TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA DƯỢC BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP THỰC TẬP BỆNH VIỆN PHÁP VIỆT (FV) CBHD : Dược Sĩ. GVGS : ThS. SVTH : MSSV : LỚP : THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA DƯỢC BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP THỰC TẬP BỆNH VIỆN PHÁP VIỆT (FV) CBHD : Dược Sĩ. GVGS : ThS. SVTH : MSSV : LỚP : THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2019 MỤC LỤC 1 THÔNG TIN BỆNH VIỆN 3 1.1 Giới thiệu chung 3 1.2 Hoài bão 4 1.3 Sứ mạng 4 1.4 Các giá trị của bệnh viện 4 1.5 Cam kết 4 1.6 Chứng nhận JCI 5 1.7 Các khoa phòng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe 6 2 KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN 7 2.1 Giờ làm việc 7 2.2 Các thông tư hiện hành 7 2.3 SOP về quản lý thuốc 9 2.4 Các hoạt động chính tại khoa Dược 10 2.5 Cơ sở vật chất 11 2.6 Bảo quản kho thuốc 11 2.7 Các nhóm thuốc và vật tư y tế tiêu hao (VTYT) sử dụng trong bệnh viện 14 2.8 Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý 27 2.9 Thông tin thuốc, theo dõi và báo cáo 28 2.10 Hội đồng thuốc và điều trị (PTC) 28 3 Đánh giá sự phù hợp của đơn thuốc 29 3.1 Định nghĩa 29 3.2 Mục tiêu 29 3.3 Các thông tin cần xem xét 29 3.4 Mô hình S.O.A.P 30 4 Hoạt động cấp phát thuốc nội trú (ipd) 31 4.1 Cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú 31 4.2 Cấp phát thuốc xuất viện 35 5 Hoạt động điều soát thuốc 38 5.1 Định nghĩa: 38 5.2 Mục đích: 38 5.3 Nhiệm vụ 38 5.4 Quy trình 39 5.5 Những trường hợp bệnh nhân nên làm MedRec 40 5.6 Đơn thuốc xuất viện và Điều soát thuốc 40 6 Hoạt động pha chế vô trùng và không vô trùng 40 6.1 Pha chế thuốc vô trùng 40 6.2 Pha chế thuốc không vô trùng 46 7 Hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú (OPD) 48 7.1 Thông tin thuốc 48 7.2 Quy trình 49 7.3 Review 49 7.4 Soạn thuốc và fill 51 7.5 Cấp phát thuốc 51 8 Đơn thuốc hóa trị và tpn 52 8.1 Giới thiệu về hóa trị và TPN 52 8.2 Review đơn thuốc hóa trị 53 8.3 Review đơn thuốc TPN 55 9 Phân tích đơn thuốc hóa trị 55 9.1 Kiểm tra thông tin bệnh nhân và kết quả của các lab 58 9.2 Bệnh học 59 9.3 Kiểm tra phác đồ 61 9.4 Thông tin thuốc và tính hợp lệ trong sử dụng thuốc 62 9.5 Kiểm tra liều 65 9.6 Tương tác thuốc trong đơn 65 9.7 Cách pha chế 65 THÔNG TIN BỆNH VIỆN Giới thiệu chung Bệnh viện FV được thành lập vào tháng 32003 bởi bác sĩ JeanMarcel Guillon cùng một nhóm bác sĩ người Pháp cùng chung hoài bão mang dịch vụ y tế tiêu chuẩn quốc tế vào Việt Nam. Tọa lạc tại khu đô thị mới Q7 TP.HCM, FV trở thành nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện tại một điểm cho người dân sống tại TP.HCM và các khu vực lân cận. Là bệnh viện đầu tiên ở miền Nam Việt Nam đạt chứng nhận chất lượng JCI, FV được biết đến nhờ dịch vụ chăm sóc tiêu chuẩn quốc tế, cam kết cung cấp dịch vụ y tế chất lượng và lấy bệnh nhân làm trung tâm. Với hơn 950 nhân viên, gồm 130 bác sĩ Việt Nam và nước ngoài, FV cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế tại hơn 30 chuyên khoa, có quy mô 220 giường bệnh. Bên cạnh đó, FV có một phòng khám đa khoa tại quận 1 – trung tâm thương mại của thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài việc cung cấp dịch vụ cho người dân Việt Nam, FV cũng tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân từ các nước láng giềng như Campuchia, Lào và Myanmar. Chủ sở hữu: FV là bệnh viện tư, 100% vốn nước ngoài từ công ty mẹ ở Hồng Kông gồm hai cổ đông chính: cổ đông thứ nhất là công ty mà chủ sở hữu gồm 10 sáng lập viên của Bệnh viện FV, trong đó bác sĩ JeanMarcel Guillon là Tổng Giám đốc; cổ đông thứ hai là Quadria Capital, Quỹ Đầu Tư tư nhân hàng đầu châu Á chuyên đầu tư vào lĩnh vực y tế. Hoài bão Nhà Cung cấp Dịch vụ Y tế hàng đầu Châu Á Sứ mạng Tạo Uy tín bằng Chất lượng Chuyên môn xứng tầm Quốc tế Các giá trị của bệnh viện Bệnh nhân là tất cả đối với Bệnh viện Trình độ chuyên môn cao và coi trọng đạo đức nghề nghiệp Luôn tuân thủ các quy trình quản lý chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế Là sự kết hợp những tinh túy của hai nền y học Pháp – Việt Luôn tôn trọng, cống hiến và quan tâm chăm sóc bằng sự đồng cảm Không ngừng hoàn thiện dịch vụ Chăm sóc Khách hàng Là một tập thể có tinh thần đoàn kết cao Luôn phấn đấu để tự hoàn thiện Là nơi có trách nhiệm và đáng tin cậy Môi trường làm việc nhiệt tình và thân thiện Cam kết Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn quốc tế. Cung cấp đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo về các kỹ thuật y khoa tiên tiến và phương pháp chăm sóc bệnh nhân hiện đại. Sử dụng trang thiết bị y tế hiện đại, được bảo trì đúng cách và theo định kỳ thường xuyên. Cung cấp dịch vụ thân thiện và hiệu quả. Cung cấp những tiện nghi cao cấp đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất về sự sạch sẽ và vệ sinh. Chứng nhận JCI Bệnh viện FV đạt chứng nhận chất lượng JCI (Joint Commission International) vào ngày 532016. Chứng nhận chất lượng này thể hiện sự xuất sắc trong việc cam kết và đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế về chăm sóc bệnh nhân. JCI là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận có trụ sở tại Chicago, được xem là chứng nhận hàng đầu đối với các bệnh viện. Những bệnh viện đạt chứng nhận này sẽ nhận được Con Dấu Vàng công nhận cam kết về an toàn và chất lượng trong chăm sóc bệnh nhân, cải thiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân và quản trị bệnh viện. Trong quá trình đánh giá tại chỗ, nhóm các bác sĩ, điều dưỡng và quản trị viên chăm sóc sức khỏe của JCI đã thăm quan bệnh viện và đánh giá dựa trên hơn 1000 yếu tố đo lường. Thông qua các cuộc phỏng vấn với nhân viên, bệnh nhân, và các quản lý bên cạnh việc kiểm tra thực tế và xem xét hồ sơ, cuộc khảo sát đã không bỏ qua một bộ phận nào của bệnh viện và đã cung cấp đánh giá đầy đủ về hiệu quả của an toàn bệnh nhân và hệ thống quản trị chất lượng của bệnh viện trong các lĩnh vực chính sau đây: Các Tiêu chí quốc tế về An toàn cho Bệnh nhân Tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và tính liên tục trong quá trình chăm sóc Quyền của bệnh nhân và thân nhân Đánh giá bệnh nhân Chăm sóc và điều trị bệnh nhân Chăm sóc trong gây mê và phẫu thuật Quản lý và sử dụng thuốc Hướng dẫn bệnh nhân và thân nhân Nâng cao chất lượng và an toàn cho bệnh nhân Phòng chống và kiểm soát nhiễm khuẩn Quản trị, lãnh đạo và định hướng Quản lý và an toàn trang thiết bị Trình độ chuyên môn và việc đào tạo nhân viên Quản lý thông tin Các khoa phòng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe Các Chuyên Khoa Nội Khoa Cấp Cứu Khoa Nội Đa Khoa Khoa Nhi và Nhi sơ sinh Khoa Nội Khoa Cơ Xương Khớp Khoa Nội Thần Kinh Khoa Phổi Khoa Thận Khoa Nội Tiết Tiểu Đường Psychiatry Khoa Da Liễu Chuyên Khoa Tim Chuyên Khoa Tiêu Hóa Gan Mật Trung Tâm Điều Trị Ung Thư Hy Vọng Khoa Gây Mê Hồi Sức Khoa Dinh Dưỡng Khoa Tâm lý Lâm Sàng Trung tâm Điều trị Đau Các chuyên Khoa Ngoại Khoa Ngoại Tổng Quát Khoa Phẫu Thuật Mạch Máu Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Khoa Tiết Niệu Nam Khoa Khoa Sản Phụ khoa Trung tâm điều trị bệnh lý tuyến vú Viện Thẩm mỹ FV Lifestyle Khoa Tai Mũi Họng Khoa Mắt và Phẫu thuật khúc xạ Khoa Nha Phẫu Thuật Hàm Mặt Khoa Ngoại Thần Kinh Các Dịch Vụ Hỗ Trợ Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh Khoa Y Học Hạt Nhân Khoa Xét Nghiệm Ngân Hàng Máu Khoa Vật Lý Trị Liệu Và Phục Hồi Chức Năng Chương Trình Kiểm Tra Sức Khỏe Và Tầm Soát Chương Trình Kiểm Tra Sức Khỏe Chương Trình Tầm Soát KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN Giờ làm việc Khoa dược trung tâm (lầu 1) Thứ 2 – Chủ nhật: 7:30 am – 7:30 pm Hỗ trợ cấp phát thuốc khoa AE: 7:30 pm – 10:00 pm Kho vật tư y tế tiêu hao (lầu 1) Thứ 2 – thứ 6: 8:00 am – 5:30 pm Thứ 7 – chủ nhật: nghỉ Khoa dược ngoại trú (trệt) Thứ 2 – thứ 6: 8:00 am – 6:00 pm Thứ 7: 8:00 am – 1:30 pm Chủ nhật: nghỉ Các thông tư hiện hành Hệ thống quản lý thuốc và dược phẩm được thành lập theo quy định của BYT Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2017 (12VBHN – VPQH): Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 + Luật Quy hoạch số 212017QH14 năm 2017 Luật Dược 1052016QH13 Nghị định 542017NĐ – CP (Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược) Thông tư số 222011TTBYT: quy định về tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện Thông tư số 07VBHNBYT (232011TTBYT + 502017TTBYT): Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh Thông tư 312012TTBYT: Hướng dẫn dược lâm sàng trong bệnh viện Quyết định 772QĐBYT 2016: Hướng dẫn thực hiện quản lí sử dụng kháng sinh trong bệnh viện. Công văn 8641SYTNVY (2018): Khuyến cáo triển khai hiệu quả hoạt động lâm sàng tại bệnh viện. Thông tư 202017TTBYT: Quy định chi tiết một số điều về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đậc biệt. Thông tư 522017TTBYT (182018TTBYT Sửa đổi, bổ sung): Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú. Thông tư 022018TTBYT: Quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc. Thông tư 342018TTBYT: Quy định về hoạt động tiêm chủng. Thông tư 362018TTBYT: Quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Sơ đồ tổ chức khoa Dược bệnh viện FV