tiểu luận hình tượng người nông dân trong truyện ngắn của nam cao qua một số tác phẩm tiêu biểu của ông như: Một bữa no, Lão Hạc, Chí Phèo...Qua đó đem lại cái nhìn toàn diện sâu sắc về truyện ngắn của nhà văn, tạo dấu ấn riêng trong nền truyện ngắn Việt Nam
Trang 1ĐỀ TÀI: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA NAM CAO
Trước cách mạng tháng Tám, sang tác của Nam Cao tập trung vao hai đốitượng chính là người nông dân và tầng lớp tri thức tiểu tư sản Với đề tài viết
về người nông dân, Nam Cao là người đến muộn Khi đó đã có nhiều tác phẩm thành công gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… Trên cơ sở kế thừa, học hỏi thành tựu của những người đi trước, Nam Cao bằng cái nhìn sắc sảo, bằng tài năng nghệ thuật độc đáo, ông đã cho ra đời những tác phẩm tiêu biểu về hình tượng người nông dân Nam Cao đã xây dựng hình ảnh người nông dân Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp Nhà văn đã viết lên những trang văn sâu sắc, đi vào thế giới tâm hồn của họ
để mở ra những giá trị đẹp đẽ, từ đó làm tôn lên hình ảnh người nông dân Việt Nam
Trang 2Tác giả Nam Cao có vị trí quan trọng nên được đưa vào giảng dạy ở trong chương trình ngữ văn bậc phổ thong Trước cách mạng tiêu biểu với Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa Sau cách mạng có tác phẩm Đôi mắt Tác phẩm củaNam Cao đạt được những thành tựu đáng kể về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật Trong tương lai, tôi sẽ là một giáo viên dạy văn nên việc thực hiện đề tài này là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoahọc Những nghiên cứu của đề tài giúp tôi học tập và giảng dạy tốt hơn về truyện ngắn Nam Cao.
Những lý do trên đây là động lực khiến chúng tôi chọn đề tài “Hình tượng người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao” làm đối tượng để nghiên cứu Từ đó có cái nhìn toàn diện về những đóng góp của Nam Cao đối với nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 nói chung và trào lưu văn học hiện thực phê phán nói riêng
Trang 3Nhìn toàn bộ sự nghiệp văn học của Nam Cao, ta thấy những sáng tác của ông trước Cách mạng tháng Tám phong phú hơn có giá trị và chiếm vị trí chủchốt Nguyễn Hoành Khung nhận xét về truyện ngắn của Nam Cao như sau: “Vào khoảng vài chục năm lại đây…càng ngày càng có sức hấp dẫn đặc biệt với công chúng” và “ Về nhiều mặt, tác phẩm Nam Cao đã đánh dấu một bước phát triển mới của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam, mới hình thành trong vòng hơn nửa thế kỉ nhưng đang hiện đại hóa với một tốc độ rất nhanh
chóng” (Nguyễn Hoành Khung(1990), Truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945 (Tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội, Trang 14) Trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, truyện ngắn của ông xứng đáng được xem là một di sản vô cùng quý báu cần được nghiên cứu thấu đáo
Qua những truyện ngắn đặc sắc trước Cách mạng tháng Tám, Man Cao
đã dựng lên một bức tranh tuy không rộng lớn và đồ sộ, nhưng rất chân thực
về cuộc sống của xã hội thực dân phong kiến hết sức phản động ở nước ta thời kì khủng hoảng sâu sắc nhất Truyện ngắn Nam Cao – “Đó chính là phẩm chất của những gì thật sự ưu tú, là các giá trị đã có thể đi dần vào quỹ đạo của những gì thuộc về cổ điển” (Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam,NXB Văn học)
Vấn đề hình tượng người nông dân trong sáng tác của Nam Cao cũng được
đề cập nhiều Tuy nhiên, do những mục đích nghiên cứu về đối tượng khác nhau nên các tác giả chỉ nhìn nhận ở một số vấn đề mang tính chất chung chung Các tác giả chưa đi sâu khám phá, phân tích hình tượng nhân vật người nông dân Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến hình tượngngười nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao với mong muốn đóng góp phần nhỏ của mình đem lại cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về truyện ngắn của nhà văn đã từng tạo được nhiều dấu ấn riêng trong nền tuyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945 nói chung và trong trào lưu văn học hiện thực nói riêng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 4Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng người nông dân qua truyện ngắn của nhà văn Nam Cao.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trọng tâm khảo sát và nghiên cứu của đề tài là một số truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945 như: Chí Phèo, Lão Hạc và Một bữa no, với nguồn tài liệu sau; Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao (tên tập truyện mà em khảo sát)
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-Phương pháp khảo sát - thống kê
-Phương pháp so sánh – đối chiếu
-Phương pháp phân tích - tổng hợp
5 Đóng góp của đề tài
Đem lại cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về truyện ngắn của Nam Cao và
những đóng góp của Nam Cao đối với nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 nói chung và trào lưu văn học hiện thực phê phán nói riêng
Những nghiên cứu của đề tài giúp tôi học tập và giảng dạy tốt hơn về truyện ngắn của Nam Cao
6 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu ,Kết luận thì đề tài gồm có ba chương:
Chương I Giới thiệu về Nam Cao
Chương II Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Nam Cao
Trang 5Chương III Nghệ thuật xây dựng hình tượng người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao.
