Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu chất thơ

Một phần của tài liệu văn hoá và con người miền núi qua tập truyện tiếng đàn môi sau bờ rào đá của đỗ bích thúy (Trang 66 - 80)

Như đã biết, văn học phản ánh hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật. Trong cấu trúc của hình tượng thì cấp độ hình ảnh ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên để tạo nên bức tranh vừa khái quát, vừa cụ thể của hình tượng. Mỗi dân tộc do điều kiện sống khác nhau, có nền văn hóa khác nhau nên màu sắc dân tộc cũng luôn được biểu hiện một cách khác nhau (ở phương diện hình ảnh, ngôn ngữ…). Trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy chúng tôi cho rằng, ngôn ngữ tác phẩm của chị ngoài mang đậm bản sắc văn hóa còn rất giàu hình ảnh, giàu chất thơ.

Có thể thấy điều này trong truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá – tác phẩm đã được đạo diễn Ngô Quang Hải chuyển thể thành tác phẩm điện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

như từ trong tâm trí hiện rõ mồn một tất cả những cảnh sắc, âm thanh mà nhà văn thể hiện bằng ngôn ngữ trên trang viết. Có thể nói, đôi khi trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy, ta bắt gặp lối viết văn bằng tư duy điện ảnh, tư duy của khuôn hình. Đây là những dòng kết tác phẩm Tiếng đàn môi sau bờ rào đá: “May bíu lấy gốc lê, cố thở thật khẽ. Ánh trăng cuối tuần mờ quá. Gió lạnh từ trong khe núi ào ra, mấy chiếc lá lê già còn sót lại rụng nốt, quệt vào bờ rào đá lạt sạt…” Một khung cảnh vừa tĩnh lại vừa động như lòng người: người mẹ già bâng khuâng với kỷ niệm thời son trẻ còn May, lần đầu tiên cảm nhận hết nỗi lòng của mẹ già khi bắt đầu bước vào tuổi biết yêu. Cả ánh trăng, cả hơi thở đều như muốn lặng đi nhưng gió thì vẫn ào ra từ khe núi, lá cây lê thì vẫn rụng tao tác như không muốn để yên, cảnh đó, người đó tự nhiên hài hòa một cách kỳ lạ.

Cũng gần với cách miêu tả của đoạn này là đoạn cuối truyện Gió

không ngừng thổi: “Trong lúc ấy, ở trong buồng, bà Kía lặng lẽ kéo chăn lên

ngang mặt, nhắm chặt mắt và thở thật chậm. Gió vẫn đang rít bên ngoài, những mảnh vỏ ngô bị cuốn lên, đập cả vào tường nhà lẹt xẹt”. Vẫn là sự kết hợp của cảm giác con người, của âm thanh thiên nhiên, trời đất, của những khoảnh khắc tâm trạng.

Viết về vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên vùng núi cao, Đỗ Bích Thúy vẫn trung thành với lối văn viết giàu hình ảnh, giàu sức gợi. Trong truyện ngắn Cạnh bếp có cái muôi gỗ, chị viết: “Từ đây không nhìn thấy bản tôi. Phải đi mười một khúc đường vòng như trước mặt mới về tới. Vừa đi vừa đếm ngược, đến vòng cua cuối cùng mới thấy được nhà trưởng bản nằm chon von trên cao lẫn trong sương mờ mờ xam xám. Mặt trời tắt là sương xuống, nhanh như chạy ra từ ống thổi. Sương che kín hết những đỉnh núi cao, nhìn không thấy từng mỏm tai mèo nhọn hoắt…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khắp vùng cực Bắc này, nhìn phía nào cũng chỉ thấy núi. Núi đá cao ngang mây trời, nhiều như sao trên dòng ngân hà, ngửa mặt đếm mỏi miệng, mỏi cổ không xuể”. Trong một đoạn văn, có cả hình ảnh con người, thiên nhiên đặc trưng của vùng núi cao phía Bắc. Không chỉ hùng vĩ, hoang sơ, thiên nhiên miền núi còn rất đẹp một vẻ đẹp của sự bình yên, ấm cúng “Nương lúa đã đổ rạp xuống ở phần “tan” xong. Mai kia khô rồi chỉ cần châm lửa đốt là sạch sẽ, trỉa luôn được vụ mới. Chiều chậm chạp đổ xuống từng vạt núi vàng sậm, cả những cánh rừng sồi, rừng dẻ mướt óng phía xa. Gió trườn trên những triền núi, từng cơn, từng cơn, cuốn theo mùi khói bếp từ những căn nhà bàng bạc, thấp thoáng phía bản người Phù Lá” (Ngải đắng ở trên núi)

