Tố Hữu là nhà thơ xuất sắc và tiêu biểu của thơ ca cách mạng. Suốt cuộc đời gắn bó với hoạt động cách mạng và sáng tạo thơ ca, ông đã thực sự tạo nên được niềm yêu mến, nỗi đam mê bền chắc trong lòng nhiều thế hệ độc giả. Ông là người đã đem đến cho công chúng và cũng nhận được từ họ sự đồng cảm, đồng điệu, đồng tình tuyệt diệu. Tố Hữu là hình ảnh tiêu biểu của một kiểu nhà thơ mới nhà thơ trữ tình chính trị. Con đường thơ của Tố Hữu song hành cùng quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Tố Hữu là nhà thơ xuất sắc và tiêu biểu của thơ ca cách mạng.Suốt cuộc đời gắn bó với hoạt động cách mạng và sáng tạo thơ ca, ông đãthực sự tạo nên được niềm yêu mến, nỗi đam mê bền chắc trong lòng nhiềuthế hệ độc giả Ông là người đã đem đến cho công chúng và cũng nhậnđược từ họ sự đồng cảm, đồng điệu, đồng tình tuyệt diệu Tố Hữu là hìnhảnh tiêu biểu của một kiểu nhà thơ mới - nhà thơ trữ tình chính trị Conđường thơ của Tố Hữu song hành cùng quá trình phát triển của cách mạngViệt Nam
1.2 Các tập thơ Việt Bắc (1947-1954), Gió lộng (1955-1961), Ra trận(1962-1971), Máu và Hoa (1972-1977) là những tập thơ tiêu biểu nhất, nổibật nhất của nhà thơ Tố Hữu Các tập thơ thể hiện niềm vui, nỗi buồn thái độyêu ghét đúng đắn, đó là tâm trạng của một người nguyện gắn bó máu thịtvới nhân dân, là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí Trong thơ TốHữu luôn xuất hiện những hình ảnh của các anh chiến sĩ, các anh bộ đội, các
em thiếu nhi, hình ảnh Bác Hồ và đặc biệt là hình ảnh của các bà mẹ, chị dâncông Khi viết về những nhân vật này, Tố Hữu có cách tiếp cận riêng, khôngphải là những cung bậc phức tạp của cảm xúc, những trăn trở trong tình yêulứa đôi mà là viết về thân phận họ trong hoàn cảnh chung của đất nước, viết
về họ trong tranh đấu, trong lao động và dựng xây Tổ quốc
1.3 Là một sinh viên đang theo học ngành Ngữ văn nên việc thực hiện
đề tài này là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học.Những lý do trên đây là động lực khiến chúng tôi muốn tìm hiểu đề tài
Hình tượng người phụ nữ trong thơ Tố Hữu trên tinh thần khoa học Từ đó,
giúp tôi có cái nhìn toàn diện về những đóng góp của Tố Hữu đối với nền thơ
ca cách mạng Việt Nam hiện đại
2 Lịch sử vấn đề
Trang 2Thơ Tố Hữu bắt rễ sâu và hấp thu sức mạnh trong nguồn mạch dântộc, thể hiện sự thống nhất cao độ giữa cách mạng và dân tộc trong Ôngtiếp thu được cả hai nguồn thơ ca dân gian và bác học, đã kế thừa và cónhiều sáng tạo trong thể thơ dân tộc Không cố công đi tìm hình thức biểuhiện trong sự gọt giũa cầu kì hay những kỹ xảo thơ ca mà ông có ý thức về
sự kết hợp giữa dân tộc, truyền thống và hiện đại
Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Tố Hữu là một bộ phận không thể thiếutrong vốn văn hóa tinh thần của quần chúng Cách mạng Trong hơn nửa thế
kỉ qua, thơ Tố Hữu luôn có mặt trong chương trình sách giáo khoa Ngữ
văn ở các cấp học Thơ ông đã "đốt lửa" và "truyền lửa" tới muôn triệu
trái tim bạn đọc Đồng thời, thơ Tố Hữu đã trở thành đối tượng nghiêncứu của các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi trong nước cũng nhưnước ngoài Thơ Tố Hữu được các nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ, Trần Đình
Sử, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh từ nhiều góc độ: từ nội dung tưtưởng, đề tài, chủ đề, tới hình thức, phong cách, thể loại, ngôn ngữ
Trước hết phải kể đến Lê Đình Kỵ với công trình Thơ Tố Hữu (1979).
