Phân tích một số yếu tố liên quan với tình trạng mắc bệnh bụi phổi Siliccủa người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số cơ sở sản xuất tỉnh Bình Định năm 2018...41 CHƯƠNG 4:
Trang 3RLTK Rối loạn thông khí
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
WHO World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Một số định nghĩa, khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu 3
1.1.1 Người lao động 3
1.1.2 Bụi 3
1.1.3 Bụi silic 4
1.1.4 Bệnh nghề nghiệp 6
1.1.5 Bệnh bụi phổi Silic 7
1.1.6 Các thông số đánh giá chức năng hô hấp 10
1.1.7 X – quang các bệnh bụi phổi theo phân loại quốc tế ILO 12
1.1.8 Trên thế giới 14
1.1.9 Tại Việt Nam 16
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu dự kiến 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Địa điểm nghiên cứu 24
2.2 Thời gian nghiên cứu 24
2.3 Đối tượng nghiên cứu 24
2.4 Phương pháp nghiên cứu 24
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu 24
2.4.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu 24
2.5 Biến số, chỉ số 25
2.6 Công cụ và phương pháp thu thập thông tin 28
2.7 Sai số và cách khắc phục sai số 29
2.8 Xử lí số liệu 29
2.9 Đạo đức nghiên cứu 30
Trang 5tiếp với bụi silic ở một số cơ sở sản xuất tỉnh Bình Định năm 2018
31
3.2 Phân tích một số yếu tố liên quan với tình trạng mắc bệnh bụi phổi Siliccủa người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một
số cơ sở sản xuất tỉnh Bình Định năm 2018 41
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 46
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 46
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6BẢNG 1.2 TRỊ SỐ NỒNG ĐỘ TỐI ĐA CHO PHÉP BỤI KHỐI
LƯỢNG 6 BẢNG 2.1: CÁC BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ CỦA NGHIÊN CỨU 25 BẢNG 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31 BẢNG 3.2 TỶ LỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN BỆNH
BỤI PHỔI SILIC THEO CƠ SỞ SẢN XUẤT 32 BẢNG 3.3.ĐƯỢC CẤP SỔ BỆNH NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG 32 BẢNG 3.4 TỶ LỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TIỀN SỬ CƠ NĂNG
THEO CƠ SỞ LAO ĐỘNG 32 BẢNG 3.5 TỶ LỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ ỐM TRONG MỘT NĂM
QUA THEO CƠ SỞ LAO ĐỘNG 33 BẢNG 3.6 TỶ LỆ BỆNH BỤI PHỔI SILIC THEO GIỚI TÍNH NGƯỜI
LAO ĐỘNG 35 BẢNG 3.7 TỶ LỆ BỆNH MẮC BỆNH BỤI PHỔI SILIC CỦA NGƯỜI
LAO ĐỘNG THEO CƠ SỞ SẢN XUẤT 35 BẢNG 3.8 KẾT QUẢ CHỤP PHIM X QUANG THEO KỸ THUẬT ILO
Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG 39 BẢNG 3.9 PHÂN LOẠI KÍCH THƯỚC TỔN THƯƠNG TRÊN PHIM
X QUANG Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG 39 BẢNG 3.10 MỨC ĐỘ, MẬT ĐỘ TỔN THƯƠNG TRÊN PHIM X
QUANG Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG 39 BẢNG 3.11 TỔN THƯƠNG ĐÁM MỜ NHỎ NHU MÔ PHỔI TRÊN
PHIM X – QUANG 40
Trang 7BẢNG 3.13 MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHÓM TUỔI VÀ TÌNH TRẠNG
MẮC BỆNH BP-SI 41 BẢNG 3.14 MỐI LIÊN QUAN GIỮA GIỚI VÀ TÌNH TRẠNG MẮC
BỆNH 42 BẢNG 3.15 MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUỔI NGHỀ VÀ TÌNH TRẠNG
MẮC BỆNH 42 BẢNG 3.16 MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG HÚT THUỐC LÁ
VÀ THỰC TRẠNG 43 BẢNG 3.17 MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG HÚT THUỐC
LÀO VÀ THỰC TRẠNG 43 BẢNG 3.18 MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG MẮC BỆNH BỤI
PHỔI SILIC VỚI TIỀN SỬ MẮC BỆNH HÔ HẤP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 44 BẢNG 3.19 MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG MẮC CÁC BỆNH
HÔ HẤP VỚI VIỆC SỬ DỤNG KHẨU TRANG BẢO HỘ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 44 BẢNG 3.20 MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG MẮC BỆNH BỤI
PHỔI SILIC VỚI MỨC ĐỘ SỬ DỤNG KHẨU TRANG BẢO HỘ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 45
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa tình trạng mắc các bệnh bụi phổi Silic với việc
cơ sở sản xuất áp dụng các biện pháp chống bụi 45
Trang 8BIỂU ĐỒ 3.1 PHÂN LOẠI SỨC KHỎE ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU34 BIỂU ĐỒ 3.2 CƠ CẤU BỆNH TẬT CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
34
BIỂU ĐỒ 3.3 TỶ LỆNGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TRIỆU CHỨNG TOÀN
THÂN THEO CÔNG TY 35 BIỂU ĐỒ 3.4 TỶ LỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TRIỆU CHỨNG TOÀN
THÂN THEO TUỔI NGHỀ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 36 BIỂU ĐỒ 3.5 TỶ LỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TRIỆU CHỨNG CƠ
NĂNG THEO TỪNG CÔNG TY 36 BIỂU ĐỒ 3.6 TỶ LỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TRIỆU CHỨNG CƠ
NĂNG THEO TUỔI NGHỀ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 37 BIỂU ĐỒ 3.7 TỶ LỆ CÁC MỨC ĐỘ KHÓ THỞ Ở NGƯỜI LAO
ĐỘNG 37 BIỂU ĐỒ 3.8 TỶ LỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TRIỆU CHỨNG THỰC
THỂ THEO TỪNG CÔNG TY 38 BIỂU ĐỒ 3.9 TỶ LỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TRIỆU CHỨNG THỰC
THỂ THEO TUỔI NGHỀ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 38 BIỂU ĐỒ 3.10 TỶ LỆ BỆNH NHÂN CÓ TỔN THƯƠNG NHU MÔ
PHỔI TRÊN PHIM X – QUANG THEO PHÂN LOẠI CỦA ILO 40
Trang 9HÌNH 1.2 ĐỒ THỊ CÁC CHỈ TIÊU HÔ HẤP NGOÀI 10 Hình 1.3 Đồ thị của FEF 11
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Phơi nhiễm nghề nghiệp với bụi có thể gây ra nhiều mối nguy hiểmcho sức khỏe bao gồm khởi phát các bệnh hô hấp cấp tính hoặc mãn tính vàsuy giảm chức năng hô hấp Điển hình có thể kể đến một số ngành nghề nhưphơi nhiễm thạch anh nghề nghiệp,bụi đá,bụi thanvới bụi xi măng, bụi gỗ,bụi bông, bụi xay xát…cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp nghềnghiệp ở NLĐ [1],[2],[3],[4],[5],[6],[7],[8]
