Theo chúng tôi, nét tinh tế nhất và cũng là điểm nhìn văn hóa nổi bật hơn cả trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy là những phát hiện cũng như khả năng vận dụng thành thạo của nhà văn về mặt ngôn ngữ của những người dân tộc thiểu số - đối tượng chị tập trung khắc họa. Ngôn ngữ như một phương tiện nghệ thuật quan trọng thể hiện bản sắc văn hoá và con người miền núi. Ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số có thể khác nhau nhưng thường gặp nhau ở điểm chung là: ngôn ngữ phản ánh những nét văn hóa, tập tục của dân tộc, ngôn ngữ biểu hiện của kiểu tư duy mang tính hình tượng, lối nói đầy hình ảnh.
Có thể nhận thấy, ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy là ngôn ngữ phản ánh và cô đọng những nét văn hóa, tập tục của người dân tộc. Ở truyện ngắn Gió không ngừng thổi, ngôn ngữ đã khắc họa một cách xúc động tâm trạng nhân vật Kía với những dằn vặt, day dứt khi mơ hồ nghĩ về đứa con Kía không mong muốn nhưng vẫn phải sinh ra: “Hàng ngày Kía sẽ phải nhìn thấy nó, đối diện với nó, ôm ấp nó, trời ôi, thế thì có tội lớn quá, thế thì có chết khô bảy lần, chết ướt mười lần cũng không gột rửa hết”. Rõ ràng đây là cách nói của người dân tộc thiểu số bởi người Kinh, nếu trong hoàn cảnh tương tự có cùng suy nghĩ hẳn sẽ nói khác, có thể là “thế thì có chết đi trăm lần, nghìn lần cũng không hết tội” chẳng hạn. Hay như trong truyện Mặt trời lên quả còn rơi xuống, khi nhân vật Dân có những phút xao lòng với một cô gái khác, người mẹ của Dân đã nói: “Chua cũng là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dân à, không nói thì cũng phải tự biết chứ. Cả họ chỉ còn nhìn vào mày thôi,
nhổ nước bọt phải nhìn vào chỗ trống. Nhớ chưa!”… Gà gáy te te, mẹ bảo
“Vào mà ngủ một tý đi. Chăn nhà mình có rận thì cũng phải đắp, đắp chăn nhà người khác là thành người nhà họ, chết đi thành con ma đói ma rét nhà họ, thế là sướng hay khổ?” “Thôi mà, ềm nói lâu thế!” “Lâu thế vẫn chưa đủ đâu. Tao còn nói đến khi nào mày rửa sạch hai bàn tay, rửa sạch hai con mắt,
rửa sạch cả cái bụng uống đầy rượu lạ thì thôi”. Như nhiều dân tộc khác,
người Mông theo chế độ hôn nhân một vợ, một chồng và quan niệm cái đẹp lứa đôi là khỏe mạnh, chăm chỉ. Người phụ nữ khi lấy chồng là toàn tâm, toàn ý theo nhà chồng. Người mẹ trong truyện ngắn này cũng giống như bao nhiêu bà mẹ Việt Nam khác, để bảo vệ hạnh phúc của con, bà khuyên răn con mình khi thấy con bắt đầu có những suy nghĩ sai lạc. Nhưng ngôn ngữ của bà mang đặc trưng ngôn ngữ của người miền núi: giàu hình ảnh, thể hiện sáng rõ văn hóa ứng xử trong gia đình người dân tộc thiểu số. Bà mẹ người miền núi nói “Cả họ chỉ còn nhìn vào mày thôi, nhổ nước bọt phải nhìn vào chỗ trống”. Cũng ở trường hợp như vậy, bà mẹ người Kinh có thể nói “làm gì cũng phải nghĩ trước, nghĩ sau”. Giống ý mà khác lời, chân dung và văn hóa của bà mẹ miền núi sáng lên qua lối diễn đạt và từ ngữ đặc trưng. Hay như trong truyện Sau những mùa trăng, người chị dâu sau khi chồng chết còn rất trẻ, xinh đẹp nhưng phải kìm nén không dám nghĩ đến hạnh phúc riêng của mình. Người Mông quan niệm, con gái đã bị người ta dùng gà trống làm lễ nhập nhà (đã trở thành ma nhà người) thì phải nhất nhất một lòng với nhà chồng. Điều này có thể nhận thấy trong đoạn nói chuyện của bà mẹ chồng với em chú và con trai. “Chị à, con dâu càng ngày càng đẹp ra đấy, khéo mà giữ kẻo mang tiếng họ Bàn.” “Chú nói gì? Nó đi đâu mà phải giữ. Đi từ nhà lên nương, từ nương về nhà, mặt chỉ biết cúi xuống nhìn lối đi…” “Chị không biết rồi…” “Biết cái gì?” “Người già mà ngủ say được thế sao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chị dâu? Ngủ say quá nên không nghe đêm trăng nào cũng có đứa đến gần nhà thổi khèn lá. Đứa ấy gọi ai? Gọi cái Mí chín, mười tuổi à? Con gái có chồng, cái bụng mà không nghĩ lung tung thì má không như hoa đào thế đâu.”… Chú Phin về rồi, mẹ bảo tôi: “Mày mới về, nghe chú nói, biết thế, đừng nghĩ xấu cho nó.” “Mẹ thì nghĩ thế nào?” “Tao làm dâu họ Bàn, nó cũng là dâu họ Bàn, chết đi làm ma họ Bàn. Muốn gì cũng không được đâu.” Cũng chính từ quan niệm như vậy mà người phụ nữ Mông chịu rất nhiều thiệt thòi, không chỉ trong xã hội cũ mà ngay cả trong xã hội hiện đại.