Xin dẫn thêm một đoạn văn nữa cũng rất giàu sức gợi trong truyện ngắn Mần tang mọc trong thung lũng: “Rồi Nhi giằng mạnh tay Phủ, bỏ chạy lên nhà, tóc xổ tung, để mặc Phủ ngã quỵ giữa ngổn ngang ngô lúa. Cây đèn bão chao đảo mạnh trong gió rồi rơi xuống đất, tắt phụt”. Rất nhiều hành động, rất nhiều cử chỉ, sự việc dồn nén trong hai câu văn này như “giằng mạnh tay”, “bỏ chạy”, “tóc xổ tung”, “ngã quỵ”, “ngổn ngang”, “chao đảo”, “rơi” và “tắt phụt”. Ta có cảm tưởng một sự đảo nhanh của rất nhiều hình ảnh theo kỹ thuật phim, rất nhiều diễn biến trôi qua và người đọc chỉ cần nhắm mắt, hồi tưởng lại tất cả những chi tiết đó thì tự nhiên một thước phim sẽ hiện dần lên trong tâm trí họ.

Từ việc quan sát những đoạn văn này, chúng tôi nhận thấy, Đỗ Bích Thúy chỉ thường dùng nghệ thuật tả cảnh như thế này trong những đoạn chị muốn khắc họa tâm lý nhân vật. Và một điều thú vị là trong những đoạn như vậy, ta thường không mấy khi xác định được điểm nhìn là của nhân vật nào trong truyện. Có thể khẳng định rằng đây là một thế mạnh trong nghệ thuật viết văn của Đỗ Bích Thúy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3. Ngôn ngữ gắn liền với cách tƣ duy của ngƣời miền núi

Cùng với hai đặc điểm đã trình bày trên, chúng tôi nhận thấy trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy còn có một đặc điểm nữa làm nên cái duyên riêng của nhà văn: Đỗ Bích Thúy đã sử dụng ngôn ngữ đúng theo cách tư duy, lối nói của người miền núi – mộc mạc, giản dị, cụ thể, đặc biệt là lối nói so sánh, ví von giàu hình ảnh mang những nét riêng biệt của người dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc.

Trong một số truyện ngắn, Đỗ Bích Thúy viết về những người con của núi rừng rời làng bản về thành phố học tập, sinh sống. Những người luôn lo sợ thế hệ trẻ sẽ quên đi nơi mình sinh ra chính là những người cha, người mẹ. Bao lo âu, trăn trở của họ về bước đường đi của con mình được chị diễn tả thông qua những lời nói hết sức mộc mạc, giản dị, cụ thể nhưng lại rất giàu hàm ý. Người cha trong Đêm cá nổi nói với con trai mình khi anh trở về nhà đúng mùa cá chép đẻ trứng: “Po khó ngủ hở Po?” “Không. Tao đi ra sông.” “Làm gì cơ?” “Còn làm gì nữa. Đang mùa cá chép đẻ mà.” “A, Po đi lấy trứng về thả.” “Mày còn nhớ à. Tưởng cơm thịt Hà Nội làm mày quên rồi chứ. Con ơi! Mày là người của núi rừng…” Là người của núi rừng nên cách nói cũng mang đặc trưng của núi rừng, người mẹ trong Ngải đắng ở trên núi

nói với cô con gái “đã ra đi vì khát vọng của mình, đã giãy giụa ra khỏi những mịt mùng heo hút” khi cô trở về thăm nhà: “Mày lớn quá, tao không giữ nổi mày thật rồi. Núi rừng cao thế cũng không ngăn được bàn chân mày. Sau này tao chết đi rồi mày có trở lại Tả Choóng không? Mày lấy người thế nào làm chồng hở Din? Sao mày không đưa nó về để tao xem tay, xem mặt? Mày sợ nó khinh mày, khinh quê mày, phải không? Đời tao có khi không biết đến chén rượu của con rể lớn bé thế nào…”. Cách nói này lại một lần nữa ta bắt gặp trong truyện ngắn Sau những mùa trăng khi người con trai trở về và dự định đón mẹ, chị dâu và em gái xuống ở cùng với suy nghĩ “muốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mọi người ở bên mình, muốn mọi người hết khổ”, bà mẹ đã nói: “Đấy là những gì mày học được từ khi ra khỏi nhà phải không Lìn? Mắt mày sáng bằng nào tao chưa thấy, chỉ thấy mày quên hết lời cha mày dặn thôi, quên cả lời hứa khi nào tinh như con cắt lúc rời tổ mày sẽ về, sẽ lấy vợ, có nhiều con trai. Mày nói ở quê khổ quá à? Khổ mà tao vẫn sống đến giờ, khổ mà trẻ con vẫn lớn được! Không ai chết vì khổ được đâu, chỉ có chết vì trong bụng toàn điều xấu thôi…”Những lời nói của ông bố trong Đêm cá nổi hay bà mẹ trong

Ngải đắng ở trên núi, Sau những mùa trăng đều cho thấy tình yêu tha thiết

đối với núi rừng và đều được diễn tả với giọng điệu nhất quán - đó chính là lối nói mộc mạc, giản dị nhưng rất giàu hàm ý.

