2.Các kết luận tổng quát

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 77)

Nghiên cứu thực hiện kiểm tra tăng trưởng kinh tế, nợ công đã thay đổi như thế nào trong các giai đoạn phát triển và chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam. Kết quả cho thấy:

 Tình hình vay nợ của việt nam trong thời gian nghiên cứu có nhiều biến động. Khi đất nước thoát khỏi chiến tranh bước vào xây dựng đất nước đổi mới kinh tế từ xuất phát điểm lạc hậu, bị bao vây cấm vận nên phụ thuộc nhiều vào bên ngoài chủ yếu là các quốc gia XHCN trong đó chủ Nga, Cuba do đó dư nợ tăng nhanh, đó cũng do việc xác định mô hình tăng trưởng, cơ chế quản lý kinh tế bao cấp không phù hợp.

 Nợ công bước đầu phát huy hiệu quả của nó khi chúng ta thực hiện đổi mới triệt để cơ chế quản lý kinh tế, mở cửa thực hiện thương mại quốc tế, nhưng do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ, việc quản lý chưa hiệu quả và mô hình phát triển về số lượng hơn là chất lượng đã làm cho nợ công có nhiều biến động theo xu hướng tăng. Nhìn chung sự biến thiên tăng trưởng kinh tế có gắn kết rất chặc chẻ với sự thay đổi của thâm hụt ngân sách, nợ công, đầu tư công, lực lượng lao động và độ mở thương mại của nền kinh tế.

Trang 68

Nghiên cứu thực nghiệm với mô hình kinh tế mở đo lường tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong khoản thời gian 1986 – 2013, mở rộng với các biến kiểm soát: đầu tư công lực lượng lao động và độ mở của nền kinh tế. Đầu tiên tác giả ước lượng hệ số dài hạn của phương trình tăng trưởng kinh tế. Hệ số hồi quy ước lượng cho thấy tăng trưởng kinh tế có quan hệ trực triếp với nợ công và độ mở thương mại. Tiếp đó, mô hình ECM được triển khai để thực hiện ước lượng các hệ số hồi quy trong ngắn hạn của phương trình tăng trưởng kinh tế. Phát hiện cho thấy rằng, tăng trưởng kinh tế có quan hệ với nợ công và độ mở thương mại cả trong ngắn hạn; hệ số ECT có ý nghĩa trong mô hình. Nghĩa là có sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 77)