Trang 6B – NỘI DUNG
Chương I GIỚI THIỆU NAM CAO I.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao
I.1.1.Cuộc đời nhà văn Nam Cao
Nam Cao ( 1915 – 1951 ) là bút danh của nhà văn – nhà báo – liệt sĩTrần Hữu Tri Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng,tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, nay thuộc Hòa hậu, Lí Nhân, Hà Nam (cáchthành phố Nam Định chừng hơn 10km) Học xong thành chung, Nam Caobôn ba nhiều nơi, nhưng bệnh tật đẩy ông về quê Từ đó, Nam Cao sống chậtvật bằng nghề dạy học và viết văn Năm 1943,ông vào Hội Văn hóa cứuquốc Tham gia tổng khởi nghĩa ở quê hương, ông được cử làm chủ tịch xã
Sau cách mạng, với tư cách phóng viên – Nam Cao có mặt trong đoànquân nam tiến, rồi lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ Cuối tháng
11 năm 1951, trên đường đi công tác vào vùng địch tạm chiếm, Nam Cao anhdũng hy sinh tại làng Vũ Đại, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, khi tài năng đang
nở rộ; gần đây(1998), mộ phần của ông đã được đưa về quê hương
Nam Cao là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực(1930 – 1945).Ông là người đi tiên phong trong việc xây dựng nền văn học mới.Nam Caođược nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt1,1996)
I.1.2 Sự nghiệp sáng tác.
Trước 1945, tài năng Nam Cao kết tinh trong gần 60 truyện ngắn, một
truyện vừa Chuyện người hàng xóm,và tiểu thuyết Sống mòn.Tác phẩm của
ông chủ yếu xoay quanh hai đề tài: người tri thức nghèo và nông dân bần cùng
Trang 7Những tác phẩm tiêu biểu ở đề tài người trí thức nghèo như: Những truyện không muốn viết (1942), Trăng sáng(1943) Đời thừa(1943), Quên điều độ(1943),Sống mòn (tiểu thuyết – 1944).
Qua các sáng tác trên,Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người tri thức nghèo trong xã hội cũ Đó là “những giá khổ trường tư”, nhà văn túng quẩn,viên chức nhỏ - nghèo… Qua họ, ông nêu lên nhiều triết
lý sâu sắc, có ý nghĩa xã hội to lớn.Trí thức trong sáng tác của Nam cao là những người có tài năng, tâm huyết, biết tự trọng và ôm ấp hoài bão lớn lao (xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý) nhưng không thực hiện được vì nạn áo cơm ghì sát đất Họ thiết tha viết tác phẩm ăn giải Nô-ben; Thứ mong muốn được đóng góp công sức làm thay đổi nền giáo dục để xã hội công bằng Vậy mà cả 2 đều bị dồn vào tình trạng “chết mòn”, phải sống như một
kẻ vô ích, một người thừa” Qua đề tài này, Nam Cao phê phán xã hội cũ đã giết chết tài năng, tàn phá tâm hồn người nghệ sĩ Ông cũng thể hiện thành công quá trình trí thức tự đấu tranh, khắc phục mặt hạn chế, vươn lên giữ lối sống đẹp
Ở đề tài người nông dân nghèo, Nam Cao viết chừng 20 truyện ngắn phản ánh cuộc đời tăm tối, số phận bi thảm của người nông dân; tiêu biểu là : Chí Phèo ( 1941 ) Trẻ con không được ăn thịt chó ( 1942 ), Lão Hạc(1943), Một bữa no(1943), Một đám cưới (1994)…
Trong số những truyện ngắn trên thì truyện “Chí Phèo” xứng đáng là kiệt tác, viết về đề tài này, Nam Cao khắc họa bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam xơ xác, bần cùng trong khoảng thời gian 1930 – 1945 Ông đặc biệt quan tâm tới tình trạng nghèo đói và quá trình của những người thấp
cổ bé họng bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm người Càng hiền lành họ càng
bị chà đạp phũ phàng.Viết về nông dân Nam Cao kết án đanh thép xã hội thực dân phong kiến đã hủy hoại nhân hình.sói mòn nhân tính của con người lương thiện.Không “bôi nhọ” nông dân, ông đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện, khẳng định những phẩm chất cao cả của những người bị xã hội dậpvùi
Trang 8Đó là hai đề tài quen thuộc, nhưng vì biết khơi nguồn chưa ai khơi, Nam Cao vẫn tạo được sự hấp dẫn Viết về nông dân hay tri thức, sáng tác của Nam Cao luôn thể hiện nỗi băn khoăn day dứt trước số phận con người
