1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam

41 830 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 79,08 KB

Nội dung

Thạch Lam là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một nhà văn được nghiên cứu từ rất sớm. Ngay từ khi ông cho ra mắt tập truyện đầu tay đã được nhiều người giới thiệu, phê bình. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã bàn về sáng tác của Thạch Lam, nhưng mỗi công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở một vấn đề nào đó trong hệ thống quan niệm và thực tiễn sáng tác của ông.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Cấu trúc đề tài 5

Chương 1: Giới thiệu về nhà văn Thạch Lam 5

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam 5

1.1.1 cuộc đời nhà văn thạch lam 5

1.1.2 sự nghiệp sáng tác 6

1.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Thạch Lam 7

1.2.1 nhân vật trong tác phẩm văn học 7

1.2.2 thế giới nhân vật trong truyện ngắn thạch lam 8

Chương 2: Hình tượng người phụ nữ trong một số truyện ngắn Thạch Lam 12

2.1 Hình ảnh người phụ nữ có cuộc đời khổ nhục và bất hạnh 12

2.1.1nỗi khổ nhục và bất hạnh về vật chất 13

2.1.2 nỗi khổ nhục bất hạnh về tinh thần 14

2.2 Những vẻ đẹp của người phụ nữ 17

2.2.1 những người phụ nữ có nét đẹp bình dị trong cuộc sống đời thường 17

2.2.2những người phụ nữ giàu lòng yêu thương giàu đức hy sinh và sống có tình nghĩa 19

Trang 2

2.2.3 những người phụ nữ giàu lòng tự trọng và sự trong sạch 22

2.2.4 những người phụ nữ đôn hậu và chung thủy 24

2.3 Những khát vọng của người phụ nữ 24

2.3.1 khát vọng một cuộc sống đầy đủ về vật chất 24

2.3.2 khát vọng niềm hạnh phúc 26

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Thạch Lam 27

3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 28

3.2 Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật 29

3.3 Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật 36

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Thạch Lam là một cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại Trong sự phát triển lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, Thạch Lam hiện diện chừng gần mười năm, nhưng ông vẫn được xem là một tác giả văn xuôi có tầm vóc Tác phẩm của ông đa dạng: truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, tiểu luận phê bình, dịch thuật, viết báo, truyện thiếu nhi Trong đó, truyện ngắn, tiểu thuyết và tùy bút chiếm vị trí quan trọng Các tác phẩm có ý nghĩa khẳng định sự nghiệp văn học của Thạch Lam Bên cạnh đó còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển lịch sử của văn học Việt Nam

1.2 Thạch Lam là nhà văn của những câu chuyện trữ tình, nhẹ nhàng nhưng

vô cùng sâu sắc Văn ông giàu chất hiện thực và thể hiện một tấm lòng nhân ái,

Trang 3

một sự cảm thông sâu sắc đối với những cuộc đời bất hạnh, bị đè nén, áp bức, nhất

là số phận người phụ nữ Điều đáng ghi nhận ở Thạch Lam là ông không chỉ khámphá, thể hiện một cách chân thực cuộc đời nhục nhã, cơ cực của những người phụ

nữ suốt đời tần tảo vì gia đình, chồng con với bao khổ đau mà còn phát hiện ra ởnhững số phận bất hạnh ấy những vẻ đẹp tâm hồn thật thánh thiện, cao quý Bằngngòi bút của mình, Thạch Lam đã xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam vớinhững phẩm chất tốt đẹp Nhà văn đã viết lên những trang văn sâu sắc, đi vào thếgiới tâm hồn của người phụ nữ để mở ra những giá trị đẹp đẽ, từ đó làm ngời sángbức chân dung người phụ nữ Việt Nam

1.3 Tác giả Thạch Lam được đưa vào giảng dạy ở trong chương trình ngữ vănTHCS và THPT Trong tương lai, tôi sẽ là một giáo viên dạy văn nên việc thựchiện đề tài này là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học.Những nghiên cứu của đề tài sẽ giúp tôi học tập và giảng dạy tốt hơn về nhữngsáng tác của Thạch Lam

Những lý do trên đây là động lực khiến chúng tôi muốn chọn đề tài "Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam" làm đối tượng để nghiên

cứu Từ đó, giúp tôi có cái nhìn toàn diện về những đóng góp của Thạch Lam đối

với nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 nói chung và nhóm Tự lực văn đoàn nói riêng.

2 Lịch sử vấn đề

Thạch Lam là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Namhiện đại Ông là một nhà văn được nghiên cứu từ rất sớm Ngay từ khi ông cho ramắt tập truyện đầu tay đã được nhiều người giới thiệu, phê bình Có rất nhiều côngtrình nghiên cứu đã bàn về sáng tác của Thạch Lam, nhưng mỗi công trình nghiêncứu chỉ dừng lại ở một vấn đề nào đó trong hệ thống quan niệm và thực tiễn sáng

tác của ông Chẳng hạn các công trình Thạch Lam về tác gia và tác phẩm[14];

Thạch Lam - văn chương và cái đẹp [1]; Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn [7];

Trang 4

Thạch Lam - văn chương và cái đẹp [1]; Về một quan niệm viết truyện của ThạchLam [9]; Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam [10].

Có thể thấy việc nghiên cứu Thạch Lam và sáng tác của ông đã tiến một bước

dài Tác phẩm của Thạch Lam được tiếp cận từ "văn chương và cái đẹp", từ "thi pháp và thể loại", từ sự soi sáng của "một quan niệm văn chương" Từ đầy có thể

ghi nhận nhiều ý kiến đáng lưu ý

Nguyễn Thành Thi trong Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam đã

nhận định về nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam: "Nhân vật của Thạch Lam thường là những con người nhỏ bé được miêu tả trong một không gian bao trùm bóng tối, tù hãm và ngưng đọng Đó là những nhân vật sống nhiều với hồi tưởng, suy nghiệm, băn khoăn, để tự thức tỉnh" [Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam [11,8].

