Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức trong tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội gắn với xóa đói, giảm nghèo của bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai .... Đổi mới công t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
Hà Nội - 2019
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN HỮU PHÚC
Hà Nội - 2019
Trang 3CAM KẾT
Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chưa được công bố trong bất cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác
Những kết quả nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu,
công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đã
được các tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thể
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Quản trị và Kinh doanh và pháp luật về những cam kết nói trên
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019
Tác giả luận văn
Phạm Tuấn Dũng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tập thể các giảng viên, cán bộ Khoa Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian qua
Bản thân tôi là một quân nhân, một sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, ngoài những vấn đề an ninh truyền thống được nghiên cứu, học tập trong ghế nhà trường của quân đội, được tiếp cận và nghiên cứu chương trình Thạc sỹ Quản trị An ninh Phi truyền thống đối với tôi là một may mắn Chương trình giúp tôi có thể hoạch định những chiến lược quản trị một cách bài bản, khoa học, giúp tôi có thể nắm bắt được lượng kiến thức rộng rãi, mang tính bao hàm, tổng quát và có cái nhìn
đa chiều về các khía cạnh trong đảm bảo An ninh, phát triển bền vững; tạo điều kiện giúp bản thân có thể đóng góp những ý tưởng xây dựng kế hoạch quản trị cho cơ quan, cho quân đội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các Thầy, Cô giáo đã nghiên cứu, xây dựng chương trình Quản trị An ninh Phi truyền thống; các cán bộ, nhân viên Khoa Quản trị và Kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ học tập trong thời gian qua
Xin trân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
CAM KẾT i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI, NGHÈO VÀ THAM GIA XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO 09
1.1 Khái niệm về đói, nghèo, xóa đói, giảm nghèo 09
1.2 Công tác tham gia xóa đói, giảm nghèo của bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH LÀO CAI THAM GIA XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO 23
2.1 Khái quát một vài đặc điểm của bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai 23
2.2 Thực tiễn tham gia xóa đói, giảm nghèo của bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay 33
2.2.1 Những ưu điểm của bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai trong tham gia xóa đói, giảm nghèo hiện nay và nguyên nhân của những ưu điểm đó 36
2.2.2 Những hạn chế của bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai trong tham gia xóa đói , giảm nghèo hiện nay và nguyên nhân 49
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THAM GIA XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 56
3.1 Yêu cầu tham gia xóa đói, giảm nghèo của bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay 56
3.1.1 Quán triệt sâu sắc các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về xóa đói, giảm nghèo 56
3.1.2 Tham gia xóa đói, giảm nghèo phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ, chính quyền địa phương; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 58
Trang 63.1.3 Bám sát chức năng, nhiệm vụ, phát huy vai trò của các cơ quan thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai 59 3.1.4 Mọi hoạt động của bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai tham gia xóa đói , giảm nghèo phải bảo đảm thiết thực, hiệu quả 60 3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tham gia xóa đói, giảm nghèo của
bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay 61 3.2.1 Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, năng lực, trách nhiệm cho mọi cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân tham gia xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay 61 3.2.2 Cùng với cấp ủy, chính quyền trên địa bàn, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia xóa đói, giảm nghèo 67 3.2.3 Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức trong tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội gắn với xóa đói, giảm nghèo của bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai 68 3.2.4 Đổi mới công tác tham mưu, phối hợp giữa bộ đội địa phương Tỉnh với cấp
uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể xã hội, các lực lượng vũ trang khác trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo 75 KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngay từ năm 1994 Liên Hiệp Quốc đã xác định một trong nội dung đe dọa
an ninh phi truyền thống là an ninh lương thực Để phát triển kinh tế trong từng địa phương, hay rộng hơn trong một vùng, miền đều đòi hỏi phải giải bài toán về giải quyết đói, nghèo; không thể nói kinh tế phát triển khi tình trạng đói, nghèo đang bao quanh cuộc sống của bộ phận dân cư – đây là một dạng đe dọa, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh chinh trị xã hội, trật tự an toàn xã hội, nhất là ở vùng biên giới
Hiện nay Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vậy vấn đề giải quyết an ninh lương thực, an ninh con người luôn nhận được sự quan tâm của các ngành, các cấp, các lực lượng Cả trên góc độ vi mô, vĩ mô, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để xóa đói, giảm nghèo, nhất là vùng kinh tế khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, trở thành quốc gia đi đầu thực hiện thành công mục tiêu thiên nhiên kỷ, đã bảo đảm an ninh lương thực, được tổ chức Lương thực thế giới (FAO) đánh giá cao, coi đây là hình mẫu
về an ninh lương thực, trong đó có vấn đề về xóa đói, giảm nghèo
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan, có thể liệt
kê các nguyên nhân như năng lực quản lý nhà nước của một số địa phương về xóa đói, giảm nghèo còn yếu kém; đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo chưa có năng lực triển khai các chủ trương của Đảng, Nhà nước đến với người dân; tập quán canh tác, nuôi trồng, sinh hoạt của một số địa phương còn lạc hậu vì vậy
tỷ lệ đói, nghèo ở Việt Nam hiện nay vẫn ở mức cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới Vì lẽ đó, công tác xóa đói, giảm nghèo là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong
giai đoạn hiện nay
Lào Cai là tỉnh miền núi , biên giới, còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế – xã hội, diện tích đất canh tác có xu hướng giảm, chủ yếu là đồi núi, tỷ
lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao so với cả nước Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cả hệ thống chính trị đã ban hành nhiều chính sách, quyết định, quan tâm nhiều về xóa đói, giảm nghèo và bước đầu đã đem lại
Trang 9những kết quả khả quan, đáng khích lệ; có nhiều phương pháp mới, cách làm hay về xóa đói, giảm nghèo được Trung ương đánh giá cao
Tuy nhiên, so với mục tiêu, yêu cầu mới về phát riển kinh tế xã hội, nhất là xóa đói, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an ninh lương thực; giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới ngưỡng an toàn đang là thách thức , nhiệm vụ lớn đặt ra cho Đảng bộ , chính quyền, trong đó có LLVT tỉnh Lào Cai
BĐĐP tỉnh Lào Cai là bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam , cán bộ , chiến sỹ của BĐĐP tỉnh Lào Cai cơ bản là người địa phương , sinh ra và lớn lên ở Lào Cai nên hiểu biết nhiều về đời sống , thói quen, tập tục, canh tác của bà con dân tộc Với nhiệm vụ là đội quân chiến đấu , lao động sản xuất và là đội quân công tác , trong những năm qua BĐĐP tỉnh Lào Cai đã quán triệt và thực hiện tốt các chỉ thị , nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và Hội đồng nhân dân các cấp, của Đảng bộ Quân khu 2; đã trực tiếp tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững cũng như trực tiếp tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, giúp ổn định đời sống của đồng bào, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần xây dựng địa phương nơi đóng quân vững mạnh
cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh
Tuy nhiên, đứng trước mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo bền vững của Đảng và Nhà nước cũng như Nghị quyết của Đảng bộ chính quyền tỉnh Lào Cai đề ra, công tác xóa đói, giảm nghèo của BĐĐP tỉnh Lào Cai còn bộc lộ những khiếm khuyết nhất định như nội dung xóa đói, giảm nghèo chưa đi vào thực chất, còn mang nặng tính hình thức, làm theo phong trào; chưa bám sát vào thực tế, chưa hiểu rõ thói quen canh tác, trồng trọt của đồng bào dân tộc thiểu số; sự phối hợp với các ngành, cáp cấp trong tỉnh chưa cao; nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện còn lúng túng; thực hiện tham gia chưa rõ ràng… Vì vậy, việc nghiên cứu toàn diện cả lý luận và thực tiễn về tham gia XĐ , GN của BĐĐP tỉnh Lào Cai, trên cơ sở