Việc tiếp xúc với bụi trong MTLĐ, đặc biệt là những ngành nghề phátsinh nhiều bụi hô hấp cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp nghềnghiệp ở NLĐ Theo thống kê của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), ước tínhmỗi năm có khoảng 2,02 triệu người chết có nguyên nhân từ bệnh nghềnghiệp, con số này tương đương với khoảng 5.500 người chết mỗi ngày ILOcũng ước tính có tới 160 triệu trường hợp mắc mới các bệnh không gây tửvong liên quan tới nghề nghiệp mỗi năm [9],[10] Ở Việt Nam, tính đến năm
2017 đã khám được 30/34 bệnh nghề nghiệp Tuy nhiên mới chỉ có dưới 10bệnh được giám định nghề nghiệp, trong đó chủ yếu là các bệnh điếc nghềnghiệp, bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp[11] Theo báo cáo của CụcQLMTYT, số ca mắc bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp có xu hướng tăng?Bình Định là tỉnh có tiềm năng rất lớn về khoáng sản làm vật liệu xâydựng và chế tác thủ công mỹ nghệ, trong đó đáng chú ý nhất là ngành khaithác, chế biến đá granit Đây là những ngành công nghiệp gây ra ô nhiễm bụitrong MTLĐ, đặc biệt là bụi dioxyd silic tự do (SiO2).Các vấn đề về tình hìnhbệnh tật liên quan đến MTLĐ vẫn đang là mối lo ngại không nhỏ trong NLĐcũng như các nhà quản lý lao động của địa phương.Trên thế giới cũng như ởViệt Nam, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của bụi Silic lên các bệnh hô hấp củaNLĐ là khá phổ biến, tuy nhiên với tình trạng mắc bệnh ngày càng gia tăng
Trang 11phức tạp như hiện nay thì việc tiến hành thêm một nghiên cứu để làm rõ ảnhhưởng của MTLĐ phát sinh nhiều bụi silic đến việc gia tăng tình trạng mắcbệnh bụi phổi Silic là cần thiết Kết quả nghiên cứu sẽ định hướng cho các cơquan chức năng và doanh nghiệp đề ra những chính sách phù hợp nhằm bảo vệsức khỏe, phòng chống bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp cho NLĐ Vì vậy, đề
tài: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh bụi phổi Silic ở người
lao động trong các ngành nghề có nguy cơ cao tại tỉnh Bình Định, năm 2018” được tiến hành với hai mục tiêu sau:
1 Xác định tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi Silic của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số cơ sở sản xuất tỉnh Bình Định năm 2018.
2 Phân tích một số yếu tố liên quan tới tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi Silic của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số cơ sở sản xuất tỉnh Bình Định năm 2018.
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Một số định nghĩa, khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu
1.1.1 Người lao động
Theo Luật số: 10/2012/QH13 – Bộ luật Lao động, người lao động đượcđịnh nghĩa là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theohợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sửdụng lao động
1.1.2 Bụi
Bụi là một tập hợp nhiều phần tử có kích thước nhỏ bé và tồn tại lâutrong môi trường không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dungnhiều pha gồm hơi, khói, mù, được hình thành từ sự vỡ vụn của vật chất dolực tự nhiên hoặc do quá trình sản xuất gây nên
Các phương thức hình thành bụi: do sự vụn nát cơ học của chất rắn, do
sự thiêu cháy không hoàn toàn hoặc do các vụ nổ, do các hơi khí bốc lêntrong sấy, luyện các chất hơi bốc lên ngưng tụ trong không khí hoặc bị oxyhóa tạo keo khí dung
Một số ngành nghề tiếp xúc với bụi: khai thác quặng, sản xuất gốm sứ,vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, công nghiệp hóa chất…
Bụi gây tác dụng đặc biệt trên cơ quan hô hấp có 5 loại:
Tác dụng với đường hô hấp trên: bụi sợi, bụi động vật và thực vật
Gây phản ứng tăng thực đối với phổi, nhưng không rõ rệt: bụi than,bụi oxit sắt
Tác dụng làm cho xơ hoá tăng thực rõ rệt gây bệnh phổi mạn tính nặng:bụi silic (SiO2), bụi amiăng
Trang 13 Làm giảm tính chất miễn dịch của tổ chức phổi: bụi xỉ lò thomas;gây ung thư phế quản và ung thư phổi như crom và các hợp chất hoáhọc của asen.
Gây viêm nhiễm, bội nhiễm trên bộ máy hô hấp: tỷ lệ rất cao thường gặp
30 – 70% ở người tiếp xúc với các loại bụi [12]
Theo nghiên cứu của Lê Minh Dũng ở CN một số nhà máy xí nghiệpquốc phòng cho thấy tỷ lệ bệnh viêm mũi dị ứng, viêm họng mạn tính, viêmphế quản mạn, bệnh silicose ở nhóm tiếp xúc với bụi silic cao hơn rõ rệt sovới nhóm chứng [13]
Theo Trần Như Nguyên nghiên cứu về MTLĐ của CN làm việc tại Nhàmáy sản xuất gạch cho thấy CN phải tiếp xúc với bụi có nồng độ cao gấp 3 –
5 lần TCCP gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe [14]
Theo Nguyễn Văn Mười (2012), nghiên cứu về tình trạng sức khoẻ CNtrực tiếp tiếp xúc với bụi bông cho thấy tỷ lệ tức ngực khó thở tương đối cao,đặc biệt là tức ngực khó thở vào ngày thứ hai Tỷ lệ rối loạn thông khí sau calao động tăng lên một cách đáng kể có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so vớitrước ca lao động [15]
1.1.3 Bụi silic
Hội nghị quốc tế về bệnh bụi phổi lần thứ nhất đã khẳng định SiO2 tự do
là căn nguyên của bệnh bụi phổi silic Hàm lượng SiO2 trong bụi càng cao,nguy cơ mắc bệnh càng nhiều, bệnh càng điển hình
SiO2 là một trong những thành phần cấu tạo của vỏ trái đất, chiếm27,7% Chính vì vậy silic có mặt ở khắp mọi nơi, đặc biệt trong các loại chấtkhoáng, đá trầm tích, cát… và gặp phần lớn trong các ngành, nghề sản xuất Silic hiếm khi tồn tại ở dạng nguyên tử, nó thường kết hợp với oxy dướidạng bioxyd silic (SiO2) bao gồm 2 thể:
Trang 14- Thể silic không kết hợp được gọi là silic tự do (hay silic oxyd, silicbioxyd, anhydric silic, quartz, free silica) ở 2 dạng: tinh thể đa hình (freecrystalline silica) hoặc vô định hình (amourphous silica) Trong đó: dạng vôđịnh hình chiếm 10%, không hoạt động, ít độc hại và không gây bệnh; dạngtinh thể chiếm 90% là dạng gây bệnh, theo thứ tự hay gặp là alpha, quartz,cristobatite, tridimite.
