1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh nghiệm thiết kế bài dạy học theo chủ đề tích hợp

20 92 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 154 KB

Nội dung

Tình trạng giải pháp đã biết Như chúng ta đã biết, các môn học trong chương trình giáo dục trung học phổ thông hiện nay có tính độc lập tương đối, được thiết kế theo mạch kiến thức môn

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi)……….

1 Tên sáng kiến

Kinh nghiệm thiết kế bài dạy học theo chủ đề tích hợp

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng bộ môn.

3 Mô tả bản chất của sáng kiến

3.1 Tình trạng giải pháp đã biết

Như chúng ta đã biết, các môn học trong chương trình giáo dục trung học phổ

thông hiện nay có tính độc lập tương đối, được thiết kế theo mạch kiến thức môn học trên nguyên tắc kiến thức được học trước là cơ sở của những kiến thức được học sau Vì

thế, một số nội dung kiến thức có liên quan đến nhiều môn học đều được đưa vào

chương trình của các môn học đó gây ra sự chồng chéo, quá tải Không những thế, thời điểm dạy học các kiến thức đó ở các môn học khác nhau là khác nhau, đôi khi thuật ngữ

được dùng cũng khác nhau, gây khó khăn cho học sinh

Ví dụ:

- Công thức tính pH (log) trong chương trình Hoá học 11 thì tới lớp 12 chương trình Toán học mới đề cập đến

- Kiến thức về "Cấu tạo chất", "Thuyết động học phân tử" và "Các định luật chất khí" trong môn Vật lí 10 có liên quan đến kiến thức về "Nguyên tử" và "Liên kết hóa học" trong môn Hóa học 10

- Kiến thức về "Chất rắn kết tinh Chất rắn vô định hình", "Biến dạng cơ của vật rắn" trong môn Vật lí 10 có liên quan kiến thức về "Liên kết ion, tinh thể ion", "Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử" trong môn Hóa học 10

- Kiến thức về sự quang hợp, peptit, proten có cả trong chương trình Sinh học 12

và Hoá học 12

- Những kiến thức về môi trường thì có cả trong chương trình Địa lý 10, Sinh học

12, Giáo dục công dân 11 và Hoá học 10, 11, 12

- Kiến thức về lên men có trong Hoá học 12, Sinh học 10 và Công nghệ 10

Trang 2

Để khắc phục những khó khăn đó, trong khi chưa có chương trình mới, cần phải

rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau trong chương trình giáo dục phổ

thông hiện hành, tìm ra những kiến thức chung để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn

Sau nhiều năm tham gia cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp do Sở giáo dục và đào tạo phát động, chúng tôi rút ra được một số kinh nghiệm nhằm giúp giáo viên và học sinh có thêm một tài liệu tham khảo để thực hiện và hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ của mình, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

3.2.1 Mục đích của giải pháp

Các chủ đề liên môn, tích hợp thường có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn và tạo được hứng thú học tập cho học sinh Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc Bên cạnh đó các chủ đề tích hợp, liên môn

giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát

cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn

3.2.2 Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã và đang được áp dụng

Qua nhiều năm giảng dạy chúng tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tách rời từng phương diện kiến thức như đã nêu ở các ví dụ trên, dẫn đến học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao

Vì vậy, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic Điều đó mang lại kết quả học tập cao hơn Mặt khác, việc tập hợp các kiến thức tương đồng giữa các môn thành một chủ đề sẽ có tính logic, thống nhất, tinh gọn và không chồng chéo

3.2.3 Nội dung các bước thực hiện giải pháp

Các bước xây dựng một chủ đề dạy học tích hợp

* Bước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề Nội dung

có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong một bài, nhiều bài, một môn, nhiều môn

Trang 3

Yêu cầu: Có sự liện hệ tri thức gần nhau, giao thoa hoặc trùng lặp phù hợp trình

độ nhận thức của học sinh

* Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến hành xây

dựng chủ đề

Yêu cầu: Tên chủ đề bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, kết cấu nội dung chủ đề phải hợp lý, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhận thức

từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phù hợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh

Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng, kiểm tra, đánh giá đối với học sinh