và thường lấy nguyên mẫu về quê hương,bản thân Sáng tác của ông chứa đựng nội dung triết học sâu sắc Sau cách mạng, Nam Cao vẫn tiếp tục viết vềngười nông dân và trí thức nghèo
I.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao
I.2.1 Nhân vật trong tác phẩm văn học
Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được nhà văn miêu tả, thể hiện trong tác phẩm Nhân vật có khi là con người có tên, có khi không cótên như những thằng bán tơ,kẻ nịnh thần, có khi là một hiện tượng nào đó củathiên nhiên mang nội dung biểu tượng Nhân vật có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhất Những nhân vật khái quát nổi bật những tínhcách có ý nghĩa phổ biến sâu xa sẽ là những nhân vật điển hình Tuy nhiên, không phải nhà văn nào trong tác phẩm nào cũng xây dựng được hình tượng của mình Một hình tượng chỉ được gọi là điển hình khi hình tượng ấy khái quát được những nét,những tính cách con người,những tư tưởng,những hiện tượng có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội lại được miêu tả qua những chi tiết cụ thể sinh động hấp dẩn, Điển hình là sáng tác cao của sáng tạo nghệ thuật
Nhân vật trong tác phẩm văn học có vai trò hết sức quan trọng Văn học không thể thiếu nhân vật, bơi vì nó là hình thức cơ bản để qua đó văn họcmiêu tả thế giới một cách hình tượng Nhà văn sáng tạo nên nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó Nóicác khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người
và các khái niệm của chúng
Trong tác phẩm văn học, hình tượng người nông dân cũng được đề cập đến nhiều Hình tượng người nông dân là hình tượng phổ biến trong các tác phẩm văn học viết về hiện thực đời sống Hình tượng nhân vật người nông dân là những con người ở bậc thang xã hội cuối cùng, cuộc đời không thể nào
Trang 9khổ hơn nữa Họ bị hoàn cảnh xã hội vùi dập, bị chà đạp cả thể xác lẫn nhân phẩm Hình tượng người nông dân được các nhà văn Nam Cao, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố…viết nhiều nhất trong văn học giai đoạn 1930 – 1945 Văn học giai đoạn này phản ứng rõ nét về cuộc sống cơ cực, bần cùng của người nông dân trước cách mạng Qua đó,các nhà văn xây dựng hình tượng người nông dân với những nét đặc sắc nhất.
I.2.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao
+ Nhân vật người nông dân nghèo
Các tác phẩm viết về người nông dân: Chí Phèo với nhân vật Chí Phèo;Trẻ con không được ăn thịt chó với nhân vật cái Gái, cu Nhớn, cu Nhỡ; Lão Hạc với nhân vật Lão Hạc; Một bữa no với nhân vật bà cái Tý, Một đám cướivới nhân vật Dần
Nhà văn dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước 1945 nghèo đói, xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm; càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, hắt hủi,bất công, lăng nhục tàn nhẫn; người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa
Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân, trái lại, ông đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện ngay cả khi bị vùi dập, cướp mất cả nhân hình, nhân tính của người nông dân Kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đó trước 1945
+ Nhân vật người trí thức tiểu tư sản
Các tác phẩm tiêu biểu viết về người trí thức: Trăng sáng với nhân vật Điền; Đời thừa với nhân vật Hộ; Sống mòn với nhân vật Thứ…
Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội đương thời trước 1945, những nhà văn nghèo, những viên chức nhỏ Họ là những tri thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm,
có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần
Trang 10cao quý, nhưng lại bị gánh nặng áo cơm và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho “ chết mòn”, phải sống như “một kẻ vô ích, một người thừa”.