Đặc điểm cấu trúc và hoạt tính bề mặt có liên quan tới độc tính của bụi:quartz có cấu trúc 4 cạnh có khả năng gây xơ hoá cao, trong khi cristobatitecấu trúc 8 cạnh không gây xơ hoá
Tính chất hydrat của silic tự do dẫn đến tạo thành các nhóm OH trên bềmặt bụi và liên kết này sẽ phản ứng với phospholipid của màng tế bào, gâytổn thương tế bào này Nếu bề mặt của silica được bao bọc bởi các chất muốinhôm, chất p204, độc tính của SiO2 sẽ bị giảm Bụi silic có gắn muối nhômkhông gây được bệnh bụi phổi silic thực nghiệm
- Thể kết hợp: là silic bioxyd (SiO2) kết hợp với các cation khác như Mg,
Ca, Na, K, Fe,… tạo thành các silicat như Feldspars (K, Na, Ca), Kaolin,Mica…
Tiêu chuẩn cho phép áp dụng trong việc xác định nồng độ các loại bụi
có chứa silic (silic doxyt tự do - SiO2) và đánh giá ô nhiễm bụi có chứa silictrong không khí của môi trường lao động [16]
Bảng 1.1 Trị số nồng độ tối đa cho phépbụi hạt
thời điểm Lấy theo ca
Lấy theo thờiđiểm
Trang 15Bảng 1.2 Trị số nồng độ tối đa cho phép bụi khối lượng
điểm Lấy theo ca
Lấy theo thờiđiểm
Một số nghề, công việc thường tiếp xúc với bụi silic:
- Khoan, đập, khai thác quặng đá có chứa silic tự do
- Tán, nghiền, sàng và thao tác khô các quặng hoặc đá có chứa silic tự do
- Đẽo, mài đá có chứa silic tự do
- Sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng và các sản phẩm cóchứa silic tự do
- Chế biến chất carborundum, chế tạo thủy tinh, đồ sành sứ, các đồ gốmkhác, gạch chịu lửa
- Công việc đúc có tiếp xúc với bụi cát (khuôn mẫu làm sạch vật đúc…)
- Các công việc mài, đánh bóng, rũa khô bằng mài đá có chứa silic tự do
Nhóm 1: Các bệnh bụi phổi và phế quản nghề nghiệp
Trang 16Tên bệnh bụi phổi silicosis (từ Latin là silex, hoặc đá lửa) được sử dụng
từ năm 1870 do Achille Viscontii (1836 - 1911) trợ lý về giải phẫu ở trườngOspedale Maggiore Milan nước Ý Ông đã phát hiện ra những triệu chứngkhó thở ở những người cổ đại Hy Lạp và La Mã tiếp xúc với bụi Agricola, ởgiữa thế kỷ 16, đã viết các dấu hiệu triệu chứng của những người thợ mỏ tiếpxúc với bụi Năm 1713, Bernardino Ramazzini đã ghi nhận các triệu chứngbệnh hen và các chất giống như cát ở trong phổi của những người thợ cắt đá.Với sự công nghiệp hóa, đối lập với lao động thủ công, dẫn đến làm tăng bụitrong quá trình sản xuất Máy khoan bằng khí nén có từ năm 1897, và làmsạch kim loại bằng cát vào năm 1904, cả hai lỹ thuật này góp phần là tăng tỷ
lệ mắc bệnh silicosis
Cho đến năm 1930, hội nghị Johannesburg đã đưa ra định nghĩa về bệnhbụi phổi - silic: “Bệnh bụi phổi silic là tình trạng bệnh lý ở phổi do thở hítbioxit silic (SiO2) hoặc silic tự do Đặc điểm của bệnh về mặt giải phẫu là xơhóa và phát triển các hạt ở hai phổi, về mặt lâm sàng là khó thở và về mặt Xquang là phổi có hình ảnh tổn thương đặc biệt”
Trang 171.1.5.2 Nguyên nhân gây bệnh
Nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic phụ thuộc vào ba yếu tố chính:
- Yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp: Thời gian tiếp xúc càng kéo dài, khảnăng mắc bệnh càng lớn
- Nồng độ bụi trong không khí nơi lao động: Nồng độ bụi càng cao,nguy hiểm càng nhiều, đặc biệt là khi có nhiều hạt “bụi hô hấp” có kích thướcnhỏ dưới 5m (micromet)
- Hàm lượng silic tự do trong bụi (%): Hàm lượng silic càng cao nguy
cơ mắc bệnh càng nặng
Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố cá nhân như sự mẫn cảm của từng ngườinhư cùng lao động trong một điều kiện làm việc giống nhau nhưng có người bịbệnh có người không bị, có người bị bệnh nhẹ, có người bị bệnh nặng
Nghề nghiệp: Hiện nay, người lao động vẫn còn phải tiếp xúc với bụisilic trong nhiều ngành nghề như:
- Khai thác đá, khai thác than, làm đường hầm: Khoan, đào đường hầm,bóc bỏ các lớp vỏ đất, đá, đập, nghiền, sàng đá, quặng…
- Cơ khí luyện kim: Làm khuôn, dỡ khuôn, phun cát làm sạch vật đúc,luyện gang, sửa chữa phá dỡ lò luyện…
- Các nghề khác như: Hàn, làm hàng đá mỹ nghệ, thuỷ tinh, đồ gốm,sành sứ, xi măng và đặc biệt là sản xuất gạch chịu lửa…
1.1.5.3 Cơ chế bệnh sinh
Sự lắng đọng bụi trong đường hô hấp theo bốn cơ chế sau:
1) Sự trầm lắng: Các hạt bụi đọng lại theo trọng lực và kích thước hạt,thường có đường kính dưới 2m
2) Sự va đập quán tính: Do xu hướng các hạt chuyển động trên mộtđường thẳng, tạo cho chúng lắng đọng khi có sự đổi chiều của dòng khí docác nhánh phế quản phân chia Đây là cơ chế chính giải thích các hạt bụi trên
Trang 1810m bị giữ lại ở mũi và các phế quản lớn Sự lắng đọng này cũng tỷ lệ vớitốc độ rơi tự do của hạt và tốc độ của dòng khí.
