BÁO cáo BỆNH VIỆN BÌNH dân

44 281 3
BÁO cáo BỆNH VIỆN BÌNH dân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục: PHẦN A : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP……………………...3 I. TÊN VÀ ĐỊA CHỈ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 3 II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 3 III. CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA DƯỢC 3 1. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH : 3 2. LÃNH ĐẠO KHOA: 3 IV. QUI TRÌNH KHOA DƯỢC 4 1. PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHOA DƯỢC 5 V. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC 6 1. CHỨC NĂNG CỦA KHOA DƯỢC 6 2. NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC 6 VI. VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC 7 1. NGHIỆP VỤ DƯỢC: 8 2. THỐNG KÊ DƯỢC: 8 3. KHO VÀ CẤP PHÁT: 8 4. DƯỢC LÂM SÀNG, THÔNG TIN THUỐC: 9 5. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN: 9 6. HỘI ĐỒNG THUỐC – ĐIỀU TRỊ 10 PHẦN B: CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN 10 I. NGHIỆP VỤ DƯỢCTHỐNG KÊ 10 1. DƯỢC SĨ LÀM CÔNG TÁC NGHIỆP VỤ DƯỢC 10 2. THỐNG KÊ DƯỢC 11 II. KHO VÀ CẤP PHÁT 18 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ 18 2. CÁC KHO THUỐC TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN BÌNH DÂN CÓ: 19 3. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TẠI CÁC KHO: 19 4. KHO CHẴN 22 5. KHO LẺ 26 III. THÔNG TIN THUỐC DƯỢC LÂM SÀNG 41 IV. HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ 46 V. NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN: 49 PHẦN C: KẾT LUẬN 54 LỜI CẢM ƠN Chúng em xin chân thành cám ơn và rất biết ơn Bệnh Viện Bình Dân, cô và các anh chị khoa dược đã tạo điều kiện, hướng dẫn nhiệt tình cho chúng em. Với những sinh viên ít được tiếp xúc thực tế, còn nhiều bỡ ngỡ và vụn về cả về kiến thức lẫn thao tác chuyên môn thì đây đúng là một cơ hội quý báu mà các tiền bối như quý bệnh viện đã tạo cho chúng em. Qua hai tuần được đi thực tế tại bệnh viện, chúng em đã được tận mắt quan sát, tìm hiểu và học hỏi được rất nhiều kiến thức thực tiễn, hữu ích và nhiều giá trị. Ngoài ra, hai tuần học này còn giúp chúng em hình dung được công việc của một người dược sĩ, hiểu được trách nhiệm của nghề để càng yêu hơn, học tập chăm chỉ hơn, làm việc có trách nhiệm hơn để trở thành một dược sĩ tương lai như các thầy cô và anh chị. Sự hướng dẫn tận tình và vui vẻ của các thầy các cô, các anh chị đã tạo cho chúng em được sự thoải mái, thân thuộc và quan tâm. Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn quản lí, kinh tế dược của trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng đã tạo điều kiện và hướng dẫn cho chúng em hoàn thành khóa học này và chỉ dạy cho chúng em nhiều kiến thức thực sự rất cần thiết cho công việc tương lai của chúng em sau này. Lời cuối cùng, chúng em một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy, cô, anh chị trong khoa dược bệnh viện Bình Dân đã giúp chúng em hoàn thành tốt khóa học này Trân trọng cảm ơn   PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP I. Tên và địa chỉ thực tập Tên: Bệnh viện Bình Dân Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, phường 4, Quận 3 – TP Hồ Chí Minh II. Cơ cấu tổ chức Khoa Dược 1. Các bộ phận chính  Nghiệp vu dược  Kho và cấp phát  Thống kê dược  Dược lâm sang, thong tin thuốc  Quản lý hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bệnh viện. 2. Lãnh đạo Khoa  Dược sĩ trưởng khoa: DS. CKII. Lê Thị Quý Thảo.  Dược sĩ phó trưởng khoa: DS. CKI. Hồ Thị Diễm Thúy  Hướng dẫn thực tập: TS. DS. Huỳnh Lê Hạ. 3. Sơ đồ Khoa Dược   4. Quy trình khoa Dược 1. QT Mua thuốc 14. QT Đăng ký Hội thảo giới thiệu thuốc 2. QT Kiểm nhập thuốc 15. QT Mua thuốc nhà thuốc BV 3. QT Sắp xếp bảo quản thuốc 16. QT Sắp xếp bảo quản thuốc – VTYT nhà thuốc BV 4. QT Cấp phát thuốc nội trú 17. QT Bán và tư vấn sử dụng thuốc nhà thuốc BV 5. QT Cấp phát thuốc ngoại trú 18. QT Nhận giải quyết đv thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi nhà thuốc BV 6. QT Quản lý thuốc tủ trực 19. QT Quản lý thuốc sử dụng không hết liều đóng gói 7. QT Thống kê dược 20. QT Kiểm soát chất lượng thuốc 8. QT Chống nhầm lẫn 21. QT Xử lý các thuốc không đạt chất lượng 9. QT Hoàn trả thuốc GNHTTthuốc sử dụng không hết liều đóng gói 22. QT Cung ứng thuốc hiếm 10. QT Bình bệnh án và đơn thuốc 23. QT Giám sát sử dụng thuốc có nguy cơ cao xuất hiện ADR 11. Quy trình Thông tin thuốc 24. QT Giám sát sử dụng thuốc 12. QT Ghi nhận và báo cáo phản ứng có hại của thuốc – ADR 25. QT cấp phát Nexavar 26. QT máu và chế phẩm máu 13. QT Quảng cáo thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trên truyền hình 27. QT xử lý sự cố trong xử dụng thuốc 28. QT quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt 5. Chức năng khoa Dược Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng. Tư vấn, giám sát thực hiện sử dụng thuốc an toàn hợp lý. 6. Nhiệm vụ của khoa Dược • Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa). • Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu. • Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. • Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. • Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc (có bình đơn bình bệnh án, theo dõi kháng sinh...). • Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện. • Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược. • Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện. • Tham gia chỉ đạo tuyến. • Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu. • Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc. • Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định. III. Mô tả vị trí việc làm của Dược sĩ đại học trong khoa dược 1. Nghiệp vụ dược • Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa lâm sàng và nhà thuốc trong bệnh viện. • Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực hiện các quy định này tại các khoa trong bệnh viện. • Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc • Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược • Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng. • Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao. • Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công. 2. Thống kê dược • Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu thuốc cấp phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác. • Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc Bệnh viện hoặc Trưởng khoa Dược. Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công. • Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc trong bệnh viện định kỳ hàng năm gửi về Sở Y tế, Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) vào trước ngày 1510 hàng năm (số liệu 1 năm được tính từ 0110 đến hết ngày 309 của năm kế tiếp) và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu. • Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược yêu cầu. 3. Kho và cấp phát • Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, đảm bảo an toàn của kho. • Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy của kho thuốc, khoa Dược. • Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác khoa Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho và cấp phát. • Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công. • Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao. • Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công. 4. Dược lâm sàng, thông tin thuốc • Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác cảnh giác dược. • Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế và người bệnh. • Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. • Theo dõi phản ứng ADR, bình đơn thuốc mỗi tháng. • Hàng tuần thực hiện bình bệnh án, kiểm tra dược chính các khoa phòng. Báo cáo trong giờ giao ban hành chính mỗi tuần • Kiểm tra việc thực hiện “Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn” tại các quầy thuốc trong bệnh viện. 5. Quản lý hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bệnh viện: • Phụ trách và chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động chuyên môn của 3 quầy thuốc trong bệnh viện. • Hướng dẫn, đào tạo cho nhân viên nhà thuốc hiểu rõ và thực hiện đúng các nguyên tắc GPP. Giám sát kiểm tra việc thực hiện GPP của các quầy thuốc. • Được quyền thay thế thuốc trong đơn cùng hoạt chất tùy nhu cầu về giá hợp lí cho bệnh nhân (bệnh nhân yêu cầu, đồng ý thay thế) và thống nhất với bác sĩ điều trị. • Đào tạo h¬ướng dẫn nhân viên nhà thuốc các quy chế, kiến thức chuyên môn. • Hướng dẫn nhân viên theo dõi các tác dụng không mong muốn và báo cáo với cơ quan y tế. • Tham gia trong Hội đồng thuốc và điều trị, trình Hội đồng thuốc thông qua danh mục thuốc của nhà thuốc bệnh viện. 6. Hội đồng thuốc – điều trị • Xây dựng danh mục thuốc và giám sát sử dụng thuốc trong bệnh viện • Xây dựng hướng dẫn điều trị • Thông tin thuốc • Giám sát ADR và sai sót trong điều trị • Giám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn bệnh thường gặp   PHẦN B: CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN I. Nghiệp vụ dượcthống kê 1. Dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược Bệnh viện Bình Dân là bệnh viện hạng 1, vì vậy yêu cầu trình độ tối thiểu là dược sĩ đại học. 1.1 Nhiệm vụ : • Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa lâm sàng và Nhà thuốc trong bệnh viện. • Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực hiện các quy định này tại các khoa trong bệnh viện. • Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc. • Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược. • Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng. • Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc (nếu bệnh viện không tổ chức bộ phận kiểm nghiệm thì sau khi pha chế