1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc phát triển văn hóa và con người việt nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế

220 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 3,74 MB

Nội dung

GS. TS. Dương Phú Hiệp (chủ nhiệm) CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Mã số KX.03.05/06-10 8841 Năm 2010 1 Những người tham gia chính: 1. GS. TS. Dương Phú Hi ệp (Chủ nhiệm) 2. GS. TS.H ồ Sĩ Quý 3. GS.TS. Trần Văn Bính 4. PGS.TS. Lê Thanh Bình 5. PGS.TS. Đỗ Minh Cương 6. GS.TS. Đỗ Quang Hưng 7. GS.TS. Đặng Cảnh Khanh 8. TSKH. Lương Văn Kế 9. PGS. TS. Hoàng Khắc Nam 10. PGS. TS. Hồ Bá Thâm 11. PGS. TS. Nguyễn Thanh Hiền (Thư ký) 12. GS. TSKH Vũ Đình C ự 13. GS. TS. Nguy ễn Tài Thư 2 MỤC LỤC Mở đầu 5 1. Sự cần thiết và tính cấp bách của vấn đề 5 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7 Chương I Khái niệm văn hóa và con người và các khái niệm liên quan 18 1. Khái niệm Văn hóa 18 2. Phát triển văn hóa 22 3. Khái niệm Bản sắc văn hóa 23 4. Khái niệm Khuôn mẫu văn hóa 24 5. Khái niệm Văn minh 24 6. Khái niệm Giá trị 31 7. Khái niệm Truyền thống 32 8. Khái niệm Con người 33 9. Khái niệm Phát triển con người 48 10. Bộ công cụ các chỉ số phát triển con người (HDI) 51 Chương II Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu và phát triển văn hoá và con người 54 1. Đặt vấn đề về cơ sở lý luận và phương pháp luận 54 2. Mối quan hệ giữa lý luận và phương pháp 60 a) Khái niệm Phương pháp luận 60 b) Phân loại phương pháp luận 64 c) Khái niệm Lý luận 65 d) Khái niệm Phương pháp 66 e) Phân loại phương pháp 71 g) Mối quan hệ giữa lý luận và phương pháp 71 3 h) Mối quan hệ giữa phương pháp và phương pháp luận 76 3.Phương pháp luận nghiên cứu và phát triển văn hóa 77 4. Phương pháp luận nghiên cứu và phát triển con người 80 Chương III Một số phương pháp tiếp cận cần thiết trong nghiên cứu và phát triển văn hóa và con người Việt Nam 85 1. Phương pháp tiếp cận lịch sử 85 2. Phương pháp tiếp cận không gian văn hóa 88 a) Không gian văn hóa và chiều cộng cảm của không gian văn hóa 89 b) Chiều nhân bản của không gian văn hóa 93 c) Chiều hoạt động sáng tạo của không gian văn hóa 98 d) Chiều lịch đại của không gian văn hóa 102 e) Thuyết tương tác biểu trưng và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu các chiều kích của không gian văn hóa 104 g) Không gian văn hóa truyền thống và sự phát triển 110 h) Xây dựng một không gian văn hóa vì sự phát triển 118 3. Phương pháp tiếp cận thành tố văn hóa 119 a) Vì sao cần tiếp cận thành tố văn hóa 120 b) Phương pháp tiếp cận thành tố văn hóa 121 4. Phương pháp tiếp cận giao thoa văn hóa 122 a) Những nguyên lý và nội dung của phương pháp tiếp cận giao thoa văn hóa 122 b) Ý nghĩa của phương pháp tiếp cận giao thoa văn hóa 124 c) Giao thoa văn hóa Việt Nam và các nền văn hóa khác 125 d) Giao thoa văn hóa - đối thoại giữa các nền văn hóa 127 5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 129 6. Phương pháp tiếp cận khu vực 131 7. Phương pháp tiếp cận giải pháp “đánh đổi” 136 8. Phương pháp tiếp cận định lượng văn hóa 141 9. Thuyết tương đối về văn hóa (Cultural relativosm) 146 10. Một số phương pháp tiếp cận đáng chú ý, đặc biệt nghiên cứu con người 151 4 Chương IV Một số quan niệm về văn hóa và con người Việt Nam hiện nay 156 1. Về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại 156 2. Về vấn đề tính tiến tiến và bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam 160 3. Về tính phức hợp của văn hóa Việt Nam đa tộc người, đa thành phần dân cư, đa tầng xã hội 170 4. Về thực trạng lý luận và phương pháp luận nghiên cứu và phát triển văn hoá và con người Việt Nam trong những thập niên qua và những vấn đề của sự phát triển tiếp theo 173 5. Về việc ứng dụng phương pháp luận đã có và xây dựng phương pháp luận mới trong nghiên cứu và phát triển văn hóa và con người 181 6. Tiếp tục đổi mới nhận thức về vị trí và về vai trò của văn hóa