Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nền văn học Việt Nam là sản phẩm của tinh thần Việt Nam, bên cạnh các đặc điểm chung thì mỗi vùng miền lại có những nét độc đáo và bản sắc riêng tạo nên một nền văn học đa dạng và thống nhất. Nền văn học nước nhà chia ra thành hai bộ phận văn học: văn học dân gian và văn học viết. Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử thì nền văn học ấy vẫn tồn tại và phát triển theo thời gian trở thành những giá trị tinh hoa của dân tộc lưu truyền qua nhiều thế hệ. Riêng văn học dân gian ra đời sớm hơn là những sáng tác truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kì lịch sử cho đến ngày nay. Dù ra đời sớm hơn văn học viết nhưng những giá trị của nó về mặt nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ luôn tồn tại theo năm tháng và phát triển song song với văn học viết, tác động đến sự hình thành và phát triển của văn học viết. Qua đó, tác giả dân gian muốn nhắn gửi những tâm tư tình cảm, quan niệm đạo đức và niềm tin về cuộc sống công bằng hạnh phúc. Văn học dân gian là một thành phần quan trọng của nền văn hóa của một quốc gia. Nếu như Châu Âu tự hào về nền văn học cổ đại Hy Lạp điển hình là thần thoại Hy Lạp, thì Việt Nam tự hào có nền văn học dân gian mang đậm bản săc văn hóa dân tộc, là di sản tinh thần của người Việt. Với sự đa dạng phong phú về nội dung và thể loại, văn học dân gian đã góp phần phản ánh nhiều chiều, mọi mặt cuộc sống và lí tưởng xã hội, đạo đức truyền thống của các tầng lớp nhân dân lao động qua các thời kì lịch sử. Và trong đó truyện cổ tích là một thể loại quan trọng của văn học dân gian, mang trong mình nhiều giá trị tư tưởng tốt đẹp, trong đó triết lí “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là tư tưởng xuyên suốt trong thể loại này. Truyện cổ tích ra đời từ xã hội nguyên thủy nhưng định hình và phát triển trong xã hội có giai cấp. Truyện phản ánh hiện thực đời sống của nhân dân ta thời xưa một cách chân thực và sâu sắc. Thế giới cổ tích là nơi có những câu chuyện về những nhân vật gắn liền với tuổi thơ của mỗi người, ở đó có những nhân vật không còn xa lạ trong hồi ức của mỗi con người Việt Nam, những mẩu truyện cổ tích như một món ăn tinh thần không thể nào thiếu đối với mỗi chúng ta. Thể loại này là một loại hình nghệ thuật ngôn từ chứa đầy chất thơ, chất trí tuệ, sự lãng mạn bay bổng nhưng vẫn mang một vẻ đẹp bình dị rất đời thường. Mỗi câu chuyện là một bài học sâu sắc về lòng nhân ái và bản lĩnh kiên cường, của những con người cần cù chịu khó, những con người vốn bản tính hiền lành, hay đó chính là ước mơ khát khao hạnh phúc của nhân dân. Đọc truyện cổ tích, ta sẽ hiểu thêm về cách suy nghĩ của con người thời xưa, những quan niệm đạo đức mà họ muốn hướng tới, về một niềm tin về thế giới công bằng hạnh phúc. Nơi đó có những người mồ côi cha mẹ, người em, người nông dân nghèo, người dũng sĩ…, tuy bất hạnh đến mấy họ vẫn sống ngay thẳng và luôn hướng về tương lai. Điều này vẽ ra một thế giới với biết bao nhiêu điều tốt đẹp, đó chính là điều ước mơ mà mỗi người luôn muốn hướng đến. Chính nội dung tư tưởng của truyện cổ tích truyền tải một cách sâu sắc, phản ánh đúng hiện thực đời sống của nhân dân lao động, cùng với những triết lí nhân sinh quan tích cực đã tạo nên một kho tàng truyện cổ tích phong phú và đa dạng gắn liền với nền văn học nước nhà. Các lí do trên đã phần nào đem lại nguồn cảm hứng và động lực để người viết tìm hiểu về những khía cạnh của truyện cổ tích Việt Nam. Tuy trên bước hành trình tìm tòi, khám phá những giá trị đặc sắc của những câu chuyện cổ tích, cũng như rút ra được những kinh nghiệm mà người xưa đã đúc kết vẫn còn lắm khó khăn do khả năng người viết có giới hạn. Nhưng với niềm say mê khám phá, trân trọng và giữ gìn, phát huy những đạo lí mà cha ông ta để lại, đồng thời nhận thức được những đặc trưng của truyện cổ tích nên người viết đã chọn đề tài Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích Việt Nam để làm đề tài nghiên cứu niên luận này. 2. Lịch sử vấn đề Truyện cổ tích là thể loại gần gũi và có giá trị trong đời sống con người Việt Nam. Các mẩu truyện cổ tích đưa ra những thông điệp, bài học ý nghĩa rõ ràng, phản ánh một thế giới rộng lớn, chứa đựng nhiều bí ẩn mà con người cần tìm tòi, khám phá. Vì vậy, cùng với sự hấp dẫn của truyện cổ tích mà các nhà nghiên cứu đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Sau đây là một số công trình tiêu biểu: Trong Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Lê Chí Quế (chủ biên) cũng điểm qua một vài biểu hiện về đề tài, nhân vật của truyện cổ tích: “Hệ thống này bao gồm các truyện kể về những sinh hoạt gia đình như quan hệ vợ chồng, bố mẹ với con cái, quan hệ xã hội như giữa chủ và tớ, nông dân với phú thương, tăng lữ… Bên cạnh đó có một số truyện về chàng ngốc và người thông minh” 12;128. Trong quyển Truyện cổ tích dưới mắt nhà khoa học, tác giả Chu Xuân Diên đã có nhận định về sức hút của truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích có khả năng di chuyển từ dân tộc này sang dân tộc khác, vượt qua mọi ranh giới về ngôn ngữ, về lãnh thổ… của các quốc gia. Có thể nói ở một mức độ nhất định truyện cổ tích là một biểu tượng của sự thống nhất của các dân tộc trên toàn bộ hành tinh của chúng ta” 4;66. Bên cạnh đó, ông còn nhấn mạnh: “truyện cổ tích chiếm kỉ lục về sức phổ biến rộng rãi, điều đó có nghĩa là nó có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Điều đó có nghĩa là nó có khả năng thâm nhập sâu rộng vào tất cả mọi người thuộc các lứa tuổi, tầng lớp xã hội, trình độ văn hóa khác nhau, ở tất cả các thời đại khác nhau” 4;64. Tác giả Nguyễn Bích Hà trong quyển Giáo trình văn học dân gian đã nói lên chân dung người lao động Việt Nam trong truyện cổ tích: “Truyện cổ tích Việt Nam là sản phẩm của nền nông nghiệp lúa nước. Trên mảnh đất nắng lắm mưa nhiều này con người cần cù và vất vả “đổi bát mồ hôi lấy bát cơm”. Họ “sống ngâm da, chết ngâm xương”, thâm canh, chuyên canh trên mảnh ruộng của mình suốt đời. Hiện thực đời sống đã hình thành nên tính cách của người Việt Nam chăm chỉ nhẫn nại có tính chịu đựng cao. Hiện thực đó cũng đi vào truyện cổ tích và tạo ra kiểu truyện về người nông dân, người đi ở, người làm thuê” 7;86. Cũng trong quyển này, tác giả cũng đã đưa ra những nhận định về nghệ thuật trong truyện cổ tích: “Thông qua những sáng tạo nghệ thuật, tác giả dân gian – những người lao động Việt Nam và thế giới đã gửi gắm vào đó quan niệm nghệ thuật về thế giới và nhân sinh, thể hiện ý thức thẩm mĩ gắn liền với tinh thần nhân văn của mình. Chính quan niệm nghệ thuật đó đã chi phối và lựa chọn những phương tiện nghệ thuật mà nó cần sử dụng để biểu đạt. Từ đó, khi nghiên cứu hệ thống cốt truyện cổ tích cụ thể, có thể ngược dòng tìm về những quan niệm nghệ thuật chi phối việc sáng tạo nó” 7;102. Đồng thời, tác giả còn nói ra công thức kết cấu trong truyện cổ tích: “Truyện cổ tích cũng thường dùng công thức kết cấu lặp đi lặp lại 3 lần (còn gọi là công thức tam bội). Các khó khăn thử thách mà nhân vật truyện gặp phải thường diển ra chỉ ba lần, nhân vật được thần tiên trợ giúp thường cũng chỉ ba lần, nhân vật được tặng báu vật nhiều nhất cũng đến lần thứ ba, nếu có hình thức hóa thân thì cũng chỉ ba lần… Sự lặp lại không quá ba lần – “sự bất quá tam” có hầu khắp các truyện cổ tích đã tạo nên nét quen thuộc, hấp dẫn, đặc thù của truyện” 7;102. Ngoài ra, tác giả cũng đã có những chiêm nghiệm về cổ tích Việt Nam, nói lên số phận của những người nông dân trong xã hội xưa: “Nhân vật chính là những người lao động nghèo, người nông dân, sống cuộc sống bần cùng vất vả, bị lừa gạt và bốc lột thậm tệ. Họ nhẫn nại chịu đựng cuộc sống vất vả đó và cố gắng, thầm lặng vươn lên bằng chính khả năng lao động của mình” 7;87. Có thể thấy, tác giả Nguyễn Bích Hà đã trình bày khái quát các vấn đề của truyện cổ tích một cách rõ nét và đầy đủ. Trong quyển Lịch sử văn học Việt Nam – văn học dân gian, tác giả Đinh Gia Khánh đã đề cập tầm quan trọng của truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích là bộ phận quan trọng nhất trong các thể loại tự sự dân gian. Truyện cổ tích có phần dị biệt hơn so với những thể loại truyện dân gian khác” 9;64. Ở tác phẩm này, tác giả cũng nhận định những khó khăn trong việc phân loại truyện cổ tích: “Truyện cổ tích phản ánh mọi mặt của đời sống. Chủ đề của truyện cổ tích phong phú, nội dung phức tạp. Vì vậy, khi phân loại truyện cổ tích ta gặp nhiều sự rắc rối và càng muốn đi đến tỉ mỉ thì càng bế tắc” 9;94. Trong quá trình thu thập tài liệu, có thể nói đây là một số công trình tiêu biểu của các tác giả khi nghiên cứu về văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng. Các công trình hầu như đều tập trung vào nghiên cứu những vấn đề về nội dung, nghệ thuật, nhân vật,… của truyện cổ tích. Những tài liệu này đã góp phần đem lại những nguồn ý kiến, những nhận định quý