1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện hệ tổ chức thông tin kế toán trong chu trình thu viện phí tại bệnh viện tai mũi họng thành phố hồ chí minh

107 179 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện hệ tổ chức thông tin kế toán trong chu trình thu viện phí tại bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI VĂN DƯƠNG

TP Hồ Chí Minh - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện hệ tổ chức thông tin kế toán trong chu trình thu viện phí tại bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh”

là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân Số liệu và thông tin trong luận văn

có nguồn gốc rõ ràng và trung thực Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác

TP.HCM, ngày 22 tháng 05 năm 2019

Tác giả

Trần Bích Phương

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

TÓM TẮT

ABSTRACT

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG 5

1.1 Đặc điểm của bệnh viện công lập 5

1.1.1 Khái niệm bệnh viện công lập …5

1.1.2 Đặc trưng của các bệnh viện công lập 5

1.2 Khái quát về Bệnh viện Tai Mũi Họng - Thành phố Hồ Chí Minh 6

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Bệnh viện Tai Mũi Họng - Thành phố Hồ Chí Minh 6

1.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý Bệnh viện Tai Mũi Họng - Thành phố Hồ Chí Minh……….6

1.2.3 Đặc điểm hoạt động của Bệnh viện Tai Mũi Họng 8

1.2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 10

Trang 5

1.3 Sự cần thiết của việc tổ chức thông tin kế toán trong chu trình thu viện phí tại

bệnh viện 12

1.3.1 Chức năng của chu trình thu viện phí 12

1.3.2 Mối quan hệ giữa các bộ phận trong chu trình thu viện phí 12

1.3.3 Tổ chức thông tin kế toán hoạt động xác định viện phí 15

1.3.4 Tổ chức thông tin kế toán hoạt động thu viện phí 17

1.3.5 Tổ chức thông tin kế toán hoạt động báo cáo viện phí 18

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 23

2.1 Đề tài nghiên cứu nước ngoài 23

2.2 Đề tài nghiên cứu trong nước 26

CHƯƠNG 3 KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG 30

3.1 Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết 30

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu 30

3.1.2 Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết 30

3.2 Dự đoán nguyên nhân 48

CHƯƠNG 4 KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN 51

4.1 Kiểm chứng nguyên nhân 51

4.1.1 Phương pháp nghiên cứu 51

4.1.2 Thu thập dữ liệu 51

4.1.3 Mục tiêu khảo sát 51

4.1.4 Nội dung khảo sát 51

4.1.5 Phương pháp khảo sát 52

4.2 Kết quả nghiên cứu 52

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 66

5.1 Giải pháp hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong chu trình thu viện phí tại bệnh viện tai mũi họng 66

5.1.1 Giải pháp tổ chức ứng dụng CNTT vào công tác kế toán 66

5.1.2 Giải pháp xây dựng bộ mã các đối tượng 67

5.1.3 Giải pháp xây dựng quy trình chuẩn 70

5.1.4 Giải pháp đề xuất bổ sung biểu mẫu báo cáo 76

Trang 6

5.2 Kế hoạch hành động 77

KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang 7

KCB : Khám chữa bệnh KSNB : Kiểm soát nội bộ KTTT : Kế toán thanh toán SXKD : Sản xuất kinh doanh TCKT : Tài chính kế toán

TMH : Tai Mũi Họng TTKT : Thông tin kế toán

Trang 8

5.3 Cấu trúc mã y tế được đề xuất theo định hướng

5.4 Quy trình thu nộp viện phí bệnh nhân ngoại trú

5.5 Quy trình thu nộp viện phí bệnh nhân nội trú

5.6 Quy trình thu nộp và kiểm soát viện phí hàng ngày 5.7 Kế hoạch hành động

Trang 9

1.4 Mối quan hệ giữa các bộ phận trong điều trị nội trú

1.5 Sơ đồ dòng dữ liệu của chu trình thu viện phí

3.1 Sơ đồ mô tả nghiệp vụ viện phí ngoại trú

3.2 Sơ đồ mô tả nghiệp vụ viện phí nội trú

3.3 Mô hình tổng thể hệ thống ngoại trú

3.4 Mô hình tổng thể hệ thống nội trú

3.5 Giao diện màn hình tiếp nhận bệnh nhân

3.6 Giao diện xác nhận viện phí nội trú

3.7 Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú

3.8 Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh nội trú

3.9 Quy trình luân chuyển chứng từ viện phí ngoại trú

3.10 Quy trình luân chuyển chứng từ viện phí nội trú

3.11 Bảng kê dịch vụ y tế nội trú theo số hoá đơn

3.12 Bảng kê thanh toán thu tạm ứng nội trú

3.13 Bảng kê thanh toán chi viện phí nội trú

3.14 Sổ cái tài khoản 5311-Doanh thu dịch vụ y tế (viện phí)

3.15 Giao diện màn hình báo cáo viện phí ngoại trú, nội trú, BHYT 3.16 Danh sách đề nghị thanh toán chi phí KCB ngoại trú

4.1 Bảng kê viện phí tổng hợp

4.2 Thông tin khám bệnh

4.3 Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú

4.4 Báo cáo chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú, BHYT 5.1 Mô hình liên kết giữa các phân hệ chính

Trang 10

Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong chu trình thu viện phí tại bệnh viện Tai Mũi Họng Từ đó, tác giả thấy việc tổ chức thông tin kế toán trong chu trình thu viện phí tại đơn vị tuy đã đáp ứng được yêu cầu về cung cấp thông tin kế toán trung thực, khách quan nhưng vẫn chưa được tích hợp đồng bộ cơ sở

dữ liệu dùng chung gây khó khăn trong quá trình báo cáo tổng hợp Phần mềm giải pháp tổng thể bệnh viện FPT e.Hospital còn mang tính hình thức trong việc trình bày báo cáo và cung cấp thông tin quản lý nội bộ Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng tại đơn vị, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kế hoạch hành động nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong chu trình thu viện phí tại Bệnh viện

