Đặc điểm văn hoá Mông, Tày

Một phần của tài liệu văn hoá và con người miền núi qua tập truyện tiếng đàn môi sau bờ rào đá của đỗ bích thúy (Trang 42 - 60)

Dân tộc Tày là một cộng đồng người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở nước ta, với gần 1.5 triệu người, chiếm khoảng gần 2% dân số cả nước. Dân tộc Tày là cư dân bản địa sống tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn…Dân số tuy đông và cư trú trên một địa bàn rộng, bao gồm nhiều tỉnh trong cả nước nhưng dân tộc Tày là một cộng đồng tộc người khá thuần nhất về các mặt, có ý thức rõ rệt về dân tộc của mình. Dù ở Hà Giang, Tuyên Quang hay Thái nguyên, Cao Bằng…, họ đều thống nhất tên tự gọi tộc danh Tày và tên đó đã trở thành tên gọi chính thức của dân tộc từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công đến nay.

Người Mông là một dân tộc có truyền thống văn hóa độc đáo, có bề dày lịch sử hàng nghìn năm trước đây và trên 300 năm sau khi từ Trung Quốc sang định cư ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, với số dân cư trú gần 800 nghìn người, tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu.

Ở Hà Giang, dân tộc Mông, Tày chiếm số lượng lớn về dân số toàn tỉnh. Dân tộc Mông chiếm 30,75%, dân tộc Tày chiếm 25% dân số. Người Mông cư trú chủ yếu ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ. Người Tày tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê. Mặc dù sinh sống ở những vùng khác nhau nhưng người Mông, Tày ở Hà Giang đều có những nét đặc sắc về văn hóa riêng của dân tộc mình.

Với tiến trình lịch sử lâu đời của mình, dân tộc Tày không những góp phần quan trọng vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước mà còn sớm hình thành một nền văn hóa riêng, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Đồng bào Tày thường sống trong khu vực có hệ thống núi non hiểm trở bên tả ngạn sông Hồng. Cư dân vùng này chủ yếu là người Tày, người Nùng với trang phục tương đối giản dị, với lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) nổi tiếng, với hệ thống chữ Nôm Tày được xây dựng trong giai đoạn cận đại. Trong quá trình sinh sống từ thời xa xưa, người Tày đã biết trồng lúa như các dân tộc khác để sinh sống. Để phục vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cuộc sống, phục vụ cho việc may mặc, người Tày đã biết trồng cây bông, biết làm khung cửi để dệt vải, sau đó đem chàm về nhuộm, tự khâu thành trang phục. Cư dân ở đây đã biết thuần dưỡng trâu để phục vụ sản xuất. Chính vì vậy hình đầu trâu được treo trong nhà, rồi trong lễ hội lồng tồng con trâu được dùng làm vật tế lễ. Điều này thể hiện tín ngưỡng của người Tày đối với con vật sống gần gũi và có ích trong đời sống của người lao động. Theo quan niệm của giáo sư Trần văn Giàu thì “dân tộc” là “những cộng đồng người được hình thành trong quá trình lịch sử, trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế, văn hóa, đặc biệt là truyền thống văn hóa” [4]. Người Tày cũng vậy, họ thường sống quần tụ thành từng bản ở chân núi, cạnh cánh đồng hay ven sông, suối. Tên bản thường được gọi theo tên đồng ruộng. Với lịch sử lâu đời của mình, trải qua quá trình đấu tranh và lao động sáng tạo không ngừng, người Tày đã tạo nên một nền văn hóa với bản sắc dân tộc rất độc đáo với những phong tục, tập quán, nghi lễ, trang phục, nhà ở, các hình thức tín ngưỡng dân gian khác…

Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dân tộc Mông còn giữ nhiều bản sắc văn hoá rất riêng và độc đáo trong kho tàng văn hóa chung của các dân tộc. Các giá trị văn hóa được thể hiện trong kiến trúc ngôi nhà truyền thống, trang phục truyền thống, đồ dùng sinh hoạt, ăn uống, quan hệ làng bản, gia đình, dòng họ, phong tục, tập quán, nghi lễ…Địa hình cư trú của người Mông đã ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc nhà ở của dân tộc này. Với môi trường sống trên các sườn núi cao, khí hậu lạnh, khắc nghiệt… thì ngôi nhà chình tường bằng đất, lợp ngói hay tranh là phù hợp nhất, vừa giữ ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, vừa chống được kẻ gian, thú dữ. Trang phục cổ truyền của người Mông thì muôn hình, muôn vẻ nhưng nét chung là hầu hết đều làm từ vải lanh; y phục nữ giới rất giàu màu sắc, y phục nam giới đơn giản, hầu hết họ đều mặc quần, áo ngắn, thắt lưng và khăn đội đầu. Tuy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sống trong hoàn cảnh sản xuất canh tác khó khăn, không ổn định nhưng đồng bào Mông vẫn cư trú theo bản làng, mỗi bản làng có phạm vi cư trú và đất đai làm ăn riêng. Dân cư trong mỗi bản làng thuộc nhiều dòng họ, trong đó thường có một họ đông hơn và cũng có khi chỉ có một họ. Với tính cách mộc mạc, chân chất, nói ít làm nhiều, người Mông rất coi trọng tín nghĩa và tình cảm cộng đồng. Với người Mông, tất cả những biểu hiện sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần đều xoay quanh mối quan hệ gia đình, dòng họ và làng bản, trong đó quan trọng nhất phải kể đến quan hệ dòng họ. Dòng họ- chỉ quan hệ dòng máu, nó đóng vai trò liên kết các cá nhân với cộng đồng vừa cụ thể, vừa chặt chẽ. Các thành viên trong dòng họ giúp đỡ nhau rất tích cực và mang tính tự giác cao.

Cũng như các dân tộc khác, người Mông rất coi trọng mối quan hệ gia đình. Gia đình chính là cái nôi hình thành và phát triển văn hóa truyền thống, bởi vậy muốn tìm hiểu văn hóa Mông cần tìm hiểu về gia đình người Mông. Gia đình người Mông mang tính phụ quyền cao, người đàn ông, con trai được quý trọng. Họ luôn đảm nhiệm các công việc quan trọng như cúng tổ tiên, thay mặt gia đình trong các việc làng, xóm nhất là những ứng xử theo phong tục. Để trở thành người đàn ông thực sự, người con trai Mông phải lấy vợ sinh con đầu lòng và được làm lễ đặt tên đệm mới được coi là người đã trưởng thành. Về vai trò của người phụ nữ Mông trong gia đình, xã hội xưa quan niệm “con dâu chết con dâu nằm trong buồng, con trai chết cả nhà tan hết luôn” nên phụ nữ Mông phải chịu rất nhiều thiệt thòi, phải làm lụng vất vả nhưng lại không có quyền hành trong gia đình. Như một đơn vị kinh tế, sự phân công lao động trong gia đình người Mông rất chặt chẽ theo giới tính và lứa tuổi. Trong mùa làm nương rẫy, mọi người kể cả con trẻ đều phải tham gia. Bên cạnh đó, gia đình người Mông còn là môi trường trao truyền và phát triển văn hóa. Từ lọt lòng mẹ các em bé đã được tiếp xúc với tiếng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hát ru, lớn hơn một chút là chơi hát đồng dao. Các em gái được các mẹ, các chị dạy se lanh, dệt vải, may váy, in váy, thêu thùa, hát dân ca. Các em trai được cha và anh dạy bắn tên, bắn nỏ, thổi khèn, thổi sáo. Mỗi thành viên đều tự học các nếp ứng xử thông qua chính các mối quan hệ trong gia đình.

Lịch sử dân tộc và điều kiện sống đã sản sinh ra một nền văn hóa dân gian Mông khá độc đáo, mang đậm dấu ấn miền núi cao vừa khắc nghiệt, vừa trữ tình. Sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa người Mông và các dân tộc khác trong chừng mực nào đó cũng có những ảnh hưởng nhưng văn hóa nghệ thuật của cộng đồng Mông vẫn mang những nét dáng tinh túy riêng, thể hiện thành bản sắc dân tộc Mông.

2.2.2. Đặc trưng văn hoá các dân tộc miền núi qua tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá.