Trong tập truyện ngắn này của Đỗ Bích Thúy, chúng tôi nhận thấy chị còn sử dụng khá nhiều lối nói ví von độc đáo, thú vị của người dân tộc thiểu số. Qua những lối ví von đó, ta cảm nhận rõ nét tư duy của người miền núi trong sự so sánh các sự vật, sự việc. Trong đó có hai lối ví von phổ biến nhất là ví von sự vật, sự việc với các hiện tượng thiên nhiên, cảnh vật xung quanh và ví von sự vật, sự việc với chính những gì gắn bó, thân thuộc với đời sống hàng ngày.

Lối ví von thứ nhất xuất phát từ môi trường sống của người dân tộc thiểu số rất gần gũi với thiên nhiên. Người miền núi ra khỏi nhà, trước tầm mắt họ là núi, là rừng trùng điệp, mọi hoạt động đáp ứng nhu cầu sống của họ đều phụ thuộc rất nhiều vào đất, nước, cây cối xung quanh, vậy nên phần nào dễ hiểu khi ta thấy có nhiều trường hợp, nhân vật trong tác phẩm của Đỗ Bích Thuý nhìn nhận, đánh giá sự việc bằng thước đo của thiên nhiên. Ví dụ như trong truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá có những câu ví von như: “Mẹ Hoa về làm cái gia đình đang yên ổn như tổ chim trên cao lộn tung cả lên”, và “May bảo với bố, mẹ Hoa chỉ như con thú hoang ở đâu lạc vào nhà mình thôi, lúc nào không muốn ở nữa thì khắc bỏ đi”. Hay như trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

truyện Giống như cái cối nước lại là một lối ví von như thế: “Sinh là một cái cây thẳng, không sợ gió mưa sấm chớp, Sinh là một con suối mạnh mẽ lúc nào cũng chảy băng băng cơ mà; và “giờ thì Vi đã như một bông hoa tam giác mạch cuối mùa, từ màu xanh chuyển sang mầu hồng, từ màu hồng lại sang màu trắng, rồi tàn úa dần”. Trong truyện ngắn Cái ngưỡng cửa cao khi nói đến Sính, người đàn ông dân tộc lấy cô gái người Kinh lên làm cô giáo ở bản Sủng Tráng được so sánh “như người thợ săn giỏi bắt được con thú quý”, còn trong truyện ngắn Vết chân ngựa trên đường mòn, thiên nhiên được miêu tả “Gió vẫn thổi thông thốc, từng đụn sương lớn nặng trĩu bị đẩy đi, trôi trong khoảng không như một dòng sông sâu hun hút”, người đàn ông miền núi được ví “Bố Sài mới bốn mươi tuổi thôi. Đàn ông bốn mươi còn như cây sồi trên núi cao...”v.v.