3) Chuyển động Brown: Chuyển động này gặp ở các hạt bụi rất nhỏdưới 0,1m, chúng không chịu ảnh hưởng của tỷ trọng
4) Sự ngăn chặn: Các hạt bụi có hình không đều, hình sợi dễ bị vướnglại ở thành phế quản nhỏ, nhất là những chỗ phân nhánh
Khi bụi silic có kích thước nhỏ từ 0,1 đến 5µm được hít vào trong phổi,chúng có thể dính chặt vào nhau đi sâu vào trong các túi phế nang và các phếquản, nơi có sự trao đổi khí oxy (O2) và cacbonic (CO2) Ở trong phế nang vàphế quản bụi không được làm sạch bằng các chất nhày hoặc bằng ho
Hình 1.1 Hình ảnh đại thể bệnh bụi phổi silic (silicosis)
Khi bụi có silic được hít vào trong phổi, chúng được giữ lại, đại thựcbào sẽ nuốt các hạt bụi và lúc đó sẽ xảy ra phản ứng viêm do các đại thực bàogiải phóng ra các yếu tố hoại tử ung thư, interleukin 1 (IL-1), yếu tố điều hòamạch máu, đường hô hấp và chi phối một số hoạt động của bạch cầu(leukotriene) B4 và các yếu tố kích thích miễn dịch khác (cytokine) Lần lượt,các chất này kích thích nguyên bào sợi sinh ra và sản xuất ra collagen bao bọc
Trang 19xung quanh các hạt silic, dẫn đến xơ hóa và tạo thành các nốt silic Nhữngảnh hưởng viêm của bụi silic qua trung gian yếu tố gây viêm NALP3.
1.1.6 Các thông số đánh giá chức năng hô hấp
Hình 1.2 Đồ thị các chỉ tiêu hô hấp ngoài
Đo chức năng hô hấp (CNHH) là kỹ thuật thường được dùng trong chẩnđoán và đánh giá mức độ nặng của các bệnh hô hấp Kỹ thuật giúp ghi lạinhững thông số liên quan đến hoạt động của phổi, từ đó giúp đánh giá hộichứng rối loạn thông khí: tắc nghẽn, hạn chế và hỗn hợp
Một số chỉ số hô hấp ký:
- FEV1(Forced Expiratory Volume in One Second): thể tích khí thở ragắng sức trong 1 giây đầu tiên là thể tích không khí có thể thở ra tronggiây đầu tiên của thì thở ra gắng sức FEV1 là chỉ số quan trọng, dễ đo, ítdao động, hay dùng để xác định và đánh giá mức độ tắc nghẽn
- FVC (Force vital capacity): dung tích sống gắng sức là tổng thể tích khíthở ra gắng sức trong một lần thở
- VC (Vital capacity): dung tích sống VC là một chỉ số quan trọng để xácđịnh hội chứng hạn chế VC = TV + IRV + ERV
- IC (Inspiratory capacity): dung tích khí hít vào IC = TV + IRV
- RV (Residual volume): thể tích khí cặn là thể tích khí còn lại trong phổisau khi đã thở ra hết sức
Trang 20- IRV (Inspiratory reserve volume): thể tích khí dự trữ hít vào là thể tíchhít vào gắng sức sau khi hít vào bình thường.
- ERV (Expiratory reserve volume): thể tích khí dự trữ thở ra là thể tíchkhí thở ra gắng sức sau thì thở ra bình thường
- FEF25 – 75 (Forced expiratory flow during expiration of 25 to 75% of theFVC): lưu lượng thở ra gắng sức trong khoảng 25% đến 75% của dungtích sống gắng sức FEF25 – 75 là chỉ số phát hiện sớm tắc nghẽn bắt đầu ởđường dẫn khí nhỏ có đường kính < 2mm
- FIF50% (Forced inspiratory flow during inspiration at 50% of the FVC):lưu lượng hít vào gắng sức tại 50% của dung tích sống gắng sức FIFthường được sử dụng để đánh giá tắc nghẽn đường hô hấp trên
Hình 1.3 Đồ thị của FEF
Các giá trị sau đây giúp chẩn đoán các hội chứng rối loạn thông khí phổi:
- Thông khí phổi bình thường: FVC ≥ 80%
FEV1 ≥ 80%
- Rối loạn thông khí hạn chế: FVC < 80%
FEV1 bình thường hoặc giảm
- Rối loạn thông khí tắc nghẽn: FVC ≥ 80%
Trang 21 Chẩn đoán mức độ tắc nghẽn (theo tiêu chuẩn của ATS/ERS):
- Nhẹ: %FEV1 (hoặc Tiffeneau) = 66 – <80% giá trị lý thuyết
- Vừa: %FEV1 (hoặc Tiffeneau) = 50 – 65% giá trị lý thuyết
- Nặng: %FEV1 (hoặc Tiffeneau) =<50% giá trị lý thuyết
1.1.7 X – quang các bệnh bụi phổi theo phân loại quốc tế ILO
Đám mờ không tròn đều: được sử dụng các ký hiệu là s, t và u; đám
mờ nhỏ không tròn đều s là đám mờ có kích thước chỗ rộng nhất đến1,5mm; đám mờ nhỏ không tròn đều t là đám mờ có kích thước chỗrộng nhất từ 1,5mm đến 3,0mm; đám mờ nhỏ không tròn đều u làđám mờ có kích thước chỗ rộng nhất từ 3,0 đến 10,0mm
- Mật độ đám mờ: tùy theo mật độ của đám mờ, phân loại của ILO - 2000chia ra làm 4 phân nhóm chính, mỗi phân nhóm chính bao gồm 3 phânnhóm phụ
Đám mờ lớn:
Trang 22- Đám mờ lớn loại A là đám mờ có kích thước từ 10,0 đến 50mm hoặctổng kích thước của những đám mờ lớn cộng lại không quá 50mm.
