Giải pháp cũ thường làm: Trong bối cảnh ngành giáo dục đang tiến hành đổi mới một cách căn bản toàn diện như hiện nay, yêu cầu đặt ra với mỗi giáo viên cần phải tích cực đổi mới phương p
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
1 Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Phương pháp dạy học theo nhóm và kĩ thuật đặt câu hỏi trong giờ dạy Ngữ văn
Lĩnh vực áp dụng: giảng dạy môn Ngữ văn THPT
2 Nội dung
a Giải pháp cũ thường làm:
Trong bối cảnh ngành giáo dục đang tiến hành đổi mới một cách căn bản toàn diện như hiện nay, yêu cầu đặt ra với mỗi giáo viên cần phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong mỗi giờ học Đối với môn Ngữ văn ở trường phổ thông, phương pháp dạy học theo nhóm
và kĩ thuật đặt câu hỏi là những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đang được triển khai trong quá trình dạy học Nhưng hiểu thế nào cho đúng và vận dụng thế nào cho đạt hiệu quả vẫn là một bài toán khó, làm băn khoăn, trăn trở cho không ít thầy cô giáo dạy Ngữ văn
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp chúng tôi nhận thấy nhiều
thầy cô áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm một cách máy móc và nặng tính
hình thức: thường chia lớp thành 4 - 6 nhóm (mỗi nhóm từ 8 đến 12 học sinh), thảo luận theo những đơn vị kiến thức lớn của bài học Sau đó, dạy đến phần kiến thức nào, giáo viên sẽ yêu cầu đại diện của mỗi nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, góp ý, cuối cùng giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức
Ví dụ: Dạy bài “Vợ chồng A Phủ”, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật
Mị, giáo viên đã chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Tìm hiểu cách giới thiệu nhân vật Mị
Nhóm 2: Tìm hiểu những phẩm chất tốt đẹp của Mị khi chưa bị bắt về làm dâu gạt nợ
Nhóm 3: Tìm hiểu diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân
Trang 2Nhóm 4: Tìm hiểu diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ
Cùng với cách chia nhóm như trên là kĩ thuật đặt câu hỏi thiên về phát hiện
chi tiết nhiều hơn là những câu hỏi có tính gợi mở, nêu lên vấn đề cho học sinh thảo luận
Ví dụ: Ở bài “Vợ chồng A Phủ”, tương ứng với cách chia nhóm như trên, giáo
viên thường đặt ra các câu hỏi cho các nhóm như: Tìm những chi tiết miêu tả nhân vật Mị ở đoạn văn mở đầu tác phẩm?(đối với nhóm 1); Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị là người con gái có những phẩm chất tốt đẹp nào? (đối với
nhóm 2)…
- Ưu điểm của phương pháp này là:
+ Tăng cường tính tương tác khiến hầu hết học sinh trong lớp đều phải tham gia vào việc thảo luận chung
+ Bài giảng của giáo viên diễn ra tuần tự, học sinh theo dõi và ghi chép kiến thức một cách hệ thống
- Hạn chế của phương pháp này là:
+ Chia nhóm với số lượng thành viên quá đông (từ 8 đến 12 học sinh mỗi nhóm) khiến nhiều em có thể ỉ lại vào các bạn khác dẫn đến tình trạng trong nhóm chỉ có 1 – 2 hoạt động tích cực, còn lại các học sinh khác vẫn là những “người ngoài cuộc”
+ Hệ thống câu hỏi chung chung khiến học sinh lúng túng trong quá trình triển khai hoặc chỉ thiên về những câu hỏi phát hiện, không kích thích được năng lực
tư duy của học sinh
+ Việc chia nhóm cho học sinh thảo luận nhưng không chọn lọc đưa ra được các tình huống có vấn đề để học sinh trao đổi, tranh luận Vì vậy, hoạt động nhóm chỉ mang tính hình thức, ưu điểm của phương pháp chưa được phát huy
b Giải pháp mới cải tiến:
- Phương pháp dạy học theo nhóm: để phát huy hiệu quả của phương pháp dạy
