0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nguyên nhân

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ ĐỂ TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 68 -68 )

2.3.3.a. Phương pháp giá gốc khơng khắc phục được nhược điểm trong nền kinh tế lạm phát:

Với những thực tại về trình bày thơng tin trong báo cáo tài chính vừa nêu trong phần 2.3.2 ở trên, ta nhận thấy rằng phương pháp giá gốc ghi nhận đã làm sai lệch giá trị thực của các tài sản và nợ phải trả trên báo cáo tài chính. Điều này làm cho người sử dụng khơng đánh giá đúng được báo cáo tài chính dẫn đến cĩ những quyết định khơng phù hợp và cĩ thể sẽ gây thiệt hại cho người sử dụng.

Ngay cả bản thân doanh nghiệp, cĩ nhiều nhà quản lý cũng khơng thể đánh giá đúng giá trị của các khoản mục trình bày lên báo cáo tài chính và do đĩ cũng khĩ đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Ví dụ, ta đánh giá hiệu quả năng lực của nhà quản lý, trong trường hợp giá trị trong bảng cân đối kế tốn theo phương pháp giá gốc được ghi nhận. Nhưng hiện tại nền kinh tế đang gặp vấn đề lạm phát, giá cả tăng đột biến, đồng tiền mất giá. Khi gặp vấn đề này, giá trị của doanh thu, chi phí sẽ tăng cao. Việc đánh giá hiệu quả doanh thu hoặc lợi nhuận trên vốn bỏ ra để đánh giá hiệu quả năng lực của nhà quản lý là điều bất hợp lý. Nhà quản lý nếu dựa vào những thơng tin ghi nhận quá khứ, so sánh với thơng tin hiện tại, ví dụ so sánh doanh thu, lợi nhuận kỳ này và kỳ trước, trong điều kiện kinh tế lạm phát thì sẽ tạo ra sự ảo vọng cho bản thân nhà quản lý về việc quản lý hiệu quả doanh nghiệp trong khi đồng tiền đang mất giá, giá trị tiền tệ đã thay đổi theo thời gian.

2.3.3.b. Thơng tin trong nền kinh tế vẫn cịn tình trạng “thơng tin bất cân xứng”: Chức năng cơ bản của Báo cáo tài chính là cung cấp thơng tin cho các đối tượng bên ngồi doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các đối tượng này đưa ra các

quyết định tối ưu. Các đối tượng bên ngồi thường được nhắc tới là các nhà đầu tư, các ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp. Trong một nền kinh tế mà nguồn vốn chủ yếu huy động qua thị trường vốn thì vai trị của các nhà đầu tư được đặc biệt quan tâm. Việc cung cấp thơng tin tài chính minh bạch cho các nhà đầu tư gĩp phần giảm thiểu rủi ro do “thơng tin khơng cân xứng”

2.3.3.c. Giới hạn về khả năng hiểu biết về thơng tin trên báo cáo tài chính trong trường hợp muốn đánh giá lại thơng tin:

Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thơng tin hữu ích cho người sử dụng đưa ra các quyết định kinh tế. Việc đưa ra các quyết định kinh tế trên cơ sở cĩ thể dự đốn những sự kiện trong tương lai hơn là dựa vào những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Các nhà đầu tư quan tâm đến việc tăng lên hay giảm xuống trong vốn đầu tư của họ. Như chúng ta nhận thấy, vốn chủ sở hữu sẽ tương đương với giá trị tài sản thuần (Net Asset), và giá trị này chính là kết quả của Tổng tài sản trừ đi Nợ phải trả. Do đĩ việc trình bày thơng tin về tài sản và nợ phải trả sẽ đĩng vai trị quan trọng trong việc đánh giá tài sản thuần trở về đúng giá trị thực của nĩ. Với phương pháp ghi nhận báo cáo tài chính theo giá gốc như hiện tại, giá trị tài sản và nợ phải trả thể hiện giá lịch sử và chính vì vậy nhà đầu tư khơng thể nhận biết được thực sự giá trị vốn đầu tư của họ gia tăng là bao nhiêu.

