Hồi giáo là tôn giáo có tín đồ đông nhất thế giới với 1,6 tỷ tín đồ có mặt tại hơn 100 quốc gia trên tất cả các châu lục. Kinh Quran là thánh thư của Hồi giáo, không chỉ đơn thuần là kinh sách tôn giáo mà nó còn có ý nghĩa về tính pháp lý trong xã hội, có nhiều quy định về kinh doanh, tài chính, chính trị. Kinh tế học Hồi giáo hình thành dựa trên nền tảng kinh Quran và luật Hồi giáo. Do đó, ngân hàng Hồi giáo có mô hình hoạt động theo các nguyên tắc Hồi giáo (được gọi là Shariah) với nguồn gốc ra đời khi người vợ đầu tiên của nhà tiên tri Mohammad là một thương gia và ông đã thiết lập một đại lý có các hoạt động các hoạt động Ngân hàng Hồi Giáo sơ khai để phục vụ cho công việc kinh doanh của vợ mình. Luật Hồi giáo cấm lãi suất, buôn bán rượu và thịt lợn, kinh doanh bài bạc và mọi dạng hoạt động kinh tế bị cho là có hại về đạo đức và xã hội. Ngoài ra, Luật Hồi giáo yêu cầu các cá nhân phải sử dụng thận trọng tài sản của mình, không găm giữ để nhàn rỗi hay lãng phí tài sản. Người theo đạo Hồi có nghĩa vụ đóng góp một phần tài sản của họ cho bộ phần người nghèo trong xã hội Hồi giáo, từ đó, có bốn nguyên tắc mà các Ngân hàng Hồi giáo phải tuân thủ: i) không được phép có lãi suất trong giao dịch; ii) chia sẻ rủi ro; iii) hoạt động dựa trên tài sản thực và iv) hợp đồng được thỏa thuận rõ ràng. Để đảm bảo sự thực thi các nguyên tắc, ngân hàng Hồi giáo phải thiết lập một hội đồng tư vấn được gọi là Hội đồng Hồi giáo (Hội đồng Sharial) với mỗi thành viên trong hội đồng phải am hiểu luật Hồi giáo.
Trang 1Mô hình Ngân hàng Hồi Giáo và những gợi ý cho mô hình ngân hàng truyền
thống
Hồi giáo là tôn giáo có tín đồ đông nhất thế giới với 1,6 tỷ tín đồ có mặt tại hơn 100 quốc gia trên tất cả các châu lục Kinh Qur'an là thánh thư của Hồi giáo, không chỉ đơn thuần
là kinh sách tôn giáo mà nó còn có ý nghĩa về tính pháp lý trong xã hội, có nhiều quy định về kinh doanh, tài chính, chính trị Kinh tế học Hồi giáo hình thành dựa trên nền tảng kinh Qur'an và luật Hồi giáo Do đó, ngân hàng Hồi giáo có mô hình hoạt động theo các nguyên tắc Hồi giáo (được gọi là Shariah) với nguồn gốc ra đời khi người vợ đầu tiên của nhà tiên tri Mohammad là một thương gia và ông đã thiết lập một đại lý có các hoạt động các hoạt động Ngân hàng Hồi Giáo sơ khai để phục vụ cho công việc kinh doanh của vợ mình Luật Hồi giáo cấm lãi suất, buôn bán rượu và thịt lợn, kinh doanh bài bạc và mọi dạng hoạt động kinh
tế bị cho là có hại về đạo đức và xã hội Ngoài ra, Luật Hồi giáo yêu cầu các cá nhân phải sử dụng thận trọng tài sản của mình, không găm giữ để nhàn rỗi hay lãng phí tài sản Người theo đạo Hồi có nghĩa vụ đóng góp một phần tài sản của họ cho bộ phần người nghèo trong xã hội Hồi giáo, từ đó, có bốn nguyên tắc mà các Ngân hàng Hồi giáo phải tuân thủ: i) không được phép có lãi suất trong giao dịch; ii) chia sẻ rủi ro; iii) hoạt động dựa trên tài sản thực và iv) hợp đồng được thỏa thuận rõ ràng Để đảm bảo sự thực thi các nguyên tắc, ngân hàng Hồi giáo phải thiết lập một hội đồng tư vấn được gọi là Hội đồng Hồi giáo (Hội đồng Sharial) với mỗi thành viên trong hội đồng phải am hiểu luật Hồi giáo