học này, cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Trang 3+ Thứ nhất, trên cơ sở xác định được mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi bài học, giáo viên cân nhắc, tính toán việc áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm ở đơn vị kiến thức nào? Cần thấy rằng không phải bài học nào, tiết học nào cũng có thể áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm, cũng không thể áp dụng phương pháp này suốt cả tiết học Giáo viên chỉ nên áp dụng phương pháp này ở những đơn vị kiến thức có chứa tình huống có vấn đề, mang nhiều tầng ý nghĩa để học sinh có thể đưa
ra những nhận xét đánh giá theo quan điểm cá nhân hoặc ở những đơn vị kiến thức gắn liền với thực tế đời sống…
+ Thứ hai, về số lượng mỗi thành viên trong nhóm: Nên thiết lập từ 4 đến 6 học sinh/nhóm, vì nếu số lượng đông sẽ có nhiều học sinh ỉ lại, không tham gia vào quá trình làm việc nhóm Trong 1 lớp có thể yêu cầu 2 – 3 nhóm cùng làm một nhiệm vụ để các em có những nhận xét, đánh giá chéo phần bài tập của nhóm sau khi báo cáo
+ Thứ ba, về yêu cầu nhiệm vụ: Muốn hoạt động thảo luận nhóm đạt hiệu quả cao, yêu cầu giáo viên khi thiết kế bài học cần tiến hành cụ thể theo các thao tác:
Phải xác định được hệ thống kiến thức trọng tâm của bài học;
Từ đơn vị kiến thức đã được xác định, giáo viên thiết lập một câu hỏi hoặc một bộ câu hỏi (theo nấc thang năng lực) cho từng nhóm;
Chuyển giao nhiệm vụ rõ ràng: Phân chia nhóm, nêu câu hỏi, nêu phạm vi tìm hiểu, giới hạn thời gian và yêu cầu hình thức báo cáo
+ Thứ tư, về việc báo cáo và đánh giá kết quả làm việc nhóm:
Dành thời gian thích đáng để các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung Sau khi học sinh tương tác nội nhóm, hoạt động này giúp học sinh tương tác ngoại nhóm để mở rộng kiến thức, nâng cao vốn hiểu biết, tăng khả năng hùng biện đồng thời rèn kỹ năng ứng xử…
Giáo viên nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ và chất lượng học tập của mỗi nhóm (trên tinh thần khuyến khích, động viên) đồng thời chốt lại kiến thức chính của mỗi đơn vị kiến thức đưa ra (đối với đơn vị kiến thức nào cảm thấy học sinh đã hiểu và thể hiện kỹ trên sản phẩm nhóm, giáo viên có thể dùng luôn sản phẩm của các em để chốt ý)
Trang 4 Muốn phần hoạt động nhóm trong các bài học đạt hiệu quả, giáo viên cần xây dựng một tiêu chí rõ ràng để đánh giá: Điểm cho phần nội dung? điểm cho hình thức trình bày/báo cáo? điểm cho phần tranh luận? điểm cho phần ý tưởng? đồng thời giáo viên cần kết hợp ngay trong phần hoạt động nhóm để theo dõi, đánh giá quá trình học tập của học sinh,cho điểm khích lệ các nhóm thường xuyên hàng ngày (có thể lấy vào điểm miệng, điểm15 phút) Để phương pháp dạy học theo nhóm đạt hiệu quả cao, giáo viên cần áp dụng linh hoạt nhiều kĩ thuật dạy học tích cực như: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật sơ đồ tư duy…
- Kĩ thuật đặt câu hỏi trong môn Ngữ văn
Hệ thống câu hỏi trong giờ dạy Ngữ văn có vai trò quan trọng góp phần tạo nên thành công của bài học Việc đổi mới phương pháp dạy học văn nên bắt đầu ngay từ việc thiết kế hệ thống câu hỏi có tính gợi mở cao, khuyến khích được khả năng tư duy độc lập của học sinh Các câu hỏi cần được thiết kế theo các cấp độ phân hóa để học sinh yếu, học sinh trung bình, học sinh khá - giỏi đều có thể tham gia vào việc xây dựng bài học Theo GS Benjamin Bloom, đại học Chicago, có 6 mức độ nhận thức như sau: Biết – Hiểu – Áp dụng – Phân tích – Đánh giá – Sáng tạo Khi thiết kế câu hỏi, giáo viên tham khảo thang năng lực này, vận dụng vào từng bài học một cách hợp lí
Sau đây là những mẫu câu hỏi có thể áp dụng trong giờ đọc – hiểu văn bản: + Câu hỏi kiểm tra năng lực “Biết”: Tìm chi tiết, sự kiện, thông tin… trong tác phẩm (thông tin đó hiển thị trên văn bản)
+ Câu hỏi kiểm tra năng lực “Hiểu”: Vì sao…? Hãy giải thích…?