SOP về quản lý thuốc Thực hành an toàn cụ thể phải được tuân theo chương trình quản lý và sử dụng thuốc (MMU program) Mua hàng, bảo quản Chính sách mua thuốc và VTYT tiêu hao Chính sách quản lý thuốc và VTYT tiêu hao Chính sách bảo quản thuốc và VTYT tiêu hao Quản lý thuốc cấp cứu Chính sách quản lý thuốc cần kiểm soát đặc biệt Chính sách thuốc có nguy cơ gây hại cao Quản lý các thuốc có tên nhìn giống nhau nghe giống nhau (LASA) Quản lý vắc xin và SPYT Ra y lệnh Chính sách quản lý chỉ định thuốc Chính sách quản lý toa thuốc xuất viện Chính sách quản lý thuốc cần kiểm soát đặc biệt Xem xét, cấp phát – Pha chế, dán nhãn Kiểm tra sự phù hợp của chỉ định thuốc toa thuốc Chính sách điều soát thuốc Chính sách quản lý toa thuốc xuất viện Chính sách quản lý thuốc cần kiểm soát đặc biệt Quản lý thuốc có nguy cơ gây hại cao Quản lý vaccin và SPYT Quản lý thuốc pha chế vô trùng và không vô trùng Quản lý pha chế vô trùng Sử dụng Chính sách sử dụng thuốc Chính sách sử dụng thuốc kháng sinh Chính sách báo cáo sai sót và cận sai sót về thuốc Hệ thống báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) Các hoạt động chính tại khoa Dược Lập kế hoạch cung ứng thuốc cho nhu cầu điều trị Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc Pha chế thuốc độc tế bào cho bệnh nhân khoa ung bướu Pha chế vô trùng: dung dịch thuốc nhỏ mắt, dung dịch nuôi dinh dưỡng đường tiêu hóa dùng cho trẻ em Pha chế không vô trùng Hoạt động Dược ngoại trú Hoạt động Dược nội trú Hoạt động Dược lâm sàng Thông tin thuốc và tư vấn Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý (đặc biệt là kháng sinh) Báo cáo các sai sót về thuốc và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa Cơ sở vật chất Khoa Dược trung tâm (lầu 1) bao gồm: Kho thuốc chính Kho thuốc lẻ Kho thuốc đóng gói lẻ Phòng pha chế thuốc độc tế bào Phòng pha chế thuốc vô trùng Phòng pha chế không vô trùng Khu vực hành chính Kho vật tư y tế tiêu hao Bảo quản kho thuốc Điều kiện bảo quản chung Cơ sở vật chất Có đầy đủ các khu vực lưu trữ cần thiết Kệ, quầy, không gian phù hợp Trang thiết bị hệ thống bảo quản theo yêu cầu Hệ thống thông khí tuần hoàn khí Các phương tiện vận chuyển Thiết bị theo dõi nhiệt độ độ ẩm Hệ thống ánh sáng Hệ thống đo lường an toàn cháy báo động cháy Lối thoát hiểm khẩn cấp Điều kiện bảo quản Theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Thông số chung Nhiệt độ: 15 – 250C 2 – 80C (bảo quản lạnh) Độ ẩm: < 700C Ánh sáng: ánh sáng không chiếu trực tiếp vào sản phẩm. Đối với những thuốc “tránh ánh sáng” thì phải bảo quản thuốc trong bao bì gốc Điều kiện bảo quản đặc biệt Thuốc quản lý đặc biệt: bố trí khu vực bảo quản, tủ, kệ riêng biệt đối với các nhóm thuốc: Thuốc gây nghiện, hướng thần: có khóa chắc chắn, có camera giám sát Thuốc dạng phối hợp có chứa chất gây nghiện, chất hướng thần Thuốc phóng xạ Thuốc độc tế bào: dán nhãn “Thuốc độc tế bào” Thuốc có nguy cơ gây hại cao: dán nhãn “Thuốc có nguy cơ gây hại cao” Vắc xin, sinh phẩm y tế: bảo quản trong tủ lạnh riêng, tách biệt với các thuốc khác. Thuốc dễ cháy, nổ: bảo quản trong tủ chống cháy Hóa chất: trang bị tủ đựng hóa chất có hệ thống thông khí Các sản phẩm hư hỏnghết hạnthu hồi: bảo quản trong tủ biệt trữ, có khóa Thuốc mẫu: bảo quản trong tủ riêng, có khóa Cách sắp xếp thuốc trong kho Khu vực Thuốc kê đơn (ETC) Thuốc không kê đơn (OTC) Vắc xin Khác: Thực phẩm chức năng Mỹ phẩm Sữa Các dụng cụ hỗ trợ y khoa. Nguyên tắc FIFOFEFO: FIFO (First InFirst Out): nhập trước, xuất trước FEFO (First ExpiredFirst Out): thuốc hết hạn dùng trước, xuất trước Lưu ý ưu tiên sử dụng FEFO hơn FIFO 3 dễ: Dễ thấy Dễ lấy Dễ kiểm tra 5 chống: Chống ẩm mốc, mối mọt, chuột gián,.. Chống quá hạn dùng Chống cháy nổ Chống nhầm lẫn Chống hư hao, mất mát Để thuận tiện cho việc quản lý và tìm kiếm dễ dàng thì: Dãn nhãn kệ thuốc loại thuốc. Cập nhật vị trí thuốc trên hệ thống Đối với thuốc có tên gọi nghe giống nhau, nhìn giống nhau (LASA Look alike sound alike) thì áp dụng nguyên tắc: Nhãn màu quy định (màu cam) + Đặt cách nhau + Viết hoa ký tự dễ nhầm lẫn Biện pháp theo dõi giám sát Thực hiện theo dõi nhiệt độ độ ẩm 2 lầnngày và ghi chép vào phiếu theo dõi. Đối với các tủ lạnh trữ thuốc, cần phải trang bị bộ ghi nhiệt độ và hệ thống giám sát nhiệt độ tích hợp hiệu chuẩn theo dõi liên tục 2424. Được theo dõi hàng ngày qua email. Khi có bất thường, vượt ngưỡng thì sẽ tự động báo động thông qua email, SMS, hệ thống trung tâm, báo động tại chỗ (đèn và âm thanh),… Thực hiện kiểm tra định kỳ 3 thánglần. Các nhóm thuốc và vật tư y tế tiêu hao (VTYT) sử dụng trong bệnh viện Yêu cầu lựa chọn thuốc và VTYT mới vào danh mục Khoa dược chịu trách nhiệm cung cấp, phân phối và thông tin về thuốc VTYT cho các khoa phòng và cho bệnh nhân Bệnh viện FV phân phối thuốc đóng gói lẻ cho bệnh nhân nội trú Phát thuốc sử dụng trong 24h Lựa chọn thuốcVTYT được tham gia bởi các Bác sĩ, Dược sĩ và Hội đồng thuốc và điều trị. Dựa trên tiêu chuẩn Sứ mệnh của Bệnh viện FV Nhu cầu của bệnh nhân Loại dịch vụ lâm sàngquy trình Dữ liệu khách quan và khoa học Tiêu chí đánh giá: Có đăng ký thuốc với cơ quan kiểm soát thuốc trong nước và quốc tế Có chỉ định sử dụng thuốc Lý do bổ sung thuốc So sánh liên quan Yêu cầu điều trị Nhu cầu Biết các phản ứng có hại và độc tính Lợi ích và hiệu quả an toàn Khả năng xảy ra sai sót Phân loại thuốc cần cảnh giác cao Khả năng nghe nhìn giống nhau Tương tác giữa các thuốc với nhau giữa thuốc và thức ăn Sử dụng cho nhóm bệnh nhân đặc biệt Yêu cầu hướng dẫn cho bệnh nhân Ảnh hưởng lên chi phí điều trị Tiến trình cấp phát thuốc và VTYT tiêu hao tại Bệnh viện FV Quy trình nội bộ: Các VTYT tiêu hao tiêu hao sử dụng trong bệnh viện Danh mục VTYT tiêu hao tại FV có 12 nhóm chính được phân loại theo ATC code: ID band Trắng: bệnh nhân thông thường Xanh: bệnh nhân nam Hồng: bệnh nhân nữ Vàng: bệnh nhân có rủi ro té ngã cao Đỏ: bệnh nhân dị ứng AC – Alimentary tract: Nhóm tiêu hóa Feedinh tube Dây cho ăn Levin tube (latex – silicone coated) Double gastric tube (latex – silicone coated) Túi cho ăn trọng lực GC – Genito – urinary system: Nhóm tiết niệu, sinh dục Nelaton catheter sonde (Thông tiểu một nhánh) Foley cathetersondesonde (Thông tiểu 2 3 nhánh) Urine bag (Túi nước tiểu) RC3 – Aspiration, Thoracic and pleural drainage: Nhóm dẫn lưu màng phổi, lồng ngực Ống hút dịch Yankeur Drain redon redon (Bình hút dịch chân không, đã được tuyệt trùng) Trocar RC4 – Oxygen therapy, nebulization and ventilation – nhóm liệu pháp oxy, khí dung, trợ thở Mask oxy Mask khí dung Mask oxy áp lực cao Dây oxy 2 nhánh Mũi giả Airway Tracheostomy (Mở khí quản có van tập nói) EC – Hygiene Protection Găng Latex không bột Vinyl Áo gown CC3 – Peripheral IV care: needle, syringe, tubing: Nhóm chăm sóc ngoại biên Syringe thông thường Syringe cho ăn Syringe có khóa Kim tiêm Surgical Sutures, Loops Blandes: Nhóm dao chỉ phẫu thuật Chỉ tan Chỉ không tan Các loại vật liệu cầm máu, keo dính nhân tạo Merocel Dermabond Dressing Băng gạc Optiskin film Sanyrene Máy thông dụng Máy đường huyết Máy phun khí dung MC – Immobilization, orthopedic, assistive equipment: Thiết bị hỗ trợ, chỉnh hình Nẹp chân Nẹp cổ mềm cứng Khung tập đi Vớ y khoa VTYT tiêu hao liên quan tới hóa trị Celsite Buồng tiêm Easy pump Cytocan Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý Với mục tiêu: đảm bảo an toàn cho bệnh nhân Tuân thủ Chương trình Quản lý và Sử dụng thuốc (Medication Management and Use Program MMU) Tuân thủ Chương trình Quản lý Kháng sinh (Antibiotics Stewardship Program) Đảm bảo nguyên tắc 7 đúng khi sử dụng thuốc: Đúng bệnh nhân Đúng thuốc Đúng liều dùng Đúng đường dùng Đúng thời gian Đúng đáp ứng Đúng trong ghi chép hồ sơ Thông tin thuốc, theo dõi và báo cáo Thông tin thuốc Được chia sẻ giữa các bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe có liên quan và bệnh nhân thông qua các hình thức sau: Mạng thông tin nội bộ: Internet, Email Bảng tin nội bộ Tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc vật tư y tế dành cho nhân viên y tế và bệnh nhân. Theo dõi và báo cáo Các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng ghi nhận hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc trên bệnh nhân. Phải đảm bảo các sai sót cận sai sót đều được báo cáo: Cho các hoạt động cải tiến Sử dụng hệ thống báo cáo trực tuyến Tất cả các phản ứng có hại của thuốc phải được báo cáo đến khoa Dược bằng mẫu phiếu ADR. Hội đồng thuốc và điều trị (PTC) Nhiệm vụ: Tư vấn cho nhân viên y tế và ban lãnh đạo bệnh viện trong mọi vấn đề liên quan đến việc sử dụng thuốc và thiết bị y tế hợp lý trong bệnh viện. Giám sát các vấn đề liên quan đến an toàn thuốc và thiết bị y tế trong bệnh viện. Xây dựng, xem xét lại danh mục thuốcVTYT hằng năm của BV để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Hỗ trợ xây dựng các thực hành chuyên môn trong công tác quản lý, lựa chọn, thu mua, bảo quản, kê toa, cấp phát, sử dụng và theo dõi hiệu lực thuốc đảm bảo thực hành thuốc an toàn và hiệu quả. Biên soạn và cập nhật các chính sáchquy trình quản lý việc sử dụng thuốc VTYT tại bệnh viện. Tổ chức cảnh giác dược: ADR và các sai sót cận sai sót về thuốc. Phát hiện, phân tích, đánh giá, theo dõi các sự