Trong giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến 1945), Lê

Quang Hưng nhận xét: "Tuy là một thành viên của Tự lực văn đoàn nhưng Thạch Lam sáng tác theo một hướng riêng khá nổi rõ Ông dành tấm lòng ưu ái xót thương cho tầng lớp bình dân trong xã hội Thế giới nhân vật của Thạch Lam phần lớn là những con người ở địa vị thấp bé, có cuộc sống nghèo khổ, vất vả, thường ở trong nhịp sống đơn điệu, nhàm tẻ" [9,142].

Các công trình trên có nghiên cứu về nhân vật trong sáng tác của Thạch Lamnhưng mang tính chất chung chung Nghiên cứu về thế giới nhân vật gồm hìnhtượng người trí thức tiểu tư sản, hình tượng người nông dân Cho đến nay, chưa cócông trình nào đi sâu nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong sáng tác củaThạch Lam Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến hình tượng ngườiphụ nữ trong văn chương Thạch Lam với mong muốn đóng góp một phần nhỏ củamình đem lại cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về truyện ngắn của nhà văn đã từng

Trang 5

tạo được dấu ấn riêng trong nền truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945 nói chung vàtrong nhóm tự Tực văn đoàn nói riêng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng người phụ nữ qua một sốtruyện ngắn của Thạch Lam

3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát

Trọng tâm khảo sát và nghiên cứu của đề tài là các truyện ngắn Hai đứa trẻ,Dưới bóng Hoàng Lan, Cô hàng xén, Nhà mẹ Lê, Đứa con, Một đời người, Tối bamươi, Gió lạnh đầu mùa, Đói trong Thạch Lam tác phẩm và lời bình của ThúyTrang

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Giới thiệu về nhà văn Thạch Lam

- Làm rõ hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau:

- Phương pháp liệt kê, phân loại

- Phương pháp phân tích - tổng hợp, chứng minh

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề

tài được triển khai gồm ba chương:

Chương 1 Giới thiệu về nhà văn Thạch Lam

Chương 2 Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam

Trang 6

Chương 3 Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn ThạchLam

Chương 1

GIỚI THIỆU VỀ NHÀ VĂN THẠCH LAM 1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam

1.1.1 Cuộc đời nhà văn Thạch Lam

Thạch Lam (1910-1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành NguyễnTường lân Sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại đã đến hồi

xa sút Cha ông là Nguyễn Tường Nhu (1881-1918), thông thạo chữ Hán và

chữ Pháp, làm Thông phán Tòa sứ nên thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu Mẹ là bà Lê Thị Sâm, con gái cả ông Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở Cẩm Giàng cùng thời với Huyện Giám (ông nội Thạch Lam)

Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái): TườngThụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế, Tường Vinh và Tường Bách Trừ người anh cả Nguyễn Tường Thụy làm công chức, những người còn lại đều đã ít nhiều tham gia vào sự nghiệp văn chương, nổi bật trong số đó là Tường Tam (Nhất Linh), Tường Long (Hoàng Đạo) và Tường Vinh (Thạch Lam)

Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình ở quê ngoại, sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình tiếp tục bậc tiểu học Lớn lên, ông cùng gia đình chuyển ra Hà Nội,học trường Canh nông, rồi trường Trung học Albert Saraut Là một nhà văn Việt

Nam nổi tiếng thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn (em ruột của Nhất Linh và Hoàng

Đạo) Khi đã đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh Buổi đầu, ông gia nhập Tự Lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay Đến tháng

Trang 7

2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay Khoảng năm 1935, Thạch Lam lấy vợ và được người chị (Nguyễn Thị Thế) nhường lại căn nhà nhỏ tạiđầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội) cho vợ chồng ông ở.Tuy chỉ là một mái tranh vách đất, thế nhưng đây là nơi thường lui tới của các văn nghệ sĩ

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác

Hầu hết sáng tác của Thạch Lam được đăng báo trước khi in thành sách.Vớiđời văn chỉ chừng bảy, tám năm, Thạch Lam đã để lại một khối lượng tác phẩmgồm có:

Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1937)

Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1938)

Ngày mới (truyện dài, Nxb Đời nay, 1939)

Theo giòng (bình luận văn học, Nxb Đời nay, 1941)

Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1942)

Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, Nxb Đời nay, 1943)

Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sách, Hạt ngọc Cả hai đều

do Nxb Đời Nay ấn hành năm 1940

1.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Thạch Lam

1.2.1 Nhân vật trong tác phẩm văn học

Nói đến tác phẩm văn học là nói đến nhân vật, vì nhân vật chính là phương tiện

cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Cho nên dù đề cập đến

vấn đề gì đi nữa thì trong tác phẩm văn học "không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng" [8,277] Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân định nghĩa nhân vật là

"hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các

Trang 8

con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người" [2, 241].

Có thể nói, nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm, là con đẻ tinh thần củanhà văn Là kết quả sáng tạo có tính chất hư cấu của nhà văn, nhân vật trong tácphẩm là phương diện đặc sắc giúp nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình

về con người Nhân vật luôn giữ vai trò trọng yếu mà từ đó tỏa ra những phươngdiện khác của cấu trúc chỉnh thể tác phẩm Với vai trò quan trọng như vậy, nhiềunhà văn coi trọng việc xây dựng nhân vật của mình trong tác phẩm Nói như nhà

văn Tô Hoài: "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy một sáng tác" [4, 127].