đó đề xuất giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt hơn tham gia XĐ , GN của BĐĐP tỉnh Lào Cai hiện nay là vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn
Nhiệm vụ xây dựng và phát triển tỉnh Lào Cai theo Nghị quyết của Đại hội
Trang 10Đảng bộ tỉnh Lào Cai trong những năm tới đã và đang đặt ra cho cả hệ thống chính trị nói chung , BĐĐP tỉnh Lào Cai nói riêng những yêu cầu mới sát thực hơn , hiệu quả cao hơn trong nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo Đây cũng là một trong ba nhiệm
vụ chính trị thuộc chức năng công tác của quân đội Từ những lý do trên, tác giả lựa
chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác tham gia xóa đói , giảm nghèo góp phần bảo đảm an ninh phi truyền thống tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai ” làm luận văn tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đều hướng tới mục tiêu đảm bảo cho đất nước được phát triển bền vững về mọi mặt
XĐ, GN là nhiệm vụ quan trọng, thuộc hàng quốc sách, luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, các cấp, các ngành, các lực lượng, nhà quản lý, nhà khoa học Hiện nay, đã có nhiều công trình khoa học về xóa đói, giảm nghèo của nhiều tác giả, nhiều tổ chức được bàn luận, lý giải dưới các góc độ khác nhau
* Nghiên cứu về đói nghèo và xóa đói, giảm nghèo: Từ sau năm 1986 đến
nay đã có nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn
đề XĐ, GN được công bố Các công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề đói nghèo
và XĐ, GN ở nhiều khía cạch khác nhau, cụ thể gồm một số công trình như:
PGS.TSKH Lê Du Phong, PTS Hoàng Văn Hoa (đồng chủ biên), Kinh tế thị
trường và sự phân hóa giàu - nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 Các tác giả đã đánh giá những
thành công về phát triển kinh tế qua hơn 10 năm đổi mới và những tiềm năng, thế mạnh ở vùng núi phía Bắc nước ta
Năm 2007, Trung tâm thông tin tư liệu và dự báo quốc gia - Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đã xuất bản cuốn sách “Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam -
Thành tựu, thách thức và giải pháp”, cuốn sách đã phân tích sự tăng trưởng kinh tế
ấn tượng của Việt Nam, thành tựu nổi bật trong công cuộc XĐ, GN từ đó đưa ra
những giải pháp cụ thể để đẩy nhanh, đẩy mạnh công cuộc XĐ, GN ở nước ta
Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Giảm nghèo ở Việt Nam thành tựu và thách
thức, NXB Thế giới, H.2011 Các tác giả đã làm rõ về tổng quan tình hình đói,
Trang 11nghèo ở Việt Nam hiện nay; đưa ra các dự báo, phương pháp đánh giá về nghèo đói hiện nay; qua đó đề xuất một số giải pháp có tính định hướng chung về XĐ, GN ở nước ta
Vũ Minh Cường (2003), “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa
đói, giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang”, Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Trần Đình Đàn (2002), “Những giải pháp kinh tế-
xã hội chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở Hà Tĩnh”, Luận án tiến sỹ Kinh doanh
và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Hoàng Thị Hiền (2005),
“Xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc ít người tỉnh Hòa Bình - thực trạng
và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
Thái Văn Hoạt (2007), “Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Kinh doanh và quản lý, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Về cơ bản các công trình luận văn, luân án trên đã phân tích tương đối rõ nhưng nội hàm cơ bản về đói nghèo và công tác XĐ, GN ở nước ta cũng như ở một số vùng có tỷ lệ đói nghèo còn cao, đánh giá đúng thực tế vấn đề, từ đó đưa ra các dự báo, phương hướng, nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng XĐ, GN ở các địa phương trong thời gian tới
Các báo cáo có liên quan đến vấn đề nghèo đói và XĐ, GN như: Báo cáo
nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới, (2004), “Chính sách đất đai cho
tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo”, Nxb Văn hóa - Thông tin; Báo cáo phát triển
Việt Nam năm 2004 với chủ đề “Nghèo” đã nêu bật được những thành công của
Việt Nam trong lĩnh vực XĐ, GN sau năm 1986 ; chỉ ra một số khuyết điểm và hạn chế yếu kém trong cách xách định chuẩn nghèo, tỷ lệ hộ nghèo, các tiêu chí sử dụng để xác định mức nghèo Báo cáo phát triển Việt Nam hàng năm đều có nhận xét tương đối khách quan, chính xác, trung thực về hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam và đưa ra dự báo các thách thức tiềm năng
Ngoài ra còn nhiều bài báo, tạp chí viết về vấn đề XĐ, GN như: TS.Tạ Thị
Lệ Yên, "Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội với mục
tiêu xóa đói, giảm nghèo", tạp chí Ngân hàng số 11/2005; Trịnh Quang Chinh, "Một
số kinh nghiệm từ chương trình xóa đói, giảm nghèo ở Lạng Sơn", tạp chí Lao Động
Trang 12và Xã hội số 272 tháng 10/2005; TS Đàm Hữu Đắc, "Cuộc chiến chống đói nghèo
ở Việt Nam thực trạng và giải pháp", tạp chí Lao động và Xã hội số 272 tháng
10/2005; TS.Nguyễn Hải Hữu, “Hướng tới giảm nghèo toàn diện, bền vững, công
bằng và hội nhập”, Tạp chí Cộng sản, số 9, tháng 5/2006 Đồng thời, còn có nhiều
công trình khoa học khác nghiên cứu vấn đề XĐ, GN ở nhiều khía cạnh khác nhau
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về nghèo đói và XĐ, GN ở nước ta có số lượng lớn, phong phú, đa dạng Kết quả của cácg công trình khoa học trên đã cung cấp những luận cứ khoa học, thực tế cho việc xây dựng, triển khai công tác XĐ, GN trên phạm vi cả nước và từng vùng, miền khác nhau
* Một số công trình khoa học bàn về vai trò của Quân đội nói chung, bộ đội địa phương nói riêng về Quân đội tham gia xóa đói, giảm nghèo như:
Đề tài, “Xây dựng cơ sở chính trị ở các khu kinh tế - quốc phòng thuộc địa
bàn Quân khu 2 hiện nay”, Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự 2010 Đề tài
đã đi sâu, phân tích tình hình đặc điểm kinh tế - quốc phòng nói chung và khu vực kinh tế - quốc phòng ở Quân khu 2 nói riêng Phân tích làm rõ cơ sở chính trị, cấu trúc của cơ sở chính trị, đặc điểm cơ sở chính trị ở khu kinh tế - quốc phòng trên địa bàn Quân khu 2 Trên cơ sở phân tích, làm rõ thực trạng, nguyên nhân của thực trạng, chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng xây dựng cơ sở chính trị ở khu kinh tế - quốc phòng ở Quân khu 2 hiện nay
* Ở La ̀ o Cai có các công trình nghiên cứu, các tư liệu, bài viết như:
Giảng Thị Dung (2014), "Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xoá đói, giảm
nghèo ở tỉnh Lào Cai", Luận án Tiến sỹ Kinh tế phát triển, Viê ̣n nghiên cứu quản lý
kinh tế trung ương Luâ ̣n án tri ển khai dưới góc độ những vấn đề cơ bản của XĐ,
GN, vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước (thông qua các cơ quan) trong thực hiện các mục tiêu chương trình về XĐ, GN ở địa bàn tỉnh Lào Cai gắn với hoa ̣t đô ̣ng phát triển Kinh tế cửa khẩu
Phạm Ngọc Thắng (2010): “Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở
Lào Cai”, Luâ ̣n án Tiến sĩ Quản lý kinh tế , trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế Quốc dân Luâ ̣n
án đã đề cập những vấn đề cơ bản của XĐ, GN gắn với hoa ̣t đô ̣ng phát triển du li ̣ch
Trang 13ở Lào Cái , làm rõ được một số nguyên nhân c hính gây đói nghèo cho đồng bào vùng cao, chỉ ra được tiềm năng du lịch và lợi ích của phát triển du lịch giúp thúc đẩy kinh tế, giảm nghèo bền vững
Ngoài ra còn có các báo cáo của Ban chỉ đạo XĐ, GN về tổng kết 10 năm
thực hiện công tác XĐ, GN 2001-2011 và mục tiêu XĐ, GN giai đoạn 2011 – 2015;
Đề án số 09 – ĐA/TU về “Giảm nghèo bền vững tỉnh Lào Cai , giai đoạn 2016 –
2020”, được Tỉnh Ủy Lào Cai thông qua ngày 27/11/2015
Như vậy, hiện nay đã có nhiều bài báo, công trình luận văn, luận án đi sâu nghiên cứu, phân tích về XĐ, GN ở các góc độ, lát cắt khác nhau; các điều kiện tác động đến công tác XĐ, GN; về vị trí, vai trò của lực lượng vũ trang trong tham gia
XĐ, GN Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập một cách có hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn cũng như đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tham gia XĐ , GN của bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai dưới góc độ an ninh phi
truyền thống trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác tham gia xóa đói, giảm nghèo góp phần bảo đảm an ninh phi truyền thống tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai ” mà tác giả chọn làm luận văn tốt nghiệp là công
trình độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học và các luận văn, luận án
* Mục tiêu cụ thể
- Tổng hợp một số cơ sở lý luận cơ bản XĐ, GN và vai trò của XĐ, GN đối với việc đảm bảo an ninh con người và an ninh phi truyền thống