- Đám mờ lớn loại B là đám mờ có kích thước trên 50mm nhưng khôngvượt quá diện tích vùng trên của phổi phải hoặc tổng kích thước củanhững đám mờ lớn hơn 50mm nhưng không vượt quá diện tích vùngtrên của phổi phải
- Đám mờ lớn loại C là đám mờ có kích thước lớn hơn diện tích vùng trêncủa phổi phải hoặc tổng kích thước của các đám mờ vượt quá diện tíchvùng trên của phổi phải
Các bất thường khác có thể thấy được trên X-quang bao gồm:
- Xơ vữa quai động mạch chủ
- Dày màng phổi vùng đỉnh
- Sự kết dính các đám mờ nhỏ
- Canxi hóa các nốt không phải nốt mờ của bệnh bụi phổi
- Canxi hóa các nốt là nốt mờ của bệnh bụi phổi
- Tâm phế mạn
- Co kéo các cơ quan trong lồng ngực
- Vôi hóa hạch bạch huyết rốn phổi hoặc trung thất
Trang 23bệnh BP-Si mới mắc Năm 1983, ở Anh có 1.538 trường hợp, Tây Ban Nha
2194 trường hợp, ở một số nước đang phát triển tình hình này đáng lo ngạihơn Năm 1985, ở Trung Quốc có 518.155 trường hợp mắc bệnh BP-Si, giaiđoạn 1991-1995 số trường hợp mới mắc là 29.274, ở Nam Phi có khoảng mộttriệu trường hợp cộng dồn trong số công nhân khai thác mỏ [34]
Năm 2018 Hoy R F và cộng sự đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữatình trạng mắc bệnh bụi phổi silic với nghề nghiệp của NLĐ làm việc trongcác cơ sở chế tác đá [18]
Fell A K M và Nordby K C (2017) đã tiến hành một nghiên cứu tổngquan hệ thống giữa yếu tố phơi nhiễm trong ngành sản xuất xi măng và tácdụng hô hấp mạn tính ở NLĐ từ 594 tài liệu tham khảo và 26 bài báo chothấy: các nghiên cứu cắt ngang chỉ ra rằng chức năng thông khí phổi giảm khinồng độ bụi ở MTLĐ đạt từ 4,5 mg bụi toàn phần/ m3 không khí và 2,2 mgbụi hô hấp /m3 không khí,chỉ số FEV1/FVC giảm 1 – 6% so với lý thuyết.Các nghiên cứu thuần tập cho thấy FEV1/FVC hàng năm giảm 0,8 – 1,7% đốivới công nhân tiếp xúc với bụi[19]
Tsao Y C.và cộng sự (2017) đã mô tả, so sánh các đặc điểm lâm sàng vàtiền sử phơi nhiễm với bụi silic của người lao động ở một số cơ sở sản xuấtgốm sứ ở Đài Loan Kết quả nghiên cứu cho thấy chức năng thông khí phổicủa các công nhân gốm sứ suy giảm tương đối so với các công nhân vệ sinhngành khác (p> 0,05)[20]
Năm 2015 Oni T và Ehrlich R đã mô tả một ca bệnh lâm sàng mắcbệnh bụi phổi silic, kết quả đo CNHH năm 2013 của bệnh nhân này là FEV1:1,32 lít (= 50% lý thuyết), FVC: 2,24 lít (68% lý thuyết), và tỷ số FEV1 /FVC là 58% So sánh kết quả này với kết quả đo CNHH năm 2000: FEV1 đãgiảm 47% và FVC giảm 41%[21]
Trang 24Năm 2014 Perez – Alonso A và cộng sự đã chỉ ra rằng việc sử dụng vậtliệu xây dựng mới như thạch anh đã làm tăng tỷ lệ nhiễm silic do phơi nhiễmnghề nghiệp[22].
Năm 2013 Abakay A và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu nhằm xácđịnh tỷ lệ rối loạn chức năng hô hấp trong số các kỹ thuật viên phòng thínghiệm nha khoa làm việc trong điều kiện nồng độ bụi silic cao Kết quả chothấy chức năng thông khí phổi bình thường chiếm 65,9%, RLTK hạn chế là22,4%, và RLTK tắc nghẽn là 11,7%[23]
Năm 2011 Hochgatterer K và cộng sự nghiên cứu trên 994 NLĐ vềchức năng phổi của những NLĐ tiếp xúc với bụi cho thấy FVC, FEV1,MEF50 của NLĐ giảm đáng kể so với tiêu chuẩn của Áo (FVC giảm 0,4 lít;FEV1 giảm 0,5 lít; MEF50 giảm 0,9 lít/giây) Thời gian phơi nhiễm với bụicàng tăng thì sự suy giảm càng nhiều Khoảng một nửa số NLĐ tiếp xúc vớibụi thạch anh có MEF50 thấp hơn so với những NLĐ khác (p = 0,02)[24] Cũng trong năm 2011 Zou J và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu cắtngang về thay đổi dấu ấn sinh học huyết thanh liên quan đến suy giảm chứcnăng thông khí phổi ở công nhân than Kết quả cho thấy chức năng thông khíphổi (FVC, FEV1, FEF50, FEF75, FEF25–75%) ở các thợ mỏ có bệnh phổi nghềnghiệp giảm so với các thợ mỏ khỏe mạnh(p <0,05)[25]
Năm 2010, Santos C và cộng sự đã thực hiện phân tích hồi cứu CNHHcủa 58 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic ở bệnh viện phổicủa Đại học Coimbra trong thời gian 10 năm, kết quả cho thấy có 36 bệnhnhân có RLTK tắc nghẽn, 8 bệnh nhân có RLTK hạn chế và 12 bệnh nhân cóRLTK hỗn hợp [26]
Akgun M và cộng sự (2008) nghiên cứu trên NLĐ thổi thủy tinh ở ThổNhĩ Kỳ cho thấy: hầu hết các đối tượng (83%) có triệu chứng hô hấp, đặc biệt
Trang 25là khó thở (52%), đau ngực (46%), FEV1 giảm, 53% đối tượng có mật độđám mờ từ 1/0 trở lên trên phim X – quang phổi theo tiêu chuẩn của ILO[27].Takemura Y và cộng sự (2008) nghiên cứu về tác dụng của việc đeokhẩu trang và giáo dục công nhân về phòng ngừa phơi nhiễm bụi nghề nghiệpcho thấy 58% công nhân đeo khẩu trang không hiệu quả Việc giáo dục ngườilao động đeo khẩu trang đúng cách có thể ngăn ngừa tình trạng suy giảmCNHH ở những NLĐ phải tiếp xúc với bụi[28].
