1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Yếu tố phong tục, tập quán của người miền núi qua tập “Truyện Tây Bắc”  của Tô Hoài

30 841 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 212,5 KB

Nội dung

Trong số những sáng tác trên thì tác phẩm “Truyện Tây Bắc” xứng đáng là kiệt tác. Tác phẩm “Truyện Tây Bắc” là sự thành công đặc sắc ở mảng đề tài về miền núi Tây Bắc. Bằng tài năng nghệ thuật và vốn sống phong phú về Tây Bắc, ông đã thể hiện được một cách chân thật, sinh động những nỗi đau thương, khổ nhục của họ dưới ách áp bức nặng nề của kẻ thù thực dân phong kiến. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A Phủ. Hình ảnh người lao động miền núi Tây Bắc nghèo khổ, mà nhất là người phụ nữ trong tập truyện này được Tô Hoài miêu tả với tất cả niềm cảm thông sâu sắc.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Tô Hoài là cây bút văn xuôi sắc sảo, là nhà văn có vị trí quan trọngtrong nền văn học Việt Nam hiện đại Sáng tác của Tô Hoài rất đa dạng vàphong phú với nhiều đề tài như: vùng quê ngoại thành Hà Nội, miền núi ViệtBắc - Tây Bắc trong kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội, sáng tác chothiếu nhi, chân dung và hồi ức Các sáng tác của Tô Hoài có ý nghĩa khẳngđịnh sự nghiệp văn học của ông Bên cạnh đó còn có ý nghĩa to lớn đối với sựphát triển của nền văn học Việt Nam

1.2 Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Tô Hoài viết nhiều đề tàinhưng tiêu biểu nhất là miền núi Miền núi Việt Bắc - Tây Bắc trở thành chủ

đề chính trong chặng đường sáng tác sau này của nhà văn Từ tập truyện Núi cứu quốc (1948) cho đến Nhớ Mai Châu (1989) là một quãng thời gian dài 40

năm viết về đề tài miền núi trong đời văn của Tô Hoài Từ các giải thưởngcao quý dành cho các tác phẩm viết về đề tài này, cộng với sự đón nhận nhiệtthành của bạn đọc và giới nghiên cứu, chúng ta có thể nói sáng tác về đề tàimiền núi là một ưu thế đặc biệt của Tô Hoài

1.3 Tác giả Tô Hoài có vị trí quan trọng nên được đưa vào giảng dạy ở

trong chương trình ngữ văn bậc phổ thông Trước cách mạng tiêu biểu với Dế Mèn phiêu lưu kí Sau cách mạng có tác phẩm Vợ chồng A Phủ Tác phẩm của

Tô Hoài đạt được những thành tựu đáng kể về giá trị trị nội dung cũng nhưgiá trị nghệ thuật Trong tương lai, tôi sẽ là một giáo viên dạy văn nên việcthực hiện đề tài này là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩakhoa học Những nghiên cứu của đề tài sẽ giúp tôi học tập, nghiên cứu vàgiảng dạy tốt hơn về các tác phẩm của tác giả Tô Hoài

Những lý do trên đây là động lực khiến chúng tôi muốn chọn đề tài

Phong tục tập quán của người miền núi qua tập “Truyện Tây Bắc” của Tô

Trang 2

Hoài làm đối tượng để nghiên cứu Từ đó, giúp tôi có cái nhìn toàn diện về

những đóng góp của Tô Hoài đối với nền văn học Việt Nam hiện đại

Về tập truyện ngắn Núi cứu quốc (1948) - Tập truyện viết về miền núi

đầu tiên của Tô Hoài, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã đưa ra nhận xét: “Tất cảdiễn lên bằng lời văn sinh động, đẹp chắc mà ta đã quen đọc Tô Hoài từ lâu.Nhiều hình ảnh đẹp như thơ, nhất là khi nói về khung cảnh Việt Bắc”[2,tr.217]