- Đánh giá thực trạng công tác tham gia XĐ, GN của BĐĐP tỉnh Lào Cai
- Đề xuất một số giải pháp thực hiện tốt hơn tham gia XĐ , GN của BĐĐP tỉnh Lào Cai trong thời gian tới
Trang 144 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về bản chất, vai trò, chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam, về XĐ, GN; các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng bộ Quân khu 2, Đảng bộ tỉnh Lào Cai về các vấn đề liên quan đến đề tài Thực tiễn tham gia XĐ, GN của BĐĐP tỉnh Lào Cai (từ năm 2010 đến nay) Các báo cáo tổng kết và các số liệu điều tra khảo sát về công tác XĐ, GN của các cơ quan Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội và kết quả điều tra, khảo sát thực
tế của tác giả
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp: phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử; phương pháp trừu tượng hoá khoa học; phân tích tổng hợp, thống
kê so sánh, lôgíc, lịch sử, điều tra xã hội học; tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia
6 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần khẳng định vai trò quan trọng của BĐĐP tỉnh Lào Cai tham gia XĐ, GN trong thời gian qua cũng như hiện nay Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp luận cứ khoa học về tham gia XĐ , GN của BĐĐP tỉnh Lào Cai; giúp cho lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị tham khảo, nghiên cứu, vận dụng trong quá trình tiến hành tham gia XĐ, GN, góp phần xây dựng địa phương vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng
Trang 15Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề liên quan ở các học viện, nhà trường trong Quân đội, làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay
7 Kết cấu của đề tài
Gồm: Phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
Trang 16CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI, NGHÈO VÀ THAM GIA XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TRONG BẢO ĐẢM AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
1.1 Khái niệm về đói, nghèo, xóa đói, giảm nghèo
* Khái niệm về đói, nghèo và xóa đói, giảm nghèo:
Khái niệm về đói, nghèo
Đói, nghèo được Liên hợp quốc xác định từ năm 1994, là một hiện tượng tồn tại phổ biến ở nhiều quốc gia, có nội hàm rộng, luôn thay đổi theo tiêu chí chung của mỗi nhà nước Hiện nay, nhiều nhà khoa học và quản lý đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau Căn cứ vào tình hình chung kinh tế - xã hội ở Việt Nam, trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐ, GN đến năm 2020, Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 9/1993 các quốc gia
trong khu vực đã thống nhất cho rằng: "Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư
không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương" [39, tr 9] Khái niệm trên có nội hàm tương đối đầy đủ, được
nhiều tổ chức quốc tế sử dụng, trong đó có Việt Nam Để đánh giá đúng mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành hai loại: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối
Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống (nhu cầu về ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế, giáo dục )
Chuẩn nghèo tuyệt đối của thế giới do WB xác định là 1 USD và 2 USD mỗi ngày mỗi người tính theo ngang giá sức mua (PPP) năm 1993 được dùng cho các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình như Đông Á và Mỹ Latinh Ngưỡng 1 USD/ngày/người, thường được sử dụng cho các nước kém phát triển, chủ yếu là châu Phi
Trang 17Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức
trung bình của cộng đồng tại địa phương, ở một thời kỳ nhất định Chuẩn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác nhau cho một xã hội
Trên cơ sở những khái niệm chung của quốc tế đưa ra và xuất phát từ thực tiễn về cách tiệp cận đói, nghèo ở nước ta, khái niệm nghèo đói, ở Việt Nam còn có
một số khái niệm như: Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống
dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng,
thường vay mượn của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cộng đồng; Hộ đói là hộ
cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành đẩy đủ, ốm đau
không có tiền chữa bệnh, nhà ở tạm bợ, rách nát ; Hộ nghèo là hộ đói ăn không đứt bữa, mặc không đủ lành, không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất Xã
nghèo là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, không có hoặc rất thiếu những cơ sở hạ tầng thiết
yếu như điện, đường, trường, trạm, nước sạch trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ
cao; Vùng nghèo: Là địa bàn tương đối rộng nằm ở những khu vực khó khăn hiểm
trở, giao thông không thuận tiện, có tỷ lệ xã nghèo, hộ nghèo cao
Đói, nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội, do lịch sử để lại, đồng thời là vấn đề chung của mỗi quốc giai Do vậy, để giải quyết XĐ, GN chúng ta cần phải xác định đúng những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đói nghèo Có thể khái quát những nguyên nhân chính gây ra nghèo đói ở nước ta trong thời gian qua như:
Nguyên nhân do nguồn lực hạn chế; nguyên nhân do khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ, hạn hán, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp và hậu quả của chiến tranh; nguyên nhân chủ quan thuộc về người nghèo như mặt bằng dân trí thấp, không được tiếp cận về giáo dục, thiếu kiến thức sản xuất, không có việc làm, đông con, thiếu lao động, mắc tệ nạn xã hội, lười lao động, tập quán lạc hậu, tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước ; nguyên nhân thuộc về cơ chế, chính sách như chủ trương, chính sách còn thiếu, không đồng bộ, nhất quán; quản trị các nguồn lực yếu kém hoặc việc thực hiện các chủ trương chính sách còn yếu kém, dàn trải Đây là nguyên nhân có ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến tình trạng nghèo của cả nước nói chung, của các địa phương nói riêng Như vậy, đói nghèo có nguồn gốc căn
Trang 18nguyên cơ bản từ kinh tế; nhưng với tư cách là hiện tượng tồn tại phổ biến ở các quốc gia trong tiến trình phát triển, đói nghèo thực chất là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp Từ sự phân tích trên, khi nghiên cứu những tác động ảnh hưởng đến thực trạng, xu hướng, cách thức giải quyết vấn đề đói nghèo cần phải đánh giá tổng hợp những tác động của các nhân tố chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng
Từ đó mới đề ra được các giải pháp có tính chất đồng bộ cho công tác XĐ, GN ở nước ta, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc ít người
Khái niệm về xóa đói, giảm nghèo:
Với lập luận đã được phân tích, do có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nguồn gốc dẫn đến đói, nghèo nên trong khoa học và thực tiễn cũng xuất hiện nhiều khái niệm khác nhau
XĐ, GN là nhiệm vụ của mọi nhà nước, quốc gia, kể cả ở các nước tư bản phát triển Và đói, nghèo có quan hệ mật thiết với nhau, do đó XĐ, GN cũng có quan hệ với nhau, nói đến giảm nghèo đã bao hàm xoá đói Từ cách tiếp cận như
trên thì: xóa đói, giảm nghèo là quá trình trước mắt, lâu dài, kiên trì của Nhà nước,
cộng đồng xã hội hỗ trợ, tạo điều kiện thuận tiện cho các đối tượng đói, nghèo vươn lên trong sản xuất, cuộc sống từ đó mà thoát khỏi đói, nghèo Nói một cách khác,
XĐ, GN chính là quá trình chuyển một bộ phận dân cư đói, nghèo lên một mức sống cao hơn
Xoá đói và giảm nghèo có nội hàm không giống nhau Xoá đói, là làm cho
bộ phận dân cư đói nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống từ đó mà vượt qua tiêu chí đói Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người đói giảm xuống bằng không
(xóa sạch) trong một khoảng thời gian xác định Còn giảm nghèo, là làm cho bộ
phận dân cư nghèo nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo Nó được biểu hiện số lượng người nghèo giảm xuống theo thời gian Đối với nghèo, trong điều kiện hiện nay chúng ta không thể xoá hết được mà chỉ có thể từng bước giảm nghèo do khái niệm nghèo gồm cả nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối; đối tượng giảm nghèo không chỉ là cá nhân, hộ mà còn bao gồm cả địa phương nghèo, vùng nghèo, xã nghèo
Trang 19Mục đích của xóa đói, giảm nghèo:
Mục đích của XĐ, GN là hướng tới các đối tượng, hộ thuộc diện nghèo đói ở nước ta vươn lên thoát nghèo, từng bước bảo đảm tiến tới nâng cao cuộc sống; là thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội, nhằm mục tiêu chung xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đất nước phồn vinh
Trên tinh thần như vậy, công tác XĐ, GN phải được quán triệt và thực hiện trên cơ sở kế hoạch hoá bằng các chương trình dự án cụ thể của các lực lượng trong toàn xã hội Trên bình diện tổng thể XĐ, GN có những mục đích chính bao gồm:
Tái tạo tiềm năng nhân lực là đối tượng thuộc chính XĐ, GN; đồng đều phát triển
