Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 80 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
80
Dung lượng
546,38 KB
Nội dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG VĂN HOÁ VÀ CON NGƢỜI MIỀN NÚI QUA TẬP TRUYỆN TIẾNG ĐÀN MÔI SAU BỜ RÀO ĐÁ CỦA ĐỖ BÍCH THUÝ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG VĂN HOÁ VÀ CON NGƢỜI MIỀN NÚI QUA TẬP TRUYỆN TIẾNG ĐÀN MÔI SAU BỜ RÀO ĐÁ CỦA ĐỖ BÍCH THUÝ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ TUẤN ANH Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình họa tập cũng như làm luận văn. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Tuấn Anh, người không chỉ giúp đỡ tôi mà còn động viên tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Đặng Thị Hồng Nhung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Người viết luận văn Tác giả luận văn Đặng Thị Hồng Nhung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục i PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 9 Chƣơng 1. CON NGƢỜI MIỀN NÚI QUA TẬP TRUYỆN NGẮN TIẾNG ĐÀN MÔI SAU BỜ RÀO ĐÁ CỦA ĐỖ BÍCH THUÝ 9 1.1 Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thuý - một tác phẩm tiêu biểu và đặc sắc về miền núi. 9 1.1.1 Vài nét về tác giả Đỗ Bích Thuý 9 1.1.2. Khái quát tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá 11 1.2. Con người miền núi qua tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá. 14 1.2.1. Cuộc sống và con người miền núi trên cao nguyên đá Đồng Văn- Hà Giang hùng vĩ. 14 1.2.2. Hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số- điểm nhấn đặc biệt trong tập truyện ngắn. 18 Chƣơng 2. NHỮNG NÉT VĂN HOÁ ĐẶC SẮC TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN TIẾNG ĐÀN MÔI SAU BỜ RÀO ĐÁ 29 2.1. Một cách tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ văn hoá 29 2.1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và văn học 29 2.1.2. Nghiên cứu tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thuý từ góc độ văn hoá 33 2.2. Những nét văn hoá đặc sắc của người dân tộc Mông, Tày ở Hà Giang trong tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá. 36 2.2.1. Đặc điểm văn hoá Mông, Tày 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 2.2.2. Đặc trưng văn hoá các dân tộc miền núi qua tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá. 40 Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐẶC SẮC TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN TIẾNG ĐÀN MÔI SAU BỜ RÀO ĐÁ 54 3.1. Ngôn ngữ tác phẩm giàu bản sắc văn hoá 54 3.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu chất thơ. 60 3.3. Ngôn ngữ gắn liền với cách tư duy của người miền núi 63 PHẦN KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, các sáng tác viết về đề tài miền núi chiếm một dung lượng khá khiêm tốn. Song trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại cũng đã dần hình thành một mảng văn học viết về đề tài miền núi. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể kể đến Lan Khai, Đái Đức Tuấn, Thế Lữ là những nhà văn đầu tiên viết về đề tài này với loại Truyện đường rừng. Sau Cách mạng tháng Tám một số nhà văn người Kinh như Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng… đã tìm đến với mảng đề tài này. Đó là những sáng tác có ý nghĩa như “những con dao phát đường rừng giúp đỡ cho các anh chị em viết văn miền núi” (Nông Minh Châu). Khoảng những năm 1950 trở lại đây, bên cạnh các nhà văn người Kinh xuất hiện các nhà văn người dân tộc thiểu số như Nông Minh Châu, Hoàng Hạc, Vi Hồng, Hoàng Triều Ân Những tác phẩm của họ như một bức tranh rộng lớn với những hình ảnh sinh động về cuộc sống và con người miền núi. Cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi ngày càng trở thành mảng đề tài văn học lớn, sản sinh những tác phẩm đứng ở vị trí hàng đầu trong nền văn học cách mạng, có