1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tượng người nông dân trong truyện ngắn Nam Cao.

24 16,6K 93

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 110,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC TrangMỞ ĐẦU 11. Lý do chọn đề tài 12. Lịch sử vấn đề3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Cấu trúc đề tài Chương 1: Giới thiệu về Nam Cao 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao 1.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao Chương 2: Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Nam Cao 2.1. Người nông dân có cuộc sống đói rét, bóc lột 2.2. Người nông dân khát khao cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần 2.3. Những phẩm chất tốt đẹp của người nông dânChương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Nam Cao 3.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao 3.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao KẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢOMỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài1.1. Nam Cao là cây bút tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán ở nước ta trong thời kỳ 1930 1945. Sáng tác của Nam Cao rất đa dạng và phong phú nhưng ông đạt thành tựu hơn ở thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Ông được coi là một bậc thầy về truyện ngắn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn trong nền văn học dân tộc. Các sáng tác của Nam Cao có ý nghĩa khẳng định sự nghiệp văn học của ông. Bên cạnh đó còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam.1.2. Trước Cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai đối tượng chính là người nông dân và tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Với đề tài viết về người nông dân, Nam Cao là người đến muộn. Khi đó đã có nhiều tác phẩm thành công gắn với tên tuổi của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố....Trên cơ sở kế thừa, học hỏi thành tựu của những người đi trước, Nam Cao bằng cái nhìn sắc sảo, bằng tài năng nghệ thuật độc đáo, ông đã cho ra đời những tác phẩm tiêu biểu về hình tượng người nông dân. Nam Cao đã xây dựng hình ảnh người ông dân Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp. Nhà văn đã viết lên những trang văn sâu sắc, đi vào thế giới tâm hồn của họ để mở ra những giá trị đẹp đẽ, từ đó làm tôn lên hình ảnh người nông dân Việt Nam. 1.3. Tác giả Nam Cao có vị trí quan trọng nên được đưa vào giảng dạy ở trong chương trình ngữ văn bậc phổ thông. Trước cách mạng tiêu biểu với Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa. Sau cách mạng có tác phẩm Đôi mắt. Tác phẩm của Nam Cao đạt được những thành tựu đáng kể về giá trị trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật. Trong tương lai, tôi sẽ là một giáo viên dạy văn nên việc thực hiện đề tài này là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học. Những nghiên cứu của đề tài sẽ giúp tôi học tập và giảng dạy tốt hơn về truyện ngắn Nam Cao.Những lý do trên đây là động lực khiến chúng tôi muốn chọn đề tài Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn của Nam Cao làm đối tượng để nghiên cứu. Từ đó, giúp tôi có cái nhìn toàn diện về những đóng góp của Nam Cao đối với nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 1945 nói chung và trào lưu văn học hiện thực phê phán nói riêng.2. Lịch sử vấn đềNam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một nhà văn được nghiên cứu từ rất sớm. Ngay từ 1941 đã có người nghiên cứu về tác phẩm của ông. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã bàn về sáng tác của Nam Cao, nhưng mỗi công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở một vấn đề nào đó trong hệ thống quan niệm và thực tiễn sáng tác của ông. Chẳng hạn các công trình: Lịch sử văn học Việt Nam 1930 1945 (Nguyễn Hoành Khung, Nxb GD, H, 1973); Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn (Nguyễn Đăng Mạnh, Nxb GD, H, 1996); Nam Cao, đời văn và tác phẩm (Hà Minh Đức, Nxb VH, H, 1997); Nghĩ tiếp về Nam Cao (Nhiều tác giả, Nxb Hội nhà văn, H, 1999); Nam Cao, về tác gia và tác phẩm (Nhiều tác giả, Nxb GD, H, 1999); Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao (Trần Đăng Suyền, Nxb KHXH, H, 2001).Nhìn toàn bộ sự nghiệp văn học của Nam Cao, ta thấy những sáng tác của ông trước Cách mạng tháng Tám phong phú hơn, có giá trị và chiếm vị trí chủ chốt. Nguyễn Hoành Khung nhận xét về truyện ngắn của Nam Cao như sau: Vào khoảng vài chục năm lại đây...càng ngày càng có sức hấp dẫn đặc biệt với công chúng và Về nhiều mặt, tác phẩm Nam Cao đã đánh dấu một bước phát triển mới của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam, mới hình thành trong vòng hơn nửa thế kỷ nhưng đang hiện đại hóa với một tốc độ thật nhanh chóng Nguyễn Hoành Khung (1990), Truyện ngắn Việt Nam 1930 1945 (Tập 1), Nxb GD, Hà Nội, tr14. Trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, truyện ngắn của ông xứng đáng được xem là một di sản vô cùng quý báu cần được nghiên cứu thấu đáo.Qua những truyện ngắn đặc sắc trước cách mạng tháng Tám, Nam Cao đã dựng lên một bức tranh tuy không rộng lớn và đồ sộ, nhưng rất mực chân thực về cuộc sống của xã hội thực dân phong kiến hết sức phản động ở nước ta thời kỳ khủng hoảng sâu sắc nhất. Truyện ngắn Nam Cao Đó chính là phẩm chất của những gì thật sự ưu tú, là các giá trị đã có thể đi dần vào quỹ đạo của những gì thuộc về cổ điển Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, 5.Vấn đề hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao cũng được đề cập nhiều. Tuy nhiên do những mục đích nghiên cứu về đối tượng khác nhau nên các tác giả chỉ nhìn nhận ở một số vấn đề mang tính chất chung chung. Các tác giả chưa đi sâu khám phá, phân tích hình tượng nhân vật người nông dân. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Nam Cao với mong muốn đóng góp một phần nhỏ của mình đem lại cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về truyện ngắn của nhà văn đã từng tạo được dấu ấn riêng trong nền truyện ngắn Việt Nam 1930 1945 nói chung và trong trào lưu văn học hiện thực nói riêng.