tất cả các nguồn lực; góp phần vào sự nghiệp xây dựng vững chắc xã hội không còn đói nghèo, nhất là ở các vùng có khó khăn, những vùng sâu, vùng xa và những cá nhân gặp điều kiện đặc biệt khó khăn; xây dựng môi trường thuận lợi cho một bộ phận dân cư có nhiều điều kiện hoà nhập với xã hội, có khả năng tiêu thụ những sản phẩm vật chất và tinh thần một cách đúng đắn, tiết kiệm; xây dựng được một mô hình theo lối sống xã hội chủ nghĩa với những đặc điểm chủ yếu là sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân với sự phát triển của cộng đồng trên cơ sở kế thừa giá trị truyền thống, bền vững
Do mặt bằng chung của nền kinh tế, ở một số vùng, nhất là khu vực miền núi, khu vực giáp biên, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngoài gặp những khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần thiếu thốn còn gặp phải các tệ nạn phức tạp của xã hội như ma túy, cờ bạc, mua bán người cũng như sự tuyên truyền lôi kéo của các thế lực thù địch Những tệ nạn này đi với đói nghèo thường xuyên sẽ dẫn đến sự mất ổn định chính trị xã hội Tuy thời gian qua Nhà nước cùng địa phương đã xây dựng một số chương trình, dự án được triển khai ở các khu vực này, nhưng về cơ bản chưa đáp ứng được thực tiễn đặt ra Do đó cần tiếp tục có những chính sách mới, có tính bước ngoặt về chương trình phát triển kinh tế và XĐ,
GN cho đồng bào, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, ổn định tình hình
an ninh chính trị xã hội, trật tự an toàn xã hội, gây niềm tin của đồng bào với chế
độ, với Đảng, với Nhà nước
Trang 20Thời gian qua, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, các lực lượng đã thực hiện nhiều chương trình, dự án nhằm giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn về kinh
tế Điều đó không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, rộng lớn trên tất cả các mặt
* Quan điểm của học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đói, nghèo và xóa đói, giảm nghèo
Đói, nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội nhận được nhiều bàn luận của các nhà quản lý, khoa học trên phạm vi toàn cầu cả về quá khứ, hiện tại và tương lai quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ khác nhau người ta đưa ra lý giải không giống nhau về hiện tượng, nguyên nhân và cách tiếp cận giải quyết đói, nghèo Điều đó phụ thuộc vào sự nhìn nhận, đánh giá dưới lăng kính khác nhau của của mỗi người, mỗi trường phái
Nguyên nhân dẫn đến nguồn gốc trực tiếp đến tình trạng nghèo đói, phân tích
xã hội tư bản C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập trong nhiều tác phẩm, học thuyết của mình khá đầy đủ và sâu sắc tình cảnh nghèo đói và bị bóc lột đến cùng cực của những người vô sản và những người làm thuê trong chủ nghĩa tư bản Trong các tác phẩm kinh điển về giai cấp công nhân, về bóc lột giá trị thặng dư, C.Mác và Ph.Ăngghen đã mô tả cặn kẽ, xác thực tình cảnh nghèo đói của những người công nhân phải bán sức lao động cho chủ tư bản để kiếm sống Phụ nữ và trẻ em, người già phải làm việc đến kiệt sức trong các nhà máy; nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, không có tư liệu sản xuất và trở thành nạn nhân bị bóc lột đến cùng cực giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư tuyệt đối của các chủ tư bản trong các thời kỳ tích lũy nguyên thủy và cạnh tranh tự do của CNTB Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, bản chất nguồn gốc dẫn đến tình trạng bóc lột và hậu quả nghèo đói là phương thức phân phối giá trị thặng dư trong xã hội một cách bất công giữa nhà tư bản và người lao động Tiếp tục những nghiên cứu về giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng
dư tuyệt đối của các chủ tư bản của C.Mác và Ph.Ăngghen, VI.Lênin đã chỉ ra những mâu thuẫn kinh tế xã hội gay gắt không thể tránh khỏi trong thời kỳ CNTB độc quyền, lũng đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Từ đó, V.I Lênin rút ra kết
Trang 21luận nghèo khổ không chỉ xuất hiện trong lòng các nước tư bản mà còn ở trong các nước thuộc địa, phụ thuộc, các dân tộc bị áp bức
Để mang lại cơm ăn áo ấm cho người nghèo, theo C.Mác và Ph.Ăngghen, chỉ có thể là xóa bỏ chế độ tư hữu, bóc lột mới có thể giải phóng con người – những người vô sản và những người lao động khỏi cảnh nghèo đói lầm than, đưa họ trở thành người lao động tự do và làm chủ, tiến tới một xã hội công bằng, văn minh VI.Lênin cho rằng, không có con đường nào khác muốn giải phóng toàn bộ giai cấp
vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới khỏi ách áp bức thống trị của CNTB phải tiến hành cách mạng vô sản do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo
Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tinh hoa của chủ nghĩa Mác - Lênin và vận
dụng sáng tạo vào hoàn cảnh ở nước ta Người chủ trương: làm cách mạng để giành
độc lập tự do cho tổ quốc; để "đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" [20, tr 161] Ngày 3/9/1945 ngay sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập
khai sinh Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt đến nạn đói năm Ất Dậu, từ đó thực hiện nhiệm vụ chống đói nghèo Theo Hồ Chí Minh, đói và dốt cũng là giặc, thứ giặc này nguy hiểm không kém giặc ngoại xâm, giành được độc lập rồi mà nhân dân vẫn sống trong cảnh nghèo nàn, lạc hậu thì độc lập cũng có nghĩa lý gì Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Người đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ, trong đó việc cấp bách hàng đầu là phải cứu dân khỏi chết đói Người kêu gọi toàn dân ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, quyên góp gạo để cứu đói, và Người gương mẫu thực hiện Người nói: " Tôi xin đề nghị đồng bào cả nước và tôi xin thực hiện trước Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa, đem gạo đó để cứu dân nghèo" [20, tr 89]
Trong công cuộc xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh quan niệm rằng CNXH là mang lại cơm no áo ấm, không có nghèo đói, bần cùng và lạc hậu Theo Hồ Chí Minh, tính chất ư việt hơn hẳn của CNXH là đem lại ngày càng nhiều vật chất, ngày càng tốt hơn những lợi ích thiết thân hàng ngày cho nhân dân như ăn no, mặc ấm,
có nhà ở, được học hành Hồ Chí Minh nói: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống nhân dân Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có
Trang 22lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi" và "dân đủ ăn đủ mặc thì chính sách của Đảng và Chính phủ dễ dàng thực hiện Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy thì cũng không thực hiện được” [22, tr 572] Đồng thời, Người còn chủ trương "Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm" [21, tr 65] Theo Hồ Chí Minh, việc xóa đói phải tiến tới giảm nghèo và tăng giàu, đói nghèo là một cửa ải cần vượt qua, phải tiến tới giàu
có, vì "Dân có giàu thì nước mới mạnh" Những tư tưởng này của Hồ Chí Minh đã
được Đảng ta vận dụng, thực hiện trong suốt thời gian qua, nhất là từ Đại hội VI thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
* Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói, giảm
Trang 23Từ thực tiễn phong trào XĐ, GN, Nghị quyết TW5 khóa VII đã xác định một
nhiệm vụ có ý nghĩa kinh tế - chính trị, xã hội to lớn: "Tăng thêm diện giàu và đủ
ăn, XĐ, GN, nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng
trước đây là căn cứ cách mạng" [13, tr 103] Thực hiện chủ trương của Đảng và
Chính phủ, phong trào XĐ, GN trong cả nước đã trở thành cuộc vận động lớn mang
ý nghĩa xã hội sâu sắc, có tác dụng thiết thực đáng kể làm giảm đáng kể số hộ đói nghèo, giúp cho các hộ còn nghèo, đói giảm bớt nhiều khó khăn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đề ra mục tiêu "Giảm tỷ lệ hộ nghèo đói trong tổng
số hộ của cả nước từ 20-25% hiện nay xuống còn khoảng 10% vào năm 2000, bình quân giảm 300 nghìn hộ/năm Trong 2 đến 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm tập trung xóa cơ bản nạn đói kinh niên" [14, tr 120]
Văn kiện lần thứ IX Đảng ta xác định "Khuyến khích làm giàu hợp pháp,
đồng thời ra sức xóa đói, giảm nghèo" [15, tr 163] Mục tiêu chiến lược XĐ, GN
thời kỳ 2001-2010 do Đại Hội IX đề ra là "Nhà nước tạo môi trường thuận lợi,
khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo phấn đấu đến năm 2010, về cơ bản không còn hộ nghèo, thường xuyên
củng cố thành quả xóa đói, giảm nghèo" [15, tr 211] Tới Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Khuyến khích mọi người làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả các chính sách xóa đói, giảm nghèo, tạo điều kiện
và cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội
cơ bản, vươn lên thoát nghèo vững chắc ở các vùng nghèo và các bộ phận dân cư nghèo Khắc phục tư tưởng bao cấp, ỷ lại”[16, tr 101] Tới kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta quyết tâm khẳng định: “Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo…” [ 17, tr.124-125] Qua các văn kiện đại hội trên, dễ nhận thấy chủ trương