Thông qua việc sáng tạo nhân vật, nhà văn thể hiện nhận thức, suy nghĩ củamình về một vấn đề nào đó trong xã hội Qua thế giới hình tượng trong tác phẩm,nhà văn bộc lộ cảm quan của mình trước cuộc sống, gửi gắm vào nhân vật những

tư tưởng, ước mơ, khát vọng hay những tâm sự thầm kín của mình Thạch Lam đãxây dựng một hệ thống nhân vật phong phú và đa dạng Đặc biệt, ông đã dànhnhiều trang văn nói về hình ảnh người phụ nữ trước cách mạng Ở thời điểm đó,người phụ nữ không những phải chịu nỗi khổ chung của người dân nô lệ, mà còn là

nạn nhân của chế độ phong kiến hẹp hòi, khắc nghiệt "xuất giá tòng phu", "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" Trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng

chẳng có mấy nhân vật phụ nữ đáng quý, đáng yêu Trái lại, Thạch Lam lại dànhcho lớp người này cả tấm lòng thương yêu, trân trọng

1.2.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam

Thế giới nhân vật trong truyện của Thạch Lam không đông đúc Nhân vật củaông thiên về suy nghĩ, cảm xúc nội tâm Có thể nói, các nhân vật trong sáng tác củaThạch Lam đều có chung một kích thước tâm hồn đó chính là tâm hồn của tác giả.Nhân vật của ông mang những đặc điểm phong cách của Thạch Lam: tinh tế, đa

Trang 9

cảm, thiết tha, thuần hậu, giàu tinh thần chịu đựng, Chúng ta thấy rõ hệ thốnghình tượng nhân vật Thạch Lam qua các loại nhân vật chủ yếu như: hình tượngngười tiểu tư sản, hình tượng người nông dân nghèo và đặc sắc nhất là hình tượngngười phụ nữ.

Hình tượng người Tiểu tư sản

Cuộc sống đời thường đã trở thành đề tài cho nhà văn khai thác Khi viết vềngười tiểu tư sản, Thạch Lam không rơi vào lối viết thơ mơ mộng, lý tưởng hóa

như những nhà văn khác trong nhóm Tự lực văn đoàn Những nhân vật tiểu tư sản của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng đạo là những “nhân vật phi thường” hoặc nhân

vật lãng mạn Họ phần lớn xuất thân từ những gia đình quan lại hoặc gia cảnh giàu

có Họ nếu không phải là những “khách tình si” cả cuộc đời theo đuổi mối tình

lạng mạn như Lộc (Nửa chừng xuân - Khái Hưng ) thì cũng là những người mải

mê theo một lý tưởng nào đó như Dũng (trong Đôi bạn - Nhất Linh ) cuộc sống

của họ được nhà văn thi vị hóa

Khác hẳn với nhân vật của Khái Hưng và Nhất Linh, nhân vật tiểu tư sản củaThạch Lam thể hiện rõ nét chân thật qua đời sống hằng ngày Các nhân vật của ôngthường được đặt trong những hoàn cảnh khó khăn, trở ngại Cái đói, cái nghèodường như lúc nào cũng đeo đẳng những số phận của nhân vật, xô đẩy vào nhữngtình huống đầy tuyệt vọng Điều đó thể hiện qua các tác phẩm viết về bi kịch của

người tiểu tư sản như: Đói, Người bạn trẻ, cái chân què, Ngày mới…

Trong tác phẩm Những người bạn, nhân vật Bào sinh ra vốn gia đình thì

nghèo khó, học thì dở bị đuổi học, sau thời gian không có việc làm sống lang thangtúng thiếu, Bào mắc bệnh nặng anh quay về nhà và trở thành gánh nặng cho giađình Không còn lối thoát Bào đã tìm đến cái chết, cái chết của Bào đã để lại tronglòng người đọc sự thương cảm, xót xa Tuy nhiên không phải cảnh ngộ nào nhânvật cũng rơi vào cái chết nhưng tình cảnh còn thảm hại hơn cái chết đó là trường

hợp của Sinh trong truyện ngắn Đói Do bị thất nghiệp nên rơi vào tình cảnh túng

Trang 10

quẫn không có lối thoát Tất cả đồ đạc trong nhà đều ra đi, Mai vợ của Sinh đànhchấp nhận một thực tế đầy cay đắng là cái đói đã tràn vào nhà chị đến cuối cùngchị cũng phải bán mình lấy tiền về để nuôi chồng Nhưng kết thúc câu chuyện chịphải nhận sự cay đắng bị chồng ruồng bỏ Còn Sinh chồng chị biết được việc vợmình làm, người vợ hằng ngày anh vẩn tin tưởng thương yêu Anh cảm thấy đau

khổ tủi nhục “một nổi buồn chán vô cùng” Nhưng còn đau khổ hơn khi cái đói đến

với anh càng ngày càng dữ dội khiến anh phải nhặt lại từng miếng thịt mà chínhanh ban đầu đã hất nó đi, anh ăn song tỉnh lại càng thấy cuộc đời thật tủi nhục và

đau đớn chỉ biết “hai tay ôm mặt khóc nức nở”.

Đây là biểu hiện của bi kịch tinh thần không lối thoát Đọc Đói ta liên tưởng

tới một truyện Miếng bánh của Nguyên Hồng, truyện này cũng giống như truyện

Đói Nhân vật chính là Hưng sau khi không kiềm chế nổi mình đã giấu vợ ăn chiếc

bánh trong tâm trạng đau đớn nhục nhã “cả cổ họng và ruột gan xoắn lại Tâm trí Hưng nức nở Miếng bánh nhai nhỏ ra càng như miếng thủy tinh tẩm mật cá”

