1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Tầm nhìn của nhà lãnh đạo trong công tác lãnh đạo quản lý

12 3K 57
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tầm Nhìn Của Nhà Lãnh Đạo Trong Công Tác Quản Lý
Tác giả Trần Quang Quang
Người hướng dẫn TS. ……….
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Tâm Lý Học Quản Lý
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2019
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 102 KB

Nội dung

1.1. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo trong công tác quản lý Tầm nhìn là công cụ kiểm soát, nó thay thế cho bản hướng dẫn với hàng nghìn trang giấy được đóng khung và hạn chế sự sáng tạo, nó giúp cho nhà lãnh đạo quản lý có cái nhìn tổng thể toàn diện, cũng như cái nhìn cục bộ chi tiết trong tổ chức hoạt động của các cơ quan. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo thể hiện ở các mặt sau:2.3.1 Tài quan sát Quan sát thể hiện sự nhạy cảm , nhanh chóng chuẩn xác nắm bắt các vấn chủ yếu trong hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo. Người lãnh đạo có cái nhìn tổng quát, có cái nhìn chi tiết thì sẽ giúp họ thuận lợi hơn trong công tác quản lý của mình về tất cả các mặt.

Trang 1

Tiểu luận môn học TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

Đề tài:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1, năm 2019

Trang 2

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU 2

1.1 Lý do chọn đề tài 2

1.2 Mục đích nghiên cứu 3

1.3 Phương pháp ngiên cứu 3

2 NỘI DUNG 3

2.1 Một số khái niệm 3

2.2 Một số phẩm chất của nhả lãnh đạo 4

2.3 Tầm nhìn của nhà lãnh đạo trong công tác quản lý 5

2.3.1 Tài quan sát 5

2.3.2 Tài nhận biết nhân tài của nhà lãnh đạo 6

2.3.3 Khả năng hoạch định chiến lược 7

2.4 Tầm nhìn của nhà lãnh đạo trong giáo dục 8

2.4.1 Sự phát triển giáo dục 8

2.4.2 Tầm nhìn xa trông rộng trong giáo dục của nhà lãnh đạo 8

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 10

3.1 Kết luận 10

3.2 Kiến nghị 10

Tài liệu tham khảo 12

Trang 3

“ Tầm nhìn tạo nên nhà lãnh đạo, hay nhà lãnh đạo tạo nên tầm nhìn ? ”.

John C Maxwell

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế phát triển hiện nay trên toàn thế giới, cũng như ở nước ta, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt ở trên tất cả các lĩnh vực, nó đòi hỏi phải có những con người có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng được sự phát triển chung đó Sự sống còn, tồn tại của một tổ chức phụ thuộc rất lớn vào vai trò của các nhà lãnh đạo Không một tổ chức nào có thể tồn tại, phát triển và đi đến thành công mà không co một nhà quản lý, lãnh đạo xuất sắc, họ là những người có các phẩm chất đặc biệt của nhà lãnh đạo mà không phai ai cũng có Đó là những người có tầm nhìn, có khả năng xây dựng phương hướng phát triển, chọn nhân tài, đặt ra các mục tiêu cũng như xây dựng chiến lược dể đưa tổ chức đến thành công

Nhìn xa trông rộng là khả năng dẫn dắt của nhà lãnh đạo, một khi nhà lãnh đạo mất khả năng này và những điều không mong muốn xảy ra thì ông ta chỉ là nhà lãnh đạo trên danh nghĩa mà thôi Ông ta không lãnh đạo, ông ta chỉ phản ứng với tình huống tức thờivà tất nhiên ông ta không thể tồn tại trên cương vị lãnh đạo lâu được

Có hàng loạt dẫn chứng về tình trạng mất vai trò lãnh đạo do không có tầm nhìn tương lai không hành dộng dựa trên những hiểu biết khi có cơ hội để hành động trong công tác quản lý của mình

Theo quan sát của tôi trong những năm qua các nhà lãnh đạo thành công đều có tầm nhìn về những việc họ phải hoàn thành trong sự phát triển của tổ chức, tầm nhìn

đó thúc đẩy vượt qua mọi khó khăn, với tầm nhìn nhà lãnh đạo thực hiện một sứ mệnh đặc biệt lan truyển và được mọi người cảm nhận và làm viêc một cách hăng hái, phấn chấn, tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, giúp cho người lãnh đạo hoàn thành phần công việc một cách tốt nhất Tại sao vậy ? Tất cả chỉ vì lãnh đạo của họ có một tầm nhìn

Với những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài ngiên cứu: “Tầm nhìn của nhà

lãnh đạo trong công tác quản lý ”.