phải gửi mẫu cho các cơ quan có chức năng kiểm nghiệm thực hiện). • Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao. • Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công. 1.2 Các hoạt động của tổ nghiệp vụ dược: • Cập nhật các văn bản, thông tư mơi của pháp luật về dược để tham mưu cho Trưởng khoa • Thực hiện các công việc trong Quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện • Thực hiện các công việc trong Quy trình đấu thầu thuốc tại bệnh viện: • Phối hợp với dược sĩ thủ kho kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược • Phối hợp với các dược sĩ trong khoa kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng   2. Thống kê dược Có các dược sĩ làm công tác Thống kê dược tại Bệnh viện Bình Dân: • Tổ trưởng tổ thống kê • Dược sĩ làm công tác thống kê tại kho chẵn: DS. Yến • Đảm nhận việc thống kê thuốc, sinh phẩm ở kho chẵn, tủ trực, và các khoa phòng • Dược sĩ làm công tác thống kê tại kho lẻ: nội trú, ngoại trú, ngoài giờ 2.1 Tổng hợp xuất nhập thuốc hàng ngày  Nhập thuốc: • Tất cả các loại thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) phải được kiểm nhập trước khi nhập kho. • Hội đồng kiểm nhập do Giám đốc Bệnh viện quyết định. Thành phần Hội đồng kiểm nhập gồm: • Giám đốc • Trưởng khoa dược • Trưởng phòng tài chính kế toán • Thủ kho • Kế toán dược • Bộ phận cung ứng • Thống kê khoa dược  Nội dung kiểm nhập • Kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc, hóa chất đối với mọi nguồn thuốc (mua, viện trợ, dự án, chương trình) trong Bệnh viện • Khi kiểm nhập cần tiến hành đối chiếu giữa hóa đơn với thực tế và kết quả thầu về các chi tiết của từng mặt hàng như: tên thuốc, tên hóa chất, nồng độ (hàm lượng), đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lượng, số lô, đơn giá, hạn dùng, hãng sản xuất, nước sản xuất. • Thuốc nguyên đai nguyên kiện được kiểm nhập trước, toàn bộ thuốc được kiểm nhập trong thời gian tối đa là một tuần từ khi nhận về kho. Lập biên bản khi hàng bị hư hao, thừa, thiếu và thông báo cho cơ sở cung cấp để bổ sung, giải quyết. • Khi nhận hàng kiểm tra điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt hoặc theo yêu cầu trên nhãn hàng hóa; thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) làm biên bản kiểm nhập riêng. • Biên bản kiểm nhập có đủ chữ ký của thành viên hội đồng kiểm nhập. Vào sổ kiểm nhập thuốc. 2.2 Theo dõi việc cấp phát thuốc tại các Khoa phòng: • Sáng mỗi ngày làm việc, nhân viên thống kê nhập số lượng xuất trong ngày. • Kiểm tra các phiếu lĩnh thuốc (chữ ký duyệt trưởng khoa phòng, người giao, người nhận, dược sĩ duyệt thuốc, Trưởng khoa dược, số khoản kết, ngày lĩnh thuốc, đối chiếu số lượng 2 cột yêu cầuthực phát). Nếu phiếu lĩnh không đạt yêu cầu, phải bổ sung đầy đủ. • In phiếu xuất thuốc (kiểm tra, đối chiếu số lượng 02 cột yêu cầuthực phát), ký tên sau đó đưa dược sĩ ký duyệt thuốc. • Cuối ngày in bảng thống kê xuất thuốc trong ngày cho bộ phận cấp phát kiểm tra và đối chiếu lại số lượng đã phát trong ngày. • Trường hợp số lượng không khớp, nhân viên thống kê phải kiểm tra lại toàn bộ phiếu lĩnh và phiếu xuất đã nhập. • Sau khi thống nhất số lượng xuất, nhân viên thống kê tiến hành kết xuất nhập tồn và chuyền tồn lên các khoa phòng. • Nhân viên thống kê phân loại phiếu và đếm số lượng phiếu: Gây nghiện, Hướng tâm thần, thuốc thường. • Hàng ngày, khoa Dược nhận trung bình khoảng 50 Phiếu lĩnh, bao gồm các loại Phiếu lĩnh: Phiếu lĩnh thường quy Phiếu lĩnh đột xuất Phiếu lĩnh thay đổi hoàn trả thuốc Phiếu lĩnh thuốc kiểm soát đạc biệt Phiếu lĩnh cấp cứu • Sau khi cấp phát, sẽ được nhập vào sổ theo dõi xuất, nhập hoặc thẻ kho và đối chiếu định kỳ hoặc đột xuất với thủ kho • Thống kê, báo cáo số liệu nhầm lẫn, thừa, thiếu, hư hao định kỳ và đột xuất • Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao (nếu có) trong bệnh viện định kỳ hàng năm (theo mẫu Phụ lục 3, 4, 5, 6) gửi về Sở Y tế, Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Vụ Y Dược cổ truyền đối với các bệnh viện Y học cổ truyền) vào trước ngày 1510 hàng năm (số liệu 1 năm được tính từ 0110 đến hết ngày 309 của năm kế tiếp) và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu. 2.3 Tổng hợp dự trù thuốc định kỳ: tuần, tháng, quý,năm 2.3.1 Dự trù thuốc hàng tuần: hàng tuần, kho lẻ căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế lập Bản Dự trù 2.3.2 Dự trù thuốc định kỳ theo tháng, quý, năm: Chậm nhất là ngày 25 hàng tháng, thủ kho chẵn căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế để lập Bản Dự trù hàng tháng, quý, năm theo Danh mục thuốc đã ký hợp đồng, bao gồm các số liệu: lượng hàng tồn tháng trước, số lượng xuất trong tháng và dự trù số liệu mua cho tháng kế tiếp. 2.3.3 Trình Bản dự thảo cho Trưởng khoa Dược và Ban Giám đốc duyệt. 2.3.4 Dựa trên Danh mục dự trù được duyệt và giá sản phẩm dựa trên hợp đồng, đặt hàng Công ty   DỰ TRÙ DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG NĂM … CỦA CÁC KHOA LÂM SÀNG STT Hoạt chất Tên thuốc Hàm lượng Đơn vị tính Số lượng sử dụng trong 12 tháng gần nhất Lý do tăng hoặc giảm số lượng Các thuốc đã sử dụng nội trú trong 12 tháng gần nhất Các thuốc đề nghị sử dụng mới ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG VÀ LOẠI BỎ THUỐC Người đề xuất Khoa phòng công tác Chữ ký   Bổ sung thuốc vào danh mục thuốc Hoạt chất Tên thuốc Hàm lượng Đơn vị tính Lý Do Loại bỏ thuốc khỏi Danh mục thuốc Hoạt chất Tên thuốc Hàm lượng Đơn vị tính Lý Do 2.4 Báo cáo định kỳ • Báo cáo tháng • Báo cáo số lượng xuất: Cứ mỗi 10 ngày in báo cáo số lượng thuốc đã xuất để bộ phận cấp phát kiểm soát lại nếu có sai sót kịp thời điều chỉnh và khắc phục. Cuối mỗi tháng in báo cáo số lượng xuất thuốc gửi phòng Tài chính kế toán. • Báo cáo xuất nhập tồn: Trước ngày 15 tháng 1 hàng năm báo cáo xuất, nhập, tồn kho, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất gửi Sở Y tế • Báo cáo kiểm kê thuốc thường • Báo cáo kiểm kê thuốc kiểm soát đặc biệt • Báo cáo phân tích tình hình sử dụng thuốc ( theo phân tích ABC, phân tích Ven) • Báo cáo đột xuất: Trong thời hạn 48 (bốn mươi tám) giờ, kể từ khi phát hiện nhầm lẫn, thất thoát thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất và nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc lập báo cáo bằng văn bản gửi về Bộ y tế 2.5 Báo cáo, dự trù thuốc kiểm soát đặc biệt 2.5.1 Các thuốc gây nghiện – hướng tâm thần được kiểm kê, lập báo cáo số lượng thuốc tồn kho định kỳ: • Hàng tháng • 6 tháng trước ngày 15 tháng 7 • Hàng năm: trước ngày 15 tháng 1 năm sau 2.5.2 Kiểm kê, lập báo cáo số lượng mua, nhập, tồn kho, số lượng đã xuất bán và tồn, địa chỉ khách hàng cho Sở Y tế trên địa bàn: • 6 tháng trước ngày 15 tháng 7 • Hàng năm trước ngày 15 tháng 01 năm sau 2.5.3 Báo cáo khẩn tới cơ quan xét duyệt dự trù trong trường hợp nhầm lẫn, thất thoát hoặc khi có nghi ngờ thất thoát. 2.5.4 Đối với các thuốc quá hạn dùng, kém chất lượng, mẫu thuốc lưu khi hết thời gian lưu, thuốc nhận lại từ các khoa điều trị và thuốc nhận lại do người bệnh tử vong cần phải hủy, Bệnh viện thực hiện việc hủy thuốc theo Thông tư số 192014TTBYT và lập Báo cáo việc hủy thuốc lên Cơ quan duyệt dự trù ( kèm Biêm bản hủy thuốc) 2.5.5 Dự trù thuốc kiểm soát đặc biệt: • Chậm nhất là ngày 25 hàng tháng, thủ kho chẵn căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế để lập Bản Dự trù hàng tháng, quý, năm theo Danh mục thuốc đã ký hợp đồng, bao gồm các số liệu: lượng hàng tồn tháng trước, số lượng xuất trong tháng và dự trù số liệu mua cho tháng kế tiếp. • Dự trù số lượng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc chỉ được vượt quá 50% so với số lượng sử dụng lần trước trong trường hợp thiếu thuốc, khẩn cấp, thiên tai và dịch bệnh. • Trình Bản dự thảo cho Trưởng khoa Dược và Ban Giám đốc duyệt. • Dựa trên Danh mục dự trù được duyệt và giá sản phẩm dựa trên hợp đồng, đặt hàng Công ty • Dự trù mua thuốc thành phẩm Gây nghiện, hướng tâm thần, thuốc tiền chất • Bản dự trù thuốc gồm 4 bản: cơ quan duyệt dự trù lưu 2 bản, đơn vị lưu 1 bản, nơi bán lưu 1 bản • Việc mua, bán; cấp phát; sử dụng thuốc thành phẩm Gây nghiện, hướng tâm thần, thuốc tiền chất khi Bản dự trù đã được phê duyệt • Chỉ được dự trù số lượng thuốc thành phẩm Gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc vượt quá 50% so với số lượng sử dụng lần trước trong trường hợp thiếu thuốc, khẩn cấp, thiên tai và dịch bệnh. • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được bản dự trù hợp lệ, cơ quan xét duyệt dự trù sẽ xem xét phê duyệt bản dự trù hoặc có công văn trả lời, nêu rõ lý do không được phê duyệt. BÁO CÁO CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUỐC GÂY NGHIỆN HOẶC THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN HOẶC TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC Năm:....... Kính gửi: Cục Quản lý Dược Bộ Y tế I. Quản lý thuốc gây nghiện, hướng tâm thần (tiền chất) trên địa bàn: 1. Số cơ sở bán buôn thuốc gây nghiện, hướng tâm thần (tiền chất): 2. Số cơ sở bán lẻ thuốc thành phẩm gây nghiện, hướng tâm thần (tiền chất): 3. Số cơ sở y tế sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, hướng tâm thần (tiền chất): 3.1. Số cơ sở trong ngành y tế sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, hướng tâm thần (tiền chất): 3.2. Số cơ sở ngoài ngành y tế sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, hướng tâm thần (tiền chất): 4. Công tác quản lý, sử dụng: II. Sử dụng, tồn kho thuốc thành phẩm gây nghiện, hướng tâm thần (tiền chất) STT Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế Quy cách đóng gói Đơn vị tính Số lượng tồn kho năm trước Số lượng nhập Số lượng sử dụng Số lượng tồn kho Số lượng sử dụng: Là số lượng bán lẻ của cơ sở bán lẻ và số lượng sử dụng trong các cơ sở y tế trên địa bàn. Số lượng tồn