* Bước 3: Tiến hành soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng

Yêu cầu: Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình hiện hành, trên

quan điểm phát triển năng lực học sinh Năng lực cần phát triển bao gồm những năng lực chuyên biệt ở từng đơn vị kiến thức, bài hoặc chương Trong đó, giáo viên sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới tùy vào mục đích, yêu cầu và dung lượng của các đơn

vị kiến thức được tích hợp trong chủ đề đó

Về thời gian dạy dạng chủ đề có nhiều bài dạy: giáo viên tự bố trí thời gian hợp lý cho từng nội dung, không được ít hơn hoặc nhiều hơn thời gian dành để dạy cho một chương hoặc cho nhiều bài (đã gộp lại thành một chủ đề) theo tổng số tiết đã được quy định trong phân phối chương trình

* Bước 4: Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đưa ra theo kế hoạch, giáo viên

tiến hành thực hiện dự án dạy Ở bước này, giáo viên cần bám sát những nhiệm vụ học của học sinh, đề ra các phương pháp phù hợp khai thác hiệu quả nội dung chủ đề Tiết dạy học theo chủ đề thường được tiến hành giống như một tiết học bình thường ngay tại lớp học hoặc ngoài trời, nơi không gian trải nghiệm Tuy nhiên, dạy học theo chủ đề thướng gắn với các nhiệm vụ học tập và gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn nên khâu chuẩn bị có thể sẽ phải tiến hành trước tiết dạy nhiều tuần Các dự án cần có kế hoạch theo dõi tiến trình thực hiện để có cơ sở kiếm tra, đánh giá các năng lực học sinh ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập

* Bước 5: Sau khi dạy học theo chủ để giáo viên có thể tiến hành kiểm tra đánh

giá việc học theo chủ đề với những câu hỏi/ bài tập phù hợp

Trang 4

Sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra 15 phút Nếu sau chương hoặc sau các bài không nằm trong một chương nhưng giáo viên đã gộp lại để dạy dưới dạng một chủ đề mà có bài kiểm tra 1 tiết theo quy định của phân phối chương trình thì giáo viên xây dựng đề kiểm tra 1 tiết

3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp

SKKN này có thể áp dụng cho chương trình Hóa học cũng như các môn học khác, giúp học sinh yêu thích môn học hơn, học tập đạt kết quả cao hơn

Bên cạnh đó, đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác Tuy nhiên khó khăn này chỉ

là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng vì với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp

3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp

- Nội dung chương trình được trình bày hệ thống, logic, không trùng lắp làm cho học sinh dễ học, dễ tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn, thấu đáo hơn vấn đề mà mình quan tâm, được tự do trình bày quan điểm, chính kiến

- Giáo viên và học sinh cảm thấy thoải mái, ý nghĩa hơn, đạt kết quả tốt hơn trong công việc của mình

- Hàng năm, chúng tôi có được những chủ đề dự thi đạt kết quả cao (cấp Tỉnh và cấp Quốc gia) của giáo viên ở nội dung “Dạy học theo chủ đề tích hợp”

3.5 Tài liệu kèm theo gồm: Phụ lục là 02 hồ sơ dạy học theo chủ đề tích hợp đã

được sử dụng trong quá trình dạy học và tham gia cuộc thi cấp tỉnh

Bến Tre, ngày 06 tháng 03 năm 2018

Nhóm tác giả: Lê Thị Phương Lam, Trần Minh Thiện,Đoàn Minh Hiếu ,Võ Thị

Thanh Nhân, Trường THPT Lê Hoàng Chiếu, huyện Bình Đại và

Liêu Thế Minh, Trường THPT Lê Hoài Đôn, Thạnh Phú

Trang 5

PHỤ LỤC 01

1 Tên hồ sơ dạy học

VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

2 Mục tiêu dạy học

* Về kiến thức

HS biết:

- Khái niệm enzim

- Các loại enzim thường gặp

- Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình lên men tự nhiên

* Về kĩ năng

- Nắm được một số quy trình lên men trong chế biến thực phẩm thường gặp và cơ chế tác động của enzim lên các quy trình đó

- Góp phần hình thành cho học sinh một số kĩ năng:

+ Nghiên cứu thí nghiệm

+ Làm việc nhóm

+ Vận dụng kiến thức môn Hóa học và các môn học khác (Sinh học, Công nghệ, …) vào thực tiễn

* Về thái độ

- Yêu thích môn học, hứng thú trong việc tìm kiếm thông tin, tri thức, những ứng dụng thực tế của các chất trong cuộc sống

- Giúp các em giỏi giang trong công việc gia đình, góp phần tăng chất lượng cuộc sống