Trong lời mở đầu giới thiệu tập truyện, nhà phê bình Lê Thành Nghị đã viết: "Những khát vọng về hạnh phúc, những tâm sự cháy bỏng về lẽ sống, ý thức về những ngày hiện tại ở một vùng độc đáo, đầy kỷ niệm, đã tạo ra trong ngòi bút của Đỗ Bích Thúy niềm xúc động chân thành, chảy dạt dào trên trang viết" [17]. Sinh ra và lớn lên ở Vị Xuyên - Hà Giang, chị gắn bó với vùng đất này cho tới khi trưởng thành, bốn năm làm báo ở Hà Giang tạo điều kiện cho chị đi đến nhiều nơi khác nhau của mảnh đất này, có cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu về cuộc sống, con người dân tộc thiểu số. Ngay cả khi đã an cư lạc nghiệp ở mảnh đất ngàn năm văn hiến thì với chị, Hà Giang vẫn là mảnh đất “để thương, để nhớ” rất nhiều. Trong các sáng tác viết về đề tài miền núi của chị có thể nhận thấy chất văn hóa vùng miền thấm đẫm trong các trang văn.

Bản thân nét đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền đã là một đề tài hấp dẫn, riêng về vấn đề phong tục, nếp sống, tín ngưỡng và đời sống tinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thần của người dân tộc thiểu số vùng cao đặc biệt là dân tộc Mông, Tày ở Hà Giang đã là những trang miêu tả rất đẹp mà nhà văn muốn trình bày cùng độc giả. Qua trang văn của Đỗ Bích Thúy, những phong tục, tập quán vốn đã từng được biết tới như hội lồng tồng (xuống đồng) của người Tày, hội mùa xuân ném còn, lễ hội Gầu tào, tục làm ma tươi, ma khô của người Mông cũng như những phong tục người đọc lần đầu tiên tiếp cận đã được miêu tả rất sinh động và khéo léo, khiến những điều đã biết càng trở nên thân thuộc và những điều mới lạ càng tạo ngay được sức hút say mê với độc giả.

Cuộc sống của người dân tộc Mông, Tày trên cao nguyên đá Đồng Văn được biết đến với những lễ hội đa dạng, phong phú, những phong tục độc đáo mới lạ. Chẳng hạn như ngày hội chợ 27/3 âm lịch một năm mới diễn ra một lần hay được mọi người biết đến với tên “Chợ tình Khau Vai”. Chợ họp trên một quả đồi tại thôn Khau Vai, xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Gọi là chợ, nhưng không phải nơi để buôn bán hàng hóa. Gần như không có người bán, người mua hàng hóa đúng nghĩa mà chỉ có một số người bán đồ ăn uống phục vụ cho những người về đây họp chợ. Chợ đây là địa điểm, là nơi để người ta tìm đến với nhau, sau một năm (cũng có thể là nhiều năm) xa cách, chủ yếu là những người có mối tình trắc trở, yêu thương nhau thực sự, nhưng vì một lý do nào đó không lấy được nhau, nay mỗi người đều có duyên phận riêng của mình. Đúng ngày này, họ hẹn nhau về đây để tâm sự, thông báo cho nhau cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại những tình cảm, sự nhớ nhung do xa cách. Có rất nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ; đến nơi, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng, họ không gen tuông, không bực bội, mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình. Họ coi đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn đời. Nhưng sự cho phép đó, những phút giây “ngoài chồng, ngoài vợ” đó chỉ có và được phép diễn ra trong một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngày đêm, hết ngày 27.3 “cửa lòng” phải đóng lại. Đỗ Bích Thúy miêu tả ngày hội chợ này với nét bút giản dị nhưng cũng hết sức khéo léo để người mọi người cùng hiểu, chị viết: “Ai cũng biết mang rượu đi chợ hai bảy để người bán người mua uống cùng với nhau. Uống cho say rồi người mua không nhớ trả tiền cũng được mà nhớ nhưng trong túi chỉ còn vài đồng không đủ mua túi muối, mang ra trả cũng được. Chợ ngày hai bảy nhưng từ hai mốt, hai hai đã lác đác có người, có rượu. Cả năm cúi mặt ngoài nương, cúi mặt vì hạt ngô hạt đậu, về nhà cúi mặt vì con lợn con gà, mãi mới có lúc thảnh thơi. Không bị trẻ con quấn chân nên ở chợ mọi người tha hồ chơi, tha hồ uống rượu. Đàn ông quên dao, quên nỏ, đàn bà quên chảo cám, quên cái đũa cả, chẳng ai chê cười”(Tiếng đàn môi sau bờ rào đá). Không chỉ miêu tả nét phong tục, tập quán đó mà Đỗ Bích Thúy còn giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn vai trò, tính chất của ngày hội này trong đời sống tinh thần của người dân tộc thiểu số. Qua những trang văn miêu tả về chợ tình đặc biệt và độc đáo này (không biết trên thế giới, có phiên chợ nào lạ lùng như thế không?), Đỗ Bích Thúy cho ta cảm nhận cùng một lúc cả những nét truyền thống và hiện đại của nó, và quan trọng hơn, những giá trị nhân văn ẩn tàng trong văn hóa người Mông, người Tày.