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về thơ Tố Hữu một cách toàn diện và
hệ thống
Lê Đình Kỵ khai thác nội dung, nghệ thuật thơ Tố Hữu về mặt chủ đề,
đề tài, về những nét lớn trong phong cách nghệ thuật theo phương diện xã hộihọc thì Trần Đình Sử lại hướng đến cách tiếp cận thơ Tố Hữu ở góc độ
thi pháp Tiêu biểu là hai công trình lớn Dẫn luận thi pháp học (1998) và Thi pháp thơ Tố Hữu (2005)
Vấn đề này còn được đề cập ít nhiều trong công trình Nghiên cứu thi pháp thời gian trong thơ Tố Hữu được đăng trên báo Tạp chí Sông
Hương số ra ngày 13-9-2010 đã nghiên cứu thơ Tố Hữu ở trên những bìnhdiện khác nhau Trên cơ sở kế thừa thành tựu của những người đi trước,
chúng tôi chọn đề tài "Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Tố Hữu" để nghiên
cứu Chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của mình đem lại cái nhìn toàn
Trang 3diện, sâu sắc hơn về một nhà thơ đã từng tạo được dấu ấn riêng Tố Hữu làmột phong cách lớn, thơ Tố Hữu có giá trị đặc sắc trong sự phát triển củanền văn học dân tộc.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hình ảnh người phụ nữ qua một số tập thơ của Tố Hữu.
3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát
Trọng tâm khảo sát và nghiên cứu của đề tài là các tập thơ Việt Bắc(1947-1954), Gió lộng (1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và Hoa
(1972-1977) của Tố Hữu, với nguồn tài liệu sau: Thơ Tố Hữu (2007), Nhà
xuất bản văn học với các tập Từ Ấy (1937 - 1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng
(1961), Máu và Hoa (1972-1977), Ra trận (1962-1971), Một tiếng đờn
(1992), Ta với ta (1999)
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giới thiệu chung về nhà thơ Tố Hữu
- Nhiệm vụ trọng tâm là làm sáng tỏ hình ảnh người phụ nữ trong cáctập thơ của Tố Hữu
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát - thống kê
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp phân tích
6 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
đề tài được triển khai gồm ba chương:
Chương 1 Giới thuyết chung về nhà thơ Tố Hữu
Chương 2 Hình tượng người phụ nữ trong thơ Tố Hữu
Chương 3 Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong thơ TốHữu
Trang 4Chương 1 GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ NHÀ THƠ TỐ HỮU
1.1 Con người và sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu
1.1.1 Cuộc đời
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920 tại làngPhù Lai, huyện Quảng Ðiền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế).Truyền thống văn hóa, văn chương của quê hương và gia đình là những nhân
tố quan trọng trong sự hình thành hồn thơ Tố Hữu Năm lên 12 tuổi, mẹ mất.Năm 13 tuổi, vào trường Quốc học Huế Tại đây, ông được trực tiếp tiếp xúcvới tư tưởng Cộng sản qua sách báo tiến bộ của Mác, Ăngghen, Lênin, HồChí Minh, Goocki kết hợp với sự vận động, giác ngộ của các Ðảng viên ưu
tú bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), người thanh niênNguyễn Kim Thành sớm nhận ra lý tưởng đúng đắn Gia nhập Ðoàn thanhniên, hăng hái hoạt động, được kết nạp Ðảng năm 1938 Tháng 4/1939, bịbắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao Trong tù, người chiến sĩ cộng
