Thời gian qua, công tác xóa đói giảm nghèo luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khá
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
NGUYỄN THỊ HOÀI YÊN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO
Ở TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY
U N VĂN THẠC S Chuyên ngành: Chính trị học
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
NGUYỄN THỊ HOÀI YÊN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO
Ở TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY
Trang 3ời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn
là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hoài Yên
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Tính cấp thiết của đề tài 5
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 7
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 11
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 12
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 13
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 13
7 Kết cấu của Luận văn 13
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LU N VỀ CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO 14
1.1 Một số vấn đề lý luận về đói, nghèo 14
1.1.1 Quan niệm về đói, nghèo 14
1.1.2 Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam 18
1.1.3 Khái niệm chính sách xóa đói, giảm nghèo 19
1.1.4 Nâng cao hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo 20
1.1.5 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo 22
1.2 Đặc điểm đói nghèo và quan niệm về thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang từ năm 2011 đến năm 2016 27
1.2.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến xóa đói, giảm nghèo 27
1.2.2 Đặc điểm đói nghèo ở tỉnh Tuyên Quang 33
1.2.3 Quan điểm về thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Tuyên Quang 36
Tiểu kết chương 1 39
Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở TỈNH TUYÊN QUANG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 40
Comment [A1]: nd
Trang 52.1 Thực trạng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang
40
2.1.1 Chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang 40
2.1.2 Ưu điểm trong thực hiện chính sách 44
2.1.3 Hạn chế 60
2.2 Những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay 64
2.2.1 Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo 65
2.2.2 Trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang chưa phân cấp, phân quyền rõ ràng, minh bạch giữa các bộ phận, cơ quan để tăng cường trách nhiệm và hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo 65
2.2.3 Chưa quan tâm đúng mức đối với những đối tượng đặc biệt khó khăn như đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thiếu đất canh tác, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kém 66
Tiểu kết chương 2 69
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY 70
3.1 Những yếu tố tác động đến chính sách và thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang 70
3.1.1 Tác động của kinh tế thị trường đến xóa đói giảm nghèo 70
3.1.2 Tác động của hội nhập quốc tế 71
3.2 Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay 72
Trang 63.2.1 Xây dựng chính sách xóa đói giảm nghèo phải đặt trong tổng thể các chính sách phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa đặc thù của tỉnh Tuyên
Quang 72
3.2.2 Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang phải bám sát và phối hợp chặt chẽ với quá trình triển khai các chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo của Trung ương 75
3.2.3 Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo theo phương châm “Giúp người nghèo chiếc cần câu hơn là cho họ con cá” 77
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Tuyên Quang hiện nay 78
3.3.1 Nâng cao nhận thức của Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo 78
3.3.2 Rà soát hệ thống chính sách xóa đói giảm nghèo, loại bỏ những chính sách không phù hợp, kém hiệu quả, bổ sung những chính sách đặc thù đối với các địa phương trong tỉnh Tuyên Quang 81
3.3.3 Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo 83
3.3.4 Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản 87
3.3.5 Phát huy vai trò già làng, trưởng bản trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo; hạn chế và dần xóa bỏ các luật tục, phong tục lạc hậu ảnh hưởng tiêu cực đến thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo 95
Tiểu kết chương 3 98
KẾT LU N 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 34 Bảng 2.2: Kết quả giảm hộ nghèo và cận nghèo đoạn 2011-2016 56 Bảng 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
67
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo và chống đói nghèo là vấn đề mang tính chất toàn cầu, là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm qua nhằm cải thiện đời sống cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền và giữa các dân tộc, nhóm dân cư
Theo đánh giá của Liên hiệp quốc, những thành tựu xóa đói giảm nghèo
có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam Là một trong 38 quốc gia có thành tích nổi bật trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, năm 2014, Việt Nam đã hoàn thành 90% mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa đói giảm nghèo và nằm trong 18 quốc gia được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) chứng nhận việc sớm đạt được mục tiêu thiên niên kỷ
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm tới công tác xóa đói giảm nghèo, chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm tiến bộ công bằng
xã hội Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, với nhiều chương trình dự
án, đặc biệt là thực hiện Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ về
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong cả nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công tác xóa đói, giảm nghèo
Việc thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chung và chính sách giảm nghèo đặc thù tiếp tục được triển khai như chính sách mua cấp thẻ BHYT cho các đối tượng người nghèo và cận nghèo được hỗ trợ thẻ BHYT; chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số
Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh ở tất cả các địa phương Năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo là 5,97%, cuối năm 2015 còn dưới 5% Đối với các xã nghèo thuộc
Trang 9diện 30a, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 28% Sau 5 năm thực hiện mục tiêu giảm nghèo quốc gia, Việt Nam được thế giới đánh giá là 1 trong 6 quốc gia hoàn thành mục tiêu trước thời hạn và là điểm sáng về thực hiện mục tiêu giảm nghèo
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn, địa hình chủ yếu là đồi núi, với 38 dân tộc cùng sinh sống Thời gian qua, công tác xóa đói giảm nghèo luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác Tỷ lệ giảm nghèo của tỉnh Tuyên Quang đạt kết quả khả quan Nếu như đầu năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chiếm 34,83% tổng số hộ toàn tỉnh thì đến đầu năm 2016 tỷ lệ này chỉ còn chiếm 9,31%