báu làm phong phú hơn cho kho tài liệu văn học dân gian. Đồng thời, qua việc tìm hiểu công trình nghiên cứu của các tác giả trên, người viết nhận thấy đề tài của mình chưa được khai thác triệt để. Trên cơ sở kế thừa kết hợp kiến thức của bản thân, người viết sẽ đi sâu vào tìm hiểu cụ thể từng khía cạnh quan trọng của vấn đề để làm nổi bật lên những đặc điểm về Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích, người viết từng bước khám phá một phần nào đó về thể loại được ví là viên ngọc quý của dân tộc (truyện cổ tích), từ đó trải mình vào cuộc sống của người dân lao động, tìm hiểu thêm nền văn học dân gian nước nhà, cũng như tìm về với cội nguồn dân tộc. Bên cạnh đó, đi vào nghiên cứu đề tài này, người viết muốn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm hình tượng và hình tượng nhân vật còn rất mơ hồ và trừu tượng vốn được nhắc nhiều trong các tác phẩm văn học. Đồng thời, người viết có thể tìm hiểu chuyên sâu hơn về một đề tài ít ai tìm hiểu đến và trao dồi thêm kiến thức cho quá trình học tập sau này. “Văn học là nhân học”, câu nói của nhà văn lừng danh người Nga Macxim Gorki được xem như một chân lí về tính khái quát về đặc trưng của văn học – một loại hình nghệ thuật đặc biệt, sử dụng chất liệu ngôn từ và hình tượng nhân vật làm phương tiện để phản ánh hiện thực cuộc sống trong đó con người là trung tâm. Dù quá trình hình thành và phát triển các dòng văn học không hề giống nhau, nhưng các dòng văn học lại có một điểm chung là đều quan tâm đến vấn đề con người. Và tất nhiên có sự giống nhau của các hình tượng nhân vật. Đây là quy luật hiển nhiên của việc sáng tạo nghệ thuật. Xuất phát từ quy luật ấy mà hình tượng người nông dân được khai thác rất nhiều trong các tác phẩm văn học qua các thời kì. Truyện cổ tích cũng không ngoại lệ. Hình tượng nhân vật người nông dân là nhân vật trung tâm xuất hiện trong thể loại cổ tích. Chính vì thế, khi thực hiện niên luận người viết muốn góp phần cung cấp thêm kiến thức, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đề tài này. Đi vào phân tích Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích, người viết muốn có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống của con người trong thời đại trước, qua đó có thể hiểu rõ hơn về tâm tư, nguyện vọng của nhân dân được đề cập trong thể loại dân tộc này. Cái nhìn triết lí về cuộc sống và những quan niệm đạo đức mà cha ông ta ngàn đời nay muốn gìn giữ và phát huy. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Truyện cổ tích là một bức tranh phơi bày hiện thực xã hội. Thể loại này không rời xa hiện thực mà thường bắt rễ từ hiện thực, nhưng điểm sáng nổi bật chiếu dội từ những tác phẩm văn học dân gian này chính là trình bày những ước mơ kì diệu, bay bổng, vượt xa thực tại. Đó chính là sự phản ánh thực tế độc đáo nhất, mà ở đây phản ánh đủ loại người trong xã hội. Thế nhưng, do giới hạn của đề tài niên luận, nên người viết chỉ tập trung vào tìm hiểu Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích. Đồng thời, sưu tầm những câu chuyện có liên quan đến đặc điểm, số phận người nông dân trong kho tàng cổ tích Việt Nam để làm rõ vấn đề. Đề tài đi sâu tìm hiểu Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích. Tư liệu mà người viết dùng để khảo sát chủ yếu là quyển Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam – tập 1,2, tác giả Nguyễn Cừ, nhà xuất bản Văn học. Bên cạnh đó, người viết còn tham khảo thêm một số tài liệu có liên quan đến đề tài trên các sách báo, tạp chí và internet. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài niên luận này, người viết đã vận dụng và phối hợp một số phương pháp khác nhau như: Phương pháp khảo sát – phân loại: Trước tiên, người viết tiến hành khảo sát, thu thập một số tài liệu có liên quan đến đề tài. Sau đó, tiến hành phân loại sao cho phù hợp với đề tài Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích để làm nổi bật lên vấn đề mà mình nghiên cứu. Phương pháp phân tích: Dựa trên những tài liệu đã thu thập được, người viết đi sâu vào phân tích, lí giải để làm rõ vấn đề mà đề tài hướng đến hoặc khai thác thêm những khía cạnh mới đang còn tiềm ẩn. Phương pháp liệt kê – tổng hợp: Phương pháp này giúp người viết dẫn chứng được câu chuyện liên quan để làm nổi bật lên đối tượng muốn hướng đến và trình bày nội dung bài viết một cách logic, mạch lạc. Đồng thời, tổng hợp lại những bản chất, đặc điểm của vấn đề đang nghiên cứu, góp phần làm tăng thêm tính thuyết phục và lập luận chặt chẽ hơn cho bài viết của mình. Sau cùng, để trình bày kết quả thu được, người viết còn kết hợp cả hai phương thức diễn dịch và quy nạp. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐÊ CHUNG VỀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT VÀ THỂ LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH 1.1. Hình tượng nhân vật và chức năng của nó trong tác phẩm 1.1.1. Khái niệm hình tượng nhân vật
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nền văn học Việt Nam là sản phẩm của tinh thần Việt Nam, bên cạnh các đặc điểmchung thì mỗi vùng miền lại có những nét độc đáo và bản sắc riêng tạo nên một nền vănhọc đa dạng và thống nhất Nền văn học nước nhà chia ra thành hai bộ phận văn học: vănhọc dân gian và văn học viết Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử thì nền văn học ấy vẫntồn tại và phát triển theo thời gian trở thành những giá trị tinh hoa của dân tộc lưu truyềnqua nhiều thế hệ Riêng văn học dân gian ra đời sớm hơn là những sáng tác truyền miệngcủa các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời
kì lịch sử cho đến ngày nay Dù ra đời sớm hơn văn học viết nhưng những giá trị của nó
về mặt nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ luôn tồn tại theo năm tháng và phát triển songsong với văn học viết, tác động đến sự hình thành và phát triển của văn học viết Qua đó,tác giả dân gian muốn nhắn gửi những tâm tư tình cảm, quan niệm đạo đức và niềm tin vềcuộc sống công bằng hạnh phúc
Văn học dân gian là một thành phần quan trọng của nền văn hóa của một quốc gia.Nếu như Châu Âu tự hào về nền văn học cổ đại Hy Lạp điển hình là thần thoại Hy Lạp,thì Việt Nam tự hào có nền văn học dân gian mang đậm bản săc văn hóa dân tộc, là di sảntinh thần của người Việt Với sự đa dạng phong phú về nội dung và thể loại, văn học dângian đã góp phần phản ánh nhiều chiều, mọi mặt cuộc sống và lí tưởng xã hội, đạo đứctruyền thống của các tầng lớp nhân dân lao động qua các thời kì lịch sử Và trong đótruyện cổ tích là một thể loại quan trọng của văn học dân gian, mang trong mình nhiều giá
trị tư tưởng tốt đẹp, trong đó triết lí “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là tư tưởng xuyên
suốt trong thể loại này Truyện cổ tích ra đời từ xã hội nguyên thủy nhưng định hình vàphát triển trong xã hội có giai cấp Truyện phản ánh hiện thực đời sống của nhân dân tathời xưa một cách chân thực và sâu sắc
Thế giới cổ tích là nơi có những câu chuyện về những nhân vật gắn liền với tuổi thơcủa mỗi người, ở đó có những nhân vật không còn xa lạ trong hồi ức của mỗi con ngườiViệt Nam, những mẩu truyện cổ tích như một món ăn tinh thần không thể nào thiếu đốivới mỗi chúng ta Thể loại này là một loại hình nghệ thuật ngôn từ chứa đầy chất thơ, chấttrí tuệ, sự lãng mạn bay bổng nhưng vẫn mang một vẻ đẹp bình dị rất đời thường Mỗi câuchuyện là một bài học sâu sắc về lòng nhân ái và bản lĩnh kiên cường, của những conngười cần cù chịu khó, những con người vốn bản tính hiền lành, hay đó chính là ước mơkhát khao hạnh phúc của nhân dân Đọc truyện cổ tích, ta sẽ hiểu thêm về cách suy nghĩcủa con người thời xưa, những quan niệm đạo đức mà họ muốn hướng tới, về một niềm
Trang 2tin về thế giới công bằng hạnh phúc Nơi đó có những người mồ côi cha mẹ, người em,người nông dân nghèo, người dũng sĩ…, tuy bất hạnh đến mấy họ vẫn sống ngay thẳng vàluôn hướng về tương lai Điều này vẽ ra một thế giới với biết bao nhiêu điều tốt đẹp, đóchính là điều ước mơ mà mỗi người luôn muốn hướng đến
Chính nội dung tư tưởng của truyện cổ tích truyền tải một cách sâu sắc, phản ánhđúng hiện thực đời sống của nhân dân lao động, cùng với những triết lí nhân sinh quantích cực đã tạo nên một kho tàng truyện cổ tích phong phú và đa dạng gắn liền với nềnvăn học nước nhà Các lí do trên đã phần nào đem lại nguồn cảm hứng và động lực đểngười viết tìm hiểu về những khía cạnh của truyện cổ tích Việt Nam Tuy trên bước hànhtrình tìm tòi, khám phá những giá trị đặc sắc của những câu chuyện cổ tích, cũng như rút
ra được những kinh nghiệm mà người xưa đã đúc kết vẫn còn lắm khó khăn do khả năngngười viết có giới hạn Nhưng với niềm say mê khám phá, trân trọng và giữ gìn, phát huynhững đạo lí mà cha ông ta để lại, đồng thời nhận thức được những đặc trưng của truyện
cổ tích nên người viết đã chọn đề tài Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích Việt Nam để làm đề tài nghiên cứu niên luận này.