[5,428] Nhân vật tiểu tư sản của Thạch Lam cũng không có quá trình dằn vặt nội

tâm để rồi tự nhận thức Trong các truyện ngắn Đói, Người bạn trẻ, Cái chân què,

Thạch Lam đặt nhân vật vào một tình thế, một cảnh ngộ nào đó để bộc lộ tâm lý,một khoảnh khắc tâm trạng Trước cảnh ngộ ngang trái, chớ trêu mà số phận bắt họphải gánh chịu, mỗi người biểu hiện một thái độ khác nhau Bào chán nản thất

vọng rồi tự vẫn; Sinh gục ngã trước đòi hỏi bản năng; Minh (Cái chân què), sau

những ngày tháng ăn chơi chác táng để trả thù đời lại mang thêm một vết thươnglòng không thể xóa nhòa,…Nhân vật của Thạch Lam chưa có những đấu tranh dằnvặt để tự vượt lên như kiểu nhân vật tiểu tư sản của Nam Cao Nhưng đây là một

sự cố gắng nỗ lực của Thạch Lam so với các nhà văn cùng nhóm như Nhất Linh,Khái Hưng Và những hình tượng nhân vật này là sự tiếp cận, đến gần với chủnghĩa hiện thực của nhà văn Thạch Lam

Hình tượng người nông dân nghèo

Trang 11

Những sáng tác của Thạch Lam trong thời kì Mặt trận Dân chủ chắc chắn cóảnh hưởng bởi phong trào này Vấn đề người lao động, người bình dân không chỉđược các nhà văn hiện thực, mà cả tác giả văn học lãng mạn cũng quan tâm đến.Chân dung người lao động, người nhà quê xuất hiện trong các tạp chí, trên nhiềumặt báo chí và trong sáng tác văn chương lúc bấy giờ Ông đã viết về những conngười chân quê với tình thương cảm sâu sắc Trong truyện của Thạch Lam, ngườilao động chiếm một tỷ lệ khá lớn Họ là những người con người nghèo khổ nhưngchân chất, với lòng cảm thương sâu sắc chứ không phải một hành động có tính chất

nhất thời Đó là bà mẹ nghèo ở xóm chợ Đoài Thôn (Nhà mẹ Lê), là gia đình

người phu xe cùng khổ ở vùng ngoại ô Hà Nội (Một cơn giận), là cô gái nghèo

phải đi ở để trừ món nợ truyền kiếp (Đứa con), là những người nông dân suốt ngày

lam lũ nơi ruộng đồng (Những ngày mới),…

Cùng với việc miêu tả những cảnh ngộ đen tối của người lao động ở nôngthôn, Thạch Lam đã hướng cái nhìn đồng cảm về cuộc sống lam lũ của những

người dân nghèo thành thị Ở truyện ngắn Một cơn giận, Thạch Lam kể về bi kịch

của người phu xe tên là Dư Người phu xe này không còn trẻ, bộ dạng rách dưới

khổ sở "co ro vì rét, hai tay dấu dưới manh áo tơi tả, những vết nhăn nheo in sâu xuống trên mặt già nua hốc hác” Một lần anh kéo xe vào phố kiếm thêm mấy xu,

anh bị phạt một số tiền lớn Không có tiền trả nợ cho chủ xe, anh bị đánh đập tànnhẫn phải bỏ nhà trốn đi Đưa con ốm đau không có tiền thuốc thang cũng qua đời

Một cơn giận không chỉ nói về số phận của một người phu xe mà còn có ý nghĩa

rộng lớn hơn, truyện còn đề cập đến số phận của bao nhiêu gia đình nghèo khổkhác Đó còn là sự cảm thông của nhà văn trước số phận cùng cực của con người

Sự thành thật là một tiêu chí mà Thạch Lam luôn tâm niệm trong sáng tác của mìnhnhất là trong các tác phẩm viết về người nông dân lao động nghèo Thạch Lam cho

rằng đã là nhà văn sáng tác về người dân quê thì phải biết "tự cày bừa lấy trang sách, nói về người dân quê vạch một luống thẳng thắn và mạnh bạo trên đất màu

Trang 12

mà không chịu cho những ý tưởng bên ngoài ảnh hưởng…phải biết quan sát bề trong và đi sâu vào những bí mật của những tâm hồn ấy” [12] Tuy vậy, do chưa

tìm ra căn nguyên sâu xa nỗi khổ của người dân nghèo, chưa đi sâu vào những mâuthuẫn giai cấp trong xã hội nên Thạch Lam chỉ mới dừng lại ở chỗ băn khoăn, cảm

thương với số phận của họ Ông đã có phần chủ quan và ảo tưởng cho rằng: “chỉ một chút âu yếm, một chút tình thương, cũng đủ an ủi những người cùng khốn ấy ”

[12] Lòng trắc ẩn của ông tuy chân thành, nhưng mới chỉ là thứ nhân đạo trừutượng

Hình tượng người phụ nữ

Thạch Lam là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Namhiện đại Trong tác phẩm của mình, Thạch Lam thường viết về người nông dânnghèo và thể hiện một niềm thương cảm chân thành Với tấm lòng nhân ái, một sựcảm thông sâu sắc đối với những cuộc đời bất hạnh, bị đè nén, áp bức, nhất là sốphận người phụ nữ Niềm cảm thương đó trở nên đặc biệt sâu sắc khi ông nói đếnthân phận của những người mẹ, người vợ Việt Nam đảm đang, tần tảo, giàu đức hisinh Những người phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam phần nhiều là nhữngngười con gái, người vợ, người mẹ bất hạnh Họ bị thờ ơ, hắt hủi, hành hạ nhưnhững nô lệ trong gia đình Nghèo khổ về vật chất đã đành, song nhiều nhân vậtcủa Thạch Lam còn bị đầy đọa về tinh thần Điều này phải chăng càng gợi chongười đọc niềm xót xa thương cảm Các tác phẩm của ông đã giúp người đọc hiểu

rõ thêm nỗi khổ nhục của những cô gái khi bị vây bọc trong thành trì của lễ giáophong kiến nghiệt ngã Nếu chỉ miêu tả nỗi nghèo khổ, sự oan trái của thân phậnngười phụ nữ có lẽ Thạch Lam không bằng Ngô Tất Tố nhưng điều đáng nói ởnhân vật của ông cũng như các cây bút thấm đẫm tinh thần nhân đạo, tuy thiếuthốn, cơ cực nhưng luôn lắp lánh vẻ đẹp thanh cao