Đến năm 1953 tập Truyện Tây Bắc xuất bản được giới phê bình đánh

giá cao Trong bài viết Tô Hoài và Truyện Tây Bắc, Hoàng Trung Thông chú

ý đến nghệ thuật viết truyện ngắn Mường Giơn từ cách dẫn truyện đến bút

pháp, ông chỉ ra: “Tô Hoài viết Mường Giơn dưới con mắt của một nhà thơ.Phong cảnh và con người đẹp đẽ của Tây Bắc được ngòi bút của Tô Hoài vẽnên với sức rung động thơ”[2,tr228] Còn tác giả Huỳnh Lý nhận xét:“Khimiêu tả một cảnh đẹp, một cuộc vui, một không khí gia đình đầm ấm, khôngngại nói nhiều, ông đưa rất đúng lúc màu sắc, hình ảnh và nhạc điệu vàokhiến cho đoạn văn vừa như một khúc nhạc, một bức tranh, một bài thơ”[2,tr241]

Đọc tác phẩm Vợ chồng A Phủ, tác giả Nguyễn Văn Long cho rằng:

“Nghệ thuật truyện của Tô Hoài còn thành công ở chỗ tác giả đã nắm bắt, lựachọn được những chi tiết chân thực, sinh động mà có sức khái quát

Trang 3

cao.”[2,tr256] Còn trong bài viết Vợ chồng A Phủ của Nguyễn Quang Trung

có nhận xét: “Thật khiếm khuyết nếu bỏ qua những bức tranh phong tục vàthiên nhiên phủ một chất thơ trong đoạn trích”.[2,tr275]

Năm 1967, tiểu thuyết Miền Tây được xuất bản Giáo sư Hà Minh Đức trong bài viết Tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài đã nói đến nghệ thuật dựng

người dựng cảnh, cụ thể “Tô Hoài lại chú ý miêu tả thiên nhiên theo nhiềugóc độ quan sát, khi thì của người kể chuyện, khi thì nhân vật Dù ở trạng tháinào, thiên nhiên cũng được miêu tả phù hợp với cảnh ngộ con

người…”[2,tr253] Giáo sư Phan Cự Đệ trong bài Tô Hoài với Miền Tây cho

rằng: “Miền Tây phần nào thể hiện được đặc điểm phong cách Tô Hoài Baogiờ cũng cố gắng gắn liền chất hiện thực với màu sắc lãng mạn, trữ tình thơ

mộng trong tác phẩm của mình”[2,tr341] Khái Vinh đọc Miền Tây nhận thấy

rằng: “Đọc Miền Tây dường như người ta bị thiên nhiên thu hút hơn conngười và khi tiếp xúc với đời sống nhân vật thì phong tục, tập quán lại đượcbiểu hiện sinh động hơn là tâm trạng.”[2,tr360]

Năm 1971, Tô Hoài cho công bố tiểu thuyết Hoàng Văn Thụ Năm

1984, tiểu thuyết Họ Giàng ở Phìn Sa được xuất bản nhưng ít có tiếng vang.

Số phận của tiểu thuyết Nhớ Mai Châu cũng vậy, ra đời trong sự thờ ơ của

độc giả Mai Ngữ khẳng định: “Nhớ Mai Châu là một cuốn tiểu thuyết hay,suất sắc trong đó bộc lộ phong cách và tài năng nhà văn rất nhiều.”[2,tr407]

Vân Thanh tiếp tục khẳng định giá trị của Nhớ Mai Châu khi viết: “Tô Hoài

vẫn luôn luôn cố gắng tìm cho mình một cách viết sáng tạo, mới mẻ về mộtvấn đề quen thuộc - miền núi, vùng quê của anh” [2,tr410]

Qua những ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu về các tác phẩmcủa Tô Hoài nói chung và các tác phẩm viết về đề tài miền núi nói riêng chochúng ta thấy giá trị của những tác phẩm của Tô Hoài Vì vậy, việc nghiêncứu về là đề tài miền núi trong sáng tác của Tô Hoài là việc cần thiết để hiểu

rõ về tác giả Tô Hoài Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến yếu

Trang 4

tố phong tục tập quán của người miền núi qua tập Truyện Tây Bắc của Tô

Hoài với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về đề tài miền núi cũng như nghệ

thuật viết truyện của tác giả Tô Hoài trong tập Truyện Tây Bắc.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Phong tục tập quán của người miền

núi qua tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài

3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát

Trọng tâm khảo sát và nghiên cứu của đề tài là tập Truyện Tây Bắc

gồm 3 tác phẩm: Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan về tác giả Tô Hoài và đề tài miền núi

- Nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu về phong tục, tập quán của người

miền núi qua tập Truyện Tây Bắc.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

- Phương pháp khảo sát - thống kê

- Phương pháp so sánh - đối chiếu

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính

của đề tài được triển khai gồm ba chương:

Chương 1 Tổng quan về tác giả Tô Hoài và đề tài miền núi

Chương 2 Vị trí của văn xuôi về đề tài miền núi của Tô Hoài trong nềnvăn học Việt Nam hiện đại

Chương 3 Nghệ thuật thể hiện các yếu tố phong tục, tập quán của

người miền núi qua tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài.