1 Các nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng Hồi giáo
• Không có lãi suất
Kinh thánh Qur'an có đoạn “Thánh Allah cho phép trao đổi mua bán nhưng cấm cho vay lấy lãi”, điều này có nghĩa tiền chỉ dành cho các mục đích trao đổi hoặc lưu giữ giá trị chứ không phải để giao dịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận Do đó, việc nhận hay trả lãi suất đều
bị cấm, thay vào đó, người cho vay sẽ được trả lợi tức bằng một phần lợi nhuận từ các khoản đầu tư vào doanh nghiệp Các ngân hàng Hồi giáo cũng không nhận các tài sản thế chấp để cho vay như hình thức thông thường, khi có một khách hàng muốn vay vốn và đảm bảo bằng tài sản, ngân hàng sẽ mua đứt tài sản đó từ người đi vay, và sau đó cho người đi vay thuê lại hoặc ngân hàng bán lại ngay sau khi mua cho người đi vay với một mức giá cao hơn theo hình thức trả góp Chênh lệch giữa mức giá mua-bán đó chính là lợi nhuận mà ngân hàng Hồi giáo thu được, do vậy, mọi giao dịch trong ngân hàng Hồi giáo sẽ dựa trên hệ thống tài sản hữu hình với người mua và người bán, không phải là ngân hàng và người đi vay Lợi nhuận của ngân hàng Hồi giáo trong các nghiệp vụ huy động và cho vay sẽ được ấn định trước trong từng hợp đồng và không thay đổi cho đến khi chấm dứt hợp đồng Ngoài ra, ngân hàng Hội giáo không có hình phạt bổ sung đối với việc thanh toán trễ hạn nên yêu cầu ký quỹ thường nghiêm ngặt hơn cá ngân hàng truyền thống
Trang 2Đối với hoạt động huy động vốn, người gửi tiền không hưởng lãi mà sẽ nhận tiền lời theo một tỷ lệ thỏa thuận trước (gọi là Amanah), trong đó, trước khi ký hợp đồng, người gửi tiền tìm hiểu các điều khoản trong hợp đồng bởi vì sau khi Ngân hàng nhận được tiền sẽ thực hiện đầu tư vào các dự án hoặc các loại tài sản và quá trình đầu tư có thể lỗ hoặc lời Trường hợp có lợi nhuận, người gửi tiền sẽ nhận được tiền lời theo tỷ lệ đã cam kết, nếu bị lỗ người gửi tiền sẽ cùng chia sẻ những khoản lỗ này với ngân hàng
• Chia sẻ rủi ro
Một trong những nguyên tắc cơ bản của kinh tế học Hồi giáo là chia sẻ rủi ro, nguyên tắc này bắt nguồn từ tư tưởng của Tiên tri Mohammad là lợi nhuận đi kèm với trách nhiệm, điều này có nghĩa là người đó chỉ được hưởng lợi khi có trách nhiệm hoặc có nguy cơ mất mát Do đó, ngân hàng và người dân gửi tiền trong đó cùng chia sẻ bất kỳ khoản lợi nhuận nào có được, hay khoản thua lỗ nào phát sinh từ hoạt động đầu tư; còn với hoạt động cho vay, ngân hàng và khách hàng là một thực thể chung, cùng nhau kinh doanh phân chia lãi
lỗ theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên Đây là điểm mang tính quyết định về sự khác biệt ngân
hàng truyền thống và ngân hàng Hồi giáo
• Cấm thông tin không chắc chắn
Luật Hồi giáo nghiêm cấm thông tin không chắc chắn (được gọi là Gharar), do đó, các hình thức đầu cơ như quỹ đầu cơ hay nghiệp vụ phái sinh đều bị hạn chế Khi người Hồi giáo đầu tư, nhiệm vụ tiên quyết của họ là đảm bảo những gì họ đầu tư là tốt và lành mạnh, bao gồm việc xem xét nghiêm túc về các chính sách, sản phẩm và dịch vụ cung cấp, tác động của