Chương 2

Trang 13

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA THẠCH LAM 2.1 Hình ảnh người phụ nữ có cuộc đời khổ nhục và bất hạnh

Thạch Lam là thành viên của Tự lực văn đoàn nhưng sáng tác của ông theo

một hướng riêng khá rõ Ngay từ nhỏ sống cùng với gia đình tại Hải Dương, ông

đã sớm gần gũi với những người bình dân nên ông thấu hiểu rõ cảnh ngộ cùng nỗilòng của họ Phần lớn tác phẩm của ông viết về tầng lớp thị dân trong xã hội.Trong đó đặc biệt là nỗi khổ nhục, bất hạnh về vật chất lẫn tinh thần của người phụnữ

2.1.1 Nỗi khổ nhục và bất hạnh về vật chất

Thạch Lam viết về dân nghèo nhưng dân nghèo của ông là dân lành ngoại ô,phố chợ Cư dân ở đó không đông đúc lắm, nhưng cũng đủ sức tạo riêng trong vănông một cõi Thạch Lam không chủ ý tả thực, phô trương cái nghèo, ông chủ ý tậptrung diễn tả cái lành của người nghèo Có thể nói, tất cả các nhân vật thuộc tầnglớp dân nghèo ngoại ô phố chợ của ông đều là những người lành Ông không chỉ tỏ

ra thiện cảm mà còn tỏ rõ thái độ trân trọng đối với họ

Các tác phẩm của Thạch Lam đề cập đến những người phụ nữ có số phận bấthạnh do cuộc sống thất cơ lỡ vận Thạch Lam miêu tả khá chân thật và rõ nét nỗi

thiếu thốn, cực khổ trong đời sống vật chất của tầng lớp bình dân (Nhà mẹ Lê, Gió

lạnh đầu mùa, Đói, người bạn trẻ…) Khi đọc tác phẩm Nhà mẹ Lê, chúng ta

không thể không xúc động trước tình cảnh một bà mẹ sống và nuôi con bằng nghềlàm thuê và đó cũng là nghề mưu sinh chính duy nhất của bà Nhà mẹ Lê có mẹ

với mười một người con sống ở Đoàn Thôn rất vất vả, nghèo túng “Chừng người

ấy chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nhau nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc” [13,41] Giữa

không gian sống chật hẹp như thế ta tưởng như cuộc sống không có gì khổ hơn nữa

Trang 14

thì “Đối với người nghỉo như bâc, một chỗ ở như thế cũng lă tươm tất rồi” Ta

nghe thấy sự xót xa trong những dòng văn nhưng đó chỉ lă một phần của kiếp sống

cơ cực năy Ngoăi chỗ ở ra, những bữa ăn với mấy bât gạo mă mẹ Lí kiếm được

nhờ lăm lụng vất vả từ sâng sớm đến tối, nhờ đi lăm thuí hay đi vay mượn thì “Đó

lă những ngăy sung sướng” đối với gia đình mẹ [13,42] Nhưng cuộc sống ngăy

căng khó khăn, rơi văo tình thế cùng quẫn, bă phải nhẫn nhục, liều mình đến nhẵng bâ vay gạo Hai lần đi, hai lần mang giâ về không Thậm chí lại còn bị chúngxua chó cắn chết Tâc phẩm kết thúc dưới sự ra đi của mẹ Lí vă sự bơ vơ ngơ ngâccủa đăn con trong căn nhă lạnh lẽo Chỉ trong ít trang truyện ngắn ngủi nhưng nhăvăn đê phản ânh một câch chđn thực cuộc sống vă số phận bất hạnh của người laođộng trong xê hội cũ Vì miếng cơm manh âo hăng ngăy mă biết bao gia đình phải

ly tân, phiíu bạt, thậm chí phải chết một câch thật oan ức Quả thật, khó mă quínđược một mẹ Lí, bă mẹ nghỉo với mười một đứa con, bữa rau bữa châo đắp đổiqua ngăy Sống chen chúc trong một căn lều lụp xụp tồi tăn, nhưng thương thuầnphâc vă tấm lòng của một người mẹ khổ ấy đê nđng đỡ bao bọc cho những đứacon Cũng chính vì vậy, khi mẹ Lí bị chó dữ nhă giău cắn chết trong ngăy đói, thìtúp lều chật hẹp tồi tăn của mẹ trở nín hư vô trống trải vô cùng

Cùng kiểu nhđn vật mẹ Lí, hăng loạt nhđn vật khâc cũng thể hiện nỗi cơ cực

khốn khó của mình, như nhđn vật mẹ cô bĩ Hiín trong Gió lạnh đầu mùa vă chị

Tý trong Hai đứa trẻ phải vất vả sớm hôm mò cua bắt tĩp nuôi chồng con; lă chị

Sen (Đứa con) cũng vì thương cha mẹ mắc nợ ông bă Cả mă phải cam chịu đi ở, chịu sự hănh hạ tăn nhẫn của chủ; lă Mai (Đói) vì thương chồng, muốn đưa gia

đình thoât khỏi cơn nghỉo đói, cùng quẫn mă phải bân mình trong nỗi đau í chề,tủi nhục

Cũng khó mă quín được một cô Tđm (Cô hăng xĩn), suốt một đời tần tảo như

bao nhiíu người chị, người mẹ, người vợ Việt Nam thời trước Hình ảnh cô hăng

xĩn với gânh hăng "năm nắng mười mưa", với đôi chđn nhẫn nại vă nhất lă với tấm

Trang 15

lòng thơm thảo, hiền thục quên mình ấy đã được nhà văn miêu tả bằng cái nhìnhiện thực thấu tỏ vào cốt cách con người Việt Nam và bằng cả tấm lòng trân trọngđồng cảm sâu xa, tinh tế của ông.