Trang 5

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÁC GIẢ TÔ HOÀI VÀ ĐỀ TÀI MIỀN NÚI

1.1Vài nét về con người và cuộc đời của Tô Hoài

1.1.1 Cuộc đời tác giả Tô Hoài

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 – 9 - 1920 tại làng Nghĩa

Đô, phủ Hoài Đức - tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy

- Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công Ông còn có nhiều bút danh khác

như: Mai Trung, Duy Phương, Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích…Quêquán: xã Kim An - huyện Thanh Oai - tỉnh Hà Tây Tuổi thanh niên, Tô Hoàiphải trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như: dạy học tư, bán hàng,làm kế toán cho hiệu buôn… Năm 1938, ông chịu ảnh hưởng của Mặt trậnBình dân và tham gia hoạt động trong tổ chức Hội ái hữu thợ dệt và Thanhniên dân chủ Hà Nội Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và

bắt đầu viết bài cho báo Cứu quốc và Cờ giải phóng Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm Chủ nhiệm báo Cứu quốc Ông là một trong số những nhà

văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặt trận phía Nam(Nha Trang, Tây Nguyên…) Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng Năm

1950, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam Từ năm 1957 đến năm

1980, Tô Hoài đã kinh qua nhiều chức vụ khác nhau trong Hội Nhà văn như:

Ủy viên Đảng Đoàn, Phó Tổng thư kí, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Giámđốc Nhà xuất bản Thiếu nhi

Đến với con đường nghệ thuật từ cuối những năm ba mươi cho đếnnay, Tô Hoài đã sáng tác được một số lượng tác phẩm đồ sộ (hơn một trămnăm mươi đầu sách) ở nhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn,

kí, tiểu luận Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, vào năm

1996 ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh

Trang 6

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài

Tô Hoài đến với nghề văn ở tuổi mười bảy, mười tám Những sáng tác

đầu tay của ông được đăng trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy Tuy

xuất hiện ở giai đoạn cuối của thời kì 1930 - 1945 nhưng Tô Hoài đã sớmkhẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ nhà văn thời kì này bằng một

loạt tác phẩm độc đáo, đặc sắc như: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Trăng thề (1943) ,Nhà nghèo (1944 ) Từ các tác

phẩm này, người đọc dễ nhận thấy sức sung mãn dồi dào trong lao động nghệ

thuật của ông Sau này, Tô Hoài đã bộc bạch chân thành qua Tự truyện về

việc ông đến với nghề văn, ông viết: “Tôi vào nghề văn có trong ngoài banăm trước Cách mạng tháng Tám, 1945 mà tôi viết như chạy thi được nămtruyện dài, truyện vừa, ba tập truyện ngắn, còn truyện thiếu nhi như Dếmèn thì mấy chục truyện, cái in, cái chưa in, vương vãi lung tung tôi khôngnhớ hết Cũng chẳng có gì lạ Viết để kiếm miếng sống lúc ấy tất phải cuốckhỏe như vậy đấy”[5,tr30]

Tác phẩm của Tô Hoài trước cách mạng có thể phân thành hai loạichính là: truyện về loài vật và truyện về nông thôn trong cảnh đói nghèo

Qua những truyện về loài vật tiêu biểu như: O chuột, Gã chuột bạch, Tuổi trẻ, Đôi ghi đá, Một cuộc bể dâu, Mụ ngan, Đực , người đọc nhận thấy,

nhà văn thường viết về cái tốt đẹp, khẳng định cái thiện trong cuộc sống, bày

tỏ mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, bình yên trong xã hội, một cuộcsống tốt đẹp mang tính không tưởng