2 Lịch sử vấn đề
Truyện cổ tích là thể loại gần gũi và có giá trị trong đời sống con người Việt Nam.Các mẩu truyện cổ tích đưa ra những thông điệp, bài học ý nghĩa rõ ràng, phản ánh mộtthế giới rộng lớn, chứa đựng nhiều bí ẩn mà con người cần tìm tòi, khám phá Vì vậy,cùng với sự hấp dẫn của truyện cổ tích mà các nhà nghiên cứu đã cho ra đời nhiều côngtrình nghiên cứu có giá trị Sau đây là một số công trình tiêu biểu:
Trong Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Lê Chí Quế (chủ biên) cũng điểm qua một vài biểu hiện về đề tài, nhân vật của truyện cổ tích: “Hệ thống này bao gồm các truyện kể về những sinh hoạt gia đình như quan hệ vợ chồng, bố mẹ với con cái, quan hệ
xã hội như giữa chủ và tớ, nông dân với phú thương, tăng lữ… Bên cạnh đó có một số truyện về chàng ngốc và người thông minh” [12;128].
Trong quyển Truyện cổ tích dưới mắt nhà khoa học, tác giả Chu Xuân Diên đã có nhận định về sức hút của truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích có khả năng di chuyển
từ dân tộc này sang dân tộc khác, vượt qua mọi ranh giới về ngôn ngữ, về lãnh thổ… của các quốc gia Có thể nói ở một mức độ nhất định truyện cổ tích là một biểu tượng của sự thống nhất của các dân tộc trên toàn bộ hành tinh của chúng ta” [4;66] Bên cạnh đó, ông còn nhấn mạnh: “truyện cổ tích chiếm kỉ lục về sức phổ biến rộng rãi, điều đó có nghĩa là nó có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới Điều đó có nghĩa là nó có khả năng thâm nhập sâu rộng vào tất cả mọi người thuộc các lứa tuổi, tầng lớp xã hội, trình độ văn hóa khác nhau, ở tất cả các thời đại khác nhau” [4;64].
Trang 3Tác giả Nguyễn Bích Hà trong quyển Giáo trình văn học dân gian đã nói lên chân dung người lao động Việt Nam trong truyện cổ tích: “Truyện cổ tích Việt Nam là sản phẩm của nền nông nghiệp lúa nước Trên mảnh đất nắng lắm mưa nhiều này con người cần cù và vất vả “đổi bát mồ hôi lấy bát cơm” Họ “sống ngâm da, chết ngâm xương”, thâm canh, chuyên canh trên mảnh ruộng của mình suốt đời Hiện thực đời sống đã hình thành nên tính cách của người Việt Nam chăm chỉ nhẫn nại có tính chịu đựng cao Hiện thực đó cũng đi vào truyện cổ tích và tạo ra kiểu truyện về người nông dân, người đi ở, người làm thuê” [7;86].
Cũng trong quyển này, tác giả cũng đã đưa ra những nhận định về nghệ thuật trong
truyện cổ tích: “Thông qua những sáng tạo nghệ thuật, tác giả dân gian – những người lao động Việt Nam và thế giới đã gửi gắm vào đó quan niệm nghệ thuật về thế giới và nhân sinh, thể hiện ý thức thẩm mĩ gắn liền với tinh thần nhân văn của mình Chính quan niệm nghệ thuật đó đã chi phối và lựa chọn những phương tiện nghệ thuật mà nó cần sử dụng để biểu đạt Từ đó, khi nghiên cứu hệ thống cốt truyện cổ tích cụ thể, có thể ngược dòng tìm về những quan niệm nghệ thuật chi phối việc sáng tạo nó” [7;102].
Đồng thời, tác giả còn nói ra công thức kết cấu trong truyện cổ tích: “Truyện cổ tích cũng thường dùng công thức kết cấu lặp đi lặp lại 3 lần (còn gọi là công thức tam bội) Các khó khăn thử thách mà nhân vật truyện gặp phải thường diển ra chỉ ba lần, nhân vật được thần tiên trợ giúp thường cũng chỉ ba lần, nhân vật được tặng báu vật nhiều nhất cũng đến lần thứ ba, nếu có hình thức hóa thân thì cũng chỉ ba lần… Sự lặp lại không quá ba lần – “sự bất quá tam” có hầu khắp các truyện cổ tích đã tạo nên nét quen thuộc, hấp dẫn, đặc thù của truyện” [7;102]
Ngoài ra, tác giả cũng đã có những chiêm nghiệm về cổ tích Việt Nam, nói lên số
phận của những người nông dân trong xã hội xưa: “Nhân vật chính là những người lao động nghèo, người nông dân, sống cuộc sống bần cùng vất vả, bị lừa gạt và bốc lột thậm
tệ Họ nhẫn nại chịu đựng cuộc sống vất vả đó và cố gắng, thầm lặng vươn lên bằng chính khả năng lao động của mình” [7;87] Có thể thấy, tác giả Nguyễn Bích Hà đã trình
bày khái quát các vấn đề của truyện cổ tích một cách rõ nét và đầy đủ
Trong quyển Lịch sử văn học Việt Nam – văn học dân gian, tác giả Đinh Gia Khánh
đã đề cập tầm quan trọng của truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích là bộ phận quan trọng nhất trong các thể loại tự sự dân gian Truyện cổ tích có phần dị biệt hơn so với những thể loại truyện dân gian khác” [9;64].
Ở tác phẩm này, tác giả cũng nhận định những khó khăn trong việc phân loại truyện
cổ tích: “Truyện cổ tích phản ánh mọi mặt của đời sống Chủ đề của truyện cổ tích phong
Trang 4phú, nội dung phức tạp Vì vậy, khi phân loại truyện cổ tích ta gặp nhiều sự rắc rối và càng muốn đi đến tỉ mỉ thì càng bế tắc” [9;94].
Trong quá trình thu thập tài liệu, có thể nói đây là một số công trình tiêu biểu củacác tác giả khi nghiên cứu về văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng Cáccông trình hầu như đều tập trung vào nghiên cứu những vấn đề về nội dung, nghệ thuật,nhân vật,… của truyện cổ tích Những tài liệu này đã góp phần đem lại những nguồn ýkiến, những nhận định quý báu làm phong phú hơn cho kho tài liệu văn học dân gian.Đồng thời, qua việc tìm hiểu công trình nghiên cứu của các tác giả trên, người viết nhậnthấy đề tài của mình chưa được khai thác triệt để Trên cơ sở kế thừa kết hợp kiến thứccủa bản thân, người viết sẽ đi sâu vào tìm hiểu cụ thể từng khía cạnh quan trọng của vấn
đề để làm nổi bật lên những đặc điểm về Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích Việt Nam.