+ Câu hỏi kiểm tra năng lực “Áp dụng”: Từ hoàn cảnh ra đời giúp cắt nghĩa điều gì về nội dung tư tưởng của tác phẩm? Lí giải một đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả qua tác phẩm…
+ Câu hỏi kiểm tra năng lực “Phân tích”: Phân tích diễn biến tâm trạng, phân tích câu thơ…
+ Câu hỏi kiểm tra năng lực “Đánh giá”: Đánh giá về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm…? Hiệu quả thẩm mĩ của một chi tiết nghệ thuật…
Trang 5+ Câu hỏi kiểm tra năng lực “Sáng tạo”: Nếu em là nhân vật em sẽ hành động
ra sao? Sáng tác một bài thơ/vẽ một bức tranh minh họa/ viết một kịch bản ngắn…
về tác phẩm vừa học
3 Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
- Thực hiện đúng tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng
lực người học, giúp học sinh rèn luyện tư duy, tìm tòi, đưa ra những ý kiến cá nhân
có tính phát hiện mới mẻ
- Tạo ra được những giờ dạy học Văn sôi nổi, hào hứng, hiệu quả cao
- Góp phần hình thành các kĩ năng sống cần thiết cho học sinh: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, phản biện…
4 Điều kiện và khả năng áp dụng
- Điều kiện áp dụng: Sáng kiến áp dụng cho mọi trường THPT
- Khả năng áp dụng:
Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi cho người dạy và học
- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu :
TT Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác Chức vụ
Trình độ CM
Nội dung hỗ trợ
1 Phan Sỹ Quý 13/03/1985
THPT Yên Khánh A
Giáo viên Thạc sỹ Dạy áp
dụng
2 Phạm Thị Thanh
Dạy áp dụng
dụng
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO
ĐƠN VỊ CƠ SỞ
Yên Khánh, ngày 9 tháng 05 năm 2019
Người nộp đơn
Trang 7PHỤ LỤC
1 Một số khái niệm cơ bản
1.1 Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học: là khái niệm cơ bản của lí luận dạy học Từ hàng trăm
năm nay người ta đã bàn đến khái niệm này Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn chưa
có sự thống nhất trong phạm vi quốc tế trong cách định nghĩa, phân loại cũng như về
mô hình cấu trúc của phương pháp dạy học Dưới đây là định nghĩa được dùng nhiều
ở Việt Nam:
Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học.
Có nhiều phương pháp dạy học khác nhau được áp dụng hiện nay như: Dạy học theo nhóm, dạy học theo hướng nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án, dạy học theo góc, dạy học theo hợp đồng Trong đó, phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp thường được áp dụng trong giờ học Ngữ văn nhiều nhất
- Kĩ thuật dạy học: là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học
sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học
Có nhiều kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật
sơ đồ tư duy, kĩ thuật bàn tay nặn bột, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép Trong đó, kĩ thuật đặt câu hỏi là kĩ thuật thường được áp dụng và có vai trò quan trọng trong giờ học Ngữ Văn
- Như vậy, trong hai khái niệm trên thì phương pháp dạy học là khái niệm lớn hơn, bao hàm khái niệm kĩ thuật dạy học; nghĩa là trong một phương pháp dạy học giáo viên có thể sử dụng nhiều kĩ thuật dạy học khác nhau Tuy nhiên, trong thực tế, đôi khi sự phân biệt giữa phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học không rõ ràng, người
ta có thể gọi một số phương pháp dạy học là kĩ thuật dạy học và ngược lại
Việc dạy học theo hướng phát triển năng lực theo yêu cầu đổi mới của Bộ Giáo dục hiện nay đòi hỏi giáo viên cần chú trọng sử dụng kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh; chú
Trang 8ý cho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn, các tình huống có tính “phức hợp” (đòi hỏi sự vận dụng phối hợp nhiều kiến thức, kĩ năng từ các lĩnh vực khác nhau – hành động trong các bối cảnh, tình huống), tìm tòi khám phá, nghiên cứu, thực hiện các dự án học tập, thảo luận, thuyết trình, qua đó phát triển năng lực của học sinh; học sinh được tham gia các hình thức “học tập cá nhân”, “học hợp tác”, rèn kĩ năng học tập, có thái độ tích cực đối với việc học tập; tăng cường các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục với sự tham gia, phối hợp, gắn kết của cộng đồng; quan tâm ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin
1.2 Phương pháp dạy học theo nhóm
- Khái niệm: Dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học, trong đó dưới sự tổ chức và điều khiển của giáo viên, học sinh được phân chia thành nhiều nhóm nhỏ liên kết với nhau trong một hoạt động chung, với phương thức tác động qua lại của mỗi thành viên, bằng trí tuệ tập thể mà hoàn thành các nhiệm vụ học tập
