Mô hình nghiên cứu cho thấy nợ công có tác động âm lên tăng trưởng kinh tế trong thời gian nghiên cứu, điều này được hiểu việc huy động nguồn lực từ bên ngoài để góp phần thúc đẩy tăng kinh tế không đạt mục tiêu như mong muốn. Kết quả này cho thấy viện sử dụng và quản lý nợ công ở Việt Nam thời gian qua chưa thật sự hiệu quả để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Để phát huy hiệu quả của nợ vay chúng ta cần phải xác định rõ ràng mối quan hệ giữa nợ công, đầu tư công và mức độ bền vững ngân sách. Theo quy định hiện hành của Việt nam, đầu tư công và nợ công có mối quan hệ rất mật thiết theo pháp lý quan trọng nhất quy định mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công là Điều 8, Luật NSNN 2002, hơn nữa tránh trường hợp vay bù đắp cho bội chi ngân sách tức là các khoản vay nợ của chính phủ không sinh lợi làm cho đầu tư công, nợ chính phủ và thâm hụt NSNN thành một vòng luẩn quẩn. Cũng cần phải quan tâm quan hệ giữa đầu tư công và nợ chính phủ bảo lãnh cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện đầu tư, nhưng việc đầu tư kém hiệu quả làm cho cơ cấu nợ này tăng lên trong tổng dư nợ. Hiện nay tỷ trọng nợ chính quyền địa phương còn khá thấp so với quy định của luật NSNN không quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản trong nước của chính quyền địa phương, do đó cũng cần xem xét mối quan hệ giửa đầu tư công và nợ chính quyền địa phương.
Khi đánh giá tình hình nợ công quốc gia chúng ta xét tỷ lệ nợ công /GDP để xác định mức độ an toàn là chưa đủ và chưa phản ánh đúng thực chất vấn đề. Do đó, cần phải xem xét quy mô nợ công so GDP phải phân tích kỹ cùng với các tiêu chí: giới hạn nợ, cơ cấu nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ… Như vậy, để đánh giá mức nợ công an toàn và bền vững thì cần phải xem xét toàn diện trong mối quan hệ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác như thâm hụt ngân sách, năng suất lao dộng tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn ICOR) của nền kinh tế… Tỷ lệ nợ công so với GDP bao nhiêu không phải là vấn đề con số mang tính chất tuyệt đối, mà quan trọng là tính đến khả nang trả nợ của quốc gia như thế nào.
Mặc dù tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam còn nằm trong giới hạn an toàn nhưng cơ cấu nợ công đang hàm chứa nhiều rủi ro. Từ góc độ chính sách kết quả thảo luận
Trang 70
trong nghiên cứu này có thể giúp định hình các chính sách phát triển kinh tế xã hội trong đó có các chính sách liên quan về vay, quản lý nợ và giảm nợ quốc gia như sau:
Tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba – khóa XI đã khẳng định cần đẩy nhanh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung 3 lĩnh vực quan trọng nhất là: Tái cơ cấu đầu tư, trong đó trọng tâm là đầu tư công; Tái cơ cấu thị trường tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Theo định hướng đó, trong thời gian tới, Việt Nam cần kiên quyết thực hiện việc tái cấu trúc nền kinh tế hướng tới phát triển theo chiều sâu, mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn thông qua việc đảm bảo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và nền tài chính lành mạnh. Phát huy nội lực của nền kinh tế nội địa, gia tăng tiết kiệm nội địa để giảm dần sự lệ thuộc quá nhiều vào các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Giải pháp này là cơ sở để gia tăng thu ngân sách, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho đầu tư phát triển và giảm bớt rủi ro khi có sự suy giảm của các dòng vốn đầu tư nước ngoài, có sự biến động của nền tài chính toàn cầu về lãi suất, tỷ giá… Một điểm quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững NSNN là cần thực hiện tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, định vị lại vai trò của các khu vực này trong nền kinh tế, xác định rõ vai trò chủ sở hữu của nhà nước, lành mạnh hóa năng lực tài chính của các DNNN qua đó góp phần lành mạnh hóa năng lực tài chính của nhà nước. Thực hiện đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, giảm bớt số lượng doanh nghiệp mà nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối trên cơ sở thực hiện rà soát lại ngành nghề kinh doanh. Kiên quyết khắc phục tình trạng các DNNN đầu tư ra các ngành mà không phải ngành nghề chính. Giảm dần sự lệ thuộc của nền kinh tế vào vốn ngân hàng, vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ có tái cấu trúc nền kinh tế và cải thiện chất lượng tăng trưởng mới giúp Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai.
