0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nội dung hệ thống báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ ĐỂ TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 42 -42 )

Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính được lập với thời điểm cuối tháng, cuối quý, giữa niên độ và cuối niên độ để trình bày thơng tin về tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu tại một thời điểm cuối niên độ, thơng tin về doanh thu, chi phí lãi lỗ, dịng tiền lưu chuyển trong hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính và dịng thơng tin khác trong một niên độ.

2.1.3.a. Bảng cân đối kế tốn:

Bảng cân đối kế tốn là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát và tồn diện tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Tính cân đối của bảng cân đối kế tốn thể hiện ở tính cân đối của tổng tài sản hiện cĩ và tổng nguồn vốn hình thành tài sản.

Bảng cân đối kế tốn cung cấp thơng tin về tổng giá trị tài sản hiện cĩ của doanh nghiệp được phân loại theo cơ cấu tài sản và tổng giá trị nguồn hình thành tài sản phân loại theo cơ cấu nguồn vốn (nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở tổng tài sản mà doanh nghiệp hiện cĩ. Tài sản của doanh nghiệp trình bày trên bảng cân đối kế tốn theo nguyên tắc tính thanh khoản giảm dần. Nguồn vốn cho thấy được nguồn hình thành của tài sản, và điều này thể hiện được mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Người đọc bảng cân đối kế tốn sẽ đánh giá được cơ cấu tài chính cĩ phù hợp hay khơng với tình hình tài chính hiện tại. Qua đĩ cĩ thể đánh giá được cách thức quản lý vốn của nhà quản lý.

Trình bày bảng cân đối kế tốn sẽ giúp cho người đọc đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Người sử dụng báo cáo tài chính luơn quan tâm đến quy mơ của doanh nghiệp, do đĩ các doanh nghiệp luơn cố gắng trình bày tình hình tài chính của doanh nghiệp mình trong vị thế mạnh nhất, khối lượng tổng tài sản cho thấy được quy mơ của các doanh nghiệp. Đây là bộ phận cho thấy được khả năng phát triển, lớn mạnh cũng như xu hướng vận động tài sản tạo ra được những lợi ích kinh tế trong tương lại. Khả năng phát triển của doanh nghiệp thể hiện thơng qua nguồn lực tiềm năng này trong sự kết hợp và vận động khéo léo các khoản mục tài sản. Đồng thời bảng cân đối kế tốn cho thấy một cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cĩ phù hợp hay khơng. Nguồn vốn hình thành nên

tài sản giúp cho người đọc đánh giá được cấu trúc sử dụng vốn của doanh nghiệp cĩ mang lại hiệu quả đầu tư và đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của nhà quản lý.

Thơng qua bảng cân đối kế tốn người đọc báo cáo tài chính cĩ thể đánh giá doanh nghiệp qua nhiều tỷ số tài chính khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng thơng tin trên báo cáo tài chính mà người sử dụng sẽ xem xét các mục tiêu đánh giá của mình về khả năng thanh tốn, vịng quay vốn lưu động, vịng quay hàng tồn kho, vịng quay nợ phải thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tỷ lệ nợ trên vốn… Do đĩ, việc trình bày các thơng tin về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu là một yêu cầu quan trọng và xem xét mức độ phù hợp của các thơng tin đối với mục đích của người sử dụng thơng tin.