cố liên quan đến thuốcVTYT Cơ cấu tổ chức, nhân sự Có sự tham gia: Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng và Nhân viên phòng quản lý chất lượng. Số đại biểu quy định: 6 người (ít nhất 2 Bác sĩ + 1 Điều dưỡng) Phòng tổ chức họp ít nhất 6 lần năm tổ chức định kỳ 2 tháng lần Có 3 tiểu ban: Tiểu ban an toàn thuốc Tiểu ban quản lý chương trình sử dụng kháng sinh Tiểu ban thông tin thuốc Đánh giá sự phù hợp của đơn thuốc Định nghĩa Xem xét thông tin lâm sàng cụ thể của bệnh nhân để đánh giá đáp ứng với các liệu pháp điều trị bằng thuốc, đồng thời để phát hiện cũng như quản lý các vấn đề liên quan đến tác dụng phụ, các phản ứng có hại (ADR) của thuốc Mục tiêu Tối ưu hóa chất lượng chăm sóc điều trị cho bệnh nhân và kết quả lâm sàng. Cải thiện, tăng cường chất lượng của việc sử dụng thuốc Giảm tác dụng không mong muốn của thuốc Đảm bảo các thuốc kê trên đơn phù hợp với các công thức thuốc có sẵn tại bệnh viện; việc phối hợp thuốc trong đơn tuân theo các hướng dẫn của guideline địa phương, Bộ Y tế, Hiệp hội chuyên ngành trên thế giới. Các thông tin cần xem xét Có đúng chỉ định không? Thuốc có hiệu quả không? Có dị ứng hay nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào trong đơn thuốc không? Liều của đơn thuốc đã phù hợp chưa, có phù hợp với chỉ định, chức năng gan thận của bệnh nhân không, bác sĩ có bị quên liều hay không? Hướng dẫn sử dụng thuốc có chính xác không? Hướng dẫn đó có hợp lý đối với tình trạng của bệnh nhân chưa? Kiểm tra xem có bất kỳ tương tác nào xuất hiện giữa thuốc – thuốc hay thuốc – thức ăn. Có tương tác giữa thuốc với bệnh không? Có sự trùng lặp không cần thiết với các loại thuốc khác không? Thời gian điều trị như trong đơn đã hợp lý chưa? Có bất kỳ chống chỉ định nào không? Xem các kết quả thông tin về lâm sàng – cận lâm sàng hay kháng sinh đồ của bệnh nhân? Mô hình S.O.A.P Subjective (S) – Thông tin chủ quan Lý do tới khám bệnh (các than phiền chính của bệnh nhân, tình trạng hiện tại của bệnh nhân) Tiền sử bệnh (bệnh mãn tính, những phẫu thuật bệnh nhân đã trải qua) Tiền sử sử dụng thuốc Tiền sử gia đình Lối sống của người bệnh Objective (O) – Thông tin khách quan Các chỉ số sinh tồn: huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ, mức độ đau Các kết quả khám lâm sàng Các kết quả cận lâm sàng Nồng độ thuốc trong máu: đặc biệt quan trọng với những thuốc có khoảng trị liệu hẹp, ví dụ như Digoxil, Vancomycin, Amikacin, đo nồng độ thuốc trong máu để đảm bảo thuốc trong khoảng trị liệu Hồ sơ sử dụng thuốc của bệnh nhân. Assessment (A) – Đánh giá Những vấn đề liên quan tới việc sử dụng thuốc Đánh giá sự cần thiết của việc điều trị Đánh giá điều trị hiện tại Các khuyến cáo trong điều trị và mục tiêu điều trị Plan (P) – Kế hoạch Kế hoạch điều trị: Tùy thuộc vào mục tiêu điều trị mà lựa chọn phác đồ cụ thể, từ đó đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân. Kế hoạch theo dõi điều trị: Theo dõi các thông số liên quan tới bệnh trong quá trình điều trị Giáo dục – tư vấn bệnh nhân: tư vấn cho bệnh nhân cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả; tuân thủ điều trị, cách phòng tránh các tác dụng phụ, các biến chứng có thể xảy ra, tái khám định kỳ… Hoạt động cấp phát thuốc nội trú (ipd) Khoa dược nội trú gồm có 3 hoạt động chính: Pha chế thuốc hóa trị Cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú Cấp phát thuốc xuất viện Cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú Có 2 cách cấp phát: Phát thuốc tức thì: Cấp phát ngay khi có những y lệnh mới Cấp thuốc theo y lệnh ban đầu cho đến khi bắt đầu phát thuốc theo ngày. Phát thuốc hằng ngày (trong vòng 24h) Cho những bệnh nhân nội trú hiện tại. Cấp thuốc theo lịch trong vòng 24h kể từ lúc thời gian xe thuốc lên. Cấp phát thuốc hằng ngày. Thời gian xe thuốc lên Sáng (12:00 PM): Khoa sản và khoa ngoại Chiều (4:00 PM): Khoa nội, khoa nhi và ICUNICU Quy trình Chỉ theo một chiều. Review: Dược sĩ thứ nhất đánh giá tính hợp lệ của đơn thuốc. Nếu đơn không có vấn đề gì, đơn phù hợp thì dược sĩ sẽ in tờ cấp phát thuốc hằng ngày (Routine Filling list), tờ này chỉ hợp lệ khi có đầy đủ tất cả nhãn thuốc và chữ ký của dược sĩ phụ trách, sau đó đưa cho dược trung. Soạn thuốc: Dược trung soạn thuốc, dán nhãn và để vào hộc thuốc trong xe thuốc, có ký tên. Thuốc cho bệnh nhân nội trú được cấp phát theo từng đơn vị đóng gói (unit dose). Đối với thuốc đa liều như si rô thì sẽ phát theo một lần, khi nào hết thì điều dưỡng báo để cấp phát thêm. Thuốc phải được dán nhãn theo từng bệnh nhân. Kiểm tra: Dược sĩ thứ 2 kiểm tra sau khi thuốc đã được cho vào tất cả các hộc của xe thuốc và đã có đầy đủ chữ ký. Đảm bảo 5 đúng: Đúng bệnh nhân Đúng thuốc Đúng đường dùng Đúng liều lượng Đúng số lượng Cấp phát: Sau khi dược sĩ đã kiểm đạt tất cả yêu cầu thì cho thuốc vào xe và xe sẽ được đưa lên các khoa để cấp phát. Trước khi thuốc được đưa đến bệnh nhân thì điều dưỡng sẽ kiểm tra lại lần nữa. Cấp phát thuốc tức thì Có 2 y lệnh: Y lệnh miệng Y lệnh hệ thống Sau khi dược sĩ thứ 1 nhận y lệnh mới thì sẽ review để đánh giá sự hợp lý đơn thuốc. Nếu không có vấn đề gì, đơn phù hợp thì dược sĩ tiến hành in ra tờ cấp phát thuốc tức thì (Initial Filling list) và đưa cho dược trung. Dược trung soạn thuốc và dán nhãn. (Dược sĩ có thể làm luôn bước này nếu thuận tiện) Dược sĩ thứ 2 kiểm tra lại (xem xét toàn bộ tính hợp lệ của đơn thuốc, kiểm thuốc, số lượng, nhãn) và đưa cho điều dưỡng. Điều dưỡng kiểm tra lại trước khi đưa thuốc cho bệnh nhân. Một y lệnh đưa ra được kiểm tra tối thiểu 3 lần trước khi đến tay bệnh nhân. Xe cấp phát thuốc nội trú Mỗi khoa phòng có ít nhất 2 xe, mỗi bệnh nhân là một hộc thuốc. Mỗi hộc thuốc được mã hóa bằng số phòng và mã số bệnh nhân. Đơn vị liều Dán nhãn cho mỗi đơn vị liều. Chỉ những đơn vị liều mà có nhãn thì mới được cấp phát. Những thuốc có số lô và hết hạn sẽ bị loại bỏ. Acyclovir tab ACYCLOVIR STADA 200MG ITEM J05B305 CTRL OCT161901 LOT 010419 EXP 25 APR 2023 Nhãn hợp lệ Nếu thuốc thiếu bất kì thông tin nào thì đều được trả về và đổi thuốc khác. Thuốc có nguy cơ gây hại cao Là những thuốc có nguy cơ gây nguy hại nghiêm trọng cho bệnh nhân nếu nhầm lẫn, sai sót, nó có thể ảnh hưởng lớn, thậm chí đến tính mạng của bệnh nhân. Ví dụ: KCl (IV), Insulin, Heparin, … Thuốc có nguy cơ gây hại cao phải được dán nhãn riêng biệt, đáng chú ý, giúp thận trọng hơn khi thao tác với thuốc. Nếu dược sĩ thứ 1 quên dán nhãn thì dược sĩ thứ 2 kiểm tra lại phải dán, còn nếu trong cả 2 dược sĩ quên dán thì điều dưỡng có quyền trả lại thuốc. Nhãn thuốc có nguy cơ gây hại cao Cấp phát thuốc xuất viện Mục tiêu Đảm bảo tính liên tục trong điều trị của bệnh nhân sau khi xuất viện. Đảm bảo đúng thuốc, đến tay người bệnh đúng giờ. Đồng thời đảm bảo 5 đúng: Đúng bệnh nhân Đúng thuốc Đúng liều Đúng đường dùng Đúng thời điểm Có thêm bước so sánh thuốc trong toa xuất viện với thuốc sử dụng tại bệnh viện, để xác nhận chắc chắn lại với bác sĩ khi có thay đổi về thuốc trong toa xuất viện. Thời gian làm việc Cấp phát thuốc xuất viện: Được thực hiện bởi Khoa dược trung tâm. Thời gian: 7:30 am – 7:30 pm Ngoại trừ dịch vụ cấp phát thuốc xuất viện cho khoa cấp cứu: 7:30 am – 10:00 pm Phải hoàn thành trong vòng 1 giờ đối với xuất viện của đơn nội trú và 30 phút đối với xuất viện đơn cấp cứu. Cấp phát thuốc ngoài giờ: Review đơn thuốc, chuẩn bị và cấp phát cho bệnh nhân bởi các điều dưỡng đã qua đào tạo. Thuốc sẽ được tính tiền bởi thu ngân khoa cấp cứu. Quy trình Review Tổng quan Phải có dấu mộc. Có chữ ký bác sĩ. Chỉ định sử dụng của kháng sinh. Y lệnh Phải xuất hiện trên hệ thống Orion. Đang đợi để review. Mục đích đảm bảo tính hợp lệ về: Giữa đơn thuốc xuất viện và chuẩn đoán. Giữa đơn thuốc xuất viện và danh sách thuốc quản lí tại bệnh viện. Đơn thuốc hướng thần, gây nghiện Đúng với chuẩn đoán. Bệnh nhân phải hoàn thành các đợt điều trị trước trước khi bắt đầu các đợt điều trị tiếp theo. Đơn thuốc gây nghiện “N” thì liều tối đa: Không quá 7 ngày đối với các bệnh cấp tính. Không quá 30 ngày và phải được chia làm 3 đơn (mỗi đơn tối đa 10 ngày) cho bệnh nhân ung thư và AIDS. Đơn thuốc hướng thần “H” thì liều tối đa: 10 ngày đối với bệnh cấp tính. 30 ngày đối với bệnh mãn tính. Fill Sau khi review thì dược trung sẽ là người soạn thuốc và dán nhãn (đối với toa không phải là hướng thần, gây nghiện) Một dược sĩ hoặc dược trung khác sẽ kiểm tra lại và fill trên hệ thống. Note trong mục “Pharmacy Note” trên hệ thống Orion là “DC Rx – finished charging”. Đối với đơn hướng thần, gây nghiện thì do chính dược sĩ fill và lấy thuốc. Cấp phát Do nhân viên khoa dược thực hiện: phát tại giường bệnh và tư vấn sử dụng cho bệnh nhân. Thực hiện đầy đủ quy trình cấp phát thuốc tại phòng (check tên, ngày tháng năm sinh, tiền sử dị ứng, hướng dẫn sử dụng tại phòng) Trường hợp khoa cấp cứu: Thuốc được chuyển xuống từ khoa dược Được phát bởi quầy thu ngân (chú ý ghi nhãn thuốc rõ ràng hơn). Trường hợp thuốc gây nghiện: do chính dược sĩ cấp phát. (dược sĩ khác dược sĩ review và fill) Trường hợp toa thuốc khoa sản thì do điều dưỡng cấp phát. (trừ một vài thuốc thì sẽ do người trong khoa dược cấp phát) Luôn luôn đảm bảo double check. Các kỹ thuật tư vấn đặc biệt nhằm đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn cho bệnh nhân phải được thực hiện đối với các đơn thuốc có: Thuốc chống đông (Warfarin) Tiêm heparin có trọng lượng phân tử thấp (Lovenox) Miếng dán Fetanyl (Durogesic) Bút tiêm Gliraglutide (Victoza) Bút tiêm Insulin Máy đo đường huyết (Glucometer) Dụng cụ xông khí dung Các loại thuốc khác yêu cầu đảm bảo an toàn trong sử dụng Dược sĩ on – call (trực điện thoại, mỗi tuần 1 người) phải luôn giữ liên lạc để giải đáp các thắc mắc về thuốc hoặc các vấn đề liên quan. Cần lưu ý cử thuốc tiếp theo sau khi xuất viện, do dược sĩ phụ trách. Cấp phát thuốc ngoài giờ Điều dưỡng: sẽ là người lấy thuốc trong tủ chuyên dụng. Có bảo vệ đi kèm và sự giám sát của camera. Ghi lại trong sổ “After Hours Medication Record Book for Clinical Wards”. Thuốc đã lấy sẽ được dược sĩ review lại vào ngày hôm sau. Hoạt động điều soát thuốc Định nghĩa: Là quy trình xác định đúng nhất các thuốc bệnh nhân dùng khi nhập viện (đang dùng, đã dùng và sẽ dùng), cụ thể chính xác là thuốc dùng như thế nào, hàm lượng, liều dùng, số lần dùng. Từ đó, review được một bệnh nhân mới, giúp bác sĩ kê thuốc tiếp tục trong nội viện. Thời điểm vàng để làm MedRec là ngay thời điểm nhập viện hoặc trong vòng 48 giờ (nếu không kịp). Mục đích: So sánh thuốc ở nhà với thuốc mới nhập viện và thuốc dùng trong bệnh viện với thuốc xuất viện. Giảm những sai lệch cố ý hoặc vô ý. Đảm bảo bệnh nhân, người chăm sóc có được danh sách thuốc chính xác và được cập nhật. Nhiệm vụ Bác sĩ Lập danh sách thuốc của bệnh nhân. So sánh thuốc mới nhập viện với thuốc ở nhà của bệnh nhân. So sánh thuốc xuất viện với thuốc dùng trong bệnh viện. Dược sĩ So sánh thuốc mới nhập viện với thuốc ở nhà của bệnh nhân và liên lạc với bác sĩ nếu có khác biệt. Hoàn thành phiếu tổng kết thuốc. So sánh thuốc xuất viện với thuốc dùng trong bệnh viện. Liên lạc với bác sĩ nếu có khác biệt. Quy trình Thuốc dùng ở nhà Khi bệnh nhân nhập viện, bác sĩ phải thu được đầy đủ và chính xác các thuốc dùng tại nhà, ghi chú vào “Đánh giá thuốc ban đầu cho bệnh nhân nhập viện”. Trong hệ thống Orion của Khoa Dược (Orion Pharmacy Module), bác sĩ sẽ lưu đơn thuốc điều trị tại nhà trong mục External Medication Section của danh sách bệnh nhân được kê đơn điều trị tại nhà (Home Medication List of Prescribing Section). Các thông tin của bệnh nhân xuất viện hoặc bệnh nhân ngoại trú đã từng thăm khám tại bệnh viện sẽ được tự động lưu trong mục Internal Medication Section của danh sách bệnh nhân được kê đơn điều trị tại nhà (Home Medication List of prescribing Section) Thuốc theo y lệnh ban đầu và thuốc dùng ở nhà Bác sĩ kê y lệnh ban đầu trên hệ thống và thực hiện đối chiếu kiểm tra với thuốc tại nhà (dừng hay tiếp tục sử dụng thuốc ) Trong vòng 48 giờ nhập viện, dược sĩ phải kiểm tra và so sánh y lệnh của bác sĩ với danh sách thuốc ở nhà của bệnh nhân. Sau đó lưu lại trên phiếu tổng kết thuốc (Medication Reconciliation Form). Dược sĩ phải ghi đầy đủ các thông tin về liều lượng, tần suất sử dụng, chỉ định, khoảng thời gian dùng thuốc, ngày cuối cùng sử dụng thuốc là khi nào, dị ứng thuốc. Nếu không có thông tin, dược sĩ phải đánh dấu vào mục “Không có thông tin” (No information available) và vẫn ký tên đóng mộc bình thường Nếu bệnh nhân không sử dụng thuốc tại nhà, dược sĩ phải đánh dấu vào mục “Bệnh nhân không sử dụng thuốc tại nhà” (Patient does not have home medication) Bất cứ can thiệp nào do dược sĩ thực hiện đều phải được lưu trên phần mềm Can thiệp của Dược sĩ lâm sàng (Clinical Pharmacist Intervention) hay mục Order Review Section trên hệ thống của khoa Dược (Pharmacy Module) Những trường hợp bệnh nhân nên làm MedRec Lớn hơn 65 tuổi. Dùng từ 5 thuốc trở lên. Dùng các thuốc yêu cầu phải theo dõi trị liệu hoặc thuốc có nguy cơ cao (Wafarin). Có sự thay đổi thuốc đáng kể trong 3 tháng gần nhất. (Ví dụ:bệnh nhân dùng thuốc tiểu đường). Được kê thuốc từ nhiều bác sĩ. Đơn thuốc xuất viện và Điều soát thuốc Bác sĩ kê thuốc điều trị tại nhà cho bệnh nhân xuất viện, sau đó xem xét thuốc điều trị nội trú của bệnh nhân và quyết định có ngưng thuốc dùng trong nội trú hay tiếp tục sử dụng thuốc trong điều trị nội trú làm thuốc điều trị tại nhà cho bệnh nhân. Khi kê đơn thuốc xuất viện, bác sĩ phải so sánh với danh sách thuốc điều trị tại nhà. Đối với việc lấy thuốc theo đơn thuốc xuất viện, nhân viên khoa Dược phải so sánh đơn thuốc xuất viện với đơn thuốc nội trú của bệnh nhân, cũng như đối chiếu với phiếu tổng kết thuốc của bệnh nhân. Liên hệ với bác sĩ nếu có sai khác hay bất thường. Hoạt động pha chế vô trùng và không vô trùng Pha chế thuốc vô trùng Các thuốc pha chế vô trùng Thuốc vô khuẩn đảm bảo: vô khuẩn, không chứa vi sinh vật khác và không chứa chất gây sốt. Thuốc tiêm truyền (Thuốc hóa trị, Easypump, Total parenteral nutrition (TPN),...) Thuốc nhỏ mắt (Vancomycin, NaCl 5%, Amphotericin B,...) Lợi ích pha chế vô trùng: Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tạp chất. Đảm bảo đúng liều lượng thuốc cho từng bệnh nhân. Đảm bảo độ ổn định và khả năng tương thích của thuốc. Đảm bảo chất lượng của thuốc qua đó đảm bảo hiệu quả điều trị. Tiết kiệm thời gian pha chế cho điều dưỡng. Tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân. Quy trình pha chế vô trùng: Sơ đồ bố trí Phòng pha chế thuốc độc tế bào (Áp suất âm) Khu vực chuyển tiếp Phòng pha chế vô trùng (Áp suất dương) Phòng thay đồ Chuẩn bị vào phòng pha Phòng thay đồ: Thay quần áo bảo hộ cá nhân Không mang theo trang sức hoặc vật dụng cá nhân vào phòng pha Để tóc gọn gàng Thay dép cao su Phòng chuyển tiếp: Vệ sinh tay theo nguyên tắc phòng mổ Mặc đồ bảo hộ cá nhân: bao giày, mũ trùm, khẩu trang, kính (nếu cần) Phòng pha chế: Mặc áo choàng sử dụng một lần Đeo găng tay vô trùng Bộ thiết bị bảo vệ cá nhân bao gồm: Bộ đồ bảo hộ cá nhân Áo choàng: sử dụng 1 lần, đã tiệt trùng, chất liệu chống thấm Dép cao su và bao trùm Khẩu trang: hiệu quả lọc khuẩn cao, chống thấm nước Găng tay (phẫu thuật latex không bột, sử dụng 2 lớp nếu pha thuốc độc tế bào, độ dài đủ che qua cổ tay) Nón Kính bảo hộ (nếu cần) Những trường hợp không vào phòng pha chế Mắc bệnh: nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da, đang điều trị ức chế miễn dịch Kế hoạch gia đình: mang thai, cho con bú, có kế hoạch mang thai Vệ sinh tay 5 thời điểm cần phải vệ sinh tay đối với nhân viên y tế theo WHO: Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân. Trước khi làm thủ thuật sạch vô trùng. Sau khi phơi nhiễm với dịch tiết của bệnh nhân. Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, sau khi tiếp xúc với vị trí lây nhiễm này sang vị trí khác trên cùng một người bệnh. Sau khi chạm vào bất cứ vật dụng nào xung quanh bệnh nhân, ngay cả khi không tiếp xúc với bệnh nhân. Rửa tay khô Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Xịt sản phẩm vào lòng bàn tay khum và phu hết bề mặt. Chà xát 2 lòng bàn tay vào nhau. Chà xát lòng bàn tay phải lên mu bàn tay trái với các ngón tay đan xen và ngược lại. Chà xát 2 lòng bàn tay với các ngón tay đan vào nhau. Chà xát 2 lòng bàn tay với các ngón tay bện vào nhau. Xoay và chà xát ngón cái của bàn tay trái trong bàn tay phải quanh ngón cái trái và ngược lại. Chà xát xoay, tới và lui các ngón tay phải trong lòng bàn tay trái và ngược lại. Khi tay khô, tay bạn đã an toàn. Rửa tay ướt Sau khi tiếp xúc với dịch tiết, chất nhày của bệnh nhân hoặc khi tay đã bẩn. Làm ướt tay với nước Lấy đủ xà bông để phu hết bề mặt tay Chà xát 2 lòng bàn tay vào nhau Chà xát lòng bàn tay phải lên mu bàn tay trái với các ngón tay đan xen và ngược lại. Chà xát 2 lòng bàn tay với các ngón tay đan vào nhau. Chà xát 2 lòng bàn tay với các ngón tay bện vào. Xoay và chà xát ngón cái của bàn tay trái trong bàn tay phải quanh ngón cái trái và ngược lại. Chà xát xoay, tới và lui các ngón tay phải trong lòng bàn tay trái và ngược lại. Rửa tay với nước và làm khô tay với khăn giấy. Rửa lần 2 với xà bông sat khuẩn (Demanios chứa Chlorhexidine 4%) Mang găng tay Kỹ thuật pha chế vô trùng Tủ an toàn sinh học (Biological Safety Cabinet –BCS) Tủ thao tác kín trong phòng thí nghiệm, thông gió, bảo vệ an toàn người sử dụng, mẫu thao tác và môi trường trước các tác nhân lây nhiễm sinh học Được vệ sinh: đầu buổi pha, trong buổi pha nếu có sự cố tràn đổ, cuối mỗi buổi pha. Đầu buổi sẽ được bật UV trong 15 phút để tuyệt khuẩn. Vệ sinh bằng ethanol 70% Trong BSC, khu vực pha chế ở trung tâm, có lót miếng trải thấm hút cách các mép tủ ít nhất 5cm. Sắp xếp khay đựng dụng cụ pha chế, bao để chất thải, hộp đựng vật sắc nhọn và ca đựng chất thải dịch truyền phù hợp Dùng 2 lớp găng tay khi pha chế thuốc độc tế bào Lau găng tay với miếng gạc tẩm cồn sau mỗi thuốc pha chế Đổi găng tay nếu cần thiết (tiếp xúc với thuốc) hoặc mỗi 1 giờ. Kỹ thuật không chạm (aseptic non – touch technique): không chạm tại các vị rí mũi tên chỉ trong hình. Rút đúng thể tích Kỹ thuật đâm kim vào lọ: đặt kim trên miếng cao su theo chiều nghiên 45 với mặt vát của kim hướng lên, rồi đâm kim vào lọ. Kỹ thuật áp suất âm (negative pressure technique): Giảm tạo những hạt chất rắn hoặc chất lỏng trong không khí Giảm nguy cơ tràn đổ Giữ áp suất âm trong và khi kết thúc hoàn nguyên thuốc trong lọ Phải dùng khi hoàn nguyên thuốc độc tế bào (cytotoxic drug reconstitution) Xử lý tràn đổ thuốc độc tế bào Trong trường hợp bị đổ tràn có thể gây tiếp xúc hay hít phải thuốc độc tế bào gây kích ứng, viêm, hoại tử vùng da, màng nhầy, hô hấp. Đổ tràn nên được xử lý bởi người được huấn luyện Bộ xử lý đổ tràn thuốc độc tế bào được chuẩn bị sẵn và kiểm tra định kỳ Cần chủ động cách ly vùng đổ tràn để những người ở khu vực lân cận tránh tiếp xúc và nhiễm phải Cần phải lau chùi ngay lập tức khi có sự cố Phải mang thiết bị bảo hộ phù hợp khi xử lý: nón trùm đầu, khẩu trang, 2 đôi găng tay, áo choàng, bao trùm chân. Vật liệu dùng sau khi xử lý tràn đổ phải được đặt trong thùng rác nguy hại Bộ xử lý tràn độc tế bào gồm: 2 bảng dấu hiệu để khoanh vùng khu vực 2 gói gạc thấm lớn không vô trùng 4 đôi găng tay NS cỡ M + 4 đôi găng tay cỡ S + 1 đôi găng tay vệ sinh ( dày và dài) 2 bộ áo choàng bảo vệ 2 khẩu trang, 2 bao trùm đầu, 2 bao giày 1 chai dung dịch natri hypochlorite 1 chai dung dịch tiêm 1000ml + 1 đầu rữa vết thương 1 thùng vàng chứa vật sắt nhọn 2 túi đựng chất thải nguy hại Hướng dẫn được dán trên đỉnh hộp Pha chế thuốc không vô trùng Định nghĩa Đóng gói lại hóa chất: là việc chuyển tiếp hóa chất từ bao bì đóng gói gốc sang dạng bao bì phù hợp (có thể tích vừa đủ) để sẵn sàng sử dụng cho 1 hay một vài bệnh nhân. Pha chế thuốc dùng ngoài: trộn nhiều thuốc hay hóa chất, dung môi để có được một dạng bào chế sẵn sàng sử dụng, theo toa thuốc của bác sĩ. Việc này được thực hiện bởi nhân viên khoa Dược đã trải qua đào tạo (Dược sĩ, dược trung). Các dạng thuốc đang áp dụng Thuốc dùng ngoài, bao gồm: Dung dịch: dd dakin (sodium hypochloride), dd Lugo, dd acid acetic,... Thuốc mỡ, kem: thuốc mỡ salicylic, kem phối hợp nhiều thành phần (corticoid dùng ngoài phối hợp với kem dưỡng ẩm, làm mềm da...) Nước súc miệng. Hóa chất khử trùng bề mặt, tẩy rữa: aceton, cồn 70%,.. Thuốc uống (đóng gói lại) Các nguyên tắc cần phải lưu ý An toàn cho bản thân là trên hết: luôn mang các thiết bị bảo hộ phù hợp với từng loại hóa chất (nhận dạng theo hệ thống HMIS). Luôn chuẩn bị tất cả mọi thứ cần thiết: dụng cụ, chai, lọ thành phẩm. Kiểm tra kép khâu chuẩn bị và thành phẩm: Hóa chất sử dụng. Hướng dẫn pha chế. Nhãn thuốc hoặc hóa chất. Sát khuẩn các dụng cụ trước khi thực hiện. Quy trình pha chế thuốc không vô trùng Hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú (OPD) Thông tin thuốc Nhân sự: 6 Dược sĩ, 4 Dược trung Thời gian làm việc : Thứ 2 – thứ 6: 8:00 – 18:00 Thứ 7: 8:00 – 13:30 Review khoảng 350 đơn thuốc mỗi ngày. Cung cấp cho các đơn thuốc của bệnh nhân bệnh viện FV. Áp dụng theo Thông tư 522017. Quy trình Các đơn thuốc OPD sau khi kê sẽ được thư ký scan bằng phần mềm module “Scan manager” xuống khoa dược ngoại trú hoặc bệnh nhân sẽ xuống trực tiếp tại khoa dược. Dược sĩ review đơn thuốc, in toa và kiểm tra các y lệnh, nhãn sẽ in tự động từ hệ thống và dán nhãn vào toa photo. Dược trung nhận toa và nhãn từ dược sĩ để soạn thuốc và dán nhãn. Đa số do dược sĩ kiểm tra cấp phát. Review Kiểm tra các yêu cầu cơ bản của đơn thuốc Tính phù hợp của y lệnh. Y lệnh phải có ngày và giờ kê đơn thuốc. Trên toa thuốc phải có tên đầy đủ của bệnh viện, địa chỉ, số điện thoại liên lạc. Thông tin bệnh nhân đầy đủ, rõ ràng, có HN (Hospital Number). Em bé < 72 tháng thì phải có tên ba mẹ hoặc người giám hộ đi kèm. Thông tin của bác sĩ kê đơn (tên đầy đủ, ID và chứ ký). Tình trạng dị ứng. Tên thuốc, liều lượng, dạng dùng và nồng độ sử dụng thuốc, dạng bào chế, tần xuất và khoảng thời gian điều trị (yêu cầu tối thiểu đối với kháng sinh và thuốc truyền tĩnh mạch). Được hạn chế lỗi bằng cách dùng phần mềm. Chỉ định rõ ràng cho cách sử dụng các thuốc PRN (Thuốc sử dụng khi cần). Cân nặng và chiều cao của bệnh nhân có phù hợp với liều thuốc sử dụng (bệnh nhân khoa nhi) hay diện tích bề mặt da (khoa ung thư). Tất cả các thông tin cơ bản của đơn đều hoặc y lệnh có phù hợp hay không. Các hướng dẫn đặc biệt (nếu có). Những yêu cầu khác Thời gian hiệu lực của toa: trong vòng 5 ngày. Những sửa đổi trên đơn thuốc copy sẽ không được chấp nhận. Các thay đổi phải được bác sĩ sửa đổi ngay trên hệ thống. Trong trường hợp sử dụng toa thuốc viết tay thì bác sĩ chỉ cần gạch chéo thông tin cần sửa đổi, ghi thông tin chính xác kế bên và ký xác nhận sửa đổi. Không được phép viết tắt. Ví dụ: Không nên sử dụng Nên sử dụng U Unit IU Internetional Unit QD Daily Các vấn đề cần quản lý Đơn thuốc sẽ được in làm 3 đơn cho 3 đối tượng là: Bệnh viện Khoa dược Bệnh nhân Thuốc hướng thần Điều trị cấp tính : thời gian kê tối đa 10 ngày Điều trị mãn tính : thời gian kê tối đa 30 ngày Thuốc gây nghiện Điều trị cấp tính : khoảng thời gian kê tối đa 7 ngày Điều trị mãn tính (chỉ với thuốc ung thư, HIV) : thời gian kê tối đa 30 ngày, được chia ra làm 3 đơn nhỏ (tối đa 10 ngày trên mỗi đơn) Bệnh nhân không được mua một lần mà chỉ được mua trước từ 1 – 3 ngày của đợt điều trị. Các đơn thuốc gây nghiện do bác sĩ kê phải được Ban giám đốc phê duyệt mới được chấp nhận. Phải luôn luôn kiểm tra ngày cấp phát cuối cùng dựa trên thông tin bệnh nhân Ký hiệu trên đơn thuốc Đơn thuốc “N”: đơn thuốc gây nghiện Đơn thuốc “H”: Đơn thuốc hướng thần Kháng sinh Phải ghi rõ lí do khi sử dụng Xây dựng danh mục kháng sinh có kiểm soát Có form riêng, khi dùng phải ghi rõ lí do sử dụng Được review bởi Dược sĩ lâm sàng Thực phẩm chức năng và Không được kê trong đơn thuốc Phải kê trong phần lời dặn của bác sĩ (Counselling notes) Soạn thuốc và fill Chỉ một nhân viên phụ trách lấy thuốc cho 1 đơn thuốc Đối với đơn thuốc quá dài : có thể nhờ một người khác hỗ trợ nhưng người phụ trách chính phải kiểm tra lại. Người kiểm tra lần 2 phải là một người khác và phải kiểm tra hết tất cả tên thuốc và thuốc được soạn. Kiểm tra nhãn một lần nữa so với đơn thuốc Kiểm tra các thuốc được chuẩn bị để tránh sai sót về nhãn thuốc Kiểm tra thuốc được dãn nhãn so với toa gốc Dán nhãn phải chừa những thông tin cần thiết (Hạn dùng, chỉ định, cách sử dụng,..) Ký tên xác nhận đã “fill”, xác nhận trên hệ thống. Dược sĩ vừa review, vừa fill. Cấp phát thuốc Sử dụng hệ thống QMS để gọi cho bệnh nhân. Nhận “Phiếu OPD chi tiết” từ bệnh nhân (có chữ ký và tên xác nhận của thu ngân). Kiểm tra thông tin bệnh nhân dựa theo Chính sách nhận dạng bệnh nhân của bệnh viện. Kiểm tra trước khi cấp phát. Cấp phát và tư vấn việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Giữ lại số thứ tự, bản sao đơn thuốc và lưu hồ sơ. Kiểm tra trước khi cấp phát Kiểm trên toa có đầy đủ chữ kí của người review và fill hay chưa. Kiểm tra phiếu chi tiết so với toa về thông tin thuốc, liều lượng, số lượng, hàm lượng. Kiểm tra việc chuẩn bị thuốc về thuốc, liều lượng, liều lượng, số lượng, hàm lượng, nhãn. Cấp phát và tư vấn Tiền sử dị ứng, cập nhật trên hệ thống. (Cần phân biệt dị ứng và phản ứng phụ của thuốc) Chỉ định và nồng độ. Khả năng xảy ra tác dụng phụ. Khả năng tương tác (nếu có). Làm cách nào để ngăn khả năng xảy ra tác dụng phụ hoặc tương tác (nếu có). Cấp phát toa thuốc hướng thần, gây nghiện Phải đáp ứng yêu cầu theo quy định cấp phát thuốc hướng thần, gây nghiện. Do dược sĩ tiến hành. Phải có tên và số chứng minh nhân dân của người nhận khi cấp phát. Đơn thuốc hóa trị và tpn Giới thiệu về hóa trị và TPN Hóa trị là sử dụng những thuốc có dược tính mạnh để giết các tế bào tăng sinh nhanh trong cơ thể. Total Parenteral Nutrion (TPN): là dung dịch nuôi ăn qua đường tĩnh mạch thay thế hoàn toàn cho đường ăn uống thông thường. Đặc điểm: Là phương pháp nuôi ăn ngoài đường tiêu hóa Dùng qua đường tĩnh mạch trung tâm Được cung cấp bởi khoa Dược dưới dạng aminoacid, glucose, chất điện giải, nguyên tố vi lượng, vitamin, … Review đơn thuốc hóa trị Qui trình thực hiện: Kiểm tra thông tin bệnh nhân và kết quả của các lab Kiểm tra thông tin bệnh nhân và kết quả của các lab trên tờ đơn thuốc đã được scan ra, so sánh với thông tin đơn thuốc trên hệ thống: Tên, ngày tháng năm sinh, Hospital number (HN) Chiều cao, cân nặng, diện tích da (BSA) CrCL, Tbili, AST, ALT, ANC, Hgb, Plt Đọc các báo cáo hiện có để tìm thông tin về: Kết quả chẩn đoán Tiền sử dùng thuốc Dị ứng với thuốc trong đơn Các tác dụng phụ đã từng xảy ra trong các chu kỳ hóa trị trước đó Sự chỉnh liều có thực sự cần thiết không Diễn tiến của bệnh. Kiểm tra phác đồ (protocol) Kiểm tra xem có bất kì thay đổi nào trong phác đồ hóa trị hay không. Kiểm tra xem đơn thuốc phác đồ được kê có giống với các đơn thuốc trước đó hay không (nếu khác với chu kỳ 1) Đảm bảo tính liên tục của thuốc được kê khi so sánh với các đơn thuốc trước đó. Kiểm tra xem phác đồ được kê có giống với phác đồ được lưu lại trong báo cáo (ví dụ: có phải là chu kỳ 1 – ngày 1 hay không) Kiểm tra xem bác sĩ có đồng ý tiến hành hóa trị hay không (kiểm tra chữ ký, tên xác nhận, ID, ngày xác nhận) Nếu phác đồ điều trị không có trong danh mục các phác đồ được chấp thuận, cần phải kiểm tra trên các nguồn National Comprehensive Cancer Network (NCCN), eviQ, BCCancer. Kiểm tra xem phác đồ được sử dụng có sai biệt nào so với phác đồ được chấp thuận hay không về các yếu tố: Tên phác đồ Chẩn đoán Chu kỳ Ngày của chu kì Chu kì kế tiếp khi nào Thuốc và tần suất sử dụng Các