3.1.1. Nhà trường
Trường mầm non Cổ Loa, nằm trên địa bàn xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Trường được chia tách và thành lập mới từ ngày 10/8/2011.
Danh hiệu đã được công nhận
Tháng 8 năm 2014 trường mầm non Cổ Loa vinh dự được đón Bằng công nhận Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 2 và cờ thi đua xuất sắc cấp thành phố; Tháng 4 năm 2015 Nhà trường đã đạt kiểm định chất lượng Cấp độ 3; Nhiều năm liền nhà trường đạt danh hiệu trường tiến tiến xuất sắc.
Cơ sở vật chất
Nhà trường có khuôn viên rộng với tổng diện tích 9400m2, với 20 phòng học kiên cố và các phòng làm việc của bộ phận hành chính, phòng hội đồng, hội trường, bếp ăn, các phòng chức năng như: âm nhạc, tin học, thư viện, thể chất.
Mỗi nhóm lớp có một phòng học riêng theo đúng độ tuổi, không có lớp ghép [13].
“Nhà trường có riêng khu phát triển vận động, phòng thể chất, khu phát triển vận động tinh dành riêng cho trẻ để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động. Khu vực trẻ chơi ngoài trời có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định tại thông tư số 32/2012/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài các danh mục đồ chơi theo quy định, nhà trường còn có khu chơi giao thông, sân gôn bóng đá phù hợp thực tế và đảm bảo an toàn cho trẻ”. [12]
“Các phòng đều được trang bị đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ, đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động, các thiết bị, đồ dùng phù hợp với hoạt động phát triển thẩm mỹ, phát triển thể chất, ngôn ngữ của trẻ; có đầy đủ hệ thống đèn điện chiếu sáng, hệ thống quạt mát; có các tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học đầy đủ. Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT” [13]
13 3.1.2. Đội ngũ giáo viên và nhân viên
“Phát triển một đội ngũ giáo viên đạt chuẩn chất lượng, đủ về số lượng và đồng bộ về trình độ là nhiệm vụ quan trọng đối với các trường mầm non, bởi vì CBQL và giáo viên là người quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên trường mầm non Cổ Loa ngày càng hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng. Hàng năm, giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp loại Xuất sắc xấp xỉ 50%” [13].
Bảng 3.1. Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên, năm học 2018 - 2019
Tổng số
Trình độ đào tạo
Đạt chuẩn Trên chuẩn
Hiệu trưởng 1 - 1
Phó hiệu trưởng 2 - 2
Giáo viên 46 04 42
Nhân viên 19 12 7
Cộng 68 16 52
T lệ trẻ/giáo viên đối v i nh m trẻ 10 trẻ/giáo viên T lệ trẻ/giáo viên đối v i l p mẫu
giáo c trẻ án tr 18 trẻ/giáo viên
Năm học 2018 - 2019, t lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt 91,3%; Ban giám hiệu Nhà trường 100% có trình độ Cử nhân SP GDMN.
3.1.3. Quy mô nh trẻ p u giáo
Bảng 3.2. Quy m nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, năm học 2018 - 2019 Số trẻ Số lớp
Trẻ lớp Trẻ/nhóm
Tổng số 750 20
- Trẻ 25 đến 36 tháng tuổi 127 5 24,5
14
- Trẻ t 3-4 tuổi 202 5 40,5
- Trẻ t 4-5 tuổi 228 5 45,6
- Trẻ t 5-6 tuổi 197 5 39,4
“Nhà trường có tổng số 20 nhóm lớp, được phân chia theo độ tuổi, 100%
trẻ đến trường được học 2 buổi/ngày và ăn bán trú tại trường theo các quy định trong Điều lệ trường mầm non tại văn bản hợp nhất số 04/ VBHN- BGD&ĐT”
[13].
“Số trẻ trong các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo hiện tại đang vượt quá quy định tại khoản 1 điều 13 Điều lệ trường Mầm non, tuy nhiên nhà trường đã bố trí thêm giáo viên cho các nhóm, lớp để đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục và an toàn cho trẻ” [12].
3.1.4. Hoạt động chuyên môn
- Nhà trường thực hiện kế hoạch giáo dục theo Thông tư số 01/VBHN- BGDĐT ngày 24/01/2017 ban hành chương trình giáo dục mầm non, theo Hướng dẫn nhiệm vụ, hướng dẫn quy chế chuyên môn của Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT huyện Đông Anh.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương như điều kiện về kinh tế, xã hội, môi trường... Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, đồ dùng, đồ chơi của nhà trường phù hợp với khả năng về thể chất, trí tuệ của trẻ.
- Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác.
- Giáo viên lựa chọn các nội dung, xây dựng chủ đề, tổ chức các hoạt động như hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động đi dạo, đi thăm, hoạt động giao lưu phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, của nhà trường.
- Trong các năm học nhà trường đã tổ chức thực hiện tốt nhiều chuyên đề cấp thành phố; các chuyên đề Tạo hình, Âm nhạc, Phát triển vận động cấp huyện;
8 chuyên đề cấp trường. Sau mỗi chuyên đề có tổng kết rút kinh nghiệm để tìm ra
15
điểm mạnh, điểm yếu để có kế hoạch bồi dưỡng giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn.
- 100% giáo viên thực hiện tốt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, hiện có 54 cán bộ, giáo viên, nhân viên có chứng chỉ tin học B đạt 82%; có 90 % giáo viên biết khai thác, ứng dụng cộng nghệ thông tin vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ, 50%
giáo viên biết thiết kế giáo án điện tử.
- Hiện nay nhà trường đã có 90 giáo án điện tử, 7 phần mềm ứng dụng vào công tác giảng dạy cho trẻ. Nhà trường có 2 giáo án điện tử E-learning tham gia dự thi cấp huyện đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì.
- Giáo viên tích cực tham gia các hội thi chuyên môn, nghiệp vụ và đã đạt giải cao như:
- Năm học 2017 - 2018: đạt 01 giải nhất, 01 giải nhì cấp huyện thiết kế bài giảng Elearning, 01 giải Nhất cấp huyện thi kĩ năng CNTT, 01 giải Nhì cấp thành phố thi kĩ năng CNTT, trong Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện có 03 giáo viên đạt giải Nhì, 01 nhân viên nuôi dưỡng đạt giải Nhất; trong Hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có 1 giải Xuất sắc cấp huyện, 1 giải Nhất cấp thành phố.
- “Năm học 2018 - 2019: 01 giáo viên đạt giải Nhất, 01 giáo viên đạt giải Nhì trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện; và 01 giáo viên đạt Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố” [13].