Phương pháp đánh giá vận dụng trong việc soạn thảo bảng cân đối kế tốn theo phương pháp giá gốc. Phương pháp này khơng cho phép điều chỉnh giá trị của tài sản sau khi ghi nhận ban đầu. Phương pháp giá gốc khơng thể phản ánh đầy đủ giá trị thực tài sản và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Khi sử dụng giá gốc để thể hiện các loại tài sản cĩ và nguồn vốn của doanh nghiệp, giá trị các khoản mục trong bảng cân đối kế tốn trên cơ sở chi phí đã bỏ ra. Theo thời gian, giá trị ghi nhận ban đầu khơng cịn thích hợp, thậm chí khơng phản ánh đúng bản chất các loại tài sản và thực trạng tài chính doanh nghiệp. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh lạm phát. Trong tình hình nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng như hiện nay, giá trị tổng tài sản trên bảng cân đối kế tốn phải được trình bày theo sát với giá trị thực tế của nĩ thì người đọc báo cáo tài chính mới cĩ thể đánh giá được. Nếu khơng tính đến các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư lớn cĩ sự hiểu biết nhất định thì những người đọc báo cáo tài chính khơng cĩ nhiều

sự hiểu biết về kế tốn, về báo cáo tài chính và cả về tình hình thực tế thì khĩ lịng mà hiểu được những con số trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Giá trị tài sản của doanh nghiệp là cơ sở để người đọc đánh giá tình hình và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Là cơ sở để đánh giá được tình hình sức khỏe của doanh nghiệp. Nhưng trong phần tài sản này, các giá trị được trình bày theo quy định hiện nay cĩ nhiều vấn đề cần phải tìm hiểu cẩn thận hơn:

• Giá trị của các khoản đầu tư tài chính:

- Giá trị này được trình bày theo đúng giá gốc lịch sử tại ngày phát sinh giao dịch. Thị trường chứng khốn hiện nay cĩ thể đánh giá là đang trong một sự hỗn độn nhất, thậm chí thị trường chứng khốn ở Việt Nam cịn rất nhiều vấn đề để cải thiện, chúng ta chỉ mới thực sự phát triển hình thức này trong những năm gần đây và do đĩ giá trị của các mã chứng khoản như cũng “nhảy múa” bất thường. Chính vì vậy mà khi trình bày báo cáo tài chính phải đánh giá thật cẩn thận giá trị của các khoản đầu tư tài chính này và phải lập dự phịng đầy đủ để phản ánh giá trị thực sự của nĩ. Điều này, cĩ thể thực hiện dễ dàng đối với những mã chứng khốn đang cĩ niêm yết trên sàn giao dịch, nhưng đối với những mã chứng khốn OTC thì đây là một khĩ khăn cho doanh nghiệp khi tiến hành đánh giá để lập dự phịng.

- Những khoản tiền gửi tiết kiệm, hiện nay ngành ngân hàng cũng đang trong giai đoạn “nĩng”. Chúng ta cĩ thể thấy những biến cố trong thời điểm cuối năm 2012 thực sự đã tạo ra sự suy giảm về độ tin cậy đối với ngân hàng thương mại. Các khoản tiền gửi tiết kiệm cũng thực sự mang đến rủi ro, các doanh nghiệp hiện nay cũng cĩ xu hướng chuyển sang gửi tiền tại những ngân hàng lớn cĩ uy tín để giảm thiểu rủi ro này. Đặc biệt, trong một số biến cố lớn thì Ngân hàng nhà nước cũng cĩ sự đảm bảo, điều này cĩ thể cho thấy mức độ rủi ro

về các khoản tiền gửi tiết kiệm đã cĩ thể giảm đến mức thấp nhất cĩ thể. Tuy nhiên, đối với những ngân hàng nhỏ, uy tín khơng cao và hiện tại chưa cĩ văn bản nào của nhà nước đảm bảo do đĩ rủi ro trong trường hợp vẫn cĩ nhưng hầu như chưa cĩ sự xem xét của các doanh nghiệp khi trình bày báo cáo tài chính. Thực sự thì các nhà quản lý cũng khơng cĩ cơ sở để đánh giá được những rủi ro này và định lượng một cách cụ thể nên cũng khĩ khăn đối với khoản mục này và đương nhiên nhà quản lý cũng khơng tự nguyện trình bày như vậy khi khơng cĩ quy định của nhà nước.