thể kể đến như Truyện Tây Bắc (Tô Hoài), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc)…Qua đó, có thể nói mảng văn học viết về đề tài miền núi đã trở thành một bộ phận đặc sắc và độc đáo, góp phần làm nên tính đa dạng và phong phú trong đời sống văn học các dân tộc Việt Nam Đến những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI chúng ta vẫn đang tiếp tục có nhiều tác phẩm viết về mảng đề tài này như: Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, Móng vuốt thời gian (Ma Văn Kháng), Tiếng chim kỷ giàng (Bùi Thị Như Lan), Nước mắt của đá (Hà Thị Cẩm Anh), Đàn trời (Cao Duy Sơn), Về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 bên kia núi (Niê Thanh Mai)… Đỗ Bích Thúy với Bóng của cây sồi, Tôi đã trở về trên núi cao, Sau những mùa trăng và đặc biệt, tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (2005) đã đưa chị lên hàng những nhà văn viết về dân tộc miền núi xuất sắc hiện nay. Truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thúy sau khi được đạo diễn Ngô Quang Hải dựng thành phim Chuyện của Pao và đạt những giải thưởng danh giá, đã đưa tên tuổi Đỗ Bích Thúy đến với độc giả gần hơn nữa. Từng giành giải nhất trong cuộc thi sáng tác truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội 1998-1999, công chúng ngày càng quen thuộc với cái tên Đỗ Bích Thuý qua những sáng tác của chị, đặc biệt là tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (Nxb Công an nhân dân, H.2005). Ở tập truyện này, ta thấy chất văn hoá vùng miền thấm đẫm trong các trang văn. Có thể nói tập truyện này là tập truyện tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất của Đỗ Bích Thuý và của mảng đề tài viết về miền núi hiện nay. Đỗ Bích Thuý đã cùng chia sẻ với người đọc cuộc sống và tình yêu của những con người nơi mảnh đất địa đầu tổ quốc (Hà Giang), nơi mà tác giả đã từng sống trong suốt thời gian thơ ấu đến khi trưởng thành để người đọc có thể cùng cảm nhận, hòa mình vào không gian văn hoá của ngưòi Mông, Tày trên cao nguyên đá Đồng Văn cùng đỉnh Mã Pì Lèng hùng vĩ. Tập truyện mở ra một không gian văn hoá đặc sắc của quả còn ngày hội, tiếng khèn lá đêm trăng với những cảnh sinh hoạt của người Mông trong những căn nhà đất tường chình bao đời trong thung lũng đá, cuộc sống của những con người miền núi đặc biệt là những ngưòi phụ nữ dân tộc thiểu số. Mỗi câu chuyện Đỗ Bích Thuý kể là mỗi số phận, mỗi cảnh đời ngang trái khác nhau. Trong bức tranh đó, chị tập trung khai thác chiều sâu nội tâm của nhân vật - phần lớn là những người đàn bà với cuộc đời làm dâu, làm vợ âm thầm, chịu nhiều buồn tủi đắng cay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Việc tìm hiểu và nghiên cứu những nét đặc sắc về bản sắc văn hoá và con người miền núi qua các sáng tác của các nhà văn đi trước như Tô Hoài, Hoàng Hạc, Nông Minh Châu, Vi Hồng đã được nhiều người đề cập. Với một tác giả còn trẻ tuổi như Đỗ Bích Thuý đang tiếp nối mảng đề tài viết về miền núi thì việc tìm hiểu những nét độc đáo trong sáng tác của chị, đặc biệt là chiều sâu văn hoá và cuộc sống con người miền núi được thể hiện qua các tác phẩm là điều mà chúng tôi lựa chọn và quan tâm bởi trong các sáng tác của chị luôn luôn đem lại những điều mới mẻ và hấp dẫn đối với người đọc. Vì những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Văn hoá và con ngƣời miền núi qua tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thuý” để thực hiện luận văn. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi hy vọng sẽ có một cách nhìn nhận và sự đánh giá tương đối chính xác, có hệ thống về việc thể hiện một cách sinh động những nét văn hoá và con người miền núi trong truyện ngắn Đỗ Bích Thuý, qua đó phát hiện thêm những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Mông, Tày và cuộc sống, con người, thiên nhiên trong tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá. Cũng từ đó, khẳng định được những đóng góp của Đỗ Bích Thuý khi viết về mảng đề tài miền núi cũng như làm sáng tỏ tư tưởng nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Ngoài ý nghĩa khoa học, đề tài còn mang ý nghĩa thực tiễn: đó là việc thông qua những tác phẩm văn học, nhà văn đã mang đến cho bạn đọc thấy những nét độc đáo trong văn hoá dân tộc Mông, Tày ở Hà Giang. Đồng thời thông qua cuộc sống của các nhân vật được thể hiện trong tác phẩm đặc biệt là những nhân vật phụ nữ, vấn đề số phận người phụ nữ dân tộc thiểu số vị trí, vai trò của người phụ nữ trong cuộc sống cũng được đặt ra, không chỉ riêng đối với văn học. Từ việc tìm hiểu tác phẩm của Đỗ Bích Thuý từ phương diện văn hoá và con ngưòi chúng tôi muốn khẳng định quan điểm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 sau: văn hoá là cội nguồn của văn học, là nền tảng, bệ đỡ của văn học đã và cần khai thác chất liệu và tinh thần của văn hóa trở thành một hướng đi không thể thiếu trong văn chương. Qua lăng kính văn hoá, dùng văn hoá để gắn kết, lý giải và bồi đắp tâm hồn con người, đó là cách khám phá đời sống qua văn chương theo chiều sâu rất đáng trân trọng của Đỗ Bích Thuý cũng như của một số nhà văn khác đang tiếp nối mạch sáng tác này trong văn học đương đại. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm đạt được các mục đích sau: - Thông qua việc tiếp cận, tìm hiểu tác phẩm của Đỗ Bích Thuý để khám phá cuộc sống con người miền núi, những giá trị văn hoá, văn học trong tác phẩm với một sắc thái văn hoá miền núi đặc trưng. - Chỉ ra những đặc điểm cơ bản (về nội dung và nghệ thuật) trong việc thể hiện văn hoá và con người miền núi trong tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thuý. Từ đó, khẳng định những đóng góp của tác giả ở mảng đề tài này, đồng thời mở rộng góc nhìn sang những tác phẩm văn học đương đại khác viết về miền núi. 3. Lịch sử vấn đề Những sáng tác của Đỗ Bích Thuý được công chúng biết đến là vào khoảng những năm 1999-2000. Sau đó, số lượng những bài phê bình, nghiên cứu về Đỗ Bích Thúy trong hơn mười năm qua là rất đáng kể. Chúng tôi lựa chọn tìm hiểu tư liệu trên các báo và tạp chí có vị trí quan trọng về văn học trên cả nước là báo Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Văn nghệ quân đội, và Tạp chí văn học. Đồng thời chúng tôi cũng tìm hiểu những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình về các sáng tác của lớp nhà văn đi trước viết về đề tài miền núi như Tô Hoài, Vi Hồng, Nông Minh Châu để từ đó có thể [...]... Chƣơng 1 CON NGƢỜI MIỀN NÚI QUA TẬP TRUYỆN NGẮN TIẾNG ĐÀN MÔI SAU BỜ RÀO ĐÁ CỦA ĐỖ BÍCH THUÝ 1.1 Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thuý - một tác phẩm tiêu biểu và đặc sắc về miền núi 1.1.1 Vài nét về tác giả Đỗ Bích Thuý Đỗ Bích Thúy sinh ra và lớn lên trong một bản nhỏ của người Tày ở Hà Giang Gắn bó với mảnh đất Hà Giang cho tới khi trưởng thành, sau này khi đã về thủ đô sinh sống và công tác... http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 6 Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 phần: 1 Phần mở đầu 2 Phần nội dung: Gồm 3 chương Chương I: Con ngƣời miền núi qua tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thuý Chương II: Những nét văn hoá đặc sắc trong tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá Chương III: Nghệ thuật thể hiện đặc sắc trong tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá 3 Phần kết luận Thƣ mục tài liệu... thật, hồn nhiên, mộc mạc của tâm hồn con người dân tộc và dịu dàng, man mác chất thơ 1.2 Con ngƣời miền núi qua tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá 1.2.1 Cuộc sống và con người miền núi trên cao nguyên đá Đồng VănHà Giang hùng vĩ Nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, Cao nguyên đá Đồng Văn