hướng dẫn sử dụng thuốc Tại bệnh viện FV, những phác đồ đã được phê duyệt sẽ được lưu trên hệ thống mạng nội bộ. Nếu bác sĩ muốn sử dụng phác đồ cho bệnh nhân thì phải gửi tài liệu tham khảo liên quan tới phác đồ đính kèm vào để gửi cho Khoa Dược review lại, rồi kết hợp với các thuốc tiền hóa trị (chống nôn) và thuốc hóa trị để hoàn thành phác đồ hoàn chỉnh. Tiếp theo, bộ phận y khoa phải chấp thuận thì phác đồ mới được hợp lệ. Kiểm tra liều Kiểm tra xem liều lượng được kê có nằm ngoài khoảng sai số cho phép hay không (± 5%). Nếu có, xem xét và đánh giá lí do trong mục ghi chú (NOTES section) Kiểm tra nồng độ của thuốc (bước này thường được hoàn thành trong khi hoàn thành tờ batch sheet) Nồng độ= (Liều được kê)( Thể tích tổng) (mgmL) Thể tích tổng: là thể tích cuối cùng sau khi pha chế, không phải thể tích dung môi pha loãng được kê. Khoảng chênh lệch (khoảng sai số) (%)= (Liều kê đơnLiều thực tế cần theo phác đồ)( Liều thực tế cần theo phác đồ) x 100% Review đơn thuốc TPN Kiểm tra các thông tin bệnh nhân và kết quả lab Tên, ngày tháng năm sinh, mã số bệnh viện (HN) Chiều cao, cân nặng, số ngày từ lúc sinh ra Điện giải Diện tích da (BSA): tính theo công thức Mosteller BSA= √((Chiều cao (cm)x Cân nặng (kg))3600) (m2) Ở FV có phần mềm tính toán lượng pha TPN nên thuận tiện và an toàn hơn rất nhiều. Đối tượng sử dụng dung dịch TPN ở bệnh viện chủ yếu là các trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh nên chỉ cần một sai số nhỏ trong tính toán hay trong quy trình pha chế cũng có thể gây ra các hậu quả cực kì nghiêm trọng. Do đó, cần phải cẩn thận để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Phân tích đơn thuốc hóa trị Mã toa: 10 (Nhóm 20) DOB: 04 Feb 1988 (31y) Sex: Male Ht: 168 cm Tbili: molDl Hgb: 15.3 gdL Wt: 69.3 kg AST: IUL Plt: 273 x 103mm3 BSA: 1.8 m2 ALT: IUL ANC: 6.63 x 103mm3 CrCl: 106 mlmin Prescription date time: 28 Oct 2019 08:46 PROTOCOL NAME (Tên phác đồ): RADIOTHERAPY + CISPLATIN 100 MGM2 DIAGNOSIS (Chuẩn đoán): nasopharyngeal carcinoma ALLERGY (Dị ứng): No know drug allergy (Không rõ tiền sử dị ứng) Cycle: 1 D1= 28102019 Cycle frequency: Every 21 days Next cycle: 18112019 (Chu kỳ thứ) (Ngày 1) (Tần suất) (Chu kỳ tiếp theo) MEDICATION FREQUENCY Tên thuốc tấn suất sử dụng thuốc GIVEN DOSE Liều dùng ADMINISTRATION INSTRUCTIONS Cách dùng ADMIN START TIME STAFF NAMEID Thời gian bắt đầu Tên Số ID ADMIN END TIME STAFF NAMEID Thời gian kết thúc Tên Số ID IV Fluid – NaCl 0.9% D1 (2810) 500 mL Keep vein open. Use 10 ml to flush IV line before and after each medication. Giữ đường truyền. Dùng 10 ml xả đường truyền trước và sau khi tiêm mỗi loại thuốc. D1 Prehydration – NaCl 0.9% D1 (2810) 1500 mL Infuse IV over 90 min. Truyền TM trong 90 phút. D1 Ondansetron IV D1 (2810) 16 mg 50 mL Nacl 0.9%. Infuse IV over 15 min. Administer 30 – 60 min before chemotherapy. 50 mL NaCl 0,9%. Truyền TM trong 15 phút. Dùng 30 60 phút trước hóa trị. D1 Dexamethasone IV D1 (2810) 20 mg 100 mL NaCl 0.9%. Infuse IV over 15 min, Ysite with Prehydration fluid. Administer 30 – 60 min before chemotherapy. 100 ml NaCl 0,9%. Truyền TM trong 15 phút, song song với dung dịch prehydration. Dùng 30 60 phút trước hóa trị. D1 Furosemide IV D1 (2810) Use Furosemide (BFS – FUROSEMIDE) 20 mg As needed for urine output < 100 mLhour, 100 mL NaCl 0.9%. Infuse IV over 10 min. Chỉ dùng khi lượng nước tiểu < 100 mLgiờ. Truyền TM trong 10 phút. D1 Cisplatin IV 100 mgm2day. D1 (2810) Use Cisplatin (CISPLATIN EBEWE) 180 mg 250 mL NaCl 0.9%. Infuse IV over 60 min. 250 mL NaCl 0.9%. Truyền TM trong 60 phút. D1 Poethydration – NaCl 0.9% D1 (2810) 1000 mL Add magnesium sulfate 3 grams potassium chloride 2 grams. Infuse IV over 2 hours. Thêm magnesium sulfate 3 grams potassium chloride 2 grams. Truyền TM trong 2 giờ. D1 Administering nurse signs and insert ID (điều dưỡng ký tên và viết MSNV): N5=NaCl 0.9%; IV = intravenous = TM = tĩnh mạch. NOTES (Ghi chú): Kiểm tra thông tin bệnh nhân và kết quả của các lab Ngày tháng năm sinh: 02041988 Tuổi: 31 Giới tính: Nam Chiều cao: 168 cm Cân nặng: 69.3 kg BMI = 24.55 Bình thường theo WHO Diện tích da (BSA): 1.8 m2 CrCl: 106 mlmin Bình thường Chưc năng thận bình thường Hgb: 15.3 gdL Bình thường (13 – 18 đối với nam) Plt: 273 x 103mm3 Bình thường (150 400 x 103mm3 ) ANC: 6.63 x 103mm3 Bình thường (4.3 – 10.8 x 103mm3) Không có thông tin về Tbili, AST, ALT Không đánh giá được chức năng gan, cần thiết làm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan do thuốc hóa trị được sử dụng trong thời gian dài và có khả năng ảnh hưởng lên chức năng gan cao. Chuẩn đoán: Ung thư biểu mô vòm họng. Dị ứng: Không rõ tiền sử dị ứng. Diễn biến điều trị: Chu kì thứ 1, ngày 1 là 28102019, tần suất 21 ngày. Bệnh học Ung thư biểu mô vòm họng Định nghĩa Ung thư biểu mô vòm họng (NPC) là một khối u phát sinh từ các tế bào biểu mô bao phủ bề mặt và đường vào vòm họng. Phân loại Ba phân nhóm của NPC được công nhận trong phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Loại 1: Ung thư biểu mô tế bào vảy, thường thấy ở người lớn tuổi. Loại 2: Ung thư biểu mô không sừng hóa. Loại 3: Ung thư biểu mô không phân biệt. Nguyên nhân Virus EpsteinBarr: Loại virus này có thể làm tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, gây ra các triệu chứng cảm lạnh. Loại virus này có liên quan đến nhiều loại ung thư hiếm gặp, trong đó có ung thư biểu mô vòm họng. Giới tính: Nam giới có tỉ lệ mắc ung thư biểu mô vòm họng cao hơn nữ giới. Chủng tộc: Loại ung thư này phổ biến ở người Trung Quốc, Đông Nam Á và Bắc Phi. Tại Hoa Kỳ, những người nhập cư châu Á có nguy cơ mắc ung thư này cao hơn so với những người châu Á sinh r
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA DƯỢC BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP THỰC TẬP BỆNH VIỆN PHÁP VIỆT (FV) CBHD : Dược Sĩ GVGS : ThS SVTH : MSSV : LỚP : THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA DƯỢC BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP THỰC TẬP BỆNH VIỆN PHÁP VIỆT (FV) CBHD : Dược Sĩ GVGS : ThS SVTH : MSSV : LỚP : THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2019 MỤC LỤC THÔNG TIN BỆNH VIỆN 1.1 Giới thiệu chung Bệnh viện FV thành lập vào tháng 3/2003 bác sĩ Jean-Marcel Guillon nhóm bác sĩ người Pháp chung hoài bão mang dịch vụ y tế tiêu chuẩn quốc tế vào Việt Nam Tọa lạc khu đô thị Q7 TP.HCM, FV trở thành nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc tồn diện điểm cho người dân sống TP.HCM khu vực lân cận Là bệnh viện miền Nam Việt Nam đạt chứng nhận chất lượng JCI, FV biết đến nhờ dịch vụ chăm sóc tiêu chuẩn quốc tế, cam kết cung cấp dịch vụ y tế chất lượng lấy bệnh nhân làm trung tâm Với 950 nhân viên, gồm 130 bác sĩ Việt Nam nước ngoài, FV cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế 30 chuyên khoa, có quy mơ 220 giường bệnh Bên cạnh đó, FV có phòng khám đa khoa quận – trung tâm thương mại thành phố Hồ Chí Minh Ngồi việc cung cấp dịch vụ cho người dân Việt Nam, FV tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân từ nước láng giềng Cam-pu-chia, Lào Myanmar Chủ sở hữu: FV bệnh viện tư, 100% vốn nước ngồi từ cơng ty mẹ Hồng Kơng gồm hai cổ đơng chính: cổ đơng thứ cơng ty mà chủ sở hữu gồm 10 sáng lập viên Bệnh viện FV, bác sĩ Jean-Marcel Guillon Tổng Giám đốc; cổ đông thứ hai Quadria Capital, Quỹ Đầu Tư tư nhân hàng đầu châu Á chuyên đầu tư vào lĩnh vực y tế 1.2 Hoài bão − Nhà Cung cấp Dịch vụ Y tế hàng đầu Châu Á 1.3 Sứ mạng − Tạo Uy tín Chất lượng Chuyên môn xứng tầm Quốc tế 1.4 Các giá trị bệnh viện − − − − − − − − − − Bệnh nhân tất Bệnh viện Trình độ chun mơn cao coi trọng đạo đức nghề nghiệp Luôn tuân thủ quy trình quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế Là kết hợp tinh túy hai y học Pháp – Việt Luôn tôn trọng, cống hiến quan tâm chăm sóc đồng cảm Khơng ngừng hồn thiện dịch vụ Chăm sóc Khách hàng Là tập thể có tinh thần đồn kết cao Ln phấn đấu để tự hồn thiện Là nơi có trách nhiệm đáng tin cậy Mơi trường làm việc nhiệt tình thân thiện 1.5 Cam kết − Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn quốc tế − Cung cấp đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, đào tạo kỹ thuật y khoa tiên tiến phương pháp chăm sóc bệnh nhân đại − Sử dụng trang thiết bị y tế đại, bảo trì cách theo định kỳ thường xuyên − Cung cấp dịch vụ thân thiện hiệu − Cung cấp tiện nghi cao cấp đảm bảo tiêu chuẩn cao vệ sinh 1.6 Chứng nhận JCI Bệnh viện FV đạt chứng nhận chất lượng JCI (Joint Commission International) vào ngày 5-3-2016 Chứng nhận chất lượng thể xuất sắc việc cam kết đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế chăm sóc bệnh nhân JCI tổ chức độc lập, phi lợi nhuận có trụ sở Chicago, xem chứng nhận hàng đầu bệnh viện Những bệnh viện đạt chứng nhận nhận Con Dấu Vàng công nhận cam kết an tồn chất lượng chăm sóc bệnh nhân, cải thiện hiệu điều trị cho bệnh nhân quản trị bệnh viện Trong trình đánh giá chỗ, nhóm bác sĩ, điều dưỡng quản trị viên chăm sóc sức khỏe JCI thăm quan bệnh viện đánh giá dựa 1000 yếu tố đo lường Thông qua vấn với nhân viên, bệnh nhân, quản lý bên cạnh việc kiểm tra thực tế xem xét hồ sơ, khảo sát không bỏ qua phận bệnh viện cung cấp đánh giá đầy đủ hiệu an toàn