1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vị trí của Thế Lữ trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại

12 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 212,14 KB

Nội dung

Vị trí của Thế Lữ trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.

Trang 1

Kết luận

1 Thế Lữ là nhà thơ nổi tiếng, đã cùng Lưu Trọng Lư và một số người

khác mở đầu PTTM, trở nên nhà thơ tiêu biểu, xuất sắc nhất của thơ mới

buổi đầu, đánh dấu bước ngoặt thay đổi về cơ bản diện mạo thi ca nước nhà

từ thời kỳ trung đại sang thời kỳ hiện đại

2 Thế Lữ là một trong những thành viên chủ chốt, có tư tưởng và hành

động nghệ thuật tiến bộ vào bậc nhất trong TLVĐ Thế Lữ là một nghệ sĩ

duy nhất trong TLVĐ tham gia sâu vào cả ba thể loại rường cột của văn học,

nghệ thuật hiện đại khi ấy: thơ trữ tình, văn xuôi nghệ thuật và sân khấu

kịch nói Thế Lữ là một trong số ít những nhà văn đầu tiên góp phần lớn

hiện đại hoá truyện truyền kỳ, mở đầu truyện huyễn tưởng hiện đại và cũng

mở đầu truyện trinh thám ở Việt Nam

3 Cùng với Đoàn Phú Tứ, Thế Lữ là một trong hai người đầu tiên đưa

hoạt động nghệ thuật biểu diễn kịch nói nước ta trở thành chuyên nghiệp và

riêng Thế Lữ, ông là người đầu tiên và duy nhất cách tân nghệ thuật biểu

diễn kịch nói, kịch thơ, góp phần lớn đưa hoạt động sân khấu của nước nhà

trở nên hoàn chỉnh theo hướng chuyên nghiệp hoá và hiện đại hoá

4 Khi Thế Lữ mở đầu thơ mới, cũng là khi ông mở đầu một quan niệm

nghệ thuật mới Cái đẹp là hạt nhân của những quan niệm ấy Quan niệm

nghệ thuật của Thế Lữ ban đầu còn mơ hồ nhưng sớm trở thành ý thức tự

giác của chủ thể sáng tạo về nghệ thuật, bắt rễ, sàng lọc tích cực từ quan

niệm chung về văn hoá, văn học, nghệ thuật của tầng lớp trí thức tiểu tư sản

thành thị tiến bộ được đào tạo trong trường học Pháp - Việt, chịu ảnh hưởng

của phương Tây qua Pháp, nhuần thấm cách nghĩ, cách cảm của người Việt

và phương Đông trong bối cảnh và môi trường xã hội ba, bốn mươi năm

đầu thế kỷ XX được Âu hoá một cách mạnh mẽ

5 Trong khi hầu hết những nhà thơ khác trong PTTM được coi chủ yếu

là những tác giả văn chương thì Thế Lữ lại được tiếp cận cả ở khía cạnh con

người xã hội - nghệ thuật, một nhân cách văn hoá Ông đứng ở vị trí tiên

phong trong tiến trình văn học, nghệ thuật hiện đại Việt Nam, giữ vai trò

gây dựng, tổ chức nền văn nghệ mới, dìu dắt, đào tạo bạn đồng nghiệp Thế

Lữ có nhiều ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đến văn nghệ sĩ thuộc thế hệ ông

và sau ông

Là một nghệ sĩ đa tài, với bản lĩnh sáng tạo vững vàng, Thế Lữ sớm có

tinh thần dân tộc và khát vọng xây dựng nền văn học, nghệ thuật nước nhà

theo hướng hiện đại hoá Cách mạng đã giúp ông xác định đúng đắn hơn,

sâu sắc hơn vai trò, trách nhiệm lớn lao và vinh quang của người nghệ sĩ

kiểu mới chân chính Thế Lữ xứng đáng với Giải thưởng Hồ Chí Minh về

văn học, nghệ thuật Bằng sáng tác văn chương nổi bật và bằng những hoạt

động văn hoá, văn học, nghệ thuật xuất sắc khác, đặc biệt là nghệ thuật biểu

diễn kịch nói, Thế Lữ có vị trí quan trọng trong tiến trình văn học, nghệ

thuật hiện đại Việt Nam

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tμi

Theo hướng tổng kết mộ thế kỷ văn học, đã có một số công trình nghiên cứu về thơ mới, về văn chương Tự lực văn đoàn (TLVĐ) và từng tác giả Riêng Thế Lữ, nhà thơ mở đầu phong trào Thơ mới (PTTM), nhà thơ tiêu biểu, xuất sắc nhất của thơ mới buổi đầu, là thành viên chủ chốt của TLVĐ, một nghệ sĩ đa tài, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, có vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình hiện đại hoá văn học, nghệ thuật Việt Nam, Nghệ sĩ Nhân dân, Giải thưởng Hồ Chí Minh, lại chưa có một công trình nghiên cứu công phu, toàn diện, sâu sắc

Luận án này đi sâu nghiên cứu tác giả trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam dọc thế kỷ XX, cụ thể là Thế Lữ

2 Lịch sử vấn đề 2.1 Nhận xét chung

- Cuộc đời và nghiệp văn của Thế Lữ ít phức tạp

- Ngay từ khi mới sáng tác, Thế Lữ đã nổi tiếng, cho nên cũng có ngay một số bài phê bình tác phẩm của ông theo hướng ngợi ca, khẳng định

- Trong khi hầu hết những nhà thơ khác trong PTTM được coi chủ yếu là những tác giả văn chương thì Thế Lữ lại được tiếp cận cả ở khía cạnh con người xã hội, một nhân cách văn hoá

- Lịch sử đánh giá thơ văn Thế Lữ không nằm ngoài lịch sử đánh giá văn học lãng mạn Việt Nam, cụ thể là Tự lực văn đoàn nói riêng và phong trào Thơ mới nói chung, với "những bước thăng trầm" (Lê Đình Kỵ)

2.2 Về thơ

2.2.1 ở miền Bắc trước năm 1945

Từ buổi đầu của PTTM, ngay sau khi những bài thơ nổi tiếng của Thế Lữ

ra đời, khẳng định dứt khoát thế thắng hoàn toàn của thơ mới, nhiều tác giả trong và ngoài TLVĐ đã đăng bài nhiệt liệt ủng hộ, cổ vũ, ngợi ca Thế Lữ

Năm 1942, Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại và Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu đã viết về thơ Thế Lữ đạt đến một trình độ khái quát, sâu

sắc cần thiết

2.2.2 ở miền Bắc từ sau năm 1945 đến trước thời kỳ đổi mới

Mấy năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, thơ mới và văn chương TLVĐ,

bị phê phán nặng nề

Từ khi hoà bình lập lại, thái độ đối với thơ mới dần dần được thay đổi theo hướng tích cực Năm 1957, các tác giả Đỗ Đức Hiểu, Vũ Đình Liên, Lê

Trí Viễn trong Lược khảo văn học Việt Nam, nhận định : “Thế Lữ đã góp

Trang 2

một phần lớn vào công cuộc phục hưng nền thơ Việt Nam” Năm 1961,

Bạch Năng Thi trong Văn học Việt Nam cho rằng thời ấy, Thế Lữ “cảm thụ

cái đẹp với một tâm hồn mới, ông lại diễn tả cái đẹp bằng một nghệ thuật

mới” Năm 1970, trong cuốn Bước đầu viết văn của mình, Nguyên Hồng

dành hẳn một bài dài, đề cao Thế Lữ đến tuyệt đỉnh Năm 1973, trong cuốn

Lịch sử văn học Việt Nam (1930-1945), Nguyễn Hoành Khung khẳng định

rằng Thế Lữ là người tiêu biểu nhất của cái “tôi” thơ mới buổi đầu, thơ ông mới

mẻ, tài hoa

2.2.3 ở miền Nam trước năm 1975

Từ năm 1965 trở đi, một số nhà nghiên cứu, giảng dạy văn học như

Phạm Thế Ngũ, Thanh Lãng, Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng,

Uyên Thao, Thế Phong, Trần Tuấn Kiệt, Phan Canh, v.v đã viết về Thế Lữ

với sự ngưỡng mộ, đề cao

Đến năm 1974, trên tạp chí Văn học (Sài Gòn) số tháng 10, có nhiều bài

của các tác giả P Vĩnh Lộc, Khái Hưng, Lê Huy Oanh nói về thân thế, sự

nghiệp và văn chương Thế Lữ Uyên Thao công bố một tiểu luận dài: Đợt

sóng mới của làng thơ Việt Nam : Thế Lữ Cùng năm, trong cuốn Lược sử

văn nghệ Việt Nam, Thế Phong nhận xét: “Thế Lữ là nhà thơ mở đầu cho

loại thơ mới thành công ở nước ta, vì chính ông mới là người gây được một

thái độ thơ mới”