Lễ hội là hình thức văn hóa truyền thống. Cuộc sống của những người dân tộc thiểu số không thể thiếu sinh hoạt lễ hội. Người dân tộc thiểu số vùng cao Hà Giang có nhiều lễ hội vào dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội thường được tổ chức vào những ngày tết hoặc sau tết như Tết Nguyên đán, Tết rằm tháng giêng (15/1) còn gọi là ngày Đại tết, đây là ngày đón tổ tiên trở về nhà trông coi phù hộ gia đình làm ăn phát đạt, khỏe mạnh, Tết tháng 3 (3/3), Tết tháng 5 (5/5) gọi là tết xu xu; Rằm tháng 7…Vào những ngày này, bà con nghỉ ngơi, ăn uống, cúng tổ tiên, đi thăm viếng nhau, đi chơi hội. Đỗ Bích Thúy đã hòa mình vào không khí lễ hội mà quan sát, lắng nghe và diễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tả được sức sống, cái hồn của các lễ hội này. Trong truyện ngắn Mặt trời lên,

quả còn rơi xuống, Đỗ Bích Thúy đã miêu tả hội lồng tồng thật đông vui,

nhộn nhịp và có những nét văn hóa rất đặc sắc: “Sau Tết Nguyên đán, bản mở hội lồng tồng. Ngày mười bốn tháng giêng hội ở Tả Choóng, mười sáu hội ở Tả Lung, mười tám hội Tả Chải…cứ thế hết cả tháng Giêng. Trời vẫn còn rét, chưa ai phải lo lên nương, xuống đồng. Thế nên hội nào cũng đông. Người ta cứ đi hết hội này sang hội kia, đi mãi không thấy chán…Cây nêu đã dựng lên rồi, cái vòng tròn to bằng cái mâm bọc giấy đỏ cao chót vót trông như ông mặt trời. Còn bay vun vút. Đông lắm, dễ có đến mấy chục thằng con trai tay lăm lăm quả còn, chọn chỗ đứng, ngắm ngắm, thử thử, rồi vung mạnh tay ném. Ai cũng muốn nói rằng mình giỏi giang, khéo léo. Vậy mà cái vòng tròn đỏ trên cao vẫn cứ lắc lư lắc lư”. Đối với cư dân miền núi, lễ hội là dịp để mọi người gặp gỡ, làm quen. Thông qua những sinh hoạt lễ hội với những trò chơi hấp dẫn, lý thú như đánh yến, đua ngựa, múa khèn, thổi sáo, hát đối đáp mà nhiều nam nữ thanh niên đã tìm thấy hạnh phúc của mình. “Sau Tết Nguyên đán bản mở hội Lồng tồng. Bãi Sán Díu rộng thế mà chật cả người. Cứ va vào nhau là quen, đưa sáo lên môi, cười bằng mắt là thân, nắm được tay nhau nữa là đồng ý làm vợ, làm chồng nhau rồi”(Đá cuội đỏ). Có thể nhiều người chưa được dự những lễ hội và nghe những âm thanh réo rắt của tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng đàn môi nhưng sau khi đọc những truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy sẽ thấy như đang sống trong âm điệu của lễ hội Gầu tào với điệu gầu plềnh mê đắm “Gầu Mông nói đrâu Mông. Hai ta chung nhịp thở. Nếu buộc phải chết đi. Nên chôn cùng một mộ. Hai chúng

Một phần của tài liệu văn hoá và con người miền núi qua tập truyện tiếng đàn môi sau bờ rào đá của đỗ bích thúy (Trang 42 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)