Nội dung các tác phẩm của Nam Cao phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời nói lên khao khát một lẽ sống lớn, có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống conngười
Chương II HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN
NGẮN NAM CAO II.1 Người nông dân có cuộc sống đói rét, bóc lột
Nam Cao đã dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước 1945 nghèo đói, cái nghèo, cái đói xơ xác của người nông dân lúc bấy giờ Cuộc sống của họ bần cùng, hết sức thê thảm, sống trong cảnh đời đói réttối tăm, càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, bóc lột một cách không thương tiếc, con người lâm vào cảnh luôn bị hắt hủi và đầy rẫy những bất công bao quanh Họ còn bị lăng nhục tàn nhẫn dẫn tới người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa dưới một xã hội tối tăm lúc bấy giờ
Trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, tác giả Lê Quang Hưng
có viết: “Đi vào số phận người nông dân dưới đáy cùng xã hội thời kì ngột ngạt, đen tối, nhiều tác phẩm Nam Cao thể hiện sự bần cùng hóa của họ Đặc biệt, quá trình bần cùng hóa này được Nam Cao gắn với sự đe dọa lưu manh hóa Hoàn cảnh xã hội điên đảo với sức tàn phá thật khốc liệt Con người bị đẩy vào bước đường cùng, bị chà đạp cả thể xác lẫn nhân phẩm Điều làm Nam Cao khổ nhất và khai thác nhiều nhất các nhân vật nông dân là nhân
Trang 11phẩm bị xúc phạm: “ Tâm hồn thui chột, tính cách méo mó, ngay đến bộ mặt cũng không còn nguyên vẹn” (Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, trang 262).
Trong tác phẩm Chí Phèo, hình ảnh Chí hiện lên là một kẻ lưu manh hóa,
bị xã hội vùi lấp đi những gì mà đáng ra con người phải có Hắn là một đứa con rơi, ra đời trong cái lò gạch cũ, lớn lên bằng tình thương bố thí của nhữngngười nghèo Khi lớn lên làm canh điền trong nhà Bá Kiến lại bị vợ Bá Kiến gọi lên “bóp chân”, Bá Kiến sinh long ghen tuông nên đưa đi tù Thời gian sau, Chí Chèo lại trở thành “con quỹ dữ của làng Vũ Đại tác oai tác quái dân lành” Chí Phèo chìm trong cơn say, chỉ có một lần hắn tỉnh thật sự vào một buổi sáng ( đã được Thị Nở đánh thức ) Nhưng rồi tình yêu bị đổ vỡ Bế tắc,
đi tìm lương thiện, hắn giết Bá Kiến rồi tự giết mình Chí Phèo chết nhưng chưa hết truyện Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng” và “và thoáng hiện ra cái
lò gạch cũ” Một “Chí Phèo con” sắp ra đời
Là một cố nông dân lương thiện, lẽ ra với khả năng lao động, hiền lành, Chí phải được ấm no hạnh phúc, nhưng bị Bá Kiến vu oan, phải tù bảy , tám năm liền Tính chất lưu manh, ngang ngược của Chí khi về làng không phải
là bản chất của Chí, mà đó là do xã hội thối nát tạo ra Chí đã bị xã hội cũ thối nát lưu manh hóa, trụy lạc trong thời gian đi tù Phẩm chất, nhân cách của người cố nông lương thiện trước kia không còn nữa, mà nay trở về làng với bề ngoài rất côn đồ, bê tha, trở thành một tay anh chị
Nhưng khi nghe tiếng chửi tục tĩu, khuôn mặt đầy vết sẹo bước chân loạng choạng ngật ngưỡng của Chí Phèo bước đi trên những dòng văn của Nam Cao ta mới thấy rằng đó mới là kẻ khốn cùng ở nông dân Việt Nam ngày trước Mặt khác, tiếng chửi của Chí còn chứa đựng một khát khao lớn, khát khao được giao tiếp với cộng đồng, khát khao được nhìn thấy dẫu chỉ qua tiếng chửi, bởi “không có gì đau khổ bằng nỗi đau bị tách ra khỏi xã hội” Ẩn sâu trong tiếng chửi rủa của một Chí Phèo trong dốc tha hóa, chính
là nỗi khát khao rất con người, rất lương thiện Tình cảm của Chí Phèo khác hẳn với các nhân vật Lão Hạc, Dần…,Chí là một anh canh điền khỏe mạnh
Trang 12và trung thực nhưng bị vu oan biến anh thành một tên lưu manh mất hết nhântính lẫn nhân hình.