- Một số kĩ thuật dạy học thường được sử dụng trong phương pháp dạy học theo nhóm: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn
1.3 Kĩ thuật đặt câu hỏi:
- Là một kĩ thuật dạy học trong đó giáo viên thông qua những câu hỏi để giúp học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập
- Mục đích của kĩ thuật đặt câu hỏi:
+ Đối với giáo viên:
Đòi hỏi học sinh suy nghĩ và dạy học sinh biết cách suy nghĩ
Giúp học sinh “kết nối, chuyển giao” từ những hiểu biết sẵn có ban đầu sang kiến thức mới một cách tích cực
Thúc đẩy sự chú ý, lôi cuốn sự tập trung của học sinh
Kích thích hứng thú học tập của học sinh Do học sinh phải suy nghĩ, kích thích tính tò mò, được sự động viên kịp thời của giáo viên
Giúp giáo viên có những thông tin phản hồi tức thì về hiểu biết của học sinh, kịp thời có giải pháp khắc phục những sai lầm, khó khăn của học sinh
Đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh
+ Đối với học sinh:
Trang 9 Làm sáng tỏ vấn đề còn chưa rõ
Rèn luyện tư duy phản biện và tư duy sáng tạo
Thúc đẩy việc học hỏi lẫn nhau theo cặp, nhóm
Dạy học đồng đẳng giữa học sinh với học sinh
Trong dạy học môn Ngữ văn, phương pháp dạy học theo nhóm thường đi kèm với kĩ thuật đặt câu hỏi, bởi vì khi giáo viên chia học sinh về các nhóm để thảo luận thì đồng thời cũng phải có một yêu cầu cụ thể với mỗi nhóm học sinh, những yêu cầu đó phải được thể hiện ở một bộ câu hỏi có tính gợi mở cao để phát huy được sự tích cực, chủ động của học sinh
2 Ví dụ minh họa
2.1 Ví dụ 1: Bài học Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài (Chương trình Ngữ văn lớp 12)
Bài học này gồm các đơn vị kiến thức chính như sau:
- Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
- Tìm hiểu hình tượng nhân vật Mị
- Tìm hiểu hình tượng nhân vật A Phủ
- Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
Trên cơ sở xác định những đơn vị kiến thức cần đạt như trên, giáo viên lựa chọn một đơn vị kiến thức nhất định để tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm Việc lựa chọn đơn vị kiến thức nào là tùy vào ý tưởng thiết kế bài giảng của mỗi
giáo viên, ở đây tôi lựa chọn hoạt động nhóm khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình tượng nhân vật Mị Cụ thể như sau:
* Hoạt động nhóm lần 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ (nếu sĩ số lớp đông
có thể chia thành 6 hoặc 8 nhóm)
- Nhóm 1,2: Tìm hiểu cách giới thiệu nhân vật Mị.
Câu 1: Nhân vật Mị được xuất hiện trong không gian, thời gian như thế nào? Câu 2: Cô xuất hiện với những công việc nào? Em có nhận xét gì về tính chất
công việc đó?
Câu 3: Suy nghĩ và cảm nhận của em về dáng điệu: cúi mặt, mặt buồn rười
rượi của Mị?
Câu 4: Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của tác giả ?
Trang 10- Nhóm 3,4: Tìm hiểu những sự thay đổi về tính cách, ý thức sống của Mị trước và
sau khi bị bắt về làm dâu gạt nợ
Câu 1: Trước khi bị bắt làm dâu gạt nợ, Mị là một con người như thế nào (tài
năng, tính cách, khát vọng)?
Câu 2: Sau khi bị bắt làm dâu gạt nợ, Mị có những thay đổi như thế nào (tính
cách, khát vọng)?
Câu 3: Hãy lý giải, cắt nghĩa về những thay đổi đó trong nhân vật Mị?
* Hoạt động nhóm lần 2:
Sau khi các nhóm đã báo cáo sản phẩm thực hành lần 1, giáo viên định hướng học sinh tiến hành tìm hiểu diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, nêu câu hỏi thảo luận:
Lập sơ đồ tư duy về các chặng trong diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân Nhóm em ấn tượng với chi tiết nghệ thuật nào nhất trong đoạn văn khắc họa biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân? Vì sao?
Hoặc giáo viên có thể thiết kế thành gói câu hỏi nhỏ để định hướng gần hơn
về kiến thức:
Câu 1: Những yếu tố nào của ngoại cảnh đã thức dậy lòng ham sống và khát
khao hạnh phúc mãnh liệt của Mị trong đêm tình mùa xuân?
Câu 2: Theo em, yếu tố nào có tác động lớn nhất đến tâm trạng của Mị? Tìm
các chi tiết miêu tả yếu tố ấy và nêu ý nghĩa?
Câu 3: Chọn một chi tiết mà nhóm em tâm đắc nhất và đưa ra lời bình.
Đây là câu thảo luận mở, các nhóm sẽ tùy chọn chi tiết, quan trong nhất là phải dùng lý lẽ để lý giải
Tương tự phần tìm hiểu diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm mùa
đông cứu A Phủ Giáo viên cho học sinh thảo luận vấn đề: Hãy lí giải vì sao trước khi cứu A Phủ “làm sao Mị cũng không thấy sợ” nhưng khi A Phủ quật sức vùng lên, chạy, Mị lại thấy sợ, rồi Mị cũng vụt chạy ra? Điều ấy có hợp logic không? Phải chăng Mị đang mâu thuẫn với chính mình?
Kết thúc bài học giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm:
mỗi bàn là 1 nhóm, trả lời cho 1 câu hỏi chung: Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về