về XĐ, GN của Đảng, Nhà nước ta ngày càng thể hiện rõ quan điểm XĐ, GN gắn
Trang 24với phát triển bền vững, gắn với phương châm tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát
triển, góp phần thực hiện mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" [17, tr 153]
Thể chế hóa quan điểm của Đảng, Chính phủ xác định mục tiêu cần đạt được trong giảm nghèo từ 2011 đến 2020 đó là: Giảm nghèo bền vững được xác định là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư Cụ thể cần đạt được: Thu nhập của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn [26, tr 18]; Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng
bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt
Để hiện thực hóa các mục tiêu đã xác định, đòi hỏi sẽ tiếp tục thực hiện những chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo đã và đang thực hiện như: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 3, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ và các chương trình phát triển kinh tế xã hô ̣i khác Chính phủ xác định các nguồn lực để xóa đói, giảm nghèo
sẽ được huy động các nguồn lực tối đa, không chỉ bằng ngân sách Nhà nước mà còn huy động được sự tham gia của các tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty nhà nước, Ngân hàng thương mại… và đặc biệt là từ chính bản thân người nghèo Xây dựng nhiều phương thức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợ trong vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp và tạo điều kiện duy trì với các loại dịch vụ, hỗ trợ giao đất, giao rừng; về đào tạo nguồn nhân lực… Đồng thời khắc phục những hạn
Trang 25chế như: Các chương trình giảm nghèo triển khai chưa toàn diện, nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo được ban hành nhưng còn mang tình ngắn hạn, chồng chéo, nguồn lực cho giảm nghèo chưa đáp ứng yêu cầu, lại bị phân tán, dàn trải, thiếu giải pháp cụ thể gắn kết việc thực hiện chính sách giảm nghèo với chính sách
an sinh xã hội, việc phối hợp chỉ đạo thực hiện giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả…[8, tr 29]
Đánh giá về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về XĐ, GN có thể thấy: XĐ, GN vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của các cấp, ban ngành; tăng trưởng kinh tế là điều kiện giúp cho việc XĐ, GN, nhưng đây là hai nhiệm vụ có tính độc lập tương đối và không phải là một Bên cạnh đó, XĐ, GN và thực hiện công bằng xã hội không có nghĩa là kìm hãm sự phát triển kinh tế, không có nghĩa là cào bằng, và XĐ, GN được xác định là trách nhiệm chung Từ cách tiếp cận như trên, có thể rút ra một số quan niệm về đói nghèo và XĐ, GN như sau:
1.2 Công tác tham gia xóa đói, giảm nghèo của bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai
* BĐĐP tỉnh La ̀o Cai tham gia xóa đói, giảm nghèo
Công tác xóa đói, giảm nghèo
Từ chức năng, nhiệm vụ của Quân đội , từ đặc điểm tình hình địa bàn và đặc
điểm hoạt động của BĐĐP tỉnh Lào Cai có thể quan niệm : Bộ đội địa phương tỉnh
Lào Cai tham gia xóa đói , giảm nghèo là hoạt động có tổ chức, theo chức năng nhiệm vụ, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ địa phương mà trực tiếp là Đảng uỷ, Ban chỉ huy quân sự các cấp, bao gồm tổng thể các chủ trương, biện pháp, cách thức để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm góp phần giải quyết vấn đề nghèo đói, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, từ đó hướng đến xây dựng tỉnh Lào Cai giàu đẹp, vững mạnh, dân chủ, văn minh
Quan niệm trên phản ánh bản chất, chức năng, nhiệm vụ của chủ thể tiến hành tham gia XĐ, GN với những nội dung, biện pháp, hình thức cụ thể được thể hiện trên một số vấn đề sau:
Bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai tham gia xóa đói , giảm nghèo là hoạt động tham gia có tổ chức góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân trên địa bàn Tỉnh
Trang 26Mọi hoạt động của BĐĐP tỉnh Lào Cai luôn đặt dưới sự lãnh đạo , chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chỉ huy các cấp Trong đó, hoạt động tham gia XĐ , GN của BĐĐP tỉnh Lào Cai cũng vậy , là hoạt động tham gia có tổ chức, góp phần XĐ, GN cho nhân dân trên địa bàn
Tại quyết định 135/1998/QĐ ngày 31 tháng 07 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về việc “Phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa”, Quân đội đã được chính thức giao
nhiệm vụ tham gia XĐ , GN BĐĐP tỉnh Lào Cai là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia XĐ , GN mà Đảng, Nhà nước, Quân đội giao cho , vì BĐĐP tỉnh Lào Cai có nhân lực , có cơ sở vật chất , kỹ thuật và nhiều điều kiện thuận lợi khác Vì vậy , BĐĐP tỉnh Lào Cai trực tiếp tham gia XĐ, GN cho các hộ đói, nghèo trên địa bàn là một nhiệm vụ rất quan trọng Tuy nhiên, không phải đảm nhiệm toàn bộ công cuộc XĐ, GN, không phải là “đội quân XĐ, GN” như một số người hiểu sai, đồng thời cũng không được hiểu “vì chỉ là lực lượng tham gia nên làm được chăng hay chớ”, mà tham gia với tinh thần tích cực, chủ động, tự giác, với ý thức trách nhiệm chính trị cao nhất, hiệu quả nhất
Tham gia xóa đói , giảm nghèo của bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai là một nhiệm vụ quan trọng thể hiện chức năng, nhiệm vụ đội quân lao động sản xuất, đội quân công tác trong điều kiện mới
XĐ, GN là trách nhiệm của cấp ủy Đảng , chính quyền , các ngành, các cấp, của mọi người dân BĐĐP tỉnh Lào Cai là lực lượng thực hiện XĐ , GN nhưng với
tư cách là tham gia Sự tham gia này đi từ từ bản chất, nhiệm vụ chung của Quân đội nói chung , của BĐĐP tỉnh Lào Cai nói riêng Đó là việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quân đội trong một nhiệm vụ cụ thể và hoàn toàn không thể và không phải là làm thay chính quyền địa phương Tuy nhiên, sự tham gia đó cũng góp phần quan trọng giúp địa phương thực hiện chính sách XĐ, GN trên địa bàn
Tham gia XĐ, GN không ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng Quân đội
“cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, mà trái lại còn có tác động tích cực đến quá trình này Với trách nhiệm tham gia XĐ, GN, bộ đội địa phương sẽ
Trang 27góp phần tự xây dựng bản lĩnh giai cấp công nhân , tinh thần khắc phục khó khăn gian khổ, nhất là năng lực vận động quần chúng… cho cán bộ , chiên sĩ BĐĐP tỉnh Lào Cai Qua đó góp phần xây dựng BĐĐP tỉnh Lào Cai vững mạnh t oàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới
Mục đích hoạt động tham gia xóa đói , giảm nghèo của bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai là góp phần xóa đói, giảm nghèo; phát triển kinh tế – xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn tỉnh; củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng đơn vị vững mạnh, toàn diện
BĐĐP tỉnh Lào Cai tham gia XĐ , GN trước hết là nhằm mục đích XĐ, GN, kết quả từ hoạt động tham gia XĐ, GN sẽ góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới khó khăn Song bên cạnh đó, từ kết quả hoạt động tham gia XĐ, GN còn góp phần quan trọng vào việc củng cố an ninh - quốc phòng, xây dựng thế trận lòng dân vững mạnh , đập tan mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù , xây dựng mối quan hệ đoàn kết quân dân , khẳng định bản chất , truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân Đảm bảo cho BĐĐP tỉnh Lào Cai luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng tỉnh Lào Cai văn minh, giàu mạnh
* Nội dung, hình thức, biện pháp tham gia xóa đói, giảm nghèo của bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai
Thực chất nội dung là nhằm vào góp phần giải quyết các vấn đề của đói, nghèo, được thể hiện thông qua việc thực hiện các nội dung, hình thức Nội dung vừa là hình thức để thể hiện nội dung, vừa bao gồm cả những vấn đề của nội dung
Vì thế, việc tách ra đâu là nội dung, đâu là hình thức, biện pháp là chỉ có tính chất tương đối Trên cơ sở cách tiếp cận đói nghèo và từ đặc điểm việc XĐ , GN trên địa bàn, có thể khái quát một số nội dung , hình thức , biện pháp BĐĐP tỉnh Lào Cai tham gia XĐ, GN chính như sau:
Một là, tuyên truyền, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước và của địa phương
Trang 28Đây là hình thức , biện pháp rất quan trọng , thể hiện đúng chức năng , nhiệm
vụ của BĐĐP tỉnh Lào Cai Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ của Quân đội luôn là những căn cứ cơ bản để xác định phương hướng, nhiệm vụ, nội dung tham gia XĐ , GN của BĐĐP tỉnh Lào Cai BĐĐP tỉnh Lào Cai với chức năng là đội quân công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay thì công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chủ trương, chính sách XĐ, GN là hình thức biện pháp quan trọng hàng đầu Mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi thẩm thấu, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân Nhân dân hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ chính đáng của mình thì sẽ tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, XĐ, GN, nâng cao chất lượng cuộc sống; có trách nhiệm cao trong bảo vệ Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương tạo nên sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư
Hai là, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ nhân dân địa phương thực hiện xóa đói, giảm nghèo
Đây là hình thức, biện pháp quan trọng trực tiếp góp phần XĐ, GN cho nhân dân địa phương Vì để thoát nghèo , người dân ở các vùng sâu , vùng xa, vùng khó khăn cần được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của mọi cấp, mọi ngành, mọi lực lượng BĐĐP tỉnh Lào Cai với tư cách là một lực lượng quan trọng trong tham gia XĐ ,
GN, lại đứng chân trên địa bàn chiến lược , biên giới, vùng sâu , vùng xa , có điều kiện tham gia cùng địa phư ơng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giúp đỡ nhân dân
XĐ, GN Để tham gia XĐ, GN, các đơn vị BĐĐP tỉnh Lào Cai căn cứ vào điều kiện
và khả năng của mình mà cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương, tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách trong hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện,
hỗ trợ mọi mặt để giúp nhân dân phát triển sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống Với bản chất và truyền thống tốt đẹp của mình , với khả năng và điều kiện cho phép , BĐĐP tỉnh Lào Cai hoàn toàn có thể đảm nhiệm vai trò là lực lượng nòng cốt trong tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, XĐ, GN trên các địa bàn chiến lược vùng sâu, vùng xa, biên giới của Tỉnh
Trang 29Ba là, trực tiếp tổ chức các lực lượng , các đơn vị thuộc bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai tham gia xóa đói, giảm nghèo
Đây là biện pháp rất quan trọng , quyết định trực tiếp đến kết quả tham gia
XĐ, GN của BĐĐP tỉnh Lào Cai Hình thức, biện pháp này thể hiện rõ trên những nội dung hoạt động cụ thể là:
Tổ chức dã ngoại tham gia các hoạt động của địa phương Hành quân dã
ngoại, huấn luyện kết hợp làm công tác dân vận là hình thức cơ bản của họat động tham gia XĐ, GN Khi hành quân dã ngoại các đơn vị xây dựng kế hoạch giúp nhân dân địa phương XĐ, GN, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương tạo
sự thống nhất cao về chủ trương kế hoạch và hoạt động cụ thể về tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, XĐ, GN, phát triển kinh tế, xã hội
Tổ chức kết nghĩa giữa đơn vị với địa phương Đây là hình thức các đơn vị
thuộc BĐĐP tỉnh Lào Cai kết nghĩa với các xã , phường, thôn, bản nơi có đồng bào các dân tộc sinh sống và trực tiếp tham gia XĐ, GN Tổ chức kết nghĩa thường được vận dụng trong trường hợp các đơn vị của BĐĐP tỉnh Lào Cai kết nghĩa với địa phương trên cơ sở từng chiến đấu, công tác trên địa bàn quen thuộc tiếp nối truyền thống quan hệ quân dân, đồng thời trên cơ sở phối hợp chỉ đạo thống nhất của Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh
Cử các đội công tác tham gia cùng địa phương nắm địa bàn, phát triển kinh
tế xã hội, giúp các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương hoạt động Chỉ thị 123/
CT-BQP về “Củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ đội công tác tăng cường cơ sở” xác định thành lập các tổ, đội công tác tăng cường cho từng thôn, xã, hoạt động dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy đơn vị cử đến; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng chương trình hoạt động phù hợp với từng địa phương… góp phần thực hiện các chương trình, mục tiêu về XĐ, GN cho nhân dân ở các địa bàn
Tăng cường cán bộ xuống cơ sở Là hình thức lựa chọn một số cán bộ sĩ
quan đã từng chiến đấu, công tác gắn bó với các địa phương, đưa xuống bổ nhiệm làm cán bộ chủ chốt như Bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch xã, Xã đội trưởng… Đội ngũ cán bộ này là một lực lượng nòng cốt góp phần thiết thực xây dựng củng cố cơ
Trang 30sở và giúp nhân dân địa phương XĐ, GN
Bên cạnh các hình thức, biện pháp trên còn có thể áp dụng một số hình thức,
biện pháp khác như: kết hợp quân dân y; đào tạo cán bộ cho các xã nghèo, vùng
nghèo; đào tạo nghề và giới thiệu việc làm; thông qua tuyển nghĩa vụ quân sự mà giáo dục rèn luyện thanh niên sau thực hiện nghĩa vụ quân sự trở thành những cán
bộ cơ sở ở địa phương; Tham gia XĐ, GN là sự vận dụng tổng hợp của nhiều hình thức, biện pháp, tùy vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể để sử dụng nội dung , hình thức cho phù hợp mà nâng cao chất lượng tham gia XĐ, GN của BĐĐP tỉnh Lào Cai
Bốn là, tham mưu, phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức, lực lượng trên địa bàn tỉnh thực hiện xóa đói, giảm nghèo
Đây là hình thức, biện pháp không kém phần quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động tham gia XĐ, GN của BĐĐP tỉnh Lào Cai
Tham gia XĐ, GN là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là nhiệm vụ với sự tham gia của nhiều lực lượng Do vậy, sự phối hợp, điều hành thống nhất đúng chức năng, nguyên tắc giữa các lực lượng tham gia, xác định rõ quyền hạn, vai trò, nhiệm vụ, phương pháp
mà các lực lượng tham gia là nội dung, biện pháp rất quan trọng Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở trong XĐ, GN là vấn đề có tính nguyên tắc Sức mạnh tổng hợp đó là sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy địa phương;
sự quản lý , điều hành của chính quyền , thông qua vai trò tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương mà BĐĐP tỉnh Lào Cai góp phần vào kết quả thực hiện các mục tiêu chương trình XĐ, GN trong Tỉnh Bên cạnh đó, sự phối hợp hiệp đồng giữa các đơn vị BĐĐP, cơ quan quân sự với các ban, ngành, cơ quan chức năng trong hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế - xã hội trong quá trình tham gia
XĐ, GN sẽ góp phần nâng cao kết quả, chất lượng XĐ, GN của địa phương
Trang 31Chương 2 THỰC TRẠNG BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH LÀO CAI THAM GIA XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TRONG BẢO ĐẢM AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG 2.1 Khái quát một vài đặc điểm của bộ đội địa phương tỉnh La ̀o Cai
BĐĐP tỉnh Lào Cai là bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam , phần lớn cán bộ, chiến sĩ là con em của nhân dân các dân tộc trong tỉnh Kể từ ngày đầu được thành lập, phát huy truyền thống anh hùng trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành đã luôn phát huy truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của quê hương, bản chất cách mạng của Quân đội
Tổ chức lực lượng của BĐĐP tỉnh Lào Cai gồm : Bộ chỉ huy tỉnh ; các Ban chỉ huy Quân sự huyện , Thành phố, Trường Quân sự tỉnh, các tiểu đoàn, đại đội và kho trực thuộc các Phòng của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai
Hoạt động của BĐĐP tỉnh Lào Cai dưới sự lãnh đạ o trực tiếp của Tỉnh ủy, Đảng ủy quân sự địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 2 về các mặt xây dựng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, công tác và sản xuất
Theo Luật Quốc phòng năm 2018, “Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm
vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân
sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế” Như vậy, nhiệm
vụ chính trị chủ yếu của BĐĐP Lào Cai là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi bảo vệ đất nước; giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh của địa phương, đồng thời thực hiện tốt chức năng của đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất; tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, XĐ, GN trên địa bàn; tham gia xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc Thế mạnh của BĐĐP tỉnh Lào Cai là từng đơn vị , từng con người gắn chặt với địa bàn công tác, tình hình mọi mặt ở xã, phường, thôn bản; có nhiều kinh nghiệm trong vận động quần chúng bảo vệ biên giới, giúp dân XĐ, GN, định canh định cư
Trang 32Một số nét về tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội:
Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 6.383,88 km2, độ phì nhiêu cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp có 135.527,45 ha, đất lâm nghiệp 358747,69 ha, đất chuyên dùng 17.975,66 ha, đất ở 4.888,66 ha
Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau
Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan
Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m
Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng
Về khí hâ ̣u, Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ chênh lệch trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và có băng hoặc tuyết rơi) Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 15độ C – 20
độ C (riêng Sa Pa từ 14 độ C – 16 độ C và không có tháng nào lên quá 200C), lượng mưa trung bình từ 1.800mm - >2.000mm Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ
23 độ C – 29 độ C, lượng mưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm [36]