- Những khoản đầu tư, gĩp vốn vào doanh nghiệp khác hiện tại chỉ được lập dự phịng giảm giá trên cơ sở báo cáo tài chính của các cơng ty được đầu tư này. Tuy nhiên, tại thời điểm doanh nghiệp đầu tư lập báo cáo tài chính thì hầu như cũng chỉ cĩ thể thu thập được báo cáo tài chính chưa kiểm tốn của những doanh nghiệp được đầu tư. Điều này phụ thuộc hồn tồn vào số liệu mà các doanh nghiệp được đầu tư cung cấp. Do đĩ, cơ sở lập dự phịng giảm giá các khoản đầu tư tài chính này phụ thuộc vào uy tín báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được đầu tư.

• Nợ phải thu trên bảng cân đối kế tốn cũng được trình bày theo giá trị tại ngày giao dịch bán hàng. Tuy nhiên giá trị này đã chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố của nền kinh tế: lạm phát, lãi suất, tỷ giá, khả năng thanh tốn của khách hàng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc lập dự phịng giảm giá nợ phải thu khĩ địi hiện nay chủ yếu cũng theo quy định của cơ quan thuế. Thơng tin về khách hàng doanh nghiệp cũng khĩ cĩ đầy đủ thơng tin. Do đĩ, thực tế doanh nghiệp chủ yếu trích lập dự phịng theo tỷ lệ của luật thuế và vì thế mà doanh nghiệp tránh cĩ sự khác biệt giữa báo cáo kế tốn và thuế.

• Hàng tồn kho chủ yếu là thu thập thơng tin từ nội bộ của doanh nghiệp. Trong thuyết minh bao cáo tài chính của doanh nghiệp, danh mục hàng tồn kho cũng khơng yêu cầu cơng bố. Việc trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho chủ yếu là do đánh giá của doanh nghiệp. Hiện tại, tình trạng của hàng tồn kho chủ yếu là do chính sách của doanh nghiệp và ý kiến đánh giá của riêng doanh nghiệp. Chưa cĩ quy định nào của nhà nước yêu cầu phải cĩ chuyên gia đủ trình độ và năng lực để đánh giá. Do đĩ, tỷ lệ do doanh nghiệp quyết định và giá trị thì dựa trên giá ghi sổ khơng cĩ sự tham chiếu giá trên thị trường. Việc tham chiếu cũng khơng cĩ cơ sở đầy đủ.

• Tài sản cố định là một khoản mục cĩ tỷ trọng lớn trong báo cáo tài chính và việc trình bày giá trị tài sản cố định luơn được quan tâm đến giá trị thực sự của nĩ. Hiện tại, giá trị của tài sản cố định được trình bày theo giá trị thực tế tại thời điểm tài sản cố định được mua sắm.

- Theo VAS 03, giá trị tài sản cố định trong trường hợp cho, biếu tặng thì ghi nhận theo giá trị hợp lý theo đánh giá của hội đồng thẩm định. Tuy nhiên, hội đồng thẩm định khơng quy định phải là chuyên gia độc lập, thơng thường là người của đơn vị và đánh giá theo ý kiến chủ quan. Ngồi ra, trong trường hợp doanh nghiệp tự xây dựng, chế tạo ra tài sản cố định thì chỉ được ghi nhận theo giá gốc của các chi phí đã bỏ ra, trong khi thực tế sau khi hồn thành thì giá trị sử dụng của tài sản đĩ cao hơn nhiều. Đồng thời, việc khấu hao tài sản cố định trong thực tế thì hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều khấu hao theo nguyên giá. Các phương pháp khấu hao theo quy định trên cơ sở số học khơng mang tính thực tế. Do đĩ, giá trị thuần của tài sản cố định rõ ràng khơng phản ánh theo đúng giá trị thực tế tại thời điểm trình bày.