Trang 5sản trẻ tuổi luôn giữ vững khí tiết, tiếp tục hoạt động cách mạng ở mọi hoàncảnh Cuối 1941, vượt ngục (về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc - Thanh Hóa).Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa củathành phố Huế Năm 1946, là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Cuối 1947, lên ViệtBắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn Từ đó, Tố Hữu luôn giữ những trọngtrách trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Ðảng và nhà nước.Trần Ðình Sử khẳng định: “Thơ Tố Hữu là đỉnh cao thơ trữ tình chínhtrị Việt Nam” Có thể tìm thấy ở đó những nét tiêu biểu của quan niệm nghệthuật cách mạng Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình Nhà thơ chânchính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác địnhthật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu caonhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân Ngoài
ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoannhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu, cái ác Tóm lại, phảixứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng Vănhọc không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời: “Văn chương
sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có Cuộc đời là nơi xuất phát,cũng là nơi đi tới của văn học Với Tố Hữu, thơ là Tiếng nói đồng ý, đồngtình, tiếng nói đồng chí ; làm cho người ta không còn thấy giới hạn của câuchữ, khi cái tình thật mãnh liệt” [3,tr30]
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác
Sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu khá phong phú Về thơ có các tập Từ
ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1972), Máu và Hoa (1977), Một tiếng đờn (1993) Ngoài ra Tố Hữu còn sáng tác tiểu luận: Xây
dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta (1973) và Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (1981)
Từ ấy là tập thơ đầu tay, gồm 71 bài Tập thơ phản ánh rõ nét quá trình
giác ngộ và trưởng thành của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi Tập thơ chia
ba phần Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng Phần Máu lửa là thơ của thời kỳ
Trang 6Mặt trận Dân chủ; tập trung vào những vấn đề lớn của thời đại như chốngphát xít, phong kiến; đòi hòa bình, cơm áo; vấn đề quyền sống con người vàcách mạng giải phóng dân tộc Phần Xiềng xích viết trong tù; thể hiện nỗibuồn đau và ý chí, khí phách của người chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù.Phần Giải phóng, viết từ lúc vượt ngục đến một năm sau ngày độc lập; chủyếu ngợi ca lý tưởng, quyết tâm đuổi giặc, cứu nước và niềm vui chiến thắng.
Trong Từ ấy, không chỉ có tiếng chim rộn rã và hương hoa của niềm vui
vừa bắt gặp lý tưởng, mà còn có lời an ủi, động viên chân tình đối với những
số phận bất hạnh Và sau cùng, nhân danh cách mạng, Từ ấy là tiếng thét đầy
hờn căm, là hồi kèn xung trận thôi thúc mọi người xông lên, vào trận chiếnmất còn với kẻ thù để giành lại quyền sống Tập thơ có ý nghĩa đặc biệt quantrọng, nó khẳng định vai trò lãnh đạo của Ðảng cộng sản trong lĩnh vực vănhọc nghệ thuật, tạo bước ngoặt lớn cho quá trình phát triển của thơ ca ViệtNam hiện đại Trong bài viết đầu tiên giới thiệu về thơ Tố Hữu (báo Mới,1/5/1939), tác giả K và T đã khẳng định: “Tố Hữu không phải là nhà thơcủa riêng tôi, mà là nhà thơ của tất cả thanh niên, nhà thơ của tương lai”
Việt Bắc sáng tác chủ yếu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp Việt Bắc là bức tranh tâm tình của con người Việt Nam trong kháng chiến, thể
