Nghiên cứu tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ

Một phần của tài liệu văn hoá và con người miền núi qua tập truyện tiếng đàn môi sau bờ rào đá của đỗ bích thúy (Trang 39 - 80)

Đỗ Bích Thuý từ góc độ văn hoá

Trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại, theo quan sát và tìm hiểu của chúng tôi, có thể nhận thấy dường như qua mỗi thời kỳ lịch sử đều có những nhà văn đi vào khai thác những nét đẹp, những giá trị bền vững của văn hóa thông qua các tác phẩm văn học. Có thể kể đến như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tô Hoài, Sơn Nam, Hoàng Phủ Ngọc Tường v.v.

Với Thạch Lam, trong số không nhiều những tác phẩm để lại của ông, có thể tìm thấy xu hướng tìm tòi, ngợi ca những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc thể hiện rất rõ trong tập Hà Nội băm sáu phố phường (Nxb Văn nghệ, TP.HCM, Sài Gòn, 2000). Đọc tác phẩm của ông có thể thấy, trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như trong văn chương, Thạch Lam luôn thể hiện tình yêu, sự trân trọng với các giá trị văn hóa dân tộc, với các nét phong tục tập quán trong đời sống người Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng. Cùng với Thạch Lam, Nguyễn Tuân cũng là một trong những nhà văn thiết tha với các giá trị văn hóa dân tộc. Những trang viết của ông, dù là viết về những ngày tháng đã qua của dân tộc trong Vang bóng một thời

hay khi viết về những đổi thay của cuộc sống trong giai đoạn miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong Tờ hoa, Sông Đà ta luôn cảm nhận được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình ảnh một người luôn khao khát tìm tòi những giá trị văn hóa ẩn tàng và tìm cách lưu giữ qua thời gian bằng một vốn từ ngữ hết sức phong phú. Văn Nguyễn Tuân luôn ám ảnh người đọc bởi chất văn hóa rất đỗi đậm đà, sâu xa tới mức người đọc luôn muốn dừng ở mỗi câu, mỗi chữ mà ngẫm, mà nghĩ để rồi chợt òa lên một niềm thích thú, bất ngờ. Nguyễn Tuân luôn luôn khao khát đổi mới, làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt và qua đó lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Bên cạnh Thạch Lam, Nguyễn Tuân có thể kể đến Tô Hoài, một nhà văn đã gặt hái được khá nhiều thành tựu với các tác phẩm viết về đề tài miền núi và nông thôn ven đô. Trong đó với mảng đề tài miền núi có thể kể đến