trải rộng trên bốn huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang gồm Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn Cách trung tâm thành... đất của mình ”[21] Tập truyện ngắn gồm 21 tác phẩm chủ yếu viết về chủ đề miền núi và nông thôn, bao gồm cả những truyện ngắn đã được nhiều người biết đến như: Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Ngải đắng ở trên núi, Sau những mùa trăng Những truyện ngắn xoay quanh đề tài tình yêu, hôn nhân, quan hệ gia đình của những con người sống trên những bản làng nơi rừng núi mù sương Đó là nỗi lòng của những người con. .. sáng tạo văn học của chị Đó có thể là cảm hứng cảm thương, văn phong thuần hậu đậm chất miền núi Tuy vậy, qua những bài viết đó có thể thấy một vấn đề là khía cạnh giá trị văn hoá và cuộc sống con người miền núi trong tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thuý tuy đã được đề cập tới nhưng chưa được chú trọng khai thác một cách hệ thống Do thế, luận văn của chúng tôi muốn tập trung khai thác,... quát của các quan hệ người với người, của con người với xã hội và với tự nhiên Sức sống đi liền với khát vọng vươn tới cái thiện, cái đẹp, tính nhân văn của cuộc sống Trong mỗi cá nhân đối với dân tộc mình, ai cũng mang trong lòng một tình yêu, một lòng tự hào với nơi trôn rau cắt rốn Người Mông, người Tày trong tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thúy cũng vậy Những người đàn ông... thành quá khứ, và đúng như Đỗ Bích Thúy đã viết, “bởi cuộc đời thì dài, âu lo thì lớn, khát vọng thì xa nên cái khoảnh khắc ấy mới quý giá và ý nghĩa biết nhường nào” [28].Hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số trong tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thúy có ý nghĩa hết sức đặc biệt trong mảng đề tài viết về miền núi của nhà văn Thông qua cuộc đời, số phận của họ, Đỗ Bích Thúy đã tái... đề này để góp một cái nhìn toàn diện hơn về những đóng góp của nhà văn trẻ Đỗ Bích Thuý trong mảng văn học về đề tài miền núi của văn học đương đại 4 Phạm vi nghiên cứu 21 truyện ngắn trong tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (Nxb Công an nhân dân, H.2005) của nhà văn Đỗ Bích Thuý 5 Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp và phê bình tác phẩm - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương... nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang hùng vĩ bởi người phụ nữ luôn là người gìn giữ được những nét văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của dân tộc mình qua những phong tục, tập quán, qua lời ca, tiếng hát, bằng chính cuộc đời và số phận của họ Tiếng đàn môi sau bờ rào đá là một tác phẩm tiêu biểu và đặc sắc nhất trong các tác phẩm về đề tài miền núi trong mười năm trở lại đây Tác phẩm là kết quả của sự gắn bó và tình... ngòi bút Đỗ Bích Thúy vẫn như muốn nâng đỡ những con người lầm lạc Tình cảm gắn bó tha thiết với vùng đất này đã tạo nên cách nhìn ấy, bút pháp ấy của Đỗ Bích Thúy Tìm hiểu tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thuý, người đọc được tiếp xúc với những bức tranh thiên nhiên, con người và cuộc sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi cao phía Bắc Cuộc sống nơi đây mang đậm chất . Chƣơng 1. CON NGƢỜI MIỀN NÚI QUA TẬP TRUYỆN NGẮN TIẾNG ĐÀN MÔI SAU BỜ RÀO ĐÁ CỦA ĐỖ BÍCH THUÝ 9 1.1 Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thuý - một tác phẩm tiêu biểu và đặc sắc về miền núi. . Chƣơng 1 CON NGƢỜI MIỀN NÚI QUA TẬP TRUYỆN NGẮN TIẾNG ĐÀN MÔI SAU BỜ RÀO ĐÁ CỦA ĐỖ BÍCH THUÝ 1.1 Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thuý - một tác phẩm tiêu biểu và đặc sắc về miền núi. . núi. 9 1.1.1 Vài nét về tác giả Đỗ Bích Thuý 9 1.1.2. Khái quát tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá 11 1.2. Con người miền núi qua tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá. 14 1.2.1.