lồng ghép và tích hợp giáo dục dinh dưỡng vào trong các hoạt động giáo dục cho trẻ. Đồng thời việc xây dựng nội dung cũng sẽ giúp giáo viên có một cái nhìn tổng thể về vấn đề giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe, biết xây dựng theo từng chủ đề, từng ngày, từng tháng, từng năm học. Mỗi một người giáo viên cũng cần phải có sự cố gắng để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình như vậy việc giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ mới đạt được hiệu quả tốt”
Nội dung biện pháp và cách thực hiện:
Tổ chức cho giáo viên tham gia vào các buổi tập huấn về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
Thường xuyên tổ chức các buổi họp chuyên môn theo tổ, khối lớp và toàn trường. Tổ chức các buổi dự giờ, hội giảng, chuyên đề nhằm giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn của mình cũng như các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm;
Dựa vào các nội dung giáo dục cho trẻ mẫu giáo, lập kế hoạch tổ chức các nội dung giáo dục có tích hợp giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe thông qua các hình thức tổ chức phù hợp với trẻ mẫu giáo. Tùy vào mỗi nội dung, mỗi chủ đề, giáo viên lập kế hoạch nội dung có tích hợp giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe một cách cụ thể để khi tổ chức cho trẻ sẽ đạt được hiệu quả cao nhất;
29
3.3.2.2. Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ mầm non
Mục đích:
“Biện pháp nhằm tác động đến toàn bộ giáo viên sẽ giúp cho giáo viên có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và toàn diện hơn về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của vấn đề giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe. Việc có nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe sẽ là tiền đề cho việc thực hiện các hình thức giáo dục đúng đắn và đạt được hiệu quả. Mỗi giáo viên cần ý thức được vai trò của mình trong công tác giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ”.
Cách thực hiện:
Thường xuyên tổ chức các hoạt động như dưỡng chuyên môn, phát triển chương trình, cập nhật đổi mới giáo dục mầm non…
Thường xuyên đánh giá và kiểm tra các hoạt động theo tuần, tháng, quý để đánh giá được mức độ nhận thức và thực hiện của giáo viên.
Tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, kiến tập các hoạt động giáo dục lồng ghép dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các lớp, theo các nội dung phù hợp chủ đề, sự kiện và khả năng của trẻ.
3.3.2.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ
Trường mầm non Cổ Loa có thế mạnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, với 90 bài giảng, giáo án điện tử - trong đó có giáo án đã dành được giải thưởng. Tuy vậy rất ít trong số các giáo án điện tử đó thuộc về lĩnh vực giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ. Chúng tôi cho rằng một phần là do kiến thức về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ rất rộng, giáo viên không hào hứng với mảng kiến thức được xem là tương đối khó so với nhiều mảng kiến thức khác trong chương trình giáo dục mầm non.
Tuy vậy, với đặc thù của lĩnh vực chuyên môn, giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe sẽ đạt hiệu quả vượt trội khi ứng dụng công nghệ thông tin, cho phép trẻ tiếp cận nhanh chóng với vô số hình ảnh, âm thanh minh hoạ sinh động, đa dạng, toàn diện mà nếu sử dụng thiết bị, dụng cụ học tập sẽ không thể có được.
Công nghệ thông tin còn giúp giáo viên tạo ra các đồ họa giả thiết tình huống
30
giáo dục sức khỏe, an toàn thân thể, tính mạng cho trẻ rất sát thực tiễn, cho phép giáo viên sử dụng các phần mềm để tổ chức dạy học, chơi trò chơi…và rất nhiều ưu điểm khác.
3.3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị của giáo viên trư c khi lên l p dạy học giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi
Mục đích:
Dạy học là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên trong quá trình giảng dạy, vì vậy để làm tốt được việc này thì giáo viên cần phải thực hiện tốt công tác chuẩn bị trước khi lên lớp trong các hoạt động giáo dục và đặc biệt trong giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe. Việc chú trọng vào công tác chuẩn bị trước khi lên lớp của giáo viên sẽ giúp cho giáo viên nắm chắc được nội dung giáo dục dinh dưỡng sẽ dạy trẻ, giúp trẻ hiểu và tiếp thu các kiến thức một cách dễ dàng hơn, nâng cao được chất lượng của tiết học góp phần làm cho tiết học đạt được hiệu quả cao
Nội dung thực hiện biện pháp:
- Xây dựng kế hoạch giáo dục dinh dưỡng theo cả năm học hoặc từng kỳ - Tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, soạn giáo án, chuẩn bị các điều kiện cho việc lên lớp (các trang thiết bị theo từng bài học)
- Tìm hiểu đặc điểm tâm lý chung của lớp trẻ đang dạy, những học sinh cá biệt ở lớp để từ đó biết được đặc điểm nhận thức của trẻ và lựa chọn được các phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp
- “Nghiên cứu kỹ chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục ban hành, nội dung, tài liệu học tập về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe, trên cơ sở đó thu thập, lựa chọn tài liệu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, những hình thức dạy học phù hợp cho từng tiết học. Tìm hiểu những phương tiện dạy học có ở trường, những tài liệu, sách báo trong tủ sách nhà trường, để có kế hoạch cùng học sinh xây dựng tủ sách của lớp, qua đó có những định hướng trong đổi mới phương pháp dạy học”.