Truyện Tây Bắc. Với bộ ba tác phẩm Cứu đất cứu mường, Mường Giơn, Vợ

chồng A Phủ, Tô Hoài đã đưa người đọc đến một vùng đất mới, ở đó có

những phong tục, tục lệ đậm chất vùng miền, mang đậm màu sắc riêng của miền núi. Tác giả Vân Thanh trong bài Sáng tác của Tô Hoài đã nhận xét, “Thành công của Truyện Tây Bắc còn là ở sự miêu tả những khung cảnh mang đậm màu sắc riêng của miền núi. Tô Hoài am hiểu sâu và kể lại khá thành công những chuyện sinh hoạt như tục lệ đi ở cuông, đi ở rể, chơi hang, tắm suối nước nóng, cưới vợ hoặc những cảnh sinh hoạt vui chơi như chơi xuân, đánh pao, thổi sáo, thổi khèn. Tất cả những khung cảnh sinh hoạt đó có tác dụng làm nền cho tính cách nhân vật và đem lại cảm giác chân thật, tin cậy” [15]. Những dẫn giải trên của chúng tôi muốn nhằm tới một mục tiêu mà luận văn nhắm tới: đó là tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ văn hóa như một sự khám phá theo cả chiều rộng và chiều sâu của các giá trị văn học. Với tác phẩm của Đỗ Bích Thúy về miền núi, điều này càng trở nên cần thiết và gợi mở nhiều điều. Bởi những giá trị văn hóa các dân tộc miền núi từng được khơi mở, khai thác qua những nhà văn lớp trước, cho đến Đỗ Bích Thúy, đang hiện ra với nhiều điều mới mẻ, khác lạ thông qua một cái nhìn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện đại của một cây bút trẻ, giàu nữ tính. Nếu như các nhà văn đi trước như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tô Hoài.v.v đã được biết đến như là những nhà văn tiêu biểu hướng ngòi bút của mình đi tìm những giá trị ẩn chìm phía sâu trong văn hóa thì Đỗ Bích Thúy được biết đến là một nhà văn trẻ tiếp tục khai thác mảng đề tài viết về miền núi. Trong sáng tác của chị, chất văn hóa vùng miền thấm đẫm trong các trang văn. Hai mươi mốt truyện ngắn trong tập sách này của Đỗ Bích Thúy không phải là những mối tình hiện đại thời internet, cũng không phải là những lát cắt chuyển tải ngổn ngang bức xúc nóng bỏng mà xã hội hiện đại quan tâm. Với một giọng điệu nhẹ nhàng, với những câu văn giản dị mà thật đẹp, Đỗ Bích Thúy qua tập truyện ngắn của mình đã cho người đọc trở về với thiên nhiên, con người vùng núi cao phía Bắc thật đẹp, trân trọng và khác biệt. Nói như nhà văn Trung Trung Đỉnh “Đỗ Bích Thuý có khả năng viết truyện về cảnh sinh hoạt truyền thống của người miền cao một cách tài tình. Không truyện nào là không kể về cách sống, lối sinh hoạt, nết ăn nết ở và cả cảnh sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán. Truyện nào cũng hay cũng mới, cũng lạ mặc dù tác giả không hề cố ý đưa vào những chi tiết lạ. Thế mà đọc đến đâu ta cũng sững sờ và bị chinh phục bởi những chi tiết rất đặc sắc chỉ người miền cao mới có” [23] Có thể nhận thấy trong tác phẩm của chị, văn hóa miền núi như một nội dung thậm chí là một nội dung quan trọng để làm rõ được hiện thực con người miền núi. Những nét văn hóa đậm đà trong tác phẩm của chị đã tạo ra một không gian, bối cảnh cho câu chuyện chị kể, khiến người đọc cảm nhận sâu sắc hơn những điều người viết định nói. Giữa một không gian đầy đá núi, bảng lảng sương với tiếng gà gáy tách te, tiếng đàn môi da diết và những bụi mần tang mọc đầy trong thung lũng, hẳn là người đọc sẽ cảm nhận được rõ hơn nỗi buồn tủi đến cùng cực của thân phận những cô gái vùng cao khi tình yêu và hạnh phúc không trọn vẹn. Đỗ Bích Thúy yêu mảnh đất Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giang với những ngày hội làng rực sắc quả còn, với tiếng đàn môi dặt dìu, tha thiết, với điệu hát gầu plềnh mê đắm, với hình ảnh những người phụ nữ dân tộc thiểu số thầm lặng, nhẫn nhịn, với những đêm cá nổi ẩn hiện tâm trí tuổi ấu thơ…Nghĩ về quê hương, Đỗ Bích Thúy luôn trăn trở trước những biến động không thể tránh khỏi và đã dẫn đến biết bao thay đổi ở vùng đất nơi chị hằng gắn bó. Cuộc sống người dân đã khấm khá hơn nhưng lề thói, hủ tục đâu đó vẫn còn, người phụ nữ dân tộc thiểu số vẫn còn quá nhiều thiệt thòi, kham khổ. Sự gắn bó với vùng đất, con người nơi mảnh đất địa đầu tổ quốc đã được Đỗ Bích Thúy thể hiện rất phong phú trên nhiều phương diện tác phẩm của chị và ở một chừng mực nào đó, theo chúng tôi, nó thực sự đậm đà tâm sự cá nhân. Có phải chính điều này, hơn ở đâu hết, tạo nên một sự ám ảnh da diết sau những trang văn?

Tiếp cận tác phẩm của Đỗ Bích Thúy từ góc độ văn hóa sẽ giúp chúng ta không chỉ khai thác được đầy đủ các giá trị văn học trong các tác phẩm của chị mà từ đó còn lý giải được một vấn đề: Các giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền đã tạo nên sức sống cho văn chương như thế nào, đồng thời cũng chất văn hóa đó đã tạo dựng thành công cho tác giả ra sao? Tiếp cận tác phẩm từ góc độ văn hóa tạo nên một màu sắc riêng từ đó có thể nhận thấy văn hóa vừa như là một nội dung, vừa như là một phương tiện nghệ thuật để thể hiện chính nội dung ấy.