Trang 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

6 Cấu trúc đề tài

Chương 1: Giới thiệu về Nam Cao

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao

1.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao

Chương 2: Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Nam Cao

2.1 Người nông dân có cuộc sống đói rét, bóc lột

2.2 Người nông dân khát khao cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần

2.3 Những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Nam Cao

3.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao

3.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao

KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

1.1 Nam Cao là cây bút tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thựcphê phán ở nước ta trong thời kỳ 1930 - 1945 Sáng tác của Nam Cao rất đadạng và phong phú nhưng ông đạt thành tựu hơn ở thể loại tiểu thuyết vàtruyện ngắn Ông được coi là một bậc thầy về truyện ngắn, một nhà nhân đạochủ nghĩa lớn trong nền văn học dân tộc Các sáng tác của Nam Cao có ýnghĩa khẳng định sự nghiệp văn học của ông Bên cạnh đó còn có ý nghĩa tolớn đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam

1.2 Trước Cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nam Cao tập trung vàohai đối tượng chính là người nông dân và tầng lớp trí thức tiểu tư sản Với đềtài viết về người nông dân, Nam Cao là người đến muộn Khi đó đã có nhiềutác phẩm thành công gắn với tên tuổi của Nguyễn Công Hoan, Ngô TấtTố Trên cơ sở kế thừa, học hỏi thành tựu của những người đi trước, NamCao bằng cái nhìn sắc sảo, bằng tài năng nghệ thuật độc đáo, ông đã cho rađời những tác phẩm tiêu biểu về hình tượng người nông dân Nam Cao đã xâydựng hình ảnh người ông dân Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp Nhàvăn đã viết lên những trang văn sâu sắc, đi vào thế giới tâm hồn của họ để mởra những giá trị đẹp đẽ, từ đó làm tôn lên hình ảnh người nông dân Việt Nam 1.3 Tác giả Nam Cao có vị trí quan trọng nên được đưa vào giảng dạy ởtrong chương trình ngữ văn bậc phổ thông Trước cách mạng tiêu biểu với

Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa Sau cách mạng có tác phẩm Đôi mắt Tác

phẩm của Nam Cao đạt được những thành tựu đáng kể về giá trị trị nội dungcũng như giá trị nghệ thuật Trong tương lai, tôi sẽ là một giáo viên dạy vănnên việc thực hiện đề tài này là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và

Trang 3

ý nghĩa khoa học Những nghiên cứu của đề tài sẽ giúp tôi học tập và giảngdạy tốt hơn về truyện ngắn Nam Cao.