Tái cấu trúc đầu tƣ công
Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 08/11/2011 về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 đã khẳng định về phương hướng tái cơ cấu đầu tư công như sau: “Cơ cấu lại đầu tư công theo hướng sửa đổi quy chế phân cấp quản lý, trước
Trang 71
hết là đầu tư từ nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ, phải bảo đảm nguyên tắc chỉ quyết định đầu tư đối với các dự án đã đủ thủ tục theo quy định và khi đã xác định rõ nguồn, mức và khả năng cân đối nguồn vốn. Khẩn trương xác định các tiêu chí và thứ tự ưu tiên làm căn cứ để phê duyệt hoặc cắt giảm dự án đầu tư. Việc quyết định phê duyệt dự án có nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình mục tiêu, các khoản hỗ trợ có mục tiêu phải được kiểm soát chặt chẽ, có sự thẩm định về nguồn vốn và cân đối vốn của cấp có thẩm quyền ở Trung ương. Bảo đảm các yêu cầu về tiến độ, trình độ công nghệ, chất lượng và an toàn các dự án, công trình quan trọng quốc gia”.
Ngày 19/2/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020. Đề án đã tạo, góp phần quan trọng trong việc thống nhất và cụ thể phương hướng, kế hoạch tái cơ cấu đầu tư công, trong giai đoạn 2013 – 2020. Đề án xác định cần đổi mới cơ bản thể chế phân bổ, phân cấp, quản lý, sử dụng và giám sát, đánh giá đối với đầu tư nhà nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành một số văn bản quan trọng nhằm thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, như Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/11/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 07/12/2012 về việc loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản ở các địa phương, Chỉ thị số 14/ CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN, trái phiếu Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm tăng cường thu hút, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/12/2010 về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác PPP. Ngoài ra, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến các cấu phần của đầu tư công cũng từng bước được hoàn thiện.
Một là, xác định rõ mục đích của chính sách đầu tư công phải phục vụ trước hết cho việc thúc đẩy và hỗ trợ phát triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng
Trang 72
cuộc sống và phúc lợi cho người dân. Tái cơ cấu đầu tư công không chỉ làm giảm đầu tư nhằm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà còn hướng đến việc kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với đảm bảo ngày càng tốt hơn công bằng và tiến bộ xã hội, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững. Do đó, cần phát huy vai trò định hướng của đầu tư công trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nguồn lực khác. Từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội, nhất là đầu tư từ nguồn vốn NSNN, ưu tiên sử dụng vốn NSNN tập trung đầu tư các dự án lớn, quan trọng quốc gia, đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị quy mô lớn, dự án có tính chiến lược quốc gia và vùng kinh tế,...
Hai là, trong tái cơ cấu đầu tư công cần tăng đầu tư phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản, khoa học và công nghệ, đào tạo và y tế; giảm cấp vốn ngân sách cho khối các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước và chuyển trọng tâm đầu tư công ra ngoài lĩnh vực kinh tế, để tập trung vào phát triển các lĩnh vực hạ tầng và xã hội. Ngoài ra, cần đổi mới tư duy về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế, cụ thể là giảm bớt chức năng “Nhà nước kinh doanh”. Không nên phân bổ đầu tư Nhà nước vào các ngành mà khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm và đảm nhiệm tốt, phát triển thể chế và phát triển năng lực để tạo được ngoại ứng tích cực lan tỏa đến khu vực tư nhân, hỗ trợ khu vực này trong quá trình kinh doanh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Ba là, phối hợp bố trí nguồn vốn đầu tư công trên cơ sở quy hoạch đầu tư công được xây dựng có chất lượng cao và ổn định. Một mặt cần coi trọng nâng cao chất lượng và giữ ổn định các quy hoạch đầu tư phát triển các loại được lập cả ở cấp quốc gia, ngành cũng như địa phương như một căn cứ chủ yếu định hướng đầu tư công; hạn chế tiến tới không đầu tư công ngoài quy hoạch, phá vỡ quy hoạch và bất chấp quy hoạch. Việc quy hoạch cần hướng tới xem xét phát triển kinh tế - xã hội theo vùng kinh tế thay vì theo vùng hành chính địa phương. Quy hoạch vùng cần dựa trên một số tiêu chuẩn về hạ tầng nhất định (như số sân bay, số cảng, lượng đường bộ và đường sắt) đủ để đáp ứng lợi ích phát triển kinh tế của toàn bộ vùng đó.