Năm 2005 Tonori Y và cộng sự đã nghiên cứu và chỉ ra rằng những công nhân tiếp xúc với bụi silic tự do có %VC và %FEV1 thấp hơn so với những công nhân không tiếp xúc với bụi silic tự do[29]
1.1.9 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, bệnh bụi phổi – silic đã được công nhận là bệnh nghềnghiệp được đền bù từ năm 1976 Cho đến nay, bệnh bụi phổi – silic chiếm89,7% trong hơn 14.000 trường hợp bệnh nghề nghiệp được giám định.Ngành sản xuất vật liệu xây dựng có hơn 30.000 công nhân lao động thườngxuyên vẫn phải tiếp xúc với các yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng xấu cho sứckhỏe con người Sự tiếp xúc với các yếu tố tác hại nói nghề nghiệp đang lànguy cơ phát sinh bệnh bụi phổi – silic nói riêng và bệnh nghề nghiệp nóichung Bệnh bụi phổi silic là bệnh phổi nghề nghiệp phổ biến nhất tại ViệtNam, bệnh chiếm tỷ lệ 88% trong tất cả các trường hợp mắc bệnh nghềnghiệp được giám định tại Việt Nam trong giai đoạn 1976-1997 [6],[8]
Vì tính chất phổ biến và nghiêm trọng của bệnh bụi phổi – silic, Tổ chức
y tế thế giới và tổ chức lao động quốc tế đã đặc biệt chú ý đến việc phòngchống bệnh bụi phổi silic Nhằm thúc đẩy sự hợp tác quốc tế rộng rãi tronglĩnh vực này, năm 1995 Ủy ban liên hợp về Y học lao động của ILO và WHO
đã đưa ra Chương trình thanh toán bệnh bụi phổi silic trên phạm vi toàn cầuvới mục tiêu giảm tỷ lệ mới mắc bệnh bụi phổi silic ( đến năm 2010) và thanh
Trang 26toán bệnh (đến năm 2030) Để hưởng ứng chương trình toàn cầu củaILO/WHO, nhà nước ta đã cho phép ngành y tế thực hiện dự án: “Kế hoạchhành động quốc gia phòng chống bệnh bụi phổi – silic” và dự án này đã đượctriển khai năm 1999
Tại Việt Nam, vào tháng 5-1977, phát hiện và giám định được 61trường hợp bị bệnh bụi phổi Silic từ thể 1/0/p đến thể A tại nhà máy cơ khíTrần Hưng Đạo Cho tới nay, theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường Y tế,bệnh bụi phổi silic vẫn là một trong số bệnh nghề nghiệp thường gặp nhất tạiViệt Nam và có xu hướng chưa giảm theo thời gian Tính cho tới năm 2016,chỉ có 5.855 người khám bệnh bụi phổi silic, có 325 người được chẩn đoánmắc bệnh bụi phổi silic trong toàn quốc, chiếm 5,5% [9] Tuy nhiên số lượngngười cần khám thực tế cao hơn rất nhiều và tỷ lệ người được chẩn đoán bệnhbụi phổi silic phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của từng cơ sở y tế mỗi tỉnh.Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam tập trung nghiên cứu các yếu tốnguy cơ nghề nghiệp liên quan tới bệnh bụi phổi Nhìn chung các nghiên cứucho thấy bệnh bụi phổi silic thường gặp ở các công nhân có phơi nhiễm vớibụi silic như trong ngành khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuấtgạch ngói, sửa chữa đóng tàu…[12],[13] Trong ngành xây dựng, đặc biệt làcác khu vực sản xuất vật liệu xây dựng, tình hình ô nhiễm khá trầm trọng,đông thời tỷ lệ mắc rất cao chiếm tới 39,9% Nghiên cứu của Phạm NgọcCảnh và cộng sự (1989) ở khu vực khai thác đá sản xuất vật liệu xây dựngmiền Trung, nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 5-8,5 lần, hàmlượng Silic tự do 51-53,3% và tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi Silic là 21,9% Ngànhsản xuất vật liệu chịu lửa, hàm lượng SiO2 từ 35-40%, nồng độ bụi trong môitrường lao động từ 18-26 mg/m3, tỷ lệ bụi hô hấp 45-60%, dẫn tới tỷ lệ mắcbệnh bụi phổi Silic rất cao là 38,4% [38] Theo một nghiên cứu của Lê ThịHằng (2007) trên 1.204 công nhân sản xuất vật liệu xây dựng chia ra làm 3
Trang 27nhóm nghề: nhóm 1 là công nhân khai thác đá, nhóm 2 là công nhân sản xuất
xi măng ở các phân xưởng, nhóm 3 là công nhân làm nghề sản xuất kính,khoan đổ đúc bê tông Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi Silic ở 1.204 đối tượng là7,8% trong đó tỷ lệ hiện mắc ở 3 nhóm nghề khác nhau do phụ thuộc vào hàmlượng silic tự do ở môi trường lao động Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi Silic ởnhóm công nhân khai thác đá cao nhất chiếm 13,2% sau đó là ở nhóm côngnhân làm nghề sản xuất xi măng chiếm 2,2% và thấp nhất là ở nhóm côngnhân làm nghề sản xuất kính, khoan đổ đúc bê tong chỉ chiếm 0,5% [40].Nghiên cứu của Huỳnh Thanh Hà, Trịnh Hồng Lân và cộng sự (2008) trên
470 công nhân tại các công ty sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Bình Dương, tỷ
lệ mắc bệnh bụi phổi Silic là 12%, trong đó nhóm công nhân làm nghề khaithác, chế biến đá có tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi Silic (17,1%) cao hơn nhóm nghềsản xuất gạch ngói (3,8%) [14] Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuyên và cộng
sự (2014) trên công nhân một số nhà máy sửa chữa, đóng tàu quốc phòng khuvực phía Nam cho kết quả, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi Silic ở công nhân là21,4%, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi Silic có kết hợp với lao phổi là 3,9% [14] Cácnghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tuổi nghề càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng lớn.Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuyên (2014), tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi Silic ởcông nhân có tuổi nghề > 20 năm chiếm cao nhất (35%), ở những công nhân
có tuổi nghề 11-20 năm chiếm tỷ lệ 26,1% và thấp nhất ở những công nhân cótuổi nghề ≤ 10 năm chiếm tỷ lệ 10,9% [14] Nghiên cứu của Lê Thị Hằng(2007), tuổi nghề trung bình của công nhân là 17,2 năm trong đó tỷ lệ mắcbệnh bụi phổi silic ở nhóm tuổi nghề 11-20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 46,1%,
ở nhóm tuổi nghề > 20 năm là 27,1% [40] Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi Silic phụthuộc vào ngành nghề, tuổi nghề và tuổi đời Theo nghiên cứu Lê Thị Hằng(2007), tuổi đời trung bình của công nhân tiếp xúc với silic là 39,4 tuổi [40] Tuy
Trang 28nhiên, cho tới nay, chưa có một nghiên cứu nào về các yếu tố nguy cơ nội sinh,các dấu ấn sinh học trong chẩn đoán sớm bệnh bụi phổi silic tại Việt Nam.
Theo Nguyễn Duy Bảo (2013) cho thấy nồng độ bụi ở 2 nhà máy thuộcCông ty Gang thép Thái Nguyên cao hơn nồng độ tối đa cho phép 5 – 30 lần,với tỷ lệ bụi silic tự do (22,4 – 26,4%) và tỷ lệ bụi hô hấp (49,5 – 53,3%) cao
dễ dẫn đến nguy cơ cao CN bị RLTK phổi và mắc bệnh bụi phổi silic[30] Theo Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Hoài Cảm (2012) nghiên cứu trên những
CN mắc bệnh bụi phổi silic tại xí nghiệp tàu thủy Sài Gòn, kết quả cho thấy:
có 43/171 CN lao động trực tiếp có RLTK phổi, chiếm tỷ lệ 25,23% Trong
đó chủ yếu là RLTK hạn chế (15,3%), RLTK tắc nghẽn (6,4%) và RLTK hỗnhợp (3,5%) chiếm tỷ lệ ít hơn Kết quả cũng chỉ ra rằng tuổi nghề càng cao tỷ
lệ người RLTK phổi càng nhiều Ở nhóm CN có tuổi nghề 5 năm tỷ lệngười có RLTK phổi là 13,8%, tăng lên 23,1% ở nhóm có tuổi nghề 5 – 10năm và 37,7% ở nhóm có tuổi nghề >10 năm, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê Tuổi nghề cao cộng với mức độ ô nhiễm bụi càng nhiều thì tỷ lệ CN mắcbệnh bụi phổi silic càng lớn[31]
Theo nghiên cứu của Phạm Thúc Hạnh (2010) về CNHH của bệnh nhânbụi phổi silic kết quả cho thấy: hầu hết bệnh nhân có RLTK tắc nghẽn chủyếu ở các phế quản nhỏ (68,9%); 12,4% bệnh nhân có RLTK hỗn hợp; 2,1%bệnh nhâncó RLTK hạn chế; 16,6% bệnh nhâncó chức năng thông khí bìnhthường Trong nghiên cứu, chủ yếu bệnh nhân mắc bệnh ở các thể nhẹ và vừa(1p, 1q, 2p, 2q), đang ở tuổi lao động (43,2 ± 5,35 tuổi)[32]
Theo Đào Xuân Vinh và cộng sự (2006) nghiên cứu những CN ở các cơ
sở sản xuất vật liệu xây dựng có thời gian lao động tiếp xúc với môi trườnglàm việc có nồng độ bụi silic vượt quá tiêu chuẩn cho phép liên tục ít nhất là 5năm gồm: nhóm 1: CN khai thác đá, sản xuất gạch chịu lửa; nhóm 2: CN sảnxuất xi măng ở các phân xưởng thuộc các công ty sản xuất xi măng; nhóm 3:
Trang 29CN làm nghề đổ, đúc, khoan bê tông, thợ cơ khí, sản xuất kính,… Kết quảquả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic của CN sản xuất vật liệu xây dựng3,8% và tỷ lệ mắc khác nhau giữa các nhóm nghề Nhóm CN khai thác đá,sản xuất gạch chịu lửa chiếm cao nhất 6,4% [33].
Theo Nguyễn Đức Trọng và Đỗ Hàm (2005) nghiên cứu CNHH củaCNở một số cơ sở sản xuất ximăng kết quả cho thấy tuổi đời càng cao thì VC
và FEV1 càng giảm Tuổi nghề càng cao thì thời gian tiếp xúc với bụi trongmôi trường lao động càng nhiều, CNHH càng giảm[34]
Theo Nguyễn Trường Sơn (2003) về CNHHcủa CNđang trực tiếp làmviệc tại các cơ sở đóng tàu, sửa chữa tàu biển, có tuổi nghề từ 11–26 năm chothấy chỉ số VC, VC%, Tiffeneau của CN giảm rõ rệt so với bình thường, chủyếu là RLTK tắc nghẽn và RLTK hạn chế[35]
Cũng theo một nghiên cứu khác của Nguyễn Trường Sơn (2003) nghiêncứu ảnh hưởng của bệnh bụi phổi silic đến chức năng phổi và khả năng laođộng của CN Xí nghiệp đá số II Hải Phòng kết quả cho thấy chức năng thôngkhí phổi của CN bị bệnh giảm sút rõ rệt so với người bình thường, thể hiện cả
2 mức độ RLTK hạn chế và RLTK tắc nghẽn Chưa thấy có sự liên quan giữatuổi nghề và tình trạng suy giảm chức năng phổi của công nhân bị bệnh (hệ sốtương quan r = - 0,07), tức khả năng mắc bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnhkhông phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với bụi silic[36]
Theo Nguyễn Thị Bích Liên (2003) nghiên cứu các triệu chứng lâm sàng
và thăm dò chức năng hô hấp trên 83 CN Công ty đá ốp lát và xây dựng BìnhĐịnh có tuổi nghề >5 năm (86% nam, 14% nữ) cho thấy: có 2 triệu chứng cơnăng nổi bật là đau ngực, khó thở, sau đó là khạc đờm, ho và ho ra máu Tỷ lệrối loạn CNHH chung ở CN là 38,6% Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic là 9,6%,với đa số CN mắc bệnh ở thể nhẹ[37]
Trang 30Theo Nguyễn Bạch Ngọc và cộng sự (2003) nghiên cứu bệnh bụi phổisilic trong CN khai thác đá ở Bình Định đã phát hiện và chẩn đoán xác định
19 CN mắc bệnh bụi phổi silic chiếm tỷ lệ 3,23% chủ yếu là thể 1/0p Những
CN này đa số tuổi đời còn trẻ, tuổi nghề thấp (6–20 năm) Những CN làmviệc dưới 5 năm chưa ai bị mắc bệnh bụi phổi silic[38]
Theo Nguyễn Đắc Vinh (2002) nghiên cứu một số chỉ số thông khí phổi
ở CN khai thác đá mắc bệnh bụi phổi silic cho thấy tỉ lệ CN mắc bệnh bụiphổi silic giảm chỉ số FVC (71,15%), FEV1(32,69%) và FEV1/FVC(26,92%)nhiều hơn những CN không mắc bệnh bụi phổi silic (tương ứng: 1,85%;5,56% và 4,32%) Tỉ lệ người RLTK phổi ở những CN mắc bệnh bụi phổisilic rất cao (84,62%), chủ yếu là RLTK hạn chế (57,70%), tiếp đến là RLTKtắc nghẽn (13,46%) và RLTK hỗn hợp (13,46%)[39]
Theo Lê Thị Hằng và cộng sự (2002) điều tra CN tại các cơ sở sản xuấtvật liệu xây dựng tiếp xúc với nồng độ bụi silic, thời gian tiếp xúc liên tục ítnhất 5 năm cho thấy tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic là 7,8%, nhóm CN sản xuấtgạch chịu lửa và khai thác đá chiếm 13,2%; tỷ lệ mắc thể nghi ngờ là 6,4%.Tuổi nghề dưới 10 năm có 17,1% mắc bệnh Tỷ lệ bụi hô hấp chứa trong bụitoàn phần > 50% thì có 19,3% số đối tượng tiếp xúc mắc bệnh và chiếm 4,7%khi tỷ lệ bụi hô hấp chứa trong bụi toàn phần < 45%[40]
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu dự kiến
Bình Định hiện nay có nhiều mỏ đá granite với hàm lượng SiO2 cao, vàmột số lượng lớn các cơ sở khai thác, chế biến đá với quy mô lớn và nhỏ.Ngành khai thác, chế biến đá của tỉnh Bình Định đang phát triển mạnh vì cónhu cầu đá lớn cho làm đường và các dự án xây dựng khác Nguồn đá granite
có chất lượng cao đang được khai thác, chế biến, đánh bóng để dùng làm cácchi tiết trong kiến trúc và đồ dùng gia đình ở Việt Nam cũng như phục vụ chonhu cầu xuất khẩu ra các nước [12]
Trang 31Đá nói chung, và đá granite nói riêng được UBND tỉnh Bình Định ghinhận là một nguồn lực quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội củatỉnh thời gian tới [12][43].
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ Trung tâm y tế dự phòng BìnhĐịnh, hiện nay có khoảng hơn 2000 người lao động đang làm việc trong môitrường ô nhiễm bụi silic Bên cạnh đó, còn có một số lượng lớn lao động hợpđồng theo mùa vụ, và lao động khai thác đá tự do tại các cơ sở nhỏ và các cơ
sở tư nhân, lực lượng lao động này đông hơn rất nhiều lần so với con số 2000được báo cáo [43]
Có khoảng 24 đơn vị khai thác mỏ đá trên địa bàn tỉnh, trong đó có nhiều
cơ sở tư nhân hoạt động với một lực lượng lao động lớn, các cơ quan chứcnăng về vệ sinh an toàn lao động, các cơ quan quản lý về môi trường của tỉnhhầu như chưa có giải pháp gì hiệu quả để áp dụng cho những cơ sở này
Tình hình ô nhiễm bụi trong MTLĐ cũng đáng báo động, theo một côngtrình nghiên cứu của Đại học bách khoa Hà Nội thì hàm lượng SiO2 trong bụi đá
ở Bình Định là 71-73%, nồng độ bụi toàn phần 25-230mg/m3 [12]
Năm 2008, Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Bộ Y tế đã chỉ đạo Viện
Y học lao động và Vệ sinh môi trường tiến hành hoạt động điều tra thực trạng
và yếu tố nguy cơ bệnh bụi phổi - silic nghề nghiệp tại 5 tỉnh/thành phố côngnghiệp trọng điểm Hoạt động đã được tiến hành tại 52 cơ sở sản xuất có ônhiễm bụi trong các ngành nghề khai thác đá, luyện kim, khai thác than, cơkhí và sản xuất vật liệu xây dựng [41] Bình Định là một trong 5 tỉnh nằmtrong chuỗi hoạt động điều tra đó Bình Định cũng là một tỉnh phát triểnngành khai thác quặng, khoáng sản; sản xuất, chế tác đá; sản xuất vật liệu xâydựng (sản xuất gạch chịu lửa; sứ vệ sinh, xi măng, đá xây dựng, đá ốp lát…);sản xuất sành, sứ, thuỷ tinh, đồ gốm; cơ khí luyện kim… Đây là những ngànhsản xuất phát sinh nhiều bụi silic trong quá trình tạo ra sản phẩm, làm ảnh
Trang 32hưởng rất lớn đến sức khỏe của NLĐ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đếntình trạng mắc bệnh hô hấp bụi phổi nghề nghiệp.Chính vì vậy, việc bảo vệsức khỏe và phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho NLĐ là hết sức cần thiết.
Trang 33Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành ở Bình Định
2.2 Thời gian nghiên cứu:
- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2018 đến tháng 9/2019
- Thời gian thu thập số liệu từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018
2.3 Đối tượng nghiên cứu:
Người lao động: NLĐ có tiếp xúc trực tiếp với bụi silic.
- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng:
NLĐ làm việc trong các dây chuyền sản xuất có tiếp xúc trực tiếpvới bụi silic đồng ý tham gia nghiên cứu
NLĐ tham gia khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng:
Những đối tượng tham gia khám sức khỏe nhưng không khám đầy đủcác mục như bệnh án nghiên cứu (đo chiều cao, cân nặng, chức năng hôhấp, chụp phim Xquang và khám hô hấp)
2.4 Phương pháp nghiên cứu:
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu:
Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu cho nghiên cứu được ước tính dựa trên công thức tính cỡ mẫucho nghiên cứu mô tả ước tính tỉ lệ:
Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.
Z1- α/2: giá trị tương ứng của hệ số giới hạn tin cậy với độ
tin cậy là 95% là 1,96
p: tỷ lệ ước định, để cỡ mẫu lớn nhất thì lấy p = 0,5 ε: độ chính xác tương đối ε = 0,01
Trang 34Từ đó, cỡ mẫu cần thiết để thu thập là 384 đối tượng Làm tròn thành
400 đối tượng để phòng trường hợp đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứunhưng không hợp tác hoặc bỏ cuộc khi đang tham gia nghiên cứu
Chọn mẫu:
Chọn mẫu chủ đích: chọn chủ đích các công ty có phát sinh bụi silictrong MTLĐ theo danh sách các công ty/doanh nghiệp trong tỉnh BìnhĐịnh có hồ sơ quản lý vệ sinh lao động của Ban quản lý các khu côngnghiệp Bình Định Sau đó chọn toàn bộ NLĐ có tiếp xúc trực tiếp với bụisilic ở các công ty đến khi đủ cỡ mẫu dự tính
Tuổi Tính theo năm dương lịch
(ghi theo năm sinh)
Phỏng vấn
phỏng vấn(nếu cần)Tuổi nghề Số năm đã làm công việc hiện tại
Phân thành nhóm tuổi nghề: <5 năm;
Hỏi bệnh