Trong giao tiếp, người dân tộc thiểu số chú trọng đến nghĩa sự việc chứ ít chú ý (hoặc không chú ý) đến vai giao tiếp, còn vai giao tiếp được ngầm hiểu. Cách nói của họ có thể làm người miền xuôi thấy lạ, dù rất yêu thương, rất tình cảm họ cũng thường nói trống không (vai giao tiếp đã được ngầm hiểu), cách xưng hô cũng khác, không xưng hô anh, em như người miền xuôi. Có thể xưng tên hoặc “mày, tao” ví như trong đoạn hội thoại giữa Mai và Chứ trong tác phẩm Cạnh bếp có cái muôi gỗ.
“Nghỉ đông năm ấy, chúng tôi từ trường nội trú về nhà. Có người đến hỏi xin Mai làm dâu. Chiều hôm trước, đuổi bò qua thung lũng, gặp tôi Mai bảo:
- Tao sắp lấy chồng rồi. Bỏ học thôi… - Không tiếc à?
- Tiếc chứ, nhưng nhà không có người làm, phải lấy nó về mang bò lên nương…
Mai dắt bò quay đi một đoạn, ngoái lại, mắt ầng ậng nước, ngập ngừng:
- Chứ à, sao không bảo bố mẹ sang nhà tao?”
Hay như trong truyện Vết chân ngựa trên đường mòn, đoạn đối thoại giữa cô giáo và người đàn ông dân tộc, bố của học sinh tên Sài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“- Trong nhà còn nhiều ngô, nhiều thóc không bác Sài? - Nhiều. Có mấy con lợn to mổ được rồi, cả đàn dê nữa. - Thế thì ăn Tết vui rồi, bác nhỉ.
- Ừm, Tết mà. Trẻ con thích lắm đấy. Cô giáo à… - Gì thế bác?
- Còn ở Sủng Thài lâu không?
- Lâu chứ. Mới được mấy năm thôi mà. - Có ở hẳn được không?
- Ở làm sao được. Sủng Thài không có chỗ cho người Kinh đâu. - Muốn ở thì được thôi mà.
- Thật thế à?
- Thật. Muốn thì được thôi”
Thông qua việc tìm hiểu cách dùng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số, người đọc có thể khám phá được những nét riêng mang đậm bản sắc văn hóa. Như trong truyện Mần tang mọc trong thung lũng, khi Liêu xin bà cô cho mấy chị em đi chơi chợ, bà cô hỏi đi chợ làm gì, Liêu bảo muốn đi để xem người bản khác mua gì bán gì và xem họ ăn tết có giống mình không thì bà cô bảo: “Kệ người ta. Bếp nhà mình cháy ở nhà mình, bếp nhà họ cháy
trong nhà họ…” Với người dân tộc thiểu số ở Tả Gia, cái bếp là linh hồn
riêng của mỗi nhà, không bao giờ được để ngọn lửa trong bếp tắt lụi và có thể nói, bếp chính là biểu tượng của một cuộc sống vẫn đang tiếp diễn dưới mỗi mái nhà. Trong khi đó, cũng với ý câu này, người Kinh thường nói: “Kệ người ta, đèn nhà ai nhà ấy rạng”. Đây chính là nét khác biệt trong cách dùng ngôn ngữ của người thiểu số.
Tìm hiểu ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm Đỗ Bích Thúy ta thấy, ngôn ngữ được sử dụng là biểu hiện rõ rệt của kiểu tư duy mang tính hình tượng, lối nói đầy hình ảnh. Trong truyện ngắn Cái ngưỡng cửa cao, khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sương từ biệt Sính để trở về vùng xuôi, Sính vô cùng đau khổ. Anh tự dằn vặt mình không thể làm gì để giữ được chân Sương ở lại. Sính nghĩ về sự ra đi của Sương giống như một người leo dốc, “leo dốc thì khó chứ xuống dốc thì dễ lắm”. Trong tư duy của người dân tộc thiểu số, một lựa chọn, một quyết định khó khăn trong cuộc đời được biểu đạt bằng hành động cụ thể, và những hành động đó cũng gắn liền với các trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của họ. Có một điều ta dễ nhận thấy, các nhân vật trong truyện của Đỗ Bích Thúy không nói nhiều, và khi nói, họ cũng thường nói rất ngắn, rất cô đọng, nội dung chuyển tải trong ngôn ngữ vì thế cũng dồn nén hơn nhiều. Tận dụng sự kiệm lời, dồn nén ngoài đời, văn Đỗ Bích Thúy có dịp tạo nên sự dồn nén, đầy ẩn ngữ trong ngôn ngữ văn chương. Chẳng hạn như đoạn bố của Pao từ chối các ông chú không lấy vợ hai khi mẹ Pao gầy yếu, không sinh được con trai cho nhà chồng trong truyện ngắn Ngoài cửa trời chưa sáng: “Không nói nhiều nữa, không nói nữa. Nhé! Các ông chú à, cháu đứng chỗ thấp, chỗ cao cũng như nhau cả thôi, không xếp lại nữa. Việc làng việc họ cần đến đâu, cháu làm được thì làm, không làm ngay được thì để sau này anh em thằng Sinh, thằng Sính làm. Cây nhà mình đang héo, lòng dạ nào đi
tìm cây khác…” Từ những ví dụ nhỏ này có thể thấy, Đỗ Bích Thúy rất có ý
thức trong việc khai thác và vận dụng lời ăn tiếng nói của đồng bào dân tộc thiểu số. Và ngay trong quá trình vận dụng, chị luôn tìm tòi và khám phá những cách thể hiện khác nhau để người đọc không cảm thấy sáo mòn, công thức mà luôn nhận thấy sự sinh động, tươi tắn, hợp với hoàn cảnh và tính cách của từng nhân vật.
Trong truyện ngắn Con dê bốn mắt, ở đoạn bà mối do nhà vợ chồng Dấn nhờ đến nhà Thào Chá Cáy để hỏi cưới con gái của hai vợ chồng này cho con trai họ, Đỗ Bích Thúy viết:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“Bà mối đến nhà Thào Chá Cáy. Hai vợ chồng Cáy đang ngồi tẽ ngô giống. Thấy bà mối vào, lẳng lặng đứng dậy, không nói không rằng. Bà mối ậm ừ lấy giọng:
- Ông Cáy bà Cáy à, nhà ông Dấn túng bấn quá không biết nhờ vả đâu, nay nhờ tôi đến nói với ông chia cho ít thóc giống.
Ông Cáy:
- Thóc thì có đấy nhưng không được tốt lắm, gieo nó xuống còn phải mất công chăm bón nhiều, không dám chia cho nhà ấy đâu.
Bà mối:
- Hạt giống chưa tốt nhưng có mảnh đất tốt, có tấm lòng rộng rãi thì không sợ gì mất mùa ông ạ.
Bà Cáy:
- Không dám đâu, không dám đâu. Nhờ bà về nói hộ, núi ấy cao quá, nhà này không trèo được.
Bà mối cầm chén nước, uống ực:
- Thế là ông bà chê rồi, tôi về vậy. Nhưng tại sao chứ, chê thằng Dí bé quá hay là…”
Rõ ràng nếu chỉ tách riêng đoạn này ra trong tổng thể truyện thì ai cũng tưởng họ đang nói chuyện vay mượn thóc giống nào đó, nhưng cuối cùng, sau một hồi “thương thuyết” thì vấn đề lại là chuyện hỏi cưới vợ cho con trai nhà Dấn. Các nhân vật tham gia đối thoại không nói trực diện vào vấn đề mà chỉ bóng gió đề cập nhưng cả hai phía đều hiểu rõ ý nhau. Nét tinh tế trong đối thoại đó đã được Đỗ Bích Thúy ghi lại. Hay như khi nói về việc đàn ông đi ở rể theo suy nghĩ của người dân tộc thiểu số trong truyện ngắn Cạnh bếp có cái muôi gỗ, chị viết: “Đứa con trai nào nhà nghèo, không đủ bạc trắng mang vợ về là phải đi ở rể. Thằng đàn ông ở rể khổ hơn đứa đàn bà đi làm dâu nhiều. Trong nhà không dám nói to, ra đường không dám
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngẩng mặt nhìn hàng xóm”. Một lần nữa trong truyện ngắn Ngoài cửa trời
chưa sáng cách nói đó lại được vận dụng, “Thằng đàn ông đến nhà vợ ở rể
giống như con chó cụt đuôi, ra đường không dám nhìn ai”. Từ hai ví dụ trên ta thấy, Đỗ Bích Thúy đã tạo được sự thống nhất về ngôn ngữ trong hệ thống các tác phẩm của chị.
Có thể nói, ngôn ngữ chính là một trong những biểu hiện đặc sắc nhất của văn hóa mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Thông qua ngôn ngữ, ta hiểu được tâm lý con người, hiểu được phong tục, tập quán, hiểu được cách tư duy, nhìn nhận cuộc sống của con người ở mỗi vùng miền. Và rõ ràng, Đỗ Bích Thúy đã khai thác rất sâu và chắt lọc đặc điểm này để thông qua đó, người đọc dù chưa một lần đến Hà Giang, chưa một lần tiếp xúc với những đồng bào dân tộc Mông, Tày nơi đây vẫn có thể hiểu phần nào những nét tính cách riêng của họ thông qua việc cảm nhận ngôn ngữ của các dân tộc này trong tác phẩm của chị.