Những lý do trên đây là động lực khiến chúng tôi muốn chọn đề tài

"Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn của Nam Cao " làm

đối tượng để nghiên cứu Từ đó, giúp tôi có cái nhìn toàn diện về những đónggóp của Nam Cao đối với nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nói chung và trào lưu văn học hiện thực phê phán nói riêng

2 Lịch sử vấn đề

Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Namhiện đại Ông là một nhà văn được nghiên cứu từ rất sớm Ngay từ 1941 đã cóngười nghiên cứu về tác phẩm của ông Có rất nhiều công trình nghiên cứu đãbàn về sáng tác của Nam Cao, nhưng mỗi công trình nghiên cứu chỉ dừng lạiở một vấn đề nào đó trong hệ thống quan niệm và thực tiễn sáng tác của ông

Chẳng hạn các công trình: Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 (Nguyễn Hoành Khung, Nxb GD, H, 1973); Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của

nhà văn (Nguyễn Đăng Mạnh, Nxb GD, H, 1996); Nam Cao, đời văn và tác phẩm (Hà Minh Đức, Nxb VH, H, 1997); Nghĩ tiếp về Nam Cao (Nhiều tác

giả, Nxb Hội nhà văn, H, 1999); Nam Cao, về tác gia và tác phẩm (Nhiều tác giả, Nxb GD, H, 1999); Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao (Trần Đăng Suyền,

Nxb KHXH, H, 2001).Nhìn toàn bộ sự nghiệp văn học của Nam Cao, ta thấy những sáng táccủa ông trước Cách mạng tháng Tám phong phú hơn, có giá trị và chiếm vị tríchủ chốt Nguyễn Hoành Khung nhận xét về truyện ngắn của Nam Cao như

sau: "Vào khoảng vài chục năm lại đây càng ngày càng có sức hấp dẫn đặc

biệt với công chúng" và "Về nhiều mặt, tác phẩm Nam Cao đã đánh dấu một bước phát triển mới của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam, mới hình thành trong vòng hơn nửa thế kỷ nhưng đang hiện đại hóa với một tốc độ thật nhanh chóng" [Nguyễn Hoành Khung (1990), Truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945

Trang 4

(Tập 1), Nxb GD, Hà Nội, tr14] Trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao,truyện ngắn của ông xứng đáng được xem là một di sản vô cùng quý báu cầnđược nghiên cứu thấu đáo.

Qua những truyện ngắn đặc sắc trước cách mạng tháng Tám, Nam Caođã dựng lên một bức tranh tuy không rộng lớn và đồ sộ, nhưng rất mực chânthực về cuộc sống của xã hội thực dân phong kiến hết sức phản động ở nước

ta thời kỳ khủng hoảng sâu sắc nhất Truyện ngắn Nam Cao - "Đó chính là

phẩm chất của những gì thật sự ưu tú, là các giá trị đã có thể đi dần vào quỹ đạo của những gì thuộc về cổ điển" [Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam,

Nxb Văn học, 5].Vấn đề hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao cũngđược đề cập nhiều Tuy nhiên do những mục đích nghiên cứu về đối tượngkhác nhau nên các tác giả chỉ nhìn nhận ở một số vấn đề mang tính chấtchung chung Các tác giả chưa đi sâu khám phá, phân tích hình tượng nhânvật người nông dân Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến hìnhtượng người nông dân trong một số truyện ngắn Nam Cao với mong muốnđóng góp một phần nhỏ của mình đem lại cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn vềtruyện ngắn của nhà văn đã từng tạo được dấu ấn riêng trong nền truyện ngắnViệt Nam 1930 - 1945 nói chung và trong trào lưu văn học hiện thực nóiriêng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng người nông dân qua mộtsố truyện ngắn của nhà văn Nam Cao

3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát

Trọng tâm khảo sát và nghiên cứu của đề tài là một số truyện ngắn củaNam Cao trước cách mạng tháng Tám 1945 như: Chí Phèo, Lão Hạc và Mộtbữa no, với nguồn tài liệu sau: Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao (tên tập

Trang 5

truyện mà em khảo sát)

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Giới thiệu chung về nhà văn Nam Cao- Nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu về hình tượng người nông dân quamột số truyện ngắn của Nam giai đoạn 1930 - 1945

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

- Phương pháp khảo sát - thống kê- Phương pháp so sánh - đối chiếu- Phương pháp phân tích - tổng hợp

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của

đề tài được triển khai gồm ba chương:Chương 1 Giới thiệu về Nam CaoChương 2 Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Nam Cao Chương 3 Nghệ thuật xây dựng hình tượng người nông dân trong truyệnngắn của Nam Cao

Trang 6

Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ NAM CAO 1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao

1.1.1 Cuộc đời nhà văn Nam Cao

Nam Cao (1915 – 1951) là bút danh của nhà văn - nhà báo - liệt sĩ TrầnHữu Tri Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, tổngCao Đà, huyện Nam Sang, nay thuộc Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam (cách thànhphố Nam Định chừng hơn 10 km) Học xong thành chung, Nam Cao bôn banhiều nơi, nhưng bệnh tật đẩy ông về quê Từ đó, Nam Cao sống chật vậtbằng nghề dạy học và viết văn Năm 1943, ông vào Hội Văn hoá cứu quốc.Tham gia Tổng khởi nghĩa ở quê hương, ông được cử làm chủ tịch xã

Sau Cách mạng, với tư cách phóng viên - Nam Cao có mặt trong đoànquân Nam tiến, rồi lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ Cuối tháng11 năm 1951, trên đường đi công tác vào vùng địch tạm chiếm, Nam Cao anhdũng hi sinh tại làng Vũ Đại, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, khi tài năng đangnở rộ; gần đây (1998), mộ phần của ông đã được đưa về quê hương

Nam Cao là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực (1930 - 1945).Ông là người đi tiên phong trong việc xây dựng nền văn học mới Nam Caođược Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật(đợt 1,1996)

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác

Trước 1945, tài năng Nam Cao kết tinh trong gần 60 truyện ngắn, một

truyện vừa Chuyện người hàng xóm, và tiểu thuyết Sống mòn Tác phẩm của

ông chủ yếu xoay quanh hai đề tài: người trí thức nghèo và nông dân bầncùng

Trang 7

Những tác phẩm tiêu biểu ở đề tài người trí thức nghèo như: Những

truyện không muốn viết (1942), Trăng sáng (1943), Đời thừa (1943), Quên điều độ (1943), Sống mòn (tiểu thuyết - 1944).

Qua các sáng tác trên, Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần củangười tri thức nghèo trong xã hội cũ Đó là những “giáo khổ trường tư”, nhàvăn túng quẫn, viên chức nhỏ - nghèo Qua họ, ông nêu lên nhiều triết lí sâusắc, có ý nghĩa xã hội to lớn Trí thức trong sáng tác của Nam Cao là nhữngngười có tài năng, tâm huyết, biết tự trọng và ôm ấp hoài bão lớn lao (xâydựng một sự nghiệp tinh thần cao quý) nhưng không thực hiện được vì nạn áocơm ghì sát đất Hộ thiết tha viết tác phẩm ăn giải Nô-ben; Thứ mong muốnđược đóng góp công sức làm đổi thay nền giáo dục để xã hội công bằng Vậymà cả hai đều bị dồn vào tình trạng “chết mòn”, phải sống như “một kẻ vôích, một người thừa” Qua đề tài này, Nam Cao phê phán xã hội cũ đã giếtchết tài năng, tàn phá tâm hồn những người nghệ sĩ Ông cũng thể hiện thànhcông quá trình người trí thức tự đấu tranh, khắc phục mặt hạn chế, vươn lêngiữ lối sống đẹp

Ở đề tài người nông dân nghèo, Nam Cao viết chừng hai mươi truyệnngắn phản ánh cuộc đời tăm tối, số phận bi thảm của người nông dân; tiêu

biểu là: Chí Phèo (1941), Trẻ con không được ăn thịt chó (1942), Lão Hạc (1943), Một bữa no (1943), Một đám cưới (1944)

Trong số những truyện ngắn trên thì truyện "Chí Phèo” xứng đáng là kiệttác Viết về đề tài này, Nam Cao khắc họa bức tranh chân thực về nông thônViệt Nam xơ xác , bần cùng trong khoảng thời gian 1930 -1945 Ông đặc biệtquan tâm tới tình trạng nghèo đói và quá trình của những người thấp cổ béhọng bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm người Càng hiền lành họ càng bị chàđạp phũ phàng Viết về nông dân, Nam Cao kết án đanh thép xã hội thực dânphong kiến đã huỷ hoại nhân hình, sói mòn nhân tính của những con ngườilương thiện Không “bôi nhọ” nông dân, ông đi sâu vào nội tâm nhân vật để

Trang 8

phát hiện, khẳng định nhiều phẩm chất cao cả của những người bị xã hội dậpvùi.

Đó là hai đề tài quen thuộc, nhưng vì biết khơi những nguồn chưa ai khơi,Nam Cao vẫn tạo được sự hấp dẫn Viết về nông dân hay trí thức, sáng táccủa Nam Cao luôn luôn thể hiện nỗi băn khoăn day dứt trước số phận conngười và thường lấy nguyên mẫu từ quê hương, bản thân Sáng tác của ôngchứa đựng nội dung triết học sâu sắc Sau Cách mạng, Nam Cao vẫn tiếp tụcviết về đề tài người nông dân và trí thức nghèo

1.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao

1.2.1 Nhân vật trong tác phẩm văn học

Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được nhà văn miêu tả, thểhiện trong tác phẩm Nhân vật có khi là con người có tên, có khi không có tênnhư những thằng bán tơ, kẻ nịnh thần, có khi là một hiện tượng nào đó củathiên nhiên mang nội dung biểu tượng Nhân vật có thể được thể hiện bằngnhiều hình thức khác nhau nhất Những nhân vật khái quát nổi bật những tínhcách có ý nghĩa phổ biến sâu xa sẽ là những nhân vật điển hình Tuy nhiên,không phải nhà văn nào trong tác phẩm nào cũng xây dựng được hình tượngcủa mình Một hình tượng chỉ được gọi là điển hình khi hình tượng ấy kháiquát được những nét, những tính cách con người, những tư tưởng, những hiệntượng có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội lại đươc miêu tả qua những chi tiếtcụ thể sinh động hấp dẫn Điển hính là khái quát cao của sáng tạo nghệ thuật

Nhân vật trong tác phẩm văn học có vai trò hết sức quan trọng Văn họckhông thể thiếu nhân vật, bởi vì nó là hình thức cơ bản để qua đó văn họcmiêu tả thế giới một cách hình tượng Nhà văn sáng tạo nên nhân vật là để thểhiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó Nóicách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con ngườivà các quan niệm của chúng

Trong tác phẩm văn học, hình tượng người nông dân cũng được đề cập

Trang 9

đến nhiều Hình tượng người nông dân là hình tượng phổ biến trong các tácphẩm văn học viết về hiện thực đời sống Hình tượng nhân vật người nôngdân được xây dựng và khắc họa qua số phận cuộc đời đầy bi thảm Nhân vậtngười nông dân là những con người ở bậc thang xã hội cuối cùng, cuộc đờikhông thể nào khổ hơn nữa Họ bị hoàn cảnh xă hội vùi dập, bị chà đạp cả thểxác lẫn nhân phẩm Hình tượng người nông dân được các nhà văn Nam Cao,Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố viết nhiều nhất trong văn học giai đoạn 1930 -1945 Văn học giai đoạn này phản ánh rõ nét về cuộc sống cơ cực, bần cùngcủa người nông dân trước cách mạng Qua đó, các nhà văn xây dựng hìnhtượng người nông dân với những nét đặc sắc nhất.

1.2.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao

Nhân vật người nông dân nghèo Các tác phẩm viết về người nông dân: Chí Phèo với nhân vật Chí Phèo;

Trẻ con không được ăn thịt chó với nhân vật cái gái, cu Nhớn, cu Nhỡ; Lão Hạc với nhân vật Lão Hạc; Một bữa no với nhân vật Bà Cái Tý, Một đám cưới với nhân vật Dần

Nhà văn dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước1945 nghèo đói, xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm;càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, hắt hủi, bất công, lăngnhục tàn nhẫn; người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa

Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân, trái lại, ông đã đi sâu vào nộitâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện ngay cả khi bịvùi dập, cướp mất cà nhân hình, nhân tính của người nông dân Kết án đanh

thép cái xã hội tàn bạo đó trước 1945

+ Nhân vật người trí thức tiểu tư sản

Các tác phẩm tiêu biểu viết về người trí thức: Trăng sáng với nhân vật Điền; Đời thừa với nhân vật Hộ; Sống mòn với nhân vật Thứ…

Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo

Trang 10

trong xã hội đương thời trước 1945, những nhà văn nghèo, những viên chứcnhỏ Họ là những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm,có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thầncao quý; nhưng lại bị gánh nặng áo cơm và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làmcho "chết mòn", phải sống như "một kẻ vô ích, một người thừa"

Nội dung các tác phẩm của Nam Cao phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt,phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời nói lênkhao khát một lẽ sống lớn, có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống conngười

Chương 2 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG

MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN NAM CAO 2.1.Người nông dân có cuộc sống đói rét, bóc lột

Nam Cao đã dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Namtrước 1945 nghèo đói, cái nghèo, cái đói xơ xác của người nông dân lúc bấygiờ Cuộc sống của họ bần cùng, hết sức thê thảm, sống trong cảnh đời đói réttối tăm, càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, bóc lột một cáchkhông thương tiếc, con người lâm vào cảnh luôn bị hắt hủi và đầy rẫy nhữngbất công bao quanh Họ còn bị lăng nhục tàn nhẫn dẫn đến người nông dân bịđẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa dưới một xã hội tối tăm lúc bấygiờ

Trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, tác giả Lê Quang

Hưng có viết : "Đi vào số phân người nông dân dưới đáy cùng xã hội ở thời kìngột ngạt, đen tối, nhiều tác phẩm Nam Cao thể hiện sự bần cùng hóa của họ.Đặc biệt, quá trình bần cùng hóa này được Nam Cao gắn với sự đe dọa lưumanh hóa Hoàn cảnh xã hội điên đảo với sức tàn phá thật khóc liệt Con

Trang 11

người bị đẩy vào bước đường cùng, bị chà đạp cả thể xác lẫn nhân phẩm.Điều làm Nam Cao khổ nhất và khai thác nhiều nhất các nhân vật nông dân lànhân phẩm bị xúc phạm: tâm hồn thui chột, tính cách mèo mó, ngay đến bộ

mặt cũng không còn nguyên vẹn" [Giáo trình văn học Việt Nam hiện

đại,trang 262].

Trong tác phẩm Chí Phèo, hình ảnh Chí hiện lên là một kẻ lưu manh

hóa, bị xã hội vùi lấp đi những gì mà đáng ra con người phải có Hắn là mộtđứa con rơi, ra đời trong cái lò gạch cũ, lớn lên bằng tình thương bố thí củanhững người nghèo Khi lớn lên làm canh điền trong nhà Bá Kiến lại bị vợ baBá Kiến gọi lên “bóp chân”; Bá Kiến sanh lòng ghen tuông nên đưa đi tù.Thời gian sau, Chí Phèo lại trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại tác oai tácquái dân lành Chí Phèo chìm trong cơn say, chỉ có một lần hắn tỉnh thật sựvào một buổi sáng (đã được Thị Nở đánh thức) Nhưng rồi tình yêu bị đổ vỡ.Bế tắc, đi tìm lương thiện, hắn giết Bá Kiến rồi tự giết mình Chí Phèo chếtnhưng chưa hết truyện Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng” và “và thoáng hiệnra cái lò gạch cũ” Một “Chí Phèo con” sắp ra đời

Là một cố nông lương thiện, lẽ ra với khả năng lao động, hiền lành, Chíphải được ấm no hạnh phúc, nhưng bị Bá Kiến vu oan, phải tù bảy, tám nămliền Tính chất lưu manh, ngang ngược của Chí khi về làng không phải là bảnchất của Chí, mà chính là do xã hội thối nát tạo ra Chí đã bị xã hội cũ thối nátlưu manh hóa, trụy lạc trong thời gian đi tù Phẩm chất, nhân cách của ngườicố nông lương thiện trước kia không còn nữa, mà nay trở về làng với bề ngoàirất côn đồ, bê tha, trở thành một tay anh chị

Nhưng khi nghe tiếng chửi tục tĩu, khuôn mặt đầy vết sẹo bước chânchuyệnh choạng ngật ngưỡng của Chí Phèo bước đi trên những dòng văn củaNam Cao ta mới thấy rằng đó mới là kẻ khốn cùng ở nông dân Việt Namngày trước Mặt khác, tiếng chửi của chí còn chứa đựng một khát khao lớn,khát khao được giao tiếp với cộng đồng, khát khao được nhìn thấy dẫu chỉ

Trang 12

qua tiếng chửi, bởi "không có gì đau khổ bằng nỗi đau bị tách ra khỏi xã hội ".Ẩn sâu trong tiếng chửi rủa của một Chí Phèo trong con dốc tha hoá, chính lànỗi khát khao rất con người, rất lương thiện Tình cảm của Chí Phèo khác hẳnvới các nhân vật Lão Hạc, Dần…, Chí là một anh canh điền khoẻ mạnh vàtrung thực nhưng bị vu oan biến anh thành một tên lưu manh mất hết nhântính lẫn nhân hình.

Những bi kịch đau đớn nhất như những cơn dông bão ập xuống quất vàosố phận của Chí Phèo Chí Phèo khi đã mất cả nhân hình và nhân tính thì mấthết tất cả Chí không chấp nhận trở lại làm người với lý lịch đầy bất hảo bộmặt sứt sẹo, hành động côn đồ, Chí Phèo đã làm cho cả làng Vũ Đại khôngmột ai tôn trọng Không còn một chút lương tâm nào hết, vì vậy Chí Phèo bịcả làng Vũ Đại chối bỏ và sa vào tấn bi kịch đau đớn nhất bị từ chối làmngười

Xã hội cũ không cho người lao động thực hiện ước mơ được sống hạnhphúc lương thiện Bằng thái độ của Thị Nở và lời nói của bà cô Thị Nam Caocho ta thấy xã hội cũ đã hắt hủi, đã phũ phàng chà đạp lên mọi ước mơ chânchính của Chí Chí muốn làm người nông dân lương thiện trong điều kiện vẫnbị địa chủ ràng buộc, lợi dụng đó là điều không thể được Chí lại căm uất.Căm thù cao độ và không còn lối thoát, Chí giết Bá Kiến và tự sát

Cái chết của Chí thật đột ngột Lấy sự hủy diệt đời mình để giải quyết cáibế tắc đời mình, cái bi kịch của Chi phản ánh sự bế tắc của một số nông dâncùng khổ, chưa gặp cách mạng, bị dồn vào con đường cùng Ý nghĩa phê phánxã hội qua cái chết của Chí Phèo thật là mãnh liệt Bọn thống trị trong xã hộicũ phải chịu trách nhiệm trước hiện tượng xã hội bi thảm này

Trong tác phẩm Lão Hạc thì hình ảnh Lão Hạc hiện lên cũng không kém

phần đáng thương vì cái nghèo, cái đói mà số phận của Lão lâm vào bần

cùng, cơ cực Đọc truyện Lão Hạc, ta bắt gặp bao con người, bao số phận, bao

mảnh đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trọng: Lão Hạc và cậu con trai

Ngày đăng: 03/05/2015, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w