Những bi kịch đau đớn nhất như những cơn giông bão ập xuống quất vào
số phận của Chí Phèo Chí Phèo khi đã mất cả nhân hình và nhân tính thì mất hết tất cả Chí không chấp nhận trở lại làm người với lý lịch đầy bất hảo bộ mắt sứt sẹo, hành động côn đồ, Chí Phèo đã làm cho cả làng Vũ Đại không một ai tôn trọng Không còn một chút lương tâm nào hết, vì vậy Chí Phèo bị
cả làng Vũ Đại chối bỏ và sa vào tấn bi kịch đau đớn nhất bị từ chối làm người
Xã hội cũ không cho người lao động thực hiện ước mơ được sống hạnh phúc lương thiện Bằng thái độ của Thị Nở và lời nói của bà cô Thị Nam Cao cho ta thấy xã hội cũ đã hắt hủi, đã phũ phàng chà đạp lên mọi ước mơ chân chính của Chí Chí muốn làm người nông dân lương thiện trong điều kiện vẫn bị địa chủ ràng buộc, lợi dụng đó là điều không thể được Chí lại căm uất Căm thù cao độ và không còn lối thoát, Chí giết Bà Kiến và tự sát Cái chết của Chí thật đột ngột Lấy sự hủy diệt đời mình để giải quyết cái
bế tắc đời mình, cái bi kịch của Chí phản ánh sự bế tắc của một số nông dân cùng khổ, chưa gặp cách mạng, bị dồn vào con đường cùng Ý nghĩa phê phán qua cái chết của Chí Phèo thật là mãnh liệt Bọn thống trị trong xã hội
cũ phải chịu trách nhiệm trước hiện tượng xã hội bi thảm này
Trong tác phẩm Lão Hạc thì hình ảnh Lão Hạc hiện lên cũng không kém phần đáng thương vì cái nghèo, cái đói mà số phận của Lão lâm vào bần cùng, cơ cực Đọc truyện Lão Hạc, ta bắt gặp bao con người, bao số phận, bao mảnh đời đánh thương, bao tấm long đáng trọng: Lão Hạc và cậu con trai
“phẫn chí” đi phu đồn điền cao su, ông giáo và người vợ, Binh Tư và thằng Mục, Thằng Xiên…
Lão Hạc là một người nông dân chất phác, hiền lành Lão vốn góa vợ và
có một đứa con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lo cho người con trai một cuộc sống hạnh phúc Người con trai lão do quẫn trí đã đăng kí đi làm ở đồn điền cao su ở miền Nam Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa
Trang 13con Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão Nhưng do một trận bão mà cả một sào hoa màu đã mất trắng Lại bởi một trận ốm nên bao nhiêu tiền bạc lão dành dụm đã mang ra dung gần hết và vì lão cũng đã “tàn sức” rồi, người ta làm tranh hết việc của lão Lão còn có con Vàng - một con chó mà lão vừa coi như con vừa coi như một người bạn trung thành Nhưng vì cần tiền để lo cho con trai nên lão đã quyết định bán con chó đi Lõa đã rất dằn vặt bản thanmình khi mang một “tội lỗi” là đã nỡ tâm “lừa một con chó” Lão tự dành tiền cho đám ma của chính mình để không phải làm phiền đến hàng xóm lánggiềng Lão không nhận bất kì sự trợ giúp của bất kì ai Lão đã chọn một cái chết bằng bả chó, một cái chết dữ dội và đau đớn Lão làm thế là để trừng phạt bản than mình đã làm cái việc dằn vặt, tội lỗi ấy và có thể đã được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực,đau khổ.