3 Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích, người viết từng
bước khám phá một phần nào đó về thể loại được ví là viên ngọc quý của dân tộc (truyện
cổ tích), từ đó trải mình vào cuộc sống của người dân lao động, tìm hiểu thêm nền vănhọc dân gian nước nhà, cũng như tìm về với cội nguồn dân tộc
Bên cạnh đó, đi vào nghiên cứu đề tài này, người viết muốn tìm hiểu rõ hơn về kháiniệm hình tượng và hình tượng nhân vật còn rất mơ hồ và trừu tượng vốn được nhắcnhiều trong các tác phẩm văn học Đồng thời, người viết có thể tìm hiểu chuyên sâu hơn
về một đề tài ít ai tìm hiểu đến và trao dồi thêm kiến thức cho quá trình học tập sau này
“Văn học là nhân học”, câu nói của nhà văn lừng danh người Nga - Macxim Gorki
được xem như một chân lí về tính khái quát về đặc trưng của văn học – một loại hìnhnghệ thuật đặc biệt, sử dụng chất liệu ngôn từ và hình tượng nhân vật làm phương tiện đểphản ánh hiện thực cuộc sống trong đó con người là trung tâm Dù quá trình hình thành vàphát triển các dòng văn học không hề giống nhau, nhưng các dòng văn học lại có mộtđiểm chung là đều quan tâm đến vấn đề con người Và tất nhiên có sự giống nhau của cáchình tượng nhân vật Đây là quy luật hiển nhiên của việc sáng tạo nghệ thuật Xuất phát từquy luật ấy mà hình tượng người nông dân được khai thác rất nhiều trong các tác phẩmvăn học qua các thời kì Truyện cổ tích cũng không ngoại lệ Hình tượng nhân vật ngườinông dân là nhân vật trung tâm xuất hiện trong thể loại cổ tích Chính vì thế, khi thực hiệnniên luận người viết muốn góp phần cung cấp thêm kiến thức, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn
về đề tài này
Đi vào phân tích Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích, người viết muốn
có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống của con người trong thời đại trước, qua đó có thể
Trang 5hiểu rõ hơn về tâm tư, nguyện vọng của nhân dân được đề cập trong thể loại dân tộc này.Cái nhìn triết lí về cuộc sống và những quan niệm đạo đức mà cha ông ta ngàn đời naymuốn gìn giữ và phát huy
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Truyện cổ tích là một bức tranh phơi bày hiện thực xã hội Thể loại này không rời xahiện thực mà thường bắt rễ từ hiện thực, nhưng điểm sáng nổi bật chiếu dội từ những tácphẩm văn học dân gian này chính là trình bày những ước mơ kì diệu, bay bổng, vượt xathực tại Đó chính là sự phản ánh thực tế độc đáo nhất, mà ở đây phản ánh đủ loại ngườitrong xã hội Thế nhưng, do giới hạn của đề tài niên luận, nên người viết chỉ tập trung vào
tìm hiểu Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích Đồng thời, sưu tầm những câu
chuyện có liên quan đến đặc điểm, số phận người nông dân trong kho tàng cổ tích ViệtNam để làm rõ vấn đề
Đề tài đi sâu tìm hiểu Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích Tư liệu mà người viết dùng để khảo sát chủ yếu là quyển Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam – tập 1,2,
tác giả Nguyễn Cừ, nhà xuất bản Văn học Bên cạnh đó, người viết còn tham khảo thêmmột số tài liệu có liên quan đến đề tài trên các sách báo, tạp chí và internet
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài niên luận này, người viết đã vận dụng và phối hợp một sốphương pháp khác nhau như:
Phương pháp khảo sát – phân loại: Trước tiên, người viết tiến hành khảo sát, thuthập một số tài liệu có liên quan đến đề tài Sau đó, tiến hành phân loại sao cho phù hợp
với đề tài Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích để làm nổi bật lên vấn đề mà
mình nghiên cứu
Phương pháp phân tích: Dựa trên những tài liệu đã thu thập được, người viết đi sâuvào phân tích, lí giải để làm rõ vấn đề mà đề tài hướng đến hoặc khai thác thêm nhữngkhía cạnh mới đang còn tiềm ẩn
Phương pháp liệt kê – tổng hợp: Phương pháp này giúp người viết dẫn chứng đượccâu chuyện liên quan để làm nổi bật lên đối tượng muốn hướng đến và trình bày nội dungbài viết một cách logic, mạch lạc Đồng thời, tổng hợp lại những bản chất, đặc điểm củavấn đề đang nghiên cứu, góp phần làm tăng thêm tính thuyết phục và lập luận chặt chẽhơn cho bài viết của mình Sau cùng, để trình bày kết quả thu được, người viết còn kếthợp cả hai phương thức diễn dịch và quy nạp
Trang 6CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐÊ CHUNG VỀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
VÀ THỂ LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH 1.1 Hình tượng nhân vật và chức năng của nó trong tác phẩm
1.1.1 Khái niệm hình tượng nhân vật
Macxim Gorki đã từng khẳng định “Văn học là nhân học”, đó là nghệ thuật miêu tả
biểu hiện con người Con người góp phần quan trọng tạo nên một tác phẩm văn học Dùmiêu tả thần linh, ma quỷ, đồ vật…, hay các tác phẩm không trực tiếp miêu tả con ngườinhưng con người vẫn là trung tâm mà văn học hướng đến Hình ảnh con người được cáctác giả xây dựng, tái tạo lại, thể hiện bằng các phương tiện riêng bằng ngôn từ nghệ thuật.Hình tượng nhân vật được miêu tả trong tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ Nhân vật
có thể là con người hoặc là hình ảnh ẩn dụ về con người Mỗi nhân vật mang những đặcđiểm khái quát của một giai cấp nào đó và thể hiện tất cả các tư tưởng, tình cảm… của tácgiả Hình tượng nhân vật trong văn học khác với nhân vật trong hội họa, điêu khắc khiđược tạo nên bằng ngôn ngữ và có thể tác động vào trí tưởng tượng của người đọc Khôngcần tái hiện cụ thể bên ngoài của sự vật chỉ cần tái hiện tác động của nó vào con người vàphản ánh cảm xúc của con người với nó
Có thể thấy, đối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con ngườiluôn luôn giữ vai trò trung tâm Những sự kiện, sự việc diễn ra trong đời sống xã hội,những bức tranh thiên nhiên, những mảnh đời,…đều góp phần tạo nên sự phong phú đadạng cho tác phẩm văn học, nhưng cái để cho độc giả có ấn tượng về tác phẩm đó chính
là việc xây dựng hình tượng nhân vật
Hình tượng nhân vật là sự kết hơp giữa tính tạo hình và tính biểu hiện Tạo hình sẽlàm nhân vật khái quát được chính xác hình thái và có được những cái nhìn cụ thể Biểuhiện là làm cho nhân vật bộc lộ bản chất, tư tưởng, tình cảm của mình ra bên ngoài Nhânvật là do tác giả tạo nên mang tính hư cấu Nó có thể đại diện cho cả lớp người nào đó Từ
đó, nhân vật có chức năng kể lại cuộc sống, suy nghĩ và ước mơ của con người
Khi đọc một tác phẩm văn học, cái đọng lại sâu sắc nhất đối với người đọc đó là sốphận, hoàn cảnh, tình cảm… của nhân vật được thể hiện trong tác phẩm Trong tác phẩmvăn học, quan trọng nhất vẫn là hình tượng nhân vật Văn học chính là tấm gương phảnchiếu hiện thực cuộc sống Những con người ấy từ cuộc đời, hình dáng và số phận đượcnhào nặn trở thành nhân vật trong tác phẩm
Đôi khi nhân vật văn học lại là một hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, thể hiệncon người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… Những con
Trang 7người này có thể được miêu tả kĩ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện mộtlần hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc khôngảnh hưởng lắm đến tác phẩm.
Ngoài ra, nhân vật còn là phương tiện để tác giả thể hiện những tư tưởng, tình cảmcủa mình đối với từng loại người trong xã hội Đồng thời, dẫn dắt người đọc đi sâu vàonhững thế giới riêng với đủ khát vọng cùng những yêu thương hay lòng căm giận Sứcsống của nhân vật được thể hiện qua việc mô tả nội tâm, ngoại hình, ngôn ngữ và hànhđộng của nhân vật và những cái làm cho nhân vật có sức sống lâu bền đối với người đọc
Đề cập đến hình tượng nhân vật, Hà Minh Đức khái quát như sau: “Nhân vật trong văn học là một hiện tượng mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…” [5;126] Qua đó có thể thấy, nhân vật đóng vai
trò quan trọng không thể thiếu trong văn học Đọc bất kì tác phẩm nào cũng đều có thểthấy được hình tượng nhân vật Bởi lẽ, nhân vật là hình thức cơ bản qua đó nhà văn miêu
tả con người một cách hình tượng và là công cụ để nhà văn thể hiện tâm tư và tình cảmcủa mình trong tác phẩm
1.1.2 Chức năng của hình tượng nhân vật văn học
Hình tượng nhân vật văn học có vai trò vô cùng quan trọng trong một tác phẩm văn
học Nhà văn Tô Hoài đã nhận định tầm quan trọng của nhân vật văn học: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” [17] Chính vì
thế, nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trunggiá trị nghệ thuật của tác phẩm Thành bại của một nhà văn, một tác phẩm phụ thuộc rấtnhiều vào việc xây dựng hình tượng nhân vật
Nhân vật là nơi thể hiện nên cái hồn của tác phẩm, đọc bất cứ tác phẩm nào điềuđọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tính cách, cảm xúc suy
tư của những con người được nhà văn thể hiện Nhân vật văn học rất đa dạng, đó có thể lànhững nhân vật như: Tấm, Cám, Thạch Sanh, Lí Thông, Lục Vân Tiên…,có khi nhân vậtvăn học lại không có tên như: dì ghẻ, ông Bụt, lính hầu, anh lái buôn…Hay có khi chỉhiện ra qua một đại từ nhân xưng như: tôi, chàng, thiếp, mình, ta… Nhưng trong nhiềutrường hợp, nhân vật lại không phải là con người mà có khi chỉ là “bông hoa” biết nói,một “con cóc” biết kiện trời, thậm chí có thể là ma, quỷ, thần tiên nữa Những sự vật, đồvật này được nhân tính hóa cũng mang tâm hồn, tính cách như con người, mang ý nghĩabiểu trưng cho số phận, tư tưởng, tình cảm của con người Có thể nói nhân vật là phươngtiện phản ánh đời sống, khái quát hiện thực
Trang 8Sáng tạo ra nhân vật nhà văn muốn thể hiện những con người trong hiện thực xã hội,
và quan niệm của các nhân vật đó trong các quan hệ xã hội Nhân vật sẽ là công cụ để nhàvăn nói lên tiếng lòng của bản thân về con người, cuộc đời và thế giới nhân sinh Đọc mộttác phẩm ta có thể hình dung được số phận, cuộc đời của một bộ phận con người trong xãhội Ngoài ra, nhân vật còn là hình ảnh đại diện cho giai cấp, tầng lớp nào đó trong xã hội,thông qua đó, giúp người đọc hiểu hơn về những bất công, khúc mắc trong cuộc sống
Chẳng hạn, khi đọc Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du, chúng ta sẽ hiểu biết hơn về
cuộc đời bất hạnh đầy gian truân của Kiều, thể hiện cho số phận của người phụ nữ trong
xã hội cũ Đọc Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, ta hình dung được thân phận của anh Chí
và sự bất công của xã hội trước cách mạng tháng tám, cuộc sống của con người trong xãhội không lối thoát,…Sức sống của một nhân vật ngoài tính sinh động của sự miêu tả cònchính là ý nghĩa điển hình mà nó khai quật Những nhân vật xây dựng thành công và cósức sống lâu bền đều là những nhân vật có vai trò điển hình sâu sắc Những nhân vật đókhông chỉ được phản ánh trên những trang sách mà còn sống dậy phản ánh thế giới thựctại, đưa tên tuổi của nhà văn trở thành bất tử
Có thể thấy, hình tượng nhân vật đóng vai trò quan trọng trong một tác phẩm vănhọc, nó là cái hồn của một tác phẩm và đóng vai trò không thể thiếu
1.2 Khái quát chung về truyện cổ tích
1.2.1 Định nghĩa truyện cổ tích
Một trong những thể loại văn học dân gian quan trọng và phổ biến rộng rãi là thểloại truyện cổ tích Trong kho tàng truyện dân gian người Việt cũng như nhiều dân tộckhác trên thế giới, truyện cổ tích là bộ phận phát triển và tồn tại lâu dài nhất, có nội dung
và hình thức nghệ thuật phong phú đa dạng và cũng là thể loại gây nhiều khó khăn trongviệc định nghĩa
Trong quyển Giáo trình văn học dân gian Việt Nam của tác giả Nguyễn Bích Hà có nêu ra một khái quát: “Cổ có nghĩa là cũ, tích là dấu vết còn để lại Như vậy, cổ tích là những truyện từ xưa còn truyền lại Trước Cách mạng tháng Tám 1945, một số nhà nghiên cứu đã hiểu truyện cổ tích như vậy mà mở khái niệm này ra rất rộng, nó bao hàm toàn bộ kho tàng truyện cổ dân gian” [7;75] , nếu như thế thì khái niệm này còn rất mơ
hồ và khá nhọc nhằn trong việc phân biệt với các thể loại khác trong văn học dân gian.Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất của những nhà nghiên về khái niệm truyện cổtích Tuy nhiên ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu tương đối thống nhất về những đặc điểm
cơ bản của truyện cô tích:
Xét về đối tượng phản ánh thì thần thoại chủ yếu hướng về các hiện tượng tự nhiên,truyền thuyết chủ yếu hướng vào các sự kiện lịch sử, còn cổ tích chủ yếu hướng vào các
Trang 9hiện tượng, những xung đột trong đời sống thường nhật của con người trong xã hội nhằmphản ánh lí giải những mâu thuẩn, những quan hệ riêng tư nhưng có tính phổ biến của xãhội.
