3.2. Thực trạng giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Cổ Loa
3.2.4. Kết quả giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi
Nhà trường có cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt, PPDH phù hợp…Nhưng chất lượng giáo dục cũng cần phải được đánh giá trực tiếp qua người học. Với lí do đó, chúng tôi thực hiện khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ thông qua việc đánh giá trẻ.
Đối tượng đánh giá: 40 trẻ 5-6 tuổi thuộc 2 lớp mẫu giáo lớn A3, A4 trường mầm non Cổ Loa.
Tiêu chí và nội dung đánh giá: Căn cứ vào kết quả mong đợi đối với hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi, đánh giá dựa trên xác định kiến thức, kĩ năng, thái độ của trẻ theo 4 nhóm nội dung:
- “Biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng
23 đối với sức khỏe” [3]
- “Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt” [3]
- “Có một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe” [3]
- Biết một số nguy cơ không an toàn và biết cách phòng tránh [3].
Bảng 3.5. Thang đo kết quả giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Cổ Loa
Xếp loại Kiến thức Kĩ năng Thái độ
Tốt
Trẻ trả lời đúng tất cả các nội dung
Trẻ thực hiện đúng các Yêu cầu của hành động;
Thực hiện thành thạo.
Trẻ hào hứng thực hiện một cách trách nhiệm; Có thái độ đúng
Khá
Trẻ trả lời đúng tất cả các nội dung, trong đó có những nội dung cô phải gợi ý
Trẻ thực hiện đúng các yêu cầu của hành động;
Thực hiện tương đối thành thạo
Thực hiện tự giác và trách nhiệm; Có thái độ đúng
T.Bình Trẻ chỉ trả lời đúng một số nội dung
Trẻ thực hiện đúng các yêu cầu của hành động; Thực hiện chưa thành thạo.
Tự giác thực hiện khi có mặt của giáo viên; Có cố gắng thể hiện thái độ đúng
Yếu
Trẻ chỉ trả lời đúng một số ít nội dung khi được cô gợi ý
Khi được cô gợi ý, trẻ thực hiện được một số yêu cầu đối với hành động.
Trẻ thể hiện thái độ miễn cưỡng
Kém
Trẻ không trả lời được ngay cả khi cô gợi ý
Trẻ không thực hiện được hành động khi đã đươc cô gợi ý
Trẻ thể hiện thái độ không đúng.
24
“Để đánh giá kết quả giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ, chúng tôi phối hợp sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin: trao đổi với trẻ, quan sát hành vi của trẻ trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, tạo tình huống giáo dục,…Đồng thời, kết hợp trao đổi với giáo viên và phụ huynh để biết thêm thông tin về trẻ”.
Bảng 3.6. Kết quả giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Cổ Loa
(n =40) Tốt Khá Trung bình
SL % SL % SL %
Kiến thức 19 47,5 11 27,5 10 25,0
Kĩ năng 17 42,5 13 32,5 10 25,0
Thái độ 32 80,0 7 17,5 1 2,5
Trường mầm non Cổ Loa có đủ các điều kiện thuận lợi để đảm bảo chất lượng giáo dục (cơ sở vật chất tốt, đội ngũ CBQL, giáo viên đủ về số lượng và hầu hết có trình độ vượt chuẩn, giàu thành tích tập thể và cá nhân….), tuy vậy qua khảo sát cho thấy kết quả giáo dục giáo dục dinh, sức khỏe cho trẻ không được như mong đợi. Kết quả khảo sát tinh thần, thái độ học tập của trẻ rất tốt, gần như 100% trẻ xếp loại Tốt và Khá, song về kiến thức, t lệ trẻ xếp loại Tốt mới đạt 47,5%; còn tới 25,0% trẻ chỉ xếp loại Trung bình. Tương tự như vậy đối với các kĩ năng: chỉ 42,5% trẻ đạt loại Tốt còn lại là Khá và Trung Bình.
“Thực tế quan sát trực tiếp, chúng tôi cũng nhận thấy một số kĩ năng cần thiết như rửa mặt, chải răng…còn một số trẻ chưa thành thạo, nhiều trẻ phải nhắc nhở mới thực hiện. Nhận thức các hành động vệ sinh thân thể của trẻ còn giới hạn, trẻ có biết về hành động vệ sinh thân thể, biết các yêu cầu đối với các hành động đó và hiểu cách thể hiện hành động đó trong một số tình huống quen thuộc nhưng chưa thấy được hết ý nghĩa của việc vệ sinh thân thể. Về thực hiện các hành động vệ sinh thân thể: phần lớn trẻ thực hiện đúng các yêu cầu, tự giác thực hiện khi có mặt giáo viên, nhưng các bước thực hiện chưa thành thạo, trong quá trình thực hiện còn chậm, thích đùa nghịch. Về nhóm kĩ năng sống (nhận
25
biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh; Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng; Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ…) kiến thức, kĩ năng của nhiều trẻ còn hạn chế”.
Chúng tôi cho rằng, trong suốt thời gian dài giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non không được thiết kế như một nội dung chính mà chủ yếu lồng trong hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe, vệ sinh cá nhân cho trẻ là một trong những lí do chi phối thực trạng hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ tại các trường mầm non nói chung và trường mầm non Cổ Loa nói riêng. Có thể do Nhà trường và giáo viên chưa xác định đúng vị trí của giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non, dẫn đến chưa đầu tư thời gian, trí tuệ, công sức của cá nhân và tổ chuyên môn cho hoạt động này;