Bốn là, sửa đổi và hoàn thiện các quy chế về phân cấp đầu tư, quy định rõ về quyền quyết định đầu tư của từng cấp, gắn với quyền phân bổ nguồn lực và cân
Trang 73
đối vốn. Thực hiện đảm bảo nguyên tắc chỉ quyết định đầu tư khi dự án có đủ thủ tục theo quy định, xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. Nghiên cứu hình thành cơ chế mở cho tất cả các địa phương trong thu hút các nguồn lực cho phát triển phù hợp với quy hoạch, năng lực cũng như đặc điểm của từng địa phương cùng với việc hoàn thiện các cơ chế giám sát, đảm bảo sự phù hợp trong định hướng phát triển của địa phương với định hướng phát triển của từng vùng, miền.
Năm là, hình thành các tiêu chí xác định các ưu tiên ngân sách cũng như xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả chi NSNN cho các dự án đầu tư. Trên cơ sở đó thực hiện phân loại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên gắn với các định hướng phát triển theo từng lĩnh vực, từng vùng, từng miền. Xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn, đảm bảo việc phân bổ nguồn lực hàng năm định hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội trong trung và dài hạn, tăng cường tính có thể dự báo được, chủ động, tính hệ thống trong phân bổ nguồn lực.
Sáu là, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, thu hút nguồn vốn tư nhân vào quá trình thực hiện đầu tư. Xây dựng khuôn khổ pháp lý để đẩy mạnh hình thức PPP cho các dự án đầu tư công kéo dài nhiều năm, có tính phức tạp và tạo ra loại dịch vụ có tính thương mại. Việc triển khai rộng rãi đầu tư công theo hình thức PPP đối với các dự án có tính chất kể trên sẽ giúp cho Nhà nước tránh phải gánh chịu toàn bộ rủi ro trong quá trình thực thi dự án. Hơn nữa, bằng việc kéo nhà thầu vào vai trò sở hữu sẽ giúp cho Nhà nước thực hiện được nhiều dự án công hơn với cùng một lượng ngân sách. Nó cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của khố doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Bảy là, xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin về đầu tư công. Trong đó có sự liên kết thông tin giữa các cơ quan trung ương và địa phương, giữa các Bộ, ngành... nhằm hoàn thiện cơ sở thông tin dữ liệu và hệ thống hóa các chỉ tiêu thu thập thông tin, phân tích và xử lý các dữ liệu về đầu tư công phục vụ cho công tác hoạch định chính sách.
Tám là, ban hành một số Luật mới cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới như Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư cơ sở hạ tầng và Luật Quy hoạch... Để phù hợp với yêu cầu thực tiễn của việc quản lý đầu tư công.
Trang 74
Cuối cùng Việt Nam cần phải phát triển các cơ quan giám sát và chuyên trách và nâng cao khả năng tham gia của cộng đồng vào việc giám sát các dự án đầu tư công để có các dự án đầu tư công hiệu quả, công tác giám sát, từ khâu phân bổ ngân sách cho đến khâu thực hiện đầu tư, có ý nghĩa rất quan trọng. Muốn vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần có những giải pháp để nâng cao năng lực cho Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Ngoài ra, Quốc hội cần đề ra Luật về tiếp cận thông tin đối với các dự án đầu tư công để người dân có khả năng kiểm tra và giám sát nếu muốn.
Quản lý nợ công hiệu quả
Để nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 958/QĐ-TTg, ngày 27/7/2012 về Phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo đó, mục tiêu của việc quản lý nợ công là tổ chức huy động vốn vay với chi phí và mức độ rủi ro phù hợp, đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; việc phân bổ, sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ; duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể đó, Chiến lược đã đề ra tám biện pháp cụ thể bao gồm: Hoàn thiện thể chế chính sách và công cụ quản lý nợ; Tiếp