nó đối với xã hội và môi trường Vì thế, các ngân hàng Hồi giáo rất cẩn trọng khi cho vay, họ rất coi trọng công tác thẩm định dự án, không tài trợ cho các doanh nghiệp mà tỉ lệ nợ/tổng tài sản hơn 30%, khuyến khích các dự án đầu tư vào y tế và các tiện ích Ngoài ra, một số quy định về cấm cờ bạc, đầu cơ, tích trữ, thịt lợn và rượu… của Luật Hồi giáo cũng ảnh hưởng đến các giao dịch tài chính và hoạt động ngân hàng
Hiện tại, trong quá trình hòa nhập quốc tế, các ngân hàng Hồi giáo cũng được phép có lợi nhuận từ việc thu phí các hoạt động như chuyển khoản, thẻ tín dụng, môi giới Các dịch
vụ thanh toán quốc tế của họ cũng đã đạt các chuẩn quốc tế
2 Các sản phẩm ngân hàng Hồi giáo
Các sản phẩm ngân hàng Hồi giáo gồm ba loại: Hợp đồng chia sẻ lợi nhuận và thua lỗ (Profit and loss sharing - PLS), hợp đồng phi PLS và các sản phẩm thu phí
• Hợp đồng chia sẻ lợi nhuận và thua lỗ
Trang 3Đây là sản phẩm tài chính mang đậm tinh thần của tài chính Hồi giáo Có hai loại PLS: Hợp đồng tài trợ vốn có tham gia quản lý (musharakah) và Hợp đồng tài trợ vốn (mudârabah)
- Hợp đồng tài trợ vốn có tham gia quản lý (Musharakah): Đây là một hợp đồng
mà các đối tác cùng cấp vốn để tài trợ cho một dự án hoặc doanh nghiệp, và đều có quyền tham gia quản lý dự án hoặc doanh nghiệp đó Lợi nhuận hoặc tổn thất sẽ được phân chia cho các bên theo tỷ lệ tương đương với phần vốn tham gia vào dự
án và doanh nghiệp Các ngân hàng Hồi giáo chủ yếu sử dụng hợp đồng này cho bên tài sản
- Hợp đồng tài trợ vốn (mudârabah): là một hợp đồng mà bên có vốn sẽ tài trợ
toàn bộ vốn cho dự án nhưng không tham gia quản lý Khi có tổn thất, bên tài trợ vốn sẽ phải chịu thiệt hại toàn bộ phần vốn đã tài trợ, trừ khi tổn thất là do lỗi chủ quan của người quản lý Các ngân hàng Hồi giáo chủ yếu sử dụng mudârabah để cho bên nguồn vốn
• Các sản phẩm tài chính phi PLS
Các hợp đồng phi PLS là phổ biến nhất trong thực tế, thường được sử dụng cấp tín dụng cho khách hàng Các công cụ tài chính phi PLS bao gồm murâbaḥah, ijārah, salam và istisna'
Murâbaḥah: là một giao dịch bán hàng theo tiêu chuẩn Shariah phổ biến được sử
dụng chủ yếu trong thương mại và tài trợ tài chính Ngân hàng mua hàng và giao cho khách hàng, hoãn thanh toán đến ngày đã được hai bên đồng ý Lợi nhuận thu được từ murâbaḥah đến từ các khoản thanh toán lãi trên các khoản vay thông thường Tuy nhiên, với hợp đồng murâbaḥah, số tiền vay nợ không tăng lên trong trường hợp khách hàng thanh toán trễ hạn hoặc không trả được nợ, và cũng không được áp dụng hình phạt trừ khi người mua cố tình từ
chối thanh toán Người bán phải chịu mọi trách nhiệm pháp lý từ việc vận chuyển hàng hoá
bị lỗi Các giao dịch Murâbaḥah được sử dụng rộng rãi để tài trợ cho thương mại quốc tế
Ijārah là một hợp đồng bán quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian Về bản