hiện quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước Cuộc kháng chiến thật nhộnnhịp, hồ hởi nhưng vô cùng gian khổ, đau thương Nổi bật nhất là hình ảnhquần chúng nhân dân, những người gánh cả cuộc kháng chiến trên vai Ðó làanh vệ quốc quân hiên ngang như thiên thần, là em bé liên lạc mồm huýt sáo
vang “Như con chim chích Nhảy trên đường vàng” Trên hết là hình ảnh Bác
Hồ, lãnh tụ kính yêu - vừa cao cả, lớn lao vừa bình dị, gần gũi Tập thơ đánhdấu một bước phát triển của thơ Tố Hữu về giọng điệu, ngôn ngữ Chất dântộc đậm đà trong thi liệu bình dị, thể thơ quen thuộc
Gió lộng tập trung vào hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ Ngụy, thống nhất đất nước ở miềnNam Tập thơ mở ra niềm vui lớn vì nửa nước được giải phóng, nhưng là
Trang 7niềm vui chưa trọn vẹn Cái tôi trữ tình sôi nổi được bộc lộ trên nền hiện
thực hoành tráng của cuộc sống mới Gió lộng còn là thơ của lòng tri ân,
nghĩa tình đối với Ðảng, Bác Hồ, với nhân dân Tinh thần quốc tế vô sảncũng được đề cập (qua tình cảm đối với Liên Xô, Lê Nin) Giọng anh hùng
ca ngày càng khẳng định, đề tài có sức bao quát hiện thực, ý thơ mang tầm tưtưởng cao
Ra trận gồm 31 bài, chỉ với hai dòng thơ mở đầu (ở bài thứ nhất) đã thể
hiện cảm hứng chủ đạo của cả tập thơ:
Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh Vẫn nóng viết những dòng thơ lửa cháy
Vốn là hồn thơ của yêu thương, nghĩa tình, Tố Hữu ao ước được làmthơ ngợi ca thanh bình Nhưng khi miền Nam, rồi cả nước, chìm trong nướcsôi lửa bỏng thì có thể nào yên, có thể nào khuây Tố Hữu dành phần lớn tâmhuyết để ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, do đó giọng điệu tập thơthấm đẫm chất hùng ca
Tập thơ Máu và hoa có ý nghĩa tổng kết quá trình phát triển của dân
tộc, của cách mạng Việt Nam - một hành trình đầy máu, đầy hoa, năm mươinăm máu đỏ thành hoa Máu: biểu tượng của nỗi đau uất hận trong hàngnghìn năm nô lệ và sự hi sinh, xả thân vì nghĩa lớn, xối máu nóng rửa vết nhơ
nô lệ Hoa: biểu tượng cho vẻ đẹp của lý tưởng cộng sản, của chủ nghĩa anhhùng và niềm vui ngày chiến thắng
Một tiếng đờn là những dòng tâm tư, trăn trở từ mạch cảm xúc trong
thời hòa bình Ðời thôi lửa cháy, nên xuất hiện những dòng thơ tươi xanh mang đậm cảm hứng thế sự Ðề tài thơ phong phú, đa dạng: ngợi ca vẻ đẹpcủa quê hương, con người; công cuộc xây dựng đất nước đầy phức tạp; tìnhyêu và số phận con người Âm hưởng thơ bớt vang xa (hướng ngoại) màvọng sâu hơn (hướng nội)
-1.2 Vị trí của thơ Tố Hữu trong văn học Việt Nam giai đoạn 1975
Trang 81945-Tố Hữu là một tác gia có vị trí đặc biệt trong nền thơ Việt Nam thời hiệnđại Là nhà thơ của cuộc cách mạng theo khuynh hướng vô sản, thơ Tố Hữugắn liền với các giai đoạn, các mục tiêu của cuộc đấu tranh cách mạng và cósức cổ vũ to lớn với đông đảo quần chúng trong nhiều thập kỷ vừa qua Vìthế, thơ Tố Hữu đã thu hút sự quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu vănhọc Việt Nam Ngay từ khi mới xuất hiện, thơ Tố Hữu đã được chào đónnồng nhiệt trên các báo chí cách mạng và được lưu truyền khá rộng rãi trongcông chúng cách mạng Có thể nói trong một thời gian dài kể từ sau Cáchmạng tháng Tám 1945 không có tác phẩm nào của Tố Hữu lại không đượcgiới phê bình chào đón và bình giá một cách nhiệt thành
Ngay khi thơ Tố Hữu mới xuất hiện, giới văn học cách mạng đã nhìnnhận thơ của nhà thơ chiến sĩ này là một hiện tượng quan trọng và mới mẻcủa nền văn học cách mạng, đồng thời cũng thấy rõ những đặc điểm cơ bảncủa hồn thơ cách mạng này là say mê lý tưởng, sự gắn bó chặt chẽ với hoạtđộng cách mạng của chính tác giả, là tiếng thơ trẻ trung, tràn đầy cảm hứnglãng mạn