kho: là số lượng tồn kho tại các cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ, cơ sở y tế trên địa bàn tại thời điểm báo cáo. Giám đốc Sở Y tế (Ký tên, đóng dấu) II. Kho và cấp phát 1. Kho chẵn Sơ đồ mô tả tóm tắt kho chẵn. Sắp xếp bảo quản thuốc: Các thuốc kiểm soát đặc biệt: • Thuốc gây nghiện – hướng tâm thần (GN HTT) phải để trong ngăn tủ riêng. • Các thuốc còn lại được sắp xếp theo nhóm tác dụng điều trị và theo Quy trình chống nhầm lẫn. • Thuốc được phân chia theo điều kiện bảo quản ghi trên hộp thuốc. • Thuốc yêu cầu bảo quản từ 2 – 80C: bảo quản trong tủ lạnh. • Dịch truyền để khu vực riêng. • Khu vực “biệt trữ”. Các thuốc khác: Các thuốc khác thì được phân chia theo điều kiện bảo ghi trên hộp thuốc: thuốc bảo quản từ 280C thì được bảo quản trong tủ lạnh. Sắp xếp hàng hóa, thuốc tại kho chẵn: theo nhóm điều trị, có danh mục của thuốc bảo quản ở điều kiện đặc biệt và luôn tuân theo Nguyên tắc FIFO, FEFO. Nhãn trên bao bì quay ra ngoài, đúng chiều. Tại kho có 5 tủ lạnh có nhiệt kế riêng theo dõi nhiệt độ trong tủ lạnh và được sắp xếp theo nhóm điều trị, có danh mục của thuốc bảo quản ở điều kiện đặc biệt. Các nhóm còn lại được xếp trên các palet, kệ nếu số lượng lớn, trong tủ (số lượng nhỏ), phân theo nhóm tác dụng điều trị (có danh mục thuốc theo nhóm điều trị như kháng sinh, kháng viêm giảm đau, tim mạch, thuốc đường tiêu hóa, thuốc gây tê, gây mê, hormon và các thuốc nội tiết, vitamin, thuốc chống ung thư, thuốc tác dụng trên máu …). Vì số lượng lớn nên dịch truyền có kho riêng nhưng khi sử dụng thì tuân theo quy trình kho chẵn nhập kho lẻ. Hàng không đạt về yêu cầu cấp phát để vào khu vực biệt trữ (tủ riêng) có ghi chữ “hàng chờ xử lý”. 2. Kho thuốc lẻ   2.1. Sắp xếp, bảo quản: Việc sắp xếp được thực hiện theo nguyên tắc FIFO, FEFO và theo nguyên tắc 3 dễ, 5 chống. Các thuốc luôn được luân chuyên để những lô nhận trước hoặc có hạn dùng trước sẽ được đem sử dụng trước. Thuốc GNHTT: được bảo quản trong tủ có khóa chắc chắn. Đối với thuốc bị đổ vỡ: để vào tủ biệt trữ riêng có chữ “Hàng chờ xử lý”. Đối với thuốc bảo quản đặc biệt theo điều kiện bảo quản 280C: được bảo quản trong tủ lạnh, có nhiệt kế theo dõi, cũng được phân theo nhóm tác động dược lý. Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại kho dựa vào Máy Nhiệt ẩm kế tự động , luôn được duy trì ở nhiệt độ dưới 300C và độ ẩm không quá 70%. Lưu ý các thuốc dễ nhầm lẫn sắp xếp theo Quy trình chống nhầm lẫn. 2.2. Các công việc dự trù, cấp phát Mỗi cuối ngày sẽ dùng phần mềm để thống kê lại số lượng thuốc đã phát bao nhiêu và còn tồn lại trong kho bao nhiêu để từ đó dự trù thêm đủ số lượng thuốc cần dùng. Riêng nhóm thuốc GNHTT phải kiểm nghiêm ngặt, chặt chẽ. Từ đó có thể thấy sử dụng phần mềm đã hỗ trợ rất nhiều trong việc quản lý số lượng thuốc: • Quản lý số lượng xuất, nhập kho thuốc. • Quản lý cấp phát thuốc tại các khoa phòng. • Cảnh báo hạn dùng, tồn kho theo định mức, tối ưu hóa tồn kho lưu trữ. • Thống kê lại số lượng thuốc đã cấp và còn tồn lại trong ngày. • Dự trù kịp thời đủ số lượng cấp phát. • Giúp việc quản lý nhanh chóng, chính xác hơn. Khi cần dự trù kho lẻ sẽ yêu cầu sang bên kho chẵn soạn đủ số lượng và cấp phát lại cho kho lẻ, gồm 3 liên ( kho chẵn, kho lẻ, phòng tài chính kế toán ) trong đó: • Thuốc thông thường: 1 phiếu riêng. • Thuốc HTTGN: 1 phiếu riêng Vào cuối tháng các kho của khoa Dược ( kho chẵn, kho lẻ, kho dịch truyền ) sẽ tiến hành kiểm kê thông qua biên bản kiểm kê. Theo dõi thuốc cận hạn dùng và hết hạn sử dụng Việc sắp xếp được thực hiện theo nguyên tắc FIFO, FEFO và theo nguyên tắc 3 dễ, 5 chống. Các thuốc luôn được luân chuyên để những lô nhận trước hoặc có hạn dùng cận hơn sẽ được đem sử dụng trước. Theo dõi bằng phần mềm ứng dụng, để thuốc theo từng khu vực riêng để xuất trước. Ngoài phần mềm ứng dụng, cần phải theo dõi thực tế và báo cáo thuốc cận date trong vòng 6 tháng. Những thuốc cận hạn dùng sẽ được đặt ở khu vực riêng và sử dụng trước. Những thuốc hết hạn dùng được đặt trong khu vực biệt trữ chờ xử lý. 2.3. Các bước cấp phát thuốc nội trú bao gồm: Soạn thuốc + Dựa trên phiếu lĩnh của khoa lâm sàng và phiếu xuất đã được duyệt, nhân viên cấp phát vòng 1 tiến hành soạn thuốc theo cột “ Số lượng phát” trên phiếu xuất theo Nguyên tắc FIFO,FEFO. Kiểm thuốc + Nhân viên cấp phát vòng 2 và điều dưỡng lĩnh thuốc tiến hành kiểm tra lãnh thuốc đã soạn theo Nguyên tắc “ 3 kiểm tra, 3 đối chiếu” + Nếu khoa phòng có nhận thêm thuốc bổ sung thì các điều dưỡng của khoa phòng tự xuống nhận và đem thuốc về. Kiểm tra đối chiếu ngay tại kho. Ký xác nhận + Ký nhận vào phiếu lãnh thuốc gồm có: Trưởng khoa Dược, người phát, người lĩnh, Trưởng khoa lâm sàng. + Điều dưỡng khoa lâm sàng và nhân viên cấp phát ký xác nhận tại phần người lĩnh và người phát trên Phiếu lĩnh và Phiếu xuất thuốc + Đối với các thuốc Gây nghiện, thuốc hướng thần:  Khoa làm Phiếu lĩnh theo mẫu quy định và duyệt bởi Ban chủ nhiệm khoa  Mang Phiếu lĩnh và sổ theo dõi thuốc Gây nghiện, thuốc hướng thần xuống lĩnh thuốc tại khoa Dược.  Căn cứ vào số lượng thuốc sử dụng ghi trong sổ, số lượng thuốc thừa sẽ hoàn trả ( nếu có), số lượng vỏ hoàn trả. DS khoa Dược ( được ủy quyền theo quy định) duyệt Phiếu lĩnh thuốc và thực hiện việc cấp phát, kiểm tra đối chiếu, ký xác nhận.   2.4. cách thức theo dõi số lượng, chất lượng, bảo quản FIFO và FEFO • Theo nguyên tắc 3 dễ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra • Theo nguyên tắc FIFO (nhập trước – xuất trước), FEFO (hết hạn trước – xuất trước). • Theo nguyên tắc 5 chống:  Chống ẩm, nóng, ánh sáng, mối mọt, chuôt, nấm mốc, côn trùng.  Chống nhầm lẫn.  Chống cháy nổ.  Chống quá hạn dùng.  Chống đổ vỡ, hư hao. • Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm:  Ghi chép, theo dõi, kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm lúc 9h và 15h.  Máy điều hòa, tủ lạnh mở 2424.  Theo dõi nhiệt độ trong tủ lạnh. • Cấp phát thuốc nội và ngoại trú: phát thuốc theo nguyên tắc “3 kiểm tra, 3 đối chiếu”, nguyên tắc FEFO, FIFO. 2.6. Các loại hồ sơ, sổ sách  Thuốc thường: • Sổ theo dõi xuất nhập thuốc • Thẻ kho  Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần: + Thẻ kho + Sổ theo dõi xuất nhập thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần • Phiếu xuất kho • Phiếu lĩnh • Sổ theo dõi hoàn trả thành phẩm thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần • Sổ theo dõi hoàn trả vỏ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần  Sổ sách khác: Biểu mẫu nhiệt độ trong phòng, sổ chấm công, sổ kiểm tra HSD thuốc định kỳ. 2.7. Cấp phát thuốc nội trú từ kho lẻ cho khoa lâm sàng Dược sĩ thống kê: nhận yêu cầu lãnh thuốc của các khoa trên phần mềm máy tính của khoa lâm sàng gửi xuống, sau đó in phiếu xuất kho 3 liên, trình Trưởng khoa Dược ký. Dược sĩ nhận phiếu xuất kho của khoa lâm sàng từ nhân viên thống kê (3 liên) và kiểm tra: Phiếu xuất có 3 liên: 1 liên khoa Dược, 1 liên khoa lâm sàng, 1 liên Tài chính kế toán. Phiếu xuất đến kho lẻ nội trú, tiến hành cấp phát theo phiếu xuất giao cho đội giao thuốc (người của khoa Dược) kiểm tra đối chiếu số lượng rồi đem thuốc lên khoa lâm sàng, như: • Số lượng thuốc theo nhu cầu của khoa, phòng. • Số lượng thuốc trong kho có đủ phát không. • Ghi số lượng ở cột yêu cầu thực phát. • Tổng số khoản cần lãnh. Dược sĩ soạn thuốc theo phiếu xuất kho. • Soạn xong tiến hành giao thuốc cho các khoa lâm sàng theo phiếu xuất, đối chiếu kiểm tra giao thuốc cùng với điều dưỡng khoa lâm sàng. • Ký nhận vào phiếu lãnh thuốc gồm có: Trưởng khoa Dược, người phát, người lĩnh, Trưởng khoa lâm sàng. • Nếu khoa phòng có nhận thêm thuốc bổ sung thì các điều dưỡng của khoa phòng tự xuống nhận và đem thuốc về. Kiểm tra đối chiếu ngay tại kho. 3. Cấp phát thuốc ngoại trú (Cấp phát thuốc Bảo hiểm):  Đặt hàng, lãnh hàng từ kho chẵn: Căn cứ vào số lượng thuốc cấp phát trung bình của 1 tuần trong tháng trước, thủ kho lẻ lập yêu cầu lãnh thuốc.  Nhận và duyệt đơn thuốc: • Nhận đơn thuốc (2 liên) và biên lai đóng tiền thuốc • Mở phần mềm, kiểm tra thông tin: tên bệnh nhân, tên thuốc, hàm lượng, số lượng thuốc giữa đơn thuốc và phần mềm. • Kiểm tra đơn thuốc: kiểm tra thuốc sử dụng có phù hợp với chẩn đoán hay không, số lượng, liều dùng và các tương tác thuốc. • Đơn thuốc chính xác: duyệt đơn và cấp phát • Đơn thuốc chưa chính xác: Dược sĩ trực tiếp báo cho Bác sĩ tại khoa lâm sàng chịu trách nhiệm, đề nghị bác sĩ ghi “ Yêu cầu hủy biên lai thu tiền thuốc” vào mặt sau biên lai thu tiền. Nhân viên viện phí hủy biên lai thu tiền thuốc, hủy xác nhận “ Xuất thuốc”. bác sĩ kê lại đơn thuốc cho bệnh nhân, nhân viên viện phí in biên lai và bệnh nhân đóng tiền thuốc theo đơn mới. • Trường hợp thuốc gây nghiện phải có Đơn thuốc “N” có đơn Cam kết sử dụng thuốc gây nghiện của bệnh nhân  Duyệt đơn thuốc trên máy • Sau khi kiểm tra đơn, ghi số hóa đơn đóng tiền vào đơn thuốc cần lưu ( ngoại trừ trường hợp có mộc “ KHÔNG ĐÓNG TIỀN” hoặc mộc “ Chi phí cùng chỉ trả thấp hơn 15% lương tối thiểu”). • Dược sĩ xác nhận “ Dược sĩ xác nhận toa thuốc” trên máy và in phiếu xuất  Soạn thuốc • Nhân viên cấp phát soạn thuốc theo đơn theo nguyên tắc FIFO, FEFO. • Xác nhận phát thuốc vào đơn lưu của bệnh nhân  Phát thuốc • Gọi tên bệnh nhân, xác nhận thông tin • Nếu đúng thông tin mới phát thuốc, hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc theo đơn. • Trường hợp đối với các thuốc tiêm (Lucrin PDS Depot, Zoladex 3.6mg, Farmorubicina, Diphereline P.R. 11.25mg…) : chỉ phát thuốc tiêm cho điều dưỡng thực hiện. Điều dưỡng trực tiếp nhận thuốc, ký xác nhận vào mặt sau đơn thuốc và Phiếu nhận thuốc. Bệnh nhân sau khi được tiêm thuốc ký xác nhận vào đơn thuốc lưu và Phiếu nhận thuốc. III. Thông tin thuốc dược lâm sàng 1. Hoạt động dược lâm sàng: • Kiểm tra hồ sơ bệnh án ở các khoa lâm sàng, tham gia đi buồng bệnh với bác sĩ, hội chẩn, kiểm tra chủ động Hồ sơ bệnh án • Giám sát đơn thuốc nhà thuốc và bảo hiểm y tế • Cập nhật thông tin thuốc cho khoa lâm sàng • Lưu hành bản tin thuốc nội bộ • Tư vấn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế và bệnh nhân • Giám sát sử dụng kháng sinh ở khoa lâm sàng • Ghi nhận và báo cáo ADR • Tham gia bình bệnh án với các khoa lâm sàng chiều thứ hai hàng tuần • Tham gia báo cáo tình hình sử dụng thuốc và các vấn đề liên quan trong họp Hội đồng thuốc – điều trị • Tập huấn, đào tạo dược lâm sàng cho các nhân viên y tế • Tham gia công trình, nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng công việc 2. Bình bệnh án, đơn thuốc 2.1. Bình bệnh án: Mỗi tháng, khi thực hiện kiểm tra dược chính, dược sĩ khoa Dược chọn ngẫu nhiên 5 bệnh án tại khoa để thực hiện bình bệnh án. Bình bệnh án: kiểm tra các nội dung theo bảng kiểm bình bệnh án nội trú. Sau khi kiểm tra bệnh án, dược sĩ khoa Dược ghi những nhận xét, những đề nghị khắc phục vào: • Sổ Bình bệnh án của khoa lâm sàng. • Sổ Bình bệnh án của khoa Dược và có thể đề xuất bình bệnh án, họp hội đồng thuốc và điều trị. Sổ Bình bệnh án của khoa Dược và có thể đề xuất bình bệnh án đưa lên bình bệnh án với các khoa lâm sàng vào buổi Sinh hoạt khoa học chuyên môn mỗi chiều thứ hai hằng tuần, hoặc họp hội đồng thuốc và điều trị. 2.2. Bình đơn thuốc: Chọn đơn thuốc: • Vào thứ năm hàng tuần, điều dưỡng trưởng phòng khám chọn ngẫu nhiên ít nhất 1 đơn thuốcphòng khámngày của tất cả phòng khám trong vòng một tuần, gửi về khoa Dược. • Dược sĩ lâm sàng kiểm tra toàn bộ đơn thuốc bảo hiểm được lưu ở kho lẻ trong vòng một tuần. Bình đơn thuốc: kiểm tra các nội dung theo bảng kiểm bình đơn thuốc. • Thuốc chỉ định theo y lệnh có phù hợp với chẩn đoán và phác đồ điều trị hay không? • Đường dùng thuốc • Nồng độ, liều dùng, số lần sử dụng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa cách lần dùng thuốc • Đánh giá thứ tự ngày dùng thuốc: thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiệnhướng tâm thần, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị lao, thuốc corticoid, thuốc trị ung thư Đối với các thuốc pha: đánh giá dung môi pha, nồng độ pha, thời gian truyền, tốc độ truyền so với khuyến cáo Sau khi kiểm tra đơn thuốc, dược sĩ khoa Dược ghi những nhận xét, những đề nghị khắc phục vào: sổ Bình đơn của khoa Dược. Mục đích của việc bình đơn: để mình rút ra được những cái chưa đúng và những cái đúng. Những cái chưa đúng thì đưa ra bàn luận rồi thống nhất bác sĩ và sau đó cái nào chưa đúng thì mình sẽ chỉnh lại cho phù hợp, còn những vấn đề được bác sĩ đánh giá theo kinh nghiệm bản thân có gặp những tương tác nhỏ có thể bỏ qua được thì chấp nhận.   2.4. Nhân lực thực hiện, điều hành, tư vấn thuốc trong công tác dược bệnh viện  Khoa dược bệnh viện Bình Dân hiện đang có 4 dược sĩ lâm sàng: dược sĩ Hạ, dược sĩ Ân, dược sĩ Vy, dược sĩ Phương.  Công việc của từng dược sĩ lâm sàng • Dược sĩ Hạ: chịu trách nhiệm quản lí kháng sinh của bệnh viện. • Dược sĩ Ân: chịu trách nhiệm về khoa nội gồm có khoa ung bướu và khoa hồi sức tích, khoa cấp cứu và khoa nội tổng hợp. • Dược sĩ Phương: chịu trách nhiệm về khoa niệu và toàn bộ khoa niệu bao gồm khoa nam học và khoa thận. • Dược sĩ Vy: chịu trách nhiệm về khoa tổng quát.  Thông tin thuốc đến các khoa lâm sàng của bệnh viện: • Thuốc mới: khi nào có thuốc mới sẽ thông tin cho khoa lâm sàng. Phổ biến về liều dùng, chỉ định, các lưu ý, các thông tin mới về thuốc cần lưu ý để nâng cao hiệu quả sử dụng trên lâm sàng, hạn chế sai sót… • Thuốc bảo hiểm: : dựa theo danh mục thuốc mà bệnh viện thông tin ngay từ đầu với bác sĩ, những thuốc nào được bảo hiểm chi trả và những thuốc nào không được bảo hiểm chi trả hay được chỉ trả bao nhiêu phần trăm. • Thuốc trúng thầu: Tương tự như thuốc bảo hiểm, thuốc trúng thầu sẽ được thông báo ngay từ đầu khi vừa có danh mục thuốc của bệnh viện, thuốc trúng thầu sẽ được sử dụng trong bệnh viện trong vòng một năm. • Các thông tin cập nhật về Dược: ADR (Adverse Drug Reaction – Phản ứng có hại của thuốc), cảnh báo, thu hồi… được Sở Y tế, Bộ Y tế ban hành. • Lập kế hoạch tập huấn cho bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng:  Bác sĩ: • Sử dụng thuốc cho các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em và người bị suy thận. • Danh mục thuốc chống nhầm lẫn (LASA).  Dược sĩ: • Tập huấn quy trình sắp xếp thuốc • Tập huấn quy trình cấp phát thuốc • Danh mục thuốc chống nhầm lẫn (LASA – Look alike Sound alike).  Điều dưỡng: • Danh mục thuốc chống nhầm lẫn (LASA – Look alike Sound alike). • 5 đúng (người bệnh, tên thuốc, liều dùng, thời gian dùng, đường dùng). • Tư vấn sử dụng, bảo quản… • Sử dụng thuốc trong tử thuốc tại khoa lâm sàng hợp lý, hiệu quả. • Tập huấn về cảnh giác Dược.  Thông tin thuốc  Cung cấp thông tin thuốc chủ động: • Định kỳ vào đầu mỗi tháng, thông tin thuốc (TTT) trên Bảng thông tin thuốc của khoa và trên mạng nội bộ. • Cung cấp kịp thời những thông tin mới đến khoa lâm sàng. • Cập nhật TTT:  Thuốc mới.  Tính an toàn và phản ứng có hại của thuốc.  Thay đổi về dược lý của thuốc.  Thuốc bị đình chỉ lưu hành. • Định kỳ mỗi quý, tổ chức báo cáo, hội thảo các chuyên đề về thuốc và sử dụng thuốc trong bệnh viện, TTT về:  Phản ứng có hại ADR.  Các chống chỉ định của thuốc.  Cách xử trí, điều trị trong trường hợp dung thuốc quá liều.  Các khuyến cáo tương tác thuốc.  Các khuyến cáo liều dùng.  Các trường hợp dễ nhầm lẫn trong kê đơn, kinh nghiệm sử dụng thuốc…  Cung cấp thông tin thuốc tư vấn: • Thu nhập thông tin qua mạng nội bộ, trang web, phân loại câu hỏi, tùy từng chuyên khoa chuyển đến bác sĩ trả lời. Hồ sơ yêu cầu đầy đủ: ngày, tên, tuổi, giới tính, mục đích, nội dung câu hỏi… • Tư vấn cho Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn thuốc đưa vào Danh mục thuốc dùng trong bệnh viện, trong việc xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc trong đấu thầu. Mỗi thứ hai hàng tuần khoa Dược có tổ chức thông tin giới thiệu thuốc cho các trưởng khoa lâm sàng, điều dưỡng trưởng trong bệnh viện. Khoa Dược cập nhật thông tin 1 tháng một lần và thông báo bằng văn bản đến các khoa phòng hay thông báo trong buổi giao ban   IV. HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ a. Tổ chức của Hội đồng thuốc và điều trị: Chủ tịch Hội đồng giám đốc bệnh viện Phó chủ tịch Phó giám đốc bệnh viện và Trưởng khoa dược bệnh viện. Thư ký Hội đồng: Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp và dược sĩ khoa Dược Uỷ viên: Trưởngphó khoa lâm sàng và cận lâm sàng, điều dưỡng trưởng bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa vi sinh, ủy viên dược lýDược Lâm Sàng và trưởng phòng tài chính kế toán. Các tiểu ban b. Nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện. Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện. Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị. Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc. Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị. Thông báo, kiểm soát thông tin thuốc c. Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập. Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp định kỳ của Hội đồng. Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp định kỳ trong 1 năm. Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng theo mẫu quy định. d. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch, Thư ký hội đồng Chủ Tịch Hội Đồng Phó Chủ Tịch Thư ký Hội Đồng Triệu tập họp Hội đồng đột xuất Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tiểu ban Quyết định, kết luận các vấn đề Lập kế hoạch hoạt động của Hội động trong năm Đề xuất nội dung các buổi họp Tổng hợp tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng Tổng hợp các tài liệu chuẩn bị cho cuộc họp Lập biên bản các cuộc họp của Hội đồng và lưu theo quy định Nhận các ý kiến đề xuất của các khoa phòng Nhận các tài liệu của các tiểu ban của Hội đồng và lưu theo quy định e. Vai trò của dược sĩ trưởng khoa dược trong Hội đồng thuốc và điều trị • Là Phó chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng thuốc và điều trị. • Lập kế hoạch hoạt động của Hội đồng trong năm. • Đề xuất nội dung các buổi họp. • Tổng hợp tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng. f. Vai trò của dược sĩ lâm sàng trong Hội đồng thuốc và điều trị Xây dựng danh mục thuốc và giám sát sử dụng thuốc trong bệnh viện Xây dựng hướng dẫn điều trị Thông tin thuốc Giám sát ADR và sai sót trong điều trị Giám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn bệnh thường gặp. V. Nhà thuốc Bệnh viện Tại nhà thuốc Bệnh viện Bình Dân hiện có 3 nhà thuốc: 1. Nhà thuốc số 1: Có bán những thuốc gây nghiện và hướng tâm thần. 2. Nhà thuốc số 2: Không bán những thuốc gây nghiện và hướng tâm thần 3. Nhà thuốc số 3: nằm ở Khu Kỹ thuật cao 2. Tiêu chuẩn nhà thuốc GPP: Nhà thuốc đạt chuẩn GPP không chỉ cần thiết về mặt pháp lý khi đưa vào hoạt động, mà quan trọng hơn nó còn là tiêu chuẩn cấp thiết nhằm bảo đảm sức khỏe của cộng đồng. Bởi vậy, việc xây dựng Nhà thuốc đạt chuẩn GPP cần có một số nguyên tắc cơ bản sau:  Nhà thuốc đạt chuẩn GPP phải biết đặt sức khỏe và lợi ích của toàn thể cộng đồng lên trên lợi nhuận kinh doanh.  Các điều kiện về sắp xếp, bố trí, bảo quản thuốc đều phải được đảm bảo thực hiện theo đúng quy định.  Thuốc bán ra cần đảm bảo chất lượng thuốc, chất lượng tư vấn, có đầy đủ các thông tin cần thiết và theo dõi quá trình sử dụng thuốc của bệnh nhân.  Dược sĩ quản lý nhà thuốc tham gia vào hoạt động tự điều trị, tức cung cấp và hướng dẫn sử dụng thuốc, nhằm điều trị triệu chứng một số bệnh đơn giản mà không cần bác sĩ kê đơn.  