2.1.2 Nỗi khổ nhục, bất hạnh về tinh thần

Những người phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam phần nhiều là nhữngngười con gái, người vợ, người mẹ bất hạnh Họ bị thờ ơ, hắt hủi, hành hạ nhưnhững nô lệ trong gia đình Nghèo khổ về vật chất đã đành, song nhiều nhân vậttrong tác phẩm của Thạch Lam còn bị đầy đọa về tinh thần

Nhân vật Dung trong Hai lần chết có một đời thơ trẻ bị lãng quên, thiệt thòi,

gặp phải sự thờ ơ, lãnh đạm từ phía cha mẹ ngay từ lúc chào đời Lớn lên, cha mẹ

gả cô cho gia đình giàu có Cuộc sống tưởng từ đây hạnh phúc, nào ngờ Dung gặp

phải người chồng nhu nhược “vừa lẩn thẩn, vừa ngu đần”, bà mẹ chồng thì ác nghiệt và luôn tìm cách đay nghiến con dâu, còn hai cô em chồng “ghê gớm lắm, thi nhau làm cho nàng bị mắng thêm” khiến Dung khổ sở vô cùng Trong khi đó,

người mẹ mang nặng đẻ đau ra cô thì rũ bỏ trách nhiệm với con bằng thái độ thật

vô cảm, tàn nhẫn “chỉ biết không phải là con tôi nữa thôi” Cuộc sống như địa ngục ấy khiến Dung “ước ao chết như một cách thoát nợ” mà không được Khổ

đau chồng chất khổ đau, bất hạnh càng thêm bất hạnh Dung “không bấu víu vào

đâu được nữa và cũng “không ai cứu vớt nàng nữa” Dung đâm đầu xuống sông

mà không chết ngay được, cô đành mòn mỏi chấp nhận khi quay lại kiếp làm dâu

Một đời làm dâu với Dung là một đời "chết" trong cõi sống.

Cô thợ Liên (Một đời người) cảm thấy làm việc ở xưởng vui hơn ở nhà Đây

hoàn toàn là điều trái ngược với bình thường, bởi đối với những gia đình bìnhthường sau giờ tan ca được về với gia đình sum họp là niềm hạnh phúc Nhưng ởLiên, gia đình đối với chị là một cái gì tăm tối luôn ập vào ánh mắt chị, nơi mà sựcay nghiệt luôn diễn ra đối với mình Chị lấy chồng năm mười bảy tuổi ChồngLiên là kẻ vũ phu ghê gớm Anh ta sẵn sàng hành hạ vợ bất cứ lúc nào và vì bất cứ

Trang 16

lí do gì Cả chồng và mẹ chồng đều tàn bạo, vô tình nên Liên chỉ còn biết trông vàođứa con lên sáu làm chỗ dựa về tinh thần nhưng đau đớn, bất hạnh thay khi nó

cũng “xấc láo như bố” Tất cả những đau đớn về thể xác và tinh thần của Liên chỉ được “quên đi trong chốc lát” mỗi khi hết giờ làm việc để được cùng các chị em rảo bước trên vỉa hè và trò chuyện Nhưng liền ngay sau đó, “nàng không còn vui

vẻ gì nữa vì sắp về đến nhà” bởi ngôi nhà ấy với cô chỉ là “một cái địa ngục”

không hơn không kém Hy sinh luôn cả tình yêu của mình với Tâm vẫn cam chịu

Nhưng nhân vật phải băn khoăn không hiểu do đâu mà “chồng nàng và mẹ chồng lại ác nghiệt với nàng đến thế” Câu hỏi ở cuối tác phẩm lại càng khẳng định, nhấn mạnh thêm nỗi bất hạnh của một đời người mà người đàn bà bất hạnh này phải

gánh chịu Đọc những trang truyện này, người đọc như cảm nhận được một tâm sựsâu kín, một lời trách móc âm thầm mà thắm thiết của nhà văn qua những số phậnbất hạnh Đó là sự phản đối chế độ gia đình phong kiến cổ hủ - một chế độ vô nhânđạo với những người phụ nữ ở ngay trong gia đình và do chính những người thâncủa họ

Ở truyện Trở về, nhà văn tập trung miêu tả nỗi khổ đau của bà mẹ già nơi

thôn quê nghèo khó vì đứa con bất hiếu Người mẹ đã tần tảo sớm hôm nuôi Tâm

ăn học nên người nhưng khi ra thành phố, cuộc sống bon chen danh lợi đã khiếnanh ta quên hẳn người mẹ ở quê nhà Trong sáu năm biền biệt, Tâm không một lờihỏi thăm và cũng không để ý đến những bức thư của mẹ gửi từ quê ra với bao tìnhcảm ân cần, đằm thắm Đốn mạt hơn nữa, vì sợ bị phát hiện là mình có người mẹnghèo khổ ở quê nên khi lấy vợ Tâm đã không báo tin cho mẹ biết Bất đắc dĩ phải

về thăm mẹ, anh ta đáp lại tình cảm của mẹ bằng một thái độ kiêu căng, khó chịu

Và lúc “ra khỏi nhà Tâm nhẹ hẳn người” rồi lái xe chạy làm bùn bắn lên hai người

phụ nữ bên đường mà anh ta thừa biết đó là mẹ và cô hàng xóm tốt bụng Lúc này,

“không còn một cái gì ràng buộc Tâm với cuộc sống thôn quê nữa” nên anh ta

chẳng mảy may động lòng thương hay hối hận Ở đây, nhà văn không chỉ khiến

Trang 17

người đọc phải lên án sự vô ơn của đứa con mà còn đau xót cho số phận bất hạnhcủa người mẹ.

Còn biết bao hình ảnh đáng thương khác nữa trong từng trang viết của ThạchLam Đó là những cô Liên, cô Huệ bị cuộc đời đưa đẩy đến một cuộc sống sa ngã,

ô trọc; bơ vơ và lạc lõng biết bao giữa đêm ba mươi Tết, đầy mưa lạnh và đầy bóng

tối (Tối ba mươi) mà những con sóng dữ, những làn gió độc của cuộc đời đưa

đẩy họ tới những kết cuộc bế tắc, lầm than, bi đát vô cùng Đúng như cảm giác

chung nhất của nhà văn về họ, đó là hình ảnh sinh động muôn màu của "những người nghèo khổ đang lầm than trong cái đói rét một đời mùa đông giá lạnh và

lầy lội phủ lên lưng họ cái màn lặng lẽ của sương mù" (Gió đầu mùa)

Nhìn chung, các nhân vật nữ của Thạch Lam thường gặp phải số phận bi kịch.Tuy nhiên, vượt lên bao nỗi khổ đau, bất hạnh, những người phụ nữ trong sáng táccủa nhà văn vẫn luôn cố gắng gìn giữ những phẩm chất cao quý của tâm hồn Họphần lớn là những người có cuộc sống gia đình không hạnh phúc, thậm chí là bấthạnh nhưng cái đáng quý là họ vẫn yêu chồng, thương con, tần tảo khuya sớm vìgia đình Có thể khái quát nhân vật của Thạch Lam nghèo mà không hèn Là nhàvăn nhìn đời, nhìn người, nhìn thiên nhiên về phía cái đẹp, cái thiện, Thạch Lamphát hiện và diễn tả cái đẹp đáng trân trọng ở tâm hồn những con người nhỏ béthầm lặng

2.2 Những vẻ đẹp của người phụ nữ

Thạch Lam viết văn bằng cả tấm lòng của mình Ông không chỉ khám phá, thểhiện một cách chân thực cuộc đời nhục nhã cơ cực của những người phụ nữ màcòn phát hiện ở họ có những vẻ đẹp tâm hồn thật thánh thiện, cao đẹp

2.2.1 Những người phụ nữ có nét đẹp bình dị trong cuộc sống đời thường

Cuộc sống của con người trong xã hội loài người vốn là một hiện thực phứctạp phong phú, muôn vẻ muôn màu: hạnh phúc và bất hạnh, rủi ro và may mắn,thất vọng và hy vọng, vui và buồn Chính vì vậy, nhìn vào số phận của những

Trang 18

người dân nghèo ngoại ô phố chợ, người ta thấy trên cái nền chung của cuộc đờimòn mỏi bất hạnh, tăm tối, thi thoảng có ánh lên chút ánh sáng của niềm vui, củalòng yêu đời và niềm ham sống.

Đời mẹ Lê, cô Tâm, cô Liên, cô Dung, cô Huệ, bác Dư, bác Đối, chị Sen, chịTý đều là những cuộc đời buồn Nhưng ai bảo rằng cuộc sống và tâm tình của họtoàn là những chuyện rủi ro, buồn khổ, lo âu, mòn mỏi, tăm tối?

Đời mẹ Lê và những người ngụ cư phố chợ không thiếu những phút êm ả,thanh bình mà nhà văn thật lòng muốn nâng niu chia sẻ Đó là những phút thanhbình của những đêm trăng vẳng tiếng cười khúc khích của các cô gái xuân thì; haytiếng võng, giọng hát trống quân của bác Đối gái phảng phất hương táo Tàu Đó là

niềm vui của mẹ con bác Lê "những lúc vui vẻ được lĩnh gạo về cho con, những bữa cơm nóng mùa rét", là niềm vui mừng nhớ lại "cạnh bông lúa sắc sát vào da

thịt" như một sự cảm giác về sự yên tâm no đủ Những cảm giác, cảm tưởng nhưthế sẽ theo mãi trong tâm trí mẹ Lê cũng như cảm giác về cái đói cái nghèo theođuổi và ám ảnh mãi người đàn bà đông con, nhân hậu, đáng thương ấy

Lặng lẽ, tần tảo, nhẫn nại như cô Tâm, mà cũng có những giây phút tràn ngậpniềm hạnh phúc, niềm kiêu hãnh, niềm vui Vui lúc trở về nhà có các em trông đợi,

có mẹ ân cần Vui lúc soạn hàng, hàng trăm thứ hàng như có linh hồn chuyền quabàn tay chăm chút của cô Vui lúc ra chợ gặp bạn, gặp được cậu giáo Bài, đượcxem là hoa khôi chợ huyện

Cô bé Liên hay chị Tý cũng có niềm vui riêng như được nâng đỡ và an ủi

Ánh sáng của đom đóm và của ngàn sao, những âm thanh và bóng tối mùa hạ "êm như nhung và thoảng qua gió mát", tiếng còi tàu gióng giả, tiếng bánh sắt siết vào

ghi, ánh sáng của đồng, kền và của đoàn tàu từ Hà thành hoa lệ một chút thế giớikhác đi qua ga xép cũng đủ làm cho lòng người rộn rạo, nao nức, sung sướng

Liên và Huệ trong Tối ba mươi là những người làm cái nghề dưới đáy cùng

của xã hội Những ngày Lễ – Tết, hai cô vẫn nhớ tới quê hương làng xóm với một

Trang 19

mái nhà yên ấm, nhớ tới ông bà tổ tiên cùng tuổi thơ trong sáng của mình Cao hơnnữa là một niềm tiếc hận, khổ đau cho thân phận và cuộc sống của mình Hai cô vẫn

đau đáu ngày trở về trong sự hoàn lương: “… những giọt nước mắt chảy tràn mi, nàng không giữ được; Liên cảm thấy một nỗi tủi cực mênh mang tràn khắp người, một nỗi thương tiếc vô hạn; tất cả thân thể nàng lướt hiện qua trước mắt với những

ước mong tuổi trẻ, những thất vọng chán chường” (Tối ba mươi).