Từ những sáng tác đầu tay, Tố Hữu đã có cái nhìn đúng đắn về vai tròcủa quần chúng đối với sự nghiệp cách mạng Đặc biệt, trong những nămtháng hoạt động kháng chiến, ông được sống gần nhân dân, được các mẹ, cácchị chở che, đùm bọc Điều này, giúp ông cảm nhận chân thực nhất tình cảmmãnh liệt của họ dành cho đất nước Thi hứng của ông thường được bắtnguồn từ chính những tấm gương trong hiện thực của cuộc chiến đấu giankhổ Một hình ảnh đã được Tố Hữu nâng lên thành biểu tượng bất khuất vềngười phụ nữ Việt Nam, đó là “Mẹ Suốt”, người mẹ chèo đò trên sông NhậtLệ
Khi đất nước chìm trong nô lệ đau thương, người phụ nữ cũng cùngchịu chung số phận khổ đau Đất nước vùng lên đấu tranh, họ không kémphần quả cảm, cùng xông pha trên cả hai mặt trận: tiền tuyến và hậu phương.Hình ảnh đẹp đẽ, tràn đầy sức sống và dũng khí của những nữ anh hùng đó
Trang 9đã được nhà thơ Tố Hữu khắc họa thành công trong các sáng tác của mình.
Đó là những người mẹ một đời lam lũ nhưng kiên cường, cống hiến hết sứclực còn lại cho cách mạng, đó là những người con gái dũng cảm, dám hi sinhthân mình cho Tổ quốc Thơ Tố Hữu luôn dành tiếng nói yêu thương, lòngtrân trọng và tình cảm xúc động, thành kính khi viết về những người mẹ Đó
là những bà Bủ, bà Bầm, là “bà mẹ Việt Bắc”, những người tưởng chừng cảđời chỉ biết gắn bó với cây rau rừng, với củ mài, củ sắn không biết đến đấutranh, đến chính trị nhưng bằng tình cảm yêu quê hương, đất nước của mộtngười con đất Việt, họ đã ý thức được trách nhiệm với cuộc kháng chiến củadân tộc Có người không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng đã hy sinhchồng và hai con trai mình cho đất nước, đó là một sự hy sinh thầm lặng vàcao cả rất nhiều, rất nhiều những tấm gương khác mà ta có thể tìm thấy trongthơ Tố Hữu
Tố Hữu là một gương mặt sáng giá, là con chim đầu đàn của dòng thơcách mạng Thơ Tố Hữu thực sự là nguồn lực về tinh thần nuôi dưỡng chothanh niên trong thời đại mới về lẽ sống cao cả Qua nửa thế kỷ làm thơ, TốHữu đã tạo dựng cho mình một diện mạo riêng, một hệ thống thơ mới so vớithơ cổ điển và thơ mới lãng mạn Đó là thơ trữ tình chính trị trong đời sốngvăn hóa tinh thần của người Việt Nam và góp phần cho thơ cách mạng mộttiếng nói mới, độc đáo và càng phát triển Như vậy, Tố Hữu là nhà thơ thànhcông nhất trong lối thơ trữ tình cách mạng Việt Nam Sứ mệnh lịch sử cùngvới tố chất nhà thơ trữ tình chính trị đã làm nên giá trị và sức hấp dẫn kỳ lạcủa thơ Tố Hữu Tố Hữu trở thành nền tảng vững chắc trong nền văn họccách mạng Việt Nam
Trang 10Chương 2 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ TỐ HỮU
2.1 Một số hình ảnh người phụ nữ tiêu biểu trong thơ Tố Hữu
3 Người con gái Việt Nam Em, cô gái, con gái, nàng,
mẹ
37
3/Tập Ra trận
STT Tên tác phẩm Từ ngữ chỉ người phụ nữ Tần số
Trang 11xuất hiện
2 Nước non ngàn dặm Bà mẹ, má già, chị, em 12
2.1.1 Nhận xét
Qua 4 tập thơ trên của Tố Hữu, chúng tôi đã thống kê được 21 từ chị, 37 từ
mẹ, 4 từ cô gái…tất cả đều chỉ người phụ nữ, với tần số xuất hiện 231 lần.Tất cả các danh từ chỉ người phụ nữa có thể phân thành ba nhóm cơ bản ởcác độ tuổi khác nhau: hình ảnh người mẹ già (Mẹ, Bà Bầm, Bà Bủ, má…);hình ảnh người trung niên (vợ, quả phụ, cô giáo…), hình ảnh những cô gáithanh niên
Hình ảnh người mẹ già, được Tố Hữu nhắc đến khá nhiều:
“Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Trang 12Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!”