- Cần chuẩn bị giáo án một cách kỹ càng trước khi lên lớp, dựa trên kế hoạch dạy học đã xây dựng theo năm, theo chủ đề, dựa trên nội dung sách giáo
31
khoa, trình độ nhận thức của trẻ, những điều kiện tiến hành bài dạy mà xây dựng kế hoạch bài dạy chi tiết, cụ thể và phù hợp với năng lực của trẻ.
- Sử dụng các biện pháp, phương pháp thích hợp với từng nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe để phát huy cao độ tính tích cực và sáng tạo của trẻ.
Đối với trẻ mầm non cần phải kết hợp đầy đủ các phương pháp, lồng ghép vào các hình thức dạy học để giúp trẻ tiếp thu được kiến thức giáo dục dinh dưỡng một cách tối đa
- Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe như tranh, ảnh, loto, mô hình hoặc các đồ vật thật phục vụ cho nội dung bài học, đa dạng hóa và kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan để gây được hứng thú của trẻ trong quá trình học. Việc sử dụng các phương tiện dạy học sẽ giúp trẻ được quan sát, tri giác vật thật hoặc thông qua tranh ảnh giúp kích thích ở trẻ trí tò mò, học hỏi, khám phá thế giới xung quanh nhờ đó mà trẻ ghi nhớ được tốt hơn và hứng thú với các thực phẩm xung quanh trẻ.
- Tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ là một điểm đổi mới về hình thức hoạt động của chương trình nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực.
3.3.2.5. Tăng cường đổi m i phương pháp dạy học theo hư ng tích cực hóa quá trình học tập của trẻ
“Hoạt động dạy học ở mầm non được tổ chức theo hướng tiếp cận tích hợp các nội dung học. Các nội dung học không phân chia theo bộ môn, không phân bố cụ thể vào các tiết học mà theo những chủ đề có chứa đụng các tri thức sơ đẳng của đời sống văn hóa – xã hội và tự nhiên. Cách tổ chức này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động học tập của trẻ mầm non hòa lẫn trong hoạt động tự nhiên đầy hứng thú, sinh động” [9]
“Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, ngoài phương pháp giáo dục truyền thống còn có nhiều phương pháp dạy học khác như phương pháp dạy học tích cực. Và có một điểm chung đó là tất cả các phương pháp dạy học cho trẻ mầm non đều hướng vào đứa trẻ, phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động, kết quả cuối cùng là đứa trẻ cần đạt mục tiêu mong đợi cuối độ tuổi và đồng thời chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho trẻ trước khi bước vào Tiểu học”.
32
Phương pháp dạy học tích cực hóa quá trình học tập là phương pháp lấy trẻ làm trung tâm giúp làm tăng mức độ tham gia của trẻ vào trong quá trình học và đảm bảo duy trì được tính độc lập của trẻ. Dạy học theo hướng tích cực hóa sẽ giúp trẻ hứng thú với bài học, trẻ được tham gia hoạt động một cách độc lập từ đó hình thành ở trẻ sự tự tin, trẻ mạnh dạn và chủ động hơn trong các hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình học tập của trẻ là xu hướng tất yếu và cũng là nhiệm vụ của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên.
33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận
Sơ lược về trường mầm non Cổ Loa
- Trường mầm non Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là cơ sở giáo dục mầm non công lập, đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 2 và đạt kiểm định chất lượng Cấp độ 3.
- Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, đáp ứnghoạt động của nhà trường, đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Đội ngũ giáo viên và nhân viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, năm học 2018 - 2019, t lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt 91,3%;
- Nhà trường có tổng số 20 nhóm lớp với 750 trẻ, được phân chia theo độ tuổi, 100% trẻ đến trường được học 2 buổi/ngày và ăn bán trú tại trường theo các quy định trong Điều lệ trường mầm non tại văn bản hợp nhất số 04/ VBHN- BGD&ĐT.
Thực trạng giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Cổ Loa
- Hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ tại trường hướng đến 3 nội dung cơ bản là giúp trẻ: Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thư- ờng và ích lợi của chúng đối với sức khỏe; Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt; Giữ gìn sức khoẻ và an toàn
- Tại trường mầm non Cổ Loa, giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi được tiến hành thông qua nhiều hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục, trong đó các hoạt động giáo dục rất phong phú, trẻ được học thông qua vui chơi, qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, ăn ngủ…
- Có 6 nhóm phương pháp được vận dụng trong giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Cổ Loa. Trong đó phương pháp trò chuyện, đàm thoại được vận dụng trong hầu hết các hoạt động giáo dục; các phương pháp luyện tập, nêu tình huống được vận dụng thường xuyên; phương pháp ít được vận dụng hơn là thực hành, khám phá và trải nghiệm.
34
- Khảo sát cho thấy kết quả giáo dục giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ không được như mong đợi, tinh thần, thái độ học tập của trẻ rất tốt, song về kiến thức và các kĩ năng còn nhiều hạn chế. Hơn một nửa số trẻ có kết quả đánh giá ở mức Khá và Trung Bình. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ của giáo viên trường mầm non Cổ Loa chưa thật sự chu đáo; giáo viên còn chưa đầu tư nhiều cho giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ.
Xuất phát từ thực tiễn giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Cổ Loa, chúng tôi đã đề xuất 5 nhóm giải pháp để gớp phần nâng cao hiệu quả giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng.
o “Bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng chuyên môn kết hợp với xây dựng nội dung kế họach giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ”.
o “Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ mầm non”.
o “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ”.
o “Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp dạy học giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi”.
o “Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình học tập của trẻ”.
B. Kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi, Ban giám hiệu trường mầm non Cổ Loa cần tuyên truyền để giáo viên nhận thức rõ vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non; thường xuyên tổ chức các chuyên đề, các buổi tập huấn vào trao đổi kinh nhiệm để nâng cao nhận thức và chuyên môn cho giáo viên mầm non; Giáo viên nhà trường cần nhận thức và nâng cao trách nhiệm của mình, tự học và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ cho các hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ nói riêng.
35
Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn hẹp, chúng tôi mới chỉ nêu lên các đề xuất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục dựa trên phân tích thực tế hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi. Cần có thêm các thực nghiệm sư phạm để rút ra kết luận cho những đề xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục - Đào tạo(2015), Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
2. Bộ Giáo dục - Đào tạo ( 2016 ) , Thông tư số: 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT.
3. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2017), Thông tư số 01/VBHN Thông tư an hành Chương trình Giáo dục mầm non, ngày 24/01/2017.
4. Phạm Mai Chi-Vũ Yến Khanh - Nguyễn Thị Hồng Thu (2012), Các hoạt động giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục.
5. Lê Mai Hoa, Lê Trọng Sơn, Giáo trình dinh dưỡng trẻ em, NXB Đại học Sư Phạm (2004), tr. 45-54.
6. Nguyễn Thị Hòa(2005), Tổ chức chơi cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học Sư phạm.
7. Nguyễn Thị Hòa (2013), Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non, NXB Đại học Sư phạm.
8. Lê Mai Hoa (2008). Giáo trình Vệ sinh - Dinh dưỡng, NXB Giáodục.
9. Lê Thu Hương (2008), Tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, NXB Giáo dục.
10. Nguyễn Thị Hòa (2009), Giáo dục học mầm non, NXB Đại học Sư phạm.
11. Nguyễn Thị Hoa (2010), Giáo trình giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội.
12. Phòng Giáo dục – Đào tạo Đông Anh, Trường mầm non Cổ Loa (2018), Kế hoạch chăm s c, giáo dục năm học 2017 – 2018.
13. Phòng Giáo dục – Đào tạo Đông Anh , Trường mầm non Cổ Loa (2019), Báo cáo tự đánh giá.
14. Hoàng Thị Phương, Giáo trình vệ sinh trẻ em, NXB Đại học Sư Phạm, 2005 15. Nguyễn Ánh Tuyết, Tâm lí học lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư
Phạm, 2009
16. Website chính thức của vụ GDMN: www.mamnon.edu.vn