3 Đối tượng dạy học của bài học

- Số lượng: 44 học sinh

- Lớp 12A2 – Ban tự nhiên

4 Ý nghĩa của bài học

Trong đời sống hằng ngày có rất nhiều thực phẩm có thể dùng cho việc lên men, thực phẩm lên men có nhiều lợi ích như: thơm ngon hơn, tăng khả năng tiêu hóa hấp thụ, tăng sức đề kháng, tạo ra thêm nhiều chất dinh dưỡng, loại trừ vi khuẩn có hại và các độc tố

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi sắp trưởng thành, các em có thể vừa học tập vừa phụ giúp công việc gia đình Dự án này giúp các em học sinh đem kiến thức khoa

Trang 6

học gắn vào thực tiễn, làm cho các em vừa nâng cao chất lượng môn học, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống Các em cũng có được hành trang ban đầu để có thể hoà nhập cuộc sống mưu sinh sau khi rời ghế nhà trường

5 Thiết bị dạy học, học liệu

Thiết bị và cơ sở vật chất:

- Các loại quả, rau cải, sữa đặc có đường

- Máy tính, máy chiếu

Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học:

- Giáo viên và học sinh tìm kiếm tư liệu trên internet

- Học sinh trình bày quy trình và sản phẩm thực nghiệm

6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

6.1 Mục tiêu dạy học (mục 2)

6.2 Nội dung dạy học

- Chương trình học: môn Hóa học lớp 12 ban tự nhiên

- Phạm vi kiến thức: kiến thức về enzim, các phản ứng hóa học về lên men, và những ứng dụng trong thực tiễn

- Bài học liên quan: Bài 5,6,7,13 Hóa học 12 nâng cao; Bài 14 Sinh học 10; Bài 45,47 Công nghệ 10

6.3 Cách tổ chức dạy học

Yêu cầu khi dạy học: tuy hình thức tổ chức dạy học có thay đổi nhưng phải đảm bảo nội dung kiến thức của chương trình.

- Phổ biến trước nội dung các tiểu dự án để học sinh các nhóm chuẩn bị

- Học sinh thực hiện dự án, giáo viên là người cố vấn

- Tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu của học sinh trên lớp Giáo viên chốt lại những kiến thức trọng tâm

- Giáo viên và học sinh cùng góp ý, đánh giá hoạt động của các nhóm

6.4 Phương pháp dạy học

- Phương pháp dạy học dự án

- Phương pháp hoạt động nhóm

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề

6.5 Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả (mục 7)

Trang 7

Đánh giá kết quả qua bài báo cáo của học sinh

6.6 Hoạt động của thầy và trò

Hoạt động 1:

Triển khai dự án

(thời lượng: 1 tiết)

1 Giới thiệu dự án

GV giới thiệu hình ảnh một số thực phẩm được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày và hỏi: “Làm thế nào để tăng giá trị dinh dưỡng cho những loại thực phẩm đó?”

(Các ý kiến trả lời có thể là: chế biến thực phẩm đúng cách, kết hợp nhiều loại thực phẩm…và lên men…)

GV giới thiệu tiếp những hình ảnh của các sản phẩm đã lên men

và hỏi: “Bằng cách nào có thể chế biến được các sản phẩm đó?”

 giới thiệu bài mới

2 Xác định các tiểu dự án

GV đưa ra các vấn đề để HS tìm hiểu:

- Enzim là gì

- Tại sao phải lên men thực phẩm

- Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình lên men tự nhiên

- Các quy trình lên men thực phẩm thường gặp

3 Thành lập nhóm, lập kế hoạch dự án

 Học sinh sau khi xác định các tiểu dự án sẽ thành lập nhóm (mỗi

tổ 1 nhóm), bầu chọn nhóm trưởng

 GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm: mỗi nhóm sẽ phụ trách tìm hiểu quy trình, cơ chế tác động của enzim và thực hiện lên men một loại thực phẩm

- Nhóm 1: Làm rượu nho.

- Nhóm 2: Làm sữa chua.

- Nhóm 3: Làm cải chua.

- Nhóm 4: Làm siro sơri.

 Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ, xác định sản phẩm dự án, những công việc cần làm để hoàn thành công việc

Hoạt động 2:

Thực hiện dự án

1 Thu thập thông tin

Các nhóm có thể tiến hành thu thập thông tin từ sách báo, internet hoặc trực tiếp quan sát, phỏng vấn (cách lên men mà gia đình, hàng

Trang 8

(thời lượng: 1 tuần,

thực hiện ở nhà)

xóm thường hay làm…)

2 Xử lí thông tin

Từ những thông tin thu nhận được, các em sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp, kết luận và tiến hành thực nghiệm

3 Hình thành sản phẩm

Sau khi tiến hành thực nghiệm và đã có sản phẩm hoàn chỉnh, các nhóm tóm tắt nội dung thực hiện chuẩn bị báo cáo trước lớp

Hoạt động 3:

Tổ chức báo cáo

(thời lượng: 1 tiết,

thực hiện trên lớp)

1 Báo cáo

- HS báo cáo, thể hiện kết quả tìm hiểu, cộng tác của nhóm thông qua sản phẩm

- HS báo cáo quy trình của dự án phụ trách

GV hệ thống hóa lại những kiến thức HS cần nắm vững

2 Đánh giá

- HS tham gia đánh giá quá trình cộng tác của các thành viên trong nhóm Nhóm trưởng đánh giá sự cộng tác của các thành viên trong nhóm và mỗi HS tự đánh giá về sự tham gia của bản thân

- GV cùng HS đánh giá chất lượng sản phẩm, từ đó có những khuyến khích và rút kinh nghiệm

3 Rút kinh nghiệm

- HS nêu kinh nghiệm rút ra từ quy trình thực nghiệm để cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn

- HS trình bày những điều học được từ các nhóm khác

GV cùng HS nghiêm túc nhận xét những ưu và khuyết điểm trong quá trình thực hiện và rút kinh nghiệm cho lần sau về kế hoạch thực hiện; kiến thức, thông tin; thời gian thực hiện; phân công công việc; sản phẩm dự án

4 Củng cố

Thực hiện củng cố bằng phương pháp phát vấn

- Chốt lại các quy trình và thành công của các dự án, các thành viên có thể áp dụng

- Có thể tiếp tục thực hiện các dự án thực nghiệm khác như: Lên men đậu tương (làm tương, chao), lên men cá (các loại mắm)

Trang 9

7 Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập

Đánh giá bài báo cáo

1) Kiến thức chính xác, khoa học 2

Giáo án VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

I Mục tiêu

1 Về kiến thức

HS biết:

- Khái niệm enzim

- Các loại enzim thường gặp

- Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình lên men tự nhiên

2 Về kĩ năng

- Nắm được một số quy trình lên men trong chế biến thực phẩm thường gặp

3 Về thái độ

- Yêu thích môn học, hứng thú trong việc tìm kiếm thông tin, tri thức, những ứng dụng thực tế của các chất trong cuộc sống

- Giúp các em giỏi giang trong công việc gia đình, góp phần tăng chất lượng cuộc sống

II Phương pháp dạy học

Đàm thoại, hoạt động nhóm, thuyết trình

III Dạy bài mới

TIẾT 1: TRIỂN KHAI DỰ ÁN

* Hoạt động 1

GV hướng dẫn

I Khái niệm

1 Khái niệm

Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống Enzim chỉ làm tăng tốc

Trang 10

HS thảo luận và trả lời

* Hoạt động 2

GV đưa ra câu hỏi gợi ý: tại sao phải lên

men thực phẩm?

HS dựa vào nội dung các bài đã học rút ra

các phản ứng

* Hoạt động 3

GV hướng dẫn sơ lược và chia việc cho 4

nhóm HS

HS lắng nghe phần hoạt động của nhóm

mình

độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng

2 Phân loại

Một số loại enzim thường gặp trong lên men thực phẩm: saccaraza, amilaza, proteinaza, pectinaza, xenluloaza…

II Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình lên men tự nhiên

Các loại củ, quả , hạt… (của lúa, gạo, trái cây…) thường chứa nhiều tinh bột (C6H10O5)n, hoặc các loại đường (C12H22O11; C6H12O6…)

và các loại enzim tương ứng

Trong điều kiện thích hợp, quá trình lên men

tự nhiên xảy ra (C6H10O5)n + nH2O  nC6H12O6

C12H22O11 + H2O  2C6H12O6 (glucozơ hoặc fructozơ)

C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2

C2H5OH + O2  CH3COOH + H2O

III Một số quá trình lên men thường gặp trong cuộc sống

1 Chế biến siro từ quả Nguyên liệu:

- Quả (nho, sơri, dâu, chùm ruột…)

- Đường trắng

- Lọ thủy tinh

2 Làm sữa chua Nguyên liệu:

- Sữa đặc có đường

- Men cái

- Nước sôi

Ngày đăng: 10/10/2019, 17:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w