Từ khóa: Hệ thống thông tin kế toán, bệnh viện, viện phí

Trang 11

ABSTRACT

AIS in medical billing process at hospital is a necessary and indispensable

work to remain hospital’s transaction However, effective and scientific

management the AIS in medical billing process is not such a simple task due to the variety of payment, patients, governmental and hospital regulations as well as arising problems So, AIS in medical billing process needs to be improved to meet the need of information, therefore, facilitate the management process

Thesis has used quantitative study to find out the reality about AIS in medical billing process in Ear Nose Throat Hospital By which, I personally think that, even though the AIS in medical billing process has accurately and objectively met the information needs, the system has not been able to synchronize the general data base, which leads to several difficulties in general report process Hospital general-solution program is conceptual during report presentation and internal information provision, still Based on theorical research and hospital practice, the thesis has suggested several solutions and plans to perfect the AIS in medical billing process

Key words: AIS, hospital, medical billing

Trang 12

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đảng khẳng định con người là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của đất nước; mà sức khỏe là cái gốc của mỗi con người vì vậy đầu tư cho sức khoẻ và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe là đầu tư cho sự phát triển đất nước Để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới y tế, xây dựng hệ thống các bệnh viện khắp cả nước Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, chuyên môn hóa ngành y tế với việc triển khai các kỹ thuật y tế như chụp CT, cộng hưởng từ, cấy điện ốc tai thì bệnh viện đã trở thành một đơn vị hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi phải tổ chức và quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Ngày nay, cơ chế thị trường đã tác động đến hoạt động của bệnh viện vì thế việc tổ chức và quản lý giúp bệnh viện hoạt động tốt

là rất quan trọng

Thực hiện Nghị định 85/2012/NĐ-CP quy định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập, buộc các bệnh viện phải chủ động hơn trong hoạt động quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính Trong đó, theo cơ chế tự chủ thì nguồn kinh phí thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp hàng năm có tỷ trọng giảm dần trong khi nguồn thu từ viện phí và Bảo hiểm y tế là nguồn thu chủ yếu cho Bệnh viện Vì vậy, việc quản lý nguồn thu từ viện phí và Bảo hiểm y tế của hệ thống y tế như thế nào để đảm bảo xác định viện phí, thu viện phí và báo cáo viện phí cho phù hợp, hiệu quả, tính đủ, tính đúng và tính kịp thời chi phí của từng người bệnh là rất quan trọng Tuy nhiên, hiện nay nguồn thu này vẫn còn nhiều bất cập như các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân chưa được tính đúng, tính đủ, xác định sai viện phí, sai đối tượng BHYT, tình hình bệnh nhân trốn viện, bỏ về, bệnh nhân nghèo không có BHYT vẫn còn xảy ra làm thất thu viện phí, công tác quản lý bệnh nhân BHYT tại bệnh viện cũng như quản lý chi phí khám chữa bệnh BHYT của cơ quan BHYT chưa được chặt chẽ, thiếu tính chuyên

Trang 14

nghiệp Đây cũng là yếu tố then chốt nhằm tăng nguồn thu nhưng vẫn đảm bảo được tính minh bạch, công bằng về tài chính y tế Những năm vừa qua, Bệnh viện Tai Mũi Họng đã có sự thay đổi trong họat động và mô hình quản lý Đơn vị đã cơ cấu lại bộ máy tổ chức, nâng cao công tác quản lý và đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao vai trò của TTKT Tuy nhiên, việc tổ chức TTKT nói chung và tổ chức TTKT trong chu trình thu viện phí nói riêng tại bệnh viện còn hạn chế khi đổi sang

cơ chế quản lý mới TTKT vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý Thực tế, Bệnh viện đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sử dụng phần mềm giải pháp quản

lý tổng thể bệnh viện FPT e.Hospital từ năm 2015 nhưng mới chỉ phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh là chủ yếu, còn tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp thì sử dụng một phần mềm kế toán riêng (phần mềm IMAX 8.0) mà chưa được tích hợp lại trong cùng một hệ thống thông tin quản lý thống nhất Chính vì đơn vị sử dụng hai phần mềm độc lập vì vậy số liệu kế toán không có tính kế thừa, chưa có sự liên kết cao giữa các bộ phận, khoa phòng dẫn đến công việc còn chồng chéo, tốn thời gian nhân lực, vật lực, khó khăn trong công tác kiểm tra, đối chiếu, giám sát các nguồn thu này Vì viện phí là nguồn thu chính của bệnh viện nên việc

tổ chức TTKT chu trong trình thu viện phí tại đơn vị cần phải hoàn thiện trong việc tích hợp hai phần mềm kế toán giúp số liệu kế toán có tính kế thừa nhằm đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ quản trị một cách hiệu quả

Xuất phát từ vấn đề trên, tôi đã chọn thực hiện đề tài: “Hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong chu trình thu viện phí tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh”

Trang 15

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu để xác định nguyên nhân của việc sử dụng phần mềm kế toán

và phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện riêng biệt tại đơn vị trong chu trình thu viện phí

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện TTKT trong chu trình

thu viện phí tại bệnh viện TMH Thành phố Hồ Chí Minh

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức TTKT trong chu trình thu viện phí

5 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Để phân tích đánh giá thực trạng tổ chức TTKT trong chu trình thu viện phí tại bệnh viện TMH Tác giả tiến hành phỏng vấn

kế toán tổng hợp; thu thập số liệu từ phòng TCKT và các khoa phòng chuyên môn Dựa vào việc thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả có thể rút ra kết luận về thực trạng công tác tổ chức TTKT trong chu trình thu viện phí đã đáp ứng nhu cầu thông tin như thế nào

- Phương pháp thống kê và phân tích số liệu để đánh giá thực trạng tổ chức TTKT trong chu trình thu viện phí tại bệnh viện

Trang 16

6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu

Đưa ra nhận xét về TTKT tại bệnh viện Tai Mũi Họng; Từ đó đưa những giải pháp cơ bản hoàn thiện TTKT trong chu trình thu viện phí tại bệnh viện Tai Mũi Họng

Trang 17

CHƯƠNG 1 PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TẠI BỆNH VIỆN

TAI MŨI HỌNG

1.1 Đặc điểm của bệnh viện công lập

1.1.1 Khái niệm bệnh viện công lập

Bệnh viện công lập là những bệnh viện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước Là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu với chức năng là cung cấp dịch vụ công về y tế cho người dân, đồng thời thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về y tế

1.1.2 Đặc trưng của các bệnh viện công lập

- Là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, nguồn tài chính hoạt động chủ yếu

Trang 18

1.2 Khái quát về Bệnh viện Tai Mũi Họng - Thành phố Hồ Chí Minh

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Bệnh viện Tai Mũi Họng - Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 12/5/1986 Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số: 60/QĐ-UB của UBND thành lập Trung tâm Tai Mũi Họng

Ngày 26/8/2002, Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định

số 3497/QĐ-UB đổi tên Trung tâm Tai Mũi Họng thành Bệnh viện Tai Mũi Họng, trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 16/7/2008, Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định

số 3054/QĐ-UBND về việc xếp Hạng I cho Bệnh Viện Tai Mũi Họng trực thuộc Sở

Phó Giám đốc có trách nhiệm phụ giúp giám đốc, chịu trách nhiệm về việc

được phân công

Bệnh viện có sáu phòng chức năng và 10 khoa Mỗi khoa, phòng có 1 Trưởng khoa/phòng phụ giúp ban giám đốc trong công tác quản lý

Trang 19

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức

(Nguồn: Phòng Tổ chức, Bệnh viện Tai Mũi Họng)

Trang 20

1.2.3 Đặc điểm hoạt động của Bệnh viện Tai Mũi Họng

Trong công tác kiện toàn và phát triển tổ chức, bệnh viện đã triển khai thêm nhiều phòng khám phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân Bệnh viện cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp Hội đồng bệnh nhân toàn viện để ghi nhận các phản ánh của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân Trong năm qua, bệnh viện

đã mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ nhân viên về đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh để nâng cao tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân

Bên cạnh những thành công, Bệnh viện TMH cũng gặp không ít thách thức khó khăn trong hoạt động như tình trạng nhân lực chưa đầy đủ và không đồng bộ, tình hình tài chính có khó khăn trong thanh quyết toán BHYT và triển khai giá dịch vụ mới

Các chỉ tiêu so với kế hoạch đều đạt và vượt so với cùng kỳ Giường kế hoạch: 850 giường, thực kê: 972 giường, số giường kế hoạch của năm 2018 đã được điều chỉnh tăng thêm và tương đối phù hợp với thực tế phát triển của bệnh viện Tổng số lần khám bệnh: 386.768 lượt, tăng 2,08% so với năm 2017 (378.880 lượt) Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú: 54.280 lượt, tăng 8,46% so với năm 2017 (50.047 lượt) Công suất sử dụng giường bệnh: 117,6% (so với

850 giường KH), đạt chỉ tiêu so với kế hoạch năm (100%), tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2017 (112,1% so với 800 giường KH)

Bình quân hàng ngày, bệnh viện khám cho khoảng 1.455 lượt bệnh nhân

Số lượng bệnh nhân nội trú và ngoại trú của bệnh viện đang tăng dần theo hàng năm, phản ánh sự tin tưởng của bệnh nhân vào khả năng của bệnh viện Kết quả thực hiện các chỉ tiêu được nêu trong Bảng 1.2

Trang 21

Các chỉ số Năm 2018 Năm 2017 % tăng,

giảm Các chỉ số tổng quát

Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú 54.280 50.047 ↑ 8,46 Tổng số ngày điều trị nội trú 364.949 327.252 ↑ 11,52 Ngày điều trị trung bình của 1 6,7 6,5 ↑ 0,2 bệnh nhân

Công suất sử dụng giường bệnh 117,6 112,1 ↑ 5,5

Bảng 1.1 Kết quả thực hiện chỉ tiêu năm 2018

(Nguồn: Phòng KHTH, Bệnh viện Tai Mũi Họng)

Trang 22

Phó trưởng phòng

Bộ phận thu Phó trưởng phòng

1.2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện Tai Mũi Họng

(Nguồn: Phòng TCKT, Bệnh viện Tai Mũi Họng)

Kế toán viện phí, BHYT

Thu viện phí nội trú

Thu viện phí ngoại trú Trưởng phòng Tài chính kế toán

Thủ quỹ

Trang 23

Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện Tai Mũi Họng theo mô hình tập trung Với mô hình này, kế toán viên được phân chia thành các bộ phận kế toán theo phần hành Mỗi kế toán sẽ chịu trách nhiệm từng phần hành kế toán riêng, kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu từ các kế toán phần hành gửi lên để lập báo cáo tài chính

Mọi chứng từ phát sinh được tập hợp cho bộ phận kế toán Các kế toán viên tiếp nhận chứng từ kiểm tra tính đúng đắn của chứng từ, lập chứng từ kế toán và trình kế toán trưởng xem xét, ký duyệt từ lãnh đạo, sau đó chứng từ sẽ được lưu đến cuối kỳ kế toán Phòng TCKT là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt động TCKT của bệnh viện Nhiệm vụ, chức năng của bộ máy kế toán:

- Căn cứ vào chế độ, chính sách hiện hành và kế hoạch công tác của bệnh viện, lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi của bệnh viện và tổ chức thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt

- Tổ chức và quản lý chặt chẽ công tác thu viện phí và các khoản thu khác theo quy định

- Tổ chức, xây dựng định mức chi tiêu cho mỗi hoạt động của đơn vị

- Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị theo đúng quy định hiện hành Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiền lương, tài sản, vật tư và các chế độ chính sách kịp thời, chính xác Hướng dẫn, giám sát công tác kế toán, chế độ thu chi của đơn vị

- Định kỳ tiến hành báo cáo quyết toán, kiểm kê, tổng kết tài sản

- Bảo quản và lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách kế toán đúng theo quy định

- Tổng hợp số liệu đồng thời phân tích kết quả hoạt động của đơn vị

Trang 24

1.3 Sự cần thiết của việc tổ chức thông tin kế toán trong chu trình thu viện phí tại bệnh viện

1.3.1 Chức năng của chu trình thu viện phí

Chu trình thu viện phí có chức năng chính là kế thừa các dữ liệu về tình hình sử dụng thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật sử dụng để điều trị cho người bệnh

đã ghi nhận trong chu trình khám và điều trị nhằm xác định chính xác số viện phí mỗi bệnh nhân phải nộp và thu tiền viện phí

Mục tiêu chủ yếu của chu trình thu viện phí là phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các bộ phận trong việc thu viện phí, theo dõi tạm ứng, hoàn ứng và thanh toán viện phí

1.3.2 Mối quan hệ giữa các bộ phận trong chu trình thu viện phí

Bộ phận kế toán trong chu trình thu viện phí có nhiệm vụ ghi nhận, phân tích, xử lý lưu trữ nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sự biến động của từng đối tượng bệnh, theo dõi tình hình thu phí, tạm ứng, hoàn trả, … cung cấp các thông tin cho nhà quản trị thông qua báo cáo

Theo đó khi bệnh nhân vào bệnh viện khám, mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận khác trong khâu khám bệnh tại phòng khám được mô tả như hình 1.3 Nếu bệnh nhân được chỉ định điều trị ngoại trú thì chu trình thu viện phí kết thúc khi bệnh nhân nhận đơn thuốc và lịch hẹn tái khám của bác sĩ

Trang 25

Hình 1.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận trong điều trị ngoại trú

(Nguồn: Phòng TCKT, Bệnh viện Tai Mũi Họng)

Kết luận

Khám bệnh

Tiếp đón

Mua

phiếu

khám

Thực hiện các DVKT

Chỉ định các DVKT

Bộ phận khám bệnh

Bộ phận đón tiếp

Bộ phận

thu VP

CÁC KHOA CẬN LÂM SÀNG

PHÒNG KHÁM

KẾ TOÁN

Điều trị ngoại trú

Nhập viện

Thủ quĩ

Kế toán tiền mặt

Trang 26

PHÒNG MỔ

CÁC KHOA CẬN LÂM SÀNG

Còn khi bệnh nhân được chỉ định nhập viện, mối quan hệ cụ thể về chức năng giữa bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng trong khâu điều trị nội trú cho đến khi bệnh nhân ra viện được mô tả như Hình 1.4

Hình 1.4 Mối quan hệ giữa các bộ phận trong điều trị nội trú

(Nguồn: Phòng TCKT, Bệnh viện Tai Mũi Họng)

HỒI SỨC CẤP CỨU

Bộ phận thu VP

Thống kê chi phí

BS điều trị

Thực hiện các DVKT

Ra viện

Tạm ứng viện phí

Chỉ định các DVK

T

Thủ quĩ

Kế toán tiền mặt

Trang 27

1.3.3 Tổ chức thông tin kế toán hoạt động xác định viện phí

Chu trình thu viện phí là một chu trình phức tạp liên quan đến rất nhiều các

bộ phận chức năng trong bệnh viện, cho phép theo dõi thông tin người bệnh vào điều trị tại bệnh viện cho đến khi thực hiện y lệnh điều trị, các dữ liệu thu được từ quy trình như thông tin về quá trình điều trị của bệnh nhân, thông tin về tình hình sử dụng thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật,… đã sử dụng để điều trị cho bệnh nhân được ghi nhận trong chu trình khám và điều trị nhằm xác định viện phí mỗi bệnh nhân phải nộp và thực hiện thu tiền viện phí

Việc tổ chức TTKT hoạt động xác định viện phí trong chu trình này liên quan đến các khâu như tiếp nhận bệnh nhân, khám chữa bệnh và cho chỉ định điều trị của bác sĩ, …

- Tiếp nhận thông tin bệnh nhân: (theo đối tượng % quyền lợi được hưởng

BHYT và không được hưởng BHYT)

Khi người bệnh đến khám sẽ được bộ phận tiếp nhận thực hiện đăng ký khám bệnh với các thông tin cá nhân cần thiết và tiền sử bệnh của bệnh nhân, sau

đó được chuyển đến các bộ phận tiếp theo để tiếp tục cập nhật, xử lý

- Xác định viện phí cho mỗi bệnh nhân:

Theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT về việc quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT và Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC về việc thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng thì việc xác định viện phí bao gồm:

+ Dịch vụ y tế sử dụng: chi phí về thuốc, dịch truyền, hoá chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế; chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; dịch vụ kỹ thuật; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ; chi phí phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật; chi phí tiền

Trang 28

lương ngạch bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập Riêng đối với một số loại thuốc, dịch truyền, hoá chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế chưa được tính vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BYT và máu, chế phẩm máu được thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua theo quy định của pháp luật