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo cho thấy, kết quả giảm nghèo chưa thật sự vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn cao (các huyện Lâm Bình, Na Hang), số hộ nghèo phát sinh hàng năm và tỷ lệ hộ cận nghèo toàn tỉnh còn cao Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo có chủ hộ là dân tộc thiểu số giảm nhanh, nhưng
tỷ trọng hộ nghèo có chủ hộ là dân tộc thiểu số so với tổng số hộ nghèo chung còn cao (năm 2015 là 84,6%, tăng 9,45% so với năm 2011)
Việc xem xét, đánh giá thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nhằm tìm ra những phương hướng, giải pháp bền vững
để thực hiện hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn thiết thực
Về phương diện khoa học, mặc dù vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được nghiên cứu nhiều nhưng đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ chính trị học về nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa
Trang 10Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả thực
hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay” làm
Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Chính trị học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đói nghèo và xóa đói, giảm nghèo là lĩnh vực luôn được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, cũng như các nhà khoa học Tổng hợp những công trình, bài viết liên quan đến vấn đề xóa đói, giảm nghèo đã được công bố, có thể chia thành 3 nhóm như sau:
Nhóm 1: Nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam có các công trình, bài viết tiêu biểu như:
- Võ Thị Thu Nguyệt: Xóa đói giảm nghèo ở Malaixia và Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Trình bày chiến lược xóa đói giảm nghèo của
Malaixia và Thái Lan có so sánh với Việt Nam, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho nước ta để thực hiện có hiệu quả hơn chính sách xóa đói giảm nghèo
- Lê Quốc Lý (Chủ biên): Chính sách xóa đói giảm nghèo - Thực trạng và giải pháp: Nhóm tác giả đã trình bày khái quát việc thực hiện chính sách xóa
đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010, đồng thời đưa ra những định hướng, mục tiêu và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020
- Nguyễn Thị Hằng: Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, 1997: Tác giả đánh giá khá đầy đủ về thực trạng
nghèo đói ở Việt Nam và biện pháp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam
Trang 11Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, trong đó có đề ra những giải pháp tiếp tục thực hiện những chính sách hiện hành có điều chỉnh và đề xuất những chính sách trong thời gian tới
- TS Trần Thị Hằng: Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, NXB Thống kê, 2001: Cuốn sách đã đánh giá kết quả 15
năm đổi mới của đất nước với những thành tựu to lớn, trong đó có công tác xóa đói giảm nghèo Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo còn cao và cần có các giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo ở Việt Nam thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
- Lê Thị Quế: Việt Nam qua hơn một thập niên xóa nghèo, Tạp chí nghiên
cứu kinh tế, số 12-2004: Bài viết đã nêu những nỗ lực vượt bậc trong công tác xóa đói giảm nghèo, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục
- Nguyễn Quốc Dương: Giải pháp dân vận góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo, Tạp chí Dân vận, số 7-2008: Bài viết
khẳng định vai trò của công tác vận động quần chúng nhân dân thực hiện các chính sách giảm nghèo
- TS Nguyễn Hải Hữu và tập thể tác giả, Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội, Đề tài khoa học cấp Bộ: Luận cứ khoa học xây dựng chiến lược giảm nghèo giai đoạn 2011-2020: Các tác giả đã nêu những luận cứ
khoa học bảo đảm thực hiện chiến lược giảm nghèo bền vững
- TS Trần Hữu Trung và tập thể tác giả, Cục Bảo trợ xã hội Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội, Đề tài khoa học cấp bộ: Báo cáo nghiên cứu xu hướng nghèo đói và phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020: Bài viết
cho thấy, việc phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam ngày càng cao, việc chênh lệch
Trang 12- GS, TS Trần Ngọc Hiên, Học viện Chính trị- hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh: Về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Tạp chí Cộng sản, tháng 3-2017 Bài viết đã nêu thực trạng đói
nghèo trên thế giới và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác xóa đói giảm nghèo, nhưng giải pháp trước mắt và lâu dài
- Nghiên cứu của J.Rdeedy: Kinh nghiệm của tổ chức phi chính phủ quốc
tế tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội, số 1-1993 và nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới: Việt Nam tiến vào thế kỷ XXI- Trụ cột của sự phát triển: Hai ấn
phẩm này đã tổng kết những hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, các định chế tài chính quốc tế tại Việt Nam trong quá trình thực hiện các dự án phát triển xã hội như xóa đói giảm nghèo
- Báo cáo của Đại học Harvard: Lựa chọn thành công bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam, Đại học Harvard – Chương trình
Châu Á- 2007: Báo cáo đã phân tích những vấn đề tiềm ẩn nguy cơ xung đột
xã hội ở Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa, các chính sách phát triển thiếu hợp lý trong thời gian qua đã đặt ra nguy cơ tái nghèo cao
- Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới: Chính sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, NXB Văn hóa - Thông tin, 2004:
Báo cáo đã nêu việc thực hiện chính sách về đất đai đã có hiệu quả thiết thực góp phần xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam và những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ
Nhóm 2: Nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo ở các khu vực, địa phương trong cả nước, có những công trình, bài viết tiêu biểu sau:
- Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Tỉnh ủy Trà Vinh: Hội thảo khoa học “Xóa đói, giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc các tỉnh, thành phía Nam” tháng 11-2014: Hội thảo nêu những kết quả, thành tựu chủ
Trang 13yếu trong quá trình triển khai các chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo trong đồng bào dân tộc tại các tỉnh, thành phía Nam thời gian qua; những khó khăn, hạn chế, bất cập và nguyên nhân đã và đang nổi lên trong triển khai thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo trong đồng bào dân tộc tại các tỉnh, thành phía Nam; đề xuất và kiến nghị với Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các tỉnh, thành phía Nam những giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá trình giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh, thành phía Nam thời gian tới