(Bầm ơi)Hay:
“Bà Bủ nằm ổ chuối khô
Bà Bủ không ngủ bà lo bời bời
Đêm nay tháng chạp mồng mười Vài mươi bữa nữa Tết rồi hết năm
Bà Bủ không ngủ bà nằm Bao giờ thằng út về thăm một kỳ
Từ ngày nó bước ra đi
Nó đi giải phóng đến khi nào về ? Bao giờ hết giặc về quê ? Đêm đêm Bà Bủ nằm mê khấn thầm ”
(Bà Bủ)Hình ảnh người trung niên:
“Chị là cô giáo hiền tươi Bàn tay chăm chút như người mẹ yêu Hỡi ôi, sớm sớm chiều chiều Còn đâu tay chị dắt dìu tay em!
Nửa đêm chúng vào buồng bắt chị Lôi chị đi, súng gí vào tai Thịt rơi, máu chảy đêm dài
Ai nghe tiếng chị kêu hoài: “Em ơi!”
(Chị là người mẹ)Hình ảnh những cô gái thanh niên:
“Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây, hay là mây là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng ?”
Trang 13(Người con gái Việt Nam)Đặc biệt Tố Hữu rất thành công trong việc khắc họa hình ảnh người phụ
nữ mang tính chất vùng miền rõ rệt: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.Hình ảnh người phụ nữ miền Bắc:
“Em là con gái Bắc Giang Rét thì mặc rét nước làng em lo Nhà em phơi lúa chưa khô Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong
Nhà em con bế con bồng
Em cũng theo chồng đi phá đường quan
Con ơi con ngủ cho ngoan Sang canh trăng lặn, buổi tan mẹ về
Trên đồi quê Trăng non mới hé Đường thì dài, hố xẻ chưa sâu Chưa sâu thì cuốc cho sâu
Có anh có chị cùng nhau ta đào!”
(Phá Đường)Hình ảnh người phụ nữ miền Trung:
“Một tay lái chiếc đò ngangBến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày
Sợ chi sóng gió tàu bay
Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua!
Kể chi tuổi tác già nuaChống chèo xin cứ thi đua đến cùng!
Ngẩng đầu, mái tóc mẹ rungGió lay như sóng biển tung, trắng bờ
Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
(Mẹ Suốt)Hình ảnh người phụ nữ miền Nam:
Trang 14“Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây, hay là mây là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng ? “ ( Người con gái Việt Nam)
Có thể nói, hình tượng người phụ nữ là một trong những hình tượngnghệ thuật tiêu biểu của thơ ca Việt Nam (1945 - 1975) Hình tượng ấy vừaphản ánh khí thế hào hùng của dân tộc, vừa là biểu trưng của văn hóa truyềnthống và hiện đại của nhân dân Việt Nam Như một nỗi niềm ân nghĩa thiêngliêng, xưa cũng như nay, trong quan niệm về Bà mẹ - Tổ quốc của người ViệtNam là hướng về cội nguồn, hướng về người mẹ đã sinh ra dân tộc này, conngười của đất nước này
Trong "trường" thơ của Tố Hữu, từ Việt Bắc, đến Gió lộng rồi Ra trận, Máu và hoa, hình tượng người mẹ là một trong nhưng biểu trưng đẹp nhất,