bệnh nhân hệ thống quản trị chất lượng bệnh viện lĩnh vực sau đây: − − − − − − − − − − − − − − Các Tiêu chí quốc tế An tồn cho Bệnh nhân Tiếp cận với dịch vụ chăm sóc tính liên tục q trình chăm sóc Quyền bệnh nhân thân nhân Đánh giá bệnh nhân Chăm sóc điều trị bệnh nhân Chăm sóc gây mê phẫu thuật Quản lý sử dụng thuốc Hướng dẫn bệnh nhân thân nhân Nâng cao chất lượng an tồn cho bệnh nhân Phòng chống kiểm soát nhiễm khuẩn Quản trị, lãnh đạo định hướng Quản lý an toàn trang thiết bị Trình độ chun mơn việc đào tạo nhân viên Quản lý thơng tin 1.7 Các khoa phòng dịch vụ chăm sóc sức khỏe 1.7.1 Các Chuyên Khoa Nội − − − Khoa Cấp Cứu Khoa Nội Đa Khoa Khoa Nhi Nhi sơ sinh − − − − − − − − − Khoa Nội • Khoa Cơ Xương Khớp • Khoa Nội Thần Kinh • Khoa Phổi • Khoa Thận • Khoa Nội Tiết & Tiểu Đường • Psychiatry Khoa Da Liễu Chuyên Khoa Tim Chuyên Khoa Tiêu Hóa & Gan Mật Trung Tâm Điều Trị Ung Thư Hy Vọng Khoa Gây Mê Hồi Sức Khoa Dinh Dưỡng Khoa Tâm lý Lâm Sàng Trung tâm Điều trị Đau 1.7.2 Các chuyên Khoa Ngoại − − − − − − − − − − Khoa Ngoại Tổng Quát Khoa Phẫu Thuật Mạch Máu Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Khoa Tiết Niệu & Nam Khoa Khoa Sản Phụ khoa Trung tâm điều trị bệnh lý tuyến vú Viện Thẩm mỹ FV Lifestyle Khoa Tai Mũi Họng Khoa Mắt Phẫu thuật khúc xạ Khoa Nha & Phẫu Thuật Hàm Mặt Khoa Ngoại Thần Kinh 1.7.3 Các Dịch Vụ Hỗ Trợ − − − − Khoa Chẩn Đốn Hình Ảnh Khoa Y Học Hạt Nhân Khoa Xét Nghiệm & Ngân Hàng Máu Khoa Vật Lý Trị Liệu Và Phục Hồi Chức Năng 1.7.4 Chương Trình Kiểm Tra Sức Khỏe Và Tầm Sốt − Chương Trình Kiểm Tra Sức Khỏe − Chương Trình Tầm Sốt KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN 2.1 Giờ làm việc − Khoa dược trung tâm (lầu 1) • Thứ – Chủ nhật: 7:30 am – 7:30 pm • Hỗ trợ cấp phát thuốc khoa A&E: 7:30 pm – 10:00 pm − Kho vật tư y tế tiêu hao (lầu 1) • Thứ – thứ 6: 8:00 am – 5:30 pm • Thứ – chủ nhật: nghỉ − Khoa dược ngoại trú (trệt) • Thứ – thứ 6: 8:00 am – 6:00 pm • Thứ 7: 8:00 am – 1:30 pm • Chủ nhật: nghỉ 2.2 Các thông tư hành Hệ thống quản lý thuốc dược phẩm thành lập theo quy định BYT − Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2017 (12/VBHN – VPQH): Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 + Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 năm 2017 − Luật Dược 105/2016/QH13 − Nghị định 54/2017/NĐ – CP (Quy định chi tiết số điều biện pháp thi hành Luật Dược) − Thông tư số 22/2011/TT-BYT: quy định tổ chức hoạt động khoa Dược bệnh viện − Thông tư số 07/VBHN-BYT (23/2011/TT-BYT + 50/2017/TT-BYT): Hướng dẫn sử dụng thuốc sở y tế có giường bệnh − Thơng tư 31/2012/TT-BYT: Hướng dẫn dược lâm sàng bệnh viện − Quyết định 772/QĐ-BYT 2016: Hướng dẫn thực quản lí sử dụng kháng sinh bệnh viện − Công văn 8641/SYT-NVY (2018): Khuyến cáo triển khai hiệu hoạt động lâm sàng bệnh viện − Thông tư 20/2017/TT-BYT: Quy định chi tiết số điều thuốc nguyên liệu làm thuốc phải kiểm sốt đậc biệt − Thơng tư 52/2017/TT-BYT (18/2018/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung): Quy định đơn thuốc việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm điều trị ngoại trú − Thông tư 02/2018/TT-BYT: Quy định thực hành tốt sở bán lẻ thuốc − Thông tư 34/2018/TT-BYT: Quy định hoạt động tiêm chủng − Thông tư 36/2018/TT-BYT: Quy định thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc Sơ đồ tổ chức khoa Dược bệnh viện FV 2.3 SOP quản lý thuốc − Thực hành an toàn cụ thể phải tuân theo chương trình quản lý sử dụng thuốc (MMU program) Mu a hàn g Bảo n Ra y Xem xét Pha chế lện Cập nhật Dán nhãn h 2.3.1 Mua hàng, bảo quản − − − − − − − Chính sách mua thuốc VTYT tiêu hao Chính sách quản lý thuốc VTYT tiêu hao Chính sách bảo quản thuốc VTYT tiêu hao Quản lý thuốc cấp cứu Chính sách quản lý thuốc cần kiểm sốt đặc biệt Chính sách thuốc có nguy gây hại cao Quản lý thuốc có tên nhìn giống nghe giống (LASA) Sử dụn g − Quản lý vắc - xin SPYT 2.3.2 Ra y lệnh − Chính sách quản lý định thuốc − Chính sách quản lý toa thuốc xuất viện − Chính sách quản lý thuốc cần kiểm sốt đặc biệt 2.3.3 Xem xét, cấp phát – Pha chế, dán nhãn − − − − − − − − Kiểm tra phù hợp định thuốc/ toa thuốc Chính sách điều sốt thuốc Chính sách quản lý toa thuốc xuất viện Chính sách quản lý thuốc cần kiểm sốt đặc biệt Quản lý thuốc có nguy gây hại cao Quản lý vaccin SPYT Quản lý thuốc pha chế vô trùng không vô trùng Quản lý pha chế vô trùng 2.3.4 Sử dụng − − − − Chính sách sử dụng thuốc Chính sách sử dụng thuốc kháng sinh Chính sách báo cáo sai sót cận sai sót thuốc Hệ thống báo cáo phản ứng có hại thuốc (ADR) 2.4 Các hoạt động khoa Dược − − − − Lập kế hoạch cung ứng thuốc cho nhu cầu điều trị Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc Pha chế thuốc độc tế bào cho bệnh nhân khoa ung bướu Pha chế vô trùng: dung dịch thuốc nhỏ mắt, dung dịch nuôi dinh dưỡng đường tiêu − − − − − − hóa dùng cho trẻ em Pha chế không vô trùng Hoạt động Dược ngoại trú Hoạt động Dược nội trú Hoạt động Dược lâm sàng Thông tin thuốc tư vấn Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý (đặc biệt kháng sinh) − Báo cáo sai sót thuốc đề xuất giải pháp ngăn ngừa 10 7.3.5 Thực phẩm chức − Không kê đơn thuốc − Phải kê phần lời dặn bác sĩ (Counselling notes) 7.4 Soạn thuốc fill − Chỉ nhân viên phụ trách lấy thuốc cho đơn thuốc − Đối với đơn thuốc dài : nhờ người khác hỗ trợ người phụ trách phải kiểm tra lại Người kiểm tra lần phải người khác phải kiểm tra − − − − − − hết tất tên thuốc thuốc soạn Kiểm tra nhãn lần so với đơn thuốc Kiểm tra thuốc chuẩn bị để tránh sai sót nhãn thuốc Kiểm tra thuốc dãn nhãn so với toa gốc Dán nhãn phải chừa thông tin cần thiết (Hạn dùng, định, cách sử dụng, ) Ký tên xác nhận “fill”, xác nhận hệ thống Dược sĩ vừa review, vừa fill 7.5 Cấp phát thuốc − Sử dụng hệ thống QMS để gọi cho bệnh nhân − Nhận “Phiếu OPD chi tiết” từ bệnh nhân (có chữ ký tên xác nhận thu ngân) − Kiểm tra thông tin bệnh nhân dựa theo Chính sách nhận dạng bệnh nhân bệnh viện − Kiểm tra trước cấp phát − Cấp phát tư vấn việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân − Giữ lại số thứ tự, đơn thuốc lưu hồ sơ 7.5.1 Kiểm tra trước cấp phát − Kiểm toa có đầy đủ chữ kí người review fill hay chưa − Kiểm tra phiếu chi tiết so với toa thông tin thuốc, liều lượng, số lượng, hàm lượng − Kiểm tra việc chuẩn bị thuốc thuốc, liều lượng, liều lượng, số lượng, hàm lượng, nhãn 7.5.2 Cấp phát tư vấn − Tiền sử dị ứng, cập nhật hệ thống (Cần phân biệt dị ứng phản ứng phụ thuốc) − Chỉ định nồng độ − Khả xảy tác dụng phụ − Khả tương tác (nếu có) 41 − Làm cách để ngăn khả xảy tác dụng phụ tương tác (nếu có) 7.5.3 Cấp phát toa thuốc hướng thần, gây nghiện − Phải đáp ứng yêu cầu theo quy định cấp phát thuốc hướng thần, gây nghiện − Do dược sĩ tiến hành − Phải có tên số chứng minh nhân dân người nhận cấp phát ĐƠN THUỐC HĨA TRỊ VÀ TPN 8.1 Giới thiệu hóa trị TPN − Hóa trị sử dụng thuốc có dược tính mạnh để giết tế bào tăng sinh nhanh thể − Total Parenteral Nutrion (TPN): dung dịch nuôi ăn qua đường tĩnh mạch thay hồn tồn cho đường ăn uống thơng thường − Đặc điểm: • Là phương pháp ni ăn ngồi đường tiêu hóa • Dùng qua đường tĩnh mạch trung tâm • Được cung cấp khoa Dược dạng amino-acid, glucose, chất điện giải, nguyên tố vi lượng, vitamin, … 8.2 Review đơn thuốc hóa trị Qui trình thực hiện: 8.2.1 Kiểm tra thông tin bệnh nhân kết lab − Kiểm tra thông tin bệnh nhân kết lab tờ đơn thuốc scan ra, so sánh với thông tin đơn thuốc hệ thống: • Tên, ngày tháng năm sinh, Hospital number (HN) • Chiều cao, cân nặng, diện tích da (BSA) • CrCL, Tbili, AST, ALT, ANC, Hgb, Plt − Đọc báo cáo có để tìm thơng tin về: • Kết chẩn đốn • Tiền sử dùng thuốc • Dị ứng với thuốc đơn • Các tác dụng phụ xảy chu kỳ hóa trị trước • Sự chỉnh liều có thực cần thiết khơng • Diễn tiến bệnh 42 8.2.2 Kiểm tra phác đồ (protocol) − Kiểm tra xem có thay đổi phác đồ hóa trị hay khơng − Kiểm tra xem đơn thuốc phác đồ kê có giống với đơn thuốc trước hay khơng (nếu khác với chu kỳ 1) − Đảm bảo tính liên tục thuốc kê so sánh với đơn thuốc trước − Kiểm tra xem phác đồ kê có giống với phác đồ lưu lại báo cáo (ví dụ: có phải chu kỳ – ngày hay khơng) − Kiểm tra xem bác sĩ có đồng ý tiến hành hóa trị hay khơng (kiểm tra chữ ký, tên xác nhận, ID, ngày xác nhận) − Nếu phác đồ điều trị khơng có danh mục phác đồ chấp thuận, cần phải kiểm tra nguồn National Comprehensive Cancer Network (NCCN), eviQ, BCCancer − Kiểm tra xem phác đồ sử dụng có sai biệt so với phác đồ chấp thuận hay khơng yếu tố: • Tên phác đồ • Chẩn đoán • Chu kỳ • Ngày chu kì • Chu kì • Thuốc tần suất sử dụng • Các hướng dẫn sử dụng thuốc − Tại bệnh viện FV, phác đồ phê duyệt lưu hệ thống mạng nội Nếu bác sĩ muốn sử dụng phác đồ cho bệnh nhân phải gửi tài liệu tham khảo liên quan tới phác đồ đính kèm vào để gửi cho Khoa Dược review lại, kết hợp với thuốc tiền hóa trị (chống nơn) thuốc hóa trị để hoàn thành phác đồ hoàn chỉnh Tiếp theo, phận y khoa phải chấp thuận phác đồ hợp lệ 8.2.3 Kiểm tra liều − Kiểm tra xem liều lượng kê có nằm ngồi khoảng sai số cho phép hay khơng (± 5%) Nếu có, xem xét đánh giá lí mục ghi (NOTES section) − Kiểm tra nồng độ thuốc (bước thường hoàn thành hoàn thành tờ batch sheet) 43 • Thể tích tổng: thể tích cuối sau pha chế, khơng