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt
“cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước” Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt;
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít Lão hu hu khóc…” ( Tuyển tập Nam Cao, trang 252)
Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đnhs lừa một con chó” (Tuyển tập Nam Cao, trang 252) Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chat tủi cực khi một khiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó:
“Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may
ra còn sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn” (Tuyển
Trang 14tập Nam Cao, trang 253) Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha luôn thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói, cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sựsống sau những biến cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm.Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là phương pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên
bờ lương thiện trước vực sâu tha hóa Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ, lương thiện trong xã hội cũ
Sống trong chính cuộc đời, con người luôn phải có nhiều nỗi lo toan trăm
bề mà trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao lại là một bức tranh hiện thực sâu sắc, trong bức tranh ấy người nông dân chân chất hiện lên, với những suynghĩ, lo toan, tính toán cho tương lai, cái nghèo, cái đói vẫn luôn đeo đẳng trong cái xã hội cũ
Còn trong Một bữa no, cái nghèo, cái đói của người nông dân lúc bấy giờ cũng thể hiện rõ qua nhân vật bà cái Tý, mà cụ thể là cái chết, chết bất
thường “chết no” đã cho người đọc biết bao suy nghĩ về thực trạng xã hội nước ta lúc bấy giờ
Nhà văn dựng lên bữa tiệc trong nhà bà Phó Thụ như một điển hình về cách sống của bọn trưởng giả keo kiệt Đó thực sự là miếng nhục khi bà lão ngồi ăn dưới cái lườm nguýt của bà Thụ, cái ngại ngùng và cái xấu hổ của cái
Tý – sao người bà mà nó vẫn luôn kính yêu lại chỉ vì một bữa ăn mà lại để người khác khinh bỉ như vậy? Trong đầu óc non dại của cái Tý cũng như những ai chưa trải qua nỗi khổ bị cái đòn hành hạ như bà lão hẳn không hề hiểu được tại sao bà lại hành động như vậy
Trang 15Sau bữa ăn huy hoàng, bà về nhà với cái bụng căng tròn đầy mệt nhọc Có
lẽ vì bà ăn quá nhiều, lại ăn mặn (ăn mắm) nên bà uống rất nhiều nước mà vẫn còn thấy khát “Mà bà uống nhiều nước quá Uống bằng nào cũng không
đã khát Bà chỉ càng thêm tức bụng” (Tuyển tập Nam Cao,trang 235) Điều
đó làm cho bà khó chịu vô cùng, bà đau bụng, bà thổ, bà tả,… kéo dài nửa tháng thì bà chết Cái chết mà cái giá phải trả cho một bữa ăn no đầy tủi nhục.Trong cơn đói khát hành hạ, bà không còn giữ được nhân phẩm, bà đã ăn mộtbữa ăn đầy tủi hờn, để rồi chết một cách nhục nhã Bà vốn là một người nhânhậu, hiền lành nhưng định mệnh cuộc đời đã cướp đi của bà quá nhiều khiến
bà phải lâm vào cảnh bần cùng, đói khát Bà đã không còn giữ được nhân phẩm của mình, bà đã bị cái đói làm cho tha hóa, biến chất Cái chết cũng là cách giải thoát tốt nhất dành cho bà khi không còn đủ sức chống chọi trước
xã hội đương thời Tác phẩm không miêu tả quang cảnh bóng đêm nhưng người đọc lại thấy một màu xám ngắt bao trùm khắp nơi nơi, nó phủ kín và nuốt chửng tất cả những người nông dân nghèo khổ, cùng cực không lối thoát Người bà trong Một bữa no chỉ là một cá nhân tiêu biểu trong số rất nhiều con người cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
Cái đói, cái khổ, sự bóc lột nặng nề trong xã hội cũ đã được nhà văn NamCao phần nào thể hiện được qua các hình tượng người nông dân như: Chí Phèo với sự tha hóa hay Lão Hạc cũng chỉ vì cái đói cái khổ mà phải bán đi Con Vàng và đi đến cái chết đau lòng là bà cái Tý vì đói mà cố ăn, ăn cho no,
ăn mà bỏ qua sự dèm pha của người khác, để thỏa mãn cái cơn đói lâu ngày, dẫn đến cái “chết no” Những hình ảnh đó gợi lên biết bao suy nghĩ cho