Kê đơn đúng bệnh, phù hợp với kinh tế, đảm bảo bệnh nhân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Tiêu chuẩn của một nhà thuốc đạt chuẩn GPP Trong chuỗi nguyên tắc về lĩnh vực dược phẩm bảo gồm GMP, GLP, GSP, GDP thì Nhà thuốc đạt chuẩn GPP là tiêu chí cuối cùng, bao gồm tất cả các tiêu chí khác. Chính bởi vậy, thuốc do nhà thuốc GPP cung cấp đảm bảo chất lượng, độ an toàn khi sử dụng. Để được công nhận là Nhà thuốc đạt chuẩn GPP, nhà thuốc cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:  Đáp ứng tiêu chuẩn về cơ sở vật chất: Theo quy định, diện tích tối thiểu của nhà thuốc phải đạt 10m2; có đầy đủ các không gian bố trí, sắp xếp thuốc theo đúng quy chuẩn (khu trưng bày, khu bảo quản, khu mỹ phẩm…); đảm bảo các trang thiết bị, phương tiện cần thiết về bảo quản thuốc. Với thuốc bán lẻ không kèm bao bì, dược sĩ bán thuốc cần ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, nộng độ, hướng dẫn sử dụng cụ thể…  Đáp ứng tiêu chuẩn về nhân sự: Người đứng tên thành lập Nhà thuốc GPP bắt buộc phải có bằng Dược sĩ đại học và có chứng chỉ hành nghề Dược của Bộ Y tế cấp. Nhân viên làm việc tại nhà thuốc phải mặc áo Blouse trắng, đeo biển ghi họ tên, chức vụ, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Dược sĩ bán thuốc phải có trình độ chuyên môn nghề dược, thực hành bán thuốc theo đúng quy định, đảm bảo lợi ích, an toàn cho bệnh nhân và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.  Đáp ứng tiêu chuẩn về hoạt động: Thực hiện việc ghi chép, lưu trữ và bảo quản hồ sơ tối thiểu 1 năm tính từ thời điểm thuốc hết hạn sử; Không được thực hiện bất kỳ hành vi quảng cáo, lôi kéo khách hàng; Đảm bảo việc mua thuốc, kiểm soát chất lượng, bán thuốc không kê đơnkê đơn, theo dõi chất lượng thuốc, bảo quản thuốc, giải quyết các trường hợp thu hồi thuốc hay khiếu nại về thuốc;… Việc xây dựng Nhà thuốc đạt GPP không chỉ đảm bảo lợi ích cho cộng đồng mà còn giúp nâng uy tín cho Nhà thuốc và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ngành Dược nước nhà 3. Các hoạt động của nhà thuốc: o Nhận thuốc từ kho nhà thuốc o Sắp xếp, bảo quản Khu vực thuốc và khu vực sản phẩm không phải thuốc ( Thực phẩm chức năng và vật tư ý tế) Theo nguyên tắc 3 dễ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. Theo nguyên tắc FIFO (nhập trước – xuất trước), FEFO (hết hạn trước – xuất trước). Theo nguyên tắc 5 chống: + Chống nhầm lẫn + Chống ẩm, nóng, mối, mọt, chuột. + Chống đổ vỡ, hư hao, mất mát. + Chống quá hạn dùng + Chống cháy nổ.  Theo dõi chất lượng và hạn dùng của thuốc dựa trên số lô sản xuất khi nhập thuốc và hạn dùng của thuốc trong lô đó.  Sắp xếp thuốc theo FEFO (hàng có hạn sử dụng ngắn hơn xếp ra ngoài, hàng dài hạn hơn xếp vào trong) hoặc FIFO (Hàng sản xuất trước xuất trước, lô nhập trước xuất trước).  Đối với thuốc cần hủy phải đủ khu chờ xử lý và chuyển cho cơ sở có chức năng xử lý chất thải để hủy theo quy định.  Thuốc được sắp xếp trên tủ, kệ, ballet chắc chắn và được sắp xếp theo tứ tự Alphabet  Có phân khu riêng biệt của thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và các sản phẩm không phải là thuốc ( thực phẩm chức năng, vật tư y tế)  Các thuốc lẻ trong hộp được đánh dấu để dễ nhận biết và tiện cho việc lấy thuốc. Tránh trường hợp thuốc lấy nhầm và sử dụng không đúng.  Quá trình xuất nhập thuốc được quản lý theo phần mềm máy tính riêng biệt để đảm bảo theo đúng quy định. o Nhiệt độ, độ ẩm được theo dõi bằng Máy nhiệt kế ẩm mỗi ngày. Nhiệt độ phòng không quá 30 độ C, độ ẩm không vượt quá 70% o Các thuốc kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, một số kháng sinh) có tủ khóa riêng biệt o Bán thuốc + Kiểm tra đơn có đúng như quy chế Bộ Y Tế ban hành Mẫu đơn thuốc thường Mẫu đơn thuốc “N” Mẫu đơn thuốc “H” + Thực hiện theo Nguyên tắc “ 3 đối chiếu” ( giữa phiếu lĩnhxuát thuốc – thuốc cấp phát) – Tên thuốc – Nồng độ, hàm lượng thuốc – Số khoản, số lượng thuốc + Hoạt động bán thuốc: Bước 1: Bệnh nhân đặt sổ bệnh hay đơn thuốc từ bác sĩ ở ô số 1, dược sỹ sẽ kiểm tra đươn thuốc hợp lệ hay không.(Trong quá trình kiểm tra đơn thuốc thì dược sỹ sẽ kiểm tra luôn các thuốc mà nhà thuốc còn hay không còn bán, hay các thuốc thay thể cũng hoạt chất hay thay thế bằng một thuốc khác) Bước 2: Sau khi kiểm tra đơn thuốc hoàn chỉnh và hợp lệ. Dược sỹ sẽ quét mã vạch và thông báo giá tiền cho bệnh nhân (Trong quá trình thông báo giá tiền tới bệnh nhân , người dược sỹ cần hỏi bệnh nhân có lấy hết đơn thuốc hay không, điều này phụ thuộc và kinh tế của từng bệnh nhân nên cần thông tin sớm và rõ ràng chính xác để bệnh nhân quyết định) Bước 3: Sau khi giải đáp thắc mắc và thông báo giá tiền. Bệnh nhân đến ô số 2 để đóng tiền và nhận hóa đơn màu đỏ. Sau đó sẽ ra ngồi chờ ở ghế đến khi nghe đến tên mình. Bước 4: Lúc này dược sĩ sẽ lấy thuốc trên tủ thuốc bệnh viện theo đơn thuốc chỉ định và kiểm tra thuốc lần thứ nhất về số lượng và chất lượng thuốc hiện tại có trong tủ Bước 5: Thuốc sẽ được chuyển đến ô số 3 và kiểm tra thuốc lại một lần nữa để chắc chắn đủ thuốc và đảm bào chất lượng thuốc cho bệnh nhân khi nhận Bước 6: Dược sĩ taị ô số 3 sẽ đọc tên bệnh nhân đến nhận thuốc. Bệnh nhân sẽ đưa biên lai màu đỏ cho dược sĩ và nhận thuốc. Lúc này dược sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc đúng cách.Bệnh nhân có thể thắc mắc về thuốc khi nhận thuốc để dược sĩ giải đáp Bước 7: Sau khi kết thúc cấp phát thuốc cần giữ lại đơn thuốc và lưu trữ lại. Cuối mỗi tháng in báo cáo số lượng xuất thuốc gửi phòng Tài chính kế toán + Quản lí, bảo quản và các thao tác chuẩn tại nhà thuốc bệnh viện : o Quá trình quản lý thuốc tại nhà thuốc bệnh viện :  Thực tế tại Nhà thuốc Bệnh viện Bình Dân: – Các thuốc kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, một số kháng sinh) có tủ khóa riêng biệt, chỉ khi có đơn thuốc của bác sĩ thì mới được cấp phát. – Thống kê dược: Thống kê, báo cáo số liệu định kỳ và đột xuất với thủ kho. – Đặt riêng các thuốc không đạt chất lượng tại ngăn biệt trữ và đưa ra biện pháp xử lý. – Thuốc hết hạn dùng phải tiến hành hủy theo quy định về quản lý chất lượng thuốc. – Kiểm kê thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng 3 thánglần. – Kiểm kê thuốc taị nhà thuốc sau 15h30 chiều hàng ngày. o Quy trình thao tác chuẩn tại nhà thuốc bệnh viện o QT15.DUOC Mua thuốc nhà thuốc BV o QT16.DUOC Sắp xếp bảo quản thuốc – VTYT tại nhà thuốc BV o QT17.DUOC Bán và tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc BV o QT18.DUOC Nhận giải quyết đv thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi tại nhà thuốc BV  Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt theo thông tư 202017 1.Thuốc gây nghiện Fentanyl 25mcg or 50mcg (dán) Morphin 30mg (viên) 2.Thuốc hướng thần Diazepam 5mg (viên) 3.Thuốc chứa hoạt chất gây nghiện dạng phối hợp Paratramol ( tramadol HCl 37,5mg + paracetamol 325mg) Philmadol ( acetaminophen 325mg + tramadol HCl 37,5mg) 4.Thuốc độc : danh mục do Bộ trưởng bộ y tế ban hành 062017 Testosterone 40mg 5.Thuốc, dược chất bị cấm sử dụng Levofloxacin 500mg Ciprofloxacin 500mg Moxifloxacin 400mg + Lưu đơn:  Theo thông tư 522017TTBYT việc lưu đơn thuốc được thực hiện tại Bệnh viện Bình Dân: • Lưu đơn bảo hiểm y tế • Với đơn thuốc thông thường, lưu đơn những thuốc kê đơn, kháng sinh, thuốc kiểm soát đặc biệt. • Thời gian lưu 1 năm kể từ ngày kê đơn đối với tất cả thuốc thuộc trường hợp phải kê đơn. • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lưu Đơn thuốc “N”, giấy cam kết sử dụng thuốc gây nghiện cho người bệnh và Đơn thuốc “ H”, thời gian lưu 2 năm kể từ ngày kê đơn. • Cơ sở bán lẻ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc tiền chất lưu toàn bộ Đơn thuốc “N”, Đơn thuốc “H”, thời gian lưu 2 năm kể từ khi thuốc hết hạn sử dụng. • Lưu đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi rút trong thời gian 1 năm kể từ ngày kê đơn.   PHẦN C: KẾT LUẬN 1. Kết luận về nơi thực tập Em xin chân thành cảm ơn Dược sĩ HẠ cùng các AnhChị trong hoa Dược Bệnh viện Bình Dân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình được thực tập tại đây. Với 2 tuần là khoảng thời gian tuy không quá dài nhưng rất bổ ích, đã giú em có được cái nhìn tổng quát về nghành Dược Bệnh viện trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và những công việc phải làm từng bộ phận trong khoa Dược. Trên cơ sở quan sát, ghi nhận, được tham gia vào công việc thực tế của các bộ phận, em thấy các Bộ phận trong khoa Dược điều tuân thủ theo những nguyên tắc, những quy định mà Bộ Y Tế đã đặt ra như: Kho thuốc luôn có máy điều hòa, tủ lạnh để đảm ảo nhiệt dộ yêu của từng loại thuốc phù hợp theo yêu cầu, luôn có nhiệt kế và kiểm tra định kì hằng tháng để theo dõi nhiệt đô, độ ẩm tốt nhất, cách sắp xêp của các thuốc trong kho đều theo những nguyên tắc như 3 dễ, 5 chống hay 3 tra 3 đối… giúp việc bảo quản, lấy thuốc được nhanh và tốt nhất, khi nhận thuốc hay xuất thuốc đều có chứng từ, ký nhận đầy đủ từ các bộ phận liên quan. Quầy thuốc bệnh viện, nhà thuốc bệnh viện luôn tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc nhiệt tình cho bệnh nhân, thức hiện tốt các quy định về việc kiểm soát chất lượng cũng như quản lý hồ sơ sổ sách theo yêu cầu… Bên cạnh luôn tuân thủ những quy định mà Bộ Y Tế đã đặt ra, các AnhChị luôn linh động sắp xếp để phù hợp nhất với diện tích, quy mô nhằm đạt kết quả tối ưu nhất Tuy thời gian thực tập của mỗi bộ phận không nhiều nhưng em rất vui vì ngoài việc quan sát, ghi chep thực tế thì cũng đã phụ được vài công việc tuy không nhiều lắm như: ở kho thuốc bệnh viện được sắp xếp thuốc lên các khu vực quy định, tham ga vận chuyển thuốc từ nơi này đến nơi khác, ở quầy phát thuốc được phụ đem các rỗ thuốc đến vị trí các Chị soạn toa, sau đó đem rỗ đã soạn xong ra khu vực câp phát cho bệnh nhân… 2. kinh nghiệm học được TRong khoảng thời gian thực tập, em không những học them được nhiều kiến thức mới v

THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Mục lục: Page THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN LỜI CẢM ƠN Chúng em xin chân thành cám ơn biết ơn Bệnh Viện Bình Dân, anh chị khoa dược tạo điều kiện, hướng dẫn nhiệt tình cho chúng em Với sinh viên tiếp xúc thực tế, nhiều bỡ ngỡ vụn về kiến thức lẫn thao tác chun mơn hội quý báu mà tiền bối quý bệnh viện tạo cho chúng em Qua hai tuần thực tế bệnh viện, chúng em tận mắt quan sát, tìm hiểu học hỏi nhiều kiến thức thực tiễn, hữu ích nhiều giá trị Ngồi ra, hai tuần học giúp chúng em hình dung cơng việc người dược sĩ, hiểu trách nhiệm nghề để yêu hơn, học tập chăm hơn, làm việc có trách nhiệm để trở thành dược sĩ tương lai thầy cô anh chị Sự hướng dẫn tận tình vui vẻ thầy cô, anh chị tạo cho chúng em thoải mái, thân thuộc quan tâm Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy mơn quản lí, kinh tế dược trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng tạo điều kiện hướng dẫn cho chúng em hoàn thành khóa học dạy cho chúng em nhiều kiến thức thực cần thiết cho công việc tương lai chúng em sau Lời cuối cùng, chúng em lần xin chân thành cảm ơn thầy, cô, anh chị khoa dược bệnh viện Bình Dân giúp chúng em hồn thành tốt khóa học này! Trân trọng cảm ơn! Page THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Page THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP I Tên địa thực tập Tên: Bệnh viện Bình Dân Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, phường 4, Quận – TP Hồ Chí Minh II Cơ cấu tổ chức Khoa Dược Các phận − − − − − Nghiệp vu dược Kho cấp phát Thống kê dược Dược lâm sang, thong tin thuốc Quản lý hoạt động chuyên môn nhà thuốc bệnh viện Lãnh đạo Khoa − − − Dược sĩ trưởng khoa: DS CKII Lê Thị Quý Thảo Dược sĩ phó trưởng khoa: DS CKI Hồ Thị Diễm Thúy TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT VIÊN TRƯỞNG BỘ PHẬN THỐNG KÊ NỘI TRÚ, NGOẠI TRÚ PHÓ KHOA BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ DƯỢC ĐV.TT THUỐC-DƯỢC BỘ PHÂN KHO & CẤP PHÁT LÂM SÀNG-PHA CHẾ CUNG ỨNG THUỐC KHO THUỐC CHẴN KHO CHẴN KHO THUỐC LẺ NỘI TRÚ Hướng dẫn thực tập: TS DS Huỳnh Lê Hạ Page NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN NGOẠI TRÚ THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Sơ đồ Khoa Dược Page THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Quy trình khoa Dược QT Mua thuốc 14 QT Đăng ký Hội thảo giới thiệu thuốc QT Kiểm nhập thuốc 15 QT Mua thuốc nhà thuốc BV QT Sắp xếp bảo quản thuốc 16 QT Sắp xếp bảo quản thuốc – VTYT nhà thuốc BV QT Cấp phát thuốc nội trú 17 QT Bán tư vấn sử dụng thuốc nhà thuốc BV QT Cấp phát thuốc ngoại trú 18 QT Nhận giải đ/v thuốc bị khiếu nại thu hồi nhà thuốc BV QT Quản lý thuốc tủ trực 19 QT Quản lý thuốc sử dụng không hết liều đóng gói QT Thống kê dược 20 QT Kiểm soát chất lượng thuốc QT Chống nhầm lẫn 21 QT Xử lý thuốc không đạt chất lượng QT Hồn trả thuốc GNHTT-thuốc sử dụng khơng hết liều đóng gói 22 QT Cung ứng thuốc 10 QT Bình bệnh án đơn thuốc 23 QT Giám sát sử dụng thuốc có nguy cao xuất ADR 11 Quy trình Thơng tin thuốc 24 QT Giám sát sử dụng thuốc 12 QT Ghi nhận báo cáo phản ứng có hại thuốc – ADR 25 QT cấp phát Nexavar 26 QT máu chế phẩm máu Page THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN 13 QT Quảng cáo thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức truyền hình 27 QT xử lý cố xử dụng thuốc 28 QT quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt Chức khoa Dược Khoa Dược khoa chuyên môn chịu lãnh đạo trực tiếp Giám đốc bệnh viện Khoa Dược có chức quản lý tham mưu cho Giám đốc bệnh viện tồn cơng tác dược bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng Tư vấn, giám sát thực sử dụng thuốc an toàn hợp lý Nhiệm vụ khoa Dược • • • • • • • • • • • • Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa) Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị nhu cầu đột xuất khác có yêu cầu Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động Hội đồng thuốc điều trị Bảo quản thuốc theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” Thực công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn thuốc (có bình đơn bình bệnh án, theo dõi kháng sinh ) Quản lý, theo dõi việc thực quy định chuyên môn dược khoa bệnh viện Nghiên cứu khoa học đào tạo; sở thực hành trường Đại học, Cao đẳng Trung học dược Phối hợp với khoa cận lâm sàng lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt sử dụng kháng sinh theo dõi tình hình kháng kháng sinh bệnh viện Tham gia đạo tuyến Tham gia hội chẩn yêu cầu Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc Quản lý hoạt động Nhà thuốc bệnh viện theo quy định Page THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN III Mơ tả vị trí việc làm Dược sĩ đại học khoa dược Nghiệp vụ dược • • • • • • • Thực công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược khoa Dược, khoa lâm sàng nhà thuốc bệnh viện Cập nhật thường xuyên văn quy định quản lý chuyên môn, tham mưu cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực quy định khoa bệnh viện Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc khoa Dược Kiểm tra việc sử dụng bảo quản thuốc tủ trực khoa lâm sàng Thực số nhiệm vụ khác Trưởng khoa Dược giao Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược nhiệm vụ phân công Thống kê dược Theo dõi, thống kê xác số liệu thuốc nhập kho Dược, số liệu thuốc cấp phát cho nội trú, ngoại trú cho nhu cầu đột xuất khác • Báo cáo số liệu thống kê nhận yêu cầu Giám đốc Bệnh viện Trưởng khoa Dược Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược nhiệm vụ phân cơng • Thực báo cáo cơng tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc bệnh viện định kỳ hàng năm gửi Sở Y tế, Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) vào trước ngày 15/10 hàng năm (số liệu năm tính từ 01/10 đến hết ngày 30/9 năm kế tiếp) báo cáo đột xuất yêu cầu • Thực số nhiệm vụ khác Trưởng khoa Dược yêu cầu • Kho cấp phát • • • • • • Có trách nhiệm thực đầy đủ nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, đảm bảo an tồn kho Hướng dẫn, phân cơng thành viên làm việc kho thực tốt nội quy kho thuốc, khoa Dược Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định công tác khoa Dược báo cáo thường xuyên đột xuất cho Trưởng khoa công tác kho cấp phát Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho thành viên khoa học viên khác theo phân công Thực số nhiệm vụ khác Trưởng khoa Dược giao Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược nhiệm vụ phân công Dược lâm sàng, thông tin thuốc Page THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN • • • • • • Chịu trách nhiệm thông tin thuốc bệnh viện, triển khai mạng lưới theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc thuốc công tác cảnh giác dược Tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc điều trị, cán y tế người bệnh Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú ngoại trú nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý hiệu Theo dõi phản ứng ADR, bình đơn thuốc mỡi tháng Hàng tuần thực bình bệnh án, kiểm tra dược khoa phòng Báo cáo giao ban hành mỡi tuần Kiểm tra việc thực “Quy chế kê đơn bán thuốc theo đơn” quầy thuốc bệnh viện Quản lý hoạt động chuyên môn nhà thuốc bệnh viện: • Phụ trách chịu trách nhiệm tất hoạt động chuyên môn quầy thuốc bệnh viện • Hướng dẫn, đào tạo cho nhân viên nhà thuốc hiểu rõ thực nguyên tắc GPP Giám sát kiểm tra việc thực GPP quầy thuốc • Được quyền thay thuốc đơn hoạt chất tùy nhu cầu giá hợp lí cho bệnh nhân (bệnh nhân yêu cầu, đồng ý thay thế) thống • với bác sĩ điều trị Đào tạo hướng dẫn nhân viên nhà thuốc quy chế, kiến thức chuyên mơn • Hướng dẫn nhân viên theo dõi tác dụng khơng mong muốn báo cáo • với quan y tế Tham gia Hội đồng thuốc điều trị, trình Hội đồng thuốc thơng qua danh mục thuốc nhà thuốc bệnh viện Page THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Hội đồng thuốc – điều trị • Xây dựng danh mục thuốc giám sát sử dụng thuốc bệnh viện • Xây dựng hướng dẫn điều trị • Thơng tin thuốc • Giám sát ADR sai sót điều trị • Giám sát sử dụng kháng sinh theo dõi kháng thuốc vi khuẩn bệnh thường gặp Page 10 THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN • Tham gia báo cáo tình hình sử dụng thuốc vấn đề liên quan họp Hội đồng thuốc – điều trị • Tập huấn, đào tạo dược lâm sàng cho nhân viên y tế • Tham gia cơng trình, nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng cơng việc Bình bệnh án, đơn thuốc 2.1 Bình bệnh án: Mỡi tháng, thực kiểm tra dược chính, dược sĩ khoa Dược chọn ngẫu nhiên bệnh án khoa để thực bình bệnh án Bình bệnh án: kiểm tra nội dung theo bảng kiểm bình bệnh án nội trú Sau kiểm tra bệnh án, dược sĩ khoa Dược ghi nhận xét, đề nghị khắc phục vào: • • Sổ Bình bệnh án khoa lâm sàng Sổ Bình bệnh án khoa Dược đề xuất bình bệnh án, họp hội đồng thuốc điều trị Sổ Bình bệnh án khoa Dược đề xuất bình bệnh án đưa lên bình bệnh án với khoa lâm sàng vào buổi Sinh hoạt khoa học chuyên môn mỗi chiều thứ hai tuần, họp hội đồng thuốc điều trị 2.2 Bình đơn thuốc: Chọn đơn thuốc: • Vào thứ năm hàng tuần, điều dưỡng trưởng phòng khám chọn ngẫu nhiên đơn thuốc/phòng khám/ngày tất phòng khám vòng tuần, gửi khoa Dược • Dược sĩ lâm sàng kiểm tra toàn đơn thuốc bảo hiểm lưu kho lẻ vòng tuần Bình đơn thuốc: kiểm tra nội dung theo bảng kiểm bình đơn thuốc • Thuốc định theo y lệnh có phù hợp với chẩn đốn phác đồ điều trị hay khơng? • Đường dùng thuốc Page 30 THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN • Nồng độ, liều dùng, số lần sử dụng thuốc 24 giờ, khoảng cách cách lần dùng thuốc • Đánh giá thứ tự ngày dùng thuốc: thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiện-hướng tâm thần, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị lao, thuốc corticoid, thuốc trị ung thư Đối với thuốc pha: đánh giá dung môi pha, nồng độ pha, thời gian truyền, tốc độ truyền so với khuyến cáo Sau kiểm tra đơn thuốc, dược sĩ khoa Dược ghi nhận xét, đề nghị khắc phục vào: sổ Bình đơn khoa Dược Mục đích việc bình đơn: để rút chưa Những chưa đưa bàn luận thống bác sĩ sau chưa chỉnh lại cho phù hợp, vấn đề bác sĩ đánh giá theo kinh nghiệm thân có gặp tương tác nhỏ bỏ qua chấp nhận Page 31 THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN 2.4 Nhân lực thực hiện, điều hành, tư vấn thuốc công tác dược bệnh viện  Khoa dược bệnh viện Bình Dân có dược sĩ lâm sàng: dược sĩ Hạ, dược sĩ Ân, dược sĩ Vy, dược sĩ Phương  Công việc dược sĩ lâm sàng • Dược sĩ Hạ: chịu trách nhiệm quản lí kháng sinh bệnh viện • Dược sĩ Ân: chịu trách nhiệm khoa nội gồm có khoa ung bướu khoa hồi sức tích, khoa cấp cứu khoa nội tổng hợp Dược sĩ Phương: chịu trách nhiệm khoa niệu toàn khoa niệu bao gồm khoa nam học khoa thận • Dược sĩ Vy: chịu trách nhiệm khoa tổng quát  Thông tin thuốc đến khoa lâm sàng bệnh viện: • • Thuốc mới: có thuốc thơng tin cho khoa lâm sàng Phổ biến liều dùng, định, lưu ý, thông tin thuốc cần lưu ý để nâng cao hiệu sử dụng lâm sàng, hạn chế sai sót… • Thuốc bảo hiểm: : dựa theo danh mục thuốc mà bệnh viện thông tin từ đầu với bác sĩ, thuốc bảo hiểm chi trả thuốc không bảo hiểm chi trả hay trả phần trăm • Thuốc trúng thầu: Tương tự thuốc bảo hiểm, thuốc trúng thầu thông báo từ đầu vừa có danh mục thuốc bệnh viện, thuốc trúng thầu sử dụng bệnh viện vòng năm • Các thơng tin cập nhật Dược: ADR (Adverse Drug Reaction – Phản ứng có hại thuốc), cảnh báo, thu hồi… Sở Y tế, Bộ Y tế ban hành • Lập kế hoạch tập huấn cho bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng:  Bác sĩ: • Sử dụng thuốc cho đối tượng đặc biệt phụ nữ mang thai, phụ nữ cho bú, trẻ em người bị suy thận • Danh mục thuốc chống nhầm lẫn (LASA) Page 32 THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN  Dược sĩ: • Tập huấn quy trình xếp thuốc • Tập huấn quy trình cấp phát thuốc • Danh mục thuốc chống nhầm lẫn (LASA – Look alike Sound alike)  Điều dưỡng: • Danh mục thuốc chống nhầm lẫn (LASA – Look alike Sound alike) • (người bệnh, tên thuốc, liều dùng, thời gian dùng, đường dùng) • Tư vấn sử dụng, bảo quản… • Sử dụng thuốc tử thuốc khoa lâm sàng hợp lý, hiệu • Tập huấn cảnh giác Dược  Thông tin thuốc  Cung cấp thông tin thuốc chủ động: • Định kỳ vào đầu mỡi tháng, thơng tin thuốc (TTT) Bảng thông tin thuốc khoa mạng nội • Cung cấp kịp thời thơng tin đến khoa lâm sàng • Cập nhật TTT:  Thuốc  Tính an tồn phản ứng có hại thuốc  Thay đổi dược lý thuốc  Thuốc bị đình lưu hành • Định kỳ mỗi quý, tổ chức báo cáo, hội thảo chuyên đề thuốc sử dụng thuốc bệnh viện, TTT về:  Phản ứng có hại ADR  Các chống định thuốc  Cách xử trí, điều trị trường hợp dung thuốc liều  Các khuyến cáo tương tác thuốc  Các khuyến cáo liều dùng  Các trường hợp dễ nhầm lẫn kê đơn, kinh nghiệm sử dụng thuốc… Page 33 THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN  Cung cấp thơng tin thuốc tư vấn: • Thu nhập thơng tin qua mạng nội bộ, trang web, phân loại câu hỏi, tùy chuyên khoa chuyển đến bác sĩ trả lời Hồ sơ yêu cầu đầy đủ: ngày, tên, tuổi, giới tính, mục đích, nội dung câu hỏi… • Tư vấn cho Hội đồng thuốc điều trị việc lựa chọn thuốc đưa vào Danh mục thuốc dùng bệnh viện, việc xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc đấu thầu Mỗi thứ hai hàng tuần khoa Dược có tổ chức thơng tin giới thiệu thuốc cho trưởng khoa lâm sàng, điều dưỡng trưởng bệnh viện Khoa Dược cập nhật thông tin tháng lần thơng báo văn đến khoa phòng hay thông báo buổi giao ban Page 34 THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN IV HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ a - - Tổ chức Hội đồng thuốc điều trị: Chủ tịch Hội đồng giám đốc bệnh viện Phó chủ tịch Phó giám đốc bệnh viện Trưởng khoa dược bệnh viện Thư ký Hội đồng: Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp dược sĩ khoa Dược Uỷ viên: Trưởng/phó khoa lâm sàng cận lâm sàng, điều dưỡng trưởng bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa vi sinh, ủy viên dược lý/Dược Lâm Sàng trưởng phòng tài kế tốn Các tiểu ban Tiểu ban xây dựng danh mục thuốc giám sát sử dụng thuốc bệnh viện Tiểu ban giám sát sử dụng kháng sinh theo dõi kháng Tiểu ban xây dựng hướng dẫn điều thuốc vi khuẩn bệnh thường trị gặp Tiểu ban giám sát ADR sai sót Tiểu ban giám sát thông tin thuốc điều trị b - Nhiệm vụ Hội đồng thuốc điều trị Xây dựng quy định quản lý sử dụng thuốc bệnh viện Xây dựng danh mục thuốc dùng bệnh viện Xây dựng thực hướng dẫn điều trị Xác định phân tích vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc Giám sát phản ứng có hại thuốc (ADR) sai sót điều trị Thơng báo, kiểm sốt thơng tin thuốc Page 35 THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN c Hoạt động Hội đồng thuốc điều trị - Hội đồng họp định kỳ hai tháng lần đột xuất Chủ tịch Hội đồng triệu tập - Hội đồng họp đột xuất để giải vấn đề phát sinh kỳ họp định kỳ Hội đồng - Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động nội dung họp định kỳ năm - Hội đồng thảo luận, phân tích đề xuất ý kiến, ghi biên trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt tổ chức thực sau phê duyệt - Hội đồng thực sơ kết, tổng kết báo cáo định kỳ 12 tháng theo mẫu quy định d Nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch, Thư ký hội đồng Chủ Tịch Hội Đồng Phó Chủ Tịch - Triệu tập họp Hội đồng - Lập kế hoạch hoạt động đột xuất Hội động năm - Đề xuất nội dung buổi - Phân công nhiệm vụ cụ họp thể cho tiểu ban - Tổng hợp tài liệu liên - Quyết định, kết luận quan thuốc cho buổi vấn đề họp Hội đồng Thư ký Hội Đồng - Tổng hợp tài liệu chuẩn bị cho họp - Lập biên họp Hội đồng lưu theo quy định - Nhận ý kiến đề xuất khoa phòng - Nhận tài liệu tiểu ban Hội đồng lưu theo quy định e Vai trò dược sĩ trưởng khoa dược Hội đồng thuốc điều trị • Là Phó chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng thuốc điều trị • Lập kế hoạch hoạt động Hội đồng năm • Đề xuất nội dung buổi họp • Tổng hợp tài liệu liên quan thuốc cho buổi họp Hội đồng Page 36 THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN f Vai trò dược sĩ lâm sàng Hội đồng thuốc điều trị - Xây dựng danh mục thuốc giám sát sử dụng thuốc bệnh viện - Xây dựng hướng dẫn điều trị - Thông tin thuốc Giám sát ADR sai sót điều trị - Giám sát sử dụng kháng sinh theo dõi kháng thuốc vi khuẩn bệnh thường gặp V Nhà thuốc Bệnh viện Tại nhà thuốc Bệnh viện Bình Dân có nhà thuốc: Nhà thuốc số 1: Có bán thuốc gây nghiện hướng tâm thần Nhà thuốc số 2: Không bán thuốc gây nghiện hướng tâm thần Nhà thuốc số 3: nằm Khu Kỹ thuật cao Tiêu chuẩn nhà thuốc GPP: Nhà thuốc đạt chuẩn GPP không cần thiết mặt pháp lý đưa vào hoạt động, mà quan trọng tiêu chuẩn cấp thiết nhằm bảo đảm sức khỏe cộng đồng Bởi vậy, việc xây dựng Nhà thuốc đạt chuẩn GPP cần có số nguyên tắc sau:  Nhà thuốc đạt chuẩn GPP phải biết đặt sức khỏe lợi ích tồn thể cộng đồng lên lợi nhuận kinh doanh  Các điều kiện xếp, bố trí, bảo quản thuốc phải đảm bảo thực theo quy định  Thuốc bán cần đảm bảo chất lượng thuốc, chất lượng tư vấn, có đầy đủ thơng tin cần thiết theo dõi trình sử dụng thuốc bệnh nhân  Dược sĩ quản lý nhà thuốc tham gia vào hoạt động tự điều trị, tức cung cấp hướng dẫn sử dụng thuốc, nhằm điều trị triệu chứng số bệnh đơn giản mà không cần bác sĩ kê đơn  Kê đơn bệnh, phù hợp với kinh tế, đảm bảo bệnh nhân sử dụng thuốc hợp lý, an tồn, hiệu Page 37 THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Tiêu chuẩn nhà thuốc đạt chuẩn GPP Trong chuỗi nguyên tắc lĩnh vực dược phẩm bảo gồm GMP, GLP, GSP, GDP Nhà thuốc đạt chuẩn GPP tiêu chí cuối cùng, bao gồm tất tiêu chí khác Chính vậy, thuốc nhà thuốc GPP cung cấp đảm bảo chất lượng, độ an tồn sử dụng Để cơng nhận Nhà thuốc đạt chuẩn GPP, nhà thuốc cần đáp ứng tiêu chuẩn sau:  Đáp ứng tiêu chuẩn sở vật chất: Theo quy định, diện tích tối thiểu nhà thuốc phải đạt 10m2; có đầy đủ khơng gian bố trí, xếp thuốc theo quy chuẩn (khu trưng bày, khu bảo quản, khu mỹ phẩm…); đảm bảo trang thiết bị, phương tiện cần thiết bảo quản thuốc Với thuốc bán lẻ không kèm bao bì, dược sĩ bán thuốc cần ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, nộng độ, hướng dẫn sử dụng cụ thể…  Đáp ứng tiêu chuẩn nhân sự: Người đứng tên thành lập Nhà thuốc GPP bắt buộc phải có Dược sĩ đại học có chứng hành nghề Dược Bộ Y tế cấp Nhân viên làm việc nhà thuốc phải mặc áo Blouse trắng, đeo biển ghi họ tên, chức vụ, ăn mặc gọn gàng, Dược sĩ bán thuốc phải có trình độ chuyên môn nghề dược, thực hành bán thuốc theo quy định, đảm bảo lợi ích, an tồn cho bệnh nhân tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp  Đáp ứng tiêu chuẩn hoạt động: Thực việc ghi chép, lưu trữ bảo quản hồ sơ tối thiểu năm tính từ thời điểm thuốc hết hạn sử; Không thực hành vi quảng cáo, lôi kéo khách hàng; Đảm bảo việc mua thuốc, kiểm sốt chất lượng, bán thuốc khơng kê đơn/kê đơn, Page 38 THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN theo dõi chất lượng thuốc, bảo quản thuốc, giải trường hợp thu hồi thuốc hay khiếu nại thuốc;… Việc xây dựng Nhà thuốc đạt GPP không đảm bảo lợi ích cho cộng đồng mà giúp nâng uy tín cho Nhà thuốc góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ngành Dược nước nhà Các hoạt động nhà thuốc: o Nhận thuốc từ kho nhà thuốc o Sắp xếp, bảo quản * Khu vực thuốc khu vực sản phẩm thuốc ( Thực phẩm chức * * vật tư ý tế) Theo nguyên tắc dễ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra Theo nguyên tắc FIFO (nhập trước – xuất trước), FEFO (hết hạn trước – xuất trước) * Theo nguyên tắc chống: + Chống nhầm lẫn + Chống ẩm, nóng, mối, mọt, chuột + Chống đổ vỡ, hư hao, mát + Chống hạn dùng + Chống cháy nổ Theo dõi chất lượng hạn dùng thuốc dựa số lô sản xuất nhập thuốc hạn dùng thuốc lô Sắp xếp thuốc theo FEFO (hàng có hạn sử dụng ngắn xếp ngoài, hàng dài hạn xếp vào trong) FIFO (Hàng sản xuất trước xuất trước, lô nhập trước xuất trước) Đối với thuốc cần hủy phải đủ khu chờ xử lý chuyển cho sở có chức xử lý chất thải để hủy theo quy định Thuốc xếp tủ, kệ, ballet chắn xếp theo tứ tự Alphabet Có phân khu riêng biệt thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn sản phẩm thuốc ( thực phẩm chức năng, vật tư y tế) Các thuốc lẻ hộp đánh dấu để dễ nhận biết tiện cho việc lấy thuốc Tránh trường hợp thuốc lấy nhầm sử dụng không Quá trình xuất nhập thuốc quản lý theo phần mềm máy tính riêng biệt để đảm bảo theo quy định − − − − − − − o Nhiệt độ, độ ẩm theo dõi Máy nhiệt kế ẩm mỡi ngày Nhiệt độ phòng khơng q 30 độ C, độ ẩm không vượt 70% Page 39 THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Các thuốc kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, số kháng sinh) có tủ khóa riêng biệt o Bán thuốc + Kiểm tra đơn có quy chế Bộ Y Tế ban hành - Mẫu đơn thuốc thường - Mẫu đơn thuốc “N” - Mẫu đơn thuốc “H” + Thực theo Nguyên tắc “ đối chiếu” ( phiếu lĩnh/xuát thuốc – thuốc cấp phát) o – Tên thuốc – Nồng độ, hàm lượng thuốc – Số khoản, số lượng thuốc + Hoạt động bán thuốc: Bước 1: Bệnh nhân đặt sổ bệnh hay đơn thuốc từ bác sĩ ô số 1, dược sỹ kiểm tra đươn thuốc hợp lệ hay khơng.(Trong q trình kiểm tra đơn thuốc dược sỹ kiểm tra ln thuốc mà nhà thuốc hay khơng bán, hay thuốc thay thể hoạt chất hay thay thuốc khác) Bước 2: Sau kiểm tra đơn thuốc hoàn chỉnh hợp lệ Dược sỹ quét mã vạch thông báo giá tiền cho bệnh nhân (Trong q trình thơng báo giá tiền tới bệnh nhân , người dược sỹ cần hỏi bệnh nhân có lấy hết đơn thuốc hay khơng, điều phụ thuộc kinh tế bệnh nhân nên cần thơng tin sớm rõ ràng xác để bệnh nhân định) Bước 3: Sau giải đáp thắc mắc thông báo giá tiền Bệnh nhân đến ô số để đóng tiền nhận hóa đơn màu đỏ Sau ngồi chờ ghế đến nghe đến tên Bước 4: Lúc dược sĩ lấy thuốc tủ thuốc bệnh viện theo đơn thuốc định kiểm tra thuốc lần thứ số lượng chất lượng thuốc có tủ Bước 5: Thuốc chuyển đến ô số kiểm tra thuốc lại lần để chắn đủ thuốc đảm bào chất lượng thuốc cho bệnh nhân nhận Bước 6: Dược sĩ taị ô số đọc tên bệnh nhân đến nhận thuốc Bệnh nhân đưa biên lai màu đỏ cho dược sĩ nhận thuốc Lúc dược sĩ hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc cách.Bệnh nhân thắc mắc thuốc nhận thuốc để dược sĩ giải đáp Bước 7: Sau kết thúc cấp phát thuốc cần giữ lại đơn thuốc lưu trữ lại Page 40 THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Cuối mỡi tháng in báo cáo số lượng xuất thuốc gửi phòng Tài kế tốn – – – Quản lí, bảo quản thao tác chuẩn nhà thuốc bệnh viện : o Quá trình quản lý thuốc nhà thuốc bệnh viện : − Thực tế Nhà thuốc Bệnh viện Bình Dân: Các thuốc kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, số kháng sinh) có tủ khóa riêng biệt, có đơn thuốc bác sĩ cấp phát Thống kê dược: Thống kê, báo cáo số liệu định kỳ đột xuất với thủ kho Đặt riêng thuốc không đạt chất lượng ngăn biệt trữ đưa biện pháp xử lý Thuốc hết hạn dùng phải tiến hành hủy theo quy định quản lý chất lượng thuốc Kiểm kê thuốc tủ trực khoa lâm sàng tháng/lần Kiểm kê thuốc taị nhà thuốc sau 15h30 chiều hàng ngày  Quy trình thao tác chuẩn nhà thuốc bệnh viện QT15.DUOC Mua thuốc nhà thuốc BV QT16.DUOC Sắp xếp bảo quản thuốc – VTYT nhà thuốc BV QT17.DUOC Bán tư vấn sử dụng thuốc nhà thuốc BV QT18.DUOC Nhận giải đ/v thuốc bị khiếu nại thu hồi nhà thuốc BV Danh mục thuốc kiểm sốt đặc biệt theo thơng tư 20/2017 + – – – o o o o o 1.Thuốc gây nghiện -Fentanyl 25mcg or 50mcg (dán) - Morphin 30mg (viên) 2.Thuốc hướng thần - Diazepam 5mg (viên) 3.Thuốc chứa hoạt chất gây nghiện dạng phối hợp - Paratramol ( tramadol HCl 37,5mg + paracetamol 325mg) - Philmadol ( acetaminophen 325mg + tramadol HCl 37,5mg) 4.Thuốc độc : danh mục Bộ trưởng y tế ban hành 06/2017 Testosterone 40mg 5.Thuốc, dược chất bị cấm sử dụng - Levofloxacin 500mg -Ciprofloxacin 500mg - Moxifloxacin 400mg + − Lưu đơn: Theo thông tư 52/2017/TT-BYT việc lưu đơn thuốc thực Bệnh viện Bình Dân: Page 41 THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN • • Lưu đơn bảo hiểm y tế Với đơn thuốc thông thường, lưu đơn thuốc kê đơn, kháng sinh, thuốc kiểm sốt đặc biệt • Thời gian lưu năm kể từ ngày kê đơn tất thuốc thuộc trường hợp phải kê đơn • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lưu Đơn thuốc “N”, giấy cam kết sử dụng thuốc gây nghiện cho người bệnh Đơn thuốc “ H”, thời gian lưu năm kể từ ngày kê đơn • Cơ sở bán lẻ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc tiền chất lưu toàn Đơn thuốc “N”, Đơn thuốc “H”, thời gian lưu năm kể từ thuốc hết hạn sử dụng • Lưu đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi rút thời gian năm kể từ ngày kê đơn Page 42 THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN PHẦN C: KẾT LUẬN Kết luận nơi thực tập Em xin chân thành cảm ơn Dược sĩ HẠ Anh/Chị hoa Dược Bệnh viện Bình Dân tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em nhiều trình thực tập Với tuần khoảng thời gian khơng q dài bổ ích, giú em có nhìn tổng qt nghành Dược Bệnh viện hệ thống chăm sóc sức khỏe công việc phải làm phận khoa Dược Trên sở quan sát, ghi nhận, tham gia vào công việc thực tế phận, em thấy Bộ phận khoa Dược điều tuân thủ theo nguyên tắc, quy định mà Bộ Y Tế đặt như: Kho thuốc có máy điều hòa, tủ lạnh để đảm ảo nhiệt dộ yêu loại thuốc phù hợp theo yêu cầu, ln có nhiệt kế kiểm tra định kì tháng để theo dõi nhiệt đô, độ ẩm tốt nhất, cách xêp thuốc kho theo nguyên tắc dễ, chống hay tra đối… giúp việc bảo quản, lấy thuốc nhanh tốt nhất, nhận thuốc hay xuất thuốc có chứng từ, ký nhận đầy đủ từ phận liên quan Quầy thuốc bệnh viện, nhà thuốc bệnh viện tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc nhiệt tình cho bệnh nhân, thức tốt quy định việc kiểm soát chất lượng quản lý hồ sơ sổ sách theo yêu cầu… Bên cạnh tuân thủ quy định mà Bộ Y Tế đặt ra, Anh/Chị linh động xếp để phù hợp với diện tích, quy mơ nhằm đạt kết tối ưu Tuy thời gian thực tập mỗi phận không nhiều em vui ngồi việc quan sát, ghi chep thực tế phụ vài cơng việc không nhiều như: kho thuốc bệnh viện xếp thuốc lên khu vực quy định, tham ga vận chuyển thuốc từ nơi đến nơi khác, quầy phát thuốc phụ đem rỗ thuốc đến vị trí Chị soạn toa, sau đem rỗ soạn xong khu vực câp phát cho bệnh nhân… kinh nghiệm học TRong khoảng thời gian thực tập, em học them nhiều kiến thức nghành Dược mà giúp em cố lại kiến thức hocjkhi ngồi ghế nhà trường, giúp em rèn luyện thêm khả giao tiếp trao dổi thong tin với đồng nghiệp, tư vấn, hướng dẫn cho bệnh nhân, cách xử lý giai tốt nhất… kinh nghiệm quý giá, hành trang theo em vào nghành sau trường Trong hai tuần thực tập Bệnh Viện Bình Dân chúng em có trải nghiệm thú vị, học thực tiễn sâu sắc hoàn thành tốt học phần Thực hành dược khoa, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Bệnh viện, Page 43 THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Trưởng khoa Dược, anh(chị) cán khoa Dược Bệnh viện, đồng thời xin cảm ơn thầy (cô) Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng tạo điều kiện giúp đỡ chúng em Page 44 ... thầy, cô, anh chị khoa dược bệnh viện Bình Dân giúp chúng em hồn thành tốt khóa học này! Trân trọng cảm ơn! Page THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Page THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG... THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Báo cáo kiểm kê thuốc thường Báo cáo kiểm kê thuốc kiểm soát đặc biệt Báo cáo phân tích tình hình sử dụng thuốc ( theo phân tích ABC, phân tích Ven) • Báo cáo đột xuất:... tế bệnh nhân Giám sát sử dụng kháng sinh khoa lâm sàng Ghi nhận báo cáo ADR Tham gia bình bệnh án với khoa lâm sàng chiều thứ hai hàng tuần Page 29 THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN • Tham gia báo cáo