phải thể tích dung mơi pha lỗng kê 8.3 Review đơn thuốc TPN − Kiểm tra thông tin bệnh nhân kết lab • Tên, ngày tháng năm sinh, mã số bệnh viện (HN) • Chiều cao, cân nặng, số ngày từ lúc sinh • Điện giải − Diện tích da (BSA): tính theo cơng thức Mosteller − Ở FV có phần mềm tính tốn lượng pha TPN nên thuận tiện an toàn nhiều − Đối tượng sử dụng dung dịch TPN bệnh viện chủ yếu trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh nên cần sai số nhỏ tính tốn hay quy trình pha chế gây hậu nghiêm trọng Do đó, cần phải cẩn thận để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC HĨA TRỊ Mã toa: 10 (Nhóm 20) DOB: 04 Feb 1988 (31y) Sex: Male Ht: 168 cm Tbili: µmol/Dl Hgb: 15.3 g/dL Wt: 69.3 kg AST: IU/L Plt: 273 x 103/mm3 BSA: 1.8 m2 ALT: IU/L ANC: 6.63 x 103/mm3 CrCl: 106 ml/min Prescription date & time: 28 Oct 2019 08:46 PROTOCOL NAME (Tên phác đồ): RADIOTHERAPY + CISPLATIN 100 MG/M2 44 DIAGNOSIS (Chuẩn đoán): nasopharyngeal carcinoma ALLERGY (Dị ứng): No know drug allergy (Không rõ tiền sử dị ứng) Cycle: D1= 28/10/2019 Cycle frequency: Every 21 days Next cycle: 18/11/2019 (Chu kỳ thứ) (Ngày 1) (Tần suất) (Chu kỳ tiếp theo) ADMIN MEDICATION START & TIME GIVEN ADMINISTRATION FREQUENCY STAFF DOSE INSTRUCTIONS Tên thuốc & NAME/ID Liều dùng Cách dùng suất sử dụng Thời gian bắt thuốc đầu Tên/ Số ID IV Fluid – NaCl Keep vein open Use D1 0.9% 10 ml to flush IV line D1 (28/10) before and after each medication 500 mL Giữ đường truyền Dùng 10 ml xả đường truyền trước sau tiêm loại thuốc Prehydration – Infuse IV over 90 D1 NaCl 0.9% 1500 mL D1 (28/10) Truyền TM 90 phút Ondansetron IV 50 mL Nacl 0.9% D1 D1 (28/10) Infuse IV over 15 Administer 30 – 60 before 16 mg chemotherapy 50 mL NaCl 0,9% Truyền TM 15 phút Dùng 30 - 60 phút trước hóa trị Dexamethasone 100 mL NaCl 0.9% D1 IV Infuse IV over 15 D1 (28/10) 20 mg min, Y-site with Prehydration fluid Administer 30 – 60 45 ADMIN END TIME STAFF NAME/ID Thời gian kết thúc Tên/ Số ID before chemotherapy 100 ml NaCl 0,9% Truyền TM 15 phút, song song với dung dịch prehydration Dùng 30 - 60 phút trước hóa trị Furosemide IV As needed for urine D1 D1 (28/10) output < 100 Use Furosemide mL/hour, 100 mL (BFS – NaCl 0.9% Infuse FUROSEMIDE) 20 mg IV over 10 Chỉ dùng lượng nước tiểu < 100 mL/giờ Truyền TM 10 phút Cisplatin IV 100 250 mL NaCl 0.9% D1 mg/m2/day Infuse IV over 60 D1 (28/10) 180 mg Use Cisplatin 250 mL NaCl 0.9% (CISPLATIN Truyền TM 60 EBEWE) phút Poethydration – Add magnesium D1 NaCl 0.9% sulfate grams & D1 (28/10) potassium chloride grams Infuse IV over hours 1000 mL Thêm magnesium sulfate grams & potassium chloride grams Truyền TM Administering nurse signs and insert ID (điều dưỡng ký tên viết MSNV): N5=NaCl 0.9%; IV = intravenous = TM = tĩnh mạch NOTES (Ghi chú): 9.1 Kiểm tra thông tin bệnh nhân kết lab − Ngày tháng năm sinh: 02/04/1988 Tuổi: 31 − Giới tính: Nam 46 − Chiều cao: 168 cm − Cân nặng: 69.3 kg BMI = 24.55 Bình thường theo WHO − Diện tích da (BSA): 1.8 m2 − CrCl: 106 ml/min Bình thường Chưc thận bình thường − Hgb: 15.3 g/dL Bình thường (13 – 18 nam) − Plt: 273 x 103/mm3 Bình thường (150 - 400 x 103/mm3 ) − ANC: 6.63 x 103/mm3 Bình thường (4.3 – 10.8 x 103/mm3) − Khơng có thơng tin Tbili, AST, ALT Khơng đánh giá chức gan, cần thiết làm xét nghiệm đánh giá chức gan thuốc hóa trị sử dụng thời gian dài có khả ảnh hưởng lên chức gan cao − Chuẩn đốn: Ung thư biểu mơ vòm họng − Dị ứng: Không rõ tiền sử dị ứng − Diễn biến điều trị: Chu kì thứ 1, ngày 28/10/2019, tần suất 21 ngày 9.2 Bệnh học 9.2.1 Ung thư biểu mơ vòm họng 9.2.1.1 Định nghĩa − Ung thư biểu mơ vòm họng (NPC) khối u phát sinh từ tế bào biểu mô bao phủ bề mặt đường vào vòm họng 9.2.1.2 Phân loại Ba phân nhóm NPC cơng nhận phân loại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): − Loại 1: Ung thư biểu mô tế bào vảy, thường thấy người lớn tuổi − Loại 2: Ung thư biểu mơ khơng sừng hóa − Loại 3: Ung thư biểu mô không phân biệt 47 9.2.1.3 Nguyên nhân − Virus Epstein-Barr: Loại virus làm tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, gây triệu chứng cảm lạnh Loại virus có liên quan đến nhiều loại ung thư gặp, có ung thư biểu mơ vòm họng − Giới tính: Nam giới có tỉ lệ mắc ung thư biểu mơ vòm họng cao nữ giới − Chủng tộc: Loại ung thư phổ biến người Trung Quốc, Đông Nam Á Bắc Phi Tại Hoa Kỳ, người nhập cư châu Á có nguy mắc ung thư cao so với người châu Á sinh Mỹ − Tuổi tác: Ung thư mũi họng xảy lứa tuổi độ tuổi phổ biến mắc bệnh 30- 50 − Thực phẩm ướp muối để bảo quản: Thường xuyên tiếp xúc với loại hóa chất bảo quản, thực phẩm ướp muối làm tăng nguy ung thư biểu mơ vòm họng − Thịt bảo quản Thịt bảo quản chứa mức cao nitrat, làm tăng nguy ung thư biểu mơ vòm họng − Tiền sử gia đình: Những người gia đình có người bị ung thư mũi họng nguy mắc bệnh cao 9.2.1.4 Triệu chứng − Xuất khối u cổ hạch bạch huyết sưng lên − Máu nước bọt − Chảy máu mũi, xung huyết mũi − Nghẹt mũi − Nghe − Nhiễm trùng tai thường xuyên − Nhức đầu − Cảm thấy đầy họng vùng xoang 48 − Đối với ung thư biểu mô vòm họng giai đoạn đầu có triệu chứng giống với bệnh lý thơng thường, người bệnh thường chủ quan bỏ qua dấu hiệu bệnh giai đoạn đầu 9.2.1.5 Điều trị Căn vào giai đoạn ung thư, tình trạng sức khỏe bệnh nhân mà bác sĩ áp dụng phác đồ điều trị ung thư biểu mơ vòm họng phù hợp − Xạ trị: Phương pháp sử dụng phổ biến điều trị ung thư biểu mơ vòm họng Xạ trị sử dụng chùm tia lượng cao để phá huỷ tế bào ung thư Ngoài ra, xạ trị sử dụng ung thư biểu mơ vòm họng tái phát − Hóa trị: Là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư Hòa trị thường kết hợp với phẫu thuật để giảm triệu chứng đau giảm kích thước khối u, ngăn chặn phát triển chúng Ngoài ra, hóa trị kết hợp với xạ trị nhằm giảm tác dụng phụ xạ trị − Phẫu thuật: Việc điều trị ung thư biểu mơ vòm họng phẫu thuật cần thận trọng Phương pháp sử dụng điều trị ung thư biểu mô vòm họng tái phát Ung thư biểu mơ vòm họng phát giai đoạn sớm việc điều trị đơn giản hơn, hội sống cao 9.3 Kiểm tra phác đồ − Tên phác đồ: RADIOTHERAPY + CISPLATIN 100 MG/M2 − Chẩn đoán: nasopharyngeal carcinoma (ung thư biểu mơ vòm họng) Bác sĩ sử dụng phác đồ phối hợp đồng thời xạ trị + hóa trị với mục đích làm tăng tính nhạy cảm tế bào tổ chức ung thư với tia xạ đồng thời tiêu diệt tế bào ung thư di căng Với ưu điểm đạt tỷ lệ kiểm soát chỗ tốt, rút ngắn thời gian điều trị Tuy nhiên, đòi hỏi người bệnh phải lực tốt phải chịu 49 lúc tác dụng phụ xạ trị hóa trị Trong đơn bác sĩ chuẩn đốn chưa rõ giai đoạn bệnh − Chu kỳ: (28/10/2019) − Ngày chu kì: 21 ngày − Chu kì nào: 18/11/2019 9.4 Thơng tin thuốc tính hợp lệ sử dụng thuốc 9.4.1 NaCl 0.9 % − Dung dịch đẳng trương, truyền tĩnh mạch, dùng xả đường truyền làm dung môi pha thuốc tiêm truyền Được dùng đơn với vai trò làm dung môi − ADR: phản ứng phụ xảy dung dịch nhiễm khuẩn kỹ thuật tiêm gây sốt, nhiễm khuẩn chỗ tiêm thoát mạch Tăng thể tích máu, thừa thiếu ion xảy Dùng nhiều gây tăng natri huyết lượng clorid nhiều gây bicarbonat kèm theo tác dụng acid hóa − Liều lượng: liều lượng tốc độ tiêm phụ thuộc vào thuốc dùng để pha tiêm 9.4.2 Prehydration – NaCl 0.9 % − Dùng bổ sung điện giải trước hóa trị tác dụng phụ cisplatin gây rối loạn điện giải 9.4.3 Ondansetron − Thuốc chống nôn, đối kháng thụ thể – HT Dùng chống nôn sử dụng thuốc hóa trị − Cơ chế: Hóa trị liệu xạ trị gây giải phóng serotonin (5-HT) ruột non gây phản xạ nôn cách hoạt hóa dây thần kinh phế vị thơng qua thụ thể 5-HT3 Ondansetron ức chế thụ thể dẫn tới ức chế khởi đầu phản xạ nôn Phù hợp định đơn − Thận trọng: nên dùng dự phòng, khơng nên dùng điều trị thuốc dùng để phòng nơn buồn nơn khơng chữa nôn Chỉ nên dùng 24 – 48 đầu điều trị hóa chất Trong đơn sử dụng trước hóa trị 30 – 60 phút hợp lý − Liều dùng: Khả gây nôn hóa trị thay đổi theo loại hóa chất phụ thuộc vào liều, phối hợp điều trị độ nhạy cảm người, tùy cá thể 50 liều từ – 32 mg/ 24 Liều đơn 16 mg, tiêm truyền trước 30 – 60 phút hóa trị hợp lý − Độ ổn định: sau pha loãng NaCl 0.9% bền vững nhiệt độ phòng 48 9.4.4 Dexamethasone − Chỉ định: Ngăn ngừa giảm buồn nơn nơn gây hóa trị ung thư Ngăn ngừa phản ứng dị ứng gây số loại thuốc hóa trị Phù hợp với đơn thuốc − Liều dùng phòng nơn buồn nơn hóa trị liệu ung thư: Uống, tiêm tĩnh mạch 10 – 20 mg trước hóa trị liệu 15 – 30 phút vào ngày điều trị Liều đơn 20 mg truyền tĩnh mạch trướ 30 – 60 phút hợp lý − Tăng tác dụng/ độc tính: Dexamethason làm tăng tác dụng amphotericin B, chất ức chế acetylcholinesterase, cyclosporin, lenalidomid, thuốc lợi tiểu quai, natalizumab, thalidomid, thuốc chống viêm không steroid (chất ức chế COX-2), thuốc chống viêm không steroid (không chọn lọc), thuốc lợi tiểu quai, thuốc lợi tiểu thiazid, vắc xin (sống), warfarin Lưu ý tương tác với furosemide đơn 9.4.5 Furosemide − Thuốc lợi tiểu quai − Chống đinh: mẫm cảm, giảm thể tích máu, nước, hạ kali natri huyết nặng, tình trạng hôn mê gan, xơ gan, vô niệu suy thận − Thận trọng: theo dõi chất điện giải − ADR: cân nước điện giải − Cách dùng: Tiêm tĩnh mạch cần bắt đầu tác dụng lợi tiểu nhanh bệnh nhân uống Khi truyền tĩnh mạch phải pha loãng furosemide dung dịch NaCl 0.9 %, Ringer lactat dextrose % Trong đơn dùng furosemide lượng nước tiểu