chất nó là một hợp đồng cho thuê, trong đó người cho thuê sở hữu tài sản thuê trong suốt thời gian thuê, do đó, tài sản có thể bị lấy lại trong trường hợp người thuê không trả tiền Tuy nhiên, người cho thuê cũng chịu trách nhiệm bảo quản tài sản, trừ khi thiệt hại đối với tài sản cho thuê là do sự sơ suất cố ý của người thuê Một loạt các ijārah có một hình thức thuê-mua, trong đó có điều khoản người cho thuê sẽ bán tài sản cho người thuê vào cuối hợp đồng thuê, với giá của tài sản còn lại được xác định trước Hợp đồng độc lập thứ hai cho phép bên thuê lựa chọn mua tài sản thuê khi ký kết hợp đồng hoặc chỉ trả lại cho chủ sở hữu
Salam là một hợp đồng thỏa thuận trong đó việc giao hàng xảy ra vào một ngày trong
tương lai để đổi lấy thanh toán ngay Salam ra đời đáp ứng nhu cầu về vốn của nông dân do
họ cần tiền trước khi nông sản đến vụ thu hoạch Điều kiện cơ bản của một salam là thanh
Trang 4toán đầy đủ giá trị tại thời điểm bắt đầu hợp đồng, và những nội dung về giá cả, số lượng, ngày và địa điểm giao hàng cũng phải được xác định chính xác trong hợp đồng Để giảm rủi
ro tín dụng, Ngân hàng có thể yêu cầu bảo lãnh tài chính, thế chấp, tạm ứng hoặc bảo lãnh của bên thứ ba
Istisna là một hợp đồng trong đó một hàng hóa có thể được giao dịch trước khi nó
hình thành Tính năng độc đáo của istisna là không có gì được trao đổi tại thời điểm ký hợp đồng Đây có lẽ là hợp đồng kỳ hạn duy nhất có nghĩa vụ của cả hai bên trong tương lai Về mặt lý thuyết, hợp đồng istisna diễn ra trực tiếp giữa người sử dụng cuối cùng và nhà sản xuất, nhưng thường là một hợp đồng ba bên và ngân hàng đóng vai trò trung gian Theo hợp đồng đầu tiên, ngân hàng đồng ý nhận khoản thanh toán từ khách hàng theo thời hạn dài hạn; trong khi theo hợp đồng thứ hai, ngân hàng (với tư cách là người mua) thực hiện thanh toán từng lần tiến độ cho nhà sản xuất trong một khoảng thời gian ngắn hơn
• Sản phẩm thu phí
Các ngân hàng Hồi giáo cung cấp một loạt các dịch vụ có phí sử dụng ba loại hợp đồng là wakalah, kafalah và ju'ala Các dịch vụ thu phí do các Ngân hàng Hồi giáo cung cấp bao gồm chuyển khoản ngân hàng, phát hành thư tín dụng và bảo lãnh, thẻ tín dụng, cung cấp dịch vụ thu hộ và lưu ký Kafalah là một đảm bảo tài chính, theo đó các ngân hàng đưa ra một cam kết: chủ nợ đại diện cho con nợ để trả tiền phạt hoặc bất kỳ trách nhiệm cá nhân nào khác Nó được sử dụng rộng rãi kết hợp với các phương thức tài trợ khác
3 Gợi ý cho mô hình ngân hàng truyền thống
Về rủi ro tín dụng: Với ngân hàng truyền thống, rủi ro tín dụng thường xuất phát từ
hai nguyên nhân chính là thông tin bất cân xứng và rủi ro đạo đức; nhưng với ngân hàng Hồi giáo thì ngân hàng là cổ đông của công ty (khách hàng vay vốn) nên sẽ có nhiều thông tin về hoạt động kinh doanh và dự án đầu tư; lợi tức cũng được biết trước nên vấn đề lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại được hạn chế tối đa Mặt khác, khi xảy ra rủi ro tín dụng với ngân hàng truyền thống thường gặp khó khăn trong quá trình thu hồi và xử lý tài sản bảo đảm; nhưng với ngân hàng Hồi giáo vì ngân hàng là chủ sở hữu tài sản bảo đảm ngay từ khi khách hàng vay vốn nên nếu xảy ra nỡ vợ, ngân hàng sẽ phát mại mà không phải vướng mắc các thủ tục pháp lý hoặc kiện tụng
Về rủi ro thanh khoản: Ngân hàng Hồi giáo không cho vay qua đêm vì hoạt động