Bên cạnh truyện viết về loài vật, mảng truyện viết về cảnh sống đóinghèo cũng được nhà văn đã miêu tả chân thật và sinh động Cuộc sống cùngquẫn bế tắc của những kiếp người nghèo khổ, lang thang, phiêu bạt nơi đấtkhách quê người, những người thợ thủ công bị phá sản xuất hiện dần qua từngtrang sách với tất cả niềm cảm thông chân thành của nhà văn Đó là thân phận

của bà lão Vối trong truyện Mẹ già buộc lòng nhẫn nhục sống nương nhờ vào

Trang 7

con Chỉ vì một con lợn sổng chuồng mà bà bị chính con gái mình chửi rủa

chì chiết đủ điều Đó là số phận của chị Hối trong truyện “Ông cúm bà co”, bị

ốm nhưng không có thuốc men chữa chạy, rồi bệnh nặng dần vì kém hiểubiết, mê tín, kết cục phải “ra đồng” bỏ lại mấy đứa con thơ dại Đó còn là tấn

bi kịch của anh Gà Gáy trong truyện ngắn cùng tên Từ đâu lưu lạc tới không

ai rõ, chịu khó làm ăn cho đến khi có một “gia đình nho nhỏ, đề huề sống yênvui” Thế nhưng, vì cơn ghen vô cớ của anh khiến người vợ bỏ đi biệt tích.Đứa con, niềm an ủi duy nhất đối với anh ngã bệnh, hết tiền chạy chữa, tronglúc khốn cùng đành liều đi ăn trộm để rồi bị bắt, cùng lúc đó đứa con cũng

chết Từ đó “Gà Gáy sống còm cõi một mình” Cay đắng hơn là số phận của

bé Gái trong cảnh Nhà nghèo Nó sinh ra trong gia đình nghèo khổ, túng thiếu

và nhiều lần chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau Nó bị rắn cắn chết trong khi

cùng với cha mẹ cố tìm miếng ăn cho gia đình:“người nó có bao nhiêu xương sườn, giơ hết ra cả” Cảnh đó thật xót xa, thê thảm

Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài có sự chuyển biến mạnh mẽ về tưtưởng và sáng tác Tâm trạng trăn trở, phân vân định hướng không dừng lạiquá lâu ở Tô Hoài Ông đã nhanh chóng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống vàsáng tạo thành công nhiều tác phẩm có giá trị ở các thể loại loại khác nhau

Trong đó, các tác phẩm tiêu biểu của ông giai đoạn này gồm Miền Tây (tác

phẩm đạt giải thưởng Bông sen vàng của Hội Nhà văn Á Phi vào năm

1970), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Họ Giàng ở Phìn Sa, Nhớ Mai Châu, Mười Năm, Nhật kí vùng cao, Lên Sùng Đô, Tôi thăm Campuchia, Thành phố Lênin, Hoa hồng vàng song cửa

Trong sự nghiệp văn chương của mình, nhà văn Tô Hoài từng được nhànước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 -

1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu

ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn

Trang 8

Thụ Điều đáng nói, một số tác phẩm về đề tài thiếu nhi của ông đã được dịch

ra nhiều ngôn ngữ và độc giả trẻ nhiều nước trên thế giới yêu mến Truyện

dài “Dế Mèn phiêu lưu kí” được ông viết xong vào tháng 12 năm 1941 tại

Nghĩa Đô, ngoại ô Hà Nội Đây là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành chothiếu nhi

Tác phẩm gần đây nhất của ông là “Ba người khác” Sách được viết

xong năm 1992 nhưng đến 2006 mới được phép in, nội dung viết về thời

kỳ cải cách ruộng đất miền Bắc Việt Nam đã gây tiếng vang lớn và có thể so

sánh với Dế Mèn phiêu lưu ký

Trong số những sáng tác trên thì tập truyện Truyện Tây Bắc xứng đáng

là kiệt tác Tập truyện Truyện Tây Bắc là sự thành công đặc sắc ở mảng đề tài

về miền núi Tây Bắc Bằng tài năng nghệ thuật và vốn sống phong phú vềTây Bắc, ông đã thể hiện được một cách chân thật, sinh động những nỗi đauthương, khổ nhục của họ dưới ách áp bức nặng nề của kẻ thù thực dân phong