Trong một số tác phẩm, lối nói so sánh ví von được sử dụng nhiều lần để nói về một nhân vật như trong truyện ngắn Gió không ngừng thổi khi miêu tả về nhân vật Kía. Khi là người đàn bà một con, Kía làm mọi người thắc mắc: “Tại sao một người đàn bà không đẻ được nữa lại cứ nở ra như một bông hoa chuối đỏ rực, căng mọng thế này?”. Nhưng sau khi bị làm nhục và mang trong mình nỗi lo lắng, sợ hãi, “không cần phải dầm mình dưới suối nữa thì Kía cũng đã khô héo đi như một quả đậu giống để trên gác bếp” và “suốt thời gian mang thằng Chá trong bụng, sinh nó xong, Kía đã như một cái cây bị phơi khô, có phải vì thế mà Sùng không còn muốn gần gũi vợ nữa?”. Hay như trong truyện Sải cánh trên cao, khi chồng bỏ đi với người phụ nữ khác, con vì thiếu muối mà chết, Mai lúc này “mỏng như tàu lá chuối non, tóc xơ xác, mặt trắng bệch”. Nhưng sau khi đi theo cách mạng mặc dù “cuộc sống khó khăn thiếu thốn trăm bề ở rừng không làm Mai khô héo đi mà ngược lại, người phụ nữ một con như cây Bjoócmạ được ngâm mình trong dòng nước mát, đã nở bung ra, rực rỡ và căng đầy sức sống”.v.v.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Còn với lối so sánh ví von thứ hai, ta thấy trong truyện ngắn Đỗ Bích Thuý người dân tộc thiểu số thường có thói quen nhìn nhận sự vật, sự việc theo lối so sánh với những gì thân thuộc, gần gũi gắn với đời sống hàng ngày của họ. Trong đời sống của người dân tộc Mông, ngựa là con vật nuôi rất gần gũi, gắn bó với đời sống của đồng bào dân tộc vùng núi cao. “Người Mông nuôi ngựa không ai muốn bán, cũng không bao giờ đem gíết thịt như con dê, con lợn. Ngựa ở với người mãi, đến lúc không mang được thứ gì trên lưng nữa thì nghỉ ở nhà, cùng với người già, không ai bắt lên nương, xuống chợ nữa” (Ngựa ngã núi). Những người đàn ông thường được so sánh ví von với hình ảnh của con ngựa, con gấu. Những con vật đại diện cho sức mạnh của vùng núi cao nhưng cũng hết sức gần gũi với đời sống của đồng bào dân tộc. Trong truyện ngắn Gió không ngừng thổi, khi miêu tả hình ảnh một chàng trai trẻ Đỗ Bích Thuý viết: “Thào Mí Chá ở Lũng Pục là một thằng trai đẹp, trán cao, vuông, lông mày rậm, mắt sáng, hai hàm răng rất trắng và miệng cười làm chết người, bọn con gái ở Lũng Pục rất nhiều đứa thích nó, nhưng nó là một con ngựa chỉ thích ăn cỏ trong vườn hàng xóm”. Nhưng khi tả người đàn ông đã luống tuổi, chị lại so sánh “Bố Sèn đang bấu chặt mấy ngón tay gầy guộc vào vai Sèn, như thể Sèn là chỗ nương tựa cuối cùng trước khi bố như một con ngựa dũng mãnh ngã xuống vực sâu”. Trong Vết

chân ngựa trên đường mòn người đàn ông được miêu tả “tấm lưng vâm váp

như con gấu đi ra cửa, mang theo cả hơi ấm hoang dã ra khỏi căn bếp tin hin”, sự so sánh ví von này lại một lần nữa ta bắt gặp trong truyện ngắn Đi

qua ngày sang đêm: “Đổi lại, Miêu phải mang tấm thân to khoẻ như con gấu

đi theo Vương,...”. Trong nhiều truyện ngắn ta bắt gặp cách ví von so sánh rất độc đáo như so sánh ví von con người với cánh cửa, ngưỡng cửa: “Chúng phải giữ lấy Mai như giữ cánh cửa nhà mình. Chúng biết mình chẳng tìm được ở đâu một người thay chỗ của Mao?” (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hay “Chỉ tại Vi thôi, Vi như cái cánh cửa đóng chặt khiến các em không thể ra khỏi nhà” (Giống như cái cối nước) và Dân “một trong những người cần gương mẫu thì vấp phải mẹ, như vấp vào ngưỡng cửa nhà mình” (Mặt trời lên quả còn rơi xuống)

Trong truyện ngắn Đá cuội đỏ, ta bắt gặp một cách ví von độc đáo thế này: “Con suối gắn với cuộc đời mỗi người miền núi như cái đai lưng trên váy áo con gái”. Có thể thấy lối so sánh này không cần nhiều lời nhưng lại lột tả được rất nhiều ý nghĩa cần nói bởi trong trang phục nữ của người Tày, người Mông không thể thiếu chiếc đai lưng, cái đai lưng gắn bó với người phụ nữ từ khi còn trẻ đến khi về già, nó ở bên cạnh người phụ nữ lúc vui, lúc buồn. Hay như trong truyện Mặt trời lên quả còn rơi xuống khi con trai mình manh nha lối ăn ở hai lòng bà mẹ đã nói: “Vợ mình tự mình mang về, tự mình lấy mất đời con gái người ta như vùi củ sắn vào bếp, giờ bỏ mặc người ta mà nghĩ đến người khác được à?” hay “Cứ thế, Dân như con cá mắc vào lưới cạn, càng giãy càng khó ra, càng giãy càng mệt”, “Vợ Dân ngoan quá,

Một phần của tài liệu văn hoá và con người miền núi qua tập truyện tiếng đàn môi sau bờ rào đá của đỗ bích thúy (Trang 66 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)