2.2.4 Từ thời kỳ trước và sau đổi mới

Năm 1982, cuốn Phong trào thơ mới của Phan Cự Đệ được tái bản lần

thứ nhất, trong đó những trang, dòng liên hệ đến thơ văn Thế Lữ được viết

công bằng hơn Nhà xuất bản Văn học cho ra liên tiếp các tập tuyển thơ văn

của các nhà thơ mới Tuyển tập Thế Lữ (một tập) do Lê Đình Kỵ, được

công bố lần đầu vào năm 1983 Ngoài Lời giới thiệu của Lê Đình Kỵ, còn

có tiểu luận Thơ Thế Lữ của Xuân Diệu Cùng năm và những năm 1984,

1987 liên tiếp có nhiều bài về Thế Lữ Trong Từ điển văn học, tập 1,

Nguyễn Hoành Khung khẳng định Mấy vần thơ là tập thơ tiêu biểu nhất của

thơ mới buổi đầu Trong Từ điển văn học, tập 2, Trần Hữu Tá nêu rõ : “Thế

Lữ đã góp phần đáng kể vào việc hiện đại hoá thơ ca Việt Nam, khẳng định

giá trị biểu hiện sinh động của thơ mới” Trong Từ điển văn học bộ mới

(Nhà xuất bản Thế giới, 2004), hai mục từ nói trên được in lại, có sửa chữa

và bổ sung theo hướng khẳng định nhiều hơn những ưu điểm của văn nghiệp

Thế Lữ

Tháng 2-1989, Hà Minh Đức khi viết Khải luận “Phong trào Thơ mới

Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945”, đã nhận xét : “Thế Lữ, người mở đầu cho

PTTM, ông hoàng của chủ nghĩa lãng mạn, đã kết hợp được trong thơ tình

cảm chân thực và mở rộng với chất lãng mạn, thanh cao"

Thế Lữ sắm khoảng hai mươi sáu vai kịch, hầu hết là vai chính trong chính những vở diễn do ông đạo diễn hoặc tham gia viết kịch bản

4.4.5 Thế Lữ với kịch hát và kịch thơ

4.4.5.1 Nhà chỉ đạo kịch đoàn, đạo diễn kiêm biên kịch, diễn viên Thế Lữ tận tâm tận sức với kịch nói kiểu châu Âu được du nhập sang nước ta từ nước Pháp, lại chính là người hơn ai hết chú ý đặc biệt đến công việc bảo tồn, nuôi dưỡng kịch hát dân tộc ở mức độ có thể và triệt để sử dụng những ưu điểm của kịch hát truyền thống vào sáng tạo kịch nói hiện đại

Trong hai cuộc hội nghị tranh luận, một về kịch (1949), một về sân khấu (1950) ở Việt Bắc, Thế Lữ cổ vũ tuồng, chèo một cách mạnh mẽ

4.4.5.2 Kịch thơ là kịch nói thiên về trữ tình, lời thoại của vai diễn chủ yếu bằng lời thơ, diễn viên ngâm hoặc đọc diễn cảm theo nhạc điệu của thơ, phù hợp với cấu trúc vở diễn và hành động nghệ thuật, xung đột kịch Kịch thơ không nảy sinh từ kịch hát dân tộc Kịch thơ là một loại hình sân khấu riêng, là biến thái của kịch nói Kịch thơ Việt Nam cũng không thuộc PTTM Như kịch nói, kịch thơ hiện đại xuất hiện vào thế kỷ XVIII ở một số nước châu Âu ở Việt Nam, kịch thơ cũng xuất hiện sau kịch nói

4.4.5.3 Thế Lữ có rất ít tác phẩm kịch thơ nhưng lại là người rất say mê,

có nhiều tâm huyết đối với kịch thơ, có ý thức học hỏi, nghiên cứu, cách tân kịch thơ

Thế Lữ sáng tác hai vở kịch thơ, đồng thời ông cũng làm đạo diễn và

sắm vai chính Vở Tục lụy công diễn vào ngày đầu thành lập Ban kịch Thế Lữ (1942) Khi mới chuyển sang Ban kịch Anh Vũ (1943), Thế Lữ soạn và dàn dựng ngay vở Dương Quí Phi

Thế Lữ cố gắng tìm tòi cái mới trong kịch thơ Thế Lữ chủ trương diễn viên chỉ cần nói và đọc diễn cảm, có nhạc điệu, mà không ngâm một cách

đều đều, đơn điệu, ít thay đổi, để miễn sao vở diễn vẫn là kịch thơ, không phải kịch nói

4.4.6 Thế Lữ, bậc thầy của giới biểu diễn kịch nói Việt Nam

Cùng với Đoàn Phú Tứ, Thế Lữ là một trong hai người đầu tiên đưa hoạt

động nghệ thuật biểu diễn kịch nói nước ta trở thành chuyên nghiệp và riêng Thế Lữ, từ đầu những năm 30 cho đến cuối những năm 70 của thế kỷ XX, suốt hơn bốn mươi năm bền bỉ, tận tâm tận sức trên các cương vị đạo diễn, diễn viên, biên kịch và quản lý kịch đoàn, quản lý ngành kịch, ông là người duy nhất đầu tiên cách tân nghệ thuật biểu diễn kịch nói, kịch thơ về nhiều phương diện, góp phần lớn đưa hoạt động sân khấu kịch nói của nước ta trở nên hoàn chỉnh theo hướng chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá Thế Lữ là người anh cả của sân khấu hiện đại, bậc thầy của giới biểu diễn kịch nói Việt Nam