+ Giá thu một phần viện phí: Đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú, giá thu một phần viện phí được tính bằng số lần khám bệnh và những dịch vụ kỹ thuật mà bệnh nhân sử dụng Đối với bệnh nhân điều trị nội trú, giá thu một phần viện phí được tính theo ngày giường nội trú và các khoản chi phí thực tế bệnh nhân trực tiếp

sử dụng Đối với người bệnh khám chữa bệnh theo yêu cầu thì bệnh nhân sẽ thanh toán theo mức phí bệnh viện quy định có sự phê chuẩn của đơn vị quản lý cấp trên

và được niêm yết công khai tại đơn vị

+ Đối tượng nộp và miễn nộp một phần viện phí: Căn cứ theo Luật BHYT năm 2014 sửa đổi và Nghị định 105/NĐ- CP/2014 được quy định mức hưởng thẻ BHYT cho các đối tượng sau:

Bệnh nhân thanh toán gián tiếp: người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế được nhà nước thanh toán toàn phần và thanh toán một phần chi phí (BHYT 100%, 95%, 80%), trẻ em dưới 6 tuổi, các dịch vụ kỹ thuật cao Bảo hiểm y

tế chi trả và những khoản dịch vụ kỹ thuật cao Bảo hiểm y tế không chi trả

Bệnh nhân thanh toán trực tiếp: đối tượng dịch vụ, bệnh nhân không

Trang 29

Như vậy, tùy trường hợp bệnh nhân điều trị ngoại trú hay nội trú việc xác định viện phí sẽ khác nhau Đối với viện phí ngoại trú thường bao gồm phí khám bệnh, phí thực hiện các dịch vụ kỹ thuật (siêu âm, xét nghiệm, Xquang, ) theo chỉ định của bác sĩ Đối với viện phí nội trú thể hiện trên hồ sơ thanh toán ra viện trong

đó kê khai đầy đủ các dịch vụ y tế, dịch vụ kỹ thuật, thuốc men, tiền giường liên quan đến bệnh nhân, những thông tin này do khối điều trị cung cấp do vậy sẽ cần thông tin từ chu trình khám và điều trị

Khi ứng dụng phần mềm quản lý tổng thể, kế toán viện phí khai thác toàn bộ những dữ liệu được cập nhật trong chu trình khám và điều trị của bệnh nhân Trên

cơ sở dữ liệu này, kế toán viện phí sẽ áp giá dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế để xác định viện phí mà người bệnh hoặc cơ quan BHYT phải chi trả, trong đó vật tư y

tế và giá thuốc được xác định trên cơ sở thông tin giá mua đầu vào từ chu trình cung ứng Việc xác định đơn giá thuốc, vật tư y tế và đơn giá các dịch vụ kỹ thuật tại mỗi thời điểm cũng là một nội dung quan trọng của chu trình thu viện phí

1.3.4 Tổ chức thông tin kế toán hoạt động thu viện phí

Sau khi xác định viện phí nhân viên thu ngân sẽ lập biên lai thu viện phí đối với bệnh nhân ngoại trú, lập phiếu thu tạm ứng đối với bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú, làm thủ tục hoàn ứng và in hóa đơn thu tiền viện phí đối với bệnh nhân thanh toán ra viện dựa vào bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú/nội trú (mẫu 01/BV hoặc 02/BV) thanh toán của bệnh nhân do các khoa phòng chuyển đến Đối với bệnh nhân BHYT, nhân viên thu ngân xác định số tiền cơ quan BHYT chi trả,

số tiền bệnh nhân phải nộp, lập biên lai đồng chi trả BHYT và hoàn tất các thủ tục,

hồ sơ theo quy định của BHYT để đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) thanh toán

Cuối mỗi ngày, nhân viên thu phí sẽ lập các bảng kê tình hình thu viện phí trong ngày Thông tin trên các bảng kê thu viện phí giúp hạch toán và kiểm soát việc thu tiền Tuỳ theo từng mục đích quản lý, các bảng kê thu viện phí có thể được

Trang 30

cung cấp thông tin theo nhiều hình thức khác nhau như: lập theo nhóm đối tượng bệnh nhân BHYT, bệnh nhân khám chữa bệnh theo yêu cầu, bệnh nhân thường Viện phí của từng nhóm đối tượng được hạch toán riêng trên những tài khoản khác nhau Việc in chi tiết các loại bảng kê cho các nhóm đối tượng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán tổng hợp và làm cơ sở để thanh quyết toán với cơ quan BHXH

Trên cơ sở các bảng kê thu viện phí, thu tạm ứng, chi hoàn tạm ứng được lập cuối ngày, kế toán thanh toán lập phiếu thu/chi và tiến hành hạch toán tổng hợp trên các tài khoản tương ứng Tại các bệnh viện công, việc hạch toán các khoản thu viện phí cần phân định rõ các hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu, … để phản ánh phù hợp trên hệ thống tài khoản Hiện nay, theo Thông tư 107/2017/TT-BTC quy định, để theo dõi

và phản ánh các khoản doanh thu mà chủ yếu là hoạt động khám chữa bệnh, dịch vụ của bệnh viện, kế toán sử dụng TK 531 – Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ

1.3.5 Tổ chức thông tin kế toán hoạt động báo cáo viện phí

Cuối ngày, nhân viên thu phí lập Bảng kê chứng từ bán lẻ và chuyển cho kế toán thanh toán lập phiếu thu sau đó nộp tiền đã thu cho thủ quỹ Kế toán thanh toán kiểm tra, phân loại và ghi sổ kế toán Đối với những bệnh nhân sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế thì cuối tháng kế toán viện phí mới nộp bảng thống kê chi trả bệnh nhân

từ nguồn BHYT và quyết toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội về chi phí khám, điều trị cho bệnh nhân Bảo hiểm y tế

Căn cứ vào Thông tư 178/2012/TT-BTC thì hàng tháng kế toán BHYT của bệnh viện làm báo cáo để đối chiếu số liệu với phòng giám định BHYT, cụ thể các báo cáo sau:

- Báo cáo tổng hợp danh sách người bệnh BHYT khám chữa bệnh ngoại trú đề nghị thanh toán (Mẫu C79a-HD/BHYT);

Trang 31

- Báo cáo tổng hợp danh sách người bệnh BHYT khám chữa bệnh nội trú

đề nghị thanh toán (Mẫu C80a-HD/BHYT);

- Báo cáo tổng hợp vật tư y tế được quỹ BHYT thanh toán (Mẫu số 19/BHYT);

- Báo cáo tổng hợp thuốc điều trị cho bệnh nhân BHYT khám chữa bệnh (Mẫu số 20/BHYT);

- Báo cáo tổng hợp dịch vụ kỹ thuật điều trị cho bệnh nhân BHYT khám chữa bệnh (Mẫu số: 21/BHYT)

Trên cơ sở tổ chức TTKT hoạt động xác định viện phí, hoạt động thu viện phí và hoạt động báo cáo viện phí, sơ đồ dòng dữ liệu của chu trình thu viện phí được mô tả như hình 1.5

Trang 32

Hình 1.5 Sơ đồ dòng dữ liệu của chu trình thu viện phí

(Nguồn: Phòng TCKT, Bệnh viện Tai Mũi Họng)

Đơn giá thu

viện phí

Xác định viện phí

Nộp tiền

Hồ sơ thanh

toán ra viện

Hồ sơ bệnh nhân Biên lai

Thu viện phí

Hồ sơ tạm ứng

Hồ sơ thanh

tạm ứng Lập

bảng kê Bảng kê thanh

Chứng từ ghi sổ

Sổ quỹ tiền mặt

Báo cáo tinh hình thu VP

Nộp tiền cho thủ quỹ

Thủ quỹ

Lập phiếu thu&

hạch toán

TH

Nộp tiền

Ban quản lý bệnh viện

Người nộp viện phí

Khoa điều trị Khoa

khám bệnh

Trang 33

Thu viện phí là chu trình chính tạo nên nguồn thu của bệnh viện và chu trình này được thực hiện qua nhiều bước với sự tham gia của nhiều nhân viên kế toán vì thế báo cáo tổng hợp số thu viện phí là theo từng nhân viên và số hóa đơn mà không theo đối tượng bệnh nhân có BHYT hay không BHYT; số liệu kế toán lại không có tính kế thừa, khó khăn trong thống kê báo cáo và cung cấp thông tin kịp thời cho ban quản lý bệnh viện

Trang 34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả đã giới thiệu khái quát về đặc điểm của bệnh viện công lập nói chung và Bệnh viện Tai Mũi Họng nói riêng Đồng thời cũng đã giới thiệu sơ lược về cơ cấu tổ chức của phòng Tài chính – Kế toán Luận văn đã đi sâu,

đề cập đến chức năng trong chu trình thu viện phí, mối quan hệ giữa các bộ phận trong chu trình thu viện phí, tổ chức TTKT trong hoạt động xác định viện phí cho mỗi bệnh nhân, thu viện phí và báo cáo viện phí Những giới thiệu sơ lược trong chương này giúp chúng ta hiểu được đặc điểm hoạt động của đơn vị và vai trò của TTKT áp dụng trong chu trình thu viện phí của đơn vị Từ đó tác giả phát hiện vấn

đề báo cáo tổng hợp số thu viện phí là theo từng nhân viên và số hóa đơn mà không theo đối tượng bệnh nhân có BHYT hay không BHYT; số liệu kế toán lại không có tính kế thừa, khó khăn trong thống kê báo cáo và cung cấp thông tin kịp thời cho ban quản lý bệnh viện làm mất nhìu thời gian công sức và số liệu chồng chéo khó kiểm soát

Trang 35

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Đề tài nghiên cứu nước ngoài

Sau một thời gian tham khảo các tài liệu về những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả, tác giả thấy rằng có rất nhiều đề nghiên cứu về TTKT tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng như tác động của nó đến khu vực công

Mohamed H Abdelazim (2005) với luận án “The role of Accounting Information in organizations’ Strategic management” Luận án chỉ ra rằng: trong hai thập kỷ qua, đã có những thay đổi đáng kể trong môi trường kinh doanh do việc sử dụng các công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông hiện đại và toàn cầu hóa thị trường Do những thay đổi, sự cạnh tranh gia tăng và mỗi tổ chức bắt đầu tìm kiếm việc sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để chiếm lĩnh thị trường hoặc ít nhất là để giữ thị phần Để quản lý các tổ chức trong môi trường phức tạp như vậy, các nhà quản lý cần rất nhiều thông tin Điều này thúc đẩy các nỗ lực nghiên cứu để cải thiện hệ thống kế toán và TTKT đáp ứng được yêu cầu quản lý mới Như vậy, luận

án đã đi sâu vào phân tích vai trò kết hợp các nguồn lực trong quản trị kinh doanh của TTKT Tuy nhiên, các vai trò khác của TTKT chưa được để cập tới hoặc đề cập còn hạn chế

ZSUZSANNA TÓTH (2012) với bài viết “The Current Role of accounting information systems” Tác giả khẳng định: TTKT là khung của các hoạt động kế toán trong thực tiễn TTKT có vai trò rất quan trọng trong sự ra quyết định của nhà quản lý, giúp nhà quản lý xây dựng hệ thống quản trị chi phí và báo cáo kiểm soát

Sự phát triển của tin học làm tăng khả năng cung cấp thông tin của TTKT Phần mềm kế toán ra đời làm công tác kế toán xử lý dễ dàng hơn, nhanh hơn và đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhà quản lý Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu quản trị ở mức cao hơn, hệ thống phần mềm quản trị ERP ra đời, cung cấp một hệ thống

cơ sở dữ liệu về thông tin rộng hơn cho kế toán, các nhà kiểm soát và nhà quản lý Bài viết đã phân tích về vai trò của TTKT đối với ra quyết định của nhà quản trị; vai