sáng chói nhất, tượng trưng sâu sắc nhất về hình tượng Tổ quốc Người mẹ,một hình tượng có khả năng khái quát được tầm vóc, phẩm chất của Tổ quốcViệt Nam Nó, thầm lặng mà mãnh liệt, dịu dàng, thủy chung mà anh dũng,kiên trung, giản dị, đau thương, vất vả mà đôn hậu, hào hùng và tươi thắm vôngần Đấy là những con người: “Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa”.Những bà mẹ, người chị ấy đã làm nên chân dung Việt Nam, tâm hồn ViệtNam, văn hóa Việt Nam Biểu tượng cao đẹp, vĩ đại, hào hùng nhất, đấy làhình ảnh chị Lý, người con gái anh hùng Việt Nam Bằng một cảm quan lãngmạn cách mạng, một tấm lòng tôn kính, xót thương vô hạn, tác giả đã khắchọa thành công hình ảnh người con gái Việt Nam bất khuất, kiên trung:
“Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nungKhông giết được em người con gái anh hùng
Ôi trái tim em, trái tim vĩ đạiCòn một giọt máu tươi còn đập mãi
Trang 15Không phải cho em, cho lẽ phải trên đờiCho quê hương em Cho cả loài người”
(Người con gái Việt Nam)Tính chất sử thi, siêu nhiên qua cách cảm nhận và thể hiện của tác giảcàng làm tăng thêm ý chí bất khuất, vẻ đẹp kỳ vĩ, thiêng liêng và huyền bí củangười con gái Việt Nam anh hùng “Mẹ Suốt” với hình ảnh:
“ Ngẩng đầu mái tóc mẹ rungGió lay như sóng biển tung trắng bờ”
( Mẹ Suốt)Biểu trưng sâu sắc cho ý chí kiên trung, quật khởi của dân tộc, là khíthiêng hun đúc được truyền đời Điều này đúng với một nhận xét có tính kháiquát: “ Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, đó là tinh thần quý báu củadân tộc ta từ xưa đến nay Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy lại kếtthành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũbán nước” (Hồ Chí Minh)
Những biểu hiện về sự hóa thân của người mẹ, người phụ nữ anh hùngvào non sông, đất nước là sự tiếp nối quan niệm truyền thống về con ngườithiên nhiên, con người vũ trụ của nhân dân ta Niềm thiêng liêng cao cả của
họ đã trở thành biểu trưng văn hóa của dân tộc, những di tích lịch sử muônđời của non sông, đất nước Họ trở thành một lẽ sống bất diệt của con ngườiViệt Nam, dân tộc Việt Nam
2.2 Hình tượng người phụ nữ trong thơ Tố Hữu
2.2.1 Hình tượng người phụ nữ được khắc họa về vẻ đẹp về ngoại hình.
Trang 16con người ăn rau rừng nằm với đất giữa Trường Sơn trong những năm chiếntranh ác liệt.
E ấp, ngọt thơm, nhẹ nhàng và quyến rũ trên mái tóc người con gái làhương đồng gió nội quê hương Dù chiến tranh, bom đạn ngút trời, chỉ mộtmùi hương bay ra từ mái tóc người nữ chiến sỹ, chắc chắn sẽ làm dịu đi,mềm đi những gì vốn cứng cáp, “rất thép” của cách biểu hiện sử thi Chínhmùi hương ấy còn khẳng định: đối với người phụ nữ giữa không gian máulửa ngút ngàn vẫn không hề thui chột ý thức bản nguyên nữ tính của mình,điều đó thể hiện rõ nét đặc thù vẻ đẹp riêng của nữ giới
Nhưng ý chí kiên trung, tinh thần quật khởi của hình ảnh người mẹđược biểu trưng qua hình tượng mái tóc:
“Ngẩng đầu mái tóc mẹ rungGió lay như sóng biển tung trắng bờ”
(Mẹ Suốt)
“Đời vui đó, hôm nay mở cửaNhư dãy hàng bách hóa của taHỡi những người yêu, hãy ghé mua hoa
Và đến đó, sắm ít quà lễ cướiLụa Nam Định đẹp tươi mát rượiLược Hàng Đào chải mái tóc xanh!”
( Bài ca mùa xuân
“ Tổ Quốc tôi rất đẹp, rất giàuĐẹp từ mái tóc xanh đầu nguồn Bắc BóĐẹp đến gót chân hồng đất mũi Cà Mau”
(Với Đảng, mùa xuân)