Trang 3

Năm 1936, Đoàn Phú Tứ và Thế Lữ cùng nhiều nghệ sĩ tài danh khác

thành lập Ban kịch Tinh hoa Ban kịch có một dàn diễn viên tài giỏi Ban

kịch Tinh hoa ra mắt vào tối 13-3-1937 tại Nhà hát thành phố Hà Nội với

hai vở diễn do Đoàn Phú Tứ viết kịch bản, Thế Lữ đạo diễn Năm 1942, khi

kịch bản kịch nói đã nhiều, Thế Lữ thành lập ban kịch mang tên ông Tuy

năm 1942 mới chính thức ra mắt, Ban kịch Thế Lữ đã có dấu hiệu hình

thành từ Nhóm những người yêu kịch Đến năm 1943, do nhiều khó khăn,

kiến trúc sư Vũ Đức Diên do có tâm huyết với kịch nói nước nhà, lại có điều

kiện về tài chính, đã giúp đỡ và mời Thế Lữ và ban kịch của ông thành lập

ban kịch mới mang tên Anh Vũ Thế Lữ vẫn là linh hồn, là người chỉ đạo

nghệ thuật ban kịch này

Sau năm 1945, Thế Lữ tiếp tục cùng người bạn đời là nghệ sĩ Song Kim

và các bạn đồng nghiệp, lên chiến khu Việt Bắc hoạt động sân khấu phục vụ

cách mạng

4.4.3 Thế Lữ, người rất tâm huyết đối với nghệ thuật kịch nói

Thế Lữ đánh giá cao vai trò, tác dụng của sân khấu Thế Lữ mong ước

đóng góp trí tuệ, sức lực của mình vào công cuộc xây dựng nền sân khấu

hiện đại của nước nhà, làm cho nghệ thuật biểu diễn kịch nói trở thành một

nghề cao quí, có tính chuyên nghiệp, có tác dụng tích cực đối với xã hội mới

Thế Lữ cho rằng đã là một đất nước thì phải có sân khấu, phải có kịch

nói và không thể gọi diễn viên là xướng ca vô loài

Thế Lữ khuyến khích học rộng và sâu, đồng thời ông cũng khuyên mọi

người "phải chủ động trong việc tiếp thu" Sau khi nêu ba vấn đề cấp thiết

nhất cần dồn vào đó trí tuệ, công sức, là kịch bản, kỹ thuật và khán giả, Thế

Lữ đề nghị phải nhanh chóng thiết lập kịch viện Việt Nam

4.4.4 Thế Lữ trong vai trò người tổ chức, chỉ đạo kịch đoàn, đạo diễn,

diễn viên, biên kịch

Thế Lữ đã dàn dựng và cùng bạn nghề dàn dựng khoảng năm mươi vở

diễn Cùng với Đoàn Phú Tứ, Thế Lữ đã đưa vào nền sân khấu kịch nói dân

tộc một không khí mới, một chất lượng nghệ thuật mới Đối với Thế Lữ, dù

ở trường hợp nào, ông cũng tận tâm tận sức nhằm làm cho mọi biểu hiện bề

ngoài hoặc hoạt động nghệ thuật trên sàn diễn được chỉnh tề, chững chạc,

đến mức hoàn mỹ nhất

Thế Lữ quan tâm đặc biệt đến diễn xuất Ông rất có công trong việc dìu

dắt, đào tạo diễn viên, đạo diễn Nhờ ông mà nhiều diễn viên, đạo diễn kịch

nói đã trở nên những nghệ sĩ nổi tiếng

Thế Lữ cũng quan tâm đặc biệt đến đối tượng phục vụ, đó là khán giả

Một mặt, Thế Lữ muốn nâng cao trình độ của biên kịch, đạo diễn, diễn viên,

mặt khác, ông cũng muốn công chúng người xem phải theo kịp bước phát

triển của sân khấu kịch nói hiện đại

Một cái mốc đáng nhớ là cuộc Hội thảo về văn chương TLVĐ do Khoa Ngữ

văn trường Đại học Tổng hợp và Nhà xuất bản (Nxb) Đại học và Trung học chuyên nghiệp phối hợp tổ chức vào ngày 25-5-1989 Báo Giáo dục và Thời

đại đăng bài tường thuật cuộc hội thảo và các bài tham luận, trong đó có

tham luận của Lê Đình Kỵ về thơ Thế Lữ Vào dịp kỷ niệm 60 năm PTTM, hai năm 1992, 1993 có những mốc đáng ghi nhớ, liên quan đến Thế Lữ

Nguyễn Trác trong Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945, dành hẳn một chương viết về Thế Lữ và tập Mấy vần thơ Năm 1992, bộ sách tái bản 12 cuốn thơ mới, có nhan đề chung Phong trào Thơ mới - những tập thơ tiêu biểu do Hội Nhà văn và Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố

Hồ Chí Minh liên danh xuất bản, ra mắt bạn đọc, trong đó có tập thơ Mấy vần thơ Cùng năm, cuộc họp mặt các nhà thơ mới tại Hà Nội được tổ chức

Đỗ Lai Thúy có tiểu luận Người bộ hành phiêu l∙ng

Năm 1993, cuốn Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, do Huy

Cận và Hà Minh Đức chủ biên, ra mắt bạn đọc Cuốn sách có bài của Hà Minh Đức nói về cuộc bình chọn những bài thơ mới tiêu biểu Thế Lữ được

chọn hai bài là Nhớ rừng và Cây đàn muôn điệu

Mấy năm cuối thế kỷ trước có những bài viết về Thế Lữ đáng chú ý

Năm 1997, có bài Thế Lữ, nghệ sĩ hai lần tiên phong của Phan Trọng

Thưởng, các bài của Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Xuân Sanh, v.v

Năm 1998, Lê Đình Kỵ có tiểu luận Thế Lữ in trong cuốn Thơ mới những bước thăng trầm của ông Năm 2000, Nxb Khoa học xã hội công bố

tập 25 do Hà Minh Đức sưu tầm, biên soạn trong hệ thống trọn bộ 42 tập

của Tổng tập văn học Việt Nam Bài Khải luận "Phong trào thơ mới Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945" của Hà Minh Đức được in lại (có sửa chữa và bổ

sung) Cuốn sách tuyển in sáng tác thơ của nhiều nhà thơ mới, trong đó, tập

Mấy vần thơ, tập mới của Thế Lữ được in lại toàn bộ

Năm 2002, có tiểu luận Thế Lữ, người mở đầu một trào lưu thơ ca của

Hà Minh Đức và tiểu luận Người thơ đến với sân khấu của Hoài Anh 2.2.5 Bình những bài thơ hay

Thế Lữ có hàng chục bài thơ hay, trong đó có những bài được tuyển vào

Thi nhân Việt Nam Riêng các bài Nhớ rừng, Cây đàn muôn điệu, Tiếng sáo Thiên Thai, Tiếng trúc tuyệt vời, v.v có nhiều bài bình hưởng ứng Đặc

biệt, bài Nhớ rừng trở thành danh tác, có giá trị cổ điển, được nhắc đi nhắc lại khi nói đến thơ mới nói chung và thơ Thế Lữ nói riêng,

2.2.6 Học tập và nghiên cứu khoa học về Thế Lữ trong trường học

Trong nhiều năm, thơ văn lãng mạn được giảng dạy và học tập một cách

đơn giản và dè dặt Học sinh ở cấp trung học phổ thông biết đến ba bài thơ :

Nhớ rừng, Tiếng sáo Thiên Thai, Cây đàn muôn điệu, riêng hai bài sau

Trang 4

thuộc phần đọc thêm Văn của Thế Lữ không được nhắc đến Thế Lữ cũng

không được biết đến ở phương diện là một nhà báo, nhà phê bình văn học,

nhà dịch thuật, một nghệ sĩ đa tài, từng là đạo diễn sân khấu, biên kịch, diễn

viên

Chưa có luận án tiến sĩ về Thế Lữ mà chỉ có một số luận văn thạc sĩ

2.3 Về văn xuôi nghệ thuật

Thế Lữ viết và công bố truyện rất sớm Người đầu tiên nghiên cứu văn

xuôi nghệ thuật của Thế Lữ đạt mức độ công phu nhất định là Vũ Ngọc

Phan (Nhà văn hiện đại, 1942).

Hơn hai mươi năm sau, tại Sài Gòn, Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam

văn học sử giản ước tân biên (tập 3) đã dành 11 trang nói về những truyện

kinh dị, lãng mạn và trinh thám của Thế Lữ

Bước sang thời kỳ đổi mới, các nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, Phan Cự

Đệ, Lê Đình Kỵ, Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Hoành Khung, Trần Hữu Tá,

v.v đã đề cập sáng tác văn xuôi của Thế Lữ Các ý kiến đều đánh giá cao

truyện rùng rợn và truyện trinh thám của Thế Lữ

2.4 Về hoạt động sân khấu

Từ những năm bảy mươi đến nay mới có nhiều bài báo, chương sách

(hầu hết ở miền Bắc) viết về sự nghiệp sân khấu của Thế Lữ Đáng chú ý là

những bài báo hoặc chương sách của các tác giả Phan Kế Hoành và Trần

Việt Ngữ, Phan Kế Hoành và Huỳnh Lý, Lưu Quang Vũ, Phan Trọng

Thưởng, Nguyễn Thị Minh Thái, Hoài Anh, Tất Thắng, Song Kim, Nguyễn

Đình Nghi, Phạm Văn Đôn, Cao Nhị, Trần Vượng, Tào Mạt, Hoàng

Chương, v.v Hầu hết các ý kiến đều đề cao vai trò đạo diễn của Thế Lữ

3 Phạm vi nghiên cứu

Luận án tiếp cận tác phẩm văn chương của Thế Lữ công bố từ khoảng

năm 1932 đến khoảng năm 1954 Đó là 48 bài thơ in trong hai tập Mấy vần

thơ (Nhà xuất bản Đời nay, 1935), Mấy vần thơ, tập mới (Nhà xuất bản Đời

nay, 1941) và một số ít bài khác, cùng một số tác phẩm văn xuôi nghệ thuật,

một số ít kịch bản sân khấu

Luận án cũng nghiên cứu về các hoạt động văn hoá, văn học, nghệ thuật

khác - đặc biệt là sân khấu - của Thế Lữ ở mức độ cần thiết

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án vận dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu: phương pháp

lịch sử, phương pháp phân tích thẩm mỹ truyền thống và phương pháp thống

kê, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phối hợp với Thi pháp học

5 Đóng góp mới của luận án

Lần đầu tiên, vị trí của Thế Lữ trong tiến trình văn học hiện đại Việt

Nam được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, có hệ thống Lần đầu tiên, sáng