và con người trong phát triển 187 7. Một số quan điểm về văn hóa và con người đáng chú ý trong quá trình đổi mới 191 Kết luận và kiến nghị 200 Tài liệu tham khảo 213 5 MỞ ĐẦU Đi tìm cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu và phát triển văn hóa và con người Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế là vấn đề rất khó. Lâu nay chúng ta quen với tư duy cũ trong việc đánh giá các lý thuyết không mácxít về văn hóa và con người, thường là định kiến và phê phán các lý thuyết đó, nhất là các lý thuyết của phương Tây. Ngày nay, chúng ta cần phải nhìn nhận lại một cách khách quan các lý thuyế t về văn hóa và con người, tìm ra nhưng mặt hay và những mặt dở của từng lý thuyết. Nhưng việc đó đòi hỏi một lực lượng đông đảo các nhà khoa học xã hội, các nhà nghiên cứu văn hóa phối hợp cùng nghiên cứu, cùng đánh giá và đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Ở đây, trong phạm vi cuốn sách này, tác giả xin mạnh dạn bước đầu thử đưa ra một số nhận đị nh, một số quan niệm của mình về cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu văn hóa và con người Việt Nam hiện nay. 1. Sự cần thiết và tính cấp bách của vấn đề + Có lẽ trong lịch sử loài người chưa có thời gian ngắn ngủi nào lại tập trung nhiều sự biến đổi to lớn, đa dạng, phức tạp và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời s ống của các dân tộc và vận mệnh của loài người như hiện nay. - Trước hết phải kể đến cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển tăng tốc mang lại những biến đổi sâu sắc về mọi mặt của đời sống nhân loại. Công nghệ thông tin đã tạo ra “văn minh màn hình”, mạng internet, và hàng tỷ điện thoại di động. Khoa học và công nghệ sinh họ c đã đem lại kết quả nghiên cứu về sinh hóa tế bào và gen di truyền và mở ra bí mật của sự sống. Trong sản xuất có nhiều công nghệ mới về tạo giống cây con. Đối với con người đã sáng tạo ra rất nhiều dược phẩm, y cụ, liệu pháp hoàn toàn chưa có trước đây: sinh sản thay thế, thụ thai ống nghiệm, thay đổi giới tính, làm tăng tuổi thọ…Những thành tự u trên đây không những tác động đến sản xuất, mà còn làm thay đổi về cơ bản nhiều hoạt động của con người. Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang làm biến đổi xã hội loài người, lao động chân tay ngày càng giảm, lao động trí thức ngày càng tăng. Từ đó nảy sinh ra những vấn đề quan hệ giữa văn hóa và kỹ thuật, con người và kỹ thuật… 6 Chính thế giới đầy biến động ấy đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu có sở lý luận và phương pháp luận của việc phát triển văn hóa và con người. - Toàn cầu hóa là quá trình làm biến đổi sâu sắc, toàn diện, nổi lên là toàn cầu hóa kinh tế và kéo theo toàn cầu hóa văn hóa ở mức độ nhất định. Khái niệm “Thế giới phẳng” do Friedman đưa ra dùng để chỉ thế giới toàn cầu hóa. Trong thế giới ấy, mỗi quốc gia dân tộc phải xử lý ra sao các vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phải giao lưu, hội nhập văn hóa ra sao. Ở đây càng đòi hỏi phải nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp luận của sự phát triển văn hóa và con ngườiViệt Nam. - Liên quan đến vấn đề văn hóa và con người là những vấn đề toàn cầu bao gồm: vấn đề chiế n tranh hạt nhân, chiến tranh hủy diệt và bảo vệ hòa bình; vấn đề khắc phục tình trạng đòi nghèo, lạc hậu và kém phát triển; vấn đề việc làm cho mỗi người; vấn đề phân hóa giàu nghèo và bất cập xã hội; vấn đề xung đột tộc người, dân tộc và tôn giáo; vấn đề sinh thái và bảo vệ môi trường sống; vấn đề sức khỏe con người và bệnh tật mang tính thời đại của nhân loại, v.v… Cả ở đây nữa cũng đòi hỏi phải nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp luận của sự phát triển văn hóa và con người trong bối cảnh những vấn đề toàn cầu đang trở nên nóng bỏng. + Chưa bao giờ thế giới sôi động về các vấn đề văn hóa và con người như những năm tháng chúng ta đang sống. Hàng chục lý thuyết, hàng trăm định nghĩ a về khái niệm văn hóa và con