Trong quyển Một vài vấn đề về văn học dân gian, nhóm tác giả Hoàng Tiến Tựu,
Nguyễn Hữu Sơn, Phan Thị Đào, Võ Quang Trọng sưu tầm, giới thiệu đã đưa ra định
nghĩa truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ thời kì cổ đại, gắn liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành của gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội; nó hướng vào những vấn đề
cơ bản, những hiện tượng có tính phổ biến trong đời sống nhân dân đặc biệt là những xung đột có tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng, kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và ước mơ của nhân dân đáp ứng nhu cầu nhận thức, thẩm
mĩ, giáo dục và giá trị cho nhân dân trong những thời kì hoàn cảnh lịch sử khác nhau của
xã hội có giai cấp” [15;64].
Tác giả Nguyễn Bích Hà trong quyển Giáo trình văn học dân gian Việt Nam có đoạn: “Dựa trên những nghiên cứu về truyện cổ tích, chúng ta tạm nêu định nghĩa như sau: Truyện cổ tích là những truyện kể có yếu tố hoang đường kì ảo Nó ra đời từ sớm nhưng đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, xấu tốt Qua những số phận khác nhau của nhân vật, truyện trình bày kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lí tưởng và ươc mơ của nhân dân lao động về một xã hội công bằn, dân chủ, hạnh phúc”
[7;75]
Đối với Vũ Tiến Quỳnh trong Bình luận văn học – văn hóa dân gian Việt Nam, tác giả đã nêu lên khái niệm truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ thời cổ đại, gắn liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành của gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội” [13;46].
Với quyển Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, tác giả Bùi Văn Nguyên đã đưa ra định nghĩa: “Truyện cổ tích là một truyện xã hội từ rất xưa, chủ yếu do các tầng lớp bình dân sáng tác, trong đó óc tưởng tượng chiếm phần quan trọng Có thể có yếu tố hoang đường kì diệu hoặc không” [11;121] Thông qua đây, tác giả đã khái quát rất dễ hiểu về
khái niệm truyện cổ tích, để từ đó giúp cho chúng ta dễ tiếp cận hơn về thể loại này
Theo Từ điển văn học thì cho rằng: “Truyện cổ tích nảy sinh từ thời nguyên thủy phát triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp, chủ đề của nó là chủ đề của xã hội Nó biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lí xã hội và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân
Trang 10dân; yếu tố tưởng tượng thần kì tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thưc và ước mơ” [16;122] Qua nhận định này, ta thấy được nội dung truyện cổ
tích muốn phản ánh và đặc điểm của thể loại này
Hay trong quyển Từ điển thuật ngữ văn học, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có định nghĩa như sau: “Truyện cổ tích là một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ thời xã hội nguyên thủy nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tư sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt” [6;250].
Có thể thấy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm, nhận định và đánh giáchung về truyện cổ tích Các nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về: nguồn gốc, nội dung, nghệthuật, đặc điểm của thể loại truyện cổ tích Tuy nhiên, các khái niệm này chưa được sựthống nhất chung của các nhà khoa học làm cho độc giả còn nhọc nhằn trong việc nghiêncứu Song với những gì các nhà nghiên cứu đưa ra trong các bài viết của mình đó là cảtâm huyết và nổ lực Thông qua các khái niệm khác nhau về truyện cổ tích ta có thể kháiquát được về truyện cổ tích như sau: đây là một thể loại truyện kể dân gian bằng văn xuôi
tự sự, có nội dung kể lại những câu chuyện tưởng tượng và hư cấu các sự vật, sự việc nảysinh từ đời sống, kết hợp với các biện pháp nghệ thuật đặc trưng tạo nên những giá trịtrong tác phẩm và qua đó thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về một xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh
1.2.2 Đặc điểm truyện cổ tích
Rất khó để nói lên một cách dứt khoát đặc điểm của thể loại truyện cổ tích ViệtNam, bởi vì tất cả mọi loại hình tự sự dân gian đều được sáng tạo bằng cảm quan nghệthuật của quần chúng, vì vậy đều mang những kết cấu khá thống nhất, có những mô-típtương đối ổn định Thêm vào đó, nhân dân lại sáng tác, chỉnh lí và truyền tụng bằngmiệng nên cũng ảnh hưởng qua lại với nhau một cách mật thiết Tuy nhiên, nếu tìm hiểusâu, chúng ta có thể phân biệt được những vấn đề cơ bản giữa thể loại truyện cổ tích vớicác thể loại khác
Truyện cổ tích là thể loại nằm trong loại hình tự sự của văn học dân gian, xuất hiệnsau thể loại thần thoại và truyền thuyết Truyện cổ tích phát triển trong xã hội có giai cấpnên chủ đề chủ yếu là về xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về cuộc sống muônmàu muôn vẻ với những xung đột đặc trưng trong thời kì chế độ tư hữu tư sản, có giađình riêng, có mâu thuẩn và đấu tranh giai cấp
Bên cạnh đó, truyện cổ tích còn là thể loại truyền miệng, thường có nhiều dị bản Sự
dị bản tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những đặc điểm
Trang 11chung về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt Đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếpsống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên của từng dân tộc.