Trang 4

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Tìm hiểu tầm nhìn của nhà lãnh đạo trong công tác quản lý, phẩm chất mà đã giúp các nhà lãnh đạo tạo nên thành công

Để có được tầm nhìn của nhà lãnh đạo cần có một số giải pháp tích cực nhằm phát triền hơn nữa phẩm chất quan trọng này

1.3 Phương pháp ngiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: dựa trên sự thu thập các nguồn tài liệu, phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết cơ sở nghiên cứu cho đề tài

2 NỘI DUNG

2.1 Một số khái niệm

Quản lý là tác động có tồ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên khách thể

và đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả nhất những nguồn lực, tiềm năng, những cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường làm cho tổ chức vận hành một cách có hiệu quả

Theo Ordway Tead thì “Lãnh đạo là hoạt động ảnh hưởng tới người khác nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định mà nhửng mục tiêu này thỏa mãn được những mong muốn của mọi người”

Trong từ điển tâm lý học: “Lãnh đạo là mối quan hệ về chi phối và phục tùng, tác động và tuân theo trong quan hệ liên nhân cách của nhóm”

Như vậy ta có thể hiểu một cách khái quát như sau: Lãnh đạo là sự ảnh hưởng xã

hội là hoạt động có mục đích tổ chức, là sự tác động hợp pháp dến những người khác nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định.

Định nghĩa về phẩm chat có rất hiều cách khác nhau Theo nghĩa hẹp thì phẩm chất là khái niệm sinh lý học, chỉ đặc điểm sinh lý được mổ xẻ sẵn có của hệ thống

Trang 5

thần kinh, các giác quan và cơ quan vận động của con người Theo nghĩa rộng thì phẫm chất là tính cách, nghị lực, hứng thú, khí chất, phong độ của con người

Phẩm chất của nhà lãnh đạo là những đặc trưng của sinh lý học là tổng hòa các

yếu tố bên trong, trên cơ sở phẩm chất sinh lý “trời phú” được hình thành thong qua

rèn luyện học tập trong thực tiễn, có ảnh hưởng trong công tác quản lý của nhà lãnh đạo

2.2 Một số phẩm chất của nhả lãnh đạo

Người lãnh đạo cần phải có những phẩm chất đặc thù, những phẩm chất đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn hoạt động quản lý

Những phẩm chất cần thiết của nhà lãnh đạo là gì ? Đây không phải là một câu trả lời dễ dàng vì nó phụ thuộc vào cách tiếp cận khác nhau của mổi người Dưới đây là một số phẩm chất cần thiết của nhà lãnh đạo:

- Phẩm chất chính trị tư tưởng;

+ Trung thành với Tổ Quốc với nhân dân, + Chấp hành ngiêm chỉnh đường lối của Đảng và nhà Nước, + Có niềm tin vào con người vào sự nghiệp của Đảng, + Có nhãn quan chính trị khi đánh giá các sự kiện giải quyết vấn đề, + Có trình độ chính trị vững vàng

- Phẩm chất đạo đức;

+ Công bằng vị tha khoan dung + Có lòng yêu nghề, yêu người, + Say mê nhiệt tình với công việc, + Đoàn kết tương trợ nhau,

+ Tế nhị khéo léo, khiêm tốn đối với mọi người + Có tinh thần vì tập thể

Trang 6

- Phẩm chất năng lực cá nhân; kiên trì, dũng cảm, quyết đoán tự chủ, có khả

năng lãnh đạo… và đặc biệt là có tầm nhìn trong công tác quản lý lãnh đạo của mình.

2.3 Tầm nhìn của nhà lãnh đạo trong công tác quản lý

Tầm nhìn là công cụ kiểm soát, nó thay thế cho bản hướng dẫn với hàng nghìn trang giấy được đóng khung và hạn chế sự sáng tạo, nó giúp cho nhà lãnh đạo quản lý có cái nhìn tổng thể toàn diện, cũng như cái nhìn cục bộ chi tiết trong tổ chức hoạt động của các cơ quan Tầm nhìn của nhà lãnh đạo thể hiện ở các mặt sau:

2.3.1 Tài quan sát

Quan sát thể hiện sự nhạy cảm , nhanh chóng chuẩn xác nắm bắt các vấn chủ yếu trong hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo

Người lãnh đạo có cái nhìn tổng quát, có cái nhìn chi tiết thì sẽ giúp họ thuận lợi hơn trong công tác quản lý của mình về tất cả các mặt

Nhà lãnh đạo có sự quan sát có thể thấy những kết quả mà nhân viên của mình sẽ đạt được, thấy được sự vận hành của tổ chức mình như thế nào dể tìm ra những biện pháp phù hợp cho sự phát triển

Nhờ có sự quan sát mà nhà lãnh đạo có thể giám sát, quản lý chặt chẽ tổ chức của mình hơn ,dể mang tới hiệu quả tốt nhất

Người quản lý lãnh đạo thấy được tính cách ,ý thức trách nhiệm năng lục cũng như năng lực làm việc của nhân viên như thế nào để rối cho họ những công việc cụ thể, phù hợp, đó là nhờ có sự quan sát

Có sự quan sát nhà lãnh đạo có thể thấy đượcnhững mâu thuẫn, bất ổn trong tổ chúc của mỉnh để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục nhằm xây dựng nên một tập thể doàn kết vững mạnh

Muốn cho cơ quan tổ chức của mình phát triển thì các nhả lãnh đạo cần thấy được bối cảnh bên ngoài như thế nào sau đó nhìn và có sự đối chiếu với cơ quan tồ chức mình tìm biện pháp cải thiện

Trong công tác giáo dục thi tài quan sát thể hiện ở nhà lãnh đạo thấy được thực trạng nền giáo dục như thế nào, giao sát sự phát triển của nghành so với các nền giáo dục tiên tiến khác trên thế giới

Trang 7

Vì vậy nhà lãnh đạo phải có “một cái nhìn thấu suốt” đó là sức mạnh của trực

giác, vì vậy nếu chuyên tâm miệt mài suy nghĩ, thì chúng giúp ta rèn luyện khả năng này

2.3.2 Tài nhận biết nhân tài của nhà lãnh đạo

“Người nắm quyền hành phải biết nhìn xa trông rộng lòng dạ ngay thẳng điệu bộ

khoan dung, biết nắm thời cơ để thu hút được nhân tài vào việc lớn” ( Khổng Tử ) Từ xa

xưa các bậc tiềm bối đã biết cách nhìn người chọn người có ý nghĩa quan trọng như thế nào và đề cao việc thu hút những nhân tài đó Muốn được như vây thì nhà lãnh đạo phảicoi đây là sự tồn tại phát triển của tổ chức và “Có con mắt tinh đời nhận biết nhân tài”

Để nhìn nhận biết nhân tài nhà lãnh đạo cần phải có cái nhìn không thiên vị, không nên lấy tướng mạo thay cho tiêu chuẩn đức tài,nên nhìn nhận từ những điều nhỏ nhặt, năng lực thực sự xủa cá nhân dể biết được phẩm chất và năng lực thự sự của mỗi người

Tướng mạo đẹp hay xấu không biểu thị tài năng cao hay thấp của một cá nhân Đối với nhà lãnh đạo thì đây là mặt rất quan trọng ví du như ở một số lãnh đạo dụa vào tiêu chí chọn người có ngoại hình, ăn nói khá… mà vô tình đã bỏ qua những người có thể giúp ích cho công việc của nhà lãnh đạo dẫn dến tình sự “lãng phí chất xám rất lớn”

Ở mỗi một cá nhân, thân hình cao, hay thâp, béo gầy, tướng mạo đẹp xấu đều không qui định năng lực, phẩm chất của một cá nhân Dó đó, nhà lãnh đạo nên coi trọng

về phẩm hạnh, học vấn

Khi nhìn nhận con người, nhà lãnh đạo nên thấy từ những điều nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày cũng có thể giúp họ phát hiện ra những nhân tài, do có một con mắt tinh tường nhiều nhân tài đã được phát hiện Những người này có thể trình độ học vấn không cao nhưng lại có niềm say mê, miệt mài với một lĩnh vực nào đó; thì những người này lại rất hữu dụng cho tổ chức Ví dụ: Hãng Honda của Nhật Bản, các sản phẩm của họ nổi

tiếng nhờ: “ có những quái tài”.

Trong hoạt động giáo dục, các nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn xa để chọn lựa vả ươm mầm những tài năng và tạo điều kiện bồi dưỡng giúp họ trở nên hoàn thiện… nhằm phục vụ cho nền giáo dục phát triển vững mạnh

Trang 8

2.3.3 Khả năng hoạch định chiến lược

Để cho một cơ quan tổ chức tồn tại và phát triển đi đến thành công thì cần phải có chiến lược phát triển cụ thể Nhà lãnh đạo phải có một tầm nhìn, là khả năng xác định phương hướng phát triển, đặt ra các mục tiêu… đó chính là khả năng hoạch định chiến lược

Hoạch định bản chất của nó là không ngừng sáng tạo Thông qua sáng tạo, có thể khiến nhà lãnh đạo nhìn thấy một thành công, một thắng lợi, một mục tiêu, một giá trị được trở thành hiện thực trong tương lai Do đó hoạch định chính là một hoạt động trí lực, tìm hiểu rõ ràng về nguồn tài nguyên liên quan đến đối tượng, hơn nữa là năng lực khai thác, thu thập, tận dụng và sáng tạo chỉnh lý, tổ hợp thành những hình thức thể hiện tối ưu nhất, phù hợp với mục đích, nó mang tầm vĩ mô và sinh ra hiệu quả tốt nhất

Hoạch định chiến lược của nhà lãnh đạo, nó không gói gọn ở một phạm vi đơn thuần nào mà tất cả các mặt trong cơ quan, tổ chức Ví dụ như hoạch định nhãn hiệu, hoạch định quản lý chất xám, hoạch định phát triển doanh nghiệp, cơ quan tổ chức Nhà nước… Vì vậy, hoạch định có ở khắp mọi nơi Nó là một vấn đề mang tính chiến lược và cấp bách, nó là một vấn đề mang tính tổ hợp không thỏa đáng thì dù nổ lực thế nào đi chăng nữa cũng không mang lại kết quả

Đối với nền giáo dục và đào tạo cũng vậy, muốn cho ngành giáo dục và đào tạo phát triển mang tầm cỡ châu lục và thế giới thì phải có một kế hoạch tỉ mỉ rõ ràng, chi tiết Ví dụ như hoạch định chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên cán bộ quản lý giáo dục, cải cách hệ thống giáo dục quốc dân…Đặc biệt là hoạch định chiến lược phát triển nhà trường Với tất cả những mục tiêu trên không ngừng tạo ra xu hướng phát triển giáo dục theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng nên con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa

Hoạch định chiến lược cho sự phát triển giáo dục có thể kéo dài từ 10-20 năm Dó

đó nhà lãnh đạo thấy được sự phát triển của nền kinh tế- chính trị- xã hội Sau đó, để có thể đưa ra một kế hoạch đúng đắn và hợp lý so với tình hình phát triển chung

Chiến lược phát triển giáo dục, nó thể hiện sự lựa chọn sáng suốt ở các mục tiêu

ưu tiên, các mũi nhọn hoạt động, thời cơ thuận lợi thể hiện và phát huy động lực chủ yếu các thế mạnh trong xã hội và trong nội lực giáo dục Như trên đã nêu thì hoạch định chiến lược phát triển nhà trường là quan trọng, nó yêu cầu nhà lãnh đạo cần phải thấy thực trạng nhà trường của nước ta hiện nay ra sao, để rồi từ đó:

Trang 9

+ Xây dựng một tiền đề chiến lược chung, phát thảo dự án chiến lược.

+ Lập kế hoạch và chiến lược để phát triển nhà trường

+ Quản lý và phát triển nhà trường

Nhằm phát triển yếu tố quan trọng này tạo tiền đề chung cho sự phát triển giáo dục

Tóm lại hoạch định thể hiện tầm nhìn của nhà lãnh đạo trong một cơ quan, tổ chức trong tương lai và từ đó tìm ra những cách thức thực hiện tối ưu

2.4 Tầm nhìn của nhà lãnh đạo trong giáo dục.

2.4.1 Sự phát triển giáo dục

Trong thời đại bùng nổ thông tin và xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, giáo dục được đặc biệt quan tâm và chú trọng trên thế giới Ở Việt Nam chúng ta luôn coi “

giáo dục là quốc sách hàng đầu Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.”

Do đó mà các nhà lãnh đạo đã đề ra những chiến lược thực hiện giáo dục vì sự phát triển bền vững

Xây dựng tầm nhìn: Muốn giáo dục phát triển trước hết nhà lãnh đạo cần có cái

nhìn “thấu suốt” Vì sự phát triển bền vững ở tương lai Nó phụ thuộc rất lớn vào những

con người mai sau mà giáo dục đang đào tạo họ

Chiến lược đóng góp và làm chủ, nó đòi hỏi nhà lãnh đạo có tầm nhìn của mình để

có sự đóng góp và tham gia quá trình xây dựng chính sách và lập kế hoạch hoạt động

Nhà lãnh đạo, cần phải có một cái nhìn mở rộng, nỗ lực xây dựng liên kết hợp tác nền giáo dục của nước nhà với các nền giáo dục phát triển trên thế giới

2.4.2 Tầm nhìn xa trông rộng trong giáo dục của nhà lãnh đạo

Định hướng cho năm học, hay cho một giai đoạn thì nhà lãnh đạo phải nhìn về những năm đã qua cái gì đã đạt được và cái gì chưa đạt được, để tìm cách khắc phục và cải thiện cho những chiến lược phat triển giáo dục trong thời gian tới

Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu là nền tảng và là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp thông tin và phát triển tri thức Vì vậy mà giáo dục,

Trang 10

đóng vai trò chủ đạo để tạo nên, xây dựng những con người đáp ứng vói nhu cầu của thời đại Nhà lãnh đạo phải thấy được bối cảnh của toàn cầu để nhìn nhận đánh giá nền giáo dục của nước ta

“Giáo dục phải đi trước một bước” đó là nhận định của Đảng ta về nước nhà trong

giai đoạn mới “ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cớ cấu tổ chức, phương pháp dạy học, thực hiện chuẩn hóa- hiện đại hóa- xã hội hóa- chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” Do đó trách nhiệm của nhà lãnh đạo trong công tác giáo dục là rất to lớn, nặng nề để thực hiện được mục tiêu giáo dục Việt Nam đến năm 2020

Thực trạng nền giáo dục của nước ta hiện nay, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu Giáo viên là lực lượng nòng cốt trong hệ thống giáo dục Tuy nhiên, đời sống vật chất và tinh thần chưa được quan tâm… Vì vậy mà cần được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo để giáo viện thực hiện công việc trong tương lai

Nước ta là một nước nghèo, cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu trong hoạt động giáo dục, các thành tựu khoa học áp dụng trong giáo dục chưa được phát triển đúng mức Các nhà lãnh đạo thấy rõ điều đó vì vậy việc đào tạo bồi dưỡng những cán bộ có năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong giáo dục cần được chú ý

Trong những năm qua các cấp lãnh đạo đã đề ra mục tiêu đưa một số trường Đại học của nước ta năm trong tốp 200 trường đại học hàng đầu thế giới Ví dụ như trường đại học Đà Nẵng…

Với quan điểm giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển của một đất nước, là bộ phận quan trọng hàng đầu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công

nghiệp hóa Vì vậy mà các nhà lãnh đạo cần phải có một cái nhìn toàn cục về sự nghiệp

giáo dục, có tầm nhìn xa về giáo dục nước nhà, để xây dựng một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Kết luận

Tầm nhìn của nhà lãnh đạo trong công tác quản lý cho thấy đây là một phẩm chất

không thể thiếu trong mỗi nhà lãnh đạo, đặc biệt trong công tác quản lý giáo dục Nó giúp

Ngày đăng: 06/11/2019, 16:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Thu Mai (2009). Tâm lý học quản lý. NXB Đại học Sư phạm TPHCM Khác
2. Vũ Dũng (2007). Giáo trình tâm lý học quản lý. NXB Đại học sư phạm Khác
3. Thùy Linh- Lã Hùng (2005). Tố chất nhà lãnh đạo: hoạch định chiến lược. NXB Văn Hóa Thông Tin Khác
4. Cao Văn Giàu – Quý Châu (2006). Sự đổi mới và kỹ năng lãnh đạo nhà trường. NXB Lao Động – Xã Hội Khác
5. Vương Lạc Phu – Tưởng Nguyệt Thần (2000). Khoa học lãnh đạo hiện đại. NXB Chính Trị Quốc Gia Khác
6. John C Maxwell. Phát triển kỹ năng lãnh đạo. Đinh Việt Hòa – Nguyễn Thị Kim Oanh (dịch). NXB Lao Động – Xã Hội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w