- Bùi Văn De: Chính sách ưu đãi tín dụng một giải pháp quan trọng giảm nghèo bền vững (qua kinh nghiệm thực tế tỉnh Đồng Tháp), Tạp chí Lý luận
Chính trị, tháng 8-2016: Tác giả đã nêu việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi phục vụ xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Đồng Tháp; những khó khăn, rào cản cần tháo gỡ; một số giải pháp và kiến nghị đối với Trung ương và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương
- Lê Hải Đường: Xóa đói giảm nghèo, vấn đề và giải pháp ở các tỉnh miền núi phía Bắc, NXB Nông nghiệp, 2004; Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa: Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu – nghèo vùng miền núi phía Bắc nước
ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, 1999: Các tác giả đã phân tích và làm rõ
thực trạng đói nghèo và phân hóa giàu nghèo của người dân vùng miền núi phía Bắc, đề ra những giải pháp cơ bản để từng bước khắc phục tình trạng này
- Đinh Văn Hùng: Ninh Bình phát triển kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo, Tạp chí Cộng sản, số 11-2006: Tác giả đề cập việc thực hiện các
chương trình, dự án phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình và những giải pháp trong thời gian tiếp theo
Trang 14nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình, những giải pháp giảm nghèo của tỉnh đang thực hiện, kết quả đạt được và những giải pháp
- Lê Như Nhất: Đảng bộ tỉnh Kon Tum lãnh đạo xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, 2007: Luận văn nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp của Đảng bộ tỉnh Kon Tum đối với công tác giảm nghèo- Những ưu điểm và tồn tại, hạn chế, giải pháp khắc phục
Nhóm 3: Nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang có:
- Vũ Thị Hồng Điệp: Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, 2015: Tác giả đã phân tích việc tổ chức thực hiện các chính sách về xóa đói giảm nghèo của huyện vùng cao Lâm Bình, những khó khăn, vướng mắc gặp phải và giải pháp để thực hiện hiệu quả các chính sách của Đảng và
Nhà nước trong những năm tiếp theo
Nhìn tổng thể, đến nay chưa có công trình nào đã được công bố nghiên cứu
đề tài: “Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay”
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
Trang 15- Trình bày, luận giải một số vấn đề lý luận về chính sách xóa đói, giảm nghèo và thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo
- Làm rõ những nhân tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang
- Khảo sát thực trạng thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương; đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2016
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo và phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay
- Phạm vi thời gian: Khảo sát thực trạng xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang từ năm 2011 đến năm 2016
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Trang 165 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.Cơ sở lý luận
Luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử và phương pháp luận chính trị học
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp logic và phương pháp lịch sử, đồng thời kết hợp với các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp…
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy
về chính sách xóa đói giảm nghèo trong trường Chính trị ở tỉnh Tuyên Quang
7 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
có 3 chương
Trang 17Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LU N VỀ CHÍNH SÁCH
XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO 1.1 Một số vấn đề lý luận về đói, nghèo
1.1.1 Quan niệm về đói, nghèo
Mỗi quốc gia đều đưa ra các chỉ số đói nghèo cũng như khái niệm về đói nghèo khác nhau để xác định giới hạn thế nào được coi là đói nghèo Giới hạn đói nghèo của mỗi quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để người dân có thể tồn tại, đó là mức thu nhập mà họ có thể mua sắm những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, ở, mặc và các nhu cầu thiết yếu khác Nghèo đói là một phạm trù có tính động, thay đổi tùy thuộc từng giai đoạn phát triển của xã hội và phụ thuộc vào quan niệm truyền thống của mỗi dân tộc Khái niệm đói nghèo có thể tách ra thành đói và nghèo
Đói là một khái niệm thường được nhận diện ở hai dạng: thiếu đói và đói gay gắt Thiếu đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới tối thiểu, chỉ đủ khả năng đảm bảo mức lương thực bữa đói, bữa no và có khi phải đứt bữa từ một, hai, ba tháng Đói gay gắt là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu, đói ăn, đứt bữa, đang phải sống trong một tình trạng hết sức khó khăn Chúng ta thấy khái niệm này vẫn thuần túy là đói ăn thuộc phạm trù kinh tế - vật chất Trong khi đó vẫn chưa đề cập đến đói thông tin, đói về hưởng thụ văn hóa hay đói về giáo dục
Nghèo là một tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức thu nhập thấp hơn mức sống của cộng đồng xét về mọi phương diện: ăn, mặc, ở, vệ
Trang 18nghèo Nhưng ngưỡng nghèo phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương hay từng quốc gia
Nghèo chia thành nhiều mức khác nhau: Nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân
cư thuộc diện nghèo không có khả năng thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lại Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân
cư thuộc diện nghèo có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét Nghèo có nhu cầu tối thiểu là tình trạng một bộ phận dân cư có những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc,
đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu
Xét trên phương diện kinh tế, khái niệm nghèo đồng nghĩa với nghèo khổ, nghèo túng, nghèo đói Đường giới hạn nghèo khổ biểu hiện dưới dạng thu nhập gia đình tính theo đầu người Nếu các gia đình có thu nhập tính theo đầu người ở đường giới hạn nghèo khổ thì bị coi là nghèo Giới hạn nghèo khổ khác nhau ở mỗi quốc gia và thay đổi theo trình tự phát triển kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ của quốc gia đó
Quan niệm của thế giới
Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á- Thái Bình Dương do Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 3-1993 đã thống nhất khái niệm chung về đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương Việt Nam đã thừa nhận định nghĩa này trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 5-2002
Trang 19Để xác định mức giàu nghèo chính xác hơn, bên cạnh chỉ tiêu thu nhập quốc dân, Liên Hợp Quốc đã đưa ra thêm: “Chỉ số chất lượng vật chất cuộc sống” (The Physical Quality of life Index- PQLI) và “Chỉ số phát triển con người” (Human Development Index- HDI)
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen – Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn về đói nghèo như sau: Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới
1 USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại
Trong Báo cáo khắc phục sự nghèo khổ của con người năm 1998, Liên
Hợp Quốc cho rằng, sự nghèo khổ của con người là thiếu những quyền cơ bản
của con người như biết đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết định của
cộng đồng và được nuôi dưỡng tạm đủ Sự nghèo khổ về tiền tệ là thiếu thu nhập chính đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu Sự nghèo khổ cực độ là sự khốn cùng không có khả năng thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của con người Sự nghèo khổ chung là mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như
không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu về lương thực, chi phí lương thực chủ yếu Những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hay nước khác
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hộ nghèo là hộ có mức chi tiêu bình quân đầu người một năm thấp hơn chuẩn nghèo chung Chuẩn nghèo chung được xác định bằng mức chi tiêu bình quân đầu người/năm (theo giá hiện hành) đủ cho một lượng lương thực, thực phẩm thiết yếu đảm bảo khẩu phần
ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng một người/ngày là 2.100 Kcal cộng với một lượng tiêu dùng tối thiểu cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm
Trang 20Ở Việt Nam, quan niệm về đói, nghèo được hiểu như sau:
Đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức thu nhập cực thấp dưới mức sống tối thiểu của nhu cầu như: cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thậm chí không có nhà ở, không đủ hàm lượng calo cung cấp hàng ngày (khoảng 1.500-2.000 calo/người/ngày)
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo Nhưng ngưỡng quy định này còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ, tức là tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của từng quốc gia
Chuẩn nghèo của Chính phủ do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội công bố đã được điều chỉnh qua từng giai đoạn phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của đất nước
Giai đoạn 1998-2000: Hộ đói là hộ có thu nhập một tháng quy ra gạo dưới 13kg, tương đương 45.000 đồng (giá năm 1997 tính cho mọi vùng) Hộ nghèo là hộ có thu nhập tùy theo từng vùng ở các mức tương đương: vùng nông thôn, miền núi, hải đảo dưới 15kg/người/tháng, tương đương 55.000 đồng; vùng nông thông đồng bằng, trung du dưới 20kg/người/tháng, tương đương 70.000 đồng; vùng thành thị dưới 25kg/người/tháng, tương đương 90.000 đồng
Giai đoạn 2001-2005 (Theo Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 1/11/2000 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội): Hộ nghèo: vùng nông thôn, miền núi, hải đảo thu nhập bình quân 80.000 đồng/người/tháng; vùng nông thôn đồng băng thu nhập bình quân 100.000 đồng/người/tháng; vùng thành thị thu nhập bình quân 150.000 đồng/người/tháng
Trang 21Giai đoạn 2006-2010 (Theo Quyết định 170/QĐ-TTg ngày 8/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ): Hộ nghèo vùng đồng bằng dưới 200.000 đồng/người/tháng; vùng thành thị dưới 260.000 đồng/người/tháng
Giai đoạn 2011-2015 (Theo Quyết định 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ): Hộ nghèo ở vùng nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống; ở thành thị có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng/người/tháng đến 520.000 đồng/người/tháng; ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng/người/tháng đến 650.000 đồng /người/tháng
Giai đoạn 2016-2020 (Theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ): Từ ngày 1-1-2016, hộ nghèo ở vùng nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống; ở thành thị có mức thu nhập bình quân từ 900.000 đồng/người/tháng trở xuống Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ trên 700.000 đồng/người/tháng đến 1.000.000 đồng/ người/tháng; ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ trên 1.000.000 đồng/người/tháng đến 1.300.000 đồng /người/tháng
1.1.2 Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam
Khi Việt Nam giành được độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo như là một thứ “giặc” giống như giặc dốt, giặc ngoại xâm
Từ đó, Người đề ra mục tiêu phấn đấu đưa nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm để có thể sống ấm no, hạnh
phúc “Làm cho người nghèo đủ ăn Người đủ ăn thì khá giàu Người khá giàu thì giàu thêm” [23, tr62] Như vậy, xóa đói giảm nghèo không chỉ là một
Trang 22quan tâm mà còn là một bộ phận quan trọng trong mục tiêu phát triển đất nước
Xuất phát từ điều kiện thực tế của đất nước cũng như những yêu cầu đổi mới trong nhận thức về bản chất của hiện tượng đói nghèo, Nhà nước Việt Nam luôn đặt vấn đề xóa đói giảm nghèo trong hệ thống tổng thể các chiến lược phát triển của đất nước Ngày 29-11-1997, Bộ Chính trị khóa VIII đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW về lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo Trong
đó, Bộ Chính trị đã yêu cầu các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng uỷ trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo tốt những nội dung như: giải quyết một số vấn đề về chính sách ruộng đất, phát triển thương nghiệp quốc doanh; phát triển truyền thống ở nông thôn, miễn giảm học phí Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo ra đời là một nhân
tố mới trong quá trình quản lý của Nhà nước, là điểm đột phá trong nhận thức
về nghèo đói, đồng thời cũng đánh dấu một bước trưởng thành của toàn xã hội trong nhận thức và hành động để xử lý nạn đói, nghèo ở tầm chiến lược trên phạm vi toàn quốc Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo
là kết quả của một quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn xóa đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước Việt Nam và của toàn xã hội, là một trong những
cơ sở chủ yếu để các cấp, các ngành, các địa phương đề ra mục tiêu, nhiệm vụ
và chương trình hành động xóa đói giảm nghèo trên từng địa bàn và trong từng lĩnh vực hoạt động
1.1.3 Khái niệm chính sách xóa đói, giảm nghèo
Khái niệm chính sách:
Đến nay đã có nhiều định nghĩa về chính sách Chẳng hạn như:
Trong Understanding public policy, Thomas R Dye, cho rằng “Chính sách là điều mà một chính phủ chọn để làm hoặc không làm” [22, tr17]; trong
Trang 23khi đó, tác giả Guy Peters lại cho rằng:“Chính sách là toàn bộ hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của công dân” [22, tr17]
Trong số các quan niệm về chính sách, tác giả James E Anderson đưa
ra một định nghĩa cụ thể và sáng tỏ hơn: “Chính sách là quá trình hành động
có mục tiêu, mà một hoặc một số chủ thể theo đuổi, để giải quyết những vấn
đề mà họ quan tâm” [22, tr17]
Trong luận văn này tác giả tiếp cận khái niệm “Chính sách” trên
phương diện tiếp cận chính trị học: Chính sách là phương tiện của một chủ
thể quyền lực đưa ra nhằm theo đuổi, giải quyết những vấn đề mà họ quan tâm theo một hướng tích cực nào đó
Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam:
Chính sách xóa đói giảm nghèo là hệ thống quan điểm, giải pháp của
Nhà nước và các địa phương nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo; thu hẹp khoảng cách về chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư, đặc biệt là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao; thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng
xã hội
1.1.4 Nâng cao hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo
Về mặt lý thuyết, mỗi chính sách xóa đói, giảm nghèo đều nhằm cụ thể những mục tiêu riêng, hỗ trợ một khu vực riêng, một đối tượng hay nhóm nhỏ đối tượng nào đó, tuy nhiên, đều có những điểm chung là giải quyết nguyên nhân dẫn đến gia tăng đói nghèo, cải thiện môi trường, trợ giúp dân thoát
Trang 24Thứ nhất, tính hiệu lực của chính sách xóa đói, giàm nghèo: phản ánh
mức độ tác động, ảnh hưởng của chính sách giảm nghèo trên thực tế, làm biến đổi hoặc duy trì thực tế theo mong muốn của Nhà nước Tính hiệu lực của chính sách giảm nghèo thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu (tuyệt đối và tương đối) đề ra như giảm số hộ đói nghèo, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo
Thứ hai, tính hiệu quả của chính sách xóa đói, giảm nghèo phản ánh
tương quan so sánh giữa kết quả do chính sách xóa đói, giảm nghèo đưa lại với chi phí đã bỏ ra Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích thường được sử dụng để xác định hiệu quả của chính sách giảm nghèo Nếu không quan tâm tính toán hiệu quả sẽ dẫn đến lãng phí, thất thoát tiền của và kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác giảm nghèo
Thứ ba, tính công bằng của chính sách xóa đói, giảm nghèo thể hiện ở
chỗ thông qua chính sách, Nhà nước thực hiện phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời trợ giúp cho các đối tượng dễ bị tổn thương, như người nghèo, người già, trẻ em và người tàn tật để khắc phục tình trạng bất bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm xã hội Tính công bằng của chính sách giảm nghèo còn thể hiện ở sự phân bổ hợp lý các chi phí và lợi ích, các quyền
và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia hoạch định, thực thi chính sách và các nhóm đối tượng liên quan đến chính sách xóa đói, giảm nghèo
Thứ tư, chú trọng đánh giá tác động của chính sách xóa đói, giảm nghèo
đến các đối tượng hưởng lợi từ chính sách Tác động của chính sách giảm nghèo phản ánh kết quả đầu ra hay kết quả cuối cùng của chính sách Đây là một tiêu chí rất quan trọng trong đánh giá chính sách xóa đói giảm nghèo Song việc đánh giá tác động của chính sách cũng là khâu khó khăn nhất trong đánh giá chính sách, bởi lẽ các tác động này đôi khi rất khó đo lường Cụ thể:
để đánh giá chính sách xóa đói giảm nghèo đã tác động đến đối tượng người đói nghèo như thế nào, cần xem xét việc người nghèo được hưởng những lợi
Trang 25ích gì từ chính sách của Chính phủ và các lợi ích đó đã giúp họ thoát đói nghèo đến đâu Việc đánh giá tác động này không thể căn cứ vào những ý kiến chủ quan của các cấp chính quyền, mà phải được đo lường bằng mức độ hài lòng của người dân về các lợi ích được hưởng Cần tổ chức các cuộc khảo sát lấy ý kiến đánh giá của người dân, đối tượng hưởng lợi từ chính sách giảm nghèo
Thứ năm, mức độ giải quyết chính sách xóa đói, giảm nghèo Mỗi chính
sách giảm nghèo được xây dựng khởi nguồn từ việc xác định vấn đề chính sách – đó là thực trạng xóa đói giảm nghèo hay sự phân hóa giàu nghèo trong
xã hội đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng quyền lực công để giải quyết nhằm đạt tới mục tiêu hiệu quả, ổn định và công bằng xã hội Nhu cầu giải quyết vấn đề của chính sách xóa đói giảm nghèo thường thể hiện ở các mục tiêu của chính sách Tuy nhiên, đôi khi mục tiêu được đề ra quá rộng, chung chung, không rõ ràng, khi đó dù các chính sách có được thực thi trên thực tế theo mục tiêu đề
ra, thì cũng rất khó xác định vấn đề chính sách đã được giải quyết đến đâu Hơn nữa, vấn đề chính sách thường có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh kinh
tế, xã hội khác nhau Do đó, mức độ giải quyết vấn đề chính sách có thể đo lường được bằng một loạt tiêu chí liên quan đến các khía cạnh kinh tế – xã hội này, cụ thể: để đánh giá mức độ giải quyết vấn đề đói, nghèo, sẽ không thể chỉ đưa ra chỉ tiêu nghèo đã giảm xuống bao nhiêu phần trăm, mà còn phải xem xét các khía cạnh khác, như người nghèo được tiếp cận như thế nào đến các dịch vụ công thiết yếu, như y tế, giáo dục, nước sạch; việc tạo điều kiện cho người nghèo trong thực hiện các quyền lợi của công dân…
1.1.5 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo
Qua từng thời kỳ khác nhau, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam
Trang 26nghèo là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội Đây là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách vừa là việc làm thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành Xóa đói giảm nghèo là chương trình độc lập có mục tiêu và đối tượng riêng, mọi giải pháp, mọi hoạt động đều phải cụ thể và phù hợp mới mục tiêu đề ra
Xóa đói giảm nghèo phải được thực hiện theo phương châm xã hội hóa cao: Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc đề ra các nhiệm vụ, mục tiêu,
cơ chế, chính sách nhằm phát huy khả năng và trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành và toàn xã hội; các cộng đồng, địa phương có vai trò chủ động xuyên suốt trong xóa đói giảm nghèo; người nghèo, hộ nghèo phải phát huy tính tự chủ,
tự vươn lên thoát nghèo
Cần tiến hành đồng bộ các chính sách và giải pháp xóa đói giảm nghèo theo phương châm cuốn chiếu, ưu tiên đầu tư vào các vùng trọng điểm có tỷ lệ đói nghèo cao như vùng sâu, vùng cao, vùng biên giới, hải đảo, vùng căn cứ địa cách mạng
Có thời kỳ, Đảng và Nhà nước Việt Nam coi công tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm là sự nghiệp của toàn dân, là một trong những chương trình trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội, là chính sách xã hội cơ bản, là những ưu tiên trong toàn bộ các chính sách về kinh tế và xã hội Phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, gắn xóa đói giảm nghèo với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, kinh
tế hộ, dịch vụ, ngành nghề; kết hợp và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và an sinh xã hội với xóa đói giảm nghèo trên cơ sở xác định rõ các vùng trọng điểm, các hoạt động ưu tiên nhằm tập trung nguồn lực đầu tư có hiệu quả
Trang 27Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế Kết hợp tăng trưởng việc làm với nâng cao chất lượng việc làm
và cải thiện đời sống nhân dân
Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức kinh tế, tổ chức đoàn thể, xã hội và cá nhân tham gia đầu tư, tạo việc làm và phát triển thị trường lao động; đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia; tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp giải quyết việc làm Phát huy nội lực là chủ yếu song cũng cần tăng cường sự hợp tác quốc tế
Trong 10 năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đưa ra những quan điểm cụ thể, rõ ràng hơn về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo:
- Giai đoạn 2006-2010: Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo như sau:
Xóa đói giảm nghèo là một trong những chính sách cần được ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cần hướng vào người nghèo, xã nghèo nhằm tạo động lực và tiền đề cho xóa đói giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèo là mục tiêu quan trọng nhất của phát triển xã hội, do
đó quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ phải hướng vào mục tiêu giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cho phát triển bền vững
Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo phải được thể chế hóa bằng các cơ chế, chính sách, kế hoạch hàng năm và huy động nguồn lực của toàn xã hội để thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu đã đề ra,
ưu tiên nguồn lực cho vùng khó khăn nhất, đối tượng khó khăn nhất
Trang 28- Giai đoạn 2011-2016: Quan điểm của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xoá đói, giảm nghèo, góp phần hạn chế phân hoá giàu nghèo tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong việc khuyến khích làm giàu, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo Tập trung triển khai đồng bộ các chương trình xoá đói, giảm nghèo nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; bảo đảm tính bền vững kể cả trước mắt và lâu dài trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Phát huy tối đa nội lực, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xoá đói, giảm nghèo và hạn chế phân hoá giàu nghèo Việc Việt Nam trở thành các nước có thu nhập trung bình đang đặt ra những thách thức mới, nguồn hỗ trợ của thế giới cho nước nghèo sẽ không còn, “bẫy trung bình” sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và khả năng xoá đói, giảm nghèo của đất nước Do đó, nguồn lực để chi cho việc xoá đói, giảm nghèo sẽ chủ yếu phụ thuộc vào nội lực, từ sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của đất nước Việc phát huy nội lực, tranh thủ, phát huy tối đa các nguồn lực của từng cá nhân và của cộng đồng là vô cùng quan trọng cần được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xoá đói, giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo trong điều kiện mới
Có chủ trương, biện pháp tích cực, đúng đắn, công khai, minh bạch để giải quyết vấn đề đói nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo với những nội dung, hình thức mới Điểm khác biệt là đói nghèo ở nông thôn thường nhận được sự chia sẻ của người thân, gia đình, dòng họ, cộng đồng làng xóm Còn
ở đô thị, do đặc điểm đời sống đô thị nên việc nhận dạng, đánh giá về đói nghèo rất phức tạp; hơn nữa khoảng cách giàu nghèo ở đô thị lại rất lớn, do đó việc thực hiện các biện pháp trợ giúp có nhiều khó khăn, bài toán giàu - nghèo
Trang 29ở đô thị sẽ khó giải hơn Đòi hỏi phải tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống
Trong Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (tháng 1-2016), Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1-2016), đã đề ra mục tiêu: Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số Chú trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo bền vững Khuyến khích nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh xã hội của người dân Thực hiện tốt chính sách việc làm công, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ có thời hạn cho người lao động mất việc khu vực công Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, học nghề và đưa lao động đi làm việc nước ngoài Mở rộng đối tượng tham gia, nâng cao hiệu quả của hệ thống, đổi mới cơ chế tài chính, bảo đảm phát triển bền vững quỹ bảo hiểm xã hội Tiếp tục hoàn thiện chính sách, khuyến khích tham gia của cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội Thực hiện chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập và các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin
Trang 301.2 Đặc điểm đói nghèo và quan niệm về thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang từ năm 2011 đến năm 2016
1.2.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến xóa đói, giảm nghèo
Đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, nằm ở giữa Tây Bắc và Đông Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý từ 21029’ đến 22042’ độ vĩ bắc và 104050’ đến 105036’ độ kinh đông Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc
Địa hình phức tạp bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, sông suối nên hệ thống giao thông, thuỷ lợi… cũng như giao lưu hàng hoá gặp nhiều khó khăn, nên ảnh hưởng không nhỏ đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất hàng hóa để cải thiển đời sống người dân và thực hiện chính sách giảm nghèo
Khí hậu của Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của lục địa Bắc Á Trung Hoa, có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm-mưa nhiều Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.295-2.266 mm tập trung vào các tháng 6,7,8 nên thường gây ra lũ lụt ở lưu vực sông Lô ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất trong nông nghiệp Nhiệt độ trung bình 220-230C Độ ẩm bình quân hàng năm là 85%
Tuyên Quang có 3 sông lớn chảy qua đó là: Sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy Sông Lô có đoạn chảy qua tỉnh dài 145 km, lưu lượng lớn nhất 11.700 m3/giây, lưu lượng nhỏ nhất 128 m3/giây Đây là đường thuỷ nối Tuyên Quang với các tỉnh khác liền kề và có khả năng vận tải với các sà lan, tàu thuyền có sức chứa hàng chục tấn vào mùa khô và hàng trăm tấn vào mùa mưa; sông Gâm, đoạn chảy qua tỉnh dài 170 km, có khả năng vận tải đường
Trang 31thuỷ, nối các huyện Na Hang, Chiêm Hoá với tỉnh lỵ; sông Phó Đáy, đoạn chảy trên địa phận Tuyên Quang dài 84 km Ngoài ra, Tuyên Quang còn có các sông nhỏ khác liên kết với nhau thành mạng lưới theo lưu vực 3 sông chính Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thuỷ điện; Trên sông Gâm, tại Na Hang có nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang với công suất 342 MW
Với tổng diện tích tự nhiên 586.732,71 ha, tỉnh Tuyên Quang có quy
mô diện tích ở mức trung bình so với cả nước, bình quân diện tích tự nhiên theo đầu người là 0,76 ha/người (năm 2015) Trong đó đất nông nghiệp là 530.811,94 ha, đất phi nông nghiệp 44.182,71 ha, đất chưa sử dụng 11.738,06
ha, nguồn tài nguyên, khoáng sản khá phong phú Lâm nghiệp là tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế của tỉnh Độ che phủ của rừng năm 2015 đạt 64% Đặc biệt rừng Tuyên Quang có một hệ thực vật rất phong phú với 760 loài của 349 chi, 126 họ thuộc 8 ngành thực vật bậc cao Kết quả kiểm kê rừng (theo Chỉ thị 286/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ), rừng gỗ chiếm 2/3 diện tích rừng toàn tỉnh, trữ lượng 16.116.000 m3 gồm các loại như keo, lát,
mỡ, bạch đàn, thông, xoan, tếch, bồ đề… Ngoài ra, có rừng đặc sản là quế, diện tích xấp xỉ 4.000 ha nhưng có giá trị kinh tế rất cao
Với những điều kiện tự nhiên như trên cho phép Tuyên Quang có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất một số cây trồng phù hợp để phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh, đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là tài nguyên đất và rừng đầu nguồn để vừa đảm bảo độ che phủ của rừng, vừa nâng cao thu nhập cho nông dân sống dựa vào rừng để giảm nghèo bền vững vừa bảo vệ môi trường
Đặc điểm kinh tế:
Trang 32Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với xây dựng nông thôn mới: Triển khai các giải pháp phát triển nông nghiệp hàng hóa, trọng tâm là công tác quy hoạch, bổ sung chính sách phát triển cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như cây chè, mía, cam, lạc, nguyên liệu giấy gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ Tuyên Quang là tỉnh xếp vào tốp tỉnh
có nhiều diện tích chè nhất khu vực miền núi phía Bắc với gần 9.000 ha Quy hoạch hợp lý 3 loại rừng, đồng thời thực hiện các chính sách và giải pháp phát triển kinh tế lâm nghiệp, tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng gắn với nhà máy chế biến Công tác quản lý, bảo vệ rừng được coi trọng; hoàn thành kế hoạch trồng rừng hằng năm, khai thác rừng trồng hợp lý, bảo đảm cho công nghiệp chế biến và duy trì tỷ lệ che phủ rừng hàng năm trên 63% và
là tỉnh đứng đầu cả nước về độ che phủ rừng
Chăn nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng quy mô, giảm thời gian luân chuyển đàn; số lượng gia súc, gia cầm phát triển ổn định Tỉnh có 1 doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa Nghề nuôi cá lồng trên sông Lô, trên vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang và nuôi trồng thủy sản tại các sông,
hồ được Nhà nước hỗ trợ vốn cho người dân đầu tư
Các nguồn lực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông được phát huy Hoàn thành xây dựng một số cầu lớn; cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị; cơ bản hoàn thành mục tiêu nhựa hoá, bê tông hoá các tuyến đường từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã, tạo chuyển biến mạnh về mạng lưới giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Đã huy động các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn theo phương thức
"Nhà nước và nhân dân cùng làm", kết quả đạt trên 2.750 km đường giao
Trang 33thông nông thôn, tạo ra diện mạo mới ở khu vực nông thôn, sự chuyển biến rõ nét về sản xuất và đời sống của nhân dân
Kinh tế công nghiệp đang bắt đầu có bước phát triển, trong đó tập trung vào công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, thuỷ điện, chế biến sâu khoáng sản Hoàn thành một số dự án công nghiệp quan trọng với quy mô lớn, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo sự gắn kết giữa nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu như Công ty cổ phần Giấy An Hòa, Công ty TNHH Một thành viên SeshinVN 2, Công ty cổ phần Xi măng Tuyên Quang Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là về nguyên liệu và các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm, một số sản phẩm công nghiệp đạt sản lượng khá cao, giá trị sản xuất công nghiệp năm
2016 (theo giá so sánh năm 1994) đạt 6.500 tỷ đồng
Phát triển du lịch, tập trung vào các khu, điểm du lịch theo quy hoạch Tuyên Quang có Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào với gần 500 điểm di tích Đây là địa điểm du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái hấp dẫn du khách Những năm gần đây, tỉnh đã khôi phục và tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống như Lễ hội Cầu May của dân tộc Tày, Lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, Lễ hội đua thuyền trên sông Lô tại thành phố Tuyên Quang ; bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch Tỉnh đã tạo mối quan hệ hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Anseong (Hàn Quốc), Xiêng Khoảng (Lào) Năm 2016, tỉnh thu hút trên 1,3 triệu lượt khách
du lịch
Về thương mại, tỉnh Tuyên Quang từng bước xây dựng mạng lưới kinh
Trang 34nhân dân Tích cực mở rộng thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế của tỉnh Các ngành dịch vụ có bước phát triển, nhất là vận tải, thông tin và truyền thông; dịch vụ tín dụng phát triển đa dạng hơn, hệ thống ngân hàng được mở rộng
Tỉnh thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư tại tỉnh, tạo việc làm cho lao động địa phương Một số dự án quan trọng của các tập đoàn như Vingroup, Woodsland, Mường Thanh, Dabaco, Vinatex đầu tư vào Tuyên Quang đã và đang được triển khai khẩn trương
Tuy nhiên, kinh tế tăng trưởng chưa vững chắc, khả năng cạnh tranh còn thấp Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch một số ngành, lĩnh vực hiệu quả chưa cao Năng suất, chất lượng một số sản phẩm công nghiệp chất lượng không cao; năng suất, chất lượng sản phẩm một số cây trồng, vật nuôi còn thấp, sự gắn kết giữa nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu thiếu chặt chẽ Cây chè trụ trên đất Tuyên Quang đã gần 60 năm nhưng hiệu quả sản xuất và đời sống người làm chè chưa cao do năng suất vườn chè chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế, thương hiệu sản phẩm chưa được chú trọng
Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; một số ngành dịch vụ phát triển chậm Các thành phần kinh tế phát triển chậm, doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất kinh doanh; chậm xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm của tỉnh Tình trạng khai thác, vận chuyển khoáng sản, lâm sản trái phép xảy ra ở một số nơi; công tác bảo vệ môi trường có lúc chưa chặt chẽ
Đặc điểm xã hội, văn hóa
Về hành chính, tỉnh Tuyên Quang hiện có 1 thành phố và 6 huyện; 141
xã, phường, thị trấn, 2023 thôn, bản, tổ dân phố Toàn tỉnh có 38 dân tộc anh
em, dân tộc thiểu số chiếm 54% Các dân tộc có số dân đông hơn cả là Kinh, Tày, Nùng, Sán Chay, Mông, Dao, Sán Dìu, Hoa Có số dân ít hơn là các dân
Trang 35tộc Pà Thẻn, Mường, Thái, La Chí, Gia Lai, Ê Đê, Giáy, Cơ Lao…Người Kinh có dân số lớn (36%) và cư trú trên địa bàn cả tỉnh, đứng thứ hai về dân
số là người Tày (25,5% dân số)
Theo số liệu khảo sát của tỉnh năm 2013, số người trong độ tuổi lao động chiếm 66,97% Trong đó, số người lao động khu vực thành thị chiếm 13,02%,
số lao động khu vực nông thôn là chiếm 86,98% Tỷ lệ thất nghiệp hàng năm
là 1,18%, thấp hơn so với cả nước (2,88%) Tỷ lệ lao động thiếu việc làm chiếm 2,02% Thấp hơn so với cả nước (3,57%)
Các dân tộc cùng chung sống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang luôn đoàn kết gắn bó, chưa từng xảy ra những mâu thuẫn hoặc xung đột sắc tộc Trong lao động, sản xuất, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã tạo dựng và giữ gìn được một kho tàng văn hóa phong phú, giàu bản sắc
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, dù trình độ học vấn của người dân nói chung chưa cao nhưng tỷ lệ mù chữ thấp Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 99,8% Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45,8%, trong đó tỷ
lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 27,5% Tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi Trong tỉnh có các trường đại học và dạy nghề như: Trường Đại học Tân Trào, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang, Trường Trung cấp Y tế, Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật
Với những đặc điểm văn hóa - xã hội như trên cho phép Tuyên Quang có điều kiện thuận lợi về nguồn lao động dồi dào với số lao động đã qua đào tạo
để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo
Trang 36Tuy nhiên, Tuyên Quang là tỉnh miền núi, yếu tố vùng tác động mạnh đến thu nhập của dân cư Thành phố Tuyên Quang là nơi có mức sống cao, tỷ
lệ đói nghèo thấp Ngược lại, các huyện vùng xa như Na Hang, Lâm Bình và các xã vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng kém, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào thiên nhiên, trình độ khoa học - kỹ thuật và dân trí thấp, các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục hạn chế Vì vậy, tỷ lệ đói nghèo ở khu vực này cao hơn Thu nhập bình quân đầu người ở thành thị cao gấp 2,19 lần khu vực nông thôn và khoảng cách này có xu hướng ngày càng rộng ra
Nguồn lao động chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao; tỷ lệ lao động có việc làm cao so với mức bình quân chung cả nước nhưng chất lượng và hiệu quả công việc không cao, năng suất lao động thấp Tình hình đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của địa phương
1.2.2 Đặc điểm đói nghèo ở tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang có vị trí địa lý không thuận lợi để phát triển kinh tế Kinh
tế của tỉnh phát triển còn chậm, đời sống của một bộ phân nhân dân nhiều khó khăn, thu nhập còn thấp và chưa ổn định Mặc dù, đến năm 2010, tỉnh Tuyên Quang cơ bản không còn hộ đói nhưng đói cục bộ thì vẫn còn, đặc biệt là ở những hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao (năm 2011 là 34,38%) Vì vậy, để thực hiện tốt kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các cơ quan chức năng tiến hành điều tra hộ nghèo và cận nghèo theo quy đinh Qua điều tra xác định hộ nghèo và cận nghèo năm 2011 theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 thì thực trạng nghèo và cận nghèo của tỉnh Tuyên Quang như sau:
Trang 37Bảng 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Tỷ lệ (%)
Hộ nghèo thuộc diện chính sách NCC
Hộ nghèo
có chủ
hộ là dân tộc thiểu
Trang 38đó có một số xã có tỷ lệ hộ nghèo rất cao trên 90% như: xã Phúc Yên, xã Hồng Quang của huyện Lâm Bình Ngoài ra, số hộ nghèo thuộc diện chính sách, thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng là 410 hộ chiếm 0,6% số hộ nghèo
Thứ hai, nguy cơ tái nghèo cao do tỷ lệ hộ cận nghèo của tỉnh đến tháng 1/2011 còn tới 20.666 hộ, chiếm 11,35% là hộ cận nghèo và những hộ cận nghèo này có cuộc sống bấp bệnh do thu nhập và tài sản rất hạn chế Vì vậy, nếu cuộc sống chỉ gặp rủi ro nhỏ như thiên tai, ốm đau dài ngày là diễn ra cảnh tái nghèo Đây là đặc điểm gây khó khăn cho công tác giảm nghèo bền vững của địa phương
Sản xuất của các hộ nghèo còn manh mún, phân tán, chưa thích ứng với
cơ chế thị trường, chưa dám mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành nghề; nhiều vùng chưa tận dụng được tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng để phát triển những cây con có hiệu quả kinh tế cao;
Trang 39Việc thu hút vốn đầu tư những dự án phát triển công nghiệp, chế biến nông sản còn hạn chế, đặc biệt là tại các vùng đặc biệt khó khăn, chưa thu hút được nhiều lao động, vốn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến những sản phẩn do bà con sản xuất ra;
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế Do đó, chất lượng giảm nghèo ở một số vùng chưa bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo và nguy cơ tái nghèo còn cao
Do đặc điểm sản xuất của bà con chủ yếu là nông nghiệp, kinh nghiệm thâm canh có nơi còn lạc hậu (đặc biệt là ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc ít người), việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế Bản thân các hộ nghèo, người nghèo chưa chủ động tích cực vươn lên để thoát nghèo; ý chí vươn lên kém; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, vào công đồng còn lớn; Một số hộ lười lao động; Một số hộ thiếu kinh nghiệm sản xuất và tổ chức đời sống; Còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, gây lãng phí trong sinh hoạt hoặc trong gia đình có người mắc tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện hút…), đông con
Tình trạng thiếu đất, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu việc làm; trong gia đình có người tàn tật, ốm đau thường xuyên hoặc bị ảnh hưởng thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, tai nạn…đã làm cho công tác giảm nghèo của tỉnh gặp nhiều khó khăn
1.2.3 Quan điểm về thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Tuyên Quang
Quan điểm về thực hiệnchính sách xoá đói giảm nghèo của tỉnh Tuyên Quang được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm
Trang 40Giảm nghèo là sự nghiệp cách mạng của toàn dân, là một chính sách xã hội
cơ bản, là hướng ưu tiên trong toàn bộ các chính sách kinh tế và xã hội trên địa bàn tỉnh
Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện giảm nghèo bền vững, gắn giảm nghèo với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, kinh tế hộ, dịch vụ ngành nghề; lồng ghép giảm nghèo với các chương trình mục tiêu quốc gia và an sinh xã hội Xác định rõ các vùng trọng điểm, các hoạt động ưu tiên để tập trung nguồn lực đầu tư có hiệu quả
Gắn giảm nghèo và giải quyết việc làm với thực hiện quy chế dân chủ cơ
sở Tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản
Phát huy nội lực là chủ yếu, đồng thời tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư từ Trung ương và các tổ chức quốc tế
Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt và ban hành Chương trình giảm nghèo, trong đó nêu rõ quan điểm thực hiện Chương trình giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2016-2020 là:
Tập trung sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, coi giảm nghèo
là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân; đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hướng vào mục tiêu giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội
Thực hiện giảm nghèo gắn với làm giàu, nâng cao nhận thức của người nghèo, tự vươn lên để có đời sống ổn định, thoát nghèo bền vững
Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong việc thực hiện các giải pháp, cơ chế, chính sách để đạt mục tiêu giảm nghèo Trong đó Uỷ