Các chỉ tiêu tài chính ROA (Return on Asset) và ROE (Return on Equity) cĩ thực sự cịn ý nghĩa trong việc đánh giá ra quyết định khi được trình bày theo phương pháp giá gốc hay khơng. Và các nhà đầu tư luơn quan tâm đến chỉ tiêu ROE , vì nĩ hữu ích trong việc đánh giá nhanh nhất sự gia tăng của đồng vốn. Bởi vì khi các nhà đầu tư đã bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp, họ mong muốn đánh giá được sự gia tăng lợi ích trên đồng vốn đầu tư đĩ. Nếu đồng vốn chỉ được ghi nhận theo giá trị lịch sử trong khi những vấn đề kinh tế thay đổi,

giá trị tiền tệ thay đổi theo thời gian thì kết quả đánh giá của nhà đầu tư khơng cịn ý nghĩa thực sự. Xuất phát từ mục đích cung cấp thơng tin hữu ích cho người sử dụng của kế tốn, chúng ta đánh giá phương pháp kế tốn giá gốc đã cản trở việc đánh giá thơng tin trình bày trên báo cáo tài chính. Người sử dụng thơng tin đánh giá dựa trên các số liệu trong quá khứ, giá trị của những số liệu này đã tác động bởi những biến động trong nền kinh tế và dẫn đến việc đánh giá các thơng tin này sẽ gây khĩ khăn cho người sử dụng nếu người sử dụng khơng đủ khả năng chuyển đổi thơng tin về giá trị thực để đánh giá.

2.3.3.d. Sự khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam và chuẩn mực kế tốn quốc tế: Việc lập hai hệ thống báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn kế tốn Việt Nam – bắt buộc và theo chuẩn mực quốc tế (IFRS) – khơng bắt buộc đối với các DN hiện vẫn chưa nhiều ở Việt Nam. Một số DN Việt Nam thường chỉ thực hiện xuất phát từ ý định thực hiện các giao dịch quốc tế hoặc do yêu cầu của các NĐT chiến lược hoặc đơn giản là mong muốn xây dựng các báo cáo tài chính cĩ tính minh bạch cao nhằm nâng cao hiệu quả của việc ra quyết định, nhất là trong điều kiện kinh doanh nhiều biến động như hiện nay.

2.3.3.e. Sự tác động chi phối từ nền kinh tế vào kế tốn từ đặc

điểm của phương pháp giá gốc: Việc sử dụng giá gốc trong việc ghi nhận kế tốn và trình bày báo cáo tài chính đang chịu sự chi phối giá của các tập đồn trong vấn đề chuyển giá. Các tập đồn sẽ tính tốn vấn đề lợi ích của mình và cĩ thể chuyển giá giữa các doanh nghiệp trong cùng tập đồn cao hơn hay thấp hơn. Lợi ích của các cơng ty trong cùng tập đồn cĩ thể thấy điển hình nhất là các lợi ích về thuế, hoặc tùy vào từng mục đích cụ thể của doanh nghiệp. Đặc biệt các tập đồn đa quốc gia cĩ thể phá giá khi thâm nhập vào một thị trường mới bằng cách chuyển giá giữa các doanh nghiệp trong tập đồn. Chịu sự tác động này, nền kinh tế của

quốc gia đĩ sẽ chịu tác động bởi sức ép từ bên ngồi vào, đặc biệt là sức ép từ các nước phát triển vào các nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Phương pháp giá gốc trong trường hợp này sẽ bộc lộ rõ nhiều khuyết điểm trong ghi nhận giá trị ban đầu của tài sản. Sự vận động của tài sản sẽ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp và từ đĩ tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Kết luận chương hai:

Việc sử dụng thơng tin trên báo cáo tài chính khơng cịn là thơng tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng. Người sử dụng cho rằng thơng tin trên báo cáo tài chính khơng thể giúp họ đưa ra các quyết định kinh tế. Điều này đã làm cho báo cáo tài chính khơng cịn phù hợp với mục đích chính của nĩ. Trên rất nhiều khía cạnh người sử dụng thơng tin trên báo cáo tài chính cho rằng các thơng tin này nếu phản ánh theo giá trị ghi sổ ban đầu sẽ khơng cịn phù hợp với tình hình của doanh nghiệp tại thời điểm cơng bố. Đặc biệt trong giai đoạn tình hình kinh tế như hiện nay, các nhà sử dụng báo cáo tài chính đang cĩ sự nghi vấn về tính minh bạch của thơng tin trên báo cáo tài chính vì rủi ro trong nền kinh tế là rất lớn nếu họ cung cấp thơng tin chưa phù hợp.

CHƯƠNG 3: GII PHÁP VN DNG GIÁ TR HP LÝ ĐỂ TRÌNH BÀY THƠNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CA DOANH NGHIP

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ ĐỂ TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 68 -68 )

×