Trang 36

trò của tin học trong sự phát triển của TTKT Tuy nhiên, còn rất nhiều vai trò khác của TTKT mà bài viết chưa đề cập cũng như chưa có ví dụ thực tiễn để chứng minh cho luận điểm

António Trigo, Fernando Belfo, Raquel Pérez Estébanez (2014) với báo cáo khoa học “Accounting Information Systems: The Challenge of the RealTime Reporting” đã khẳng định sự thành công của TTKT là phụ thuộc vào công nghệ Ứng dụng khoa học công nghệ trong TTKT đã giải quyết được thách thức về thời gian lập báo cáo kế toán Trong một doanh nghiệp, các báo cáo kế toán tức thời cung cấp thông tin đầy đủ và nhanh chóng tình trạng của doanh nghiệp, cho phép nhà quản trị xác định phương hướng và ra quyết định hành động phải làm trong từng thời điểm tốt hơn Với khả năng tính toán và lưu trữ lớn, cho phép việc lập báo cáo nhanh, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Như vậy, phạm vi của bài viết khá hẹp, đi sâu phân tích vai trò của TTKT với sự ứng dụng của công nghệ để lập các báo cáo kế toán nhanh, báo cáo tức thời, phục vụ cho nhu cầu quản trị

Nzomo, Samuel (2013) với luận án: “Impact of accounting information systems on organizational effectiveness of automobile companies in Kenya” Tác giả đã đo tính hiệu quả của TTKT qua các tiêu chí khác nhau, bao gồm cả chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của người sử dụng và lợi ích đem lại của TTKT Những phát hiện của nghiên cứu chỉ ra rằng TTKT sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô ở Kenya là những hệ thống chất lượng TTKT ở mỗi doanh nghiệp có các đặc điểm khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều mang đặc điểm: dễ sử dụng, hệ thống linh hoạt, độ tin cậy cao, dễ học, linh hoạt, và thời gian đáp ứng nhanh Những phát hiện thêm cho thấy chất lượng của thông tin được đảm bảo, rõ ràng, chính xác và kịp thời Nghiên cứu cho thấy TTKT đóng góp vào sự thành công của các cá nhân, các nhóm, các tổ chức, các ngành công nghiệp, và các quốc gia Lợi ích của TTKT bao gồm cải thiện việc ra quyết định, cải thiện năng suất, tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, hiệu

Trang 37

quả thị trường tốt, tạo việc làm và phát triển kinh tế Nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức phải đối mặt khi sử dụng TTKT đó là thiếu đào tạo thích hợp và thiếu hệ thống tài liệu thích hợp Hơn nữa, kết quả cho thấy một doanh nghiệp đông nhân viên là một thách thức lớn của việc sử dụng TTKT Khi doanh nghiệp có số lượng nhân viên cao, số lượng nhân viên không được đào tạo về TTKT cao hơn Bên cạnh

đó, số lượng nhân viên cũng làm gia tăng gánh nặng về tài chính khi trang bị các thiết bị sử dụng trong TTKT và từ đó rủi ro về sự lỗi thời của công nghệ cũng cao hơn Những phát hiện của nghiên cứu này chỉ ra rằng TTKT có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả của các quyết định quản lý và hiệu quả tổ chức kiểm soát trong doanh nghiệp Các kết quả này phù hợp với đánh giá thực nghiệm trong đó chỉ ra rằng có tồn tại một mối quan hệ giữa TTKT và hiệu quả trong tổ chức doanh nghiệp Luận án đã chứng minh các vai trò của TTKT với doanh nghiệp bằng các con số thống kê dựa trên bảng hỏi tác giả xây dựng Vì vậy, luận án có hạn chế là mang tính chủ quan nhiều

Leslie W.Weisenfeld và Larry N Killough (1998) với luận án “ One company’s experience with Acounting Information Systerm changes- An analysis

of managers’ satisfaction” đã chứng minh sự thay đổi TTKT đã tác động như thế nào tới một công ty Khác các luận án khác, tác giả thường phân tích thực trạng và

đề ra giải pháp sau đó không có các đánh giá về hiệu quả biện pháp mình đưa ra Leslie và Larry đã sử dụng các bảng hỏi cho công ty khi chưa có sự thay đổi của TTKT, khi đang thay đổi TTKT và một năm sau khi thay đổi TTKT để so sánh phản ứng của các nhà quản lý đối với sự thay đổi của TTKT Các nhà quản lý đều cho biết họ hài lòng hơn với bộ phận kế toán và các dữ liệu được cung cấp Đặc biệt, TTKT mới đã giải quyết được thách thức số liệu thời gian thực (ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, số liệu đã được lên báo cáo) Các nhà quản lý có thể truy cập vào hệ thống và có được báo cáo vào bất kỳ thời điểm nào thay vì cuối tháng mới nhận được báo cáo như trước đây Tác giả đã chỉ ra khi áp dụng TTKT

cũ, tiền thưởng của nhân viên trong công ty không dựa vào kết quả lao động của từng người mà được đánh giá trên kết quả kinh doanh của cả bộ phận, cả tập thể Vì

Trang 38

vậy, mặc dù có những nhân viên hoàn thành công việc rất xuất sắc nhưng mức thưởng không có sự phân biệt với những người khác Khi áp dụng sự thay đổi của TTKT mới, hiệu quả lao động của từng người được đánh giá một cách chính xác và

dễ dàng Từ đó, chế độ tiền thưởng của công ty thay đổi, người lao động được nhận mức thưởng xứng đáng với công sức họ bỏ ra Như vậy TTKT mới đã đem lại sự công bằng cho người lao động, tạo động lực nâng cao năng suất sản xuất Bên cạnh