Những thiếu nữ dậy thì tuổi mười lăm, mười tám đáng yêu hay bắt đầu yêu

như Hậu (Nắng trong vườn), Liên (Tiếng sáo), Hảo, Trinh (Ngày mới), Tâm (cô hàng xén), Nga (Dưới bóng hoàng lan) thật là những vẻ đẹp của xuân sắc Nhưng những người phụ nữ tần tảo làm con, làm vợ, làm mẹ như Tâm, Liên (Cô hàng xén), Liên (Một đời người), mẹ Lê (Nhà mẹ Lê), bà Nhì, bà Phán (Ngày mới), thậm chí cả đến bà đầm (Người đầm), bà cả (Đứa con) - những kẻ tưởng

như chỉ tập trung toàn cái ác, cái xấu, cũng đều tiềm ẩn những nét đẹp cao quý bấtngờ, hay những rung cảm đáng trân trọng Cái đẹp hiện diện ở khắp mọi nơi, ởnhiều tầng lớp, hạng người, ở mọi thời Đó là cái đẹp của thực tại đời thường, cáiđẹp bình dị

Những người phụ nữ trong các truyện ngắn Thạch Lam là những người chịunhiều khổ đau, bất hạnh nhưng họ vẫn hướng tới cái đẹp, vẫn giữ cho mình nhữngnét đẹp trong tâm hồn

2.2.2.Những người phụ nữ giàu lòng yêu thương, giàu đức hi sinh và sống

có tình nghĩa

Trong các sáng tác của Thạch Lam, nhiều nhân vật mang tên các loài hoa vàgợi lên sự cao quý, nhẹ nhàng: Mai, Liên, Huệ, Sen, Nga, Tâm, Dung…Ở họ luôntrỗi dậy lòng thương yêu, đức hi sinh Họ sống và nghĩ vì người khác Đó là vẻ đẹpnổi bật những người phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam

Mẹ Lê vất vả khổ sở vì lo cho đàn con Mai vì thương chồng đói mà chạyvạy Tâm cứ lặng lẽ sống cuộc đời cô hàng xén vì nghĩ đến bổn phận, nghĩa vụ với

Trang 20

mọi người… Nhìn chung, các nhân vật nữ của Thạch Lam thường gặp phải số phận

bi kịch Tuy nhiên, vượt lên bao nỗi khổ đau, bất hạnh, những người phụ nữ ấy vẫnluôn cố gắng gìn giữ những phẩm chất cao quý trong tâm hồn Phần lớn họ có cuộcsống gia đình không hạnh phúc, thậm chí là bất hạnh nhưng cái đáng quý là họ vẫnyêu chồng, thương con, tần tảo khuya sớm vì gia đình

Tâm (Cô hàng xén) lúc còn ở nhà với mẹ và hai đứa em hay khi đã về nhà

chồng thì ngày nào cũng bận bịu, vất vả với gánh hàng trĩu nặng trên vai nhưng

không bao giờ có một lời kêu ca về nỗi khổ sở, nhọc nhằn bởi nàng “thấy vững vàng ở giá trị và lòng cao quý của mình” Hình ảnh “cái đòn gánh cong xuống vì hàng nặng, kĩu kịt trên mảnh vai nhỏ bé theo nhịp bước đi” đã trở nên quá quen

thuộc với mọi người Tâm hết lòng lo cho gia đình Cô gánh hàng đi từ lúc sương

mù còn giăng kín cả bầu trời và trở về nhà lúc mọi nhà đã lên đèn, nhưng cô khôngmột lời kêu ca Lo cho cuộc sống gia đình, cô đã hi sinh cả ước mơ của mình Tâmkhông nỡ đi lấy chồng chỉ vì thương cha mẹ, thương các em Đến khi về nhà chồnglàm vợ hiền dâu thảo vẫn nặng lòng chăm chút cho em từ chục bạc đến quyển sách,chỉ sợ em thua thiệt, mếch lòng Một sự hi sinh lặng thầm nhưng rất đỗi thiêngliêng của nhân vật Đó là vẻ đẹp tâm hồn của Liên thể hiện qua sự dâng hiến, chutoàn của bản thân đối với gia đình

Đó còn là tình yêu vô hạn của những người phụ nữ hết lòng vì gia đình Mộtngười mẹ nghèo nàn, kiếm từng hạt thóc còn sót lại trên cánh đồng Tưởng chừng

sự đói nghèo khổ sở như thế thì còn lấy đâu ra cái đẹp nhưng dưới cái nhìn củaThạch Lam, cái đẹp chẳng phải là cái gì cao vút mà là vẻ đẹp rất bình dị nhưngthanh cao, đáng quý Sự vất vả của người mẹ đã được đền đáp bằng sự đầm ấm của

gia đình “Thật là sung sướng, nếu chúng mang về được một lượm, trong những ngày may mắn Vội vàng, bác Lê đẩy con ra vơ lấy bó lúa, đem để xuống dưới chân vò nát, vét vội thóc, giã lấy gạo Rồi là một bữa cơm nóng lúc buổi tối giá rét, mẹ con ngồi xúm quanh nồi cơm bốc hơi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua

Ngày đăng: 14/12/2019, 22:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10.Nguyễn Thành Thi (2006), Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam, Nxb KHXH, 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam
Tác giả: Nguyễn Thành Thi
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2006
13.Thùy Trang(2013),Thạch Lam tác phẩm và lời bình,NXB Văn Học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam tác phẩm và lời bình
Tác giả: Thùy Trang
Nhà XB: NXB Văn Học
Năm: 2013
14.Nhiều tác giả (2001), Trình Thạch Lam về tác gia và tác phẩm , Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: hạch Lam về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2001
11.Nguyễn Ngọc Thiện, TC Văn nghệ quân đội, số 5/1999 12. Nguyễn Tuân,(1957), tiểu luận chung về chân dung văn học Khác
15.Nguồn vi.wikipedia.org/wiki/Thạch_Lam Khác
16. Nguồn www.quocgiahanhchanh.com/hanoibamsauphophuong.htm Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w