Ngày đăng: 12/12/2018, 22:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 5. Quản lý hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bệnh viện:

  • 6. Hội đồng thuốc – điều trị

  • Xây dựng danh mục thuốc và giám sát sử dụng thuốc trong bệnh viện

  • Xây dựng hướng dẫn điều trị

  • Thông tin thuốc

  • Giám sát ADR và sai sót trong điều trị

  • Giám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn bệnh thường gặp

  • I. Nghiệp vụ dược-thống kê

    • 1. Dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược

    • 2. Thống kê dược

    • * Số lượng sử dụng: Là số lượng bán lẻ của cơ sở bán lẻ và số lượng sử dụng trong các cơ sở y tế trên địa bàn.

      • III. Thông tin thuốc- dược lâm sàng

        • 2.1. Bình bệnh án:

        • 2.2. Bình đơn thuốc:

          • Sau khi kiểm tra đơn thuốc, dược sĩ khoa Dược ghi những nhận xét, những đề nghị khắc phục vào: sổ Bình đơn của khoa Dược.

          • Cung cấp thông tin thuốc chủ động:

          • Cung cấp thông tin thuốc tư vấn:

          • IV. Hội đồng thuốc và điều trị

            • c Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị

            • d Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch, Thư ký hội đồng

            • e Vai trò của dược sĩ trưởng khoa dược trong Hội đồng thuốc và điều trị

            • Xây dựng danh mục thuốc và giám sát sử dụng thuốc trong bệnh viện

            • Xây dựng hướng dẫn điều trị

            • Giám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn bệnh thường gặp.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan