0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nhận xét chung về các quan điểm

Một phần của tài liệu NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM (Trang 34 -34 )

2 .3.1.4 Mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế

2.3.2.3. Nhận xét chung về các quan điểm

Từ những quan điểm của các nhà kinh tế về tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế, ta có thể thấy điểm tương đồng của các quan điểm là nợ công thật sự có tác động đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế thông qua những kênh truyền dẫn được đưa ra trong mỗi quan điểm là khác nhau và đó cũng chính là sự không tương đồng của các quan điểm nêu trên.

Dựa trên những lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa nợ công và tốc độ tăng trưởng kinh tế, có thể kết luận rằng tồn tại một mối quan hệ phi tuyến hình chữ U ngược giữa nợ công và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mức nợ công ở mức thấp sẽ có tác dụng làm gia tăng tổng cầu, kích thích đầu tư, cung cấp vốn cho nền kinh tế từ đó làm gia tăng tốc độ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ở mức nợ công đủ cao, nợ công sẽ tác động âm lên tăng trưởng vì mức nợ công quá lớn có thể tạo ra tình trạng nợ quá mức, cũng như các tác động khác kiềm hãm tăng trưởng kinh tế như là hiện tượng lấn át đầu tư tư nhân, giảm tiết kiệm quốc gia, gia tăng lạm phát cũng như lãi suất dài hạn.

Trang 25

Vậy mức nợ công bao nhiêu là phù hợp? Có một ngưỡng mà khi nợ công vượt quá mức này sẽ có tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy rằng mức ngưỡng này là khác nhau giữa các nhóm nước. Đối với những nước phát triển mức ngưỡng này là vào khoảng 90-100% GDP, còn đối với những nước đang phát triển, mức ngưỡng này là thấp hơn nhiều, vào khoảng 30-60% GDP.

Trang 26

KẾT LUẬN CHƢƠNG II

Chương II đã trình bày cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và nợ công. Khái quát các nghiên cứu trước đây của một số tác giả trong nước và ngoài nước đã chỉ ra được mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ sở để tác giả thiết kế nghiên cứu về mối quan hệ tác động giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 – 2013 có hay không?

Để tìm hiểu về mối quan hệ này, trước hết cần phải khái quát điều kiên kinh tế - xã hội Việt Nam, thực trạng nợ công, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2013 để có được những nhận định sơ bộ. Phần này tác giả thực hiện tiếp trong chương III của luận văn.

Trang 27

CHƢƠNG III

KHẢO SÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 1986 – 2013

3.1. Tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam

Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kể từ Ðại hội VI (năm 1986) – mốc lịch sử đối với sự hình thành mô hình kinh tế vĩ mô phù hợp với thực tế của Việt Nam và quy lật khách quan. Và hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đến nay, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.

Từ xuất phát điểm là nền kinh tế đang trong tình trạng trì trệ và tăng trưởng thấp, sản xuất không đủ cho tiêu dùng, tích lũy phần lớn là phải dựa nhiều vào vay mượn từ bên ngoài. Thị trường hàng hóa thiếu thốn nghiêm trọng, nhất là lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phần lớn các ngành kinh tế, xã hội xuống cấp nghiêm trọng. Cho đến nay Việt Nam là một nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực, trong đó đã tạo được khả năng tích lũy để đầu tư cho phát triển và cải thiện nâng cao đời sống của toàn dân. Việt Nam đã từng bước xây dựng được vai trò của mình trong hội nhập khu vực và quốc tế thông qua việc đã đổi mới được cơ chế quản lý kinh tế.

- Giai đoạn 1986 – 1990: với nhiệm vụ trọng tâm là đổi mới cơ chế quản lý kính tế, Việt Nam đã chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được vận hành theo cơ chế thị trường trong định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế việt nam đã dần dần khắc phục được những yếu kém và có được những bước phát triển cụ thể. Kết thúc kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng: GDP tăng bình quân 4,4%/năm; công nghiệp tăng

Trang 28

bình quân 7,4%/năm; tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,8 - 4%/năm, trong đó sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13 - 14%; tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng 28%/năm.

- Giai đoạn 1991-1995: Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cụ thể tăng trưởng GDP bình quân đạt 8,2%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,3%/năm; nông nghiệp tăng 4,5%/năm; lĩnh vực dịch vụ tăng 12%/năm; tổng sản lượng lương thực 5 năm (1991 - 1995) đạt 125,4 triệu tấn, tăng 27% so với giai đoạn 1986 - 1990.

- Giai đoạn 1996 - 2000: được xác định là giai đoạn rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhất là từ giữa năm 1997 đến năm 1999, tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực, cùng với thiên tai nghiêm trọng liên tiếp xảy ra đã đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách quyết liệt. Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân ta đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn thách thức, duy trì được nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP cả giai đoạn đạt 7%/năm; trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,5%; các ngành dịch vụ tăng 5,2% (4). “Nếu tính cả giai đoạn 1991 - 2000 thì nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,5%. So với năm 1990, GDP năm 2000 tăng hơn hai lần”.

- Giai đoạn 2001- 2005: đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, đạt được những thành tựu rất quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước. GDP tăng bình quân 7,5%/năm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, riêng năm 2005 đạt 8,4%; trong đó, nông nghiệp tăng 3,8%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%; các ngành dịch vụ tăng 7%. Tính riêng qui mô tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế năm 2005 đạt 837,8 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 1995. GDP bình quân đầu người khoảng 10 triệu đồng (khoảng 640 USD) vượt mức bình quân của các nước đang phát triển có thu nhập thấp (500 USD).

Trang 29

Bảng 3.1: Tốc độ tăng sản phẩm trong nƣớc Đơn vị tính: %

1986-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2005

Tốc độ tăng tổng sản phẩm

trong nƣớc 4,40 8,20 7,00 7,50

Trong đó:

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 4,10 4,42 3,80

Công nghiệp và xây dựng 12,00 10,60 10,20

Dịch vụ 8,60 5,56 7,00

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bảng 3.2 : Cơ cấu kinh tế Đơn vị tính: %

Năm 1986 Năm 1990 Năm 2000 Năm 2005

Nông nghiệp và thủy sản 38,10 38,70 27,20 20,90 Công nghiệp và xây dựng 28,90 22,70 28,80 41,10

Dịch vụ 33,00 39,00 44,00 38,00

Nguồn: Tổng cục Thống kê

- Giai đoạn 2006 - 2010: trong giao đoạn này nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ nhóm nước thu thập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp). GDP bình quân 5 năm đạt 7%. Mặc dù bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (từ cuối năm 2008), nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt cao. Tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỷ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỷ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỷ USD, vượt 16%. GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000.

- Giai đoạn 2011-2013: Giai đoạn 2011-2013 là nửa đầu kế hoạch 5 năm có nhiều dấu ấn đặc biệt so với cùng thời kỳ của nhiều kế hoạch 5 năm từ trước đến nay, thể hiện rõ nét nhất là trong phản ứng chính sách điều hành kinh tế.

Trang 30

Những thay đổi của tình hình kinh tế trong và ngoài nước đã làm cho các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011-2015 trở nên khá cao. Các mục tiêu, nhiệm vụ này được Đại hội XI của Đảng (tháng 1/2011) thông qua, được tính toán trên cơ sở kế thừa những thành tựu của việc thực hiện các mục tiêu chiến lược 10 năm trước đó và những dự báo về bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế lúc đó có nhiều điều kiện tương đối thuận lợi.

Ở trong nước, những kinh nghiệm tích lũy được sau hơn 20 năm đổi mới đã bảo đảm kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7,3% thời kỳ 2001-2010 thuộc loại cao ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, ở châu Á và trên thế giới nói chung, GDP năm 2010 gấp 2 lần năm 2000, năm 2011 gấp trên 4,4 lần năm 1990, gấp trên 2,1 lần năm 2000 nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và đã hoàn thành hầu hết mục tiêu Thiên niên kỷ cam kết với quốc tế, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững...

Khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Chính phủ đã ra Nghị quyết số 11/NQ-CP, chuyển trọng tâm điều hành chính sách sang “tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”. Nhiệm vụ trọng tâm được xác định: “Tập trung ưu tiên hàng đầu cho việc kiềm chế lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội; coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách ngắn hạn của năm 2011, vừa là nhiệm vụ quan trọng của một vài năm tiếp theo”. Theo đó, các giải pháp trọng tâm là: (i) chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; (ii) chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước; (iii) thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng; (iv) điều chỉnh giá điện, xăng đầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo; (v) tăng cường bảo đảm an sinh xã hội.

Ba năm qua, nhờ kiên trì theo đuổi mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, áp dụng đồng bộ các biện pháp, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm đã giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống 9,21% năm 2012 và năm 2013 lạm phát ở mức khoảng 6,04%. Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm từ mức 17% – 18% của năm 2011 xuống còn 7% – 10%/năm, mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn 9% – 12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng 9% – 11,5% (các lĩnh vực ưu tiên là 7% – 9%), đã tạo điều kiện cho các doanh

Trang 31

nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng. Bội chi ngân sách, nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia theo cách đánh giá của Việt Nam vẫn trong giới hạn kiểm soát. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn có xu hướng tăng lên; năm 2011, số vốn đăng ký là 15,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD; các con số tương ứng của năm 2012 là 16,3 tỷ USD và 10,1 tỷ USD; năm 2013 là 21,6 tỷ USD và 11,5 tỷ USD.

3.2.Nợ công, Thâm hụt ngân sách và Đầu tƣ công ở Việt Nam

Mục đích cao nhất của chính sách ngân sách có bội chi là có thêm nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Sử dụng ngân sách có bội chi đồng nghĩa với việc duy trì một ngân sách có thâm hụt. Khi thâm hụt, Chính phủ phải sử dụng các công cụ tài chính cần thiết để huy động nguồn bù đắp thâm hụt. Tùy theo bối cảnh có thể sử dụng nhiều biện pháp như phát hành tiền, vay trong và ngoài nước, tăng thuế, cắt giảm chi tiêu kể cả chi trường xuyên và chi đầu tư phát triển.

Thực tế nhiều biện pháp khi thực hiện lại tạo ra hiệu ứng phụ. Phát hành tiền để bù đắp có nhược điểm là chứa đựng nguy cơ lạm phát. Tăng thuế, cắt giảm chi tiêu ngân sách sẽ phải đương đầu với các phản ứng của các đối tượng nộp thuế và các đơn vị là đối tượng bị cắt giảm ngân sách. Mặt khác, cắt giảm chi tiêu và tăng thuế còn tạo ra hiệu ứng thu hẹp tổng cầu, giảm động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Từ thực tế đó, các Chính phủ các nước thường ưu tiên lựa chọn giải pháp vay trong và ngoài nước để bù đắp. Tuy nhiên, vay trong nước để bù đắp bội chi luôn chứa đựng nguy cơ kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Nếu các biện pháp thu hút tiền vay của Chính phủ càng hấp dẫn thì luồng tiền vốn dịch chuyển từ các khu vực doanh nghiệp và dân cư về ngân sách càng lớn, do đó giảm nguồn tiền chảy vào sản xuất kinh doanh, do đó cản trở tăng trưởng kinh tế. Vay nước ngoài tuy không gây hiệu ứng giảm nguồn vốn của khu vực sản xuất kinh doanh nhưng lại phải chịu sức ép từ bền ngoài. Hơn nữa, vay trong nước và vay nước ngoài đều có hiệu ứng “lãi mẹ đẻ lãi con”, càng ngày càng làm nặng thêm gánh nặng nợ của Chính phủ.

Chính phủ phải đa dạng hóa các hình thức vay, đồng thời phải thực hiện nhiều biện pháp để tăng mức độ hấp dẫn cho người vay như tăng lãi suất, mở rộng ưu đãi

Trang 32

thuế thu nhập,… càng tăng cường đi vay, cả nợ gốc và lãi đều ngày càng tăng, Chính phủ càng chất thêm gánh nặng nợ và càng làm giảm quyền lực tài chính của mình bởi phải dành ra một phần để chi trả các khoản nghĩa vụ nợ đáo hạn bắt buộc. Đầu tư công tăng cao, dẫn đến thâm hụt ngân sách lớn, nợ công tăng lên sẽ kéo theo lãi phải trả tăng. Đến lượt nó, lãi phải trả tăng sẽ chất thêm gánh nặng lên thâm hụt ngân sách. Vòng luẩn quẩn này sẽ trầm trọng hơn trong bối cảnh lãi suất tăng cao, tăng trưởng thấp, hiệu quả sử dụng NSNN thấp.

Hình 3.1: Vòng luẩn quẩn thâm hụt ngân sách và nợ công

Từ phân tích trên có thể thấy, về nguyên tắc trong điều kiện nền kinh tế có tăng trưởng dương, khi tỷ suất giữa tổng mức dư nợ trên GDP ổn định thì Chính phủ có thể tăng chi tiêu, tăng đầu tư triển khai các chương trình, chiến lược phát triển, thực hiện điều chỉnh kinh tế, kích thích tăng trưởng,…Tuy nhiên, không thể vay nợ tràn lan để bù đắp chi ngân sách vì lãi trả nợ sẽ tăng lên, tạo gánh nặng nợ cho quốc gia.

- Chính sách quản lý nợ công

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhằm quản lý nợ công ở Việt Nam. Một số Luật liên quan như Luật Quản lý Nợ công 2009, Luật NSNN (2002),… Bên cạnh đó, đối với hoạt

Một phần của tài liệu NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM (Trang 34 -34 )

×