Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực trên toàn cầu. Lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài cuộc cách mạng đó. Cuộc đổ bộ của công nghệ mới vào lĩnh vực tài chính ngân hàng đã tạo ra những bước thay đổi đột phá cho lĩnh này. Sự ra đời của fintech hay cuộc cách mạng số hóa trong lĩnh vực ngân hàng là những kết quả tất yếu. Ở một khía cạnh nào đó nó đang làm thay đổi mạnh mẽ lĩnh vực tài chính ngân hàng về cả quy mô và tính hiệu quả nhưng ở khía cạnh khác nó chắc chắn sẽ tác động rất lớn đến đội ngũ lao động trong lĩnh vực này. Do đó, trong nghiên cứu này sẽ xem xét những khía cạnh tác động của cuộc cách mạng số hiện nay đến đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng.
Trang 1Cuộc cách mạng 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng và những tác động đến đội ngũ nhân lực
Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực trên toàn cầu Lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài cuộc cách mạng đó Cuộc đổ bộ của công nghệ mới vào lĩnh vực tài chính ngân hàng đã tạo ra những bước thay đổi đột phá cho lĩnh này Sự ra đời của fintech hay cuộc cách mạng số hóa trong lĩnh vực ngân hàng là những kết quả tất yếu Ở một khía cạnh nào đó nó đang làm thay đổi mạnh mẽ lĩnh vực tài chính ngân hàng về cả quy mô và tính hiệu quả nhưng ở khía cạnh khác nó chắc chắn
sẽ tác động rất lớn đến đội ngũ lao động trong lĩnh vực này Do đó, trong nghiên cứu này
sẽ xem xét những khía cạnh tác động của cuộc cách mạng số hiện nay đến đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng
Xu hướng áp dụng công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng
Với sự ra đời của các công nghệ bao gồm: Internet kết nối vạn vật (IoTs- Internet of Things); Dữ liệu lớn (Big Data); Trí tuệ nhân tạo (AI-Atificial Intelligence); Công nghệ chuỗi khối (Blockchain), Máy học (machine learning) Thế giới được coi như đang bước vào cuộc cách mạng lần thứ 4 Cuộc cách mạng mới này được cho sẽ là công cụ then chốt giúp nền kinh tế thế giới có bước đột phá mạnh mẽ về năng suất và hiệu quả qua đó có những tăng trưởng vượt trội Do đó, cuộc cách mạng lần thứ 4 cũng như những công nghệ mới này và đang được áp dụng mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời sống Tài chính -ngân hàng - một lĩnh vực then chốt của nền kinh tế cũng không nằm ngoài xu hướng đó Tổng số tiền các ngân hàng trên toàn thế giới đầu tư cho lĩnh vực này đã đạt mức 261 tỷ USD năm 2018 và sẽ tăng lên đến 309 tỷ USD vào năm 2022 Dự báo này cho thấy rằng chỉ trong vòng 5 năm số tiền đầu tư của ngành ngân hàng trên toàn thế giới cho công nghệ đã tăng tới gần 30%
Biểu đồ 1:
2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 0
50 100 150 200 250 300 350
Tổng số tiền đầu tư vào công nghệ của các ngân hàng trên thế giới( ĐV: Tỷ USD)
Tổng số tiền đầu tư vào công nghệ thông tin của các ngân hàng trên thế giới( ĐV: Tỷ USD)
Trang 2Nguồn : Greer và cộng sự (2018)
Điều này càng khằng định công nghệ sẽ là tương lai của ngành ngân hàng toàn cầu Công nghệ đang và sẽ thay đổi diện mạo cấu trúc của các ngân hàng rất nhiều Các ngân hàng hiện nay sẽ không chỉ phát triển thành thành các ngân hàng số, ngân hàng online… hay robot sẽ thay con người thực hiện nhiều hoạt động ngân hàng mà sẽ có rất nhiều sự thay đổi trong bộ máy, cấu trúc của ngân hàng Một trong những thay đổi đó sẽ đến từ đội ngũ lao động trong ngành ngân hàng
Tác động của cuộc cách mạng công nghệ trong ngân hàng đến đội ngũ lao động hiện nay
Trước hết, sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo, máy học, cũng như các công nghệ mới sẽ thay thế con người trong nhiều hoạt động của ngân hàng Trong 2 - 3 năm tới máy móc sẽ có khả năng thực hiện khoảng 30% công việc tại các ngân hàng hiện nay Mặc dù
từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay tất cả các ngân hàng đều đã áp dụng công nghệ thông tin trong mọi hầu hết các hoạt động và 40 - 60% công việc của ngân hàng được xử lý qua hệ thống công nghệ thông tin Tuy nhiên, các công nghệ ngân hàng hiện nay mới chỉ dừng ở mức hỗ trợ cho công việc cũng như các quyết định của các nhân viên ngân hàng chứ không thể thay thế họ Nguyên nhân là bởi các công nghệ đang được sử dụng hiện nay trong lĩnh vực ngân hàng chủ yếu là các hệ thống công nghệ thông tin được lập trình sẵn
Do đó, hệ thống này chỉ xử lý được những công việc mang tính bất biến đã có quy trình quy chuẩn Còn đối với những công việc hay vấn đề không được lập trình thì các hệ thống công nghệ này không thể xử lý Bên cạnh đó, các công nghệ cũ chỉ dừng ở mức tính toán, phân tích chứ chưa có khả năng đưa ra quyết định Vì vậy, các ngân hàng vẫn phải sử dụng một ngũ nhân lực rất lớn Đây là một điểm hạn chế của các hệ thống công nghệ hiện có trong lĩnh vực ngân hàng Tuy nhiên, với công nghệ AI và Machine Learning mởi đã bước đầu khắc phục được điều này Báo cáo của Earn& Young (2018), cũng chỉ ra rằng với công nghệ mới này, máy sẽ quan sát để học hỏi qua đó cho phép máy tính có thể tự động hóa hoàn toàn chức năng trong vài tuần Không những thế, với
AI và Machine Learning, hệ thống có thể tự cập nhật và nâng cấp để trở nên thông minh hơn Từ đó, có thể tự xử lý những vấn đề mới phát sinh mà không cần phải thay đổi hệ thống hay lập trình lại Điều này có thể giúp cho các ngân hàng có thể vừa tăng hiệu quả
và tiết kiệm chi phí Theo báo cáo của ANZ ngân hàng này tiết kiệm đến 30% chi phí hàng năm nhờ tự động hóa hơn 40% quy trình trong các mảng thanh toán, thế chấp và báo cáo kiểm toán nửa năm từ năm 2015 cho đến nay Goldman Sachs cũng nhận thấy rằng một nửa các công việc cần thiết để chuẩn bị cho IPO có thể được thực hiện bằng hệ thống công nghệ mới hiện nay
Trang 3Sự thông minh hơn của hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng sẽ dẫn tới một số tác động đối với đội ngũ nhân sự trong lĩnh vực ngân hàng Tác động đầu tiên đó
là số lượng việc làm trong lĩnh vực này sẽ giảm đáng kể trong thời gian tới Chỉ riêng ở
Mỹ sẽ có khoảng 2.5 triệu việc làm trong lĩnh vực tài chính bị cắt giảm nhờ áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, riêng lĩnh vực ngân hàng là 1.2 triệu việc làm; trong đó 70% các công việc liên quan trực tiếp với khách hàng bao gồm: giao dịch viên, đại diện chăm sóc khách hàng và nhân viên phỏng vấn khách hàng có thể sẽ bị cắt giảm nhờ áp dụng trí tuệ nhân tạo và robot trong những năm tới Trong đó 485,000 vị trí giao dịch viên, 219,000 đại diện chăm sóc khách hàng, 170,000 nhân viên phỏng vấn khách hàng sẽ bị thay thế bởi công nghệ chatbot, trợ lý giọng nói, xác thực tự động và công nghệ sinh trắc học Bên cạnh đó sẽ có khoảng 96.000 nhà quản lý tài chính và 13.000 nhân viên giám sát tuân thủ
sẽ bị sa thải vì phần mềm chống rửa tiền, chống gian lận, tuân thủ và giám sát dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo 250,000 - nhân viên cho vay khác sẽ mất việc làm vì bảo lãnh tín dụng và hợp đồng thông minh dựa trên công nghệ này
Biểu đồ 2:
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000
Số việc làm dự báo bị mất bởi áp dụng AI trong ngành NH tại Mỹ đến năm 2030
Số việc làm bị mất bởi áp dụng công nghệ
Nguồn: Crosman(2018)
Không chỉ ở Mỹ, các nghiên cứu cũng cho thấy công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng sẽ tác động đến đội ngũ lao động ở các quốc gia khác Ước tính đến trước năm 2027 sẽ có 23%
số việc làm trong lĩnh vực tài chính ở Trung Quốc bị cắt giảm do việc áp dung trí tuệ nhân tạo, trong đó, lĩnh vực ngân hàng là 22%, bảo hiểm là 25%, và thị trường vốn là 16% Trong khi đó, hiệu quả công việc lại tăng lên 42%, 16% và 56% trong các lĩnh vực
Trang 4trên Không chỉ là những con số dự báo, trên thực tế, Bank of America cũng đã cắt giảm được hơn 100,000 việc làm từ 305,000 thời điểm cao nhất xuống còn 204,000 việc làm giữa năm 2018, đồng thời cắt giảm được 84,000 giờ lao động nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo, robot cũng như quá trình số hóa ngân hàng
Một tác động thứ hai của việc áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực ngân hàng đó là một số công việc sẽ biến mất Trong báo cáo năm 2018 Bộ lao động Mỹ đã đưa ra danh sách 20 việc làm sẽ biến mất do kết quả của công nghệ, trong đó có 2 nghề thuộc nhóm ngành ngân hàng đó là: giao dịch viên ngân hàng và nhân viên nhập dữ liệu khách hàng, Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng, những nhân viên cho vay có đến 98% và giao dịch viên có đến 97% có thể bị thay thế bằng máy móc, bên cạnh đó, những công việc có kỹ năng thấp sẽ không có tương lai trong lĩnh vực ngân hàng
Mặc dù việc ứng dụng công nghệ mới làm số lượng việc làm trong ngành giảm đi cũng như làm cho một số vị trí sẽ biến mất nhưng quá trình này cũng làm xuất hiện những công việc mới trong ngân hàng Công nghệ trí tuệ nhân tạo đang tạo ra một số lượng lớn việc làm liên quan đến công nghệ, bao gồm: phát triển công nghệ, vận hành và ứng dụng công nghệ trong các mảng về kỹ thuật, hoạt động và kinh doanh của ngân hàng Các vị trí
kỹ thuật bao gồm : nhà khoa học dữ liệu, kỹ sư thiết kế hệ thộng, kỹ sư phát triển, người kiểm tra hệ thống và thuật toán Các vị trí công việc vận hành sẽ chịu trách nghiệm vận hành và bảo trì hệ thống dữ liệu lớn và các sản phẩm trí tuệ nhân tạo nhằm đảm bảo về chất lượng sản phầm cũng như tuân thủ các quy định luật pháp và kinh doanh Các công việc liên quan đến mảng kinh doanh, là kết hợp giữa kỹ năng kinh doanh và kỹ thuật, yêu cầu người làm phải am hiểu cả về mô hình kinh doanh, tài chính lẫn thuật toán để có thể phân tích được những đòi hỏi của hoạt động kinh doanh cho bộ phận kỹ thuật
Còn theo báo cáo của HSBC (2018) sẽ có 6 công việc mới xuất hiện mà các ngân hàng
sẽ có nhu cầu rất cao trong vài năm tới bao gồm: thiết kế trải nghiệm hỗn hợp(Mixed Reality Experience Designer), thuật toán máy (Algorithm Mechanic), thiết kế giao diện đàm thoại (Conversational Interface Designer), cố vấn dịch vụ toàn cầu (Universal Service Advisor), kỹ sư xử lý kỹ thuật số (Digital Process Engineer), kết nối cổng đối tác (Partnership Gateway Enabler)
Trong khi các công việc đòi hỏi ít kỹ năng đang dần bị thay thế bởi robot và công nghệ trí tuệ nhân tạo hay máy học trong hoạt động của ngân hàng thì cũng có khá nhiều công việc mới đòi hỏi các kỹ năng liên quan đến công nghệ đang được các ngân hàng tuyển dụng càng nhiều Điều này phải ánh đúng xu hướng số hóa của các ngân hàng cũng như coi công nghệ như là yếu tố cốt lõi cho sự tăng trưởng và phát triển trong tương lai
Trang 5Cuộc cách mạng công nghệ trong ngân hàng cũng đang làm thay đổi chiến lược tuyển dụng của các ngân hàng Nếu như trước đây, các ngân hàng đa phần tập trung tuyển dụng vào những người tốt nghiệp trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh Còn hiện nay, các ngân hàng đã thay đổi khi đang tuyển dụng nhiều hơn các kỹ sư công nghệ,
kỹ sư, nhà vật lý, toán học hay những nhà thần kinh học Theo Chan(2018), trong hơn
1000 sinh viên sẽ bắt đầu làm việc tại JPMorgan Chase&Co khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong tháng 6 2018, có đến 39% không tốt nghiệp khối kinh tế & tài chính - đây là một tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay Trong đó có đến 14% trong số này đến từ khối công nghệ thông tin, 12% tốt nghiệp ngành toán, 4% từ các ngành khoa học và 2% các ngành
kỹ sư khác
Biểu đồ 3: Phân bổ ngành tốt nghieepn của các sinh viên mới được tuyển dụng vào JPMorgan Chase&Co khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2018
Nguồn: Chan (2018)
Còn theo Megaw(2018), số lượng các vị trí tuyển dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và kỹ thuật trong các ngân hàng ở khu vực châu Âu trong quý 1 năm 2018 đã cao hơn gấp 11.4 lần so với cùng thời điểm năm 2015 Số lượng tuyển dụng này cũng chiếm đến 17% trong tổng số tuyển dụng của các ngân hàng trong 3 tháng đầu năm 2018
Còn đối với Goldman Sach - ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ, hiện có khoảng 9000
kỹ sư trong tổng số 36000 nhân viên đang làm việc Theo CEO của Goldman Sach con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhằm giúp ngân hàng này bắt kịp với kỷ nguyên hiện đại hóa ngân hàng đang diễn ra
Các ví dụ trên cho thấy rằng, việc áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực ngân hàng
đã có tác động làm thay đổi chiến lược nhân sự của các ngân hàng Các ngân hàng hiện
Trang 6nay đang ngày càng tuyển dụng nhiều hơn các kỹ sư tốt nghiệp các ngành công nghệ để phục vu cho quá trình hiện đại hóa của mình Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng vì các ngân hàng phải cạnh tranh với các công ty công nghệ lớn như Google, Amazon, Facebook, Mircrosoft
Bên cạnh việc tuyển dụng ngày càng nhiều các vị trí kỹ thuật, việc ứng dụng các công nghệ mới cũng đang đặt các ngân hàng trước vấn đề về giải quyết lao động dư thừa và đào tạo lại nhân viên Trong báo cáo gần đây, tập đoàn kiểm toán Earn & Young (2018), cho rằng : việc áp dụng các công nghệ mới như AI, robot, máy học không chỉ dẫn đến việc dư thừa lao động trong lĩnh vực ngân hàng, mà các bản thân các ngân hàng cũng phải đào tạo và bố trí lại công việc cho khoảng 60 - 70% số lao động hiện nay để đáp ứng được những thay đổi về công nghệ Điều này, đòi hỏi các ngân hàng phải có chiến lược chi tiết dài hạn cũng như một nguồn kinh phí không hề nhỏ
Cuộc cách mạng khoa học lần thứ 4 với nòng cốt là internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối, dữ liệu đang diễn ra trong rất nhiều lĩnh vực Lĩnh vực tài chính -ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó Những vấn đề về nhân lực đang diễn ra khi ứng dụng các công nghệ mới đòi hỏi các ngân hàng phải có những chiến lược thích hợp
và dài hạn cũng như tiếp tục nghiên cứu những tác động của cuộc cách mạng công nghệ đến đội ngũ lao động của mình
Tài liệu tham khảo:
Chan C (2018): Wall Street’s biggest bank hres more than just business majors [online]
Bloomberg Available at https://www.bloomberg.com/news/articles/2018-03-28/wall-street-s-biggest-bank-hires-more-than-just-business-majors
Crosman, P (2018) How artificial intelligence is reshaping jobs in banking [online] American
Banker Available at: https://www.americanbanker.com/news/how-artificial-intelligence-is-reshaping-jobs-in-banking [Accessed 9 May 2019]
Earn&Young (2018a) The future of talent in banking: workforce evolution in the digital era
Bank Governance Leadership Network [online] Earn&Young Earn&Young Available at:
https://www.ey.com/Publication/vwLUAssets/ey-the-future-of-talent-in-banking/$FILE/ey-the-future-of-talent-in-banking.pdf
Một số nguồn khác