Khác với thần thoại phản ánh cuộc đấu tranh chống thiên nhiên thì truyện cổ tích lạichú trọng phản ánh mâu thuẫn và đấu tranh xã hội nhiều hơn Truyện cổ tích trình bàynhững vấn đề nảy sinh trong xã hội có giai cấp Mâu thuẫn xã hội trong truyện cổ tíchđược phản ánh qua số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh: người mồ côi, ngườilao động nghèo, con riêng, người nông dân…Truyện cổ tích thường miêu tả cuộc đấutranh xã hội như là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác Cái ác lúc đầu bao giờ cũngmạnh hơn, cái thiện bao giờ cũng yếu hơn nhưng trong quá trình diễn biến của truyện, cái
ác suy yếu dần, cái thiện lớn mạnh dần và sau cùng dành được chiến thắng
Truyện cổ tích phản ánh đời sống nhân dân, đồng thời phản ánh thế giới quan củacon người Qua đó phản ánh hiện thực, phản ánh nguyện vọng cải tạo hiện thực của conngười Bên cạnh đó, truyện cổ tích còn tố cáo sự bất công của chế độ phong kiến, đồngthời cổ vũ nhân dân đấu tranh cho một xã hội công bằng và nhân đạo hơn
Truyện cổ tích thường thể hiện ước mơ và lí tưởng xã hội của nhân dân cùng vớinhững triết lí, những bài học kinh nghiệm đối nhân xử thế và những lời khuyên dạy, răn
đe về việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của con người trong cuộc sống Vì thế nên bao giờtruyện kết thúc cũng mở ra một tương lai tốt đẹp cho nhân vật thiện Những ước mơ đóthể hiện tinh thần lạc quan cao cả và tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhân dân lao động.Ngoài ra, truyện cổ tích còn quan tâm đến sự thay đổi địa vị và quyền lợi của cácnhân vật bé nhỏ Số phận con người được chú ý nhiều hơn nhất là đối với những conngười có thân phận thấp kém trong xã hội Qua đó, nói lên sự đồng cảm, bênh vực chonhững tầng lớp nhỏ bé này, số phận của họ dần được thay đổi một cách rõ rệt và ta có thểkhẳng định truyện cổ tích mang đậm tính nhân dân và luôn hướng đến con người
Không gian trong truyện cổ tích là không gian của cuộc sống trần thế và không gian
kì ảo phi trần thế Không gian trần thế đem lại cho thế giới cổ tích hơi ấm dân sinh vàmàu sắc dân tộc dân dã Còn không gian kì ảo đa dạng hơn gồm: không gian thiên phủ,không gian thủy phủ và không gian âm phủ Thời gian trong truyện cổ tích là thời giancủa quá khứ luôn luôn là thời gian của “ngày xửa ngày xưa” không vận động cũng khôngbiến đổi Tất cả mọi hành động của nhân vật mọi diển biến của sự việc, tình tiết đều góigọn trong cái khoảng thời gian của quá khứ xa lắc xa lơ ấy
Truyện cổ tích bao giờ cũng kể theo một tuyến thẳng, cuộc đời nhân vật được kểtheo một chiều từ nhỏ cho đến lúc trưởng thành, sự kiện xảy ra ở địa điểm này xong rồimới chuyển sang địa điểm khác Nhân vật trong truyện cổ tích thường chỉ dừng lại ở mứcđiển hình cho một loại người, một kiểu người nhất định mà thôi Bên cạnh đó nhân vật
Trang 12trong truyện cổ tích là con người trong các mối quan hệ xã hội, mang diện mạo cá nhân,
là những con người bình thường nhỏ bé chưa có cá tính mà chỉ mang tính đại diện Họ đạidiện cho một lối sống, phát ngôn trong một quan niệm đạo đức nhất định
Yếu tố kì ảo hoang đường đóng vai trò quan trọng trong truyện cổ tích nó góp phầnthể hiện khát vọng về sự công bằng, niềm tin của nhân dân Nhờ vào yếu tố thần kì nàylàm cho truyện cổ tích thêm li kì hấp dẫn đối với mọi thế hệ độc giả Đồng thời làm chotruyện cổ tích hết sức thơ mộng, lãng mạn, trong sáng góp phần cấu trúc nên tâm hồnphong phú và lành mạnh cho bao thế hệ
Truyện cổ tích là một bức tranh đời sống xã hội thu nhỏ Truyện bao giờ cũng tồn tạihai tuyến nhân vật chính diện và phản diện, một bên đại diện cho những con người hiềnlành luôn phải cúi đầu cam chịu sự áp bức bốc lột, còn một bên đại diện cho những conngười mưu mô xảo huyệt luôn lấy lợi ích cá nhân đặt lên trên hết
Những đặc điểm trên có thể nói là nhũng đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích Qua
đó, phần nào giúp chúng ta phân biệt được thể loại truyện cổ tích với những thể loại kháccủa văn học dân gian
CHƯƠNG 2 BỨC CHÂN DUNG NGƯỜI NÔNG DÂN
Trang 13TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM 2.1 Số phận của người nông dân
Truyện cổ tích Việt Nam là sản phẩm văn hóa của nền nông nghiệp lúa nước Trên
mảnh đất lắm nắng mưa nhiều, con người cần cù và vất vả “đổi bát mồ hôi lấy bát cơm”,
chuyên canh trên đồng ruộng của mình suốt đời Chính hiện thực cuộc sống đã hình thànhnên tính cách người Việt Nam chăm chỉ, nhẫn nại, có tính chịu đựng cao Hiện thực đócũng đi vào truyện cổ tích và tạo ra kiểu truyện về người nông dân
Truyện đã vạch rõ sự đối lập giữa cảnh giàu có xa hoa của tầng lớp địa chủ với cảnh
bần hàn cùng khốn của nông dân (sự tích Chim hít cô, sự tích con khỉ, thạch sùng còn thiếu mẻ kho, sọ dừa…) Truyện cổ tích thường miêu tả bọn địa chủ, phú ông như những
kẻ gian ác nhưng lại ngu dốt, giàu có nhưng lại tham lam, hóng hách, hèn nhát Đối lậplại, người nông dân thì chất phác mà thông minh, nghèo nàn mà liêm khiết, hiền lành màdũng cảm Sống trong xã hội có sự phân chia giai cấp, người nông dân trong truyện cổtích đã chịu rất nhiều bi kịch Đó là bi kịch về cuộc sống nghèo khổ, chịu nhiều đắng caythiệt thòi và thân phận thấp bé chịu sự áp bức bốc lột của giai cấp thống trị
2.1.1 Cuộc sống nghèo khổ, chịu nhiều đắng cay thiệt thòi
Truyện cổ tích là một bức vẽ nhân sinh phong phú nhất về cuộc sống của nhân dân.Truyện đã phơi bày xã hội đầy rẫy những bất công, ngang trái, ở đó người nông dân đãchịu biết bao đắng cay, khổ cực Không những thế do thân phận thấp bé, họ còn chịu sự
áp bức bóc lột của những lão địa chủ tham lam, vua quan độc ác Truyện cổ tích đã vẽ lênbức chân dung về người nông dân trong xã hội phong kiến thật rõ nét, đồng thời thể hiệnthái độ và ước mơ của nhân dân về cuộc sống tốt đẹp và công bằng xã hội
Trong truyện cổ tích, đa số tầng lớp quan lại, địa chủ, cường hào là những người trựctiếp thực hiện hành vi bóc lột đối với nhân dân, khiến cho cuộc sống của họ ngày càng trở
nên cơ cực Hình ảnh người nông dân trong truyện Cây tre trăm đốt đã lên án điều đó.
Câu chuyện kể về anh nông phu tên Khoai vì gia đình nghèo khó nên anh phải đi ở nhàmột phú ông tính rất keo kiệt, hắn có rất nhiều mánh khóe để bòn công mà không phải trả
thêm tiền Thấy anh đầy tớ tuổi đã lớn mà chưa có vợ, hắn vờ vịt “Mày chịu khó làm lụng với tao cho thật giỏi, thức khuya, dậy sớm, siêng năng, rồi tao gả cô út cho mày” [8;56].
Người nông dân hiền lành chất phác lại lắm nỗi đọan trường tuy đã cố gắng làm giàu chonhà chủ nhưng rồi bi kịch lại đến Anh Khoai đã bị tên phú ông tham lam keo kiệt lừa vàbao nhiêu công việc khó khăn, nặng nhọc anh đều làm hết vì tin lời hứa của lão Thếnhưng, phú ông đời nào lại chịu gả con gái cho hạng người như anh Lão đã nhận lời hỏi
cưới con cho một nhà giàu ở làng bên cạnh vừa mang trầu cau đến chạm ngõ “Được ba
Trang 14năm, cô gái út bấy giờ đã lớn lắm rồi Nhân trong vùng có một cai tổng khét tiếng giàu có đến hỏi cô con gái cho con trai ông ta Lão trưởng giả nhận lời chuẫn bị làm lễ cưới linh đình” [8;56] Phú ông lật lọng và đòi anh Khoai phải tìm được cây tre có trăm đốt mới
chịu làm đám cưới Thế là anh lên rừng tìm những bụi tre cao nhất mà chặt, nhưng mỗilần đốn hạ là anh lại thất vọng vì cây cao ngất ngưởng thì chỉ bốn mươi đốt là cùng.Người nông dân trong câu chuyện đã chịu nhiều đắng cay thiệt thòi tuy làm lụng vất vảtrong ba năm vì tin Phú ông sẽ giữ lời hứa với mình, nhưng rồi hi vọng càng nhiều thì thấtvọng lại càng to lớn bấy nhiêu Qua câu chuyện, ta đã thấy được số phận của những conngười thấp cổ bé họng trong xã hội, không làm chủ được hạnh phúc, chịu sự chèn ép củagiai cấp thống trị
Không gian gia đình là nơi truyện cổ tích đi sâu phản ánh, chính trong không gian ấy
đã xảy ra hầu hết mọi vấn đề của cuộc sống như: mâu thuẫn của các thành viên, cách đối
nhân xử thế,… Truyện Tấm Cám là câu chuyện tiêu biểu cho những mâu thuẫn trong gia
đình, một sân khấu thu nhỏ của đời người trong xã hội xưa Truyện kể về nàng Tấm làcon vợ cả, Cám là con vợ lẽ Mẹ Tấm mất từ hồi Tấm còn bé Sau đó mấy năm thì chaTấm cũng chết Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám Dì ghẻ của Tấm là người rất cay nghiệt,
cuộc sống của Tấm là những chuỗi ngày cơ cực và cô đơn: “Tấm phải làm lụng luôn tay, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng” [2;15] Thế nhưng nỗi khó khăn vất vả của
cô thiếu nữ nông dân không dừng ở đó Chính trong không gian gia đình này đã mangnhiều nỗi bất hạnh cho nàng Một hôm, dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ
bảo ra đồng bắt tôm tép Mụ hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!” [2;15] Thế nhưng lại bị em Cám lừa trút hết cá tôm qua giỏ của mình Lúc
này nàng chỉ biết ôm mặt khóc và lần đầu tiên Bụt xuất hiện giúp đỡ Tấm Với bản tínhđộc ác cùng sự ghen ghét, đố kị, mẹ con mụ dì ghẻ tìm đủ mọi cách hãm hại cô gái đángthương: bắt cá bống mà Tấm nuôi ăn thịt; bảo lựa thóc ra thóc gạo ra gạo rồi mới cho đitrẩy hội; chặt cây cau khiến nàng Tấm chết Hành động tàn độc của mẹ con Cám đã cướp
đi mạng sống của Tấm Tuy nhiên, cái ác vẫn không ngừng tay, sau khi Tấm chết biếnthành chim Vàng Anh vẫn bị giết; lông chim biến thành hai cây xoan đào thì bị chặt làmkhung cửi; và sau đó đốt luôn cả khung cửi Tội ác của mẹ con Cám ngày càng chấtchồng, và tiếp diễn lên đến đỉnh điểm Cái ác không thể mãi lộng hành mà cần phải bịtrừng trị thích đáng Kết thúc tác phẩm, Tấm đã tuyên chiến với mẹ con Cám để bảo vệnhững giá trị đích thực của cuộc sống và khơi dậy niềm tin về công bằng xã hội Đây
chính là triết lí nhân sinh sâu sắc trong truyện cổ tích “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.