2.2. Những nét văn hoá đặc sắc của ngƣời dân tộc Mông, Tày ở Hà Giang trong tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá.

2.2.1. Đặc điểm văn hoá Mông, Tày

Dân tộc Tày là một cộng đồng người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở nước ta, với gần 1.5 triệu người, chiếm khoảng gần 2% dân số cả nước. Dân tộc Tày là cư dân bản địa sống tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn…Dân số tuy đông và cư trú trên một địa bàn rộng, bao gồm nhiều tỉnh trong cả nước nhưng dân tộc Tày là một cộng đồng tộc người khá thuần nhất về các mặt, có ý thức rõ rệt về dân tộc của mình. Dù ở Hà Giang, Tuyên Quang hay Thái nguyên, Cao Bằng…, họ đều thống nhất tên tự gọi tộc danh Tày và tên đó đã trở thành tên gọi chính thức của dân tộc từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công đến nay.

Người Mông là một dân tộc có truyền thống văn hóa độc đáo, có bề dày lịch sử hàng nghìn năm trước đây và trên 300 năm sau khi từ Trung Quốc sang định cư ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, với số dân cư trú gần 800 nghìn người, tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu.

Ở Hà Giang, dân tộc Mông, Tày chiếm số lượng lớn về dân số toàn tỉnh. Dân tộc Mông chiếm 30,75%, dân tộc Tày chiếm 25% dân số. Người Mông cư trú chủ yếu ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ. Người Tày tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê. Mặc dù sinh sống ở những vùng khác nhau nhưng người Mông, Tày ở Hà Giang đều có những nét đặc sắc về văn hóa riêng của dân tộc mình.

Với tiến trình lịch sử lâu đời của mình, dân tộc Tày không những góp phần quan trọng vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước mà còn sớm hình thành một nền văn hóa riêng, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Đồng bào Tày thường sống trong khu vực có hệ thống núi non hiểm trở bên tả ngạn sông Hồng. Cư dân vùng này chủ yếu là người Tày, người Nùng với trang phục tương đối giản dị, với lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) nổi tiếng, với hệ thống chữ Nôm Tày được xây dựng trong giai đoạn cận đại. Trong quá trình sinh sống từ thời xa xưa, người Tày đã biết trồng lúa như các dân tộc khác để sinh sống. Để phục vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cuộc sống, phục vụ cho việc may mặc, người Tày đã biết trồng cây bông, biết làm khung cửi để dệt vải, sau đó đem chàm về nhuộm, tự khâu thành trang phục. Cư dân ở đây đã biết thuần dưỡng trâu để phục vụ sản xuất. Chính vì vậy hình đầu trâu được treo trong nhà, rồi trong lễ hội lồng tồng con trâu được dùng làm vật tế lễ. Điều này thể hiện tín ngưỡng của người Tày đối với con vật sống gần gũi và có ích trong đời sống của người lao động. Theo quan niệm của giáo sư Trần văn Giàu thì “dân tộc” là “những cộng đồng người được hình thành trong quá trình lịch sử, trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế, văn hóa, đặc biệt là truyền thống văn hóa” [4]. Người Tày cũng vậy, họ thường sống quần tụ thành từng bản ở chân núi, cạnh cánh đồng hay ven sông, suối. Tên bản thường được gọi theo tên đồng ruộng. Với lịch sử lâu đời của mình, trải qua quá trình đấu tranh và lao động sáng tạo không ngừng, người Tày đã tạo nên một nền văn hóa với bản sắc dân tộc rất độc đáo với những phong tục, tập quán, nghi lễ, trang phục, nhà ở, các hình thức tín ngưỡng dân gian khác…

Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dân tộc Mông còn giữ nhiều bản sắc văn hoá rất riêng và độc đáo trong kho tàng văn hóa chung của các dân tộc. Các giá trị văn hóa được thể hiện trong kiến trúc ngôi nhà truyền thống, trang phục truyền thống, đồ dùng sinh hoạt, ăn uống, quan hệ làng bản, gia đình, dòng họ, phong tục, tập quán, nghi lễ…Địa hình cư trú của người Mông đã ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc nhà ở của dân tộc này. Với môi trường sống trên các sườn núi cao, khí hậu lạnh, khắc nghiệt… thì ngôi nhà chình tường bằng đất, lợp ngói hay tranh là phù hợp nhất, vừa giữ ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, vừa chống được kẻ gian, thú dữ. Trang phục cổ truyền của người Mông thì muôn hình, muôn vẻ nhưng nét chung là hầu hết đều làm từ vải lanh; y phục nữ giới rất giàu màu sắc, y phục nam giới đơn giản, hầu hết họ đều mặc quần, áo ngắn, thắt lưng và khăn đội đầu. Tuy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sống trong hoàn cảnh sản xuất canh tác khó khăn, không ổn định nhưng đồng bào Mông vẫn cư trú theo bản làng, mỗi bản làng có phạm vi cư trú và đất đai làm ăn riêng. Dân cư trong mỗi bản làng thuộc nhiều dòng họ, trong đó thường có một họ đông hơn và cũng có khi chỉ có một họ. Với tính cách mộc mạc, chân chất, nói ít làm nhiều, người Mông rất coi trọng tín nghĩa và tình cảm cộng đồng. Với người Mông, tất cả những biểu hiện sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần đều xoay quanh mối quan hệ gia đình, dòng họ và làng bản, trong đó quan trọng nhất phải kể đến quan hệ dòng họ. Dòng họ- chỉ quan hệ dòng máu, nó đóng vai trò liên kết các cá nhân với cộng đồng vừa cụ thể, vừa chặt chẽ. Các thành viên trong dòng họ giúp đỡ nhau rất tích cực và mang tính tự giác cao.

Cũng như các dân tộc khác, người Mông rất coi trọng mối quan hệ gia đình. Gia đình chính là cái nôi hình thành và phát triển văn hóa truyền thống, bởi vậy muốn tìm hiểu văn hóa Mông cần tìm hiểu về gia đình người Mông. Gia đình người Mông mang tính phụ quyền cao, người đàn ông, con trai được quý trọng. Họ luôn đảm nhiệm các công việc quan trọng như cúng tổ tiên, thay mặt gia đình trong các việc làng, xóm nhất là những ứng xử theo phong tục. Để trở thành người đàn ông thực sự, người con trai Mông phải lấy vợ sinh con đầu lòng và được làm lễ đặt tên đệm mới được coi là người đã trưởng thành. Về vai trò của người phụ nữ Mông trong gia đình, xã hội xưa quan niệm “con dâu chết con dâu nằm trong buồng, con trai chết cả nhà tan hết luôn” nên phụ nữ Mông phải chịu rất nhiều thiệt thòi, phải làm lụng vất vả nhưng lại không có quyền hành trong gia đình. Như một đơn vị kinh tế, sự phân công lao động trong gia đình người Mông rất chặt chẽ theo giới tính và lứa tuổi. Trong mùa làm nương rẫy, mọi người kể cả con trẻ đều phải tham gia. Bên cạnh đó, gia đình người Mông còn là môi trường trao truyền và phát triển văn hóa. Từ lọt lòng mẹ các em bé đã được tiếp xúc với tiếng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hát ru, lớn hơn một chút là chơi hát đồng dao. Các em gái được các mẹ, các chị dạy se lanh, dệt vải, may váy, in váy, thêu thùa, hát dân ca. Các em trai được cha và anh dạy bắn tên, bắn nỏ, thổi khèn, thổi sáo. Mỗi thành viên đều tự học các nếp ứng xử thông qua chính các mối quan hệ trong gia đình.

Lịch sử dân tộc và điều kiện sống đã sản sinh ra một nền văn hóa dân gian Mông khá độc đáo, mang đậm dấu ấn miền núi cao vừa khắc nghiệt,

Một phần của tài liệu văn hoá và con người miền núi qua tập truyện tiếng đàn môi sau bờ rào đá của đỗ bích thúy (Trang 39 - 80)