Di tích tiêu biểu

Một phần của tài liệu ĐỀ THI môn TIN học Văn phòng (Trang 27)

Triều đại Tây Sơn không kéo dài, chỉ trong vòng 14 năm thì tan rã, nên các kiến trúc tượng trưng cho thời đại này không nhiều. Chùa Tây Phương được chỉnh tranh quy mô vào thời này, nên ta có thể xem ngôi chùa cổ kính ấy là di tích của thời gian này.

* Chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương có tên nguyên thủy là Sùng Phúc tự hay là Hoành Sơn Thiếu Lâm tự. Chùa tọa lạc ở độ cao 50m trên đỉnh núi Câu Lởu, huyện Thạch Thất, cách Hà Nội 37km về hướng Tây. Năm 1794 chùa được xây dựng lại hoàn toàn mới nên niên đại ra đời được tính từ năm ấy. Nhưng trước thời điểm bày, trên núi Câu Lởu đã có ngôi chùa do Cao Biền lập (865-873) và được Trịnh Tạc sửa sang lại (1657-1682).

Đường lên chùa phải qua 239 bậc bằng đá ong, Chùa có ba tòa nhà chính. Từ trước vào là tòa Bái đường, đến giữa là Chính điện và sau cùng là Hậu cung. Tòa Bái đường và Hậu cung có chiều dài lớn hơn Chính điện nhưng chiều ngang lại nhỏ hơn.

Nhà xây kiểu hai tầng tám mái có khung gỗ chịu lực, tường ngoài xây gạch Bát Tràng. Ngói lợp gồm hai lớp - lớp ngói lót hình vuông ở dưới và lớp ngói mũi hài ở trên. Cột nhà càng cao thì đường kính càng lớn, hợp lý về chịu lực, hài hòa về kiến trúc. Tất cả cột đều đặt lên các tảng đá xanh.

Chi tiết tranh trí đặc biệt nhất là những đầu đao tức là những đầu mái cong còn gọi là những "đóa hoa đao đình", những đóa hoa này không đồ sộ, không được đưa ra thật xa nhưng lại vươn vút cao lên, tới 2,2m nên mang tính phóng khoáng rất mạnh. Các vì xà, điểm mái chạm khắc chim muông, hoa lá, triện cuốn đặc biệt công phu, các cửa sổ hình tròn.

Hệ thống cửa gỗ lấy ánh sáng rất độc đáo, làm phân tán và lọc độ mạnh của ánh sáng thông thường bằng việc dùng ánh sáng phản xạ hắt từ mặt đất lên để chỉ soi tỏ các tượng Phật và chi tiết kiến trúc bên trong.

Trong chùa có trên 60 pho tượng, trong đó có nhiều tác phẩm quan trọng của điêu khắc Việt Nam vào cuối thế kỷ 18 như tượng Tuyết Sơn, tượng La Hỗu La, các vị La Hán...

Chùa Tây Phương là bức thông điệp khá đầy đủ cho chúng ta, những con người của hai thế kỷ sau, hiểu được trình độ, kỹ xảo, quan niệm sống của người Việt Nam vào cuối thế kỷ XVIII.

1. Tìm kiếm từ tiêu diệt thay bằng từ triệt phá phá

2. Tìm kiếm từ dân chúng thay bằng từ

nhân dân với yêu cầu định dạng chữ đậm, nghiêng, gạch chân 2 nét, điểm sáng chữ màu xanh.

3. Tìm kiếm từ giao dịch có định dạng là màu đỏ, gạch ngang thân chữ thay thế bằng từ màu đỏ, gạch ngang thân chữ thay thế bằng từ

Một phần của tài liệu ĐỀ THI môn TIN học Văn phòng (Trang 27)

w