đó, TTKT mới có thể cung cấp báo cáo lợi nhuận theo bộ phận nên tạo động lực cho các bộ phận kiểm soát chi phí, tăng lợi nhuận bộ phận

2.2 Đề tài nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Toàn (2013) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, hệ thống hoá các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về TTKT trên sáu cách tiếp cận khác nhau Cùng với việc nhận diện từng cách tiếp cận về cả lý luận và thực tiễn, các tác giả đã đưa ra các hạn chế trong việc tiếp cận TTKT chỉ trên một khía cạnh hoặc một số yếu tố cấu thành TTKT đã có, từ đó các tác giả đã đề xuất một cách tiếp cận mới có tính tổng thể và

đa chiều về mối liên hệ và tính thống nhất giữa các yếu tố cấu thành của TTKT

Nghiên cứu của Bùi Thị Yến Linh (2014) đã nghiên cứu về tổ chức công tác

kế toán tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Quảng Ngãi Nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề cơ sở khoa học của tổ chức công tác kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Quảng Ngãi một cách có hệ thống Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất, gợi ý một số giải pháp nhằm hoàn thiện

tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập và trung tâm y tế dự phòng của tỉnh Quảng Ngãi hiện nay Nghiên cứu của tác giả chỉ ra hướng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo ứng dụng ERP vào cơ sở y tế công lập mà chưa đề cập tổ chức TTKT theo ứng dụng giải pháp quản lý tổng thể cách tiếp cận theo chu trình

Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Thuỷ (2017) đã tập trung nghiên cứu, khảo sát các bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội từ năm 2012 đến

Trang 39

năm 2015, trên cơ sở khảo sát, đánh giá tác giả đã đưa ra giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện công chủ yếu là hoạt động khám chữa bệnh Các kiến nghị và giải pháp chủ yếu đề cập đến vấn đề tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí phục vụ cho các bệnh viện công trực thuộc Bộ y tế

Ngoài ra còn một số nghiên cứu của tác giả như nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhung (2014) đã sử dụng phương pháp phân tích hệ thống, phân tích các thành phần của TTKT, xem xét mối quan hệ của các chu trình đối với TTKT, phương pháp phỏng vấn, sử dụng sơ đồ dòng dữ liệu, mô hình dữ liệu nhằm góp phần đánh giá, phân tích thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới khi ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của đơn vị để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện TTKT

Nghiên cứu của Lê Thị Hạnh Phúc (2014) cũng khái quát các vấn đề cơ bản

về TTKT, khảo sát và đánh giá thực trạng TTKT trong chu trình cung ứng, từ đó tác giả cũng đưa ra hướng đề xuất tổ chức TTKT chu trình cung ứng thuốc, vật tư y tế trong điều kiện tin học hoá tại Bệnh viện

Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Anh Thư (2015) hệ thống hoá những nghiên cứu lý luận đã có về TTKT và giải pháp quản lý tổng thể bệnh viện Từ đó đề xuất một số giải pháp tổ chức TTKT nhằm mục đích kiểm soát và quản lý tốt toàn bộ hoạt động của bệnh viện, sử dụng tốt các nguồn lực và hoàn thiện công tác kế toán bệnh viện Song nghiên cứu vẫn còn rời rạc, mới chỉ đề cập đến việc tổ chức TTKT theo định hướng dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện mà chưa đi sâu vào tìm hiểu cách thức tổ chức TTKT trong điều kiện ứng dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện

Nguyễn Mạnh Toàn và Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2011) đã tiếp cận được các vấn đề từ khái quát đến cụ thể các nội dung của TTKT trong điều kiện tin học hoá, mối quan hệ giữa TTKT với các hệ thống khác, mối quan hệ giữa các chu trình trong đơn vị, cách thức tổ chức dữ liệu, xử lý dữ liệu và cung cấp TTKT Nghiên

Trang 40

cứu cũng đã cụ thể hoá đến việc tổ chức kế toán theo chu trình nhằm phục vụ các đối tượng sử dụng TTKT trên cơ sở xác định rõ mỗi loại TTKT cần thiết cho ai, cho

bộ phận chức năng nào để tổ chức ghi nhận, theo dõi, xử lý, báo cáo, khai thác thông tin một cách nhanh chóng và chính xác trong điều kiện ứng dụng CNTT hiện nay

Nghiên cứu của Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2015) đã phân tích và thiết kế TTKT trong các bệnh viện công theo cách tiếp cận mới - tiếp cận theo chu trình hướng đến đối tượng sử dụng TTKT, là cách tiếp cận phù hợp với điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay Bên cạnh đó, tác giả đã hệ thống hoá và phát triển những lý luận về TTKT bệnh viện, xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến

sự thành công của phân tích và thiết kế TTKT bệnh viện, nhận diện và tổ chức TTKT tại bệnh viện theo 4 chu trình là cung ứng, khám và điều trị, thu viện phí và tài chính Nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích và thiết kế TTKT trong các bệnh viện công nên cũng đã cung cấp nền tảng TTKT để tác giả kế thừa trong nghiên cứu của mình

Tóm lại, có thể nói các nghiên cứu về TTKT nói chung và TTKT các bệnh viện công nói riêng còn rất hạn chế ở Việt Nam Mặc dù, số lượng nghiên cứu còn ít

mà phần lớn các nghiên cứu thường tiếp cận theo các phần hành kế toán mà chưa chú trọng tổ chức TTKT theo chu trình trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin gắn với đặc thù của bệnh viện công trong bối cảnh mới nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu trên cũng đã phần nào cung cấp cho tác giả nắm được những vấn đề cơ bản về tổ chức TTKT trong các bệnh viện, còn riêng

về vấn đề tổ chức TTKT trong chu trình thu viện phí trong bệnh viện thì chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách chi tiết và cụ thể

Ngày đăng: 08/11/2019, 22:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w