- Đối với tài sản cố định là bất động sản thì giá trị thực tế của tài sản này đang chịu tác động của giá thị trường. Trong giai đoạn trước khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, tình trạng bong bĩng bất động sản bùng nổ đã tạo nên rất nhiều ý kiến của doanh nghiệp về việc định giá lại giá trị tài sản cố định là bất động sản. Tuy nhiên, giá trị của tài sản cố định là bất động sản vẫn phải được trình bày theo giá trị tại thời điểm phát sinh tăng ban đầu của tài sản đĩ. Với cách trình bày này, giá trị tài sản cố định là bất động sản vẫn chưa phản ánh được giá trị thực tế của tài sản trong tình trạng hiện nay dù là tăng hay giảm so với giá ghi sổ.

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng được trình bày theo giá trị tại thời điểm phát sinh. Tuy nhiên, tiền tệ thì thay đổi theo thời gian và hiện tại giá trị của các khoản vốn gĩp bằng tiền hay tài sản hoặc bất kỳ hình thức nào cũng đã cĩ sự thay đổ1. Vốn chủ sở hữu cho thấy được quy mơ của doanh nghiệp và với giá trị tại thời điểm phát sinh thì khơng phản ánh được giá trị thực tế vốn của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại.

2.1.3.b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tổng hợp tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ báo cáo. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy tình hình tạo ra doanh thu, chi phí tiêu hao của các hoạt động. Từ đĩ, giúp người đọc báo cáo tài chính đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trình bày doanh thu và chi phí từ ba hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, hoạt động từ đầu tư tài chính và hoạt động khác. Trình bày tách biệt ba hoạt động sẽ giúp người đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đánh giá được hiệu quả của từng hoạt động, xem xét được cơ cấu lợi nhuận của từng hoạt động. Tùy theo từng

thời điểm, từng quan điểm và từng mục đích của người sử dụng báo cáo tài chính sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động của đơn vị. Việc đánh giá này khơng phải lúc nào cũng cố định là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cao mới là hiệu quả nhất mà, người sử dụng báo cáo tài chính của đơn vị sẽ xem xét gắn với tình hình kinh tế và đặc thù của ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh và đưa ra quyết định kinh tế phù hợp.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được người sử dụng quan tâm vì đĩ là kết quả của sự vận động tài sản, hiệu quả của nhà quản lý doanh nghiệp trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp cũng như đánh giá hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp trong tương lai. Lợi nhuận luơn luơn là yếu tố hàng đầu trong sự quan tâm của người sử dụng. Trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp lý và phù hợp sẽ mang lại hữu ích cho người sử dụng thơng tin. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế khĩ khăn như hiện nay, việc trình bày hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trung thực và hợp lý cĩ thể đánh giá được nhà quản lý nào đang điều hành doanh nghiệp mình hiệu quả nhất. Đồng thời, đây cũng là lý do gây áp lực cho nhà quản lý trong vấn đề trình bày thơng tin trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu nhà quản lý gặp áp lực về việc chịu trách nhiệm cao trong hiệu quả quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp, nhà quản lý sẽ tác động lên các thơng tin được trình bày nhằm hướng thơng tin theo ý định chủ quan của nhà quản lý.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo được đơng đảo người sử dụng rất quan tâm vì báo cáo này trình bày hiệu quả tình hình kinh doanh của kỳ kế tốn hiện tại đang xem xét và khơng bị ảnh hưởng bởi số liệu của kỳ kế tốn khác. Lợi nhuận là chỉ tiêu mà bất kỳ đối tượng người sử dụng báo cáo tài chính nào cũng quan tâm và là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá được

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đĩ khi đọc báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, hầu hết người sử dụng đều xem xét đến tính tin cậy và hợp lý hàng đầu của báo cáo này và xem xét việc trình bày một cách thích hợp các chi tiêu doanh thu và chi phí.

Nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí đang bị vi phạm bởi phương pháp giá gốc. Doanh thu được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ ĐỂ TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 42 -42 )

×