kiến Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường,

Vợ chồng A Phủ Hình ảnh người lao động miền núi Tây Bắc nghèo khổ, mà

nhất là người phụ nữ trong tập truyện này được Tô Hoài miêu tả với tất cảniềm cảm thông sâu sắc Cảnh đời của Mị, một cô dâu gạt nợ chết dần, chếtmòn trong địa ngục trần gian của nhà thống lí Pá Tra, hay thân phận của côẢng, từ cô gái có vẻ đẹp nổi tiếng ở Mường Cơi bị xem như món đồ chơi quatay nhiều quan châu, quan lang, chúa đất cho đến khi tàn tạ trở thành bà lãoẢng ăn mày đã để lại cho người đọc biết bao điều suy nghĩ về cuộc sốngđắng cay, tủi nhục của người phụ nữ Tây Bắc dưới sự đè nén áp bức nặng nềcủa thực dân và phong kiến ở miền núi Mặt khác, qua tập truyện trên, TôHoài đã khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người miền núi TâyBắc, cũng như lí giải thành công về con đường tất yếu họ phải tìm đến đểthoát khỏi cuộc sống bị đọa đày áp bức đó là con đường cách mạng Có thể

nói Truyện Tây Bắc đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên con đường

Trang 9

sáng tạo nghệ thuật, và bộc lộ sự nhận thức đúng đắn của Tô Hoài về mốiquan hệ giữa nghệ thuật với cách mạng.

1.2 Đề tài miền núi trong văn học Việt Nam

1.2.1 Thời kì trước cách mạng:

Nói về các tác phẩm viết về đề tài miền núi thì văn học các dân tộcmiền núi đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời Trước cách mạngtháng tám, nhìn chung các dân tộc miền núi đều có sáng tác văn học, nhưngchủ yếu vẫn là sáng tác dân gian truyền miệng như: tục ngữ, ca dao, dân ca,thần thoại, truyện thơ, sử thi anh hùng…Trong đó, có các tác phẩm tiểu như:

tác phẩm Xống chụ xon xao (dịch Tiễn dặn người yêu), tác phẩm Tóng đón

am ca, thi tống (dân tộc Thái), tác phẩm Khảm hải ( dịch Vượt Biển) (dân tộc Tày), tác phẩm Đam San, Đam Di (dân tộc Ê-đê), tác phẩm Xinh nhã (dân tộc

Giơrai)…

Các tác phẩm văn học viết và văn học dân gian viết về đề tài miền núichưa có ranh giới rõ ràng Do trình độ xã hội còn quá thấp, một số dân tộcchưa có chữ viết…nhưng không vì vậy mà các tác phẩm viết về đề tài miềnnúi lại hạn chế, ngược lại nó rất phong phú và có nhiều nét độc đáo riêng biệt

Trước cách mạng tháng tám 1945 cũng có một sốc tác giả viết về đề tàimiền núi như: Lan Khai, Thế Lữ…Và các tác phẩm của những tác giả nàycũng rất thành công trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật

1.2.2 Thời kì sau cách mạng

Sau cách mạng tháng tám, đề tài miền núi vẫn thu hút lượng lớn tác giả.Các tác giả hướng ngòi bút của mình con người và cuộc sống đồng bào dântộc miền núi trong thời kì kháng chiến và trong xây dựng theo đường lối củaĐảng

Sau cách mạng tháng tám, hàng loạt tác phẩm ra đời và những tácphẩm này đã góp phần xây dựng nên kho tàng tư liệu viết về đề tài miền núi.Các nhà văn viết về đề tài miền núi bằng lòng đam mê và trách nhiệm của

Trang 10

mình Những yêu cầu cuộc sống và thực tiễn đã góp phần hình thành và pháttriển đề tài miền núi.

Chính vì vậy mà đề tài miền núi trong văn học Việt Nam đã tạo nênnhững thành quả nhất định về mặt nội dung cũng như phong phú về thể loại,tạo nên sự phong phú trong nền văn học hiện đại

1.3 Vị trí của văn xuôi về đề tài miền núi của Tô Hoài trong nền văn học Việt Nam hiện đại

Trong giáo trình Văn học hiện đại II của Nguyễn Văn Long - Trần

Đăng suyền (Đồng chủ biên) Nxb Đại học Sư phạm, khi nói về tác giả TôHoài có đề cập đến: “Đối tương thẩm mỹ trong sáng tác của Tô Hoài giaiđoạn này là thế giới loài vật và cuộc sống, con người ở vùng quê nghèo làmnghề thủ công ven thành Sau cách mạng tháng Tám, tiếp tục viết về đề tài HàNội, Tô Hoài còn sáng tác về đề tài miền núi và đã gặt hái những thành côngđáng kể”[1,tr142-144] Hơn mười năm gắn bó với miền núi, Tô Hoài đã hiểunhiều về cuộc sống và phong tục người miền núi Tây Bắc Bằng sự đam mê

và những trải nghiệm thực tế của mình, Tô Hoài đã viết nên những tác phẩm

ghi đậm dấu ấn trong lòng người đọc, từ tác phẩm Núi Cứu Quốc (1948) đến Nhớ Mai Châu (1988).