này liên quan đến lãi suất nên buộc các Ngân hàng phải dự trữ thanh khoản cao hơn, giúp các Ngân hàng hạn chế tối đa sự thiếu hụt thanh khoản trong hoạt động Ngoài ra, chia sẻ công bằng giữa rủi ro - lợi nhuận giữa người dân và ngân hàng cũng là một đặc điểm hữu ích giúp các định chế này sống sót trong thời kỳ khủng hoảng Trong giai đoạn khó khăn, ngân hàng sẵn sàng cho vay không lợi nhuận để giúp doanh nghiệp vượt khó Đối với người gửi tiền, khi đã gửi tiền, họ được đối xử giống như cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi của ngân hàng và
Trang 5do đó sẵn sàng chia sẻ rủi ro-lợi nhuận với ngân hàng mà họ đang sở hữu Điều đó có nghĩa,
họ sẽ chấp nhận có lợi nhuận thấp hơn nếu ngân hàng gặp khó trong thời kỳ khủng hoảng và hưởng lãi cao hơn nếu ngân hàng hoạt động tốt Việc san sẻ rủi ro-lợi nhuận này cũng giúp các ngân hàng Hồi giáo ít nhiều tránh được nguy cơ mất thanh khoản
Không những thế, dưới những quy định hà khắc, các Ngân hàng Hồi giáo có nhiều khả năng chống chọi với các ngân hàng thông thường hơn vì những quy định cấm đầu tư vào các tài sản độc hại và tài sản dưới chuẩn rủi ro cao Nó cũng hạn chế các Ngân hàng đầu tư vào các tài sản có lãi suất cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro và qua đó có thể sẽ thúc đẩy sự ổn định tài chính và làm cho hệ thống tài chính toàn cầu ít bị khủng hoảng tài chính hơn Hơn nữa, sự tăng cường giám sát của chủ tài khoản đầu tư cũng giúp áp dụng kỷ luật thị trường đối với các Ngân hàng và duy trì ổn định tài chính
Tuy nhiên, mặc dù ngân hàng Hồi giáo có nhiều ưu điểm nhưng nó cũng không hoàn toàn miễn nhiễm với các cuộc khủng hoảng Ví dụ với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các ngân hàng Hồi giáo dù tránh được những tổn thất tại thời điểm ban đầu xảy ra khủng khoảng nhưng họ không tránh được những hệ quả được gây ra bởi cuộc khủng hoảng
đó khi giá bất động sản và tài sản thực sụt giảm mạnh Ngoài ra, ngân hàng Hồi giáo cũng phải đối mặt với những rủi ro riêng có bao gồm: i) Rủi ro pháp lý tại các quốc gia mà Đạo Hồi không phải tôn giáo chính, điều này dẫn đến tòa án không thể nắm được các quy tắc Hồi giáo để giải quyết các vấn đề tranh chấp; ii) Rủi ro vốn cổ phần phát sinh khi các ngân hàng Hồi giáo tham gia trực tiếp vào dự án của khách hàng vay vốn với tư cách là cổ đông, do đó, khi tổn thất xảy ra, ngân hàng cũng phải chịu thiệt hại theo; iii) Do nguyên tắc không lãi suất của Đạo Hồi sẽ khiến cho sự khan hiếm của các công cụ thanh khoản, đồng thời, để giảm thiểu rủi ro, các ngân hàng Hồi giáo sử dụng nhiều dự trữ hơn điều này cũng khiến cho lợi nhuận bị suy giảm
Tài liệu tham khảo
Ahmed, A (2010) Global financial crisis: an Islamic finance perspective International Journal of Islamic and Middle Eastern Finance and Management, 3(4), pp.306-320.
Akacem, M and Gilliam, L (2002) Principles of Islamic Banking: Debt versus Equity
Financing Middle East Policy, 9(1), pp.124-138
Al-Muharrami, S and Hardy, D (2013) Cooperative and Islamic Banks: What can they Learn from
Each Other? IMF Working Papers, 13(184)