Trớ trêu thay, Thế Lữ lại chính là người ngăn chặn thế hệ sau can đảm đi tìm những chân trời mới lạ, khi hoàn cảnh xã hội đã chuyển biến rất cơ bản sau năm 1945 Sự việc là, đến năm 1949, xảy ra cuộc tranh luận về thơ Nguyễn Đình Thi ở Việt Bắc Thế Lữ bộc lộ quan niệm nghệ thuật bảo thủ, trì trệ Ông đưa ra nhiều lời phán xét nghiệt ngã nhất về thơ Nguyễn Đình Thi

4.3 Hoạt động dịch thuật

4.3.1 Buổi đầu dịch thuật Việt Nam

Sự có mặt của người Pháp cùng với chữ Quốc nhữ vào cuối thế kỷ XIX

đã khiến hoạt động dịch thuật văn học ở nước ta có một bước chuyển biến mới, để rồi đến đầu thế kỷ XX, nền dịch thuật văn học Việt Nam được chính thức khai sinh Hoạt động dịch thuật thật sự sôi nổi từ năm 1932 trở đi

4.3.2 Hoạt động dịch thuật của Thế Lữ

Chỉ sau năm 1945 - tập trung từ năm 1951 đến trước khi mất (1989) - Thế Lữ mới lưu tâm nhiều đến dịch thuật Ông tập trung vào việc dịch kịch bản kịch nói, kịch thơ và những tài liệu giúp nâng cao trình độ nghề nghiệp

ở phần việc này, Thế Lữ có nhiều đóng góp đáng được giới sân khấu ghi nhận và biết ơn Thế Lữ đã được trao giải B Giải thưởng Văn nghệ 1951 -

1952 cho toàn bộ bản dịch kịch

Thế Lữ dịch khoảng mười lăm kịch bản kịch nói, cụ thể là kịch bản của các tác giả Pháp, Trung Quốc, Nga - Xô viết, Anh, Đức Thế Lữ quan tâm nhiều đến việc dịch kịch thơ

4.4 Hoạt động sân khấu

4.4.1 Buổi đầu sân khấu kịch nói Việt Nam

Khác thơ và văn xuôi nghệ thuật, kịch nói Việt Nam xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, không hề có một nguồn mạch truyền thống nào mà là một loại hình nghệ thuật hoàn toàn mới Kịch nói ra đời do, một là kết quả của cuộc tiếp biến văn hoá giữa các nước châu á, các nước phương Đông với các nước châu Âu và cả các nước phương Tây nói chung và giữa Việt với Pháp nói riêng, mà phía Việt Nam là phía bị động, bị áp đặt, trải qua các quá trình phản ứng, chống đối, cộng sinh và hoà nhập; hai là do qui luật tất yếu của

xu hướng tiếp cận đời sống của văn học, nghệ thuật theo hướng hiện thực chủ nghĩa; ba là do thị hiếu đổi mới của tầng lớp thị dân và trí thức tiểu tư sản, nảy sinh trong hoàn cảnh xã hội đô thị

Kịch Pháp du nhập sang Việt Nam ban đầu là kịch bản đăng nhiều trên

Đông Dương tạp chí và một vài tờ báo, tạp chí khác Lịch sử sân khấu kịch

nói Việt Nam từng ghi nhận tác giả Vũ Đình Long, với vở kịch Chén thuốc

độc công diễn vào tối 22 - 10 - 1921, là người mở đầu kịch nói Việt Nam 4.4.2 Quá trình hoạt động sân khấu của Thế Lữ

Từ năm 1923, khi còn là cậu thiếu niên đang học ở Hải Phòng, Thế Lữ

đã biết đến kịch nói và say mê bộ môn nghệ thuật này Thế Lữ nể phục kịch nước Pháp, lấy sân khấu nước này làm mẫu để theo

Trang 5

đã đi cùng, tạo điều kiện và góp phần mở đường cho sáng tác văn chương,

thì nghị luận, phê bình văn học lại hình thành muộn

Quan niệm mới cùng với các cuộc tranh luận văn học kéo dài hầu như

suốt cả 13 năm, hơn hai mươi tờ báo đã đăng bài Những cuộc tranh luận ấy

cùng những quan niệm mới về văn nghệ đã thúc đẩy hoạt động phê bình

4.2.2 Hoạt động phê bình văn học của Thế Lữ

Đối với Thế Lữ, quan niệm về cái đẹp của cuộc sống khách quan bao

gồm cả quan niệm về cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật Đây là quan niệm

nghệ thuật của Thế Lữ ở cấp độ thực tiễn Thế Lữ chủ trương văn học, nghệ

thuật cần có phẩm chất tư tưởng, phẩm chất nghệ thuật theo hướng hiện đại

hoá và phẩm chất bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu văn hoá, văn học

phương Tây

4.2.2.1 Ngoài những ý kiến phê bình không được sắp xếp hệ thống thành

bài, Thế Lữ còn viết một số bài phê bình như những tác phẩm riêng biệt

Những bài phê bình ấy có tầm khái quát cao, nêu bật được đặc trưng của đối

tượng khảo sát, có cách cảm thụ tinh tế, lời văn cô đúc, mềm mại, giàu sức

biểu cảm, đọc nghe du dương, ngân vang như văn sáng tác

4.2.2.2 Quan niệm của Thế Lữ về văn học, nghệ thuật nói chung và về

tác phẩm nói riêng được thể hiện ở nhiều chỗ trong các bài, tin báo nghiêng

về phía chỉ ra những hạn chế của tác phẩm Thế Lữ không chấp nhận thói a

dua, theo đuôi, lai căng, sáo ngôn, sính chữ, kệch cỡm, giả dối, cẩu thả, dễ

dãi, lười biếng, đểnh đoảng

Trước hết, Thế Lữ coi trọng phẩm chất tư tưởng của tác phẩm ngay từ khi

ông còn là một nhà văn tiểu tư sản chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật

Thế Lữ cũng coi trọng phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm Nhà phê bình

vốn là một nhà thơ mở đầu PTTM này rất dị ứng với việc tác giả trình bày

luân lý đạo đức lộ liễu, vụng về, dài dòng mà xem nhẹ hoặc non kém về mặt

sáng tạo nghệ thuật

Đối với Thế Lữ, phẩm chất nghệ thuật theo hướng hiện đại hoá được cụ

thể hoá ở các yếu tố như: xúc cảm thẩm mỹ, cái mới, cái thật

Là một nhà thơ, Thế Lữ đặc biệt chú ý đến xúc cảm của người nghệ sĩ và

xúc cảm do tác phẩm tạo ra cho người đọc, người xem

Thế Lữ quan tâm đặc biệt đến cái mới Ngay từ những ngày đầu bước

vào làng văn, Thế Lữ đã ý thức sâu sắc rằng làm nghệ thuật là phải tìm được

cái mới, phải dứt khoát làm ra cái mới, chính vì thế mà ông trở thành người

mở đầu một trào lưu thơ ca

4.2.2.3 Thuộc những nhà thơ mới chịu ảnh hưởng phương Tây sớm nhất,

Thế Lữ lại là nhà thơ rất Việt Nam, rất dân tộc Ưu điểm ấy được thể hiện

rất rõ trong sáng tác, do ông có quan niệm đề cao phẩm chất bản sắc dân tộc

của văn học

tác thơ và truyện của Thế Lữ được tiếp cận và khảo sát sâu ở từng thể loại,

đồng thời khảo sát mối tương quan chuyển hoá giữa hai thể loại Lần đầu tiên, những đóng góp mang ý nghĩa mở đầu của Thế Lữ vào tiến trình hiện

đại hoá sân khấu nói chung và nghệ thuật biểu diễn kịch nói nói riêng được nhìn từ góc độ văn học

6- Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận cùng với phần thư mục đặt ở cuối,

trong phần nội dung, luận án được triển khai thành bốn chương: Chương một: Quá trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật; Chương hai: Thơ Thế Lữ; Chương ba: Văn xuôi nghệ thuật của Thế Lữ; Chương bốn: Thế Lữ với

những hoạt động văn hoá, văn học, nghệ thuật khác

Chương một: Quá trình sáng tác vμ quan niệm

nghệ thuật của thế lữ

1.1 Những tiền đề xã hội - văn hoá

1.1.1 Bối cảnh văn hoá Việt Nam đầu thế kỷ XX

Từ cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp đặt chân đến Việt Nam và toàn cõi Đông Dương, khiến đô thị tư sản hoá xuất hiện cùng ý thức hệ tư sản kiểu phương Tây được hình thành, thì đất nước Việt Nam bắt đầu chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc về nhiều phương diện

Nếu xem chữ viết là thành tố hàng đầu của văn hoá và văn học viết là bộ phận tiêu biểu nhất của văn hoá, thì có thể khẳng định rằng việc loại bỏ chữ Hán, để thay vào đó là việc sử dụng chữ Quốc ngữ, là một trong những sự kiện to lớn, một bước đột phá ngoạn mục của lịch sử, làm biến đổi nền văn hoá, văn học, nghệ thuật Việt Nam theo hướng hiện đại hoá

1.1.2 Những trí thức, tác gia tiêu biểu nửa đầu thế kỷ XX và sự xuất hiện của Thế Lữ

1.1.2.1 Từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX, lần lượt xuất hiện ba thế hệ trí thức Việt Nam là những tác giả thơ, văn, sưu tầm, khảo cứu, nghị luận, phê bình, dịch thuật, trong đó có nhiều người giao lưu với văn hoá phương Tây

1.1.2.2 Thế Lữ cũng thuộc một kiểu trí thức nghệ sĩ mới tiểu tư sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến trong số những văn nghệ sĩ, những nhà hoạt động khoa học xã hội - nhân văn nói trên Ông xuất hiện từ năm 1932

và trưởng thành trong 13 năm (1932 - 1945) rực rỡ nhất trong tiến trình hiện

đại hoá văn học nước nhà

Trang 6

1.2 Thế Lữ, từ cuộc đời đến văn nghiệp

1.2.1 Tóm tắt tiểu sử Thế Lữ

Thế Lữ sinh ngày 6 tháng 10 năm 1907 tại ấp Thái Hà, Hà Nội trong một

gia đình viên chức nhỏ Thuở nhỏ ở Lạng Sơn, sau đó về Hải Phòng học sơ

học và thành chung Năm 1929, học xong năm thứ ba bậc thành chung thì

về Hà Nội thi đỗ dự thính vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học

được một năm thì bỏ

Khi còn ở tuổi mười tám đôi mươi, sống ở Hải Phòng, Thế Lữ đã viết

truyện, làm thơ Ông sắm vai kịch nói từ năm 1928 Năm 1932, Thế Lữ

được mời làm báo Phong hóa, sau đó gia nhập TLVĐ, là người góp phần

sáng lập văn phái này Ông là nhà báo, người biên tập nòng cốt, mẫn cán

của hai tờ báo Phong hóa và Ngày nay

Khi gia nhập TLVĐ, Thế Lữ càng quan tâm đến nghệ thuật biểu diễn

kịch nói nhiều hơn Từ năm 1937, ông chuyển hướng mạnh sang hoạt động

biểu diễn kịch nói, mặc dù vẫn ở trong TLVĐ, đều đặn làm biên tập, viết

báo, sáng tác và công bố tác phẩm văn chương

Cuối năm 1938, ông kết hôn với người vợ sau là diễn viên Song Kim

Thế Lữ sớm có tư tưởng tiến bộ Năm 1928, ông tham gia Thanh niên

cách mạng đồng chí hội ở Hải Phòng Trước Cách mạng tháng Tám, Thế Lữ

chỉ đạo đoàn nghệ thuật đi biểu diễn nhiều nơi dọc đất nước Sau đó, ông có

mặt ở chiến khu Việt Bắc, tiếp tục tổ chức kịch đoàn, biểu diễn phục vụ

kháng chiến

Năm 1957, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam được thành lập, Thế Lữ được

bầu làm Chủ tịch, ông giữ cương vị này liên tục đến năm 1977 Cũng từ năm

1957, Thế Lữ là hội viên thế hệ sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam

Năm 1977, Thế Lữ nghỉ hưu

Năm 1979, sau nhiều năm xa cách gia đình đầu tiên, Thế Lữ vào thành

phố Hồ Chí Minh sống với người vợ đầu và các con

Ngày 3 tháng 6 năm 1989, Thế Lữ qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2001, Thế Lữ được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh

1.2.2 Thế Lữ, thành viên chủ chốt của TLVĐ

Thế Lữ được TLVĐ rất đề cao Chính Nhất Linh là người đầu tiên có bài

viết về thơ văn Thế Lữ với thái độ rất trân trọng, ngưỡng mộ Thế Lữ đã góp

phần lớn gây thanh thế cho TLVĐ ngay từ những tháng ngày đầu tiên ra

mắt Và sau này, Thế Lữ đã góp phần làm cho TLVĐ vững chãi từ những

hoạt động cải cách đầu tiên, tạo nên PTTM và văn xuôi lãng mạn

Chương bốn: Thế lữ với những hoạt động văn hoá,

văn học, nghệ thuật khác

4.1 Hoạt động báo chí

4.1.1 Buổi đầu báo chí Việt Nam

Mãi đến cuối thế kỷ XIX, báo chí Việt Nam mới chính thức ra đời ở Nam Kỳ cùng với sự có mặt vào buổi đầu của thực dân Pháp, và đến đầu thế

kỷ XX thì phát triển rầm rộ

Quá trình khai sinh, phát triển và trưởng thành của báo chí Việt Nam trước năm 1945 có thể phân làm hai giai đoạn lớn Từ năm 1865 đến năm

1930 là bước khởi đầu Từ năm 1930 đến năm 1945, báo chí tiếp tục phát triển, trưởng thành, ổn định, mang tính chuyên nghiệp cao, theo hướng hiện

đại hoá, trở thành một nghề, một nghiệp đối với một bộ phận trí thức tiểu tư sản theo tân học, góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hoá văn học, nghệ thuật dân tộc

4.1.2 Hoạt động báo chí của Thế Lữ

4.1.2.1 Là một trong số ít ỏi tám thành viên của hai tờ báo Phong hoá và Ngày nay tự nhận lấy vai trò lớn trong công cuộc cải cách văn hoá - xã hội

và nhất là cải cách văn chương, Thế Lữ đã đảm trách nhiều phần việc quan trọng, từ tổ chức đội ngũ bạn viết đến việc biên tập và viết bài mang tính thời sự để in trên những trang mục thường xuyên Bút danh Thế Lữ và bút danh thứ hai dùng khi viết báo là Lê Ta gắn liền với tên tuổi hai tờ báo của TLVĐ Thế Lữ là một biên tập viên cần mẫn, thẳng thắn, trung thực, có trách nhiệm cao và nhiều tình thân ái đối với bạn đọc, bạn viết báo, bạn văn chương Ông trân trọng thơ của các nhà thơ vượt qua ông

4.1.2.2 Những năm ba mươi đầu thế kỷ XX, Phong hoá và Ngày nay

được nhìn nhận như là những tờ báo trào phúng đầu tiên của báo chí Việt Nam

Yếu tố hài hước trong những bài báo của Thế Lữ thường thường mang hai mục đích, một là phê phán, hai là vui vẻ, giải trí, phù hợp với chủ trương của TLVĐ Nếu yếu tố hài hước chỉ xuất hiện thoáng qua trong văn chương của Thế Lữ thì nó lại có mặt thường xuyên trong nhiều bài báo của ông 4.1.2.3 Sau năm 1945, trong kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc, Thế Lữ tiếp tục tham gia hoạt động báo chí trong một thời gian ngắn

Năm 1948, Thế Lữ làm việc ở tạp chí Văn nghệ, tiền thân của báo Văn nghệ

thuộc Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay Ông giữ cương vị Uỷ viên ban Biên tập

4.2 Hoạt động phê bình

4.2.1 Buổi đầu phê bình văn học Việt Nam

ở buổi đầu của tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam, nếu sưu tầm, khảo cứu, dịch thuật về mọi lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên

Trang 7

tiết Ông chú ý nhiều đến vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật chính diện Những

nhân vật phản diện ít khi được khai thác vẻ đẹp ngoại hình

Riêng phụ nữ, hầu như bất cứ ai, ở đâu, làm việc gì, Thế Lữ cũng dành

cho họ nhiều nhan sắc

3.5.2.2 Thế giới nội tâm của nhân vật được Thế Lữ chú ý khai thác Nội

tâm nhân vật nam được Thế Lữ chú ý hơn Nhân vật nữ được bù bằng vẻ đẹp

ngoại hình

Khi miêu tả nội tâm, Thế Lữ cũng chú ý phân tích tâm lý Tâm lý được

Thế Lữ miêu tả nhiều trong truyện huyễn tưởng và truyện trinh thám, ở đó

chứa đựng dày đặc những va đập nghịch lý trong quá trình vừa thưởng

ngoạn cái kỳ bí vừa tìm đến sự thật

3.5.3 Miêu tả đối tượng qua cảm giác

Đây cũng là điểm mạnh của Thế Lữ Cảm giác ngạc nhiên, ghê sợ và

cảm giác đợi chờ một cách nóng ruột các bí mật được khám phá là những

yếu tố gây hấp dẫn chủ yếu trong truyện huyễn tưởng, truyện trinh thám nói

chung và truyện của Thế Lữ nói riêng Cảm giác của nhân vật tạo nên cảm

giác cho người đọc

3.5.4 Miêu tả cảnh trí thiên nhiên

Cũng như trong thơ, nhiều trang văn xuôi nghệ thuật của Thế Lữ được

tác giả khắc hoạ cảnh trí thiên nhiên khá hấp dẫn Hình ảnh thiên nhiên

trong văn chương của Thế Lữ là giao cảm nhịp nhàng, đằm thắm, giàu chất

trữ tình, thi vị giữa âm thanh, đường nét và màu sắc Ông như đang làm thơ,

vẽ tranh, tấu nhạc trên những trang văn

3.5.5 Sáng tạo ngôn ngữ

Những câu văn dài lê thê, mang dáng vẻ biền ngẫu, kiểu cổ hoặc trúc

trắc, ít xúc cảm, nhiều luận lý kiểu phương Tây, khó tìm thấy trong truyện

của Thế Lữ Nhược điểm mà Thế Lữ chưa khắc phục được là ông còn dùng

một số từ sáo cũ, ước lệ

Văn phong Thế Lữ vừa hướng tới ưu điểm khúc chiết của phương Tây

vừa hướng tới sự trau chuốt, mềm mại, giàu hình ảnh, thể hiện rõ tính hiện

đại của văn chương TLVĐ

1.3 Quá trình sáng tác và tác phẩm

1.3.1 Quá trình sáng tác

Sự nghiệp sáng tác văn chương của Thế Lữ diễn ra chủ yếu trong thời gian nhà thơ hoạt động trong TLVĐ Ngoài thơ, Thế Lữ còn viết và công bố nhiều tác phẩm văn xuôi nghệ thuật, đó là truyện huyễn tưởng, truyện trinh thám và truyện lãng mạn

1.3.2 Tác phẩm

Thơ và truyện của Thế Lữ hầu hết in trên báo Phong hoá và Ngày nay,

sau đó gom lại thành sách Ông có ít ra khoảng năm chục bài thơ, đã đưa

vào hai tập Mấy vần thơ và Mấy vần thơ, tập mới 48 bài

Về truyện, Thế Lữ có gần 40 tác phẩm, trong đó có 6 truyện vừa, còn lại

là truyện ngắn Những truyện ấy được gom vào khoảng mười cuốn sách Có

4 cuốn sách là những đơn vị tác phẩm đơn nhất, là truyện vừa, đó là Mai Hương và Lê Phong, Trại Bồ Tùng Linh, Gói thuốc lá, Đòn hẹn

Thế Lữ là đạo diễn của nhiều tác phẩm sân khấu kịch nói Ông có rất ít

kịch bản văn học sân khấu được viết riêng

1.4 Quan niệm nghệ thuật

1.4.1 Tác giả đầu tiên của những quan niệm nghệ thuật mới

Khi Thế Lữ mở đầu thơ mới, đồng thời góp phần quan trọng mở đầu và thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam, thì cũng là khi nhà thơ bước ra giữa không gian rộng mở, rộn ràng sắc màu, âm thanh cùng với quan niệm nghệ thuật riêng lạ lẫm của mình mà trước đó chưa nhà thơ nào đề xuất

Cơ sở ban đầu của quan niệm ấy xét về mặt triết học là hệ tư tưởng tư sản

và về mỹ học là chủ nghĩa lãng mạn thịnh hành ở phương Tây khoảng thế

kỷ XIX

Quan niệm nghệ thuật của Thế Lữ được hình thành từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân trực tiếp là yêu cầu đổi mới cảm xúc nghệ thuật trong khuôn khổ của qui luật tất yếu đổi mới từ bên trong nền văn hóa, văn học, nghệ thuật dân tộc

1.4.2 Quan niệm nghệ thuật của Thế Lữ

1.4.2.1 Hệ thống quan niệm nghệ thuật của Thế Lữ gồm hai cấp độ: cấp

độ lý thuyết và cấp độ thực tiễn

Trước tiên, với cái nhìn duy mỹ về thế giới tạo vật và thế giới con người, Thế Lữ đã tạo cho mình một quan niệm nghệ thuật hoàn toàn hướng đến cái

đẹp Cái đẹp, với ý nghĩa chung nhất, là quan niệm nghệ thuật của Thế Lữ ở cấp độ thứ nhất, cấp độ lý thuyết

Trang 8

Đối với Thế Lữ, quan niệm về cái đẹp của cuộc sống khách quan bao

gồm cả quan niệm về cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật Đây là quan niệm

nghệ thuật của Thế Lữ ở cấp độ thực tiễn

1.4.2.2 Thế Lữ có quan niệm chung nhất về cái đẹp Cái đẹp của người nghệ sĩ,

của văn chương, nghệ thuật và nghiệp văn được Thế Lữ quan tâm trước tiên Bao

trùm lên quan niệm này là cái thiêng Đối với Thế Lữ, người nghệ sĩ, văn

chương và nghề văn thuộc về cõi thiêng lộng lẫy và kỳ vĩ

Cái đẹp theo Thế Lữ quan niệm còn là cái đẹp siêu việt mang tính nữ

Thế Lữ đến với các Nàng : từ Nàng Mỹ thuật, Nàng Thơ, Nàng Ly Tao qua

các Nàng Tiên, Nương Tử ở cõi thiêng rồi quay lại mĩ nữ, giai nhân tuyệt

sắc ở đời thường tục lụy Như vậy, cái đẹp trong quan niệm của Thế Lữ

được cụ thể hóa bằng những hình ảnh đẹp trừu tượng Nàng Mỹ thuật, Nàng

Thơ, Nàng Ly Tao là những biểu tượng về cái đẹp nghệ thuật Nàng Tiên là cái

đẹp mơ ước, linh diệu Rồi cái đẹp cũng được cụ thể hóa bằng những hình

ảnh ở trần gian : người con gái đẹp

Cái đẹp tồn tại bằng những biểu tượng mang tính nữ hoặc cái đẹp của

con người vừa là nội dung quan niệm nghệ thuật của Thế Lữ lại vừa là hiện

thực, đối tượng cần chiếm lĩnh, phản ánh của chủ thể sáng tạo

Thế Lữ sớm có quan niệm nghệ thuật tiến bộ ở một mức độ nhất định từ

trước năm 1945 do ông tham gia vào nghệ thuật biểu diễn kịch nói phục vụ

công chúng người xem Sau năm 1945, quan niệm văn hoá, văn học, nghệ

thuật mới đã giúp Thế Lữ thực hiện xuất sắc bổn phận một nghệ sĩ chân chính

Chương hai: Thơ Thế Lữ

2.1 Cảm xúc thi ca về thiên nhiên

2.1.1 Thiên nhiên tươi đẹp và rộng mở

Thơ Thế Lữ giàu hình ảnh thiên nhiên Thiên nhiên trong thơ Thế Lữ là

thiên nhiên của không gian, một không gian rộng mở, rộn ràng sắc màu và

thanh âm Cái tôi cá nhân cá thể Thế Lữ luôn luôn muốn đi, muốn xuôi

ngược, muốn vượt thoát

2.1.2 Không gian cõi Tiên

Bước vào thế giới thơ Thế Lữ, chúng ta còn được cùng nhà thơ lạc vào

một thiên nhiên lý tưởng, đó là thế giới bồng lai tiên cảnh ở đây, cõi Tiên

không cao xa, tách bạch khỏi cõi Trần Cõi Tiên chính là một trong những

quê hương thi ca của Thế Lữ, một vùng quê là ảo ảnh trong đời sống trần gian

nhưng lại có thật trong cảm nhận của riêng nhà thơ

Cặp đôi Lê Phong - Mai Hương là một kiểu quan hệ tình yêu trai tài - gái sắc tiểu tư sản, thơ mộng, đậm màu sắc lãng mạn chủ nghĩa thời hiện đại, gặp gỡ phần nào mô hình tình yên tài tử - giai nhân trong văn học truyền thống Việt Nam và Trung Hoa

So với truyện trinh thám hiện đại thế giới đã chín muồi về nghệ thuật biểu hiện sau hơn nửa thế kỷ phát triển, thì truyện trinh thám của Thế Lữ và cả Phạm Cao cũng nữa, cũng còn non yếu

Tuy nhiên, nhìn bao quát, truyện trinh thám của Thế Lữ giàu âm hưởng lãng mạn và trữ tình, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận độc giả muốn được thưởng thức một hương vị riêng độc đáo, quyến rũ

3.4 Truyện lãng mạn và truyện về cuộc sống đời thường

3.4.1 Truyện l∙ng mạn

Những truyện lãng mạn được Thế Lữ viết ra nhằm thoả mãn khát vọng tự

do, vượt thoát khỏi không gian đô thị ồn ào để trở về với thiên nhiên, trở về với tình yêu nguyên sơ, trong trẻo buổi đầu mà ở thể loại thơ ông không thể giãi bày hết được

3.4.2 Truyện về cuộc sống đời thường

Với những truyện loại này, Thế Lữ có xu hướng tiến gần đến chủ nghĩa hiện thực Một số truyện có yếu tố hiện thực phê phán Đáng chú ý là các

truyện Một người hiếm có, Thoa

3.5 Một số biện pháp nghệ thuật

Là nhà thơ viết văn xuôi trong TLVĐ, lại là nhà thơ tiêu biểu, xuất sắc nhất của thơ mới buổi đầu, Thế Lữ đã đưa vào truyện yếu tố lãng mạn đằm thắm cùng với chất thơ mát tươi, ngọt ngào

3.5.1 Cốt truyện và kết cấu

Cốt truyện tác phẩm TLVĐ nói chung và của Thế Lữ nói riêng hầu hết khá linh hoạt, luôn luôn đổi thay, không tuân theo trình tự diễn biến của các

sự kiện hoặc lời kể vốn chỉ đáp ứng tâm lý tiếp nhận thông thường là cái đến trước nói trước, cái đến sau nói sau

Thế Lữ từng sử dụng cốt truyện hai bước Đó là kiểu cốt truyện lồng ghép, tiếp nối, một đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại Bước thứ nhất là bước chuẩn bị, tạo đà cho bước thứ hai là cốt truyện chính

Về kết cấu, trong truyện huyễn tưởng và truyện trinh thám, Thế Lữ xây dựng kết cấu tình tiết xen lẫn kết cấu tâm lý Còn ở truyện lãng mạn, chủ yếu là kết cấu tâm lý

3.5.2 Ngoại hình, nội tâm và tâm lý nhân vật

3.5.2.1 Nhân vật của Thế Lữ là nhân vật lãng mạn, dù là kẻ gây ra nỗi kinh hoàng hay thám tử Thế Lữ miêu tả ngoại hình nhân vật khá cụ thể, chi

Trang 9

thể nói, trong số những truyện huyễn tưởng của Thế Lữ, Trại Bồ Tùng Linh

có chất lãng mạn và chất trữ tình đậm đà nhất

Đọc Thế Lữ, không thể không liên hệ đến Lan Khai và Tchya (Đái Đức

Tuấn), hai cây bút viết truyện huyễn tưởng có đóng góp riêng, đều chịu ảnh

hưởng ở Liêu trai chí dị Lan khai nói nhiều về những con người vừa chất

phác, thơ ngây vừa tiêu biểu cho những số phận nghèo túng, cơ cực Lan

Khai ở trong nhìn ra, sống thật, nghiêng về hiện thực Còn Thế Lữ, ông ở

ngoài nhìn vào, sống với dân miền núi bằng nhớ lại, và mượn rừng đẻ viết

Từ năm 1943 trở đi, truyện huyễn tưởng của Thế Lữ đã bị loại truyện yêu

ngôn của Nguyễn Tuân vượt qua rất xa

3.3 Truyện trinh thám

3.3.1 Nguồn gốc

Theo cách hiểu quen thuộc, truyện trinh thám và truyện đậm yếu tố trinh

thám hiện đại trên thế giới có lịch sử khoảng dưới hai trăm năm, xuất hiện

gần như đồng thời ở nhiều nước vào đầu thế kỷ XIX

Truyện trinh thám hiện đại Việt Nam ra đời muộn, cho thấy về căn bản

không có nguồn mạch bản địa hoặc khu vực, mà ngay từ buổi đầu đã mô

phỏng truyện trinh thám hiện đại phương Tây Thế Lữ, tác giả loại hình

huyễn tưởng với tác phẩm kinh dị có yếu tố trinh thám là Vàng và máu

(1934) lại chính là một trong hai người mở đầu loại hình văn học phiêu lưu

bằng một số truyện trinh thám hấp dẫn Phạm Cao Củng đi cùng Thế Lữ

bằng những truyện in trên báo từ năm 1932 nhưng in sách sau Thế Lữ

3.3.2 Truyện trinh thám của Thế Lữ

Truyện phiêu lưu dạng trinh thám (gọi tắt là trinh thám như đã qui ước)

của Thế Lữ không nhiều, hầu hết là truyện vừa Tác giả viết đến đâu, in báo

ngay đến đó Tác phẩm đầu tiên in sách là truyện vừa Gói thuốc lá (1934),

sau đó là Mai Hương và Lê Phong, Lê Phong phóng viên, Những nét chữ

và tác phẩm cuối cùng công bố trước năm 1945 là truyện vừa Đòn hẹn

(1937)

Chủ nghĩa duy lý trong truyện trinh thám phương Tây, tập trung cao ở

E.A Poe, đã ảnh hưởng trước tiên, trực tiếp và sâu sắc đến truyện của Thế

Lữ Từ tả cảnh, tả người đến nêu sự việc, Thế Lữ đều viết một cách cụ thể,

rành mạch, nhiều khi rất tỉ mỉ

Lê Phong và Mai Hương cùng những nhân vật trinh thám khác của Thế

Lữ là những nhân vật lãng mạn tuân theo duy lý

Thế Lữ đi tìm cái đẹp chỉ vì cái đẹp thì nhân vật của ông xem nghề

phóng viên trinh thám cũng là một nghệ thuật, là cái đẹp, anh ta không quan

tâm đến cái gì khác ngoài làm nghề một cách có nghệ thuật, làm cho đẹp

2.2 Cảm xúc thi ca về con người

2.2.1 Hình tượng cái Tôi và cái tôi phân thân

2.2.1.1 Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, nhờ thơ Thế Lữ, cái Tôi

được tôn vinh theo một ý nghĩa, một quan niệm mới Thế Lữ là nhà thơ mới

đầu tiên xưng danh bằng ngôi thứ nhất, bằng tên khai sinh nhiều nhất Ông cũng là nhà thơ đầu tiên của giai đoạn văn học mới xưng danh hiệu, lặp lại nhiều lần

Thế Lữ cũng là một trong số những nhà thơ cùng thời với ông có nhiều bài thơ tự hoạ, tự trào nhất ý chí khẳng định cái tôi cá nhân cá thể của Thế Lữ thật mạnh mẽ, quyết liệt

Cái tôi trong thơ Thế Lữ không chỉ cô đơn theo nghĩa là biểu hiện của một cách nói nghệ thuật, mà hơn thế, cái tôi ấy mang nặng tâm sự thời thế, thân phận với nhiều buồn thương, xót xa, nuối tiếc, nghi ngại, chán chường… Bất lực, cái tôi ấy không chỉ bước vào thiên nhiên, vào cõi Tiên, vào thế giới nghệ thuật để tìm cái đẹp mình thờ phụng mà còn náu vào

chính mình, nương vào nỗi riêng, nỗi một mình Thơ Thế Lữ không chỉ là

những âm vang xã hội mà hơn thế, lần đầu tiên trong thơ hiện đại, nỗi niềm buồn chán về sự bất an của những quan hệ cá nhân ở đời thường mang tính

đạo đức được nói đến khá rõ

2.2.1.2 Hình tượng cái tôi trong thơ Thế Lữ không thuần nhất Bên cạnh, bên trong và cả bên trên cái tôi tự ý thức rộng mở, mộng tưởng, hồi tưởng ấy

là cái tôi phân thân Thế Lữ mâu thuẫn trong thống nhất trên cơ sở cái tôi

phân thân ấy, cụ thể là cái tôi phân thân nhị nguyên

Thế Lữ được (hoặc bị) phân thân, cụ thể là phân đôi trong chính số phận mình, ngay từ thời thơ bé trong gia đình có người mẹ theo đạo Thiên chúa

ấy là Đạo và Đời Đến tuổi tám mươi, khi chuyển cư vào thành phố Hồ Chí Minh sống với người vợ đầu, trạng thái phân thân vẫn không rời bỏ ông ấy

là Tình và Nghĩa Tâm lý và tình cảm phân thân của Thế Lữ ảnh hưởng sâu sắc và chi phối hoạt động văn học, nghệ thuật của ông, thể hiện cụ thể trên các trang văn, ở các hành vi sáng tạo Nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa lãng mạn phù hợp với trạng thái phân thân sẵn có của Thế Lữ, khiến ông đi giữa hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực, làm nghệ thuật thuần tuý vì nghệ thuật và làm nghệ thuật vì đời sống xã hội của con người

2.2.2 Hình tượng khách chinh phu

Thế Lữ là tác giả đầu tiên nói đến hình ảnh người khách chinh phu và để lại nhiều dư vang nhất trong thơ mới Hình ảnh người khách chinh phu bên cạnh hình ảnh người tài tử lạc loài là một khía cạnh thuộc hồn thơ rộng mở theo không gian của Thế Lữ Hai con người này có điểm chung là thể hiện khát vọng vượt thoát không gian của hồn thơ Thế Lữ, đậm chất thi vị lãng

Trang 10

mạn chủ nghĩa, điểm khác là hình tượng khách chinh phu mang ý nghĩa xã

hội rõ hơn, còn chàng tài tử kia chỉ là một kẻ bộ hành phiêu lãng, kẻ bộ

hành ngơ ngác, tự tách mình ra khỏi xã hội

Nhân vật người khách chinh phu trong thơ Thế Lữ vừa thấp thoáng bóng

dáng Kinh Kha của văn học Trung Hoa, vừa là bạn bè gần gũi của các nhân

vật Dũng, Thái, Trúc (Đoạn tuyệt) và Phạm Thái, Quang Ngọc, Nhị Nương

(Tiêu sơn tráng sĩ) trong văn chương TLVĐ Mặt khác, quan trọng hơn,

người khách chinh phu trong thơ Thế Lữ có nét riêng, đó là một cái tôi cá

nhân cá thể luôn luôn ở thế phân thân nhị nguyên, như đã nêu

2.2.3 Hình tượng mỹ nữ, Nàng Tiên trong mối quan hệ với cái đẹp và

tình yêu

2.2.3.1 Trong thơ Thế Lữ, hình ảnh mỹ nữ, Nàng Tiên thuộc thế giới con

người và Nàng Thơ thuộc thế giới nghệ thuật, lặp lại với tần số rất cao, trở

nên những hình tượng nghệ thuật khi thì đơn, khi thì kép, giữ vai trò vừa là

cái đẹp, vừa là đối tượng mà chủ thể thẩm mỹ hướng tới để kết bạn, để yêu

Riêng mỹ nữ - trong đó có Nàng Tiên - cùng với cái đẹp và tình yêu là

những đề tài từng được Thế Lữ nói đến nhiều không chỉ trong thơ mà còn

trong các khu vực khác như văn xuôi nghệ thuật, sân khấu kịch nói, kịch thơ

2.2.3.2 Trong thơ Thế Lữ, Nàng Tiên từ lâu đã giáng thế, lúc hoá thành

Nàng Thơ, lúc hoá thành mỹ nữ người trần Cõi Tiên là biểu tượng của khát

vọng tự do trong không gian - cả không gian thiên nhiên và không gian tâm

tưởng - còn Nàng Tiên lại thuộc một phạm trù khác: biểu tượng về cái đẹp

lý tưởng mang tính nữ

2.2.3.3 Lẽ thường, trong văn chương cổ kim đông tây, giữa mỹ nữ và

tình yêu có một mối liên hệ qua lại rất gần gũi như một quy luật tất yếu

Trong thơ Thế Lữ lại khác Thế Lữ viết về em, “cô em”, tiên nữ, viết về

tình yêu nửa mơ nửa thực, nửa tiên giới nửa trần gian, hầu như không

nhuốm đậm sắc màu nhục cảm mà thiên hẳn về thanh cao, xa lánh đời

thường

Nhìn chung, tình yêu trong thơ Thế Lữ là tình yêu mộng ảo, thoảng qua,

ước ao, nuối tiếc, một tình yêu ngắm nhìn, ngợi ca từ phía xa Trong thơ Thế

Lữ không phải mọi người con gái đẹp đang ở tuổi yêu (kể cả Nàng Tiên)

đều là đối tượng của tình yêu lứa đôi Đó là đối tượng để nhà thơ gửi gắm

mơ ước, quan niệm về tình yêu, hạnh phúc, bày tỏ tình yêu rộng mở, nhiều

sắc thái của mình đối với chính tình yêu, đối với những cô gái mà nhà thơ

thấy họ nên yêu và có quyền được hưởng tình yêu, nhưng họ không phải là

đối tượng để yêu của chính cái tôi trữ tình Tuy nhiên, Thế Lữ cũng có hai

bài thơ yêu thuần túy, đó là bài Yêu và bài Khúc hát trên sông

3.2 Truyện huyễn tưởng

3.2.1 Nguồn gốc

Truyện huyễn tưởng có từ xa xưa ở phương Đông và mấy trăm năm trước

ở nhiều nước trên thế giới ở vùng viễn Đông, chủ yếu là Trung Quốc, huyễn tưởng có một phần cội rễ xa xôi là truyền kỳ, từng tồn tại qua nhiều thế kỷ

Truyền kỳ Việt Nam xuất hiện sau Trung Quốc nhiều thế kỷ, chịu ảnh hưởng của truyền kỳ Viễn Đông nói chung và Trung Quốc nói riêng Trong lịch sử văn học nhân loại, có văn học truyền kỳ từ xa xưa và văn học huyễn tưởng hiện đại xuất hiện vào đầu thế kỷ XX Tuy nhiên, huyễn tưởng hiện đại không phải là bước phát triển cao hơn theo một mạch thẳng của truyền kỳ

3.2.2 Truyện huyễn tưởng kinh dị và truyện huyễn tưởng kỳ lạ của Thế Lữ

3.2.2.1 Có thể tạm phân chia truyện huyễn tưởng của Thế Lữ ra làm hai tiểu loại hình: kinh dị và kỳ lạ Truyện kinh dị khai thác cảnh rùng rợn đến mức kinh hoàng, khiến người đọc vô cùng sợ hãi, còn truyện kỳ lạ thì khai thác cảnh khác thường, có yếu tố hoang đường, gây tò mò, có tạo nên nỗi sợ hãi nhưng không nặng nề

Truyện huyễn tưởng của Thế Lữ có sức cuốn hút mạnh đối với người

đọc Cốt truyện hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, cách kể lôi cuốn, tạo được không khí Thế Lữ có trí tưởng tượng bay bổng, óc quan sát tinh tế và sắc sảo, cách hành văn được chăm sóc kỹ càng, vừa mềm mại, vừa khúc chiết, lại giàu hình ảnh

3.2.2.2 Nhiều tác phẩm huyễn tưởng xuất sắc của Thế Lữ thuộc loại

kinh dị Tiêu biểu cho loại này là Vàng và máu Tác phẩm này chịu ảnh

hưởng truyện của E.A.Poe

Trong tất cả các tác phẩm huyễn tưởng, Thế Lữ đều giải thích hiện tượng

kỳ dị, bí hiểm bằng tri thức khoa học hiện đại hoặc nguyên nhân dễ hiểu ở

đời thường

2.2.2.3 Tìm hiểu sang truyện huyễn tưởng kỳ lạ của Thế Lữ, thấy hầu hết đuối tầm, vì chỉ nói đến việc vụn vặt, vô lý

Riêng Trại Bồ Tùng Linh nổi bật lên, vượt rất xa những truyện vừa nêu Như tên gọi và cả trên thực tế, Trại Bồ Tùng Linh viết theo bút pháp Liêu trai chí dị Trong truyện này, vẻ đẹp mỹ nữ và những cuộc hoan lạc nhục

cảm được che phủ bởi hương hoa, ánh đêm mờ ảo và tâm tưởng chập chờn nửa tỉnh nửa mê của chàng trai si tình, khiến cho yếu tố kinh dị giảm đi, nhường chỗ cho yếu tố kỳ lạ Câu chuyện tựa hồ những bài thơ ghép lại Có

Ngày đăng: 04/04/2014, 09:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w