Tác phẩm viết về đề tài miền núi đầu tiên của Tô Hoài là tập truyện

ngắn Núi Cứu Quốc Tập truyện ngắn này đã phản ánh được cuộc sống miền

núi cứu quốc xa xôi với nhiều thay đổi nhờ cách mạng và cảnh sinh hoạt củangười dân địa phương hào hứng theo cách mạng Tác phẩm này đã tạo chongười đọc niềm tin vào cách mạng và sự thay đổi tích cực của đời sống đồng

bào miền núi Tây Bắc Cùng với tác phẩm nhật kí Ở Rừng của Nam cao thì tác phẩm Núi Cứu Quốc được xem là hai tác phẩm đầu tiên viết về đề tài miền

núi trong nền văn học Việt Nam, và chính hai tác phẩm này đã đưa Nam Cao

và Tô Hoài lên vị trí là những nhà văn khai phá về đề tài miền núi của vănhọc cách mạng Việt Nam

Trang 11

Tháng 8/1952, Tô Hoài theo bộ đội chủ lực vào miền Tây tham gia

chiến dịch Tây Bắc, sau chuyến đi này tác phẩm Truyện Tây Bắc đã dược ra đời năm (1953) Tập Truyện Tây Bắc gồm ba tác phẩm : Cứu đất cứu

mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ Tập truyện này đã thể hiện rõ nét

đời sống sinh hoạt và những phong tục, tập tục và tập quán của đồng bào cácdân tộc miền núi Tây Bắc Cuộc sống đau thương và số phận bất hạnh của cácdân tộc vùng cao dưới ách thống trị của bọn thực dân pháp và bọn tay saiphong kiến Tác giả đã thể hiện sự đè nén chịu đựng áp bức, bi thảm của

những con người miền núi qua các nhân vật như: Cô Ảng, Mị, A Phủ cũng như Mát và Sạ…chịu sự đè nén của các hủ tục lạc hậu và sự ức hiếp của bọn

cường quyền như cha con nhà Thống Lí Pá Tra, cha con Tri Châu Né, quan

châu, quang lang…Giáo sư Phong Lê khi đọc tập Truyện Tây Bắc có nhận

xét rằng: “Những đau thương dồn cho người phụ nữ, đó cũng là chuyện quenthuộc của văn học Việt Nam Thế nhưng đến Tô Hoài, với bức tranh miền núi,những đau thương của người phụ nữ miền núi được nói lần đầu tiên Và cũnglần đầu tiên ta thấy sự thống khổ đè lên số phân con người như cả trái núi, từlúc sinh ra cho lo đến lớn lên, từ trẻ cho đên già, từ khiếp này sang kiếp

khác”[2,tr32] Và tập Truyện Tây Bắc đã giành giải nhất của Hội Văn Nghệ

Việt Nam năm 1955-1956

Tô Hoài không chỉ phản ánh đời sống khổ cực của đồng bào dân tộc miền

núi mà qua đó còn khơi gợi tinh thần đoàn kết của các dân tộc anh em, manglại cho họ niềm tin về sự lãnh đạo của Đảng để cùng nhau đấu tranh giành độclập giải phóng con người thoát khỏi áp bức của bọn thực dân và bọn phong

kiến cường quyền Vì những lí do trên mà tập Truyện Tây Bắc này được xem

là tác phẩm:“góp phần khẳng định sự trưởng thành của văn xuôi những năm

chống pháp.” [1,tr186]

Trang 12

Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, Tô Hoài đã sáng tác tiểu thuyết