Trang 15Cũng trong sân khấu gia đình thì truyện Hai cây khế là bi kịch cuộc sống của người
lao động nghèo, chịu nhiều đắng cay thiệt thòi hiện lên qua câu chuyện về một gia đình cóhai anh em sớm mồ côi mẹ, ở với cha từ nhỏ Người cha vì làm lụng vất vả nên thườngxuyên đau yếu, không đủ sức làm việc gì mấy Nhà lại nghèo, không có gì ngoài hai câykhế và cái sân nhỏ bằng chiếc chiếu của ông bà để lại Người anh thì rất lười biếng, suốt
ngày chỉ ăn rồi lại ngủ Mọi việc đều dồn lên vai người em:“ Người em phải cày thuê, cuốc mướn đầu tắt mặt tối suốt ngày mà vẫn không đủ gạo nuôi cha và người anh lười biếng” [14;84] Người nông dân rơi vào khó khăn túng quẫn: “Thấy cha già lâm bệnh càng lúc càng nguy kịch, người em đánh bạo chờ đến đêm ra đồng cắt trộm lúa, đào trộm khoai, đem về bán lấy tiền chạy chữa thuốc thang cho cha Nhưng rồi một hôm, người cha sắp khỏi bệnh thì người em út bị bắt quả tang vì trộm lúa phải đi tù” [14;84], người
em hiếu thảo rơi vào vòng lao lí, chính hoàn cảnh khó khăn đã đẩy người nông dân rơivào bước đường cùng Người anh túng kế đi ăn xin bỏ mặc cha già không ai săn sóc.Chừng nửa năm sau, anh ta đến kinh thành và xin được một chân lính hầu ở hoàng cung,nhờ có tài nịnh hót đươc vua ban cho một chức quan Thế nhưng, dẫu giàu có nhưngngười anh vẫn bỏ mặc cha già và người em Người cha già ở quê nhà nhờ bà con hàngxóm chăm sóc bữa khoai, bữa cháu kéo dài cuộc sống khốn khó được hai năm thì chết,người em vật vã khóc xin về quê để hỏa táng cha, trên đường về nghe tin người anh làm
quan huyện gần đấy định bụng ghé báo tin nhưng lại bị anh xua đuổi “Trên đường về nhà, nghe tin anh mình làm quan huyện gần đấy, bèn ghé vào thăm anh định bụng báo tin cha chết cho anh mình hay Nhưng khi vào định gặp thì người anh bất nghĩa sợ anh đến nhờ vả, không nhận em và sai quân hầu quát tháo đuổi đi” [14;85] Truyện đã lên án
những con người có bản chất xấu xa, ca ngợi các phẩm chất tốt đẹp và nói lên nỗi bấthạnh của người nông dân Những con người thật thà chịu khó nhưng lại vấp phải muônvàn khổ cực, chính xã hội phong kiến đã đẩy họ vào cuộc sống bế tắc Nhân dân đã chấpcánh cho truyện cổ tích những ước mơ rồi người tốt sẽ được hạnh phúc, người tham lamđộc ác sẽ bị trừng trị thích đáng, bảo vệ những giá trị đích thực của cuộc sống và khơi dậy
niềm tin về công bằng xã hội như chính kết thúc của truyện Hai cây khế khi người anh
phải trả giá đắt cho sự tham lam của mình
Truyện cổ tích là bức tranh chân thực về cuộc sống của người nông dân trong xã hộixưa Trong đó, người lao động nghèo bị đè nén bóc lột cả về vật chất lẫn tinh thần, phảilàm việc cực nhọc ngày qua ngày, năm qua năm nhưng luôn phải chịu hoàn cảnh đói khổ,
đó là hoàn cảnh của các nhân vật trong truyện: Thạch sanh , Chàng Lùn, Con mụ Lường,
Mồ côi đừng chết, Bà chủ và người đi cày,…
Trang 16Nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên có một cuộc sống khốn khó từ
thuở nhỏ Cha mẹ mất từ sớm, Thạch Sanh từ đó sống côi cút trong một túp lều dưới gốc
đa, chỉ có một cái khố che thân và một cái búa đốn củi Người nông phu ấy còn bị LýThông âm mưu lừa gạt hết lần này đến lần khác Lý Thông tuy không có phép thần biếnhóa nhưng hắn lại rất nham hiểm, xảo trá Đầu tiên, hắn giả vờ kết nghĩa anh em vớiThạch Sanh, rồi lợi dụng để lừa chàng đối đầu với trăn tinh để thế mạng thay cho mình
"Hôm nay có việc quan trọng, triều đình cắt phiên cho anh đi canh miếu thờ, ngặt vì anh trót cất mẻ rượu, sợ hỏng việc ở nhà; mong em chịu khó đi thay anh một đêm" [3;6] Đến
khi chàng chém được đầu trăn tinh đem về thì hắn đã nảy sinh ra lòng tham, lừa đuổichàng đi để muốn cướp công Sau khi cướp được, và hưởng vinh hoa phú quý hắn vẫnkhông từ bỏ lòng tham và dã tâm của mình Hắn lại tiếp tục lợi dụng lòng tốt của ThạchSanh để lập công lớn hơn thế nữa, nhằm để có được địa vị và danh vọng cao hơn Đồngthời, âm mưu đẩy Thạch Sanh vào chỗ chết Mặc dù đã được thần linh giúp đỡ, nhưngtrong trận chiến tiêu diệt kẻ ác, Thạch Sanh vẫn là người đơn độc Chàng phải tự lực làchính Với tài trí phi thường, lòng quả cảm vô song và ý chí tiêu diệt kẻ ác, Thạch Sanh
đã chiến thắng giòn giã để bảo vệ những giá trị đích thực của cuộc sống và khơi dậy niềmtin về công bằng xã hội
Con người trong xã hội xưa có cuộc sống túng quẫn và bế tắc, họ không biết làmcách nào để thoát khỏi cuộc sống khó khăn Chàng mồ côi trong truyện Mồ côi đừng chếtrơi vào số phận nghèo khó, cơ cực: “mồ côi nghèo lắm Ngày ngày phải vào rừng kiếm
củi kiếm ăn, áo không đủ mặc, phải lấy lá ráy dại che thân” [2;134] Vì tủi thân số phận
nghèo khổ mà chàng vào rừng tìm đến cái chết, tự giải thoát cho chính mình khi lâm vào
bế tắc Thế nhưng, chàng mồ côi được ông tiên ngăn lại không cho chết Kết thúc tácphẩm, chàng mồ côi sống với nàng Mùi Phin hạnh phúc và sung sướng Điều này thể hiện
quan niệm của nhân dân về niềm tin về cuộc sống Chàng trai tên Phấn trong Tiếng kêu bìm bịp có một cuộc sống vô cùng cơ cực, nghèo khó và dù làm việc vất vả nhưng cuộc
sống của chàng vẫn không đổi khác: “Ở một vùng núi hẻo lánh trên thượng nguồn sông
Mã, có một chàng trai tên Phấn Cha mẹ chết sớm, nhà nghèo, ngày ngày Phấn phải lên rừng hái củi, đào củ mài và làm nương rẫy” [2;203] Hay trong truyện Anh chàng ngốc
người vợ của chàng ngốc lâm vào hoàn cảnh éo le: “Xưa kia, trong một ngôi nhà nhỏ tỉnh
Bắc Ninh, có một người con gái nghèo, đẹp, thông minh và đảm đang Cha mẹ nàng làm quần quật quanh năm suốt tháng mà vẫn không đủ ăn, nợ mỗi ngày một chồng chất Không còn cách nào khác, cha mẹ nàng phải gả nàng cho con trai một phú ông trong làng để trừ nợ” [2;225] Con người trong xã hội phong kiến không thể tự tìm cho mình
hạnh phúc, hôn nhân chỉ là sự đổi chát để trừ nợ Qua đó, người xưa còn ao ước được tự
Trang 17do hôn nhân, tự mình quyết định lấy hạnh phúc của đời mình Ước mơ này là chính đáng,bởi xã hội phong kiến đã trói buộc con người đặc biệt là người phụ nữ trong các luật lệ hà
khắc như “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “nam nữ thụ thụ bất thân”, “tam tòng tứ
đức” Vì thế mà tự do hôn nhân có thể coi như mơ ước rất thường trực quan trọng đối với
người xưa Đó là sự giải phóng về tinh thần với họ
Và truyện cổ tích Chử Đồng Tử đã nói lên ước mơ của người xưa về tự do hôn nhân.