người, quan điểm rất khác nhau, phương pháp tiếp cận cũng rất khác nhau, tranh luận rất quyết liệt xoay quanh vấn đề này. Chính trong thế giới sôi động ấy chúng ta càng cần phải nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc phát triển văn hóa và con người Việt Nam. + Chúng ta đang sống trong một thế giới mà hòa bình, hợp tácvà phát triển đang là xu hướng quan trọng. Các nước đề u phấn đấu cho mục tiêu phát triển. Điều mới mẻ ở đây là muốn phát triển phải coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là hệ điều tiết của sự phát triển; con người được đặt vào vị trí trung tâm của mọi chủ trương, chính sách và kế hoạch phát triển. Chính do vai trò của yếu tố văn hóa và con người trong sự phát triển ngày càng tăng, nên việc nghiên cứ u cơ sở lý luận và phương pháp luận của sự phát triển văn hóa và con người là càng cần thiết và cấp bách. 7 Đề tài cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước, nhất là những bộ, ban, ngành có liên quan trong việc hoạch định chủ trương, chính sách về phát triển văn hóa và con người Việt Nam. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu a/ Tình hình nghiên cứu trong nước - Trong quá trình đổi mới nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), đã nêu lên những tư tưởng chỉ đạo đối vớ i việc nghiên cứu, phát triển văn hóa và con người Việt Nam. - Từ năm 1991 đến nay, trong hệ thống các chương trình đề tài khoa học xã hội cấp Nhà nước đã có 4 chương trình bao gồm 54 đề tài nghiên cứu vấn đề văn hóa và con người, đó là chưa kể hàng loạt đề tài độc lập cấp nhà nước, đề tài cấp bộ và cấp viện và cấp địa phương cũng đề cập đến vấ n đề này. - Hơn 20 năm qua, nhiều công trình khoa học được xuất bản thành sách, nhiều bài đăng trên các tạp chí viết về vấn đề văn hóa và con người. + Thành công (kết quả nghiên cứu) của các chương trình, đề tài và của các cuốn sách và bài báo nói trên thể hiện như sau: Thứ nhất, nêu lên những cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt của triết học, đối với việc nghiên cứu văn hóa và con người. Thứ hai, làm rõ hơn những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh và các quan điểm cơ bản củ a Đảng có ý nghĩa định hướng cho việc nghiên cứu và phát triển văn hóa và con người Việt Nam. Thứ ba, giới thiệu một số thành tựu nghiên cứu và cách ứng xử của một số nước trong việc giải quyết vấn đề văn hóa và con người trong quá trình toàn cầu hóa. Thứ tư, một số đề tài, cuốn sách, bài báo trước khi đề cập đến một số vấn đề nào đó, đã quan tâm đế n cơ sở khoa học và phương pháp tiếp cận đối với đối tượng nghiên cứu. 8 + Trong số bốn thành công nói trên gắn với vấn đề cơ sở lý luận và phương pháp luận, không thể không đề cập đến một số nhà khoa học sau đây: (1) GS.VS. Hồ Tôn Trinh chủ nhiệm đề tài KX.06.01 “Hệ quan điểm về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển”. Ở đây, tác giả đã nêu lên cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề văn hóa và phát triển trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới và dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Cần lưu ý đến một số luận điểm trong đề tài này: - Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng chủ đạo của văn hóa. Nếu không có chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì văn hóa nước ta không có cái cốt lõi về quan điểm, tư tưởng, do đó không thể đóng vai trò là động lực của phát triển. Chỉ có chủ nghĩa nhân văn đích thực khi chủ nghĩa Mác – Lênin chủ trương cải tạo thế giới, trong đó có cải tạo xã hội, cải tạo con người. - Khi bàn về yếu tố nội sinh và ngoại sinh của văn hóa, các tác giả đề tài cho rằng t ừ trước tới nay ta chỉ có khái niệm bản địa, dân tộc chứ không có khái niệm nội sinh (endogen). Khái niệm nội sinh là do UNESCO đưa ra và ngày nay nó đã được tiếp nhận ở hầu khắp các nước và trở thành động lực của sự phát triển. (2) Trong cuốn sách “Phương pháp luận về vai trò của văn hóa trong phát triển”, có hai tác giả đã đề cập đến vấn đề phương pháp luận: Trầ n Văn Giàu có bài “Phương pháp luận về vấn đề văn hóa và phát triển”. Ở đây, ông hoài nghi tính đúng đắn của cách tiếp cận vấn đề văn hóa và phát triển theo quan điểm cho rằng lịch trình phát triển của xã hội loài người là sự phát triển của văn minh. Ông nhấn mạnh rằng phương pháp duy vật lịch sử mới là phương pháp luận gần nhất với chân lý khách quan. Khi bàn về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, tác giả lưu ý rằng dưới chủ nghĩa tư bản quy luật phát triển là “luật rừng”, vô nhân. Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn còn là tư bản chủ nghĩa. Một số quy luật của thời kỳ “chủ nghĩa tư bản dã man” nay có thay hình đổi dạng mà bản chất của nó thì vẫn là thế. Cái gọi là “ thời kỳ hậu công nghiệp” hơn lúc nào hết, vẫn lấy việc chạy cuồng theo lợi làm chủ tể; ông thống soái siêu lợi nhuận chưa hề giao cây gậy chỉ huy cho văn hóa trí tuệ đâu. Khi bàn về hội 9 nhập văn hóa, tác giả đưa ra quan điểm cho rằng chúng ta chấp nhận hội nhập kinh tế mà không chấp nhận sự sát nhập vào chủ nghĩa tư bản thế giới, còn sự hội nhập văn hóa không đem lại cho ta sự lo âu nào đáng kể, không lo ngại gì lắm cái nguy cơ “đồng nhất hóa” hay nguy cơ “độc tôn”. Tương tùy mà không phụ thuộc, hội nhập mà không bị sát nhập. H ội nhập văn hóa thế giới thì Việt Nam vừa có kinh nghiệm, vừa có vốn liếng, sợ gì nạn “đồng nhất hóa”, nạn “bị sát nhập”. Cũng trong cuốn sách này, tác giả Trường Lưu có bài “Mấy vấn đề phương pháp luận về văn hóa và con người trong sự phát triển văn hóa”. Ông cho rằng khi con người ngày càng khám phá những bí mật của thế giới xung quanh thì bản thân con người cũng t ự khám phá mình, đặt cho mình một hướng đi, một lẽ sống và một cách tiếp cận chân lý. Nhân loại đang bước vào ngưỡng cửa của văn minh trí tuệ, do đó cần phải có cách nhìn về văn hóa và con người khả dĩ phù hợp với một thời đại đã khác xưa nhiều lần, phải đẻ ra một quan niệm mới về văn hóa đi đôi với quan niệm lại về con ng ười. Tác giả nhấn mạnh rằng trước đây người ta đề cập đến vấn đề con người thường nặng về nhân sinh quan hẹp và khu biệt nó với các hệ tư tưởng, nhưng giờ đây nội hàm của nó đã được mở rộng vào mọi lĩnh vực liên quan đến con người, do hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi và đối tượng văn hóa mà con người sáng tạo đòi hỏi ph ải khác hơn, phù hợp với tiến trình văn minh trí tuệ. (3) Đề tài KX.05.01 do GS.TS. Hồ Sĩ Quý làm chủ nhiệm có tên gọi “Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế”. Trước hết, tác giả nêu lên hàng loạt vấn đề do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, do nền kinh tế thị trường, do toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa đang đặt ra những vấn đề mới trong việc nghiên cứu và phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó tác giả đề xuất một số quan điểm có ý nghĩa định hướng đối với việc phát triển văn hóa, khoa học, giáo dục và con người. Đặ c biệt, tác giả đã dành nhiều trang bàn về mối quan hệ giữa văn hóa và con người. (4) Trong gần 20 năm qua kể từ khi triển khai nghiên cứu các chương trình, đề tài khoa học – công nghệ cấp nhà nước, GS.VS. Phạm Minh Hạc làm [...]... phải được các xã hội trên trái đất này quan tâm Những quan điểm của Liên hiệp quốc, trong đó có UNESCO và UNDP rất đáng tham khảo và đó cũng là những cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế 15 - Thứ ba, khi đề cập đến vấn đề phát triển văn hóa và con người, cần phải tham khảo kinh nghiệm của một số nước... vấn đề văn hóa và con người, đồng thời cũng đề cập đến cách xử lý vấn đề văn hóa của một số quốc gia nhằm tham khảo, học hỏi cái hay của người khác Đó cũng là con đường phải đi để nghiên cứu, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập 17 Chương I KHÁI NIỆM VĂN HOÁ VÀ CON NGƯỜI VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1 Khái niệm Văn hóa - Trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa... chương trình: Con người – mục tiêu và động lực phát triển kinh tế – xã hội (1991 - 1995); Phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996 - 2000); Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2001 - 2005), trong đó ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề phương pháp luận nghiên cứu văn hóa và con người. .. yếu được căn cứ vào các tiêu chuẩn đã được định hình khá bền vững trong lịch sử mỗi nền văn hóa Chẳng hạn, có thể so sánh văn hóa vùng Lưỡng Hà và văn hóa Hy – La, văn hóa Nga và văn hóa Tây Âu, văn hóa Hồi giáo và văn hóa Phật giáo, văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa, văn hóa âm nhạc và văn hóa ẩm thực… Trong so sánh đó, những tiêu chí để phân biệt các nền văn hóa cụ thể, trên thực tế chỉ có thể... cứu và phát triển văn hóa và con người - Hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn của sự phát triển văn hóa và con người tuy đã được đề cập, nhưng chưa phải đã trả lời một cách rõ ràng, nhất là trong hoàn cảnh mới hiện nay, chẳng hạn như thế nào là bản sắc dân tộc, là văn hóa tiên tiến, là kế thừa và phát triển, truyền thống và cách tân, truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, dân tộc và quốc tế, ... cuộc hội thảo bàn về các vấn đề như mối quan hệ giữa văn hóa, khoa học và kỹ thuật; bảo vệ di sản văn hóa; con người và phương tiện truyền thông; khuyến khích sáng tạo nghệ thuật; văn hóa và du lịch; văn hóa và kinh doanh; sự đa dạng văn hóa; văn hóa và môi trường; văn hóa và đô thị, v.v… Liên hiệp quốc kêu gọi các quốc gia cần tạo ra những hình mẫu phát triển có tính đến tầm quan trọng của con người. .. cập và nâng cao, ? Đồng thời, khi nghiên cứu vấn đề con người cũng còn hàng loạt vấn đề có thể coi là còn để trống như sự thống nhất giữa cái tự nhiên với cái lịch sử, cái sinh vật với cái xã hội, cái vật lý và cái tâm lý, thân và tâm Về mặt lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu, phát triển văn hóa và con người Việt Nam còn phải giải quyết tiếp các mối quan hệ sau: quan hệ giữa văn hóa và con. .. quan hệ giữa văn hóa và con người, văn hóa và phát triển, con người và phát triển, văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế, văn hóa và xã hội, v.v b/ Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Kết quả nghiên cứu về văn hóa và con người ở nước ngoài trong những thập kỷ vừa qua rất phong phú và đa dạng Ở đây chỉ có thể nêu lên một số nét đáng quan tâm sau: - Thứ nhất, hiện nay về lý luận dường như chẳng có một... cứu đáng trân trọng của tác giả thể hiện ở những luận điểm sau đây: - Quan niệm về con người và hoạt động người quyết định phương pháp tiếp cận toàn bộ các vấn đề tâm lý - Tâm lý học giữ vị trí trung tâm, then chốt trong các khoa học về con người - Sự phát triển người là yếu tố quyết định mọi sự phát triển - Vấn đề con người là vấn đề lý luận cốt lõi của các vấn đề lý luận Con người là giá trị sản... sở lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu, phát triển con người như Phạm Xuân Nam, Huỳnh Khái Vinh, Hoàng Chí Bảo, Phan Ngọc, v.v + Bên cạnh những thành công nói trên, các công trình nghiên cứu về văn hóa, con người còn có một số hạn chế sau: - Khi nói về cơ sở lý luận và phương pháp luận thường nhấn mạnh đến chủ nghĩa Mác – Lênin, ít đề cập đến những khuynh hướng lý luận khác và nếu đề cập . Hiệp (chủ nhiệm) CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Mã số KX.03.05/06-10 8841 . các chỉ số phát triển con người (HDI) 51 Chương II Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu và phát triển văn hoá và con người 54 1. Đặt vấn đề về cơ sở lý luận và phương pháp luận 54 2 mặt lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu, phát triển văn hóa và con người Việt Nam còn phải giải quyết tiếp các mối quan hệ sau: quan hệ giữa văn hóa và con người, văn hóa và phát triển,

Ngày đăng: 05/10/2014, 14:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w