Tuổi Trẻ Hoàng Văn Thụ Cuốn tiểu thuyết này viết về những con người của

cách mạng, tầng lớp đi tiên phong trong công cuộc giải phóng dân tộc, đó là

những thanh niên dân tộc như: Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Chi…Ngoài ra tác phẩm Miền Tây cũng là sự tiếp nối trong loạt những tác phẩm viết về đề tài

miền núi của Tô Hoài Tác phẩm này, đã phản ánh sự đổi đời của số phận conngười, những con người trong xã hội cũ đứng lên đấu tranh làm chủ quêhương, đất nước Và giải thưởng của hội nhà văn Á Phi năm 1972 dành cho

tiểu thuyết Miền Tây đã một lần nữa khẳng định giá trị của tác phẩm

Vào những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, Tô Hoài cũng cho ra

đời những tác phẩm viết về miền núi như: Lên Sùng Đô (1969) và Nhật Kí Vùng Cao (1969) Những tác phẩm này đã phản ánh rõ nét cuộc sống mới

trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền núi Tây Bắc Năm 1988,

Tô Hoài viết tiểu thuyết Nhớ Mai Châu Cuốn tiểu thuyết này đã dựng lên

khung cảnh xứ Mường trong sự giành giật xâu xé của Pháp, Nhật, Tưởng đểbiến mảnh đất này thảnh căn cứ của chúng

Tô Hoài có một vị trí rất lớn trong nền văn học Việt Nam qua nhữngtác phẩm nổi tiếng viết về đề tài miền núi Trước cách mạng tháng Tám, TôHoài viết về mảng truyện cho thiếu nhi và đề tài Hà Nội, sau cách mạngtháng Tám đề tài miền núi đã giúp ông có được sự thành công và một vị tríquan trọng trong nền văn học thơ ca thời cách mạng Với những tác phẩmthành công và đạt nhiều giải thưởng cao quí và chính các tác phẩm đã đưa TôHoài có một chỗ đứng quan trọng trong nền văn học Việt Nam nói chung và

đề tài miền núi nói riêng

Trang 13

Chương 2 YẾU TỐ PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI MIỀN NÚI QUA TẬP “TRUYỆN TÂY BẮC” CỦA TÔ HOÀI

2.1 Khái niệm phong tục, tập quán

Phong tục tập quán là những nếp sống, phong tục do những người sốngtrong xã hội tự đặt ra, nó được áp dụng vào đời sống và phục vụ cho mọingười nhưng không mang tính chất vi phạm phạm luật Phong tục cũng dầnđược thay đổi khác đi để phù hợp với đời sống hiện tại của từng thời kỳ

Trong đó: Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người đã được

hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nền nếp, được cộng đồngthừa nhận và tự giác thực hiện, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác, tạo nên tính tương đối thống nhất của cộng đồng Phong tục khôngmang tính cố định và bắt buộc như nghi lễ, nghi thức, tuy nhiên nó cũngkhông tuỳ tiện, nhất thời như hoạt động sống thường ngày Nó trở thành mộttập quán xã hội tương đối bền vững Phong tục của một dân tộc, một địaphương, một tầng lớp xã hội, thậm chí của một dòng họ và gia tộc, thể hiệnqua nhiều chu kì khác nhau của đời sống con người Hệ thống các phong tụcliên quan tới vòng đời của con người như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành,cưới xin, mừng thọ và lên lão, phong tục tang ma, cúng giỗ Hệ thống cácphong tục liên quan đến chu kì lao động của con người, mà với cư dân nôngnghiệp là từ làm đất gieo hạt, cấy hái đến thu hoạch, với ngư dân là theo mùađánh bắt cá Hệ thống các phong tục liên quan tới hoạt động của con ngườitheo chu kì thời tiết trong năm, phong tục mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùađông Phong tục là một bộ phận của văn hoá, có vai trò quan trọng trong việchình thành truyền thống của một dân tộc, địa phương, nó ảnh hưởng, thậm chí

Trang 14

chế định nhiều ứng xử của cá nhân trong cộng đồng Phong tục được tuân thủtheo quy định của luật tục hay hương ước Người vi phạm có thể bị phạt vạ.Cùng với sự phát triển của xã hội, một số phong tục không còn phù hợp vớithời đại mới, bị đào thải, trong khi một số phong tục mới được hình thành ỞViệt Nam, cuộc vận động xây dựng gia đình, xóm làng, phường, khu dân cưvăn hoá mới nhằm loại trừ các phong tục lỗi thời, duy trì và phát triển cácphong tục tốt đẹp, bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực trong việcxây dựng đời sống văn hoá mới của các tầng lớp nhân dân.[3]