Nhưng hành trình chàng Chử đến với nàng công chúa Kim Dung đã vấp phải muôn vàncách trở Bởi vì gia đình Chử Đồng Tử rất nghèo, không xứng đáng với nàng công chúacao sang, kiều diễm Có lẽ trên thế gian này chưa có ai nghèo như bố con họ Chử, nghèođến mức cả nhà chỉ có một chiếc khố dùng chung Suốt ngày, hai người ngâm mình dướinước đánh bắt cá, mỗi lần có việc phải tiếp xúc với người ngoài hoặc đi chợ bán cá, muagạo thì cha nhường con, con nhường cha mặc khố lên bờ:“Thời xưa, ở làng Chữ Xá, có
hai cha con Chử Đồng Tử và Chử Cù Vân, nhà nghèo đến nỗi hai cha con phải cùng nhau chung một cái khố, hễ ai đi đâu thì đóng” [8;36] Tuy thân phận cao quý, nhưng
nàng công chúa Kim Dung lại chấp nhận mất hết tất cả vì tình yêu Nàng bán hết ngọcngà châu báu đổi lấy bộ quần áo nâu sồng, quyết định trở thành một cô gái nơi quê mùacùng Chữ Đồng Tử xây dựng tổ ấm Con đường vươn đến hạnh phúc thật lắm cách trở vàcon người lao động hết lần này đến lần khác rơi vào bi kịch cuộc đời Đó là số phậnchung của người lao động xưa Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ họvẫn giữ bản chất lương thiện, trung thực, dũng cảm và dám tự mình giành lấy hạnh phúc
Với mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân dân đã xây dựng những giấc mơ cổtích, trong những giấc mơ ấy người lao động thực thi lý tưởng, mong ước của mình Đó là
lí tưởng về sự công bằng trong cuộc đời Người hiền lành, lương thiện được hưởng hạnhphúc sung sướng, kẻ xấu xa ác độc bị trừng trị, xã hội được sắp xếp lại theo trật tự hợp lí.Người lao động làm chủ, kẻ bóc lột bị tước bỏ mọi quyền vị Một cuộc sống tốt đẹp chonhững cuộc đời cùng khổ, đó không còn là viễn cảnh trong tương lai mà đã trở thành một
sự thực trong hiện tại ở mỗi câu chuyện cổ tích
2.1.2 Thân phận thấp bé, chịu sự áp bức bốc lột của giai cấp thống trị
Từ khi xã hội có giai cấp, con người đặt quyền lợi cá nhân lên trên hết Đó là lí do xãhội có mâu thuẫn, xung đột và tranh giành chiếm đoạt của cải để sinh tồn, làm giàu chobản thân Trên thực tế, những người giàu có nắm trong tay quyền lực nhằm để đàn ápthống trị, bóc lột những người nghèo khổ, thấp cổ bé họng Và trong xã hội phong kiến,ách áp bức và bốc lột của bọn địa chủ là nguồn gốc chính của moi tai họa đối với nhândân
Trang 18Trong truyện cổ tích, giai cấp thống trị luôn là đối tượng bị đả kích Trong đại đa sốtrường hợp thì những nhân vật phản diện thường là bọn địa chủ, phú ông ở nông thôn,bọn phú thương và bọn quan lại cấp dưới Điều đó cũng dễ hiểu, bởi đối với nhân dân laođộng thì bọn này trực tiếp đàn áp bóc lột nhiều hơn Bọn quan lại cao cấp và nhất là vua ít
bị vạch tội, vì chúng ở xa và ít tiếp xúc với nhân dân
Hàng loạt các câu chuyện đã đề cập đến sự bóc lột của giai cấp thống trị đối vớinhững thân phận thấp bé – nông dân như truyện: Cây tre trăm đốt, Đón quan, Ai mua hành tôi,… Trong truyện Đón quan, tác giả dân gian đã xây dựng hình ảnh một ông quan tham lam, bòn rút của cải của dân: “Hằng năm, theo lệ quan Mưng lần lượt đi chơi, ăn
tiệc khắp các bản làng trong vùng, mỗi nơi một lần Mỗi lần như vậy, dân tốn kém không biết bao nhiêu mà kể” [14;65] Quan huyện đã bòn rút của dân làm cho cuộc sống của họ
đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn: “Gần quan mất nhà, gần Nha mất trâu” [14;65].
Với quyền hành trong tay, kẻ bề trên có thể thao túng tất cả, cướp đi những gì quý giánhất của những đối tượng thấp bé
Nếu truyện Đón quan khắc họa hình ảnh ông quan tham lam, bòn rút của dân thì
truyện Ai mua hành tôi lại là một tên vua độc ác, trắng trợn cướp vợ của anh hàng hành,
lấy đi hạnh phúc bình dị của anh chàng tốt bụng Nhờ cây hành kì lạ “dọc bằng đòn gánh,
củ bằng bình vôi” [1;118] mà anh tìm lại được vợ, trừng trị tên vua độc ác, ngu ngốc và
lên làm vua…Tác giả dân gian đã giành lại hạnh phúc cho người bình dân thời xưa bằngviệc xây dựng những giấc mơ đẹp trong truyện cổ tích Tác phẩm văn học nào cũng là sựthể hiện của những mơ ước, khát vọng Chỉ có điều ở truyện cổ tích những mơ ước, khátvọng đã được thực thi một cách triệt để, đã biến thành hiện thực như trong mong mỏi củanhân dân Và để xây dựng một hiện thực như vậy, người lao động đã dùng trí tưởng tượngcủa mình mà tạo nên biết bao điều kỳ diệu
Ngoài ra, còn không ít những thân phận có cuộc sống lam lũ, nghèo khổ chịu đắngcay muôn phần, sống trong cảnh cùng cực về thể xác lẫn tinh thần Dù cô Tấm trong
truyện Tấm Cám hiền lành chăm chỉ nhưng luôn bị mẹ con Cám chà đạp Mẹ con Cám
đại diện cho những kẻ áp bức, Tấm là người bị áp bức Tuy là chuyện trong gia đìnhnhưng chính là vấn đề phổ biến trong xã hội đầy bất công thuở ấy Nàng Tấm phải ởchung với hai mẹ con mụ dì ghẻ độc ác luôn nhăm nhe làm hại mình Sự áp bức, đối xửbất công hiện lên qua việc bắt tép để thưởng cái yếm đỏ, Tấm bị em Cám lừa trút hết tômtép vào giỏ, khi niềm hạnh phúc còn lại đặt hết vào con cá bống cũng bị mẹ con Cám bắt
ăn thịt,… hết lần này đến lần khác Tấm bị mẹ con Cám đày đọa, ức hiếp Vì đố kị, ghenghét nên mẹ con Cám đã không từ thủ đoạn ra tay với nàng Tấm nhiều lần sau đó Nhưvậy, diễn biến của các sự việc cho ta thấy được sự phát triển từ thấp đến cao của mâu
Trang 19thuẫn dẫn đến xung đột giữa mẹ con Cám và Tấm Mẹ con Cám tàn nhẫn độc ác và quyếttâm muốn chiếm tất cả những gì thuộc về Tấm, muốn tiêu diệt Tấm đến cùng Về phíaTấm lúc đầu ở thế bị động, yếu ớt chỉ biết khóc, nhưng càng về sau càng mạnh mẽ và cuốicùng cũng đã vùng lên chiến đấu và tiêu diệt kẻ thù
Cùng chung số phận bất hạnh như nàng Tấm, anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt đã phải chịu làm thuê cho một địa chủ giàu có nhưng ích kỉ, tráo trở Anh trai cày
không tấc đất, do nhà nghèo đã phải chịu làm thuê cho lão địa chủ giàu Tính anh Khoaingay thẳng, thật thà lại làm việc chăm chỉ, siêng năng, không ngại khó ngại khổ nên anhđược nhiều người quý mến Tay địa chủ thuê anh vốn là một kẻ nham hiểm, xảo quyệt.Biết anh Khoai được nhiều người để ý, có thể bị một địa chủ khác mời chào nên hắn nghĩ
ra một kế để giữ chân anh Khoai ở lại lâu dài với hắn Hắn hứa sẽ gả cô con gái út choanh khi cô con gái đến tuổi lấy chồng nếu như anh đồng ý làm việc chăm chỉ trong
mấy năm tới: “- Mày chịu khó ở với tao làm lụng cho thật giỏi, thức khuya, dậy sớm, siêng năng, rồi tao gả cô út cho mày Anh Khoai nghe nói tưởng thực, mừng lắm, từ đó anh làm việc gấp năm mười lần” [8;56] Anh Khoai thật thà tin tưởng lời hứa đó và mỗingày đều cố gắng làm hết mọi việc thật tốt cho tên địa chủ Nhưng lão địa chủ đời nàochịu gả con gái cho anh, chỉ vì anh chỉ là phận tôi tớ Hình ảnh anh thợ cày siêng năng,không phàn nàn về thân phận của mình, còn bị chủ lừa lọc trắng trợn hiện lên thật đángthương đáng quý Lão phú ông hứa gả con gái cho anh đó chỉ là lời nói dối, lời đường mật
để lừa người lao động làm việc không công cho chúng Thực tế này đã làm bật nổi bảnchất gian ác, ngu dốt, keo kiệt của bọn cường hào địa chủ ở địa phương Kết thúc tácphẩm, anh Khoai, cô Tấm tất cả đều giành lại được hạnh phúc cho bản thân mình Ngườilương thiện rồi sẽ qua cơn khổ nạn, kẻ ác cuối cùng cũng sẽ phải nhận lấy sự trừng phạtthích đáng
Tiếp nối số phận tôi tớ đầy khổ cực, đắng cay như anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt, cô gái đi ở trong Sự tích khỉ đít đỏ cũng lắm khó khăn, chua xót Dù làm lụng
vất vả nhưng bữa cơm cô gái chỉ là một nắm cháy hẩm, không xứng đáng với công sứccủa cô đã bỏ ra, vất vả đến nỗi người trở nên xấu xí Qua số phận người đi ở trong cổ tích,
ta càng thấy rõ mặt trái của xã hội khi phân chia giai cấp Người nghèo, thân phận thấp bé
bị áp chế trong đau thương Cái ác ngự trị là nguyên nhân gây nên mọi đau khổ trongcuộc đời Vẫn còn rất nhiều số phận con người bị áp bức bóc lột, nhân vật chính trongtruyện cổ tích thường là những người thuộc tầng lớp dưới, chịu nhiều thiệt thòi trong xãhội Qua đó, ta càng cảm thương, quý mến những người nông dân bất hạnh Cuộc đời của
họ đầy mồ hôi, máu và nước mắt, nhưng vẫn là những con người lao động chân chính cóbao phẩm chất tốt đẹp