Trang 33Về kinh tế: Giai đoạn 2011-2015, giá trị sản sản xuất ngành nông , lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh Lào Cai tiếp tục tăng trưởng nhờ từng bước khai thác tiềm năng đất đai , lao động, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ; cơ cấu kinh tế nội ngành có sự chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng trồng trọt giảm dần từ 67,9% năm
2010 xuống còn 57,1% năm 2015; tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 29,9% năm 2010 lên 40,9% năm 2015; dịch vụ nông nghiệp từ 2,2% năm 2010 còn 2% năm 2015
Sản xuất công nghiệp phát huy có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế về khai thác chế biến khoáng sản, đầu tư phát triển thuỷ điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản; đã tạo được cơ sở quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đưa Lào Cai từng bước trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim và hóa chất, phân bón của vùng và cả nước Nhiều dự án, nhà máy lớn chế biến sâu khoáng sản của địa phương: Apatit, sắt, đồng… đi vào hoạt động Tiềm năng về thủy điện được quan tâm đầu tư triển khai thực hiện, theo tiến độ đề ra Sản xuất công nghiệp và tiểu - thủ công nghiệp đang đà phát triển mạnh, giá trị sản xuất ngành công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) đạt 7.403 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so năm 2010, bằng 145% so KH Cơ cấu nội ngành công nghiệp cũng có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khai thác, tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến
Thương mại phát triển mạnh đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn; đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa Tổng mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ
và doanh thu dịch vụ năm 2015 đạt trên 14.892 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so năm
2010, bằng 117% so KH; tốc độ bình quân trên 20%/năm
Đến hết năm 2015, đã thu hút trên 600 đơn vị doanh nghiệp trong tỉnh cũng như nhiều doanh nghiệp ngoài tỉnh tham gia sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Lào Cai Giá trị hàng hóa XNK theo xu hướng tăng lên hàng năm, năm 2015 đạt 2.144,3 triệu USD; gấp 2,6 lần so với năm 2010 (822 triệu USD), bằng 120% so KH; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 21,1%, tăng 2,6% so với giai đoạn trước (18,5%) Hoạt động xuất, nhập khẩu đã đóng góp quan trọng vào tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn với tốc độ tăng thu bình quân 5 năm 2011-2015 đạt khoảng 30%
Trang 34Hoạt động du lịch thu được nhiều kết quả, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động địa phương; các cơ sở phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn cơ bản đáp ứng được yêu cầu của du khách; năm 2015, đón trên 2.091 nghìn lượt khách, gấp 2,2 lần năm 2010; doanh thu du lịch đạt 4.675 tỷ đồng, gấp 5,7 lần
so năm 2010
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai được duy trì ổn định Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2018 đạt 10,23% Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực: Giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thủy sản (giảm 0,5% so với năm 2017), tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (tăng 1,55% so với năm 2017) và dịch
vụ (giảm 0,64% so với năm 2017) Cụ thể kết quả thực hiện của các ngành, lĩnh vực như sau:
* Sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn
a) Trồng trọt: Trong tháng 12 các địa phương tập trung chăm sóc, thu hoạch cây trồng vụ Đông; chuẩn bị giống, vật tư và các điều kiện cho sản xuất vụ Xuân năm 2019 Năm 2018, sản xuất lương thực được mùa, diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng cây trồng đều đạt và vượt KH và tăng so với năm 2017 Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2018 đạt 325.410 tấn (tăng 20.066 tấn so năm 2017), bằng 104,3% KH, tăng 6,57% CK
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiếp tục được đẩy mạnh triển khai, diện tích đạt 1.953 ha, bằng 101,2% so KH, tăng 58,8% so năm 2017; diện tích sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao đạt 12.851 ha, tăng 65,5% so năm 2017
- Cây chè: Trồng mới 318,5 ha, (huyện Bát Xát 40ha, Bảo Yên 63,1 ha, Mường Khương 215,4 ha), đạt 102,7 % KH
- Cây vụ Đông: Gieo trồng đạt 10.120 ha, bằng 101,2% KH, 119,5% so CK (ngô đông: 1.509,5 ha, rau, đậu các loại: 6.826 ha, dược liệu: 188,3 ha, cây thức ăn gia súc: 526 ha, khoai tây: 330,7 ha, khoai lang: 575,6 ha, hoa: 14 ha, cây trồng khác: 150 ha)
Trang 35b) Chăn nuôi: Tháng 12 chăn nuôi tại các địa phương phát triển ổn định , không phát sinh dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc , gia cầm; Giá lợn siêu nạc giao đô ̣ng từ 45.000-50.000 đồng/kg; giá lợn đen bản địa 52.000 - 60.000đồng/kg
Nhìn chung năm 2018, trên địa bàn tỉnh chăn nuôi phát triển thuận lợi, không
có dịch bệnh lớn xảy ra Tổng đàn gia súc đạt 672.166 con, tăng 0,4% so KH và 1,07% so CK, tổng đàn gia cầm đạt 4,008 triệu con, tăng 1,5% so vớ i KH và 20,6%
so CK Sản lượng thịt xuất chuồng đạt 62.579 tấn, tăng 4,3% so KH và 4,6% so CK
c) Lâm nghiệp:
Trồng rừng trong tháng 12 đạt 1.495 ha, lũy kế năm 2018 trồng 7.540 ha, đạt 125,7% KH (Rừng phòng hộ, đặc dụng 288 ha, rừng sản xuất 4.212 ha, trồng lại rừng 1.517,3 ha và dân tự trồng 1.522,7 ha); diện tích rừng được khoán và bảo vệ 175.054
ha đạt 100% kế hoạch; rừng được khoanh nuôi tái sinh 6.650 ha, đạt 100% so KH
Công tác phòng, chống cháy rừng được thực hiện tốt, kết hợp với thời tiết thuận lợi (mưa nhiều) nên năm 2018 không xảy ra cháy rừng Công tác kiểm tra các điểm khai thác, chế biến lâm sản, kiểm soát vận chuyển lâm sản, bảo vệ rừng được tăng cường Trong tháng 12, phát hiện và xử lý 15 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, lũy kế năm 2018 phát hiện, xử lý 173 vụ, giảm 69 vụ (giảm 29%) so năm 2018
d) Phát triển nông thôn:
UBND tỉnh quyết định phê duyệt 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018, vượt KH 01 xã (gồm: Xã Làng Giàng, Tân An, huyện Văn Bàn; xã Mường Hum, Bản Xèo, huyện Bát Xát; xã Bản Mế, Cán Cấu, huyện Si Ma Cai; xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng; xã Tả Phìn, huyện Sa Pa; xã Thanh Bình, huyện Mường Khương) Như vậy, hết năm 2018 tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh là 44/143 xã, đạt 30,8%
Năm 2018, chương trình xây dựng nông thôn mới được các cấp, các ngành tích cực chỉ đạo thực hiện Tiếp tục duy trì các tiêu chí tại các xã đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh triển khai thực hiện các phong trào xây dựng nông thôn mới theo hướng thực chất, bền vững và toàn diện hơn, kết quả nổi bật là: Toàn tỉnh đã thi công được 816,35/784,85 km đạt 103,04% KH, tăng
55 km so năm 2017; Xây dựng 9.678/9.750 nhà tiêu hợp vệ sinh, 3.465/3.363
Trang 36chuồng trại gia súc hợp vệ sinh, 162/56 mô hình nhà sạch vườn đẹp, Công tác vận động tham gia hỗ trợ thực hiện Chương trình nông thôn mới đạt được kết quả tốt, năm 2018 đã vận động quyên góp được 13,8 tỷ đồng, 340.000 m2 đất; 266.000 công lao động và nhiều hiện vật khác
Về sắp xếp dân cư: Trong tháng sắp xếp được 03 hộ, lũy kế 221 hộ, đạt 100% KH; trong đó: sắp xếp dân cư xen ghép 135 hộ, ổn định tại chỗ 86 hộ
e) Tình hình thiên tai: Công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai năm
2018 đã được các địa phương đã chủ động thực hiện và khắc phục theo phương châm 4 tại chỗ Tuy nhiên, do diễn biến thời tiết bất thường dông lốc, mưa lũ, sạt lở đất cũng đã gây thiệt hại về người , thiệt hại về nhà cửa, tài sản, hoa màu của nhân dân, hạ tầng giao thông, công trình công cộng, ; tổng thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2018 khoảng 700 tỷ đồng
* Sản xuất công nghiệp
Tháng 12, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì ổn định, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) đạt 2.204 tỷ đồng, luỹ kế năm
2018 đạt 29.043 tỷ đồng, bằng 105,5% so với kế hoạch, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 18%, công nghiệp điện nước tăng 12%, trong khi công nghiệp khai thác giảm mạnh gần 40% Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp tăng so CK như: Phốt pho vàng (tăng 32,7%); Phôi thép (tăng 24,9%); Xi măng (tăng 41,7%); Cao lanh (tăng 10,5%); Điện thương phẩm (tăng 14%);
Trong năm 2018 có thêm 07 dự án thủy điện hoàn thành phát điện, nâng tổng
số nhà máy thủy điện hoàn thành đi vào hoạt động toàn tỉnh là 49 dự án, phát điện với tổng công suất lắp máy 855,9 MW
* Thương mại, dịch vụ
a) Hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa:
Trong tháng 12, hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi động, các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đã được các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quan tâm khai thác và dự trữ Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu
Trang 37dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 12 ước đạt 2.200 tỷ đồng tăng 1,6% so với tháng trước, lũy kế năm 2018 đạt 23.238 tỷ đồng, tăng 13,5 % so CK
Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường sắt vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao Các mặt hàng XNK chính vẫn tiếp tục tăng so với tháng trước và tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017, đặc biệt là các mặt hàng nông sản Tổng giá trị hàng hóa XNK tháng 12 đạt 316,4 triệu USD tăng 42,6% so với tháng trước, lũy kế năm 2018 đạt 3,010 tỷ USD, bằng 103,8% KH, tăng 14,3% so với CK
Công tác quản lý thị trường: Lực lượng quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa; tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng và địa phương liên quan kiểm soát nhằm ngăn chặn, phòng chống buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới Trong năm 2018, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra 2.877 vụ; phát hiện và xử lý 685 vụ (chiếm 23,8% tổng số vụ) với tổng giá trị xử phạt 5.754 tỷ đồng
b) Du lịch: Năm 2018 hoạt động du lịch duy trì tăng trưởng Hệ thống lưu trú phát triển; các sản phẩm du lịch được đa dạng hóa, chất lượng hơn với một số sản phẩm mới đặc sắc kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa, thể thao; đẩy mạnh việc khai thác các di sản văn hóa và duy trì các hoạt động lễ hội tại các địa phương phát triển thành sản phẩm du lịch Tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai năm 2018 đạt 4,247 triệu lượt khách, bằng 106,2% KH, tăng 21,2% so CK Tổng doanh thu du lịch đạt 13.406,37 tỷ đồng, bằng 111,7% KH, tăng 42% so CK
c) Dịch vụ bưu chính, viễn thông: Mạng lưới dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân và công tác quản lý của các cơ quan, đơn vị Tỷ lệ thuê bao internet/100 dân đạt 11,5 thuê bao, bằng 106% KH Dịch vụ công nghệ thông tin phát triển, ứng dụng khá mạnh mẽ trong các lĩnh vực
d) Hoạt động vận tải: Cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa của nhân dân Tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 12 đạt 346 tỷ đồng, lũy kế 3.697 tỷ đồng, tăng 17,3% so CK Vận chuyển hành khách ước đạt 1.535,3 nghìn lượt khách, lũy kế 17.968 nghìn lượt, tăng 6,24%
Trang 38so CK Vận tải hàng hoá ước đạt 889 nghìn tấn, lũy kế 9.851 nghìn tấn, tăng 14,3%
so CK
* Tài chính, thanh toán vốn đầu tư XDCB; tín dụng và giá cả thị trường
a) Thu, chi ngân sách: Năm 2018, công tác thu ngân sách trên địa bàn tỉnh được triển khai quyết liệt, số thu đến hết ngày 31/12 đạt 8.368 tỷ đồng, bằng 107,3% dự toán HĐND tỉnh giao (bằng 148,3% dự toán Trung ương giao), trong đó: Thu thuế, phí và thu khác 4.643 tỷ đồng, đạt 101,5% dự toán; thu tiền sử dụng đất 1.080 tỷ đồng, đạt 108% dự toán; thu từ XNK 2.305 tỷ đồng, đạt 128,1% tự toán Tổng thu ngân sách địa phương 12.698 tỷ đồng, đạt 102,3% dự toán; Tổng chi ngân sách địa phương đạt 12.537 đạt 102,3% dự toán (không tinh số thu, chi chuyển nguồn năm 2017) Chi ngân sách đáp ứng các nhiệm vụ, đảm bảo các chế độ chính sách và hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị
b) Thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2016, 2017 được phép chuyển nguồn sang năm 2018: Kết quả thực hiện đến ngày 31/12/2018 đạt 393,431 tỷ đồng, bằng 96 % KH
Số vốn còn lại chưa giải ngân: 14,348 tỷ đồng, gồm: 8,749 tỷ đồng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh; 5,649 tỷ đồng thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ về thời hạn thanh toán
Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2018: Tổng các nguồn vốn giao 4.363 tỷ đồng, giải ngân đến 31/12/2018 đạt 3.490 tỷ đồng, bằng 80%KH Số vốn còn lại chưa giải ngân 873 tỷ đồng, gồm: 173 tỷ đồng tiếp tục giải ngân đến 31/01/2019; 700 tỷ đồng
sẽ đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thực hiện sang năm 2019
c) Hoạt động tín dụng: Tổng nguồn vốn huy động đến hết tháng 12 đạt 47.795 tỷ đồng, tăng 3.661 tỷ đồng (+8,3%) so với 31/12/2017 Dư nợ tín dụng 45.599 tỷ đồng, tăng 2.895 tỷ đồng (+6,78%) so với 31/12/2017 Tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng thương mại ở mức an toàn 1,09%
d) Giá cả một số mặt hàng: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 0,03%
so với tháng trước, tăng 3,94% so với tháng 12/2017, bình quân cả năm tăng 3,24%
so CK năm trước
* Thu hút đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế:
Trang 39a) Thu hút đầu tư: Năm 2018 cấp mới quyết định đầu tư cho 27 dự án với tổng vốn đăng ký là 4.286 tỷ đồng, giảm 26 dự án và giảm 4.775 tỷ đồng vốn đăng
ký Không có dự án FDI được cấp mới; đến thời điểm hiện tại có 23 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 549,6 triệu USD
b) Phát triển các thành phần kinh tế:
Năm 2017 thực hiện cấp mới đăng ký doanh nghiệp tổng doanh nghiệp đăng
ký thành lập mới là 375 doanh nghiệp (giảm 8,5% so CK), tổng vốn đăng ký 3.832
tỷ đồng;
Tổng số hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh hiện có 398 hợp tác xã, tăng 28 HTX so với năm 2017; Tổng số trang trại là 552 trang trại, tăng 67 trang trại so năm 2017; Làng nghề nông thôn được duy trì và phát triển với 17 nghề truyền thống, 11 làng nghề, 20 làng nghề truyền thống tăng 02 làng nghề so với CK Các nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được công nhận tập trung vào các nghề như thêu dệt thổ cẩm, nấu rượu, mây tre đan và chế biến thực phẩm, rèn đúc
Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư và liên tục cải thiện qua các năm, đặc biệt là kết cấu hạ tầng cho phát triển vùng cao, vùng nông thôn và phát triển vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, góp phần tích cực vào quá trình xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Đã phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành trung ương hoàn thành đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cải tạo nâng cấp QL4E, thực hiện nâng cấp đường sắt Yên Viên - Lào Cai, hoàn thiện các điều kiện, thủ tục để khởi động dự án đường nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa; nghiên cứu xây dựng Cảng hàng không Lào Cai Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính hiện đại của tỉnh, chỉnh trang khu đô thị cũ và hoàn thành việc di chuyển toàn bộ các cơ quan hành chính sự nghiệp của tỉnh về khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường; tháng 11 năm 2014, thành phố Lào Cai đã được công nhận là đô thị loại II Hoàn thành cầu Phố Lu, cầu Giang Đông, nhà văn hóa Trung tâm, sân vận động trung tâm, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm trưng bày ngoài trời Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu tại Cửa khẩu quốc
tế Lào Cai và các cửa khẩu phụ, Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành, hạ tầng
kỹ thuật và xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp Đông Phố Mới, Tằng Loỏng,
Trang 40khu vực Kim Tân thành phố Lào Cai; hạ tầng kỹ thuật sau kè sông Hồng đoạn từ cầu Cốc Lếu đến cầu Phố Mới…; tăng cường đầu tư hạ tầng thiết yếu đô thị huyện
Sa Pa, Văn Bàn, Mường Khương tạo nên hệ thống đô thị miền núi Hoàn thành nâng cấp 296 km đường tỉnh lộ, 539 km đường đến trung tâm xã, 2.476 km đường giao thông nông thôn… [35]
Về tình hình chính trị - xã hội: Toàn tỉnh có 1 thành phố Lào Cai và 8 huyện
là Sa Pa, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc
Hà, với 164 xã, phường, thị trấn Tỉnh Lào Cai được chia làm 3 khu vực: Khu vực I
là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi Khu vực II là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn Khu vực III là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Tỉnh có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống Với những điều kiện thuận lợi , Lào Cai sở hữu nhiều nguồn lực để phát triển toàn diện
2.2 Thực tiễn tham gia xóa đói, giảm nghèo của bộ đội địa phương tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2010 – 2018
Tình hình đói, nghèo ở Lào Cai hiện nay:
Giai đoạn 2016-2020, chuẩn nghèo thực hiện theo Quyết định số TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể
1614/QĐ-“Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều”; theo đó tỷ lệ hộ nghèo đầu giai đoạn (năm 2016) trên địa bàn tỉnh Lào Cai ước 38% tương đương trên 50.000 hộ nghèo và khoảng 20.000 hộ cận nghèo, trong đó hộ nghèo có xu hướng tập trung rõ rệt vào vùng nông thôn, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số [39, tr 1]
Năm 2018, toàn tỉnh giảm được 8.382 hộ nghèo, tỷ lệ giảm nghèo tương ứng là 5,56%, vượt KH Hộ nghèo còn lại là 27.346 hộ, chiếm tỷ lệ 16,25%; tổng số hộ cận nghèo là 19.680 hộ, chiếm tỷ lệ 11,69% Các cấp, các ngành đã huy động sự đóng góp của cộng động và thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, các đối tượng xã hội, gia đình nghèo [38]
Tuy có sự phát triển về kinh tế xã hội đáng kể trong thời gian qua, song trên thực tế đời sống của nhiều bà con gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào các dân