Tập quán là “những phương thức ứng xử và hành động đã định hìnhquen thuộc và đã thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, mộtcộng đồng Tập quán gần gũi với thói quen ở chỗ nó mang tính tĩnh tại, bềnlâu, khó thay đổi Trong những tình huống nhất định, tập quán biểu hiện nhưmột hành vi mang tính tự động hoá Tập quán xuất hiện và định hình mộtcách tự phát, hoặc hình thành và ổn định thông qua sự rèn luyện và là kết quảcủa quá trình giáo dục có định hướng rõ rệt”[3]

2.2 Các yếu tố phong tục, tập quán của người miền núi qua tập

“Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài

2.2.1 Phong tục lễ hội

Tô Hoài được mệnh danh là nhà văn của phong tục Ông có một nhãnquan phong tục đặc biệt nhạy bén và sắc sảo Những phong tục bao đời naycủa dân tộc ta vốn đã rất phong phú và độc đáo nhưng khi vào tác phẩm của

Tô Hoài, nó lại được miêu tả sinh động và lôi cuốn bội phần Có thể nói, dù

viết về những người dân ngoại thành Hà Nội, về đồng bào miền núi cao TâyBắc hay về loài vật, Tô Hoài cũng khéo léo đưa vào đó những phong tục, tậpquán quen thuộc của con người Việt Nam Phong tục, tập quán trong tác

phẩm tiêu biểu như : Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu mường và Mường Giơn.

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm tiêu biểu nhất của Tô Hoài viết về đề tài

miền núi Mảng sáng tác về đề tài này được coi là một “đặc sản” của ông Căn

Trang 15

cứ vào số lượng tác phẩm và hành trình sáng tác, có thể coi Tô Hoài là nhàvăn viết nhiều nhất, thủy chung nhất với đề tài miền núi Chính những nămtháng thâm nhập thực tế vùng núi cao Tây Bắc đã giúp Tô Hoài có một vốnsống phong phú và sâu sắc về cuộc sống và con người đồng bào các dân tộc

vùng đất này Bởi vậy, đọc Vợ chồng A Phủ, ngoài bức tranh hiện thực về đời

sống xã hội, người đọc còn bị thu hút bởi những trang miêu tả phong tục sinhhoạt với màu sắc dân tộc đậm đà, với những chi tiết độc đáo, sinh động củamột cây bút có óc quan sát thông minh, tinh tế

Tết của người vùng cao không giống tết ở miền xuôi Người H'mông ăntết khi ngô lúa đã gặt xong, mùa xuân có niềm vui thu hoạch mùa màng Cho

nên cái tết năm ấy đến Hồng Ngài giữa lúc "gió và rét rất dữ dội" nhưng cũng

không ngăn được niềm vui đang trỗi dậy trong tâm hồn những người dân ởđây, đặc biệt là ở những đôi trai gái yêu nhau Tô Hoài đã đặc tả không khíngày tết với những từ ngữ giàu chất tạo hình, qua đó hiện lên bức tranh ngàytết miền núi tràn ngập màu sắc và âm thanh

Khi viết về những ngày tết ở Hồng Ngài, nhà văn Tô Hoài cũng rất chú

ý miêu tả tiếng sáo Sáo H’Mông có khả năng diễn tả ngôn ngữ của ngườiH’Mông, thay họ nói lên tình cảm trong lòng: "Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi".[4,tr442] Đó là phương tiện giao duyên hữu

hiệu của các chàng trai đối với con gái trong bản làng

Thời gian cứ tiếp nối, những ngày tết vùng cao và đêm tình mùa xuâncủa ngày xưa và ngày sau dường như vẫn thế Tiếng sáo gọi bạn tình vượt quathời gian, tồn tại vĩnh hằng trong trái tim biết bao chàng trai cô gái miền sơncước

2.2.2 Phong tục hôn nhân

Ngoài miêu tả những phong tục lễ hội đặc sắc của người miền núi, TôHoài còn nói đến phong tục hôn nhân cưới hỏi của một số dân tộc như : dântộc người Thái, người Mèo…

Ngày đăng: 14/12/2019, 21:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w